21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GỈA TỚI - TĨNH CAO

  •  
    Tinh Cao
    Wed, Jan 19 at 8:25 PM
     
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Hôm nay, Thứ Tư 19/1/2022, ĐTC Phanxicô đã nói đến tính cách làm cha yêu thương của Thánh Giuse  - bài Giáo lý về Thánh Giuse thứ 8.
    Nếu vai trò dưỡng phụ của Thánh Giuse ở bài Giáo lý thứ 6 đã được ĐTC sử dụng để làm gương cho một thế giới văn minh sợ nuôi con cái hơn nuôi chó mèo,
    thì tính cách làm cha yêu thương của ngài trong bài Giáo lý thứ 8 này lại phản ảnh tình yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa là Cha trên trời, như ĐTC cảm nhận như sau:
     
    1- "Thiên Chúa không sợ tội lỗi của chúng ta bởi vì Người vĩ đại hơn tội lỗi của chúng ta"
    2- "Người không sợ quá khứ của chúng ta, những điều xấu của chúng ta: không. Người chỉ sợ sự đóng kín"
    3- "Chúa không tước bỏ mọi yếu đuối nhưng giúp chúng ta bước đi bằng sự yếu đuối, Người nắm tay dẫn chúng ta đi, gần gũi với chúng ta".
    4- "Lạy thánh Giuse, người cha dịu hiền, xin dạy chúng con chấp nhận rằng chúng con được yêu thương chính trong sự yếu đuối nhất của chúng con.
    Xin giúp chúng con đừng đặt điều gì ngăn cản giữa sự nghèo khổ của chúng con với tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa".
     
    Giờ đây, là đàn chiên được Chúa Kitô tiếp tục chăn dắt qua vị giáo hoàng đương kim Phanxicô của Người, chúng ta hãy lắng nghe giáo huấn của ngài qua bài Giáo lý hôm nay,
    ở những cái links để đọc bài dịch hay để nghe đọc bài dịch kèm theo chia sẻ phụ họa sau đây:
     
    Đaminh Maria cao tấn tĩnh, BVL
     

     

    --

CAC BÀI ĐÔC GIẢ GỞI TỚI - QUÝ VÂN

  •  
    Quyvan Vu
    Thu, Jan 20 at 1:37 AM
     
     
    Là Cơ-đốc nhân, KI TÔ HỮU  chúng ta được kêu gọi hãy đi và môn đồ hóa muôn dân. Những lời cuối cùng của Chúa Giê-xu nói với chúng ta trong Ma-thi-ơ /MAT-THÊU 28:19 là, “Hãy đi khiến muôn dân trở nên môn đồ Ta…” Nhiệm vụ rất rõ ràng.

    Chúa Giê-xu thi hành chức vụ ngắn ngủi chỉ ba năm.  Ngài đã phó chính mình Ngài cho một công việc chính. Ngài đã dành cả đời mình vào việc môn đồ hóa mười hai người và trang bị cho họ một lối sống môn đồ hóa. 
     
    Sự biến đổi bề ngoài so với bề trong-   Sự nhân bội so với sự trưởng thành thuộc linh

     

    Cô-lô-se 1:28-29 – “Chúng tôi truyền giảng Chúa Cứu Thế, dùng tất cả sự khôn ngoan để cảnh cáo mọi người, dạy dỗ mọi người, ngõ hầu chúng tôi trình diện mọi người cho Đức Chúa Trời như những người trưởng thành trong Chúa Cứu Thế. Nhằm mục đích ấy, tôi đang lao khổ đấu tranh, nhờ tất cả quyền năng của Ngài đang tác động mạnh mẽ trong tôi.” 

    Ga-la-ti 4:19-20 – “Các con của ta ơi, vì các con mà ta lại phải chịu đau đớn của sự sinh đẻ cho đến khi Đấng KITO thành hình trong các con…

    Nhân cách tốt được hình thành trong chúng ta khi Đấng Christ được hình thành trong chúng ta.

    GIOAN/Giăng 15:5 – “Ta là cây nho, các con là cành. Ai cứ ở trong Ta, và Ta trong người ấy thì sinh ra nhiều quả, vì ngoài Ta các con không làm gì được.

    Ở trong Đấng Christ là chìa khóa cho Đại Mạng Lệnh môn đồ hóa muôn dân. 

     Dawson Trotman, người sáng lập mục vụ The Navigators, đã nhắc nhở các lãnh đạo trong mục vụ của mình thế này, “Không phải là việc chúng ta môn đồ hóa được bao nhiêu người, mà vấn đề ở đây là những người mà chúng ta đào tạo đó là người như thế nào.”

    Chúng ta cần để Chúa bước vào đời sống của mình trước khi chúng ta có thể bước vào đời sống của người khác và có những bước đột phá một cách hiệu quả cho Vương-quốc của Ngài.

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - KHÓA LINH THAO CHA TƯỚC

 

  •  
    Hung Dao chuyển
    Mon, Jan 17 at 8:36 PM
     
     
     
     
    Subject: Chia sẻ về khóa linh thao
     
    Xin chào mọi người,
     
    Em xin chia sẻ cùng mọi người trong nhóm Kinh Thánh về một điểm trong khóa linh thao cuối tuần vừa qua của Cha Tước. Đặc biệt là gửi đến những thành viên của lớp như Kim Châu, Yến, Chị Hương, Chị Hà, Anh Tứ, Anh Hiến có mặt ở trong khóa nhưng em không được nói chuyện vì đây là khóa thinh lặng. Đây là lần thứ ba em đi tĩnh tâm với Cha Tước, mỗi khóa, Cha cho một kỷ niệm khó quên. Khóa này được học về Đức Mẹ Đấng Tháo Gỡ Các Nút Thắt.
     
    Cha Tước phát cho mỗi người một sợi dây để thắt những nút tượng trưng cho những nghi nan ở trong đời của mình. Trong thánh lễ bế mạc, mọi người sẽ dâng những nút thắt ấy lên cho Đức Mẹ, để cho Đức Mẹ tháo gỡ những nút thắt ấy. Có người hỏi Cha là một dây không đủ, xin Cha thêm dây có được không. Mình tưởng người ta chỉ nói giỡn nhưng thấy có chị thắt đến ba sợi dây. Có lẽ có những cuộc đời có rất nhiều khó khăn và nhiều điều khó giải quyết.
     
    Ban đầu em tính thắt ba nút. Một cho con, một cho vợ và một cho hai con. Và em còn dặn Hân là thắt lỏng lẻo thôi để Đức Mẹ tháo ra cho dễ. Sau cùng em nghĩ lại, nếu em kết hợp với Chúa và dâng hết mọi chuyện lên cho Chúa thì những điều mà vợ em và các con làm cho em khó chịu, nó sẽ không còn làm cho em bận tâm khi em thay đổi cách nghĩ về nó. Cho dù nếu vợ con và các con có thay đổi, họ không nhất thiết làm cho cuộc sống của em hạnh phúc hơn mà chỉ có khi nào em kết hợp với Chúa thì em mới sẽ có hạnh phúc. Có nghĩa là khi mình giải quyết được lý do chính (root cause) thì mọi việc phụ nó sẽ tự giải quyết lấy. Do đó em chỉ có thắt một nút xin Đức Mẹ giúp cho con được kết hợp với Chúa Giêsu là con mẹ. Trong đề tài cuối cùng ngày Chúa Nhật, Cha Tước có nói anh chị em cứ xin điều này điều kia mà không xin Chúa đến cho chính mình, đó là điều quan trọng nhất. Anh chị em lo lắng cho người thân, anh chị em nghĩ rằng anh chị em lo cho họ tốt hơn là Chúa sẽ lo cho họ hay sao? Nên em nghĩ là mình đã có quyết định đúng. Không ngờ trong thánh lễ, em thấy Cô Kim Bằng để sợi dây của mình trên bàn thờ với không có một nút thắt nào. Thế mới là đáng khâm phục đức tin của Cô ấy! Hay biết đâu Cô ấy đã nhờ Đức Mẹ tháo gỡ từ khóa trước...
     
    Thật là hạnh phúc khi được gặp các thành viên của lớp TK ở trong khóa linh thao này. Xin chúc tất cả mọi người niềm tin hy vọng và hạnh phúc trong Chúa. Và cũng xin cám ơn Cha Nhân đã giúp em trưởng thành hơn trong đức tin.
     
    Huy.
     
     


     


     

     


     
    (\__/)
    (='.'=)
    (")_(")
    阮俊
     
     
     
     
    Download all attachments as a zip file
    •  
      Mt 22 (1 -10) Monday 1-17-22.pdf
      860.9kB
    •  
      Mt 22 (11-14 ) Ttuesday 1-18-22.pdf
      944.6kB
    •  
      Mt 22 (15-33) Wednesday1-19-22.pdf
      806.8kB
    •  
      Mt 22 (34-46) Friday1-21-22.pdf
      774kB
      ---------------------------------------------

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - GIẢI ẢO CUỘC SỐNG

  •  
    Giải Ảo Cuộc Sống

    Phản ứng thế nào
    trước những bất công xã hội

    https://tamlinh-tongiao.blogspot.com/2022/01/phan-ung-truoc-bat-cong-xa-hoi.html

    Tôi trả giá cao hay thấp

    cho việc sống theo lương tâm mình đây? 


     


    Hình lấy từ trang 
    https://www.kimkha.com/2020/10/lam-ban-ve-bat-cong-xa-hoi.html

     

    Sau khi tôi tung lên mạng bài viết liên quan đến vụ Linh mục Đặng Hữu Nam, thì một người bạn của tôi ở hải ngoại khuyên tôi không nên viết gì thêm về vụ ấy nữa, vì sự việc rất phức tạp, mình ở ngoài cuộc không thể phán đoán đúng sai được. Tôi cảm thấy người bạn này rất hữu lý.

    Thật ra, khi viết bài «Vụ Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam», tôi đã có ý nghĩ như anh bạn của tôi: vì là người ngoại cuộc không nắm vững vấn đề, nên tôi đã không hề phán đoán ai đúng ai sai. Trước sự việc này, tôi nghĩ, vì ích lợi chung, mình chỉ nên đề nghị nguyên tắc để mọi người trong cuộc dựa vào đó mà phán đoán đúng sai thôi. Nhưng phải dựa vào nguyên tắc nào đây? Chắc chắn không thể dựa vào nguyên tắc mà chính tôi là tác giả được, vì như thế chẳng thuyết phục được ai. Tôi nghĩ tốt nhất và khôn ngoan nhất là nguyên tắc đó nên dựa theo những lời chỉ dạy của Chúa Giêsu được ghi lại trong Thánh Kinh. Với những lời của Chúa Giêsu, tôi tin chắc rằng mọi người Kitô hữu đều có thể chấp nhận là đúng. Và tôi chỉ trưng dẫn Lời Ngài và giải thích theo cách mà tôi học được từ những sách giải thích Kinh thánh tôi có. Đương nhiên, nguyên tắc mà dựa theo Lời Chúa Giêsu thì những người vô thần hoặc những người không tin Ngài có thể không coi trọng đâu.

    Sau bài viết đó vài ngày, tôi nhận được một bài viết và một video từ một người hay một tập hợp mang danh «Ban Biên Tập Công giáo Việt Nam» kết án rất nặng nề về bài viết ấy của tôi. Chính vì thế tôi mới phải viết thêm một bài nữa, «Về phản ứng của Ban Biên Tập Công giáo Việt Nam...», chỉ với mục đích tự bào chữa. Khởi đầu, do cái tên «Ban Biên Tập Công giáo Việt Nam», tôi cứ tưởng đó là của Hội đồng Giám mục Việt Nam, hay ít nhất của một Giám mục hay của một nhóm Linh mục nào đó. Nhưng khi đọc những lời kết án nặng nề nhưng vô căn cứ ấy, và luận điệu có phần nào tương tự như những dư luận viên của CSVN, chỉ biết kết án chứ không đưa ra được bằng chứng giá trị nào, tôi biết ngay tôi đã nghĩ sai và oan cho những vị đáng kính nói trên. Do đó tôi phải xin lỗi Hội đồng Giám mục Việt Nam và các linh mục Việt Nam vì mới đọc bài ấy tôi đã lấy làm lạ và đánh giá thấp trình độ của các vị. Tôi biết mình đã thoạt nghĩ sai, vì trong Hội đồng Giám mục Việt Nam, đa số các vị có trình độ cao hơn tôi, và các linh mục thì chẳng ai có trình độ thấp như tác giả bài viết ấy. Thật vậy, chắc chắn không một linh mục nào hiện nay lại như tác giả bài ấy cho rằng chỉ các Giám mục và Linh mục mới có quyền giải thích Lời của Chúa Giêsu thôi (Quan niệm này nếu nói cách đây 50 năm thì có lẽ thích hợp), hoặc tỏ ra không biết gì về Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội nên mới cho rằng các Linh mục và Giám mục hoàn toàn không có trách nhiệm gì trước những bất công trong xã hội cả.

    Thấy tôi tự bào chữa những kết án phi lý ấy, và sợ tôi tưởng lầm rằng tác giả bài viết là của hàng Giám mục hay Linh mục Việt Nam, nên một vài linh mục ở Việt Nam đã gửi cho tôi qua email hoặc messenger nói rằng họ biết rõ ai là người đã mạo danh «Ban Biên Tập Công giáo Việt Nam» và cho tôi biết cả tên người ấy, nhưng tôi xin không tiết lộ ở đây, trừ trường hợp chính đương sự yêu cầu. Tôi nghĩ cũng phải nói rõ sự việc này, để những ai đọc bài kết án tôi của «Ban Biên Tập…» nói trên, đừng hiểu lầm mà đánh giá quá thấp và oan cho các Giám mục hay Linh mục Việt Nam.

    Về những cảnh đau lòng và bất công quá mức đang xảy ra trong xã hội hiện nay, để tránh bị kết án là dùng Lời Chúa để giải thích theo ý mình, tôi chỉ dám gợi ý để mọi người suy nghĩ thôi. Trước những cảnh đau lòng ấy, tôi thấy có nhiều phản ứng khác nhau tuỳ theo tâm thức của mỗi người.

    Để những người bình dân nhất dễ hiểu, tôi xin đan cử và giả dụ một trường hợp cụ thể:

    Giả như một người thân của ta (chẳng hạn con ta, cha mẹ ta, hay bạn bè ta) bị kẻ xấu hành hung, hiếp đáp bất công thì ta sẽ phản ứng thế nào?

    Tôi nhận thấy trong xã hội và cả trong các tôn giáo có những cách phản ứng chính yếu như sau:

    Cách 1: Lương tâm hay tình yêu đối với người thân thúc đẩy và đòi hỏi ta phải làm một việc gì đó để cứu người thân, và ta đã thật sự xông vào để cứu bất chấp bị kẻ xấu gây thương tích; hoặc nếu thấy cứu không nổi thì ta kêu la để mọi người đến cứu, hoặc gọi điện thoại cho cảnh sát, v.v... Nghĩa là phải có hành động thật sự nào đó, cách này hay cách khác, để cứu người thân của mình bất chấp ta phải chịu ít nhiều hy sinh, mất mát hay đau đớn.

    Cách 2: Lương tâm hay tình yêu đối với người thân cũng thúc đẩy và đòi hỏi ta phải làm một điều gì để cứu người thân, nhưng thực tế ta đã không làm gì cả vì sợ chính mình cũng bị kẻ xấu hành hung, hay sợ mình bị liên luỵ, hay ta ngại ngùng, không muốn phải hy sinh hay mất mát gì cả.

    Cách 3: Ta không cảm thấy mình phải làm gì cả, không cảm thấy mình có trách nhiệm gì đối với chuyện người thân của mình bị hành hung cả. Lương tâm không hề thúc đẩy hay đòi hỏi ta làm gì hết.

    ● Hiện nay, trước những cảnh đau lòng thương tâm trong xã hội, một số người đã hành động theo cách 1 nên đã bị xách nhiễu, bị tù, bị kết án, bị tra tấn, bị chết vì đã dám lên tiếng nói sự thật và phản đối những kẻ xấu đã gây nên những cảnh đau lòng và bất công ấy trong xã hội. Số người này phải nói là có tỉ lệ rất nhỏ.

    ● Tôi nghĩ rất nhiều người còn lương tâm đã hành động theo cách 2, và đương nhiên họ tương đối được sống khá yên thân, tuy nhiên họ thường cảm thấy không được bình an trong lương tâm mình.

    ● Còn cách 3 thì chỉ là cách của những người vô cảm trước đau khổ của đồng loại, hoặc thấy đồng loại đau khổ thì cảm thấy thích thú. Số người này thì hình như càng ngày càng tăng lên trong xã hội hiện nay.

    Riêng đối với cách 1 và cách 2, sự khác biệt nằm ở chỗ là có dám trả giá cho việc sống theo lương tâm hay không. Có người trả giá rất cao cho lương tâm của mình, như sẵn sàng chấp nhận bị mất mát, bị phiền phức, bị khó khăn, bị nghèo đói, bị tù, bị tra tấn, bị chết, v.v... để có thể nói rằng mình luôn luôn sống theo lương tâm. Nhưng cũng có người không chấp nhận trả giá cao như vậy cho lương tâm của mình. Họ chỉ có thể trả giá cho lương tâm với mức thấp thấp thôi! Đương nhiên họ không dám tự hào rằng mình luôn luôn sống theo lương tâm.

    Trước khi kết thúc, tôi chỉ đề nghị những ai muốn tiến bộ trong đời sống tâm linh, hãy tự hỏi và tự trả lời cho chính mình câu hỏi này: trong 3 cách ấy, tôi thường hành động theo cách nào? Từ đó, những tín đồ của các tôn giáo, có thể tự biết trình độ tâm linh của mình ở mức hạng nào. Chắc chắn sẽ có những người luôn luôn tưởng mình ở hạng cao sẽ nhận ra hạng của mình không cao như mình tưởng.

    Nguyễn Chính Kết
    Houston, Texas, Hoa Kỳ
    19/01/2022.

     

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - GIẢI ẢO CUỘC SỐNG

  •  
    Giải Ảo Cuộc Sống
    Sun, Jan 16 at 8:05 PM
     
     

    Về phản ứng của
    Ban Biên Tập Công giáo Việt Nam
    đối với một bài viết
    về vụ Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam

    https://tamlinh-tongiao.blogspot.com/2022/01/phan-ung-cua-bbt-cgvn.html

     

    Chúa Giêsu bảo các môn đệ:
    «Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?»
    (Mc 4:40)

     

    Sau khi Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam bị bề trên của ông là Giám mục Giáo phận Vinh yêu cầu ông ngưng dâng thánh lễ và ngưng làm mục vụ, tôi bèn lên tiếng về vụ này qua bài viết «Vụ Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam» của tôi (1)

    (1) xem https://1234chinhtri.blogspot.com/2022/01/vu-lm-dang-huu-nam.html hoặc https://www.facebook.com/nguyenchinhket/posts/10221768490023696)

    Mục đích của tôi là bênh vực một vị Linh mục đang bị bạo quyền trù giập vì đã làm theo lương tâm của mình để lên tiếng đấu tranh cho Công bằng Xã hội đang bị chà đạp trong xã hội hiện nay thay cho những nạn nhân của sự chà đạp này. Theo tinh thần Giáo huấn của Giáo Hội về Xã hội, tôi luôn luôn ủng hộ những giáo sĩ nào dám thực hành Giáo huấn ấy của Giáo Hội. Tôi còn đưa lên mạng bài «Chính sách biến chất tôn giáo của CSVN» (2) để mọi người hiểu rõ hơn chuyện đã xảy ra với Linh mục Nam.

    (2) xem https://tamlinh-tongiao.blogspot.com/2022/01/chinh-sach-bien-chat-ton-giao.html

    Để phản ứng lại bài viết trên của tôi, Ban Biên Tập Công giáo Việt Nam đã đưa lên một bài viết và một video mang tựa đề «Đầy tớ chứ không phải ông chủ của LỜI CHÚA – Chuyên mục “Huế-Saigon-Hanoi” - BBT CGVN» (3).

    (3) xem http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=home&v=detail&ia=22334
    https://www.youtube.com/watch?v=PWGH4Xhsmv0

    Đáng lẽ sau khi công khai trên mạng xã hội hai bài viết ấy của tôi, tôi muốn im lặng để hy vọng và chờ đợi có sự cải thiện mà tôi mong muốn. Nhưng trong bài viết và video youtube nói trên của «Ban Biên Tập Công giáo Việt Nam» mà tôi nhận được qua email, tôi đã bị kết án rất nặng nề. Nhưng những kết án ấy không thuyết phục tôi chút nào, vì chẳng chứng minh được tôi sai chỗ nào. Vì thế tôi nghĩ cũng cần phải lên tiếng tự bênh vực mình kẻo tôi bị hiểu lầm như những điều họ kết án, và cũng bênh vực cả những ai dám vượt thắng sự sợ hãi, chấp nhận bị bạo quyền xách nhiễu, thậm chí vào tù hay mất mạng để lên tiếng về những sai trái trong xã hội thay cho những người không có tiếng nói, nạn nhân của những sai trái ấy. Tôi đoán chắc tới 90% lập trường của Ban Biên Tập này không phải là của Hội đồng Giám mục Việt Nam, vì tôi không thể tin được các vị mà tôi kính mến lại có luận điệu giống y hệt như những bài trong báo chí của nhà nước đả phá và chụp mũ những người dám lên tiếng nói sự thật về những sai trái trong xã hội.

    Sau khi đọc bài và xem video nói trên, tôi cảm thấy quan điểm của Ban Biên Tập Công giáo Việt Nam xem ra chưa được đúng đắn lắm, nên đã viết trong phần Comment của video ấy như sau:

    «Tôi có nhận được video trên và bài viết của “Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam” nói về bài “Vụ Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam” do tôi viết.

    «Video và bài viết của Ban Biên Tập có những lời về bài viết của tôi như “Bài viết được rào đón kỹ càng để chứng tỏ là khách quan, nhưng nội dung có những nhầm lẫn đáng tiếc, thậm chí có thể bị hiểu theo nghĩa rất xấu; và từ đó nhiều người có thể sẽ hiểu sai Lời Chúa một cách hết sức nguy hiểm”, “Chỉ vì quan điểm chính trị mà ông đã làm một việc để phỉ báng Thiên Chúa và công khai chống lại Giáo Hội: ông dùng Lời Chúa để làm phương tiện phục vụ cho suy nghĩ chủ quan cá nhân của mình, ông mượn Lời Chúa để tự đưa ra “tiêu chuẩn” đánh giá các Giám Mục, Linh Mục Việt Nam để lôi kéo dư luận đi theo chiều hướng của mình».

    «Tôi rất lấy làm lạ khi bị phê bình nặng nề như thế. Chỉ có điều là bài viết của Ban Biên Tập kết án nặng nề như thế mà không hề dẫn chứng tôi sai hay nguy hiểm cho Giáo Hội ở chỗ nào. Có lẽ tôi cũng phải lập lại lời nói của Chúa Giêsu trước toà Thượng tế Khanna và Caipha: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?” (Ga 18:23).

    «Tôi có cảm tưởng là tôi bị chụp mũ “chính trị” tương tự như Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam, trong khi tôi và linh mục Nam chỉ lên tiếng đấu tranh cho Chân Lý, Công Bằng xã hội, và cho Tình Yêu đang bị chà đạp trong xã hội hiện nay, đúng theo tinh thần giáo thuyết của Giáo Hội về xã hội mà linh mục nào cũng được học trong những năm đầu tiên ở Đại chủng viện. Không phân biệt được đấu tranh cho tự do tôn giáo và cho công bằng xã hội khác với làm chính trị ở chỗ nào thì quả thật là quá… kém cỏi.

    «Tôi nghĩ rằng các giáo sĩ trong Giáo Hội cần đọc lại Giáo huấn của Giáo Hội về Xã hội và thi hành giáo huấn này, đồng thời cũng phải phân biệt một cách rõ ràng rằng làm theo Giáo huấn ấy của Giáo Hội hoặc làm theo lương tâm mình thì không phải là làm chính trị.

    «Tôi sẵn sàng tranh biện về vấn đề này để mọi Kitô hữu có thể phân biệt được phải trái ra sao.»

    Về vấn đề làm chính trị của các linh mục, tôi nghĩ các giáo sĩ cần hiểu thật rõ ràng lập trường của Giáo Hội Công giáo về vấn đề này để không lẫn lộn việc làm chính trị với việc đấu tranh cho Chân Lý, Công Lý trong xã hội.

    Giáo Hội phân biệt hai trường hợp:

    1) làm chính trị theo sự thúc đẩy của lương tâm hay đức ái, nhằm lợi ích trực tiếp cho đại chúng. Giáo Hội khuyến khích giáo dân nên làm chính trị vì động lực cao thượng này.

    2) và làm chính trị đảng phái, nhằm lợi ích trực tiếp cho phe nhóm hay đảng phái của mình; vì thế, lợi ích của đại chúng chỉ được nhắm đến cách gián tiếp. Giáo Hội có thể chấp nhận cho giáo dân làm chính trị loại này, nhưng cấm giáo sĩ làm.

    Như vậy, theo luật Giáo Hội, giáo sĩ không được phép làm chính trị đảng phái, còn giáo dân thì được tự do. Còn những gì mà lương tâm hay đức ái đòi hỏi, dù có liên quan ít nhiều đến vấn đề chính trị, thì dù là giáo sĩ hay giáo dân cũng đều nên làm và nhiều khi buộc phải làm. Giáo Hội không chủ trương làm chính trị, chỉ chủ trương làm theo đòi hỏi của đức ái hay của lương tâm mà thôi. Nếu khi làm theo những đòi hỏi của đức ái hay của lương tâm mà việc ấy mang tính cách chính trị, thì Giáo Hội không vì thế mà tránh né.

    Luật Giáo Hội Điều 285 §3 viết: «Cấm các giáo sĩ đảm nhận những chức vụ công quyền có kèm theo việc hành xử quyền bính dân sự». Điều 287 §2 cũng viết: «Các giáo sĩ không được tham gia tích cực vào các đảng phái chính trị, hoặc dự phần lãnh đạo trong các nghiệp đoàn, trừ khi nào, theo phán đoán của nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo hội, việc bảo vệ quyền lợi của Giáo Hội và cổ võ công ích đòi hỏi như vậy». Theo những điều này thì những vị giáo sĩ nào tham gia vào Quốc hội hay vào một tổ chức chính trị nào của quốc gia, thì là lỗi luật Giáo Hội. Tôi lấy làm lạ là nhiều vị lãnh đạo trong Giáo Hội không hề kết án những giáo sĩ loại này là làm loại chính trị Giáo Hội cấm, mà lại kết án những vị lên tiếng cho Công Lý theo đòi hỏi của đức ái hay của lương tâm là làm chính trị. Dường như họ không hiểu rõ luật Giáo Hội thì phải (?!). Đối với những vị giáo sĩ như Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam, Giáo Hội còn khuyến khích qua Điều 287 §1 : «Các giáo sĩ hãy tận lực cổ võ duy trì hòa bình và hòa đồng giữa mọi người, dựa trên nền tảng công bằng». Theo Giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, thì việc đấu tranh cho Công Bằng Xã hội thì là bổn phận của người Kitô hữu, bất kể là giáo sĩ hay giáo dân.

    Vì thế tôi viết thêm trong phần reply comment của tôi trong video nói trên như sau :

    «Nếu Ban Biên Tập cũng lên tiếng để bênh vực những nạn nhân của bất công xã hội tương tự như lên tiếng bênh vực hàng giáo sĩ thì chắc chắn số người theo đạo Công giáo sẽ đông hơn rất nhiều. Nếu hàng giáo sĩ chỉ biết co cụm vào chính mình, và làm ngơ trước những bất công xã hội, trước những người bị đàn áp, đồng thời chụp mũ “chính trị” cho những ai lên tiếng chống bất công xã hội, tố cáo những sai trái trong xã hội… thì tôi chắc chắn 100% rằng như thế là đã đi sai đường rồi. Lẽ ra hàng giáo sĩ phải ủng hộ những người dám làm theo Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã hội mới đúng, thay vì chống lại họ.

    «Thiết tưởng tôi cũng nên lập lại lời của Linh mục Nguyễn Văn Lý :

    «Giáo Hội mọi thời đều luôn có 4 loại người phải gặp gỡ :

    «– Giáo Hội gần gũi người có quyền, mọi người sẽ ghét Giáo Hội.

    «– Giáo Hội gần gũi người có tiền, mọi người sẽ khinh Giáo Hội.

    «– Giáo Hội gần gũi người có học, mọi người sẽ sợ Giáo Hội.

    «– Hội Thánh cần hòa đồng, gần gũi, yêu thương, chăm sóc, quý trọng, phục vụ người yếu thế, bất hạnh, bệnh tật, cô đơn, ít học, nghèo khổ… thì mọi người và 3 loại người trên phải quay lại ủng hộ Hội Thánh. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đương nhiệm luôn nêu gương hòa đồng và chăm sóc người nghèo rất rõ. Rất tiếc bài học lịch sử mọi thời này, 2000 năm rồi, nhiều Vị Lãnh đạo Hội Thánh Công Giáo Việt Nam đến nay vẫn chưa thuộc, mong gì lãnh đạo đúng !!!»

    Tôi cũng comment thêm (4) trong Facebook nơi bài viết về video nói trên:

    (4) xem https://www.facebook.com/nguyenchinhket/posts/10221799522079478?comment_id=10221800333539764

    «Trước đây, thầy dòng Martin Luther khi qua Roma đã nhìn thấy những điều sai trái trong Giáo Hội và vì lương tâm đã lên tiếng sửa sai. Nhưng thay vì sửa sai thì Giáo Hội lại kết án Luther, để rồi cuối cùng Luther đã lập nên một Giáo Hội Cải Cách tách rời khỏi Giáo Hội. Thay vì chấp nhận chữ “Cải Cách” (Reformed) và nhận lỗi ít nhiều về mình, thì Giáo Hội lại gọi họ là “Thệ Phản” (Protestant). Xem ra không cao thượng lắm!

    «Chính vì thế, trong Tông Thư “Tiến Tới Thiên Niên Kỷ Thứ Ba”(Tertio Millennio Adveniente) ban hành ngày 10/11/1994, Đức Gioan-Phaolô II đã kêu gọi Giáo Hội sám hối vì trong thiên niên kỷ thứ hai, Giáo Hội một phần nào đã “phá hỏng sự hiệp nhất mà Thiên Chúa muốn có nơi Dân Ngài” (số 34). Và hiện nay Giáo Hội đang muốn sửa chữa lại những sứt mẻ ấy.

    «Giáo Hội đang muốn sửa chữa lại những sứt mẻ ấy. Nhưng cách kết án nặng nề của Ban Biên Tập kênh youtube “Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam” đối với tôi thì lại đang lập lại chính những sai phạm mà Giáo Hội đang muốn sửa chữa. Hy vọng các vị lãnh đạo Giáo Hội Công giáo Việt Nam tránh được những sai phạm đáng tiếc ấy.

    «Rất mong các Giám mục Việt Nam đồng hành hay hiệp hành với những người dám hy sinh sự an thân hoặc mạng sống của mình để lên tiếng cho Chân Lý, Công Lý theo quan điểm của Giáo Huấn của Giáo Hội về Xã hội… chứ đừng đồng hành hay làm mọi người hiểu lầm rằng các vị đồng hành hay hiệp hành với những kẻ chà đạp Chân Lý, Công Lý.»

     

    Nguyễn Chính Kết
    Houston, Texas, Hoa Kỳ
    16/1/2022