21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GỈA GỞI TỚI - QUÝ VÂN

 

  •  
    Quyvan Vu
     
    Kinh Thánh sẽ không được viết lại; vì Kinh Thánh là lẽ thật, và lẽ thật thì không cần phải thay đổi.
    Nhưng có một điều sẽ xảy ra. 
    Một số phần nhất định của Kinh Thánh sẽ được viết thêm vào vì có những điều vẫn chưa hoàn tất –
     chẳng hạn như sách TÔNG ĐỒ Công-vụ, bạn và tôi tiếp tục việc tông đồ mỗi ngày trong môi trường mình sống.
    và chương thứ mười một của sách DO THÁI .
    chương 11:32  “Ta còn nói chi nữa? Vì nếu ta muốn nói về Ghê-đê-ôn, Ba-rác, Sam-sôn, Giép-thê, Đa-vít, Sa-mu-ên và các đấng tiên tri, thì không đủ thì giờ. 33 Những người đó bởi đức tin đã thắng được các nước, làm sự công bình, được những lời hứa, bịt mồm sư tử….
     
    Hết thảy những người đó dầu nhân đức tin đã được chứng tốt, song CHƯA hề nhận lãnh điều đã được hứa cho mình. ….”
     
    Đức Chúa Trời vẫn đang kêu gọi những người nam và người nữ sống bởi đức tin, và viết tiếp những chương còn dang dở. 
    Bạn có muốn tên của mình được thêm vào hành trình này như những anh hùng đức tin, và là những người nam người nữ có đời sống thực sự làm đẹp lòng Chúa của mình không?
    Hãy nhờ cậy Chúa sống và bước đi mỗi ngày bằng Đức Tin sống . Amen.
     
    Nguồn: Adrian Chua
    -----------------------------------------------------------
     
    *KINH THÁNH LÀ LẼ THẬT THEO TIN MỪNG LUCA ĐOẠN 1,
    1/CÂU 28: "SỨ THẦN VÀO NHÀ TRINH NỮ VÀ NÓI: "VUI MỪNG LÊN, HỠI ĐẤNG ĐẦY ÂN SỦNG, ĐỨC CHÚA Ở CÙNG BÀ".
     
    2/ CÂU 30: "SỨ THẦN LIÊN NÓI: THƯA BÀ MARIA, XIN ĐỪNG SỢ, VÌ BÀ ĐẸP LÒNG THIÊN CHÚA"
     
    3/ CÂU 35: "SỨ THẦN ĐÁP: THÁNH THẦN SẼ NGỰ XUỐNG TRÊN BÀ, VÀ QUYỀN NĂNG ĐẤNG TỐI CAO SẼ RỢP BÒNG TRÊN BÀ, VÍ THẾ ĐẤNG THÁNH SPA81 SINH RA SẼ ĐƯỢC GỌI LÀ CON THIÊN CHÚA".

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - LEO NÚI

 
 
 
 
ĐƠN GIẢN HÃY GỌI NGƯỜI LÀ MẸ
 
Có một đứa bé sắp chào đời. Nó bèn hỏi Thượng Đế:
 
– Họ nói ngày mai Người sẽ đưa con xuống trần gian, nhưng làm sao con sống nổi ở đó khi mà con quá nhỏ bé và bất lực như thế này?
 
Thượng Đế đáp:
 
– Trong số những thiên thần, ta đã chọn cho con một người. Thiên thần của con sẽ đợi con và săn sóc con chu đáo.
 
Đứa bé lại nài nì:
 
– Nhưng con không phải làm việc gì ngoài ca hát và vui cười hạnh phúc chứ?
 
Thượng Đế đáp:
 
– Thiên thần của con sẽ hát cho con nghe và cũng sẽ tươi cười với con mỗi ngày. Con sẽ cảm nhận được tình thương của người dành cho con và con sẽ thấy rất hạnh phúc.
 
Đứa bé lại hỏi:
 
– Và làm sao con có thể hiểu được khi họ nói chuyện với con bằng một ngôn ngữ mà con chưa hề biết đến?
 
Thượng Đế trả lời:
 
– Thiên thần của con sẽ nói với con bằng những ngôn từ nhẹ nhàng và đẹp đẽ nhất mà con chưa từng được nghe, đồng thời với sự nhẫn nại và cẩn trọng, thiên thần của con sẽ dạy con biết nói.
 
– Con nghe nói chốn trần gian lắm kẻ xấu xa. Ai sẽ bảo vệ con?
 
– Thiên thần của con sẽ hộ trì con ngay cả khi điều đó đe dọa đến tính mạng của người.
 
– Nhưng con sẽ rất buồn vì không còn được nhìn thấy Ngài nữa.
 
– Thiên thần của con sẽ luôn nói với con về Ta, và dạy con cách thức quay về với Ta dù rằng Ta luôn cận kề con.
 
Vào giây phút đó, ở nơi thiên đường ngâp tràn an lạc nhưng người ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng gọi vang vọng từ cõi thế, và đứa bé vội vàng hỏi Thượng Đế:
 
– Thưa Ngài, nếu con phải đi ngay bây giờ, xin hãy cho con biết tên thiên thần hộ mạng của con.
 
– Tên của người không quan trọng, con chỉ đơn giản gọi người là “Mẹ”.
 
@ Suy ngẫm
 
+ Bạn có thể không chắc chắn về bất cứ thứ gì
Trong thế giới hổn độn lừa lọc này
Trừ tình yêu của Mẹ.
-James Joyde-
 
+ Không phải lúc nào
Bạn cũng nhận dược sự giúp đỡ trong cuộc sống.
Đó là lý do vì sao Thượng Đế tạo ra người Mẹ.
 
@ Cầu nguyện
 
Lạy Mẹ Maria!
 
Tình yêu Mẹ thật bao la
Rộng mở vươn cao sâu xa vô ngần
Mẹ hằng thương mến Giê-su
Mẹ cũng thương đến chúng con vô vàn.
 
Có Mẹ đồng hành cùng con
Lòng tin vững vàng an tâm không sờn
Xin Mẹ chỉ bảo đàng lành
Trung thành với Chúa một đời phúc vinh. Amen
 
----------------------------------------------------------

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TAC PHẨM LƯƠNG TÂM

 

  •  
    BBT CGVN
    Thu, Dec 9 at 9:26 PM
     
     


    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net       This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

           

    LỜI GIỚI THIỆU DÀNH CHO TÁC PHẨM:

    LƯƠNG TÂM - Theo Quan Điểm Của Thần Học Luân Lý Công Giáo

     

    của linh mục tiến sĩ Phêrô Trần Mạnh Hùng vừa mới được xuất bản tại Việt Nam.

     

     

     

     

    Xin vui lòng nhấn vào link dưới đây để biết thêm chi tiết:

    https://ducbahoabinhbooks-osp.com/sach/than-hoc/luan-ly/luong-tam-theo-quan-diem-cua-than-hoc-luan-ly-cong-giao/    

     

    Cuốn sách về LƯƠNG TÂM là kết qủa công trình nghiên cứu lâu dài của tác giả, Lm. Phêrô Trần Mạnh Hùng. Theo cái nhìn của tác giả thì đề tài lương tâm luôn là chủ đề chính yếu trong ngành thần học luân lý, bởi vì không có cuộc tranh luận nào liên quan đến các vấn nạn của luân lý mà không tham khảo hay nại đến sự tự do và quyền tự quyết của lương tâm cá nhân. Điều này đã được Công Đồng Vaticanô II xác nhận, khi đưa ra định nghiã và vai trò của lương tâm trong các phán quyết về luân lý.

     

    “Công Đồng Vaticanô II định nghĩa lương tâm như “tâm điểm sâu xa nhất và là cung thánh của con người, nơi mà con người một mình đối diện với Thiên Chúa. Nơi lương tâm, con người tìm ra lề luật, được viết ra nơi trái tim họ, hằng mời gọi họ đến với tình yêu, khuyến khích họ làm lành và xa tránh điều dữ. Tất cả hành vi của ta phải phát xuất từ tình yêu và phải để tình yêu thúc bách. Dựa trên lề luật tình yêu này, lương tâm khuyến khích từng người trong những cảnh huống cụ thể, điều gì phải làm và điều gì cần phải tránh. Tuân phục luật tình yêu này là phần việc của phẩm giá con người, bởi vì nó phù hợp với bản tính và ơn gọi của chúng ta.” Thêm vào đó, “lương tâm hướng dẫn năng động trong việc giải quyết những vấn đề luân lý.” (Xem Gaudium et Spes, số 16).

     

    Bởi lẽ đó mà trong cuốn sách này, tác giả muốn trình bày một cách có hệ thống, thứ tự và mạch lạc liên quan đến bản chất và ý nghĩa của lương tâm, theo quan điểm của thần học luân lý Công Giáo, nhằm giúp cho độc giả có cái nhìn trung thực về bản chất lương tâm.  Đồng thời tác giả cũng sẽ thảo luận đến mối liên hệ giữa huấn quyền và sự tự do của lương tâm, nhất là khi xảy ra các trường hợp mà giáo huấn của Hội Thánh đi nghịch lại với các phán quyết của lương tâm cá nhân, hoặc trong trường hợp lương tâm bất đồng với các giáo huấn chính thức của Giáo hội. Trong các trường hợp như thế, chúng ta là các tín hữu, cần phải xử lý ra sao? Tôi tin rằng, đây chính là điều rất cần thiết và hữu ích cho các Kitô hữu và cho cả các vị chủ chăn, cụ thể là các cha xứ khi phải đối diện với những hoàn cảnh như vậy trong công việc mục vụ của mình tại giáo xứ.

     

    Tôi ước mong và chân thành cầu chúc cho các bạn trẻ, quý nam nữ tu sĩ và quý chủng sinh, cũng như quý giáo dân và độc giả tại Việt Nam sẽ khám phá ra những điều thú vị và hữu ích cho đời sống luân lý của chính mình, qua những gì mà tôi sắp sửa trình bày trong cuốn sách: LƯƠNG TÂM – Theo Quan Điểm Thần Học Luân Lý Công Giáo.

     

    Tác giả: Lm. Trần Mạnh Hùng.

     

    Quý vị nào muốn mua sách xin vui long liên lạc với

    NHÀ SÁCH ĐỨC BÀ HÒA BÌNH

     

    ♦ Địa chỉ: Số 1 Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1,

    Tp Hồ Chi Minh

    ♦ Điện thoại: 0938. 037.175 - (028) 38.250.745

    ♦ Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

     

     
     

     

     

     

 

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - ÔNG CÓ PHẢI CHÚA?

  •  
    phung phung

    Subj.: 1/ snhn5} ÔNG CÓ PHẢI LÀ ĐẤNG CỨU THẾ KHÔNG?, 2/ TIN MỪNG Mỗi Ngày: Thứ Năm, ngày 9 tháng 12/ 2021, 3/ PVLC Mùa Vọng Tuần II Thứ 6, 4/ Hành Hương Đức Tin & 5/ Những người thợ mộc Hoa Kỳ dành tặng ‘Món quà’ cho Nhà thờ Đức Bà ..
     
    1/  From: langthangchieutim
    Sent: 12/9/2021 12:02:55 AM Central Standard Time
    Subject: {snhn5} ÔNG CÓ PHẢI LÀ ĐẤNG CỨU THẾ KHÔNG?

    ÔNG CÓ PHẢI LÀ ĐẤNG CỨU THẾ KHÔNG?

    Jim Bishop có viết một tác phẩm nhan đề “Ngày Đức Kitô đến.  Tác phẩm đó có một đoạn văn rất hay mô tả những gì người Do thái cảm thấy về việc Đấng Cứu Thế đến.  Đoạn văn đó như sau: 

    “Việc Đấng Cứu Thế đến là một nỗi ám ảnh dịu ngọt của một quốc gia.  Đó là một niềm vui ngoài sức tưởng tượng, một hạnh phúc vượt khỏi niềm tin.  Đó là niềm an ủi cho những nông dân làm việc cực nhọc cả ngày đang cùng với gia đình nằm trên giường chờ giấc ngủ đến.  Đó là giấc mơ của người tóc đã hoa râm.  Đó là điều mà trẻ em mong được nhìn thấy từ trên ngọn núi phủ mây trắng hiện đến.  Đó là niềm hy vọng của dân xứ Giuđêa đang bị xiềng xích tủi nhục.  Đấng Cứu Thế luôn luôn là một sự hứa hẹn cho buổi sáng ngày mai.

    Vì thế nên khi Gioan tẩy Giả xuất hiện bên giòng sông Giođan, dân chúng rất là phấn khởi.  Gioan bắt đầu sứ mạng của ông tại một địa điểm không xa biển chết.  Đó là tụ điểm bình dân của những đoàn hành hương và các du khách từ khắp nơi trên thế giới đến.  Đó là một nơi tuyệt hảo để mọi người gặp gỡ nhau và trao đổi những tin tức thế giới.  Vì thế đó là một nơi lý tưởng để Gioan Tẩy Giả bắt đầu rao giảng và làm phép rửa.  Sứ điệp Gioan rất đơn giản và rõ ràng: “Hãy từ bỏ tội lỗi mình… Hãy dọn đường cho Chúa đến, hãy làm một lối thật thẳng để Người đi” (Lc. 3,3-4). 

    Chẳng mấy chốc, tin tức về hoạt động của Gioan tẩy giả đã đến tai những nhà lãnh đạo tôn giáo ở Giêrusalem.  Vì thế họ cử một phái đoàn gồm các tư tế và các thầy Lêvi đến nói chuyện với Gioan.  Các tư tế đặc biệt lưu ý đến Gioan vì ông là con của Zacaria, cũng là một tư tế.  Trong Do Thái giáo, điều kiện duy nhất để có thể làm tư tế là phải thuộc dòng dõi tư tế.  Nếu có ai là con cháu của Aaron, thì không ai có quyền cấm người ấy thực hiện chức năng tư tế của mình.  Do đó các tư tế tại Giêrusalem đặc biệt lưu tâm tới Gioan, và chắc chắn không hiểu tại sao Gioan lại hành xử một cách dị thường như thế. 

    Khi phái đoàn các tư tế đến, họ đi thẳng vào vấn đề và hỏi Gioan: “Ông là ai?”  Gioan biết trong tâm trí họ nghĩ gì, nên ông nói: “Tôi không phải là Đấng Cứu Thế.”  Các tư tế hỏi: “nếu ông không phải là Đấng Cứu Thế, vậy ông là ai?  Ông có phải là Êlia không?”  Đối với chúng ta, câu hỏi sau cùng này có vẻ khó hiểu.  Nhưng chúng ta nên nhớ rằng Êlia là một vị tiên tri đã được cất lên trời bằng một chiếc xe lửa vào cuối đời.  Nhiều người Do Thái tin rằng Êlia sẽ trở lại vào thời Đấng Cứu Thế đến.  Ngay cả thời nay cũng có một số người Do Thái dành cho tiên tri Êlia một ghế trống trong bữa ăn Vượt Qua của họ.  Họ cầu mong năm nay là năm Êlia trở lại để loan báo Đấng Cứu Thế đến.  Nhưng Gioan nói thẳng rằng ông không phải là vị tiên tri đã được cất lên trời trên chiếc xe lửa trước đó mấy thế kỷ. 

    Họ hỏi: “Vậy ông có phải là một vị tiên tri không?”  Gioan lại trả lời: “Không!  Tôi không phải là một vị tiên tri giống như Giêrêmia hay Êzêkiel.  Họ hỏi tiếp: “Vậy thì ông là ai?”  Gioan trả lời bằng câu nói của Isaia: “Tôi là tiếng kêu gào trong sa mạc: “Hãy dọn đường cho ngay thẳng để Chúa đến.  Muốn hiểu rõ câu nói đó của Gioan Tẩy Giả, ta nên nhớ rằng những con đường ngày xưa chỉ có một ít là trải sỏi hoặc đá, còn đa số là những con đường lầy lội.  Khi một vị vua muốn đi thăm một tỉnh nào đó trong vương quốc của mình, ông sẽ sai một người “tiền hô” tới đó trước để báo cho dân chúng lấp đầy những hố, những vũng bùn, và làm cho những con đường thẳng thắn lại.  Người “tiền hô” còn có một điều nữa phải làm là dạy cho dân chúng những nghi thức tiếp tân thích hợp để đón nhà vua tới. Gioan Tẩy Giả cũng lưu ý tới thái độ tiếp tân cần phải có để đón Chúa tới.  Ông nói: “Hãy ăn năn hối cải tội lỗi mình và hãy lãnh nhận phép rửa.” (Mc.4). 

    Tóm lại chúng ta có thể diễn đạt toàn bộ sứ điệp của Gioan như sau: Tôi không phải là Đấng Cứu Thế, nhưng tôi là người “tiền hô” cho Ngài.  Hãy chuẩn bị, vì Ngài sắp đến.  Gioan đã làm những gì mà mọi vị lãnh đạo tôn giáo phải làm.  Ông không để cho người ta chú ý tới ông, mà hướng mọi sự chú ý của họ vào Đức Giêsu. 

    Đó chính là những gì Giáo Hội làm suốt Mùa vọng.  Giáo Hội tập trung mọi chú tâm của chúng ta vào Đức Giêsu.  Giáo Hội hành động giống như vị “Tiền hô” của Ngài.  Và cuối cùng Giáo Hội giải thích cho chúng ta biết chuẩn bị đón Ngài như thế nào. 

    Mùa vọng nói với chúng ta về việc Đức Giêsu đến.  Ngài không phải chỉ đến trong giòng lịch sử như chúng ta vẫn mừng và kỷ niệm vào ngày Giáng Sinh, mà Ngài còn đến lần chót vào cuối dòng lịch sử nữa.

    Tin Mừng Matthêu có nói về lần đến cuối cùng đó: “Khi Con Người đến với tư cách một vị vua, Ngài sẽ ngồi trên ngai vàng của Ngài, và toàn dân thiên hạ sẽ qui tụ trước mặt Ngài.  Lúc đó Ngài phân chia họ ra làm hai nhóm, y như người chăn chiên tách chiên ra khỏi dê…  Nhà vua sẽ nói với những người ở bên phải: Hãy đến hỡi những kẻ được Cha Ta chúc phúc!  Hãy đến và hãy lãnh lấy nước trời làm cơ nghiệp…  Rồi Ngài nói với những người ở bên trái: Hãy đi khỏi Ta và vào lửa đời đời” (Mt.25,34-41). 

    Những bài đọc trong Thánh lễ Chúa Nhật này muốn nói: Gioan không phải là Đấng Cứu Thế, Ông chỉ là người “Tiền hô” của Ngài.  Gioan dạy cho chúng ta cách chuẩn bị ngày Ngài đến vào cuối lịch sử để làm quan án xét xử chúng ta. 

    Để kết thúc, chúng ta hãy ăn năn thống hối như khi lãnh nhận bí tích hoà giải.  Xin các bạn hãy thinh lặng và cùng cầu nguyện với tôi: 

    “Lạy Cha chí nhân, con xin trở về với Cha và nói giống như người con hoang đàng: con đã lỗi phạm đến Cha, con không đáng gọi là con Cha nữa.  Lạy Chúa Giêsu là Đấng cứu chuộc nhân loại, con cầu nguyện với Chúa như người trộm lành mà Chúa đã hứa nước thiên đàng ngày xưa: Lạy Chúa xin hãy nhớ đến con trong nước của Chúa.  Lạy Chúa Thánh Thần là nguồn mạch tình yêu, con thành tâm cầu khẩn Ngài, Xin hãy thanh tẩy tâm hồn con và giúp con bước đi như con cái của sự sáng.

    Lm. Mark Link

     
    2//From: vongtaysongnguyen
    Sent: 12/8/2021 9:15:36 PM Central Standard Time
    Subject: TIN MỪNG Mỗi Ngày: Thứ Năm, ngày 9 tháng 12/ 2021
     
    Thưa quý anh chị và các bạn, quý mến, 
    Ở đời, mỗi người có rất nhiều điều phải làm. Nhưng CẦN XÁC ĐỊNH điều nào QUAN TRỌNG NHẤT. 
    TIN MỪNG giúp ta BIẾT điều nào QUAN TRỌNG NHẤT. Xin mời:
     
    NGHE Chúa nói, khi . .  . ĐỌC Lời Ngài.
    NHÌN lại mình, khi . . . SUY NIỆM
    NÓI với Chúa, khi . . . CẦU NGUYỆN 
    Và làm một QUYẾT TÂM dù rất nhỏ, để Thăng Tiến Bản Thân.
     
    TIN MỪNG
    "Lương Thực Thiêng Liêng mỗi ngày"
    Thứ Bẩy, ngày 4 tháng 12 năm 2021
     
    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu (Mt 11,11-15)
    Khi ấy, Chúa Giêsu phản cùng dân chúng rằng: "Ta bảo thật các ngươi, trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả, nhưng người nhỏ nhất trong Nước Trời lại cao trọng hơn ông. Từ thời ông Gioan Tẩy Giả đến giờ, Nước Trời phải dùng sức mạnh mà chiếm lấy, và những kẻ mạnh mẽ can đảm mới chiếm được. Tất cả các tiên tri và lề luật đã tuyên sấm cho đến Gioan và nếu các ngươi muốn hiểu, thì chính Gioan là Elia, kẻ phải đến. Ai có tai, thì hãy nghe !"'
    ***
    Thưa quý anh chị và các bạn,
    Dưới đây là Cảm Nhận Suy Tư của một người. Mỗi người cần KHÁM PHÁ ra điều Chúa muốn dậy riêng mình, bằng cách "đắm mình" trong Lời của Ngài. 
     
    ** ĐỌC
    Làm dấu Thánh giá. Thầm thĩ cầu nguyện ngắn gọn, tha thiết xin Chúa Thánh Thần ban ơn soi sáng, Đọc Lời Chúa chậm rãi, ít là vài ba lần.
     
     
    ** SUY NIỆM
    Trầm lắng!  Lập lại 5-7 lần câu ngắn nào được Chúa đánh động. 
     
    Không một ai trong cõi đời này cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả,  
    "Nhưng, người NHỎ NHẤT trong NƯỚC TRỜI còn CAO TRỌNG Hơn Ông"
     
    ** CẦU NGUYỆN
    Lạy Thiên Chúa trời đất, 
    Qua Lời Chúa, con hiểu HỒNG ÂN NƯỚC TRỜI cao trọng đến dường nào !! 
    Nhưng, không chỉ nói: "Lạy Chúa, Lạy Chúa" mà được vào Nước Trời đâu. 
    "Phải LÀM" theo Ý CHÚA CHA. 
    Xin Chúa giúp con tận lực Hết LINH HỒN, Hết SỨC LỰC, Hết TRÍ KHÔN . . . 
    "LÀM" THEO Ý CHÚA CHA trong MỌI VIỆC, 
    từ Gia đình, Giáo xứ, Sở làm và MỌI NƠI con có mặt. 
    Để cùng với Ơn Chúa, con sẽ "CHIẾM" Được NƯỚC TRỜI. 
    Amen.
     
    ** QUYẾT TÂM THỰC HÀNH
    - Coi nhẹ MỌI SỰ ở đời. Chỉ NƯỚC TRỜI là Cao Trọng NHẤT.
       Cần VẬN DỤNG TẤT CẢ Để "CHIẾM" Cho Bằng Được NƯỚC TRỜI. 
     
    Văn Phòng Điều Hành Trung Ương
    Chương Trình TTHNGĐ Hải Ngoại.
    ---------------------------------------------
    3/ From: daminhmariacaotantinh
    Sent: 12/9/2021 3:36:21 PM Central Standard Time
    Subject: PVLC Mùa Vọng Tuần II Thứ 6

    Thứ Sáu

    Lời Chúa

     

    Bài Ðọc I: Is 48, 17-19

    "Chớ gì ngươi lưu ý đến giới răn của Ta".

    Trích sách Tiên tri Isaia.

    Thiên Chúa là Ðấng Thánh của Israel, Ðấng Cứu Chuộc ngươi phán: Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Ðấng phán dạy ngươi những điều hữu ích, Ðấng dẫn dắt ngươi trong con đường phải đi. Nếu ngươi lưu ý đến các giới răn của Ta, thì hạnh phúc của ngươi sẽ như dòng sông, và sự công chính của ngươi sẽ như sóng biển. Dòng dõi ngươi sẽ như cát và con cháu ngươi sẽ đông đúc, và danh ngươi sẽ không bị xoá, bị diệt trước nhan thánh Ta.

    Ðó là lời Chúa.

     

    Ðáp Ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6

    Ðáp: Lạy Chúa, ai theo Chúa sẽ được ánh sáng ban sự sống (x. Ga 8, 12).

    Xướng: 1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. - Ðáp.

    2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. - Ðáp.

    3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. - Ðáp.

     

    Alleluia:

    Alleluia, alleluia! - Này đây Ðức Vua là Thiên Chúa địa cầu sẽ đến. Chính Người sẽ cất ách tù đày của chúng ta. - Alleluia.

     

    Phúc Âm: Mt 11, 16-19

    "Họ không nghe lời Gioan và lời Con Người".

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Ta sẽ so sánh thế hệ này với ai? Họ giống như bọn trẻ ngồi nơi phố chợ, gọi lũ trẻ khác mà rằng: "Chúng tôi thổi sáo, sao các bạn không múa nhảy; chúng tôi than vãn, sao các bạn không khóc lên!"

    "Vì Gioan đến, không ăn không uống, thì họ nói: "Ông ta phải quỷ ám!" Con Người đến, ăn uống giống như thường, thì họ nói: "Ðó là người mê ăn mê uống, là bạn của quân thu thuế và những kẻ tội lỗi". Nhưng sự khôn ngoan được biện minh bằng các công việc của mình".

    Ðó là lời Chúa.


    Suy niệm

     nhập thể sự thật  

     

    Hôm nay, Thứ Sáu tuần thứ hai Mùa Vọng, bài Phúc Âm tiếp tục về nhân vật Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, một bài Phúc Âm tiếp ngay sau bài Phúc Âm cũng của Thánh ký Mathêu hôm qua:

     

    "Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: 'Ta sẽ so sánh thế hệ này với ai? Họ giống như bọn trẻ ngồi nơi phố chợ, gọi lũ trẻ khác mà rằng: 'Chúng tôi thổi sáo, sao các bạn không múa nhảy; chúng tôi than vãn, sao các bạn không khóc lên!' Vì Gioan đến, không ăn không uống, thì họ nói: 'Ông ta phải quỷ ám!' Con Người đến, ăn uống giống như thường, thì họ nói: 'Ðó là người mê ăn mê uống, là bạn của quân thu thuế và những kẻ tội lỗi'. Nhưng sự khôn ngoan được biện minh bằng các công việc của mình".

     

    Nếu mầu nhiệm nhập thể "Lời đã hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14) là một mầu nhiệm thật là mầu nhiệm, đến độ có thể thành cớ vấp phạm cho nhiều người trong dân Do Thái, như đã thực sự xẩy ra khi thành phần lãnh đạo của họ lên án tội lộng ngôn phạm thượng của Người, vì Người chỉ là loài người mà lại dám xưng mình ngang hàng với Thiên Chúa (xem Gioan 10:33; Mathêu 26:63-66), mà Thiên Chúa đã cần phải dọn đường cho Con của Ngài xuất hiện bằng cách sai Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đến trước Người như là một vị "tiên hô của Đấng Tối Cao" (Luca 1:76).

     

    Bởi vậy, cũng như không nhận biết Chúa Kitô thì không thể nhận biết Cha là Đấng sai Người cũng là Đấng Người tỏ ra cho biết thế nào, thì ai không chấp nhận Tiền Hô Gioan Tẩy Giả là "tiếng kêu trong sa mạc", cũng không thể nào có thể nhận biết chính "Lời" nhập thể là "tất cả sự thật" (Gioan 16:13) của tiếng kêu trong sa mạc ấy. Đó là lý do, trong Bài Phúc Âm hôm nay, chính Chúa Giêsu đã khẳng định: "Gioan đến, không ăn không uống, thì họ nói: 'Ông ta phải quỷ ám!' Con Người đến, ăn uống giống như thường, thì họ nói: 'Ðó là người mê ăn mê uống, là bạn của quân thu thuế và những kẻ tội lỗi'".

     

    Quả vậy, thực tế sống đạo cho thấy, một khi con người không thành tâm tìm kiếm chân lý là một thực tại khách quan hoàn toàn có thật ở bên ngoài mình và ở bên trên mình, (như thực tại mặt trời hiện hữu để chiếu tỏa ánh sáng cho sinh vật trên mặt đất này sống động và phát triển), soi sáng cho con người của mình và chi phối cuộc đời của mình, thì con người sẽ chẳng bao giờ nhận ra chân lý và được chân lý giải phóng (xem Gioan 12:32), nếu một khi họ cứ muốn tạo ra chân lý theo ý nghĩ thiển cận lại đầy thiên kiến và hết sức mù quáng chủ quan của họ.

     

    Thành phần muốn sáng tạo nên sự thật này là thành phần hết sức độc đoán, đúng như thái độ và hành động của bọn trẻ con chẳng biết gì mà cứ tưởng mình là nhất, ai cũng phải theo mình mới được, một bọn trẻ con đã được chính Chúa Giêsu sử dụng trong bài Phúc Âm hôm nay, để ám chỉ thành phần tương đối hóa tuyệt đối (là chân lý và lề luật của Thiên Chúa) và tuyệt đối hóa tương đối (là ý nghĩ, ý thích và ý riêng của con người): "Họ giống như bọn trẻ ngồi nơi phố chợ, gọi lũ trẻ khác mà rằng: 'Chúng tôi thổi sáo, sao các bạn không múa nhảy; chúng tôi than vãn, sao các bạn không khóc lên!'"

     

    Hai nguyên tổ ngày xưa trong vườn địa đàng cũng chẳng khác gì như bọn trẻ con này. Ở chỗ, các vị đã bất chấp sự thật lời Chúa về trái cấm và việc đụng đến trái cấm ấy, và coi ý nghĩ, ý thích và ý riêng của mình, do rắn quỉ tinh ranh dối trá lừa đảo mớm cho, là sự thật, là đúng nhất. Và vì sự thật bao giờ cũng là sự thật, cho dù nó có bị phủ nhận và triệt hạ nơi lương tâm và hành động của con người, không một loài thụ tạo nào có thể tạo nên sự thật, trái lại, h cần phải nhận biết, chấp nhận và tuân theo "tất cả sự thật" nữa mới được bình an, công chính và sự sống. 

     

    Tuy đã sa ngã bởi chối bỏ sự thật và sau đó mới nhận ra sự thật thì đã lỡ hết rồi, đã bị chết đúng như lời cảnh báo vô cùng chân thật của Thiên Chúa (xem Khởi Nguyên 2:15-17;3:19). Thế nhưng, vẫn chưa muộn, nếu con người còn biết chấp nhận sự thật là mình đã lầm lạc mà hối lỗi, xin lỗi và chừa lỗi. Bởi vì Thiên Chúa là Đấng thấu suốt con người là tạo vật của Ngài hơn ai hết, hơn chính bản thân họ, nên lúc nào Ngài cũng sẵn sàng tha thứ cho họ và ra tay cứu độ họ một khi họ thành tâm chạy đến với Ngài, khi họ còn thiện chí lắng nghe Ngài, như Ngài đã nói qua miệng Tiên Tri Isaia trong Bài Đọc 1 hôm nay: 

     

    "Thiên Chúa là Ðấng Thánh của Israel, Ðấng Cứu Chuộc ngươi phán: Ta là Chúa, là Thiên Chúa của ngươi, Ðấng phán dạy ngươi những điều hữu ích, Ðấng dẫn dắt ngươi trong con đường phải đi. Nếu ngươi lưu ý đến các giới răn của Ta, thì hạnh phúc của ngươi sẽ như dòng sông, và sự công chính của ngươi sẽ như sóng biển. Dòng dõi ngươi sẽ  như cát và con cháu ngươi sẽ đông đúc, và danh ngươi sẽ không bị xoá, bị diệt trước nhan thánh Ta".

     

    Bài Đáp Ca hôm nay cũng theo chiều hướng của cả Bài Đọc 1 lẫn Bài Phúc Âm hôm nay trong việc kêu gọi con người hãy sống theo sự thật và trong sự thật hơn là gian ác dối trá, nhờ đó họ mới không bị hủy diệt mà còn được tồn tại và phát triển nữa:

     

    1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. 

     

    2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt.

     

    3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. 

     

    Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên

     

    MV.II-6.mp3 

     

    4/ From: daminhmariacaotantinh
    Sent: 12/9/2021 7:31:12 AM Central Standard Time
    Subject: Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh: Ký Sự - Ngày 16/11

    Chứng Tích

    Bữa tiệc ly tối ngày 18/11/2021, trong bầu tâm sự anh chị em vừa mới trở thành thân tình với nhau hơn bao giờ hết, đã biết tên nhau và mặt nhau, kể cả quí anh chị trong nhóm lẫn ngoài nhóm TĐCTT, kể cả đa số anh chị già với các anh chị trẻ, kể cả con với cha, không còn cách biệt gì nữa, kể cả xa cách tiểu bang sinh sống, ban tổ chức chúng tôi đã ngỏ lời cám ơn chẳng những anh chị em tham dự chuyến hành hương này mà còn cám ơn cả nữ nhân viên tour host của mình.

    Cả khi ở trên xe bus ra phi trường từ 3:30 am, trong vòng 30 phút, ngoài phép lành đầu ngày cuối cùng của Cha linh hướng và cùng nhau cầu Kinh Mân Côi, bé tĩnh đã lập lại những gì chính yếu được bé luôn nhấn mạnh đến về, trong và của chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021 sống đạo này:

    1- Anh chị em TĐCTT tham dự chuyến Hành Hương Đức Tin - Chứng Tích Phục Sinh 2021 lịch sử chộp bắt chúng ta ai cũng đã đều cảm nghiệm thấy LTXC;

    2- Nhờ đó mà TĐCTT là thành phần sống ơn gọi thương xót càng tin tưởng vào LTXC hơn để sống sứ vụ thương xót hơn trong thời điểm thương xót hiện nay;

    3- Nhất là trong những cơn gian nan khốn khó của cuộc sống đạo hay sống đời, vì cuộc hành trình đức tin của Kitô hữu chúng ta chỉ là một cuộc vượt qua liên lỉ;

    4- Càng gian khổ và mệt mỏi càng chứng tỏ mình đang tiến lên núi, thay vì dễ chịu, thoải mái và may lành, thường nguy hiểm và vấp ngã như người xuống núi;

    5- Càng sống đức tin càng nên giống Chúa Kitô vượt qua, một Chúa Kitô phục sinh vẫn còn 5 Dấu Thánh, những dấu thánh bất khả thiếu này mới thực sự là và cho thấy một cách sống động nhất nơi bản thân TĐCTT “chứng tích phục sinh” về Chúa Kitô, Đấng đang sống trong mỗi một TĐCTT chúng ta, như Người liên  lỉ ở cùng Giáo Hội cho đến tận thế (xem Mathêu 28:20)!

    6- Mọi sự đã qua đi: các đền thờ nguy nga đồ sộ, các thánh tích linh thiêng, các sử tích lưu dấu Đấng hiện diện thần linh, vị giáo hoàng đương kim Phanxico, các biến cố gian khổ, các lo âu sợ hãi, các thủ tục đòi hỏi gắt gao rắc rối…, tất cả và tất cả những gì liên quan đến chuyến hành hương bấp bênh và liều lĩnh nhưng vẫn có thể chộp bắt 2021 một cách tràn đầy ân tình thánh tuyệt vời này;

    7- Thế nhưng trong tâm hồn của từng tham dự viên chuyến Hành Hương Đức Tin Chứng Tích Phục Sinh chính là một niềm vui thương xót... vẫn còn đó, một niềm vui thương xót bất khả thiếu cho hành trình đức tin trần thế, như cuộc Hành Hương Nước Trời tối hậu, không thể không vượt qua tất cả mọi gian nan thử thách bất ngờ trong tương lai của chúng ta, nhờ đó mỗi người chúng ta mới được vinh phúc hiệp thông thần linh muôn đời với Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh là Cha và Con và Thánh Thần. Amen!

    Đaminh Maria cao tấn tĩnh

    Ngày 16/11: Cha Thánh Piô 5 Dấu ở San Giovanni Rotondo và Thánh Januarius Máu loãng một năm 3 lần ở Naples 

    5/ From: thanhlamle.le
    Sent: 12/9/2021 1:10:10 PM Central Standard Time
    Subject: DĐDT: Những người thợ mộc Hoa Kỳ dành tặng ‘Món quà’ cho Nhà thờ Đức Bà ...

     
     
     
     BM
     
    Lửa và khói bốc lên trong một vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà nổi tiếng ở trung tâm Paris vào ngày 15/04/2019.
     
    Những kỹ nghệ chế tác gỗ truyền thống có thể giúp bảo tồn một kiệt tác Gothic của Pháp.
     
    Vào ngày 15/04/2019, người dân toàn thế giới đã phải thảng thốt. Người ta kinh hoàng nhìn vào những màn hình [máy điện toán, truyền hình, hay điện thoại] của họ, còn người dân Paris thì xuống đường để tận mắt chứng kiến cảnh Nhà thờ Đức Bà bốc cháy vượt khỏi tầm kiểm soát. Khi ngọn lửa bùng lên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói với đài AFP rằng, “Chúng tôi sẽ xây dựng lại nhà thờ này.”
     
     BM
     
    Lửa và khói bốc lên trong một vụ hỏa hoạn tại Nhà thờ Đức Bà nổi tiếng ở trung tâm thành phố Paris vào ngày 15/04/2019.
     
    Hơn hai năm sau đó, thế giới [giờ đây] đang ngóng trông việc xây dựng và khôi phục lại công trình kiến trúc Gothic vĩ đại này của Pháp. Trong nhiều năm sau vụ hỏa hoạn, đã có vài gợi ý cho rằng mái chóp từ thế kỷ 19 [của nhà thờ], vốn đã bị phá hủy hoàn toàn, sẽ được khôi phục lại theo một thiết kế mới với các vật liệu hiện đại như kính và thép. Tuy nhiên, ý tưởng đó đã bị bác bỏ. Thay vào đó, mái chóp sẽ được xây dựng lại theo đúng thiết kế từ thế kỷ 19 của kiến trúc sư người Pháp Eugène Viollet-le-Duc.
     
    Theo trang web Những người bạn của Nhà thờ Đức Bà Paris (Friends of Notre Dame de Paris) có trụ sở tại Hoa Kỳ, quá trình phục hồi Nhà thờ Đức Bà sẽ đưa kiệt tác Gothic này trở về đúng hiện trạng “nguyên vẹn, ăn khớp, và quen thuộc” như trước vụ hỏa hoạn.
     
    Nhà thờ Đức Bà của Victor Hugo
     
     BM
     
    Thật thú vị là, vào thế kỷ 19, Nhà thờ Đức Bà cũng từng đang trong tình trạng hỏng hóc. Khi Victor Hugo viết nên kiệt tác “Thằng gù ở Nhà thờ Đức Bà,” ông đã đặt câu hỏi đối với những nỗ lực trùng tu kiểu hiện đại [thời đó] đối với Nhà thờ Đức Bà. Cũng như ngày nay, ông đã muốn lưu giữ lại vẻ đẹp Gothic của di tích linh thiêng này.
     
    BM
     
    “Nhà thờ Đức Bà Paris rõ ràng là một công trình kiến trúc uy nghi và bề thế. Tuy nhiên, dù vẻ đẹp vẫn được giữ gìn trong sự lâu đời của nó, thật khó có thể không thở dài, không rưng rưng phẫn nộ, trước những xuống cấp và tổn hại vô độ mà cả thời gian lẫn con người đã khiến cho tượng đài đáng kính này phải gánh chịu, không chút tôn trọng nào đối với Charlemagne, người đã đặt viên đá đầu tiên [xây dựng nên] nhà thờ, hay đối với Philip Augustus, người đã hoàn thành công trình lúc sau cùng,” văn hào Hugo đã viết trong cuốn thứ ba của kiệt tác “Thằng Gù ở Nhà thờ Đức Bà.”
     
    “Ông ấy đã phản đối trào lưu từ bỏ những kiến trúc cổ điển để chạy theo những yếu tố hiện đại hơn thời đó,” bà Sylvie Robin, trưởng nhóm quản lý di sản thuộc khoa khảo cổ học tại Bảo tàng Carnavalet ở Paris, nói với kênh Euronews.
     
    BM
     
    Cũng như Hugo vào những thế kỷ trước, ngày nay các chuyên gia bảo tồn và những người đam mê di sản đã bước ra để giúp khôi phục lại Nhà thờ Đức Bà – lần này là từ đống tro tàn. Dường như người ta muốn đưa Nhà thờ Đức Bà trở về đúng với ký ức của họ về nó. Và những người thợ mộc truyền thống – ở cả Pháp và Mỹ – đều đã đang tham gia vào nỗ lực bảo tồn di sản thời trung cổ của Nhà thờ Đức Bà.
     
    Như Hugo đã viết trong cuốn “Thằng Gù ở Nhà thờ Đức Bà,” “Những công trình kiến trúc vĩ đại nhất thường là sản phẩm của cả một xã hội hơn là của các cá nhân; là đứa con [sinh ra từ] công sức của cả một quốc gia, hơn là ý tưởng chớp nhoáng của một thiên tài. …
     
    BM
     
    Trước đám cháy: Nóc của Nhà thờ Đức Bà, tên là “La Forêt” (“Khu Rừng”), được xây dựng từ 1,300 cây sồi; có những cây 300 đến 400 tuổi.
     
    Những người Thợ mộc Không Biên giới (Carpenters Without Borders)
     
    BM
     
    Vì phần lớn mái của nhà thờ đã bị hủy hoại trong vụ hỏa hoạn năm 2019, hiệp hội Những người Thợ mộc Không Biên giới của Pháp (Carpenters Without Borders), cùng với những thành viên trong tổ chức Nghiệp đoàn Thợ mộc (The Carpenters Fellowship) của Anh Quốc, đã dành một tuần trong tháng 07/2020, để tái tạo một trong các giàn đỡ trần của Nhà thờ Đức Bà. Một giàn đỡ là một cấu trúc được tạo bởi một dãy các hình tam giác.
     
    Các thợ mộc đã chọn mô phỏng lại giàn đỡ Số 7, trước đây từng nằm giữa chóp đỉnh nhà thờ và những tháp chuông.
     
    BM
     
    Giàn đỡ mái mô phỏng đã được xây dựng thủ công thành công trong khuôn viên của khu công trình kiến trúc lịch sử Château de Mesnil Geoffroy, ở miền bắc nước Pháp. Trong mỗi công đoạn trong quá trình này, những người thợ mộc chỉ sử dụng các công cụ bằng tay và hoàn toàn tuân theo kỹ thuật [làm gỗ] của ông cha họ thời trung cổ. Ví dụ, các thợ mộc đã đốn hạ bằng tay 20 cái cây cần cho việc xây dựng giàn đỡ – dựa theo các tài liệu lịch sử về những điều kiện tối ưu để chặt những cây gỗ này.
     
     BM
     
    Là một phần của lễ hội Ngày Di sản Âu Châu, diễn ra vào ngày 20 và 21/09, Những người Thợ mộc Không Biên giới đã dựng thẳng giàn đỡ Số 7 ở trước Nhà thờ Đức Bà. Một trong những thợ mộc có mặt ở đó, ông Florian, đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với tổ chức lâm nghiệp France Bois Forêt, rằng họ muốn xây dựng lại giàn đỡ để chứng minh rằng những nguyên liệu và kỹ thuật [truyền thống] này vẫn còn tồn tại, và để tái thiết cấu trúc này {giàn đỡ} bằng phương pháp chế tác gỗ truyền thống đúng theo thiết kế ban đầu. Những người thợ mộc hy vọng rằng các kiến trúc sư có nhiệm vụ khôi phục lại nhà thờ sẽ tận dụng công sức của họ.
     
    BM
     
    Kể từ khi đó, Những người Thợ mộc Không Biên giới đã tái tạo giàn đỡ Số 7 nhiều lần. Một bản mô phỏng gần đây giờ đã được trưng bày tại lâu đài Château Crèvecœur ở tây bắc nước Pháp.
     
    Tái tạo Giàn đỡ Số 6
     
     BM
     
    Chỉ khoảng hơn một năm sau khi Những người Thợ mộc Không Biên giới mô phỏng lại giàn đỡ Số 7, một nhóm các thợ mộc yêu nghề tại Hoa Kỳ đã tái tạo lại giàn đỡ Số 6, trước đây nằm phía trên chỗ ngồi của dàn hợp xướng của nhà thờ. Dự án này đã được chỉ đạo bởi tổ chức giáo dục phi lợi nhuận Handshouse Studio với sự hỗ trợ từ Những người Thợ mộc Không Biên giới.
     
    Nhóm thợ mộc đã xây dựng giàn đỡ của Handshouse Studio bao gồm các giảng viên và sinh viên Trường Kiến trúc và Quy hoạch của Đại học Công giáo Hoa Kỳ, và các thành viên của Hiệp hội Những người làm khung gỗ (Timber Framers Guild), Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ (National Park Service), [Tổ chức] Bảo tồn Maryland (Preservation Maryland) và Trường North Bennet Street (North Bennet Street School)
     
    Dự án giàn đỡ Nhà thờ Đức Bà của Handshouse Studio đã tái tạo một trong những giàn đỡ mái cổ kính nhất của Nhà thờ Đức Bà Paris. Handshouse Studio đã tuân theo thiết kế, [sử dụng] những vật dụng và kỹ thuật nguyên bản mà các thợ mộc thời trung cổ đã dùng để xây dựng cấu trúc ban đầu.
     
    Hai kiến trúc sư trưởng người Pháp là Rémi Fromont và Cédric Trentesaux đã cho Handshouse Studio mượn bản thiết kế chính thức [của họ] để tái tạo giàn đỡ.
     
    Bên cạnh nhóm xây dựng chính, nhiều [người khác cũng] đã tham gia vào kiến tạo giàn đỡ Số 6. Những địa chủ tại Lexington, Virginia, đã tặng [cho dự án] những cây sồi trắng. Dòng ngựa kéo quý hiếm Suffolk Punch đến từ Quỹ Tái tạo Thu hoạch Rừng đã [được dùng để] kéo những cây gỗ được đốn bằng tay. Những thợ rèn tại La Maison Luquet, ở Munster, miền đông nước Pháp, đã rèn và tặng những công cụ truyền thống Pháp được đặt riêng [cho công trình này], để các thợ mộc có thể tái tạo giàn đỡ theo đúng những quy trình thời trung cổ một cách chân thực nhất.

     

    BM

    Dòng ngựa quý hiếm Suffolk Punch đã kéo những cái cây mà Handshouse Studio dùng để làm bản mô phỏng lại giàn đỡ của Nhà thờ Đức Bà.

     

    Giàn đỡ đã được xây dựng tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ ở Hoa Thịnh Đốn trong mười ngày, hoàn toàn sử dụng các công cụ bằng tay và kỹ thuật chế tác gỗ thời trung cổ. Đầu tiên vỏ cây được tách khỏi thân gỗ; sau đó, thân gỗ được đo và đánh dấu để cắt thành những thanh ngang. Rồi các thợ mộc đứng trên thân gỗ, và được trọng lực hỗ trợ, họ [bắt đầu] dùng rìu cắt rãnh vào thân gỗ trong một quy trình gọi là “tạo bậc.” Một khúc gỗ sau đó được mài thành một thanh ngang thông qua một quy trình gọi là “đẽo gọt,” [đó là] khi những người thợ mộc làm phẳng mặt gỗ bằng rìu và cắt đi các cạnh tròn của khúc gỗ.

     

    BM

    Các thợ mộc cắt rãnh vào thân gỗ trong một quy trình gọi là “tạo bậc.”

     

    BM

    Một người thợ mộc làm phẳng khúc gỗ bằng rìu trong một quy trình gọi là “đẽo gọt.”

     

    Sau đó, các thợ mộc sử dụng hai phương pháp truyền thống để tách đôi cây gỗ. Ở phương pháp “xẻ gỗ,” họ khoét một rãnh [vào gỗ] để đánh dấu vị trí xẻ gỗ. Rồi họ dùng rìu và búa để gõ vào một khúc gỗ nhỏ đã được cắm dọc theo thớ gỗ tự nhiên; cho đến khi thanh gỗ tách đôi.

     

    BM

    Các thợ mộc sơ chế cây gỗ bằng phương pháp làm gỗ truyền thống. Ở đây, họ tách đôi cây gỗ bằng một quy trình gọi là “xẻ gỗ”: Một rãnh được khoét vào cây gỗ, và sau đó một khúc gỗ [nhỏ] được gõ dọc theo thớ gỗ bằng rìu hoặc búa cho đến khi cây gỗ tách đôi.

     

    Phương pháp thứ hai để xẻ gỗ là dùng cưa dọc. Theo truyền thống, một giàn chế tác gỗ sẽ được dựng nên trong một cái hố, và người đứng trên cây gỗ sẽ điều khiển chiếc cưa, trong khi người đứng dưới hố sẽ dẫn đường cho lưỡi cưa. Người ta không đào cái hố nào cho dự án này, nhưng họ đã dựng những cây gỗ trên giàn chế tác gỗ trên mặt đất để có thể sử dụng cưa dọc.

     

    BMNhững thợ mộc sử dụng cưa dọc để cắt gỗ.

     

    BM

    Dựng bản sao giàn đỡ mái Nhà thờ Đức Bà lên phía trước Vương cung Thánh đường Đền thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Hoa Thịnh Đốn vào ngày 03/08/2021.

     

    Khi giàn đỡ được xây xong, nó đã được dựng lên vào ngày 03/08/2021 ở trước Vương cung Thánh đường Đền thánh Quốc gia Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và sau đó vào ngày 05/08 ở Quảng trường Quốc gia, trước khi được đưa đến trưng bày tại Bảo tàng Xây dựng Quốc gia vào ngày 06/08.

     

    BM

    Một bản sao của giàn đỡ mái của Nhà thờ Đức Bà đang được trưng bày cho đến ngày 16/09 tại Đại sảnh của Bảo tàng Xây dựng Quốc gia ở Hoa Thịnh Đốn.

     

    Những người Thợ mộc Không Biên giới và Handshouse Studio đều hy vọng rằng những giàn đỡ mô phỏng lại truyền thống của họ – cũng như những kiến thức và kỹ năng mà họ đã có được trong quá trình làm giàn đỡ này – sẽ có ích cho việc khôi phục Nhà thờ Đức Bà. Đó là món quà của họ với vai trò là những người thợ thủ công truyền thống.

     

    Handshouse Studio cho biết trong một thông cáo báo chí rằng, “Chúng tôi muốn chia sẻ bản sao Giàn đỡ Số 6 của mình như một món quà cho nước Pháp và cho nỗ lực chung để xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà Paris.”

     

     

     

    Lorraine Ferrier _ Đức Thịnh

     

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - HỌC PHẠM

  •  
    Hoc Pham
    XIN CÁM ƠN CUỘC ĐỜI
     
    Wed, Dec 8 at 6:17 AM
     
     
    Bài cũ và Lễ Tạ Ơn cũng đã qua , nhưng vẫn xin mời quý vị đọc lại để ...ứa thêm một chút nước mắt ,để thấm thía hơn về một nụ cười , một lời nói ấm áp và về việc Tạ Ơn 
    Subject: Fw: Xin cám ơn cuộc đời… - Võ Ngọc Thanh
     
    "  Xin cám ơn cuộc đời…" - Võ Ngọc Thanh
    Năm đầu tiên đặt chân đến Mỹ, Lễ Tạ Ơn hoàn toàn không có một chút ý nghĩa gì với tôi cả. Tôi chỉ vui vì ngày hôm đó được nghỉ làm, và có một buổi tối quây quần ăn uống với gia đình. Mãi ba năm sau thì tôi mới thật sự hiểu được ý nghĩa của ngày Lễ Tạ Ơn.
    Thời gian này tôi đang thực tập ở một Pharmacy để lấy bằng Dược Sĩ. Tiệm thuốc này rất đông khách, cả ngày mọi người làm không nghỉ tay, điện thoại lúc nào cũng reng liên tục nên ai nấy cũng đều căng thẳng, mệt mỏi và hầu như không ai có nổi một nụ cười trên môi.
    Tiệm thuốc có một vị khách quen tên là Josephine Smiley. Tôi còn nhớ rất rõ nét mặt rất phúc hậu của bà. Năm đó bà đã gần 80 tuổi, bà bị tật ở tay và chân nên phải ngồi xe lăn, lại bị bệnh thấp khớp nên các ngón tay bà co quắp, và bà đang điều trị ung thư ở giai đoạn cuối. Cứ mỗi lần bà đến lấy thuốc (bà uống hơn muời mấy món mỗi tháng, cho đủ loại bệnh), tôi đều nhìn bà ái ngại.
    Vì thấy rất tội nghiệp cho bà, nên tôi thường ráng cười vui với bà, thăm hỏi bà vài ba câu, hay phụ đẩy chiếc xe lăn cho bà. Nghe đâu chồng bà và đứa con duy nhất bị chết trong một tai nạn xe hơi. Bà tuy thoát chết nhưng lại bị tật nguyền, rồi từ đó bà bị bệnh trầm cảm (depressed). Từ 5 năm nay, bà lại phát hiện ung thư và sống một mình ở nhà dưỡng lão.
    Tôi vẫn còn nhớ rất rõ vào chiều hôm truớc ngày lễ Thanksgiving năm 1993, khi bà đến lấy thuốc, bà cười với tôi và đưa tặng tôi tấm thiệp cùng một ổ bánh ngọt. Bà bảo tôi hãy mở tấm thiệp ra đọc.
    Tôi mở tấm thiệp và xúc động nhìn những nét chữ run rẩy, xiêu vẹo:
    "Dear Thanh,
    My name is Josephine Smiley, but life does not “smile” to me at all. Many times I wanted to kill myself, until the day I met you in this pharmacy. You are the ONLY person who always smiles to me, after the death of my husband and my son. You made me feel happy and help me keep on living. I profit this Thanksgiving holiday to say “Thank you”, Thanh.
    Thank you, very much, for your smile…” 
    (Thanh thân mến
    Tôi là Josephine Smiley. Cuộc sống của tôi không có một tiếng cười và nhiều lần tôi đã nghĩ đến cái chết. Cho đến một ngày tôi gặp được bạn. Bạn là người duy nhất luôn mỉm cười với tôi, kể từ sau cái chết của chồng và con trai tôi. Bạn khiến tôi hạnh phúc và muốn tiếp tục cuộc sống này. Tôi muốn nhân dịp Lễ Tạ Ơn này để nói lời cảm ơn bạn.
    Cảm ơn nụ cười của bạn rất nhiều) 
    Bà ôm tôi và chảy nước mắt. Tôi cũng vậy. Tôi thật hoàn toàn không ngờ rằng, chỉ với một nụ cười, tôi đã có thể giúp cho một con nguời có thêm nghị lực để sống. Ðó là lần đầu tiên, tôi cảm nhận được cái ý nghĩa cao quý của ngày Lễ Tạ Ơn.
    Ngày Lễ Tạ Ơn năm sau, khi tôi đang ngóng trông bà đến lấy thuốc truớc khi đóng cửa tiệm thì có một cô gái trẻ đến tìm. Cô đưa cho tôi một tấm thiệp và báo tin là bà Josephine Smiley vừa mới qua đời 3 hôm truớc. Cô nói là lúc hấp hối, bà đã đưa cô y tá này tấm thiệp và nhờ cô đến đưa tận tay tôi vào đúng ngày Lễ Tạ Ơn. Tôi bật khóc. Nước mắt giàn giụa của tôi đã làm nhòe hẳn đi những dòng chữ xiêu vẹo, ngoằn ngoèo trên trang giấy:
    My dear Thanh,
    I am thinking of you until the last minute of my life.
    I miss you, and I miss your smile…
    I love you, my “daughter”…
    (Thanh yêu quý của ta
    Ta vẫn nghĩ tới con cho đến tận phút cuối cùng của cuộc đời.
    Ta rất nhớ con, nhớ nụ cười của con.
    Ta rất yêu con, con gái của ta)
    Tôi đã khóc sưng mắt cả ngày hôm đó và khóc suốt trong buổi tang lễ của bà, nguời “Mẹ American” đã gọi tôi là “my daughter”…
    Ở nơi đâu trên trái đất này, cũng luôn vẫn còn rất rất nhiều nguời đang cần những tấm lòng nhân ái của chúng ta…
    Nếu nói về hai chữ “TẠ ƠN” với những người mà ta từng chịu ơn, thì có lẽ sẽ nhiều lắm, bởi vì không một ai tồn tại trên cõi đời mà không từng mang ơn những người khác. Chúng ta được sinh ra làm người, đã là một an sủng của Thượng Ðế. Như tôi đây, có được ngày hôm nay, ngồi viết những dòng này, còn có ơn Cha, ơn Mẹ, ơn Thầy…
    Cám ơn Mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng con cho đến ngày trưởng thành. Cám ơn Mẹ, về những tháng ngày nhọc nhằn đã làm lưng Mẹ còng xuống, vai Mẹ oằn di. Cám ơn những nỗi buồn lo mà Mẹ đã từng âm thầm chịu đựng suốt gần nửa thế kỷ qua…
    Cám ơn Ba đã nuôi nấng, dạy dỗ con nên người. Cám ơn Ba, về những năm tháng cực nhọc, những chuỗi ngày dài đằng đẵng chạy lo cho con từng miếng cơm manh áo. Cám ơn những giọt mồ hôi nhễ nhại trên lưng áo Ba, để kiếm từng đồng tiền nuôi con ăn học….
    Cám ơn các Thầy Cô đã dạy dỗ con nên người, đã truyền cho con biết bao kiến thức để con trở thành một người có ích cho xã hội…
    Cám ơn các anh chị em đã sẻ chia với tôi những tháng ngày cơ cực nhất, những buổi đầu đặt chân trên xứ lạ quê người…
    Cám ơn tất cả bạn bè tôi đã tặng cho tôi biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui – những món quà vô giá mà không sao tôi có thể mua được. Nếu không có các bạn, có lẽ cả một thời áo trắng của tôi không có chút gì để lưu luyến cả…
    Cám ơn nhỏ bạn thân ngày xưa đã “nuôi” tôi cả mấy năm trời Ðại học, bằng những lon “gigo” cơm, bữa rau, bữa trứng, bằng những chén chè nho nhỏ hay những ly trà đá ở căng-tin ngày nào.
    Cám ơn các bệnh nhân của tôi đã ban tặng cho tôi những niềm vui trong công việc. Cả những bệnh nhân khó tính nhất, đã giúp tôi hiểu thế nào là cái khổ, cái đau của bệnh tật…
    Cám ơn các sếp của tôi đã cho tôi biết giá trị của đồng tiền, để tôi hiểu mình không nên phung phí, vì đồng tiền lương thiện bao giờ cũng phải đánh đổi bằng công lao khó nhọc…
    Cám ơn những người tình, cả những người từng bỏ ra đi, đã giúp tôi cảm nhận được thế nào là Tình yêu, là Hạnh phúc, và cả thế nào là đau khổ, chia ly.
    Cám ơn những dòng thơ, dòng nhạc đã giúp tôi tìm vui trong những phút giây thơ thẩn nhất, để quên di chút sầu muộn âu lo, để thấy cuộc đời này vẫn còn có chút gì đó để nhớ, để thương…
    Cám ơn những thăng trầm của cuộc sống đã cho tôi nếm đủ mọi mùi vị ngọt bùi, cay đắng, để nhận ra cuộc sống này là vô thường… từ đó bớt dần “cái tôi” ngạo mạn của ngày nào…
    Xin cám ơn tất cả… những ai đã đến trong cuộc đời tôi, và cả những ai tôi chưa từng quen biết. Bởi vì:
    " Trăm năm trước thì ta chưa gặp,
    Trăm năm sau biết gặp lại không?
    Cuộc đời sắc sắc không không,
    Thôi thì hãy sống hết lòng với nhau…”
     (  Võ Ngọc Thanh )