21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - ĐẠI DỊCH XẢY RA?

  •  
    Chi Tran



    TẠI SAO THIÊN CHÚA CHO PHÉP ĐẠI DỊCH XẢY RA?

     

    Ta hiểu rằng con người trưởng thành hơn qua những khó khăn, đau khổ nhưng điều này không có nghĩa là Thiên Chúa đã gởi những điều ấy đến như một thử thách.

     

    Thời nay, dường như một số tín hữu vẫn giữ những hình ảnh rất sai lệch về Thiên Chúa Ba Ngôi: Thiên Chúa Cha trên trời hay giận dữ, còn Chúa Giêsu dễ mến, đầy yêu thương…! Trong khi các tín điều dạy rằng, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất trong ba ngôi vị; Ba ngôi ấy là Một trong công trình tạo dựng, cứu chuộc và thánh hóa. Theo Tin mừng của thánh Gioan, Đức Giêsu đã nói rằng, Người không làm việc một mình (5,30); ‘Tôi và Chúa Cha là một’ (10,30); và ‘ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha’ (14,9). Các Kitô hữu tin rằng Chúa Giêsu xuống thế để ứng nghiệm Kinh Thánh Cựu ước; họ cũng tin rằng nên giải thích mọi điều trong Kinh Thánh Cựu ước dưới lăng kính mặc khải của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô.

     

    Điều này rất quan trọng khi ta muốn hiểu ý nghĩa của dịch bệnh và các thảm họa thiên nhiên khác. Đối với các dân tộc cổ đại, nếu có lũ lụt, dịch bệnh, thì Thiên Chúa như muốn nói điều gì đó ngang qua những sự kiện ấy. Nhưng trong các Tin mừng, Chúa Giêsu không bao giờ tạo ra một bệnh dịch, một thảm họa thiên nhiên hay biến ai đó thành cột muối như bà vợ ông Lót xưa. Nếu Đức Giê su không đi vào cuộc khổ nạn, hay, nếu ta không đón nhận lời tiên báo của Người về cái chết ấy, thì Thiên Chúa thật sự là Cha ư? Đức Giêsu xuống thế để uốn nắn những quan niệm sai lầm về cách thức Thiên Chúa hoạt động trong thế giới này.

     

    Thế nên, cho dù nguồn gốc của Covid-19 vẫn chưa được xác định, nhưng đại dịch này cho ta một lời giải thích tự nhiên, và cách thức vi-rút lây lan khủng khiếp đến giờ là hệ quả của những quyết định yếu kém của con người. Dĩ nhiên, Thiên Chúa không hề đưa đại dịch đến với nhân loại.

     

    Bất cứ khi nào có một thảm họa, dù lớn hay nhỏ, dù là trận hỏa hoạn thiêu rụi mái nhà thờ Đức Bà Paris, hay sự lây lan của đại dịch AIDS, thì sẽ luôn có một số tín hữu cho rằng những điều ấy là do Thiên Chúa trừng phạt vì tội lỗi của con người thời nay. Có lẽ điều này cho thấy niềm tin vào Thiên Chúa như một nhân vật “siêu quyền lực” cai quản vũ hoàn, “một giám đốc điều hành” có thể chịu đựng những hành vi xấu xa ở một mức độ nào đó. Nhưng khi mất kiên nhẫn, ông ấy chấm dứt những điều vô nghĩa, và gởi một trận sóng thần hay một trận đại dịch đến để nhắc nhở ta rằng ai mới là ông chủ thực sự. Trong vai một tên bạo chúa, Người quả là lời lý giải đáng sợ cho những nỗi đau đớn khôn nguôi trong cuộc đời này: những đau khổ của ta phải đến từ một nơi nào đó, và dường như một số người rất dễ dàng tìm thấy lời giải thích trực tiếp từ Thiên Chúa.

     

    Nhưng có một sự khác biệt rất lớn giữa việc Thiên Chúa cho phép sự dữ xảy ra trong thế giới này và chuyện Người gây ra những sự ấy. Giáo Hội dạy rằng, điều đầu tiên là chính xác, nhưng điều thứ hai thực sự sai lầm mặc dù khi nghe một số tín hữu nói về đại dịch Covid-19, ta dễ dàng bỏ qua vì nghĩ rằng nó đúng. Bởi Thiên Chúa muốn ta được hoàn toàn tự do, ta có khả năng chọn điều dữ; nếu ngược lại, ta cũng chỉ như những con rối. Đây chính là một thế giới khác xa với việc Thiên Chúa trực tiếp gây ra đau khổ và hủy diệt.

     

    Ta hiểu rằng con người trưởng thành hơn qua những khó khăn, đau khổ nhưng điều này không có nghĩa là Thiên Chúa đã gởi những điều ấy đến như một thử thách. Đúng hơn, sự trưởng thành minh chứng cho ta rằng Thiên Chúa luôn đồng hành với ta qua từng giây phút. Người thôi thúc ta liên đới với anh chị em của cùng một Cha trên trời. Thế nên, ta cùng nhau đưa ra quyết định tốt nhất trong bóng tối của sự chết và thũng lũng của nước mắt, khổ sầu.

     

    “Thiên Chúa không gửi bệnh dịch đến

    để dạy ta về điều gì đó

    cho dù chúng cho ta nhiều bài học.

    Thiên Chúa không gửi bệnh dịch đến để dạy ta về điều gì đó cho dù chúng cho ta nhiều bài học. Ta đang học được rất nhiều về mối tương quan mong manh của ta với trật tự tạo dựng và hệ lụy từ những lựa chọn sai lầm ở nơi này có thể gây ra những hậu quả tai hại cho những nơi khác. Ta cũng học được rằng cách ứng phó tốt nhất với những thiên tai, với những tình trạng khẩn cấp về sức khỏe là tính minh bạch, một nhà nước vì dân, những báo cáo trung thực, sự khéo léo của con người, trách nhiệm của công dân, và sự quý trọng lợi ích chung… Ta cũng học được sự phi thường nơi những con người bình thường khi đối diện với bị kịch, khổ đau.

     

    Làm sao tôi có thể tin chắc rằng Thiên Chúa hằng sống? Người không bao giờ chết? Bởi vì Thiên Chúa được tỏ bày trong Đức Giê su Ki tô không phải như một tên bạo chúa, mà là một Đấng đầy tình yêu. Đó là một Thiên Chúa đã sẵn sàng dấn thân vào bất cứ con đường nào kể cả từ bỏ mạng sống mình trên Thập Giá. Đoạn thư của thánh Gioan Tông đồ chép rằng, “Thiên Chúa là ánh sáng; nơi Người, không có một chút bóng tối nào.” (1 Ga 1,5) Nếu đó là sự thật, thì bệnh dịch hay đại dịch không thể là bản án của một Thiên Chúa đầy giận dữ vì tính ích kỉ và thói tham lam của ta được.

     

    Sự tỉnh thức thiêng liêng trong những ngày khó khăn của đại dịch hệ tại ở điều này: trong mọi phút giây của ngày sống Thiên Chúa thực hiện những gì Người đã làm vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh –  Người không can thiệp để ngăn người ta giết Chúa Giêsu, nhưng không để sự dữ và tuyệt vọng có tiếng nói cuối cùng. Sức mạnh tuyệt vời của ân sủng cho phép ta tận dụng cơ hội, ngay cả trong những tình cảnh tồi tệ nhất, để giúp đỡ nhau bằng mọi cách có thể, và để cho ánh sáng và cuộc sống có tiếng nói cuối cùng. Chúa Nhật Phục sinh là lời đáp trả của Thiên Chúa dành cho Thứ Sáu Tuần Thánh: sự sống thoát ách sự chết.

     

    Cha Richard Leonard S.J.

    Lyeur Nguyễn lược dịch

    Nguồn: https://jesuit.org.au/why-does-god-allow-pandemics/

     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - QUÝ VÂN- CHÂN CON VẤP NGÃ

  •  
    Quyvan Vu
    Sat, Sep 11 at 12:31 PM
     
     

    “Lạy Đức Giê-hô-va, khi con nói: ‘Chân con vấp ngã’, thì lòng nhân từ Ngài nâng đỡ con.” (Thánh vịnh 94:18)

    Chuyện kể về một cậu bé con trai của một công nhân ở Afghanistan. Công nhân này là một môn đồ của Chúa Giê-xu. Ông cùng cậu con trai của mình đang leo qua những dốc đá thẳng đứng phía trên thành phố Kabul. Cậu bé thình thình sẩy chân ở một gờ đá và bị mắc kẹt, không thể di chuyển lên hay xuống. Cậu hốt hoảng kêu cứu cha mình. “Hãy nhảy xuống! Cha sẽ bắt lấy con!” Cha cậu bé hô lớn, đưa hai tay ra về phía cậu con đang run rẩy.

    Có một khoảng cách đáng kể giữa thân thể nhỏ bé của cậu con trai và cánh tay vững chắc của người cha.  Cậu bé nhìn xuống thành phố Kabul. Tim cậu chùn xuống, nhưng rồi cuối cùng, cậu hít một hơi thật sâu, nhắm mắt và nhảy xuống, rơi vào vòng tay của cha mình một cách an toàn.

    Nhiều năm sau, khi nhớ lại tai nạn lúc còn bé, cậu con trai nhận ra rằng có một vài điều đã giúp cậu đi tới quyết định tin vào cha để nhảy xuống. Cậu tin vào sức mạnh và thân hình to lớn của cha đủ để đỡ lấy cậu. Cậu tin rằng cha rất yêu mình và không muốn để cho mình bị tổn hại. Cậu tin rằng cha biết rõ tình hình lúc đó và biết rằng việc cậu nhảy xuống là an toàn.

    Sự tin cậy hoặc đức tin nơi Chúa cũng giống như vậy. Việc tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giê-xu không chỉ là một quyết định thụ động hoặc bởi hiểu biết lý trí, mà còn đòi hỏi cả sự cam kết. Nó giống như một người nhảy dù khỏi máy bay ở độ cao 3000m.

    Trước khi bước lên máy bay, người ấy phải tin tưởng vào chiếc dù mình đang đeo trên lưng. Người ấy phải tin rằng dù sẽ mở khi cần. Người ấy cam đoan với gia đình và bạn bè rằng mình sẽ an toàn, sẽ biện luận với bất cứ ai về độ an toàn và đáng tin cậy của chiếc dù.

    Lạy Chúa chúng con tín thác nơi Chúa.

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI

  •  
    phung phung
     
     


    LỜI CUỐI CHO CÁC SƠ ...
     
       Có lẽ trong Giáo sử Việt Nam, chưa có khi nào xẩy ra số lượng các sơ lây nhiễm và tử vong vì đại dịch nhiều như vậy. Và cụ thể có một Nhà Dòng có số tổn thất nhiều đến thế, điển hình như dòng Đa Minh Phú Cường với 12 sơ đã an nghỉ, chưa nói đến quý sơ các dòng khác cũng nằm xuống vì phục vụ các bệnh nhân covid-19, và kể cả các sơ chỉ quanh quẩn, kinh nguyện và làm việc trong khuôn viên nhà dòng, cũng bị lây nhiễm, thậm chí qua đời.
       Có nhiều khi tôi bức xúc trước những bất công của xã hội, trước  sự độc đoán khinh mạn của các quan chức, những viên chức hách dịch, coi thường kỷ cương, xúc xiểm nhân viên y tế, bảo vệ… và cả nữ đại gia cực giàu, nhưng lại ăn nói láo xược, vu vạ, tục tĩu. 
       Nhưng khi nhìn những hình ảnh các sơ đang ở đầu tuyến, đang niềm nở phục vụ và an ủi các bệnh nhân tuyệt vọng, đang làm cửu vạn khiêng vác hàng tấn rau củ mỗi ngày, trên đôi vai gầy mà cám cảnh thương mến vô hạn.
       Có lần tôi kể về một nữ tu đang đối mặt với thần chết vì lây nhiễm, các sơ đã yêu cầu tôi gỡ xuống vì không muốn thông tin làm chùng lòng những tình nguyện viên khác, ngược với tôn chỉ của Nhà Dòng. 
       Vậy đó, các sơ của chúng ta là vậy đó. Họ gia nhập dòng lặng lẽ, tu học lặng lẽ, khấn tạm và cả vĩnh khấn lặng lẽ, phụng sự Thiên Chúa lặng lẽ, phục vụ nhân loại lặng lẽ, suốt đời vâng lời bề trên lặng lẽ, và khi tàn hơi, được Chúa gọi về cũng lặng lẽ…
       Ai ai trong chúng ta, thời niên thiếu đều được các sơ khai tâm, dạy dỗ.Tôi còn nhớ mãi hai dì phước đầu đời ở nhà thờ Phường Đúc, Huế : Sơ Tuyết cao, sơ Sơn thấp, cả hai thuộc hội dòng MTG. đã uốn nắn tuổi thơ tôi từ lúc mới chập chửng trí khôn, tôi nhớ mãi hình ảnh cảnh trái ngược giữa thiên đàng và hoả ngục, các sơ thị phạm để đe cho tôi chọn lựa...tôi nhớ mãi ngày ba tôi vào lớp nhất( lớp một bi chừ), xin phép cho tôi được nghỉ học để đổi nhà lên Huế, lúc đó tôi bị phạt quỳ giữa lớp, vì tội dám dí cây đèn cầy vào đầu của đứa nào đó, làm cho một mảng tóc bị xém vì hắn dám chê đôi ba ta quá khổ, mà tôi mang trong lễ Rước Mình Thánh Chúa. Gần 60 năm đã qua mà vẫn còn nhớ mãi thiên thu. Sau đó, suốt thời kỳ tiểu học, lại được các sơ đứng lớp dạy học tận tụy tại trường Bình Linh ( Pellerin)
       Rồi khi vào chủng viện, lại được các o MTG phục vụ tận lực, ngày đó các chú hay gọi các sơ bằng cái tên rất Huế (O) chúng tôi được các o chăm chút phục vụ ẩm thực gần suốt 10 năm, bi chừ chỉ còn lại o Diệp 96 tuổi, mà cách đây 5 tháng, trước mùa dịch lần 4, tôi đã may mắn gặp lại tại Huế, e là lần cuối cùng. Rồi từng o lần lượt lặng lẽ từ giả cõi đời mà chúng tôi không hề hay biết… 
       Năm ngoái, trong mùa mưa lũ, tôi được may mắn tá túc dưới mái nhà ĐCV. lại được quý sơ ở đây chăm sóc tận tuỵ như thành viên trong nhà, mỗi khi đi đâu về trong trời mưa lạnh lẽo, tôi được tặng ngay chiếc bánh tráng vừa nướng xong, nóng hổi và thơm phức, hoặc tới giờ cơm, không thấy chúng tôi, là các sơ gọi điện thoại, hối thúc mau cho kịp, có khi còn trước cả bề trên…Chỉ là những cử chỉ lặng lẽ, nhưng để lại những cảm xúc mênh mang, vô bờ.
       Gần cuối cuộc đời, tôi mới nghiệm ra các sơ chính là mẹ, là chị, là em, là con cháu…đã hết lòng với mình. Cho nên, khi nhìn thấy các sơ đã ra đi âm thầm, lặng lẻ hay đang lâm chung cũng lặng lẽ, âm thầm…khiến cho tôi xúc động và cảm thương vô cùng…
       Tới một ngày, rồi cũng chào từ biệt để đi vào một cõi vô hình. Khi đó, chắc chằn tôi sẽ được các bàn tay của quý sơ lại dẫn dắt như ngày xưa đã từng dẫn dắt, nhưng lần này lại được dẫn dắt ra trình diện với Chúa, chứ không phải các giáo sĩ, vì các ngài đang còn bận bịu, loay hoay tự lo cho mình …
       Đâu phải làm chuyện vá biển lấp trời mới là vĩ đại, mà chính là làm các việc nhỏ mọn, âm thầm và lặng lẽ với lòng yêu Chúa, yêu người trong vâng phục, khiêm hạ…mới là vĩ đại.
       Cùng hiệp ý cầu nguyện cho các sơ đã ngàn thu yên nghỉ, và cả các sơ đang lây nhiễm, nằm chờ chữa lành hoặc chờ chết trong các bệnh viện hay trong các Nhà Dòng. Xin Chúa thưởng công bội hậu cho các ngài.
       Saigon giữa mùa phong thành đầu tháng 9.2021
       Mic. Nguyễn Hùng Dũng

     

    Download all attachments as a zip file
    • FB_IMG_1630551136189.jpg
      42.7kB
    • 20210902_095349.jpg
      49.6kB
    • FB_IMG_1630551128652.jpg
      26.5kB

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI -

  •  
    Chi Tran

     

    CÁC THIÊN THẦN THAM DỰ THÁNH LỄ

    Thánh Gregory nói: “Thiên Đàng mở cửa cho vô số Thiên Thần tới dự thánh lễ.”
    Thánh Augustine: “Các Thiên Thần vây quanh giúp các linh mục dâng thánh lễ.”
    Thánh John Chrysostom: “Khi thánh lễ dâng lên, thánh đường tràn ngập Thiên Thần. Họ vây quanh phủ phục và tôn kính thờ lạy Đấng hiến tế trên bàn thờ.”
     
    Thánh lễ là cả một sự tuyệt vời vì tình thương Thiên Chúa và sự khoan hồng của Người vô giới hạn. Thật không có cơ hội nào thuận tiện hơn để cầu xin những ơn mình muốn xin hơn là lúc Thiên Chúa đến trên bàn thờ; vì những gì chúng ta kêu cầu van xin hầu như đều được chấp nhận; và nếu những gì chúng ta xin trong thánh lễ mà không được, chúng ta có hy vọng nhận lãnh những ơn huệ khác. Các Thiên Thần đều biết điều này nên các đấng đều tới để thờ lạy và cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trong giờ phút linh thiêng đó. 
     
    Thánh Bridget tiết lộ: “Một ngày kia khi dự thánh lễ, tôi thấy vô số các Thiên Thần xuống trên bàn thờ, các đấng vây quanh bàn thờ, lặng ngắm các linh mục cử hành thánh lễ. Họ hát những bài ca ngợi Thiên Chúa làm cho trái tim tôi đầy sự vui mừng sung sướng. 
     
    Thiên Đàng hầu như chiêm ngưỡng sự hy sinh vô cùng uy nghiêm tôn kính này. Trái lại thế giới trần gian chúng ta thật nghèo nàn, đui mù và ơ hờ khi dự thánh lễ; tình yêu chúng ta cho Chúa quá nghèo nàn; không có sự tôn kính nồng nhiệt thiết tha, không có lòng sốt mến, say mê đối với Thiên Chúa cao cả quyền uy như lòng thành kính sốt mến vô biên của triều thần thánh trên Thiên Đàng. Nếu Thiên Chúa mở mắt chúng ta ra, chúng ta sẽ thấy được bao sự kỳ diệu mà con mắt trần tục không thấy.”
     
    Chân Phước Henry Suno, một người thánh thiện của Dòng Đa Minh khi cử hành thánh lễ, các Thiên Thần xuống tụ tập xung quanh bàn thờ, một số Thiên Thần đã tới gần ngài tỏ sự yêu thương, hoan hỷ. Những sự kiện này thường xảy ra trong mỗi thánh lễ, mặc dù chúng ta không thấy được. 
     
    Những người Công Giáo có bao giờ nghĩ tới những sự kỳ diệu khôn lường này không? Trong mỗi thánh lễ chúng ta quì giữa hàng ngàn vạn Thiên Thần.
     
    FR. O’SULLIVAN
     
     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - NHIỀU NGƯỜI MẾN ĐỨC MẸ

 

  •  
    Chi Tran

    5 Lý Do Mọi Kitô Hữu Nên Yêu Mến Đức Maria – Cả Người Không Công Giáo

    Những người theo đạo Tin Lành nói chung thường tránh mọi hình thức tôn kính Đức Maria, vì họ cho đó là một hình thức thờ cúng ngẫu thần. Ngay cả người Công giáo – như ĐHY Karol Wojtyla trước khi trở thành Giáo hoàng Gioan Phaolô II – vẫn thắc mắc liệu rằng chúng ta có tôn vinh mẹ của Chúa Giêsu hơi quá không?

    Tôi tin rằng chúng ta không nên sợ việc đào sâu mối liên hệ giữa chúng ta với Đức Maria qua 5 lý do dưới đây.

    1) Người Công giáo không thờ phượng Đức Maria

    Để giúp người Tin Lành đi đúng hướng: Người Công giáo không thờ phượng Đức Maria. Chúng ta tôn kính bà vì bà là Mẹ của Chúa Giêsu. Chúa Kitô đến với chúng ta thông qua bà. Thiên Chúa có thể làm bất cứ thứ gì ngài muốn, và đây là ngài đã chọn để đến với chúng ta.

     

    Vậy thật là thích hợp, khi người Mẹ ấy giúp chúng ta đến với Con của bà. Người Tin Lành có thể dễ dàng tôn kính thánh Phaolô, như đánh giá cao vai trò của thánh nhân, khuyên mọi người nên biết về các tác phẩm của ngài. Tương tự thế, người Công giáo cũng kính trọng Đức Maria. Rõ ràng bà không phải là Thiên Chúa, nhưng là một thụ tạo được Đấng Tạo Hóa ban nhiều ân sủng.

    2) Tình yêu không có tính trắng đen rõ ràng

    Chúng ta có cảm tưởng rằng, nếu chúng ta yêu mến Đức Maria, thì chúng ta không yêu mến Chúa Giêsu đủ. Nhưng mối liên hệ trong gia đình không có tính trắng đen như thế. Chẳng lẽ lại có một người con phẫn nộ, khi bạn của anh yêu mến mẹ anh? Và chẳng lẽ lại có người mẹ cảm thấy phiền não khi con cái bà yêu mến cha của chúng? Trong một gia đình, tình yêu thì dồi dào và bao la.

    3) Chúa Giêsu không ghen tị với mẹ Ngài

     

    Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết, “Mặt trời sẽ không bao giờ bị lu mờ bởi ánh trăng.” Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, sẽ không cảm thấy bị đe doạ bởi việc Mẹ ngài được yêu thương và tôn kính. Ngài tin tưởng, yêu mến bà và biết rằng ý chí giữa họ luôn hiệp nhất. Đức Maria, bởi vì nó là một thụ tạo, chứ không phải là Đấng Tạo Hoá, sẽ không bao giờ vượt trội Chúa Ba Ngôi, nhưng luôn là sự phản chiếu ánh hào quang của Thiên Chúa.

    4) Đức Maria là Mẹ chúng ta

    Đức Maria là Mẹ thiêng liêng của chúng ta. Bởi khi bị đóng đinh trên Thánh giá, Chúa Kitô đã trao Mary cho thánh Gioan, và trao thánh Gioan cho Mẹ người. Khi ấy vai trò của làm mẹ của Đức Maria được mở rộng cho toàn thể nhân loại. Tình yêu của Mẹ không chỉ giới hạn đối với các Kitô hữu. Bà biết rõ Con mình đã phải trả giá đắt như thế nào để cứu độ chúng ta, nên bà sẽ không để điều ấy lãng phí.

    5) Xem quả thì biết cây

     

    Kinh Thánh có nói đến việc xem quả thì biết cây (xem Mátthêu 7:16). Đức Maria đã làm phát sinh vô số hoa trái trong lịch sử Giáo Hội, địa lý chính trị, và cả văn hoá. Không những Đức Maria can thiệp để chấm dứt các nạn đói, chiến tranh, dị giáo và bức hại, nhưng bà con truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ và nhà tư tưởng đỉnh cao như – Mozart, Botticelli, Michelangelo, thánh Albert Cả, và những nhà xây dựng bậc thầy đã xây nên Nhà thờ Đức Bà, đó là chỉ đề cập đến một số ví dụ.

    Ngoài ra, còn có vô vàn lời chứng của các thánh về lời chuyển cầu đầy sức mạnh của Đức Maria. Rất nhiều vị thánh cao rao về bà, và bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được một ai nói xấu được về Đức Maria. Đức Hồng Y John Henry Newman, là người Anh giáo cải sang Công giáo, nhận thấy rằng, khi Đức Maria bị lãng quên, thì không lâu sau đó những thực hành đức tin đúng đắn cũng sẽ bị lãng quên.

    Nguồn: Aleteia