21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - THIÊN THẦN BẢN MỆNH

  •  
    Hong Nguyen chuyển

    5 sự thật về Thiên thần Bản mệnh

    1/5/2018 8:38:13 AM
     
    "Chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này: vì Thầy bảo cho anh em biết, thiên thần của họ ở trên trời hằng chiêm ngắm thánh nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời" (Mt 18,10).
     
    Giáo Hội Công Giáo dành ngày 02/10 hằng năm để mừng kính các Thiên thần Bản mệnh. Vào năm 1670, Đức Giáo Hoàng Clêmentê X đã thiết lập lễ này cho toàn thể Giáo Hội để tôn kính các đấng vô hình luôn ngày ngày bảo vệ chúng ta.

     

    Trong khi đa số chúng ta chỉ chú ý đến các Thiên thần Bản mệnh cá nhân, truyền thống Giáo Hội (được các nhà thần học như Thánh Tôma Aquinô giảng dạy) cho biết rằng các quốc gia, các thành phố, các giáo phận, các giáo xứ đều có Thiên thần Bản mệnh riêng, có những người, những nơi còn có nhiều vị Bản mệnh.

     

    Các ngài là những thụ tạo đẹp đẽ của Thiên Chúa, được ẩn giấu trong một mầu nhiệm kỳ vĩ. Báo chí nhiều khi tường thuật chuyện có một người huyền bí xuất hiện để giúp đỡ trong các vụ tai nạn rồi sau đó không bao giờ xuất hiện lại nữa. Chúng ta mắc nợ Thiên thần Bản mệnh của chúng ta rất nhiều, người hằng bảo vệ, chỉ dẫn chúng ta mà chúng ta không biết. Các ngài can thiệp vào đời sống chúng ta cách âm thầm, hoàn thành tác vụ của mình cách khiêm tốn nhất có thể.

     

    Để chúng ta hiểu sâu sắc về các "người hỗ trợ từ trời" của chúng ta, hãy tìm hiểu 5 sự thật này về Thiên thần Bản mệnh.

     

    1. Mỗi người trên thế giới đều có một Thiên thần Bản mệnh (dù là Kitô hữu hay không)

     

    Giáo lý, như được trình bày trong YOUCAT, dạy rằng "Mỗi một cá nhân đều nhận một Thiên thần Bản mệnh từ Thiên Chúa" (s. 55). Điều này phù hợp với lời dạy của Kinh Thánh, của các Thánh như Tôma Aquinô, Basiliô và Giêrônimô, thậm chí phù hợp cả với kinh nghiệm của những người ngoài Kitô giáo có cảm nhận về một sự giúp đỡ vô hình từ một vị thiên thần (người Việt Nam ta hay nói trẻ em có một bà mụ nâng đỡ).

     

    Mike Aquilina, một nhà giáo sử nổi tiếng, viết về những kinh nghiệm của bạn ông liên quan đến thiên thần giúp đỡ như sau:

     "Một người bạn của tôi, một nhà triết học nổi tiếng từng học ở Harvard, là người vô thần từ trẻ. Một hôm, khi anh ta đang bơi ngoài biển thì bị sóng cuốn ra khơi. Anh ta biết mình đang chìm xuống, không hy vọng được ai cứu nữa. Đột nhiên, một cánh tay mạnh mẽ nắm lấy anh và kéo vào bờ. Người nắm lấy anh là một chàng trai vạm vỡ. Anh bạn vừa chết hụt định cám ơn người thanh niên kia thì anh thanh niên cười và biến mất. Từ lúc đó, anh bạn của tôi bắt đầu con đường quay trở về đức tin."

     

    2. Thiên thần Bản mệnh được ban ngay từ đầu đời

     

    Giáo lý dạy rằng: "Từ khởi đầu đến kết thúc, cuộc đời con người được vị chuyển cầu và săn sóc cẩn thận bao bọc" (số 336). Thánh Anselmô tin rằng các thiên thần được gửi đến ngay từ giây phút đầu tiên khi linh hồn hiệp vào thân xác con người trong dạ mẹ. Tuy nhiên điều này chưa được tuyên tín và vẫn còn có nhiều tranh luận. Nếu đúng vậy, người phụ nữ mang thai có hai Thiên thần Bản mệnh, cho mình và cho thai nhi của mình.

     

    3. Thiên thần Bản mệnh có tên, và chỉ mình Thiên Chúa biết tên của các vị

     

    Giáo Hội hướng dẫn chúng ta rằng: "Thói quen đặt tên cho các Thiên thần nên bị loại bỏ, trừ những vị được đề cập rõ ràng trong Kinh Thánh như Gaprien, Raphaen và Micaen" (Thánh bộ Phụng tự, Huấn thị về Lòng đạo đức Bình dân, số 217, năm 2001).

     

    Lý do cho điều này đó là tên họ chứa ẩn một quyền lực nào đó trên một người. Vídụ, nếu tôi biết tên bạn và gọi tên bạn khi tôi muốn, bạn bị bó buộc nghe tôi, và tôi có một chút quyền lực trên bạn (khi thư yếm người khác, phù thuỷ cũng phải gọi tên người bị thư yếm). Ngược lại, chúng ta không có quyền gì trên các Thiên thần. Các ngài chỉ phải thưa chuyện với duy nhất Vị Chỉ Huy của mình: Thiên Chúa. Chúng ta có thể nhờ các vị giúp đỡ, nhưng đừng nghĩ các ngài đứng đó khi ta vẫy tay và gọi.

     

    Giáo Hội bác bỏ thói quen gọi tên các Thiên thần Hộ thủ vì có nhiều người có thói quen đặt tên cho các vị và kêu cầu, nhưng đó không phải là điều được linh hứng. Nó thậm chí có thể là do tác động của ma quỷ. Chỉ những danh hiệu được mặc khải rõ trong Kinh Thánh mới đáng tin tưởng, và những cái tên khác thì không thể biết chắc có đến từ Thiên Chúa hay không.

     

    4. Chúng ta sẽ không trở thành Thiên thần sau khi chết

     

    Nhiều người tin rằng chúng ta sẽ biến thành các Thiên thần sau khi chết, nhưng sự thật ngược lại, đó là chuyện không thể. Sau khi chết, con người rời khỏi thân xác mình một thời gian, và sẽ hiệp nhất lại vào thời tận cùng. Chúng ta sẽ không trở thành các Thiên thần vô hình. Tất cả các Thiên thần Bản mệnh đã được sáng tạo ngay từ khởi thuỷ công trình tạo dựng.

     

    Hãy nhớ lời Chúa phán cùng tiên tri Giêrêmia: "Trước khi Ta tạo thành ngươi trong dạ mẹ ngươi, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi sinh ra, Ta đã thánh hiến ngươi." (Gr 1,5) Thiên Chúa đã biết bạn và đã chỉ định một vị Thiên thần Bản mệnh cho bạn trước khi Người tạo dựng vũ trụ này.

     

    5. Thiên thần Bản mệnh luôn ở đây để giúp đỡ chúng ta

     

    Giáo lý gọi các Thiên thần Hộ thủ là các mục tử luôn muốn bảo vệ và dẫn dắt con người vào sự sống đời đời. Công tác duy nhất của các vị là giúp chúng ta vào Thiên đàng, nên chúng ta hãy cầu nguyện cùng các vị mỗi ngày, xin các vị giúp đỡ chúng ta trong mọi vấn đề của cuộc sống.

     

    Giáo Hội cung cấp cho tất cả chúng ta một bản kinh tuyệt vời để cầu xin cùng Thiên thần Bản mệnh của mình:

     

    Lạy Thiên thần Chúa là Thiên thần Bản mệnh yêu dấu của con. Nơi ngài Chúa ban tình yêu của Người cho con. Mỗi ngày, xin ngài hãy ở cạnh bên con để soi sáng và canh giữ, để điều khiển và hướng dẫn con. Amen.

     

     
    Gioakim Nguyễn dịch

     

     
     
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - QUÝ VÂN - KINH THÁNH

  •  
    Quyvan Vu
    Wed, Oct 6 at 2:36 PM
     
     

    Do Thái 11:8-16 Bởi đức tin, Áp-ra-ham vâng lời Chúa gọi, đi đến xứ mình sẽ nhận làm cơ nghiệp…. Bởi đức tin, ông cư trú trong đất hứa như trên đất ngoại quốc, ở trong các trại với Y-sác và Gia-cốp, là những người đồng thừa kế một lời hứa như ông. Vì ông chờ đợi một thành có nền móng do Đức Chúa Trời thiết kế và xây dựng…. Tất cả những người ấy đều chết trong đức tin, chưa nhận lãnh những điều đã hứa cho mình; chỉ trông thấy và chào mừng những điều ấy từ đằng xa, xưng mình là kiều dân và lữ khách trên đất…. họ mong ước một quê hương tốt hơn, tức là quê hương trên trời, nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Đức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã chuẩn bị cho họ một thành.

    Khi chúng ta có một “quan điểm về cõi đời đời”, nó cho phép chúng ta đưa ra các quyết định “tạm thời” dưới ánh sáng của cõi đời đời và giúp chúng ta lưu tâm đặt “những điều mà sẽ tồn tại mãi mãi” lên hàng đầu!

    C. S. Lewis đã nói về điều đó một cách khéo léo trong cuốn sách “Mere Christian” and “The Joyful Christian”(tạm dịch là ‘Ki Tô Hữu đơn thuần’ và ‘Ki Tô Hữu vui vẻ’) của mình:  

    “Nếu bạn đọc lịch sử, bạn sẽ thấy rằng những KI Tô Hữu có đóng góp nhiều nhất cho thế giới hiện tại chỉ đơn giản là những người thường xuyên nghĩ về một thế giới khác.”

    “Hãy nhắm vào Thiên Đàng thì bạn sẽ ‘được’ cả Đất: còn khi chỉ nhắm vào những điều trên Đất thì bạn sẽ không nhận được gì cả. ”

    Nói cách khác, những người có quan điểm đời đời như trong Kinh Thánh sẽ làm được những điều tốt đẹp nhất trong và cho thế giới tạm này. Nguyện chúng ta cũng được tiếp thêm năng lượng với một lối tư duy đời đời!  


     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI

  •  
    Chi Tran

     

    NHỜ MỘT KINH KÍNH MỪNG NGƯỜI RỐI ĐẠO ĐƯỢC ƠN SÁM HỐI

     Ở nước Tây Ban Nha, có một người phạm tội như uống nước lã! Không kể tội rối đạo, tội nào cũng là môn sở trường của ông. Tệ hơn cả, ông lại thích phạm những tội mà ông biết rõ là làm đau lòng Chúa nhất!

    Ðến tuổi già lụ khụ, ông lâm trọng bệnh, nhưng tuyệt nhiên không hề có một ý nghĩ nào trở lại cùng Chúa....

    Trong một đêm thức trắng, ông thấy Ðức Nữ Vương trên trời hiện ra gần giường ông, nhìn ông bằng đôi mắt thùy mị, nhân từ và thương xót, rồi biến đi mà không nói nửa lời.

    Lúc đó, bệnh nhân mới nhớ cuộc đời đầy tội lỗi của mình. Nhìn về dĩ vãng đen tối, ông phiền sầu lo lắng nước mắt trào ra, nếu không vì yếu liệt, ông đã hối hả chạy đi gặp linh mục để xưng tội.

    Sáng hôm sau, ông vội cho người đi mời linh mục. Chính cha Nieremberg, linh mục Dòng Tên, là tác giả chuyện này, đã được cử đến giúp ông. Tội nhân đã xưng thú một cách rõ ràng tỉ mỉ hết mọi tội lâu tới 3 giờ. Cha giải tội phải sửng sốt vì linh hồn ông được ơn soi sáng và lòng thống hối tuyệt vời như vậy.

    Xưng tội xong, ông khấn hứa với Chúa trước mặt cha:

    - Nếu Chúa cho con bình phục, con sẽ đi tu dòng để đền tội.

    Nhưng ông lại thêm: "Nếu Chúa muốn cho con ra khỏi đời này, thì xin cha cầu nguyện cho con được làm trọn ý Chúa."

    Thánh ý Chúa đã được thực hiện. Năm ngày sau đó, đầy tâm tình thống hối và yêu mến, ông đã từ trần giữa những thương tiếc cũng như hoan hỉ của mọi người chứng kiến.

    Trước khi chết cha Nieremberg có hỏi ông:

    - Ông có quen làm việc để tôn kính Ðức Mẹ không? 

    Ông trả lời:

    - Thưa cha con chỉ làm một việc rất nhỏ: hằng ngày đọc một kinh Kính Mừng. Hôm nay, con xin cha một điều là, để làm vinh danh Mẹ Thiên Chúa, xin cha hãy rao giảng mọi nơi về tình thương đặc biệt Ðức Mẹ đã đoái thương đến một kẻ rất tội lỗi, khốn nạn là con đây.

     sites.google
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - QUÝ VÂN

  •  
    Quyvan Vu
     
    Tue, Oct 5 at 1:50 PM
     
     
    “Vua Ê-xê-chia… hết lòng tìm kiếm Đức Chúa Trời của mình…”  (2 Sử-ký 31: 20–21)

    Vua Ê-xê-chia đã tìm kiếm Chúa trong mọi việc người làm. Ngay từ khi mới lên ngôi, trở thành vua của xứ Giu-đa ở tuổi 25, Ê-xê-chia đã làm “những điều tốt lành, ngay thẳng và trung tín trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình.” Đối với Ê-xê-chia, tìm kiếm Chúa có nghĩa là thiết lập lại sự thờ phượng Đức Chúa Trời trên khắp đất.

    Sử sách tóm tắt việc tìm kiếm Chúa của vua bằng một cụm từ “hết lòng mà làm”. Nói cách khác, Ê-xê-chia tìm kiếm Chúa không phải bằng cách tách mình ra khỏi cuộc sống hàng ngày mà bằng cách xắn tay áo lên và sửa chữa mọi thứ.

    Vì vậy, chúng ta hãy hết lòng tìm kiếm Chúa trong tất cả những gì chúng ta làm. Hãy hòa hợp với Chúa qua sự thờ phượng, chúng ta biết Chúa luôn ở cùng chúng ta. Chúa là niềm an ủi và sức mạnh của chúng ta.



     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI