21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - MARYKNOLL

  •  
    Kris East
    Tue, Sep 28 at 8:07 AM
     
     
    Maryknoll Mission Education
    Copy of Maryknoll at Manzanar

    Hi Deacon Dinh,

     

    Our next webinar is coming up on October 21:

    Racial Justice, Reparations and Collective Memory: Manzanar Pilgrimage​

    Thursday, October 21, 2021

    12 PM PDT |  2 PM CDT | 3 PM EDT

    60 minutes

     

    SIGN UP TO JOIN US! 

     

    During WWII, Sr. Joanne Doi’s father and grandfather were detained at the Manzanar “Relocation Center” (detention camp) in the California desert, where the St. Francis Xavier (Maryknoll) parish community was also interned. In 1981, Sr. Joanne entered the Maryknoll Sisters and was assigned to Peru. While living and serving among the Aymara people of the southern Andes, she witnessed and participated in spiritual practices of collective memory that involved pilgrimage, sacred earth and healing. This stirred a personal movement that soon joined in the collective pilgrimage movement in the U.S. to reclaim a history of suffering and hope as Japanese Americans, through the shadows and light of the WWII internment period and redress movement.

    Joanne Doi_Headshots-3

     Our presenter, Sr. Joanne Doi, M.M.

    Born and raised in Los Angeles, California in a Japanese Catholic community, Sr. Joanne Doi entered the Maryknoll Sisters in 1981. She lived and served in the southern Andes of Peru among the Aymara people for 11 years before she began her graduate studies at the Pacific School of Religion and the Graduate Theological Union (Berkeley, CA). She earned her PhD in Interdisciplinary Studies with her dissertation focusing on the spiritual practice of collective memory, reconciliation and solidarity on the pilgrimage visits to former WWII Japanese American detention camps.

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -CHIẾC GIƯỜNG TRỐNG

  •  
    Thong Nguyen
    Tue, Sep 28 at 11:33 AM
     
     
    Chúa Nhật 26/9/2021
    Tâm tình tu sĩ phục vụ bệnh nhân Covid-19: Chiếc giường trống

     

    Giường trống đã có người từng nằm trên đó, vào một ngày đã khỏe lại và xuất viện hoặc vào một giây phút nào đó đã không còn hơi thở nữa. Trong Bệnh viện Hồi sức Covid-19 này, người đến rồi đi là chuyện rất bình thường, vẫn xảy ra hằng ngày. 

     

     

    Ngày tôi hết hạn cách ly tập trung 14 ngày và trở về lại cộng đoàn thì nhận được tin nhắn: “Bé Mập mất rồi”. Bé Mập là biệt danh nhóm thiện nguyện chúng tôi đặt cho em. Có lẽ, em là bệnh nhân trẻ nhất và mập nhất trong bệnh viện này mà tôi biết được.

    Em vào khoa chúng tôi phục vụ, em nằm đây rất nhiều ngày nên chúng tôi có nhiều kỷ niệm về em ấy và thương mến em nhiều. Ngày cuối cùng làm việc nơi đây thì chúng tôi có đi thăm em. Lúc đó, em tỉnh và khỏe hơn, tưởng rằng sau này em sẽ qua khỏi.

    Khi đi thăm, có một sơ nói với em: “Ráng hết bệnh về chị mua trà sữa cho em uống thì tay em liền nhúc nhích. Em còn mở mắt nhìn chúng tôi”. Thế nhưng, em đã không chiến thắng được con siêu vi đó.

    Lật lại chút kí ức về bé Mập, nhà em có 2 mẹ con, em vào phòng bệnh ở khu Hồi sức Covid-19 này nằm được tầm 3 tuần, sau đó chuyển sang khoa khác cũng tầm 2 tuần. Em được nhiều anh chị y bác sĩ và tình nguyện viên (TNV) thương mến.

    Em chỉ nằm đó, không nói gì, lâu lâu mở mắt nhìn và nhúc nhích ngón tay rất khẽ. Sức khỏe của em thì không ổn định, lúc tỉnh lúc mê. Có lẽ em là bệnh nhân nằm trong khoa này lâu nhất và được các thầy, các sơ đọc kinh cầu nguyện cho em nhiều nhất.

    Hôm đó, tôi vừa mới vào phòng bệnh, đang đi đến giường các bệnh nhân như mọi khi thì bác sĩ Toàn - người Công giáo nói với tôi: “Anh Tâm cầu nguyện cho giường số 3, máy không chạy, bệnh nhân khó qua…”. Thế là, tôi và 2 sơ cùng ca trực đi lại chỗ em, đọc một chuỗi kinh Mân Côi để cầu nguyện cùng Mẹ cho em.

    Rồi dần sau đó, máy đã chạy và SpO2 của em đã tăng lên. Cả khoa mừng lắm. Ở nơi phòng bệnh này, khi một bệnh nhân qua khỏi cơn nguy hiểm là tất cả đều mừng.

    Một lần khác, tưởng là em không qua khỏi. Hôm đó, tôi vào làm việc trước, còn 2 sơ cùng kíp trực vào sau. Khi vào, bác sĩ nói với tôi là em sắp đi rồi. Thế là, tôi đứng bên giường em, bác sĩ đứng bên máy để theo dõi từng chi tiết của các chỉ số trên máy.

    Tôi và bác sĩ đứng đó rất lâu để cứu em bằng cách của mỗi người. Khi 2 sơ cùng kíp của tôi vào, tôi nói là lại cầu nguyện cho Mập lần cuối. Chúng tôi cầu nguyện cho em, lúc này SpO2 của em đã dưới 30 rồi.

    Sau đó, chúng tôi đi làm việc khác. Lúc sau quay lại thì chỉ số SpO2 tăng lên được trên 40. Hết ca trực thì về chỗ ở, chúng tôi nghĩ là em sẽ đi sau đó, nhưng tạ ơn Chúa, em đã vượt qua được.

    Ít ngày sau, em chuyển sang khoa khác để lọc máu và sức khỏe tốt hơn nhiều. Thế nhưng, không ngờ em lại chấm dứt cuộc đời còn tươi trẻ tại đây. Em rời bỏ thân xác bệnh tật, đi về cõi vĩnh hằng.

    Hồi tưởng lại những ngày còn làm việc trong khoa, thấy bên ngoài xe đẩy thi hài đi qua, nghĩa là trên xe có ít nhất một người ra đi, để lại chiếc giường trống đó.

    Mỗi ngày có khoảng 15 chiếc giường trống như thế và con số người đi vào để nằm lên những chiếc giường đó thì cũng gần gấp đôi. Rồi dần dần, bệnh viện mở thêm nhiều khoa hơn vì số bệnh nhân nhập viện tăng lên. Thân phận con người bụi đất, nay thấy đó, mai lại trở về cát bụi.

    Cầu mong một ngày không xa, những chiếc giường trống sẽ nhiều hơn, không phải vì một ai đó đã ra đi, mà là, không còn một bệnh nhân Covid-19 nào nữa, để những chiếc giường trống chìm vào dĩ vãng.

    Lạy Chúa, nhân loại chúng con đã không còn sức chịu đựng cơn dịch bệnh này. Bao nhiêu nỗi khổ đau đến với từng người chúng con. Xin Chúa ra tay ngăn chặn cơn dịch bệnh này, để chúng con có được một cuộc sống tốt đẹp như người Cha muốn cho con cái mình. 

    Chúng con cậy vì danh Chúa nhân từ, xin cho linh hồn của những người đã qua đời vì Covid-19 được vào hưởng Thánh Nhan Chúa. Vì cuộc khổ nạn đau thương của Chúa Giêsu, xin Cha thương xót nhân loại chúng con. Amen!

     

    Tu sĩ Antôn Chung Chí Tâm, dòng La San

    -------------------------------

     


CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TẠI SAO CHÚA ĐỂ...?

  •  
    Kim Vu 

     

    TẠI SAO THIÊN CHÚA CHO PHÉP ĐẠI DỊCH XẢY RA?

     

    Thời nay, dường như một số tín hữu vẫn giữ những hình ảnh rất sai lệch về Thiên Chúa Ba Ngôi: Thiên Chúa Cha trên trời hay giận dữ, còn Chúa Giêsu dễ mến, đầy yêu thương…!  Trong khi các tín điều dạy rằng, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất trong ba ngôi vị; Ba ngôi ấy là Một trong công trình tạo dựng, cứu chuộc và thánh hóa.  Theo Tin mừng của thánh Gioan, Đức Giêsu đã nói rằng, Người không làm việc một mình (5,30); ‘Tôi và Chúa Cha là một’ (10,30); và ‘ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha’ (14,9).  Các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu xuống thế để ứng nghiệm Kinh Thánh Cựu ước; họ cũng tin rằng nên giải thích mọi điều trong Kinh Thánh Cựu ước dưới lăng kính mặc khải của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô.

     

    Điều này rất quan trọng khi ta muốn hiểu ý nghĩa của dịch bệnh và các thảm họa thiên nhiên khác.  Đối với các dân tộc cổ đại, nếu có lũ lụt, dịch bệnh, thì Thiên Chúa như muốn nói điều gì đó ngang qua những sự kiện ấy.  Nhưng trong các Tin mừng, Chúa Giêsu không bao giờ tạo ra một bệnh dịch, một thảm họa thiên nhiên hay biến ai đó thành cột muối như bà vợ ông Lót xưa.  Nếu Đức Giê su không đi vào cuộc khổ nạn, hay, nếu ta không đón nhận lời tiên báo của Người về cái chết ấy, thì Thiên Chúa thật sự là Cha ư?  Đức Giêsu xuống thế để uốn nắn những quan niệm sai lầm về cách thức Thiên Chúa hoạt động trong thế giới này.

     

    Thế nên, cho dù nguồn gốc của Covid-19 vẫn chưa được xác định, nhưng đại dịch này cho ta một lời giải thích tự nhiên, và cách thức vi-rút lây lan khủng khiếp đến giờ là hệ quả của những quyết định yếu kém của con người.  Dĩ nhiên, Thiên Chúa không hề đưa đại dịch đến với nhân loại.

     

    Bất cứ khi nào có một thảm họa, dù lớn hay nhỏ, dù là trận hỏa hoạn thiêu rụi mái nhà thờ Đức Bà Paris, hay sự lây lan của đại dịch AIDS, thì sẽ luôn có một số tín hữu cho rằng những điều ấy là do Thiên Chúa trừng phạt vì tội lỗi của con người thời nay.  Có lẽ điều này cho thấy niềm tin vào Thiên Chúa như một nhân vật “siêu quyền lực” cai quản vũ hoàn, “một giám đốc điều hành” có thể chịu đựng những hành vi xấu xa ở một mức độ nào đó.  Nhưng khi mất kiên nhẫn, ông ấy chấm dứt những điều vô nghĩa, và gởi một trận sóng thần hay một trận đại dịch đến để nhắc nhở ta rằng ai mới là ông chủ thực sự.  Trong vai một tên bạo chúa, Người quả là lời lý giải đáng sợ cho những nỗi đau đớn khôn nguôi trong cuộc đời này: những đau khổ của ta phải đến từ một nơi nào đó, và dường như một số người rất dễ dàng tìm thấy lời giải thích trực tiếp từ Thiên Chúa.

     

    Nhưng có một sự khác biệt rất lớn giữa việc Thiên Chúa cho phép sự dữ xảy ra trong thế giới này, và chuyện Người gây ra những sự ấy.  Giáo Hội dạy rằng, điều đầu tiên là chính xác, nhưng điều thứ hai thực sự sai lầm mặc dù khi nghe một số tín hữu nói về đại dịch Covid-19, ta dễ dàng bỏ qua vì nghĩ rằng nó đúng.  Bởi Thiên Chúa muốn ta được hoàn toàn tự do, ta có khả năng chọn điều dữ; nếu ngược lại, ta cũng chỉ như những con rối.  Đây chính là một thế giới khác xa với việc Thiên Chúa trực tiếp gây ra đau khổ và hủy diệt.

     

    Ta hiểu rằng con người trưởng thành hơn qua những khó khăn, đau khổ nhưng điều này không có nghĩa là Thiên Chúa đã gởi những điều ấy đến như một thử thách.  Đúng

    hơn, sự trưởng thành minh chứng cho ta rằng Thiên Chúa luôn đồng hành với ta qua từng giây phút.  Người thôi thúc ta liên đới với anh chị em của cùng một Cha trên trời.  Thế nên, ta cùng nhau đưa ra quyết định tốt nhất trong bóng tối của sự chết và thũng lũng của nước mắt, khổ sầu.

     

    Thiên Chúa không gửi bệnh dịch đến để dạy ta về điều gì đó cho dù chúng cho ta nhiều bài học.  Ta đang học được rất nhiều về mối tương quan mong manh của ta với trật tự tạo dựng và hệ lụy từ những lựa chọn sai lầm ở nơi này có thể gây ra những hậu quả tai hại cho những nơi khác.  Ta cũng học được rằng cách ứng phó tốt nhất với những thiên tai, với những tình trạng khẩn cấp về sức khỏe là tính minh bạch, một nhà nước vì dân, những báo cáo trung thực, sự khéo léo của con người, trách nhiệm của công dân, và sự quý trọng lợi ích chung…  Ta cũng học được sự phi thường nơi những con người bình thường khi đối diện với bị kịch, khổ đau.

     

    Làm sao tôi có thể tin chắc rằng Thiên Chúa hằng sống?  Người không bao giờ chết?  Bởi vì Thiên Chúa được tỏ bày trong Đức Giê su Ki tô không phải như một tên bạo chúa, mà là một Đấng đầy tình yêu.  Đó là một Thiên Chúa đã sẵn sàng dấn thân vào bất cứ con đường nào kể cả từ bỏ mạng sống mình trên Thập Giá.  Đoạn thư của thánh Gioan Tông đồ chép rằng, “Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Người, không có một chút bóng tối nào.” (1 Ga 1,5).  Nếu đó là sự thật, thì bệnh dịch hay đại dịch không thể là bản án của một Thiên Chúa đầy giận dữ vì tính ích kỉ và thói tham lam của ta được.

     

    Sự tỉnh thức thiêng liêng trong những ngày khó khăn của đại dịch hệ tại ở điều này: trong mọi phút giây của ngày sống Thiên Chúa thực hiện những gì Người đã làm vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh - Người không can thiệp để ngăn người ta giết Chúa Giêsu, nhưng không để sự dữ và tuyệt vọng có tiếng nói cuối cùng.  Sức mạnh tuyệt vời của ân sủng cho phép ta tận dụng cơ hội, ngay cả trong những tình cảnh tồi tệ nhất, để giúp đỡ nhau bằng mọi cách có thể, và để cho ánh sáng và cuộc sống có tiếng nói cuối cùng.  Chúa Nhật Phục sinh là lời đáp trả của Thiên Chúa dành cho Thứ Sáu Tuần Thánh: sự sống thoát ách sự chết.

     

    Cha Richard Leonard S.J.

    Lyeur Nguyễn lược dịch

    Nguồn: https://jesuit.org.au/why-does-god-allow-pandemics/

     

    --

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - ẢNH PHÁ TAM GIANG - HUNGDAO

  •  
    Hung Dao
     
    Sun, Sep 26 at 8:39 PM
     
     
     

    Ảnh phá Tam Giang đoạt giải nhất quốc tế

    Bức ảnh chụp người dân đánh cá trên phá Tam Giang (Huế) vào mùa đông đoạt giải nhất hạng mục Con người của cuộc thi ảnh chụp trên cao.

     

    Siena Awards là giải ảnh uy tín được thành lập vào năm 2015, năm nay thu hút nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên thế giới tham dự với hàng nghìn ảnh dự thi. Trong đó, Drone Photo Awards là cuộc thi ảnh nổi bật và thường nhận được nhiều ảnh dự thi nhất với các tác phẩm được quay chụp từ các thiết bị như drone, diều, dù lượn, khinh khí cầu, trực thăng...

    Các chủ đề dự thi Drone Photo Awards 2021 gồm: Tự nhiên, Con người, Trừu tượng, Ảnh chùm, Đô thị, Đời sống hoang dã, Thể thao, Đám cưới và Video. Danh sách các ảnh đạt giải đã được công bố trên website cuộc thi vào đầu tháng 9. Buổi trao giải sẽ được tổ chức tại Siena (Italy) vào tháng 10 trong sự kiện Siena Awards Festival.

    Trong đó, nhiếp ảnh gia Phạm Huy Trung của Việt Nam đạt giải nhất ở chủ đề Con người với tác phẩm Đánh cá ở rừng ngập mặn. Tác phẩm được thực hiện ở phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế vào mùa đông, khi rừng chá rụng lá và chuyển màu trắng.

     

    Trong chủ đề ảnh Con người của Drone Photo Awards còn 7 tác phẩm khác của các nhiếp ảnh gia Việt vào vòng cuối.

    Tác phẩm Phật tử cầu nguyện của nữ nhiếp ảnh gia Khánh Phan chụp lại cảnh năm mới ở chùa Hoằng Pháp, huyện Hóc Môn, TP HCM. Sự kiện quy tụ hàng nghìn phật tử tới cầu nguyện dưới ánh nến lung linh trong đêm năm mới.

     

    Gặt cỏ là bức ảnh xuất sắc khác của Khánh Phan tham gia cuộc thi chụp ảnh trên cao. Ảnh được chụp tại đồng cỏ năng ở Quảng Nam, miền trung Việt Nam. Cỏ ở đây được người dân dùng để làm thức ăn cho gia súc, ủ phân bón... Tác giả mô tả: "Trong làn gió mới và ánh sáng ban sớm, đồng cỏ gợn sóng như sóng biển làm nổi bật những chiếc nón lá của nông dân đi gặt. Một sự giao hòa tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên".

     

    Bức ảnh Cầu siêu của Bùi Phú Khánh ghi lại khoảnh khắc những cô gái Việt mặc áo dài đội nón lá thả hoa đăng trên sông để cầu siêu cho linh hồn người đã khuất cũng như nguyện cầu hạnh phúc, may mắn cho gia đình. Tục lệ này là một phần trong đêm rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm của người Việt.

     

    Tác phẩm Phơi cá hấp của nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn thực hiện tại sân phơi cá ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phương pháp phơi khô giúp người dân giữ cá tới nhiều năm liền mà không bị hỏng, đây cũng là cách bảo quản hải sản lâu đời nhất của con người.

     

    Thăm lưới trên Biển Hồ là tác phẩm khác của Nguyễn Tấn Tuấn vào vòng cuối cuộc thi Drone Photo Awards. Bức ảnh bắt khoảnh khắc dân địa phương đi thăm lưới cá ở Biển Hồ trong nắng chiều óng ả. Biển Hồ là một trong những hồ nước do núi lửa hình thành, nằm ở Tây Nguyên, hiện có rất nhiều loài cá nước ngọt như cá trắm, chép, trôi, rô phi... Không chỉ là nơi cung cấp thực phẩm cho dân địa phương, Biển Hồ còn là một điểm du lịch, nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ sáng tác thơ, văn, nhạc...

     

    Nhiếp ảnh gia Nguyễn Phước Hoài tham gia cuộc thi với tác phẩm Đánh cá - ngư dân thả lưới trên biển Nhơn Hải, Bình Định, đánh bắt hải sản giữa mùa rong mơ.

    Nhơn Hải là một làng chài có tiếng nằm trên bán đảo Phương Mai, cách TP Quy Nhơn khoảng 10 km. Du khách thường tới đây ăn hải sản, xem ngư dân đánh cá, tắm biển Hòn Khô, tham gia các môn thể thao nước như bè chuối, lặn ngắm san hô, moto nước...

     

    Tác phẩm Hoa biển của nhiếp ảnh gia Vũ Ngọc Tuấn chụp tại vùng biển của làng chài An Hải và Hòn Yến, tỉnh Phú Yên vào mùa hè. Tháng 5-6 là mùa bận rộn của dân đánh cá, họ thường ra biển để trông lưới bắt cá cơm cả ngày lẫn đêm.

     

    Ngoài các tác phẩm trong chủ đề ảnh Con người, tác giả Nguyễn Tấn Tuấn còn góp mặt ở ảnh chùm với bộ Sắc màu ruộng bậc thang. Tác giả chia sẻ: "Tháng 5 là mùa nước đổ ở khắp các ruộng bậc thang, người dân đổ nước trên các thửa ruộng từ bậc này sang bậc kia, hòa trộn những gam màu của đất và trời. Ánh sáng bị phản chiếu tạo nên bề mặt nước nhiều sắc màu nhi nhìn từ trên cao".

    Bộ gồm 6 ảnh chụp tại thung lũng Thiên Sinh, Y Tý, Sàng Ma Sáo, thung lũng Mường Hoa ở tỉnh Lào Cai.

    ------------------------------------

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TRÍ TUỆ NGƯỜI DO THÁI

  •  
    Chi Tran

     
     

    7 câu nói thể hiện trí tuệ đỉnh cao của người Do Thái, thâu tóm yếu điểm con người. 

    Từ lâu, người Do Thái đã được coi là dân tộc thông minh, đứng đầu ở nhiều lĩnh vực. Kể từ thế kỷ 19, có tới 1/4 số nhà khoa học trên thế giới là người Do Thái, trong đó có nhiều cái tên nổi tiếng là Albert Einstein, Otto Frisch, Sigmund Freud,… 

    Người Do Thái không chỉ thông minh kiểu sách vở, mà họ còn biết cách áp dụng kiến thức và thực tế cuộc sống. Đó chính là trí tuệ đỉnh cao của người Do Thái, giúp thâu tóm yếu điểm của con người. Dưới đây là 7 câu nói sâu sắc và thấm thía xứng đáng để ta chiêm nghiệm:

    Người không muốn lội sông chẳng thể rẽ sóng đạp gió, việc nhỏ không làm sao làm được việc lớn

     

    Con người sẽ mãi tầm thường không phải vì thiếu năng lực, mà là vì cứ giậm chân tại chỗ, hài lòng với hiện trạng. Một người không hề có mục tiêu hay khát khao hoài bão, mỗi ngày chỉ sống vật vờ, đầu óc mông lung thì làm sao có thể thăng tiến.

    Cứ thế, họ trở nên tầm thường, đánh mất chính mình, chẳng thể làm ra được chuyện gì. Hy vọng chúng ta sẽ tìm ra hoài bão, thấy được ý nghĩa của cuộc sống và chiến đấu hết mình vì nó. 

    Người thông minh học hỏi từ sai lầm của kẻ ngu ngốc

    Marx từng nói rằng: “Con người phải học cách đi bộ và học cách vấp ngã, và chỉ khi học được cách vấp ngã người ta mới thực sự biết cách đi bộ”. Có nghĩa là, điều đáng sợ nhất không phải là mắc sai lầm, mà là sau khi vấp ngã không biết học hỏi, rút kinh nghiệm mà vẫn tiếp tục mắc phải nó.

    Người Do Thái không chỉ biết nhận thức sai lầm của bản thân, mà họ còn biết cách rút ra bài học từ sai lầm của người khác. Nhờ vậy, khi gặp vấn đề tương tự họ sẽ biết cách giải quyết, không phải trả quá nhiều “học phí”.

    Ngựa dễ mắc sai lầm trên nền đất yếu, con người dễ giành giật nhau bởi những lời ngon ngọt

    Một môi người quá ổn định, thoải mái sẽ khiến ý chí con người bị thui chột. Càng thả lỏng cảnh giác, ta càng dễ đánh mất chính mình. Trên đường sẽ chẳng có con đường bằng phẳng mãi, ta chẳng thể yêu cầu mọi thứ đều theo ý mình. Người Do Thái cho rằng, đường đời dài rộng, ta không được kiêu ngạo hấp tấp, phải cẩn trọng và kiên định kẻo gặp rắc rối.

    Làm người không nên quá tự cao tự đại, cho rằng mình hơn người. Thắng không kiêu, bại không nản, hãy biết khiêm tốn để có thể vươn xa.

    Không đọc sách dù đi vạn dặm cũng chỉ là người đưa thư

     

    Người Do Thái vô cùng coi trọng việc đọc sách, họ dạy con mình đọc sách ngay từ nhỏ. Có một câu nói rất hay là: “Đọc sách tu luyện trí óc, du lịch mở rộng con mắt”. Đi du lịch mà không chú tâm vào nó, thì cảnh vật ven đường có đẹp thế nào cũng chỉ như cưỡi ngựa xem hoa mà thôi. Muốn nâng cao tầm nhìn và kỹ năng bản thân, hãy đọc sách kết hợp với tìm tòi khám phá.

    Nếu chỉ chờ đợi, điều bạn phát hiện ra chỉ là sự già đi của bản thân

    Trong cuộc sống, không thiếu người chỉ mãi há miệng chờ sung, đặt hy vọng vào người khác và chờ cơ hội đến. Một cuộc sống tốt đẹp không bao giờ là chờ đợi, mà ta phải chăm chỉ, cần cù và hết mình vì tương lai.

    Hành động là khởi đầu của thành công, và chờ đợi là khởi nguồn của thất bại. Người Do Thái không bao giờ chờ cơ hội đến với họ, mà họ sẽ cố gắng làm việc để tạo ra cơ hội cho mình.

    Ở cùng với một con sói bạn sẽ chỉ học được cách hú, tiếp xúc với người xuất sắc mới khiến bạn trở nên ưu tú

    Người Do Thái có câu nói rằng: “Một người chỉ ra sai sót của bạn chưa chắc đã là kẻ thù của bạn; một người luôn luôn ca ngợi bạn chưa hẳn đã là bạn của bạn”. Có thể hiểu, không quan trọng ta là ai, mà quan trọng là ta đang được tiếp xúc với những người như thế nào.

    Cứ kết giao với kẻ tối ngày ham vui, ta cũng sẽ trở nên giống họ, chẳng còn dám nghĩ dám làm. Thế nhưng, kết thân với người cùng chí hướng, ta sẽ tìm được cảm hứng và năng lượng tích cực. Tránh xa những người luôn phàn nàn, lười biếng, không biết cải thiện và không ngừng hút cạn năng lượng của bạn. Thay vào đó, hãy ở bên những người tích cực, có thể phát triển cùng bạn.

    Trên đời có ba thứ mà người khác không thể lấy đi: một là đồ ăn vào bụng, hai là ước mơ giấu trong tim, ba là sách đọc vào đầu

     

    Người Do Thái tâm niệm, 3 thứ trên một khi đã được mình tiếp nhận, người khác sẽ chẳng thể lấy đi. Thức ăn sẽ bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể, ước mơ ẩn chứa trong tim sẽ tiếp thêm dũng khí, và sách sau khi đọc sẽ giúp ta nâng cao kiến thức, phong phú suy nghĩ. Chẳng phải vàng bạc của cải, đó mới thực sự là những của cải đắt giá nhất đối với một người.

    Hy vọng chúng ta có thể trở thành những người dũng cảm, nhiệt huyết, có thể ngẩng cao đầu để theo đuổi ước mơ, khát vọng, và sống cuộc sống theo cách mà chúng ta mong muốn.

    Theo QQ