21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - QUÝ VÂN

  •  
    Vicky Vu
    Tue, Feb 1 at 4:05 AM
     
     TÌM GẶP CHÚA

    Chúa ôi, xin lắng nghe những lời con cầu xin;
    Xin đoái đến những lời con than thở kêu cầu.
    Ôi Vua của con và Ðức Chúa Trời của con, xin nghe tiếng con kêu cầu,
    Vì con cầu nguyện với Ngài.

    Chúa ôi, sáng sớm xin Ngài nghe tiếng con;
    Hừng sáng con trình duyên cớ của con lên Ngài, rồi trông đợi. (
    Thánh Vịnh 5:1-3)

    Chỉ trong 3 câu Kinh Thánh đầu của Thánh Thi 5, chúng ta có đến 6 cách nói khác nhau để chỉ sự cầu nguyện:

    Cầu nguyện được diễn tả là 1-những lời cầu xin, 2- lời than thở trong lúc kêu cầu, 3- tiếng con kêu cầu, 4-con cầu nguyện với Ngài, 5- tiếng của con, 6- duyên cớ của con. 

    Qua những cách nói nầy, chúng ta biết được đời sống cầu nguyện rất phong phú của tác giả Đa-vít.

    1-Xin Chúa lắng nghe những lời con cầu xin, người cầu nguyện là người đến với Chúa để dâng lên những nhu cầu của mình. Hãy kêu cầu Ta, Ta sẽ trả lời cho. Ta sẽ tỏ cho con những việc lớn và khó, là những việc con chưa từng biết (Giê-rê-mi 33:3)Hãy xin, sẽ được. Hãy tìm, sẽ gặp. Hãy gõ cửa, sẽ mở cho (Ma-thieu 7:7).

    2-Xin đoái đến những lời con than thở kêu cầu, lời cầu nguyện của chúng ta có khi vì gánh nặng mà trở thành những lời than thở. 

    3- Ôi Vua của con và Ðức Chúa Trời của con, xin nghe tiếng con kêu cầu Lời kêu cầu và sự cầu nguyện của Đa-vít là lời thỉnh cầu của một thần dân đến với vua của mình. 

    4- vì con cầu nguyện với Ngài.  “Wesley nghĩ rằng cầu nguyện là công việc mình cần làm nhiều hơn bất kỳ một thứ gì khác, và tôi từng thấy Wesley ra khỏi nơi kín nhiệm với vẻ thanh tịnh gần như ngời sáng trên gương mặt.“ nhiều người hầu việc Chúa, con dân Chúa đến ra mắt Chúa vào buổi sáng, chắc hẳn có nhiều lý do để không cầu nguyện vì công việc bận rộn lôi kéo. Xin Chúa cho chúng ta càng bận rộn thì càng dành nhiều thì giờ để cầu nguyện.

    5- Chúa ôi, sáng sớm xin Ngài nghe tiếng con, tác giả Đa-vít đến với Chúa vào lúc sáng sớm để cầu nguyện. Chúa Giê-xu yêu quí của chúng ta thức dậy khi trời còn tờ mờ và ra nơi vắng vẻ để cầu nguyện (Máco 1:35).

    Thói quen cầu nguyện là thói quen của các thánh nhân ở Đức nói: “Nếu mỗi sáng tôi không cầu nguyện 2 giờ, thì ma quỉ chiến thắng cả ngày. Tôi bận rộn nhiều cho đến nỗi nếu không bỏ ra ba giờ mỗi ngày để cầu nguyện thì tôi không thể tiếp tục làm việc được.“ John Wesley, người sáng lập ra phong trào Giám Lý ở Anh Quốc vào thế kỷ 18 dành ra 2 giờ đồng hồ mỗi ngày để cầu nguyện. Ông bắt đầu cầu nguyện lúc 4 giờ sáng. 

     6- Hừng sáng con trình duyên cớ của con lên Ngài, rồi trông đợi. Có những người cầu nguyện rồi không trông đợi! Cầu nguyện là thái độ của lòng tin và chờ đợi ? Xin Chúa cho chúng ta có thể nói như Gióp: “Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài“ (Gióp 13:15, BTT).

    Lời cầu nguyện cho hôm nay:

    Lạy Chúa, Ngài là Vua của con và Đức Chúa Trời của con. Xin cho con tập có được thói quen đến với Chúa mỗi sáng sớm, dành riêng cho Chúa thì giờ tốt nhất trong ngày. Xin cho con có đời sống cầu nguyện phong phú như Đa-vít, như Chúa Giê-xu, như các thánh nhân. Xin cho con biết bày tỏ lòng tin cậy nơi Ngài qua sự cầu nguyện cũng như qua sự trông đợi. Amen


     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - QUÝ VÂN

  •  
    Vicky Vu
    Mon, Jan 31 at 6:34 AM
     
     
     Chuyện Nhân Quả thời nay

     

     
    Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi.
     
    Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân", "Đại nhân" hoặc là "Thánh Gandhi".

    Người ta kể chuyện là có thời ông Gandhi đi một chuyến xe lửa. Khi xe bắt đầu chuyển bánh thời ông nhảy vội vã lên tàu khiến cho một chiếc giày của ông rơi xuống đường. Ông không thể nào nhảy xuống để nhặt lại chiếc giày trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Ông bèn tháo luôn chiếc giày còn lại trong chân và ném về phía chiếc giày kia ở dưới đường. Hành khách trên tàu tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy thế và lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông.

    Gandhi mỉm cười và ôn tồn giải thích rằng: "Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc giày thứ nhất thì người đó có thể tìm thấy chiếc thứ hai và như thế là có được đủ đôi giày để đi."

    Chúng ta ít khi nghĩ đến các người khác mà thông thường chỉ nghĩ về chính bản thân mình mà thôi. Khi bị mất mát thì điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình. Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.

    Gandhi đã có một hành động thật cao quý vì trong khi bản thân mình bị mất mát như thế, ông vẫn để tâm nghĩ đến người khác. Hành động này chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tâm tưởng và nguyên tắc sống của ông.

    Nếu trong những lúc mà chúng ta được sống an bình và thành công mà chúng ta còn không quan tâm tới những kẻ bị bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp gian khó, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không? Trong xã hội, xung quanh chúng ta hàng ngày có biết bao nhiêu người thiếu thốn đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ cần đến không nhất thiết phải luôn luôn là vật chất, nhiều khi họ chỉ cần một lời động viên an ủi. Cõi ta bà này sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi chúng sinh không chỉ chăm lo cho lợi ích riêng mình mà còn chăm lo cho lợi ích của người khác nữa.

    Câu chuyện thứ hai liên quan tới vị danh tướng 
    Dwight Eisenhower
     
    Ông  là một vị tướng 5 sao trong Lục quân Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 từ năm 1953 đến 1961. Trong thời Đệ nhị Thế chiến, ông phục vụ với tư cách là tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại Châu Âu, có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công xâm chiếm thành công vào nước Pháp và Đức năm 1944–45 từ mặt trận phía Tây

    Vào thời xa xưa đó, một hôm ông Eisenhower cùng với đoàn tùy tùng của ông vội vã lái xe về tổng hành dinh quân đội ở Pháp để tham dự một cuộc họp khẩn cấp. Lúc đó trời đang mùa đông lạnh buốt lại thêm mưa tuyết rơi phủ đầy khắp nơi. Xe đang chạy thì ông bất ngờ để ý nhìn thấy có hai vợ chồng già người Pháp ngồi ở bên lề đường đang run rẩy vì cái lạnh giá buốt. Ông lập tức ra lệnh cho đoàn tùy tùng ngừng lại và muốn phái một thông dịch viên tiếng Pháp tới hỏi thăm cặp vợ chồng này. Một viên tham mưu nhắc nhở ông là nên để cho nhân viên công lực tại địa phương lo chuyện này, phái đoàn phải đi nhanh lên vì sợ trễ cuộc họp. Ông nói nếu đợi cảnh sát địa phương tới thì sợ là quá muộn và hai người này sẽ chết cóng.

    Sau khi hỏi thăm, ông Eisenhower biết được là họ đang muốn tới Paris để gặp con trai nhưng xe của họ bị chết máy giữa đường. Ông bảo hai vợ chồng già mau lên xe của ông. Ông không hề quan tâm đến chức phận của ông và không hề tỏ thái độ gì trước hai kẻ đang gặp nạn này. Ông chỉ theo bản tính lương thiện vốn sẵn có của ông là luôn luôn muốn giúp đỡ người hoạn nạn mà thôi. Ông liền ra lệnh thay đổi lộ trình, đưa cặp vợ chồng tới Paris trước, rồi ông và đoàn tùy tùng mới lái xe tới tổng hành dinh để dự cuộc họp.

    Không ngờ chính sự chuyển hướng đi thình lình ngoài kế hoạch này đã cứu mạng ông! Quân Quốc Xã có tin tình báo nên biết chính xác hành trình của ông và đã bố trí sẵn các tay súng bắn tỉa nấp rình tại các ngã tư. Nếu ông tới thì sẽ bị hạ sát ngay chỗ đó. Nhưng hóa ra chỉ nhờ vào cái tâm lương thiện, cái lòng từ bi đã giúp ông đổi lộ trình và tránh thoát cuộc mưu sát này. Quả là tự cứu mình bằng cách giúp người khác.

     
    Câu chuyện thứ ba kể về một cậu bé nhà nghèo tên là 
    Howard Kelly
     
    Quá nghèo nên hàng ngày cậu thường phải đến gõ cửa từng nhà để bán báo trên đường đi tới trường học của mình.

    Một hôm cơn đói nổi lên thình lình, cậu thò tay vào túi thì thấy chỉ có một đồng duy nhất cuối cùng. Đồng tiền này cậu định dành lại để mua thức ăn cho mấy đứa em ở nhà. Sau vài giây phút lưỡng lự cậu quyết định đi tới ngôi nhà ở phía trước để xin chút đồ ăn. Nhưng người mở cửa cho cậu lại là một cô bé xinh đẹp và dễ thương. Cậu tỏ ra bối rối và ngại ngần, nên cậu chỉ dám mở miệng xin một cốc nước để uống mà thôi.

    Cô bé trông thấy cậu có vẻ nghèo nàn và đang mệt lả đi vì đói nên thay vì mang nước cô lại đem cho cậu một cốc sữa lớn. Cậu từ từ uống một cách ngon lành rồi mới rụt rè khẽ hỏi cô gái: "Tôi nợ cô bao nhiêu?" Cô gái trả lời: "Bạn không nợ nần gì tôi cả. Mẹ tôi đã dạy là không bao giờ làm điều tốt mà còn chờ được trả công." Cậu cảm động nói: "Tôi thành thực biết ơn cô."

    Sau khi rời khỏi ngôi nhà cô bé tốt bụng đó, cậu Howard Kelly không chỉ cảm thấy cơ thể khỏe khoắn trở lại mà cậu còn có lòng tin tưởng hơn vào từ tâm của con người. Điều này giúp ý chí cậu mạnh mẽ thêm lên và không chịu khuất phục số phận hẩm hiu của mình. 

    Nhiều năm sau đó, cô gái trẻ nói trên mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo. Các bác sỹ tại địa phương đã cố gắng nhưng đành bó tay, không thể làm thuyên giảm bệnh. Cuối cùng họ quyết định chuyển cô lên bệnh viện thành phố nơi có nhiều chuyên gia mong chữa khỏi bệnh cho cô.

    Trong số các bác sỹ được mời tới hội chẩn có một người tên là Howard Kelly. Khi nghe tới cái tên nơi quê quán của cô gái, một tia sáng chợt lóe lên trong ký ức của Kelly. Kelly vội đứng dậy, chạy xuống phòng cô gái. Bước tới gần giường bệnh ngay lập tức Kelly đã nhận ra đó chính là cô gái cho mình sữa ngày xa xưa. Kelly quay trở lại phòng hội chẩn và đề nghị được là người phụ trách ca bệnh đó.

    Kelly làm hết sức mình với một sự quan tâm đặc biệt để chữa bệnh cho cô gái. Sau một thời gian chống chọi bệnh tình cô thuyên giảm và cuối cùng là khỏi bệnh hoàn toàn. 

    Trước ngày cô gái xuất viện, bác sỹ Kelly đã yêu cầu nhân viên quầy thu ngân chuyển hóa đơn tới bàn giấy của mình. Kelly viết ít chữ lên trên hóa đơn trước khi nó được gởi tới phòng bệnh để trao cho cô gái.

    Khi mở ra đọc cô gái thầm nghĩ rằng có lẽ cô sẽ phải ra sức làm việc cả đời mới trả hết món tiền này. Nhưng cô thật sự ngạc nhiên khi đọc thấy trên phần đầu hóa đơn đã ghi sẵn dòng chữ: "Hóa đơn đã được thanh toán bằng một ly sữa". Và người ký tên là: "Bác Sỹ Howard Kelly."
     
    Câu chuyện thứ tư xảy ra tại Đại học Stanford vào năm 1892
     
    Thời đó có một học sinh 18 tuổi gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Là một trẻ mồ côi anh ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền, anh bèn nảy ra một sáng kiến. Anh cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.

    Họ đến mời Ignacy J Paderewski, một nghệ sĩ dương cầm đại tài. Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản tiền là $2000 cho buổi biểu diễn. Sau khi họ thỏa thuận xong, hai người sinh viên bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị buổi trình diễn. Ngày ấy cuối cùng đã đến. Paderewski đã tới biểu diễn tại Stanford. Nhưng không may là vé không bán được hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé họ chỉ có được $1600. Họ thất vọng, đến để trình bày hoàn cảnh của mình với Paderewski. Họ đưa cho ông toàn bộ số tiền bán vé, cùng với một check nợ $400 và hứa rằng họ sẽ cố gắng trả số nợ ấy thật sớm.

    Không ngờ Paderewski lại xé bỏ tờ check, trả lại số tiền cho hai chàng thanh niên và nói: "Hãy giữ lấy 1600 đô này, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu nữa thì mới đưa cho tôi." Hai chàng thanh niên vô cùng bất ngờ, xúc động nói lời cảm ơn…

    Đây chỉ là một việc nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski. Ông giúp hai người mà ông ấy không hề quen biết. Trong cuộc sống hầu hết chúng ta đều nghĩ: "Nếu giúp họ, chúng ta sẽ được gì?" Nhưng những người vĩ đại lại nghĩ khác: "Nếu mình không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp gian khó này?" Người có từ tâm giúp ai không mong đợi sự đền đáp và chỉ nghĩ đó là việc nên làm mà thôi.  

    Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski nói trên sau này trở thành Thủ Tướng của nước Ba Lan. Ông là một vị lãnh đạo tài năng. Không may chiến tranh thế giới bùng nổ và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Hơn một triệu rưỡi người dân đang bị chết đói. Chính phủ của ông không còn tiền. Không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ ông bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ trợ giúp.

    Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hooverngười sau này trở thành Tổng Thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy. Cuối cùng thì thảm họa cũng đã được ngăn chặn.

    Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy thoải mái. Ông bèn quyết định đi sang Hoa Kỳ để tự mình cảm ơn ông Hoover. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: "Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy." 

    Thế giới này quả là một nơi tuyệt vời. Bạn cho đi thứ gì thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp đáp lại! (The world is a wonderful place. What goes around comes around!) 
     

    Người ta cũng còn nhớ ông Winston Churchill từng nói đại ý rằng chúng ta sinh sống bằng những gì chúng ta kiếm được, nhưng chúng ta tạo lập đời mình bằng chính những gì mà chúng ta bố thí. Sống trên đời phải có một chút gì cho đi. Một chút đó chính là cái mình cố gắng (We make a living by what we get, but we make a life by what we give.)


    Sent from my iPhone
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL

  •  
    Kris East
    Thu, Jan 27 at 6:27 AM
     
     
     
    Not rendering correctly? View this email as a web page here.
     

    2022 ENG- Lent-Reflection guides

    Greetings Deacon Dinh,

    We can get stuck seeing only the same old thing.  Hurt, disappointment, and frustration can dim our vision. Anger and grief can blind us. When this happens it becomes easy to focus inward, become jaded, or even lose hope. 

    Throughout the Gospels stories, Jesus challenged those around him to see differently. He encouraged them to embrace creation as God intended it. Lent a little more than a month away. It is our time as missionary disciples for an annual spiritual eye exam. It is the opportunity to open our eyes, broaden our horizons, and dare to envision a world transformed by God's love.  It is a time to take off our blinders and see anew.

    To accompany you on the Lenten Journey, we invite you to save the dates for these events in March:

    And, we have new and revised Lenten Resources:

    Also ahead of Lent, please join us:

    Keeping you in our prayers,

    Your Maryknoll Mission Education Team

    www.maryknoll.us

    Follow us on Facebook
     

    Maryknoll Fathers and Brothers   P.O. Box 302    Maryknoll  NY   10545-0302   

    You received this email because you are subscribed to Promotional Information from Maryknoll Fathers and Brothers .

    Update your email preferences to choose the types of emails you receive.

     Unsubscribe from all future emails  

     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TĨNH CAO

  •  
    Tinh Cao
    Sat, Jan 29 at 7:12 PM
     
     
    Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,
     
    Chắc có những vị cảm thấy thắc mắc về ý nghĩa của cụm từ: "Ukraine - Chiến Tranh Tâm Lý Thần Linh".
    Thật vậy, tình hình thời sự cho thấy dường như vận mệnh của dân nước Ukraine, của 100 ngàn binh lính Nga, của kinh tế Hoa Kỳ và Liên Âu nói riêng và thế giới nói chung,
    đang nằm trong tay của nhân vật đương kim tổng thống Nga Putin 70 tuổi, một con người đã và đang làm tổng thống Nga 19 năm (1999-2008, 2012-2022) và thủ tướng Nga 4 năm (2008-2012) giữa hai thời gian làm tổng thống.
    một nhân vật, khách quan mà nói, muốn làm tổng thống mãi, và đã từng âm mưu triệt hạ tất cả những ai chống đối mình, bằng thuốc độc, dù họ ở hải ngoại, và là một nhân vật có óc thâm hiểm cùng với máu gan lì và liều lĩnh. 
     
    Đó là tâm lý của một nhân vật chính trị trong lịch sử hậu cộng sản ở Nga, nhưng vẫn theo chiều hướng và chính sách cộng sản chuyên trị độc tài, ấy thế mà Thiên Chúa lại cứ tiếp tục để cho bao nhiêu người bị khổ vì con người này?
    Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là phải chăng nhân vật này nhờ đó đã muốn làm gì thì làm và làm gì cũng thành công trong thời khoảng tham chính trên 23 năm nay? 
    Nếu không thì tại sao? Nếu không phải Thiên Chúa là Đấng quan phòng thần linh vô cùng khôn ngoan và toàn năng mới làm chủ lịch sử loài người, và bất cứ nhân vật lịch sử nào cũng chỉ múa may quay cuồng một thời rồi vĩnh viễn qua đi.
    Một biến cố lịch sử hùng hồn nhất cho thấy Thiên Chúa có thể biến dữ của con người thành lành cho con người, như Ngài đã từng làm trong suốt lịch sử cứu độ của dân Do Thái.
     
    Đó là tiếng súng của tên sát thủ Ali Agca vang lên ngày 13/5/1981 ở Quảng Trường Thánh Phêrô là tiếng súng lệnh từ trời cao báo hiệu nạn cộng sản sắp đến ngày tàn vì cộng sản muốn sát hại vị giáo hoàng chống cộng bất ngờ xuất thân từ Balan.
    Nếu ĐTC Gioan Phaolô II không bị ám sát chết hụt vào ngày 13/5/1981, thời điểm Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên ở Fatima năm 1917, thì ngài, cho dù có lấy khẩu hiệu "totus tuus" sẽ không bao giờ hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ,
    mà điều kiện tối yếu để Thiên Chúa làm cho Nước Nga trở lại là ĐTC cùng với các vị giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria,
    như Mẹ đã báo cho nữ tu Lucia biết vào ngày 13/6/1929, và chính nữ tu còn sống sót trong 3 thiếu nhi Fatima thụ khải này đã đệ trình lên ĐTC Piô XII trong thư đề ngày 24/10/1940 về việc ĐTC hiến dâng Nước Nga ấy.
     
    Thực tế cho thấy, chính vì Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhận thức được Mẹ Maria thật sự cứu ngài vào chính ngày kỷ niệm Mẹ hiện ra ở Fatima lần đầu tiên 13/5 - 64 năm trước đó,
    mà ngài đã đọc  Bí Mật Fatima và mau mắn đáp ứng việc hiến dâng nước Nga, cùng với các vị giám mục trên thế giới, cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, ở Vatican, ngày 25/3/1984, trước Thánh Tượng Mẹ Fatima từ Đền Thánh Mẫu Fatima đưa tới;
    để rồi, đúng 1 năm sau, nhân vật tổng thư ký trẻ nhất và cuối cùng của Cộng sản Liên Sô là Gorbachev xuất hiện, tứ đó, với chính sách cởi mở và cải tổ, biến động Cộng sản Đông Âu tự động giải thể xẩy ra cuối năm 1989, bắt đầu từ Balan
    sau chuyến tông du của vị Giáo hoàng Balan 10 năm (6/1979), để rồi Nước Nga trở lại ngày 25/12/1991, chính thức chấm dứt chính sách và chế độ cộng sản ở Liên Sô suốt 84 năm (7/11/1917 - 25/12/1991), sau 10 năm (1981-1991) Nước Nga được hiến dâng.
     
    Bởi thế, chúng ta cứ tin tưởng cầu nguyện để "Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" nơi lịch sử của loài người, bất chấp tất cả mọi sự dữ càng ngày càng lan tràn, tội lỗi càng gia tăng, tai vạ càng khủng khiếp...
    Với tâm tình tin tưởng nguyện cầu ấy, chúng ta tiếp tục theo dõi thời cuộc ở những cái link tùy nghi cuối email này, với cái nhìn thương cảm và con tim thương xót của chính LTXC, như nơi Mẹ Maria, khi Mẹ đứng kề dưới chân Thập Giá của Chúa Kitô Con Mẹ!
     
    bé tĩnh
     
     
    Ukraine-ChienTranhTamLyThanLinh.mp3  
     

    Những thiệt hại khổng lồ cho châu Âu nếu áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga

     

    Nga hẹp đường lui trong khủng hoảng Ukraine

     

    --

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - GIẢI ẢO CUỘC SỐNG

  •  
    Giải Ảo Cuộc Sống
     

    Về Thiền sư Nhất Hạnh

    https://tamlinh-tongiao.blogspot.com/2022/01/ve-thien-su-nhat-hanh.html

     

     

     Thiền sư Nhất Hạnh vừa viên tịch tại chùa Từ Hiếu ở Huế, Việt Nam. Về vị cao tăng này, nhiều người ca tụng ông hết lời, nhất là những người đã từng đọc những tác phẩm về tâm linh tôn giáo của ông. Nhưng có nhiều người chê bai ông cũng hết lời, nhất là những người bất mãn về khuynh hướng chính trị thiên cộng và tính vọng ngữ của ông 

     

    Sở dĩ có những cái nhìn khác nhau về nhân vật này là do sự khác biệt giữa những thông tin, giữa những gì mỗi người nhận được liên quan đến nhân vật trên. Những ai chỉ đọc sách hoặc nghe những bài thuyết giảng của ông về đạo pháp, nếu phù hợp với trình độ tâm linh của mình, thì đều cảm thấy ông đúng là một minh sư tuyệt vời. Còn ai có trình độ thấp hoặc cao hơn thì cảm thấy không phù hợp. Riêng những ai biết được những bài thuyết trình sai sự thật của ông tại Hoa Kỳ ca tụng cộng sản Bắc Việt, đả kích chế độ tự do dân chủ tại Miền Nam Việt Nam, thì coi ông như một ma tăng. Dù khác biệt nhau như thế, nhưng ai cũng nói mình đúng, mình có lý cả!

    Trước hai khuynh hướng trái ngược nhau như thế, một vài người bạn hỏi tôi nhận định thế nào về Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trước hết, tôi xin xác định rằng tôi tôn trọng mọi cái nhìn khác biệt dù trái nghịch hay mâu thuẫn nhau.

    Phần tôi, là một người tìm hiểu các tôn giáo, trong đó có Phật giáo, tôi đã từng đọc những tác phẩm của Thiền sư Nhất Hạnh, từng nghe những bài thuyết pháp của ông về tâm linh trên một số video youtube, tôi cũng cảm phục sự uyên bác về tâm linh của ông, và tôi cũng từng thực hành một số những lời dạy của ông với ít nhiều cảm phục.

    Nhưng là một người biết và thực chứng quá rõ sự gian trá và độc ác của chế độ CSVN, nên khi biết Thiền sư Nhất Hạnh từng ủng hộ CSVN, từng viết bài và thuyết trình tại hải ngoại với ác ý rất bất lợi cho chế độ tự do dân chủ của VNCH, và từng kết án Mỹ là kẻ xâm lược Việt Nam, tôi hoàn toàn không đồng ý với ông về lập trường chính trị ấy của ông.

    Như vậy, tôi vừa cảm phục những kiến thức, khả năng suy tư của ông về tâm linh tôn giáo, vừa bất đồng ý kiến về lập trường chính trị của ông, vậy thì chung cuộc, tôi phải kết luận thế nào về ông đây? Và trả lời sao cho những người bạn hỏi tôi nghĩ thế nào về ông?

    Là một người Kitô hữu, để nhận định và phán đoán sự việc, tôi chỉ biết dựa vào những tiêu chuẩn qua giáo huấn của Chúa Giêsu, là người tôi nhận là thầy để học hỏi và noi gương cho cả cuộc đời tôi. Qua giáo huấn của Ngài, tôi luôn tìm hiểu cách nhìn vấn đề, cách quan niệm, cách suy nghĩ và hành động của Ngài để noi theo. Vì thế, tôi xin chia sẻ với mọi người về cách nhìn, cách đánh giá của tôi về Thiền sư Nhất Hạnh cũng như nhiều người khác dựa trên quan điểm của Chúa Giêsu và của các môn đệ Ngài được ghi lại trong sách Tân Ước về 2 giá trị khác nhau mà ai cũng coi trọng: đó là cái tâm yêu thươngkhả năng phục vụ tha nhân, nói ngắn gọn theo kiểu nói của người Việt, đó là Đức và Tài.

    Đoạn đầu tiên làm tôi hết sức ngạc nhiên trong Tân Ước cho thấy cách nhìn hay quan niệm của Chúa Giêsu về hai giá trị Tài và Đức nói trên. Xin mọi người cùng đọc:

    Sách Mátthêu chương 7 có đoạn: «(21) Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Ðấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. (22) Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: “Lạy Chúa, lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúanói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?” (23) Và bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!» (Matthêu 7:21-23).

    Điều tôi lấy làm lạ, đó là những người tự kể công với Ngài rằng họ đã dùng khả năng siêu phàm của mình để nói tiên tri, trừ quỷ và làm nhiều phép lạ. Chắc chắn họ không dám nói dối Ngài về những khả năng siêu phàm ấy. Những khả năng ấy, tôi cứ tưởng rằng phải là những người rất đạo đức, rất thánh thiện mới có được. Chắc chắn rất nhiều Kitô hữu cũng nghĩ như tôi. Thế mà Chúa Giêsu lại kết án họ là «bọn làm điều gian ác». Như vậy nghĩa là sao? Chẳng lẽ Ngài nói sai câu này? – Chắc chắn không phải như vậy. Những đoạn khó hiểu, khó giải thích này khiến tôi nghĩ rằng Ngài muốn mặc khải một điều quan trọng mà rất nhiều người lầm tưởng. Vậy phải giải thích thế nào? Tôi chưa tìm được cách giải thích cho tới khi đọc đoạn thư của Thánh Phaolô sau đây gửi cho tín hữu thành phố Côrintô ở Hy Lạp:

    Thánh nhân viết: «(1) Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. (2) Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. (3) Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi» (1 Cr 13:1-3).

    Qua đoạn Tân Ước trên, tôi ngộ ra rằng rằng: trong đời sống tâm linh, điều quan trọng nhất là phải có tâm yêu thương mà người Công giáo gọi là đức mến. Không có cái tâm yêu thương này thì tất cả mọi việc làm, mọi khả năng mà người đời thường cho là tốt đẹp, là quý giá, thậm chí là đạo đức, đều không có giá trị gì trước mặt Thiên Chúa. Những khả năng hay việc làm dù được người đời coi là vô cùng tốt đẹp, chỉ có giá trị trước mặt Thiên Chúa khi chúng được thực hiện với tâm yêu thương mà thôi.

    Nói khác đi, dù tôi có tài năng cỡ nào, hoặc dùng những tài năng đó để phục vụ mọi người, được mọi người đánh giá rất cao, nhưng nếu sự phục vụ ấy chỉ nhắm mục đích để được mọi người khen tặng, hay để đạt được một lợi lộc ích kỷ nào đó, dù là lợi lộc tâm linh, chứ không xuất phát từ tâm yêu thương, thì sự phục vụ hay tài năng siêu việt ấy chẳng có giá trị gì trước mặt Thiên Chúa cả.

    Do đó, nếu tôi không có tâm yêu thương, nếu tôi vô cảm trước những nỗi đau khổ của người khác, nhất là những đau khổ tận cùng của tha nhân; hoặc tôi chỉ cảm thương xuông, chỉ tội nghiệp cho họ mà không có một hành động hay một hy sinh nào để cứu giúp họ; hoặc tôi tích cực ra mặt cứu giúp họ chỉ để được mọi người khen tặng, thì chẳng có giá trị tâm linh bao nhiêu. Hoặc nếu dân tộc tôi đang lâm cảnh khốn cùng, như có nguy cơ mất nước, bị diệt chủng (tương tự như dân tộc Tây Tạng hay dân tộc Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương hiện nay), mà tôi vẫn vô cảm, vẫn cảm thấy vô trách nhiệm, thì những bài viết hay những bài giảng thật hùng hồn, thật tuyệt vời về tình người, về lòng bác ái của tôi cũng trở thành vô giá trị trước mặt Thiên Chúa.

    Như vậy, đối với những người thuyết giảng rất hay, những cuốn sách và những bài viết rất tuyệt vời về tâm linh tôn giáo, về tình yêu tha nhân, về lòng bác ái, như của Thiền sư Nhất Hạnh chẳng hạn, nhưng nếu cái tâm của người thuyết giảng hay viết lách chẳng có chút yêu thương nào đối với tha nhân, đối với quốc gia dân tộc, nhất là sẵn sàng làm những điều có hại cho quốc gia dân tộc, thì tôi nghĩ, có lẽ trước mặt Phật, trước mặt những người am hiểu về tâm linh tôn giáo, cũng như như trước mặt Thiên Chúa của Kitô giáo, sẽ chẳng có chút giá trị gì, mặc dù có thể được người đời coi là có giá trị tuyệt vời.

    Sau đoạn Tân Ước trong sách Mátthêu chương 7 nói trên, Chúa Giêsu còn thêm: «(24) Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá(25) Dù mưa sa, nước cuốn, hay bảo táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. (26) Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát(27) Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành» (Matthêu 7:24-27).

    Như vậy, theo quan điểm của Chúa Giêsu, điều cần thiết nhất trong đời sống tâm linh không phải là hiểu biết thâm sâu lời của Ngài, hoặc đậu những bằng này cấp nọ về Thánh Kinh, hay thuyết giảng những giáo huấn của Ngài thật hùng hồn, thật hấp dẫn, được mọi người hết lòng khâm phục; mà là có sống thật những gì mình hiểu, những gì mình rao giảng về điều cốt yếu nhất trong giáo huấn của Ngài hay không.

    Theo tôi hiểu, điều cốt yếu nhất trong giáo huấn của Ngài là có tình yêu thương thật sự đối với tha nhân hay không. Thật vậy, trong bữa tiệc chia tay với các môn đệ trước khi chịu khổ hình thập giá, Ngài tha thiết nói với các môn đệ của mình chỉ một giới răn mà Ngài cho là quan trọng nhất: «(34) Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. (35) Ở điểm này, mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy: là anh em có lòng yêu thương nhau» (Gioan 13:34-35).

    Như vậy, để nhận ra một người có thật sự là môn đệ Chúa Giêsu hay không, hay chỉ là thứ môn đệ «hữu danh vô thực» của Ngài, thì chỉ cần căn cứ vào cách người ấy cư xử với tha nhân xem có tâm yêu thương, có tình có nghĩa hay không. Ngày phán xét cuối cùng được thánh Matthêu mô tả trong chương 25, Ngài cũng chỉ xét theo tiêu chuẩn duy nhất ấy để phân biệt kẻ tốt với người xấu, đó là có thực hành giới răn duy nhất vừa trưng dẫn hay không. Ngài nói với những người tốt lành: «(34)Nào những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. (35) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; (36) Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm”. (37) bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; (38) có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà cho mặc? (39) Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu hoặc ngồi tù, mà đến thăm đâu?” (40) Ðể đáp lại, Ðức Vua sẽ bảo họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy» (Matthêu 25:34-40).

    Còn đối với những người xấu, Ngài cũng nói: «(45) Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy» (Matthêu 25:45).

    «Những anh em bé nhỏ nhất» hay «những người bé nhỏ nhất» trong câu trên mà Ngài tự đồng hoá với chính Ngài, chính là những người nghèo khổ, những kẻ bị áp bức, bóc lột… Qua những đoạn Tân Ước kể trên, ta có thể rút ra kết luận: Dù ta là ai, là vua hay thường dân, là tổng thống hay bộ trưởng, là giáo hoàng hay giám mục, là giáo sĩ hay giáo dân, dù ta hiểu biết lời Chúa thâm sâu đến đâu, có thuyết giảng hay đến đâu, nếu không có tình thương thật sự đối với «những người nhỏ bé nhất» ấy, thì chẳng là gì đáng kể trước mặt Ngài đâu!

    Tuy nhiên, những gì họ viết, họ rao giảng, tuy không có giá trị trước mặt Thiên Chúa, vẫn có ít nhiều giá trị về mặt giáo dục con người, nên Chúa Giêsu khuyên: «Những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng làm theo hành động của họ, vì họ nói mà không làm» (Matthêu 23:3).

    Đọc những câu Kinh Thánh trên, thiết tưởng ai cũng có thể kết luận về cách nhìn hay cách đánh giá của Chúa Giêsu về TÀIĐỨC, không chỉ của Thiền sư Nhất Hạnh, mà còn áp dụng cho cả những bậc vị vọng trong xã hội hay trong tôn giáo, tuy có tài năng xuất chúng, nhưng thiếu tâm yêu thương, nhất là vô cảm đối với «những người nhỏ bé nhất» mà Chúa Giêsu tự đồng hoá với chính Ngài. Và đó cũng là cách nhìn và cách đánh giá của tôi.

    Nguyễn Chính Kết
    Houston, Texas, Hoa Kỳ
    26/1/2022.