21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    BÀ SIMMA CHIA SẺ CÁC LINH HỒN NÓI VỀ 

    Công Việc Và Tiền Bạc

    Hỏi : Trong trận chiến giữa người giàu và người nghèo thì đề tài công việc thường được nhắc đến ở thời đại chúng ta, sự thiếu công việc để làm…Tôi muốn hỏi bà một số câu hỏi về công việc và tiền bạc. Bà có muốn nói về đề tài này không?

    -Ngày nay, trận chiến lớn nhất là chiến tranh giữa các trẻ thơ vô tội và cấu trúc gia đình, thứ hai là trận chiến giữa người giàu và người nghèo. Nhóm Tam Điển ở đàng sau phong trào tạo ra tiền tệ quốc tế và chính quyền quốc tế, cái gọi là Trật Tự Thế Giới Mới và Kỷ Nguyên Mới. Chính quyền quốc tế sẽ có tất cả năng lực để phá hoại Giáo hội. Ngay cả trận chiến khủng khiếp ở Balkans vào lúc này (1993) đã được Tam Điểm ủng hộ. Đó là lý do tại sao Đức Mẹ Maria chọn việc hiện ra giữa nơi có chiến tranh như làng Medjugorje, Nam Tư vào khoảng hơn 10 năm trước đây,(1981) trước khi người ta có thể hiểu rằng chiến tranh sẽ bùng nổ như đã từng xảy ra.

    Ngân Hàng thế giới, Liên Hiệp Quốc, Hiệp Hội Âu Châu, và Hội Hồng Thập Tự Quốc Tế đồng lượt vận chuyển, dù cho có nhiều hình thức, và KHÔNG làm việc cho lợi ích của thế giới. Đàng sau những nhóm này là hệ thống ngân hàng được điều hành bởi nhóm Tam Điểm và bởi đường dây các xã hội bí mật khác mà đại đa số quần chúng không hề biết một chút gì về các tổ chức này. Lòng tham lam và sự lo sợ nghèo túng cho phép họ giao ngân quỹ cho Satan để hắn âm mưu nghiền nát Giáo hội của Chúa và sau đó là chính Chúa, nhưng chúng đã thất bại. Sẽ có môt thời điểm mà Đức Mẹ Maria cùng các con cái của Mẹ sẽ chiến thắng, ngày nay mọi sự chưa hiện rõ như vậy, nhưng phải chờ đến giây phút cuối cùng.

    Hỏi : Bà có nhắc đến sự tham lam của phương Tây trong nhiều trường hợp, và bà cũng nói đến việc Chúa sẽ bắt phương Tây đền tội cho các tội lỗi của họ. Như vậy trung tâm của sự tham lam, cũng là trung tâm của các ngân hàng đang tập trung lại, sẽ phải chịu nỗi thống khổ hơn những nơi có lối sống khiêm nhường, phải không ạ?

    -Vâng, tôi nghĩ đúng như thế.

    Hỏi : Vậy bà có nên khuyên người ta hãy rời bỏ các trung tâm có nhiều ngân hàng để đến những nơi có ngoại cảnh khiêm cung hơn không?

    -Tôi khuyên mọi người nên trở lại với Chúa và với lời cầu nguyện. Chúa mong muốn chúng ta hãy khiêm nhường để Ngài có thể giúp đỡ chúng ta. Rồi trong lời cầu nguyện của họ, Chúa sẽ khuyên họ những gì cần phải làm.

    Hỏi : Các người giàu có lối sống là luôn tích lũy thêm tài sản, như một nguyên tắc, họ chỉ tiêu xài những phần tiền lời. Rồi có nhiều người ngày nay sống bằng cách buôn bán tiền tệ hay các hình thức tiền tệ khác (thị trường chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu…) Vậy lối sống ấy và các hoạt động ấy có ở trong Thánh Ý Chúa không?

    -Chắc chắn là không! Chúa muốn cho người giàu phải chia sẻ những gì mà họ có cho người nghèo, và làm việc thiện đối với người nghèo, chứ không ngồi hưởng thụ. Những nhóm người trên sẽ phải thích ứng trong những năm tới đây. Chúng ta cần cầu nguyện để Chúa Thánh Linh soi sáng họ càng sớm càng tốt.

    Hỏi : Ngày nay, những ai nhìn thấy hệ thống ấy đều biết là không đến từ Chúa, vậy bà có đề nghị cho họ làm gì với ngân quỹ mà họ đã tích lũy, nếu họ muốn làm theo Thánh Ý Chúa?

    -Làm việc từ thiện ngay bây giờ bởi vì tiền bạc của họ sẽ biến mất và sẽ không làm lợi cho ai cả!

    Hỏi : Vậy tư tưởng phản Ki Tô có thật không?

    -Có, Tôi sợ rằng có. Các thị nhân khác, ngoài các thị nhân ở làng Medjugorje, Nam Tư, có nói rằng kẻ Phản Ki Tô đang sinh sống ngày nay. Hắn sẽ xuất hiện như là một người nhà giàu, có nhiều sự quyến rũ và sẽ được xem như người chữa lành và làm phép lạ. Rất nhiều người ta sẽ lầm lạc mà đi theo hắn. Thật sự, hắn sẽ là hình ảnh biểu lộ mạnh mẽ nhất về Satan. Chúng ta hãy cầu nguyện không ngừng nghỉ để khỏi bị sai lầm và mắc lừa trò dối trá của Satan. Satan có nhiều tài năng nên hắn giả vờ và lừa gạt người ta dưới các hình thức nào làm thỏa mãn được sự kiêu căng của hắn.

    Hỏi : Khi một người cho người khác mượn tiền thì có thể đòi tiền lời từ người mượn không?

    -Theo Ý Chúa thì không. Chúng ta nên cho mượn vì lòng yêu người chứ không phải để làm giàu. Chúng ta chỉ có thể kiếm tiền bằng công việc của chính mình.

    Hỏi : Bà nói rằng có một thời kỳ hoà bình sẽ đến với chúng ta, nhưng chỉ sau khi những biến cố lớn xảy ra để nhân loại hoán cải. Vậy thời kỳ hoà bình ấy cò bao gồm sự tái phân chia tài sản không?

    -Có, sẽ có giai đoạn ấy.

    Hỏi : Bà nói rằng song song với biến cố lớn thì hệ thống tài chánh toàn cầu sẽ sụp đổ trước khi chúng ta có thể an hưởng thời kỳ hòa bình. Làm cách nào mà người ta có thể chuẩn bị cho hai sự thay đổi lớn lao như thế?

    -Vâng, sẽ là những cuộc thay đổi rất lớn lao! Ngày nay, người ta cần trở lại với Chúa ngay và thánh hiến bản thân cho Chúa hoàn toàn. Nếu họ làm như thế thì những sự thay đổi đang chờ đợi chúng ta sẽ trở nên dễ dàng chịu đựng hơn.

    Hỏi : Bà có nghe nói về các tổ chức của Giáo hội gọi là Opus Dei nơi mà một phần ơn Thiên Triệu của các thành viên là sự thánh hóa các công tác hàng ngày. Nếu bà đã biết về tổ chức này thì bà nghĩ điều ấy có tốt không và có đến từ Chúa không?

    -Vâng, tôi biết tổ chức ấy, và điều này đến từ Chúa.

    Hỏi : Nếu cho người khác mượn tiền mà đòi phân lời, thì việc mua bán mà trả tiền bằng thẻ tín dụng có tội không?

    -Nếu ai đó cần mua thì không phải là tội, nhưng người cho mượn tiền nên nhìn thấy nhu cầu thật sự của người mượn với tình thương, chứ không phải để làm giàu.

    Hỏi : Giáo hội ngày nay có dạy dỗ chúng ta về việc sử dụng đồng tiền một cách chính đáng và hợp luân lý không?

    -Từ thuở ban đầu của Giáo hội đến nay, có rất nhiều Gíáo Hoàng nói về giá trị của công việc và lên án việc cho vay để ăn lời. Có rất ít lời giảng dạy cách sử dụng tiền. Đương kim Giáo hoàng sẽ giúp cho thế giới trở nên tốt lành nếu ngài viết một sắc lịnh về việc sử dụng tiền bạc.

    Hỏi : Một câu hỏi cuối cùng về công việc. Các linh hồn có giúp đỡ gì cho bà với công việc hàng ngày của bà không?

    -Có, họ có giúp cho tôi; nhưng chỉ có các công tác liên quan đến các linh hồn. Khi tôi cần một tờ giấy đặc biệt nào đó để viết xuống câu trả lời mà họ nói cho tôi nghe, thì tôi chỉ cần kéo một tờ giấy ra khỏi xấp giấy, và tôi thấy ngay tờ giấy mà tôi muốn. Họ giúp tôi để tôi giúp lại họ. Chỉ có thế thôi.

    chanlyvinhcuu
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - TƯỞNG - LÚC TRẺ

  •  
    Kim Vu

    CỨ TƯỞNG-TƯỞNG - LÚC TRẺ

     
     

    TƯỞNG
     
    TƯỞNG...
     
     
    1- Lúc trẻ, tưởng khóc là buồn, bây giờ phát hiện buồn nhất là không thể khóc được, cứ trống rỗng, tỉnh táo và vô hồn.

    2- Lúc trẻ, tưởng cười là vui, bây giờ nghĩ lại, có những giọt nước mắt còn vui hơn cả một trận cười.

    3- Lúc trẻ, tưởng đông bạn là hay, bây giờ mới biết chỉ cần một người hiểu mình là hạnh phúc lắm rồi.

    4- Lúc trẻ, tưởng cô đơn là ở nơi vắng người, đến giờ mới hiểu, lạc lõng giữa nơi đông người mới là tận cùng cô đơn.

    5- Lúc trẻ, tưởng yêu là tất cả, là mọi thứ, lớn rồi mới biết không có gì là tồn tại mãi mãi cả.

    6- Lúc trẻ, tưởng mình có thể thay đổi cả thế giới, giờ thấy được ngay cả một người còn chẳng có khả năng thay đổi. Có chăng, vẫn chỉ là tự thay đổi mình.

    7- Lúc trẻ, tưởng chỉ có kẹo là ngọt, giờ lớn lên còn biết có những thứ còn ngọt ngào hơn cả kẹo.

    8- Lúc trẻ, rất sợ phải chết, nhưng bây giờ khi lớn lên mới biết sống mà vô nghĩa còn đáng sợ hơn cái chết rất nhiều.

    9- Lúc trẻ, tưởng nói dối là xấu, giờ mới biết có những lời nói thật đau đớn làm sao.

    10- Lúc trẻ, tưởng hạnh phúc là điều gì đó xa xôi lắm, giờ mới biết hạnh phúc chỉ đơn giản là những thứ bình dị xung quanh ta, có chăng là mình đã không nhận thấy.

    11- Lúc trẻ, cứ mơ ước lớn lên sẽ trở thành người này người kia. Sau này mới nhận ra: "Được trở thành chính mình mới là hạnh phúc nhất"
     
    (Sưu tầm )
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI

  •  
    Quyvan Vu
    Thu, Aug 12 at 6:31 AM
     
     

    Dân Do Thái bị rắn lửa cắn chết vì lằm bằm, oán trách Chúa. Môi-se khẩn xin Chúa dừng hình phạt. Chúa không đuổi rắn lửa đi. 

    Nhưng Chúa ban cho một giải pháp: Chúa bảo Môi-se treo con rắn lên cây sào, ai bị rắn lửa cắn mà nhìn lên con rắn thì sẽ được sống! Dân Do thái nhìn lên con rắn bị treo trên cây sào, xuyên qua đó, hướng lòng lòng tin cậy Đức Chúa Trời để được sống nhờ tin vào Đấng chữa lành. Và thật như vậy có rất nhiều người bị rắn cắn, tin cậy lời Chúa, họ nhìn lên con rắn treo trên cây sào và được sống!

    Đây là hình bóng về Chúa Cứu Thế Jêsus sẽ bị treo lên thập tự giá để cứu chuộc nhân loại, mà chính Chúa Jêsus đã nói với ông Ni-cô-đê-mô: 

    “Xưa Môi-se treo con rắn lên nơi đồng vắng thể nào, thì Con người cũng phải bị treo lên dường ấy, hầu cho hễ ai tin đến Ngài đều được sự sống đời đời.” (GIOAN/Giăng 3:14-15).

    Cám ơn Chúa Cha cho một giải pháp Là Chúa Jesus đã chịu bản án tử hình vì tội lỗi của chúng con.

     

     

     

     

CAC BÀI ĐÔC GIẢ GỞI TỚI

  •  
    Quyvan Vu
     
    Wed, Aug 11 at 10:12 PM
     
     
    Ý định của Đức Chúa Cha cho chúng ta từ buổi sáng thế là gì ?
     
    Ê-phê-sô 1:4 Chính trong Chúa Cứu Thế, trước khi sáng tạo, Đức Chúa Trời đã chọn chúng ta để được thánh hóa không có gì đáng trách trước mặt Ngài.
     
     XIN THƯA:  Thánh Hoá
     
    Đức Gia vê phán khi dân vừa ra khỏi Ai Cập:” Ta là CHÚA, Đức Chúa Trời các ngươi; phải biệt mình riêng ra thánh và nên thánh, vì Ta là thánh.” Lê Vi ký 11:44
     
    Chúng ta được thánh hoá bằng cách nào ?
     
    Do Thái 10:10 Theo ý định ấy, chúng ta được thánh hóa nhờ sự dâng hiến thân thể của Chúa Cứu Thế Giê-xu một lần là đầy đủ tất cả.
     
    XIN THƯA: Nhờ Chúa Jesus hiến tế.
     
    Thánh Phê rô nhắc Hội Thánh trong thư 1, chương 1:
     
    15 Nhưng như Đấng kêu gọi anh chị em là thánh, anh chị em phải nên thánh trong cuộc sống mình.
    16 Vì Thánh Kinh chép rằng: "Các ngươi phải thánh, vì ta là thánh." 
     
    NGÀY NAY, nhiều Ki Tô hữu KHÔNG dám nhận mình là THÁNH, luôn tự ti nghĩ mình đầy Tội lỗi!
     
    XIN ĐỌC LẠI LỜI CHÚA, Khi Chúa phán, Là Chúa có quyền ban ơn và biết mình làm được nhờ Thần Khí Chúa.
    ------------------------------------------
     
     
     
     


     
     

CAC BAI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - CHIA SẺ THỜI COVID

  •  
    Hung Dao
     
    Fri, Aug 6 at 6:02 AM
     
     

    CHIA SẺ CỘNG ĐỒNG MÙA COVID 2021  VÀ HẠNH BỐ THÍ TRONG ĐẠO PHẬT  
    Thanh Nhã
    image.png

    Gần hai tháng nay, Dịch Covid hoành hành dữ dội trên đất nước ta, một nơi mà trước đây được xem là xứ sở khá yên bình trước nạn Covid. Nơi phải hứng chịu nhiều thiệt hại nhất về người và của là Saigon, một thành phố giàu mạnh , đầy sức trẻ.

    Một Saigon bệnh, một Saigon cần sự hổ trợ của các nơi khác, và vậy là cả nước chung tay chia sẻ với Saigon, từ nhân lực, dụng cụ của ngành y tế đến thực phẩm. Không ai hẹn ai, trong hoạn nạn này, Từ Tâm tự khởi phát. Tính chia sẻ cộng đồng được nâng cao.

    Và tôi bỗng nghĩ đến Hạnh Bố Thí trong Đạo Phật 

     

    "Bố thí" có nghĩa là làm cho rộng ra, trải rộng ra, phân chia cùng khắp. Từ đó, Bố Thí mang một ý nghĩa là: chia sẻ, san sẻ. Tiếng Anh thường dịch là Giving, Donating, hay Sharing. Trong tiếng Pàli (Phạn ngữ), Bố Thí là Dàna, hay Càga.

    "Dàna" thường được phiên âm là "Đàn-na", có khi chỉ gọi tắt là "Đàn".

    Bố thí là hạnh tu hàng đầu trong "Lục Độ Ba La Mật", gồm có: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Bố thí cũng là hạnh tu hàng đầu trong "Tứ Nhiếp Pháp", gồm có: bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.

     

    Hạnh bố thí gồm có Tài Thí , Pháp Thí và Vô Úy Thí.

     

    Tài thí gồm nội tài thí và ngoại tài thí. Chúng ta có thể cho những gì bên ngoài thân thể, như là tiền bạc, của cải, cơm gạo, quần áo, thuốc men, vật chất nói chung, đó là "ngoại tài thí".

    Chúng ta cũng có thể đem cho những gì thuộc về thân thể, thân mạng của mình, các bộ phận trên cơ thể, nội tạng của mình như: mắt, tim, gan, thận vv . Hiến nội tạng là một loại nội tài thí.

     

    Pháp thí: là đem cho tất cả những gì không thuộc phần nội tài thí và ngoại tài thí nói trên. Chẳng hạn như chúng ta có sở học, có kiến thức, có sự hiểu biết về một vấn đề nào đó, trong đó có giáo lý của Phật để hướng dẫn, truyền dạy, giúp đỡ cho người, một cách bất vụ lợi, không mong cầu báo đáp, không kể lể ơn nghĩa.

     

    Vô úy thí: là đem cho sự không sợ hãi. Hay nói cách khác, vô úy thí là làm sao giúp đỡ cho con người bớt sự lo âu, giảm thiểu phiền muộn, hay không còn sợ hãi. Con người sống trên thế gian này có rất nhiều điều lo lắng, âu sầu, phiền muộn, hay sợ hãi: Thiên tai, đói nghèo, bệnh tật, cô đơn , trong đó nỗi sợ lớn nhất là cái chết. 

     

     

    Ba hình thức bố thí này chính là sự trợ duyên thiết thực và tốt đẹp mà người con Phật nỗ lực thực hiện vì nó mang lại kết quả lợi lạc cho tự thân và cho cuộc đời, giúp con người bớt tham sân si để vui sống an yên hơn trong môi trường Thiện Lành.
     

     

    Theo Kinh Pali, Tương Ưng Bộ, phẩm Devata-samyutta — Devas, đọan Kinh Aditta Sutta (Ngôi Nhà Bốc Cháy) cũng đã nói sự việc cần thiết của việc Bố thí như sau:

     

    Kinh Ngôi Nhà Bốc Cháy*

    image.png

     

    Tôi nghe như vầy, một thời Thế Tôn ở gần thành Xá Vệ trong khu vườn Kỳ Đà, tu viện Cấp Cô Độc. Bấy giờ, vào lúc đêm khuya, một Thiên nữ với ánh sáng rạng rỡ vô cùng, chiếu sáng toàn bộ vườn cây Kỳ Đà. Cô ta đi đến chỗ Thế Tôn, và khi đến nơi, cúi chào Ngài, rồi đứng sang một bên. Khi cô ta đứng ở đây, cô ta đọc những câu thơ với sự hiện diện của Đức Thế Tôn:

     

     
    Khi ngôi nhà bốc cháy
    Của cải được cứu thoát
    Là cái sẽ được dùng,
    không phải bị đốt cháy.
    Cũng vậy,
    Khi thế giới bốc cháy
    với tuổi già và chết,
    Người ta nên cứu hộ [của cải mà họ có]
    Bằng cách hiến tặng chúng:
    những gì được đem ra
    Thì cũng được bảo hộ.
    Những gì đã cho rồi
    Sinh trái quả an vui.
    Những gì mà không cho
    Thì không còn gì cả:
    Bị kẻ trộm lấy đi
    Hoặc vua quan chiếm giữ
    Hoặc bị lửa thiêu, mất
    Rồi đến lúc cuối cùng
    Người ta rời bỏ thân
    Với của cải của mình.
    Hiểu được điều này rồi
    Người thông minh biết cách
    Hưởng thụ và Bố thí.
    Người vui hưởng và thí
    Phù hợp với phương tiện,
    Không bị đời chê trách
    Thác sinh đến cõi trời.
    (TN. Tịnh Quang chuyển ngữ)
     
    “ Khi thế giới bốc cháy
    …..Những gì đã cho rồi
    Sinh trái quả an vui
    Những gì mà không cho
    Thì không còn gì cả “
     

     

     

    Thế giới đang bốc cháy bởi ngọn lửa vô hình là con virus Vũ Hán khiến bao người phải điên đảo.
     

     

    Và Saigon với rất nhiều người tứ xứ đến mưu sinh, trong đó đa số là dân miền Trung, đang tháo chạy về quê vì nhiều sự sợ hãi đó. Và họ đã được cộng đồng chia sẻ, từ tự phát đến có tổ chức với Hạnh Tài Thí. Sự chia sẻ này không xuất phát từ những người thấm nhuần và hiểu biết Hạnh Bố THí của Đạo Phật, mà nảy mầm, có thể chỉ từ chủng tử Thiện Lành trong mỗi con người, không khác lời dạy của Đức Khổng Tử; “ Nhân chi sơ, tính bổn thiện “.

     

     

    Và sự chia sẻ này cũng làm ấm áp trái tim của những người được thụ hưởng, giúp họ phần nào vơi đi sự sợ hãi tật bệnh, cái chết, đói nghèo, ít nhất là trong hiện tại. Phải chăng vô hình chung, cộng đồng cũng đã thực hiện được một trong hạnh bố thí tốt đẹp: Vô Úy Thí .
     

     

     

    Thanh Nhã
     
    • Đây chỉ là những suy nghĩ nhỏ của người viết nên sẽ có nhiều sơ suất, mong người đọc lượng thứ.
    • Bài viết này có sử dụng một số tư liệu tham khảo từ Phật Giáo org. VN và Thư Viện Hoa Sen .