21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CÁC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TẠO NGUYỄN - TIN COVID-19

  •  
    Tao Nguyen
    Sat, Feb 5 at 2:24 PM
     

    Subject: {HUYẾT-HOA} : Fw: Thông tin COVID-19
     
     
     Thông tin COVID-19
     
    Tin tham khảo : Các quốc gia sau đã tuyên bố bãi bỏ tất cả các thủ tục kiểm dịch, xét nghiệm coronavirus và tiêm chủng bắt buộc, đồng thời coi coronavirus chỉ là bệnh cúm theo mùa:

    1) Thổ Nhĩ Kỳ 🇹🇷
    2) Brazil 🇧🇷
    3) Vương quốc Anh 🇬🇧
    4) Thụy Điển 🇸🇪
    5) Tây Ban Nha 🇪🇸
    6) Cộng hòa Séc 🇨🇿
    7) Mexico 🇲🇽
    8) Salvador 🇸🇻
    9) Nhật Bản 🇯🇵
    10) Singapore 🇸🇬

     * Kết thúc virus Corona với cách phòng chống này của Đức. *

    Các nhà khoa học Đức đã công bố sau một loạt nghiên cứu rằng virus Corona không chỉ nhân lên trong phổi như virus SARS năm 2002 mà còn lây lan rộng khắp cổ họng trong tuần đầu tiên lây nhiễm.
    Các nhà khoa học đề nghị Thủ tướng Đức và Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu mọi người làm một việc đơn giản nhiều lần trong ngày - súc miệng bằng dung dịch Abmonac ấm.
    Từ lâu, họ đã nhấn mạnh sự cần thiết phải làm điều này, và bây giờ, sau kết quả của các thí nghiệm do các nhà sinh vật học người Đức thực hiện về sự sinh sản của vi rút Corona trong cổ họng, họ đã một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết phải súc miệng bằng dung dịch nước ấm và Muối. ..

    Các nhà khoa học Đức đảm bảo với Bộ Y tế Đức: nếu tất cả mọi người súc sạch họng nhiều lần trong ngày, súc miệng bằng dung dịch nước muối ấm thì virus sẽ bị loại bỏ hoàn toàn trên toàn nước Đức trong vòng một tuần.
    Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng bằng cách súc miệng bằng dung dịch nước và muối, chúng ta liên tục biến cổ họng của mình thành một môi trường hoàn toàn kiềm, và môi trường này là môi trường tồi tệ nhất đối với coronavirus, bởi vì với nước muối, độ pH của khoang miệng chuyển thành kiềm. pH, và nếu chúng ta súc miệng nhiều lần trong ngày, hãy súc miệng bằng nước muối ấm, chúng ta không cho coronavirus có cơ hội sinh sôi.

    Vì vậy, tất cả mọi người cần phải súc miệng bằng nước muối pha loãng nhiều lần trong ngày, đặc biệt là vào buổi sáng, trước khi ra khỏi nhà và sau khi trở về nhà, để ngăn chặn sự lây lan của vi rút Corona.
    Chúng ta hãy yêu cầu tất cả mọi người áp dụng nghiêm ngặt những lời khuyên sức khỏe quan trọng và đơn giản này.

    Khi bài báo này lan truyền, bạn cũng sẽ nằm trong số những người chống lại sự lây lan của coronavirus.

    Gửi đến những người thân yêu của bạn.
     
    ------------------------------------------
     
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - GIẢI ẢO CUỘC SỐNG

  •  
    Giải Ảo Cuộc Sống

    Vấn đề làm chính trị
    của giới tu sĩ trong các tôn giáo

    https://tamlinh-tongiao.blogspot.com/2022/02/van-de-lam-chinh-tri-cua-gioi-tu-si.html 

     

     «Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác
    mà không giết được linh hồn
    »
     (Matthêu 10:28).
    «Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ!» (Maccô 6:50)

     

     

    https://www.youtube.com/watch?v=jkTzO3dwtmo

    Hiện nay, rất nhiều tu sĩ trong các tôn giáo để biện minh cho sự im lặng của mình trước những tội ác và bất công đang lan tràn trong xã hội Việt Nam hiện nay, bằng câu «Tu sĩ không nên/không được làm chính trị». Vin vào câu ấy, họ cảm thấy mình hoàn toàn vô trách nhiệm trước những tội ác và bất công trong xã hội. Theo họ, đó là trách nhiệm của ai khác, chứ hoàn toàn không phải của mình.

    Đối với họ, dường như những câu như «Giặc đến nhà đàn bà (cũng) phải đánh», hoặc «Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách» có nghĩa là tất cả mọi người – ngoại trừ họ ra – đều có trách nhiệm trước tình trạng giặc xâm lăng hay tình trạng hưng vong của quốc gia. Có lẽ ngay cả đứa con nít có trí khôn, khi đọc tới chữ «ngoại trừ họ ra» cũng đều cảm thấy phi lý, phải không ạ? Vậy thì chúng ta phải hiểu thế nào câu «Tu sĩ không nên/không được làm chính trị»?

    Tôi hoàn toàn đồng ý với câu «Tu sĩ không nên/không được làm chính trị» khi việc «làm chính trị» ấy có hại cho công ích, cho dân tộc, hay chỉ đem lại lợi ích cho một đảng phái, hay cho một thiểu số người nào đó. Đương nhiên nếu đảng phái ấy đang gây hại hay gây bất lợi cho công ích hay cho đại đa số dân tộc, thì việc làm chính trị có lợi cho đảng phái ấy chính là một tội ác và đương nhiên tôn giáo cấm là phải, là quá đúng. Hoặc thiểu số nói trên được hưởng những lợi ích bất công nhờ sự tham gia chính trị của mình thì sự tham gia ấy đáng cấm, và chắc chắn không phải là điều tốt. Không biết các tôn giáo khác thì sao, nhưng tôi biết chắc chắn rằng Giáo Hội Công giáo không những cấm các tu sĩ, giáo sĩ không được làm chính trị loại có hại này, mà ngay cả giáo dân cũng không nên.

    Còn trường hợp làm chính trị mà có lợi cho công ích, có lợi cho cả dân tộc, chẳng hạn như để chống lại những tội ác xã hội, như tội diệt chủng, tội giết hàng loạt người vô tội và thai nhi trong bụng mẹ; hay để chống lại những bất công xã hội, chống lại những kẻ có dã tâm nô lệ hoá dân tộc mình, chống lại ngoại bang muốn xâm chiếm đất nước mình... thì Giáo Hội Công giáo không hề cấm các tu sĩ hay giáo sĩ làm chính trị loại này, thậm chí còn có thể khuyến khích. Để chứng minh cho lập luận trên, tôi xin đưa ra một vài sự kiện:

    Việc Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II được phong thánh, mặc dù ngài đã từng làm chính trị có lợi cho dân tộc Ba Lan của ngài, là một minh chứng hùng hồn. Ngày 23-08-1981, khi phong trào đấu tranh cho nhân quyền tại Ba Lan bị đàn áp mạnh mẽ, thì từ Rôma, ngài đã đưa ra một mệnh lệnh chính trị rõ ràng cho hàng Giám mục Ba Lan: «Tôi cầu mong với tất cả lòng nhiệt thành rằng: các Giám Mục của Ba Lan, thậm chí ngay bây giờ, có thể giúp đỡ đất nước trong cuộc đấu tranh đầy khó khăn, để dành lấy bánh hằng ngày, dành lấy công bằng xã hội, sự bảo đảm quyền bất khả xâm phạm cho sự sống và sự phát triển của Ba Lan» (xem [1] ở cuối bài). Khi Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, Brezhnev có ý định đưa Hồng quân sang Ba lan để dẹp tan Công đoàn Liên kết, từ Rôma, ngài tuyên bố :«Nếu Liên Xô tiến quân sang Ba lan, tôi sẽ cởi áo Giáo Hoàng và trở về Ba lan để chiến đấu bảo vệ quê hương tôi.» Nhờ câu nói đanh thép của vị Giáo Hoàng dũng cảm, Brezhnev đã từ bỏ ý định tấn công Ba Lan (xem [2] ở cuối bài).

    Tôi chỉ giả sử thôi nhé, vì giả sử này có thể không có thật! Giả sử rằng Giáo Hội hay các bề trên trong Giáo Hội cấm một cách phi lý các tu sĩ hay giáo sĩ làm chính trị, thì khi đất nước lâm nguy, các tu sĩ hay giáo sĩ vẫn nên làm theo tiếng lương tâm của mình, theo mệnh lệnh cuối cùng này của Chúa Giêsu: «Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau» (Gioan 13:34-35). Chả lẽ cả dân tộc gần 100 triệu người của mình không phải là anh em để mình phải ra tay cứu giúp khi họ lâm nguy? Trong thần học luân lý của đạo Công giáo có trường hợp đặc biệt gọi là «epikeia» rất phù hợp quan niệm «tòng quyền» trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: «Chấp kinh cũng phải có khi tòng quyền», nghĩa là trong những trường hợp bình thường thì phải hành xử đúng theo nguyên tắc, luật lệ; nhưng trong những trường hợp đặc biệt thì phải biết tuỳ theo lương tri hay lương tâm của mình mà xử trí.

    Gương các tu sĩ hay giáo sĩ chống tội ác và bất công xã hội, thậm chí tham gia làm chính trị theo lương tâm trong Giáo Hội Công giáo, không chỉ có một mình Đức Gioan Phaolô II (mà Giáo Hội đã phong thánh), mà còn nhiều vị khác như Tổng Giám Mục Oscar Roméro (1917-1980) của El Salvador (sắp được Giáo Hội phong chân phước); Tổng Giám Mục Helder Câmara (1909-1999) của Brazil (giải Nobel năm 1973); Đức Hồng Y Jaime Sin (1928-2005) của Philippines (từng cầm đầu hai cuộc biểu tình nửa triệu dân chống hai Tổng Thống tham nhũng là Ferdinand Marcos và Joseph Estrada); Giám Mục Ximenes Belo (sinh 1948, 74 tuổi) của Indonesia (giải Nobel Hòa bình 1996); Hồng Y 陳日君 Trần Nhật Quân (1932, 90 tuổi) luôn đấu tranh cho dân chủ tại Hong Kong; Tổng Giám Mục Philipphê Nguyễn Kim Điền (1921-1988) của Việt Nam (bị CSVN đầu độc vì đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền); Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt (sinh 1952, 70 tuổi) mà ai cũng biết; vân vân… Ở Âu Châu, nơi phát sinh chế độ cộng sản, cũng không ít Giám mục và linh mục chống tội ác và bất công xã hội, nếu kể ra thì chỉ làm dài giòng thôi.

    Phía Tin Lành cũng có Mục sư Martin Luther King (1928-1968) đấu tranh cho nhân quyền và sự bình đẳng của dân Da đen tại Mỹ (Giải Nobel Hoà bình 1964, được cả nước Mỹ tưởng nhớ vào ngày thứ hai của tuần thứ ba vào tháng giêng hàng năm). Bên Phật giáo cũng có Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng (sinh 1935, 87 tuổi) từng đấu tranh cho nhân quyền chống lại sự xâm lược và đàn áp của Trung cộng; vân vân. Tôi không rành về những tu sĩ của các tôn giáo khác từng đấu tranh cho nhân quyền hay tham gia chính trị vì lợi ích của dân tộc mình, nên không kể ra được nhiều vị.

    Những tu sĩ hay giáo sĩ trong các tôn giáo đấu tranh chống tội ác và chống bất công xã hội, dù có tham gia chính trị hay không, cũng được tôn giáo mình và cả người đời vinh danh và mang ơn.

    Vì thế, thiết tưởng các vị tu sĩ hay giáo sĩ nào cảm thấy mình không thể, không dám, hoặc vì hoàn cảnh riêng mà chưa thể làm được như lương tâm mình đòi hỏi, thì không nên sử dụng câu «Tu sĩ không nên/không được làm chính trị» để biện minh cho sự im lặng của mình. Nếu không dám lên án những linh mục hay tu sĩ làm thứ chính trị mà tôn giáo mình cấm (tức làm chính trị mà có lợi cho một đảng phái, nhất là những đảng phái có hại cho công ích), hoặc nếu không dám ủng hộ những người đấu tranh chống tội ác và bất công xã hội, thì đừng bao giờ lên án những người đã dám chấp nhận cả tù đày lẫn cái chết để làm theo tiếng lương tâm và tâm yêu thương của mình. Hành động lên án ấy là một tội ác!

    Chế độ nào rồi cũng có lúc kết thúc. Khi ấy, những tu sĩ hay giáo sĩ đã im lặng trong quá khứ lúc người dân đang bị khốn khổ vì bất công, vì bị đàn áp phi lý mong cầu họ lên tiếng bênh vực, sẽ trả lời sao đây?

    Nguyễn Chính Kết
    Houston, Texas, Hoa Kỳ
    ngày 4/2/2022


    [1] https://www.yeuchua.net/2018/10/thanh-gioan-phaolo-ii-va-su-sup-o-cua-cong-san.html

    [2] https://tiengnoidanchu.wordpress.com/2010/03/15/những-cau-noi-vượt-thời-gian/

     

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HOC PHAM - THƠ XUÂN NHÂM DẦN

  •  
    Hoc Pham
     
    Thu, Feb 3 at 8:57 AM
     
     
    Hôm nay ngày mùng 3 Tết Nhâm Dần ( nhằm ngày 3 tháng 2 năm 2022 ) . Miến Bắc Texas tràn ngập tuyết . Nhiệt độ xuống 22 độ F ( Wind Chill chỉ còn 10 . Tương đương Âm 10 độ C ). Xin mời đọc lại vài bài thơ cũ của Nguyễn Bính cho đỡ buồn . Nguyễn Bính có ba bài : " Xuân Tha Hương " - " Xuân Lại Tha Hương " - " Xuân Vẫn Tha Hương  " . Cái Tha hương của Tác giả chỉ là từ Hà Nội vào Huế rồi Sài Gòn thôi ...chứ chưa phải ra nước ngoài . Tôi chỉ biết có hai bài " Xuân Tha Hương " và " Xuân Vẫn Tha Hương " . Vị nào biết bài " Xuân Lại Tha Hương " xin giới thiệu để mọi người cùng biết .PH.
            XUÂN VẪN THA HƯƠNG  - Nguyễn Bính -
         Gửi Chị Trúc 
       Bốn biển vẫn chưa yên sóng gió,
       Xuân này em chị vẫn tha hương.
       Vẫn ăn cái tết ngoài thiên hạ,
       Son sắt say hoài rượu viễn phương.
       Em đi non nước xa khơi quá,
       Mỗi độ xuân về bao nhớ thương.
       Mỗi độ xuân về em lại thấy,
       Buồn như tên lính ở biên cương.
       Thời chưa gặp đó,nằm suông mãi,
       Suông cả ân tình rượu cũng suông.
       Trước mặt bút nghiên sầu tịch mịch,
       Quanh mình chăn chiếu rộn tang thương.
       Một thân quán trọ sầu phong tỏa,
       Đốt ngọn đèn lên bóng rợn tường.
       Đêm ba mươi tết quê người cũng,
       Tiếng pháo giao thừa dậy tứ phương.
       Chị ạ,em không người nước Sở,
       Nhớ nhà đâu mượn địch Trương Lương.
       Đất khánh tình riêng nhòe mắt lệ,
       Quê nhà ! Ôi chị! Ôi quê hương.
       Từ em lưu lạc ngoài muôn dặm,
       Một đoạn đường đi ,một đoạn trường.
       Xuống biển kết thân cùng cá mú,
       Lên rừng làm bạn với chim muông.
       Thôn dã từng quen mùi đạm bạc,
       Thị thành thêm chán miếng cao lương.
       Vụng tính bỏ rơi đi hạnh phúc,
       Xảy tay đánh vỡ mất thiên đường.
       Trăm ván cờ cao,trăm ván bại,
       Nước ngườii thêm thẹn tiếng mang chuông.
       Trò đời cúi mặt xem thiên hạ,
       Thực đáng cười thay ,thực đáng thương.
       Trọc phú ti toe bàn thế sự,
       Đĩ già tấp tểnh nói văn chương.
       Đã coi đồng bạc to như núi,
       Lại học đòi theo thói Mạnh Thường.
       Lẳng lơ đi võng ,đi tàn cả,
       Gái chính chuyên kia đứng vệ đường.
       Đất đổi hoa màu,nhà đổi chủ,
       Trâu quên mục tử,ngựa quên chuồng.
       Thay đen, đổi trắng bao canh bạc,
       Vẽ nhọ,đeo râu mấy lớp tuồng.
       Cửa quan chẳng mở ,đầu Viên bạc,
       Tri kỷ không ai mắt Tích Cuồng.
       Trói vo hồn lại ba đồng bạc,
       Bán rẻ đời đi nửa đấu lương.
       Chao ôi giả dối,ôi mai mỉa,
       Sống chật phồn hoa một lũ Mường.
       Chị ơi,tất cả là vô nghĩa,
       Chả nhiễu điều nào phủ giá gương.
       Tay trắng bạn bè đều lánh mặt,
       Sa cơ thân thích cũng coi thường.
       Sông lạnh thấy đâu người gọi gió,
       Trăng tà tìm mãi kẻ mài gươm.
       Áo xanh bạc nửa màu sương gió,
       Xót kẻ ăn nằm trong gió sương.
       Đầy vơi tâm sự cùng ai tỏ,
       Mộng lạnh đem xuân chiếu lạnh giường.
       Quê nhà gối chiếc thôi rồi kẻ,
       Chia nửa vầng trăng với dặm trường.
       Son phấn hững hờ niềm sắt đá,
       Sông hồ vò võ nỗi yên cương.
       Chị ạ,duyên em mà chẳng đẹp,
       Chỉ vì không đọc chuyện Tây Sương.
       Người yêu buổi ấy lên xe cưới ,
       Cũng khóc cho tròn ý nhớ thương.
       Khấp như xử nữ vu quy nhật,
       Lệ có thành sông chuyện cũng thường.
       Trò đời chẳng hẹn nhau lần gặp,
       Đập nát cho rồi nửa mảnh gương.
       Duyên mới đẹp lòng người xử nữ,
       Đầu sông ai nhớ cuối sông Tương.
       Tàn lạnh lòng em từ buổi ấy,
       Với tình thôi hết cả tơ vương.
       Chị ở quê chồng,xuân có đẹp?
       Con đò bến cũ có thê lương?
       Nêu cao,pháo nổ,trầm thơm ngát,
       Hoa bưởi ,hoa cam rụng ngập vườn.
       Mưa xuân rắc bụi quanh làng mạc,
       Gái lịch trai thanh chật phố phường.
       Lá lộc hồ tơ,tay ngọc hái.
       Tháng ba đò trẩy hội chùa Hương.
       Nhưng dù tết đẹp hay xuân đẹp,
       Chắc chị chưa hề nguôi nhớ thương.
       Ngườ đi buổi ấy tàn hoa phượng,
       Cõi Thục xa xăm mấy dặm trường.
       Phong ba từ nổi trong đời chị,
       Tóc rối xuân xanh,má nhạt hường.
       Qua đò mấy độ sầu sông nước,
       Dệt mộng bao lần tủi phấn hương.
       Tháng hẹn chờ rơi cơn lá úa,
       Đêm tàn đợi khuyết cái trăng suông,
      Tài cao chỉ tổ trời đất ghét,
       Một thân oan khổ có trăm đường.
       Cuối thu mưa nát lòng dâu bể,
       Ngày muộn chuông đau chuyện đá vàng.
       Thôi!Em cầu nguyện,em van vái,
       Một sớm thanh bình mặt đại dương.
       Bao giờ em được về quê cũ,
       Dâng chị bài thơ xuân cố hương.
     ( Sài Gòn - Tháng Chạp năm Nhâm Ngọ 1942 )
       Nguyễn Bính.
               Xuân Tha Hương
    Tác giả: Nguyễn Bính
    Gửi Chị Trúc 
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng
    Ôi, chị một em, em một chị
    Trời làm xa cách mấy con sông
    Em đi trăng gió đời sương gió
    Chị ở vuông tròn phận lãnh cung
    Chén rượu tha hương, trời : đắng lắm
    Trăm hờn nghìn giận một mùa đông
    Chiều nay ngồi ngắm hoàng hôn xuống
    Nhớ chị làm sao, nhớ lạ lùng...
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng
    Vườn ai thấp thoáng hoa đào nở
    Chị vẫn môi son vẫn má hồng?
    Áo rét ai đen mà ngóng đợi
    Còn vài hôm nữa hết mùa đông!
    Cột nhà hàng xóm lên câu đối
    Em đọc tương tư giữa giấy hồng
    Gạo nếp nơi đây sao trắng quá
    Mỗi ngày phiên chợ lại thêm đông
    Thiên hạ đua nhau mà sắm Tết
    Một mình em vẫn cứ tay không
    Vườn nhà Tết đến hoa còn nở
    Chị gửi cho em một cánh hồng
    Tha hương chẳng gặp người tri kỷ
    Một cánh hoa tươi đủ ấm lòng
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng...
    Chao ơi, Tết đến em không được
    Trông thấy quê hương thật não nùng
    Ai bảo mắc duyên vào bút mực
    Sòng đời mang lấy số long đong
    Người ta đi kiếm giàu sang cả
    Mình chỉ mơ hoài chuyện viễn vông
    Em biết giàu sang đâu đến lượt
    Nợ đời nặng quá gỡ sao xong?
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng
    Tết này, ô thế mà vui chán
    Nhưng một mình em uống rượu nồng
    Rượu cay nhớ chị hồi con gái
    Thương chị từ khi chị lấy chồng
    Cố nhân chẳng biết làm sao ấy
    Rặt những tin đồn chuyện bướm ong
    Thôi, em chẳng dám đa mang nữa
    Chẳng buộc vào chân sợi chỉ hồng
    Nàng bèo bọt quá, em lăn lóc
    Chấp nối nhau hoài cũng uổng công!
    (Một trăm con gái đời nay ấy
    Đừng nói ân tình với thủy chung!)
    Người ấy xuân già chê gối lẻ
    Nên càng nôn nả chuyện sang sông
    Đò ngang bến dọc tha hồ đấy
    Quý hoá gì đâu một chữ đồng!
    Vâng, em trẻ dại, em đâu dám
    Thôi, để người ta được kén chồng
    Thiếu nữ hoài xuân mơ cát sĩ
    Chịu làm sao được những đêm đông
    Khốn nạn, tưởng yêu thì khó chứ
    Không yêu thì thực dễ như không!
    Chị ơi, Tết đến em mua rượu
    Em uống cho say đến não lòng
    Uống say cười vỡ ba gian gác
    Ném cái chung tình xuống đáy sông
    Thiên hạ "chi nghinh Nam Bắc điểu"
    Tình đời "Diệp tống lãng lai phong"
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một chút lòng
    Sương muối gió may rầu rĩ lắm
    Còn vài hôm nữa hết mùa đông
    Xuân đến cho em thêm một tuổi
    Thế nào em cũng phải thành công
    Em không khóc nữa, không buồn nữa
    Đây một bài thơ hận cuối cùng
    Không than chắc hẳn hồn tươi lại
    Không khóc tha hồ đôi mắt trong
    Chị ơi, Em Cưới Mùa Xuân nhé?
    Đốt pháo cho thơm với rượu hồng
    Xa nhà xa chị tuy buồn thật
    Cũng cố vui ngang gái được chồng
    Em sẽ uống say hơn mọi bận
    Cho hồn về tận xứ Hà Đông
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng
    Với lá thư này là tất cả
    Những lời tâm sự một đêm đông
    Thôn gà eo óc ngoài xa vắng
    Trời đất tàn canh tối mịt mùng
    Đêm nay em thức thi cùng nến
    Ai biết tình em với núi sông
    Mấy sông mấy núi mà xa được
    Lòng chị em ta vẫn một lòng
    Tết này chưa chắc em về được
    Em gửi về đây một tấm lòng
    Cầu mong cho chị vui như Tết
    Tóc chị bền xanh, má chị hồng
    Trong mùa nắng mới sầu không đến
    Giữa hội hoa tươi ấm lại lòng
    Chắc chị đời nào quên nhắc nhở:
    - Xa nhà, rượu uống có say không ?
    Sài Gòn - Quý Mùi - Tháng Chạp 1943 - Nguyễn Bính
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HỌC PHẠM - THƠ TẾT

  •  
    Hoc Pham
    Fri, Feb 4 at 7:34 AM
     
     
    Chúng ta vẫn sống mãi trong tình thương nỗi nhớ về một quê hương đất nước thời Việt Nam Cộng Hòa thuở xa xưa ...mà bây giờ đã trở thành quá khứ ! Tất cả chỉ còn là niềm tiếc nuối khôn nguôi ! " Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ " ? 
     
              Ông Đồ
    Tác giả: Vũ Đình Liên
    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu, giấy đỏ
    Bên phố đông người quạ
     
    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài
    Hoa tay thảo những nét
    Như phượng múa, rồng baỵ
     
    Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
    Người thuê viết nay đâủ
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầụ
     
    Ông đồ vẫn ngồi đấy
    Qua đường không ai hay
    Lá vàng rơi trên giấy
    Ngoài trời mưa bụi baỵ
     
    Năm nay đào lạinở
    Không thấy ông đồ xưa
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ?
    1936
     
              Mưa Xuân
    Tác giả: Nguyễn Bính
    Em là con gái trong khung cửi
    Dệt lụa quanh năm với mẹ già
    Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
    Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
     
    Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
    Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy
    Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ
    Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay".
     
    Lòng thấy giăng tơ một mối tình
    Em ngừng thoi lại giữa tay xinh
    Hình như hai má em bừng đỏ
    Có lẽ là em nghĩ đến anh.
     
    Bốn bên hàng xóm đã lên đèn
    Em ngửa bàn tay trước mái hiên
    Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh
    Thế nào anh ấy chả sang xem!
     
    Em xin phép mẹ, vội vàng đi
    Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe.
    Mưa bụi nên em không ướt áo
    Thôn Đoài cách có một thôi đê.
     
    Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm
    Em mải tìm anh chả thiết xem
    Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh
    Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.
     
    Chờ mãi anh sang anh chẳng sang
    Thế mà hôm nọ hát bên làng
    Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn
    Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!
     
    Mình em lầm lũi trên đường về
    Có ngắn gì đâu một dải đê!
    Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt
    Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya
     
    Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
    Hoa xoan đã nát dưới chân giày
    Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
    Mẹ bảo: "Mùa xuân đã cạn ngày".
     
    Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
    Bao giờ em mới gặp anh đây?
    Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
    Để mẹ em rằng hát tối nay?
     
    1936
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - GIẢI ẢO CUỘC SỐNG

  •  
    Giải Ảo Cuộc Sống
    Tue, Feb 1 at 8:08 PM
     
     

    Tại sao người chống ác, chống bất công
    lại bị kết án là làm chính trị?

    https://tamlinh-tongiao.blogspot.com/2022/02/tai-sao-chong-ac-la-lam-chinh-tri.html

     

    Một vụ scandal được giả định xảy ra như sau. Anh A và cô B là hai anh em ruột. Hai người đang cãi nhau vì cô C bị anh D hãm hiếp.

    ● Cô C, người bị hãm hiếp, là em họ của hai anh em A và B,

    ● Còn anh D, kẻ hãm hiếp, là bạn bè của cả hai A và B.

    Cô B thấy tội nghiệp cô C em họ mình bị anh D hại cả cuộc đời nên lên án anh D rất nặng.

    Thấy thế anh A phản đối và trách móc cô B, em ruột mình: «Anh D là bạn của cả hai anh mình, tại sao em lại lên án anh D như thế? Em không có chút tình nghĩa bạn bè nào với anh D sao? Tại sao em lại lên án bạn bè? Tình nghĩa bạn bè của em sao nhạt nhẽo thế?»

    Cô B đáp lại: «Sao một người có trình độ cao như anh mà không phân biệt được em lên án anh D vì anh ta là bạn hay vì anh ta làm điều ác sao? Đâu phải vì anh ta là bạn mình mà em lên án, chính vì anh ta làm ác, hại đời của cô C, em họ của chúng ta, em mới lên án. Tại sao anh không hề nghĩ đến sự thiệt hại nặng nề của cô C do anh D gây nên, mà chỉ nghĩ tới anh D bị thiệt hại vì mất mặt do em lên án? Ai thiệt hại nhiều hơn? Anh mới là người coi tình bà con thân thuộc không ra gì, anh không hề nghĩ đến sự đau khổ tận cùng của cô C mà chỉ nghĩ đến sự mất mặt của một người làm ác thôi.»

    Câu chuyện trên hoàn toàn là giả tưởng chỉ dùng để minh hoạ một tình trạng phi lý có thật đang xảy ra trong xã hội và trong cả các tôn giáo tại Việt Nam. Nếu anh B trong câu chuyện minh hoạ trên là một kẻ vô học thì chúng ta chẳng nên trách móc hay kết án anh ta làm gì. Ai lại chấp một người kém hiểu biết, trừ khi anh ta lại lên mặt dạy đời thôi!

    Nhưng nếu anh B là một người có học, chẳng hạn như có trình độ đại học, là giáo sư đại học, lại dạy đạo đức và luận lý học mà lại suy nghĩ như vậy, thì sao?

    Đọc đến đây, xin độc giả thử trả lời câu hỏi trên đúng theo lương tri của mình đi, rồi hãy đọc tiếp.

    o0o

    Hiện nay, tại Việt Nam, một số người thấy những cảnh rất đau lòng do tội ác và bất công xảy ra trong xã hội, bèn lên tiếng về những cảnh đau lòng ấy và tố cáo những kẻ gây nên những bất công ấy. Nếu những kẻ gây nên những tội ác, những cảnh bất công tầy trời ấy là người dân, thì người lên tiếng tố cáo ấy có thể sẽ được mọi người tuyên dương. Nhưng nếu những kẻ gây nên những tội ác dù rất tày trời, những cảnh bất công dù lan tràn khắp nước lại chính là nhà cầm quyền từ cấp thấp đến cấp cao nhất trong quốc gia, thì nhiều người lại kết án họ nào là phản động, nào là làm chính trị, nào là âm mưu lật đổ chính quyền, v.v... và v.v...

    Nếu những người lãnh đạo quốc gia mà không hề gây tội ác, không hề gây bất công, hoặc chỉ chủ trương làm điều thiện, điều tốt, thì nếu có ai chống họ, thì tôi quả quyết rằng người chống ấy hoàn toàn sai, và chắc chắn tôi sẽ chống lại người ấy, đồng thời bênh vực những người lãnh đạo tốt lành ấy. Nếu tôi có bênh vực, khen họ, thì không phải là vì họ là đảng này hay đảng nọ, mà chính vì họ làm điều tốt mà lại bị kẻ này kẻ kia chống họ.

    Nhưng nếu những kẻ đang lãnh đạo quốc gia đã gây nên biết bao tội ác, tạo nên tình trạng bất công tràn lan trong xã hội, thì ai cho rằng chống lại họ là điều xấu, hoặc cho rằng không nên chống họ, tôi bảo đảm rằng người kết luận như vậy không phải là người tốt, hoặc là người không biết suy nghĩ. Nếu người ấy là một người Công giáo hay là một giáo sĩ Công giáo, tôi chắc chắn 100% rằng, hoặc người ấy không biết đến Giáo huấn của Giáo Hội về Xã hội, hoặc người ấy biết mà không thèm tuân theo Giáo huấn ấy.

    Có lẽ tôi không cần phải chứng minh rằng giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay, tức Đảng CSVN, thường xuyên gây tội ác, gây bất công, vì điều ấy đã quá hiển nhiên. Đã có hàng trăm, hàng ngàn người chứng minh điều đó tốt hơn tôi.

    Tôi chỉ lấy làm lạ rằng có những người hễ thấy ai chống ác do nhà cầm quyền Cộng sản gây nên, liền chụp mũ người ấy là làm chính trị, là làm điều xấu, là không được phép làm.

    «Chống ác, chống bất công xã hội» và «làm chính trị» là hai hạn từ có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Người vì thấy điều ác, điều bất công mà chống, chỉ vì đó là điều ác, chỉ vì đó là bất công, thì dù kẻ gây ác hay bất công có là đảng cầm quyền hay không, thì việc quy kết người ấy là làm chính trị, là sai, là điều xấu, chắc chắn không hợp lý. Chỉ những người không biết lý luận, hoặc chủ trương chụp mũ vì ác ý, mới quy kết như vậy.

    Khi kẻ cầm quyền làm ác, gây bất công, mà ta chẳng những không kết án họ, lại kết án chính người dám chống ác là kẻ xấu, là làm chính trị, thì chắc chắn ta không phải là người thiện, người tốt đâu!

    Nếu ta là người tốt, người thiện, đáng lẽ ta cũng phải chống lại điều ác, điều bất công như người ấy.

    Nếu ta không có đủ can đảm để chống lại điều ác như người ấy, thì lẽ ra ta phải bênh vực hay ủng hộ người dám chống lại sự ác và bất công ấy.

    Và ngay cả việc bênh vực hay ủng hộ người ấy mà ta cũng không dám làm, thì ít ra ta cũng không nên hùa theo kẻ làm ác mà kết án người ấy.

    Quả thật, tôi rất thất vọng khi thấy trong xã hội, những kẻ đúng ra có nghĩa vụ cao nhất phải lên tiếng chống lại tội ác, phải chống lại bất công, đã không chống thì thôi, điều này cũng thông cảm được thôi! Nhưng hùa theo kẻ gây tội ác để kết án người đã dám chống ác, chống bất công thay cho mình, thì quả thật là điều rất khó thông cảm!

    Nếu ai cảm thấy tôi đang kết án chính họ, thì xin hãy tự hỏi: Tác giả bài này chỉ nêu lên những phi lý, những sai trái chứ có kết án ai đâu, tại sao mình lại cảm thấy tác giả muốn kết án mình? Phải chăng vì «có tật thì giật mình»?

    Nguyễn Chính Kết
    Houston, Texas, Hoa Kỳ
    02/02/2022