21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI

  •  
    Hung Dao
     
     
    Sent: Tuesday, August 31, 2021, 03:42:38 AM CDT
    Subject: THAI NHIEN :Thú Vị Với “Biển Chết” Karakul
     

    Thú Vị Với “Biển Chết” Karakul

    Thái Thiên

     

    Titicaca là hồ nước cao và rộng nhất Nam Mỹ. Nhờ tọa lạc trên đỉnh Altiplano thuộc dãy Andes, Titicaca ngất ngưởng trên độ cao 3.812m so với mực nước biển, sâu trung bình 107m và sâu tối đa 281m. Đặc biệt có diện tích khổng lồ nhất trái đất, rơi vào khoảng 8.372km2.

    Nếu so sánh về mặt diện tích, hồ Karakul của châu Á nhỏ bé hơn nhiều, chỉ khoảng 380km2. Tuy nhiên, nó không hề kém cạnh về độ sâu (cũng đạt tới 230m) và đặc biệt nằm ở vị trí cao hơn hẳn, vào khoảng 3.900m so với mực nước biển.

    Nói đến Karakul là nói đến dãy Pamir cao chót vót, vốn nổi tiếng là “Nóc nhà của thế giới” và vinh dự nằm trong danh sách những dãy núi cao nhất hành tinh. Đỉnh cao nhất của Karakul là Ismoil Somoni cao 7.495m.

    Ngoài ra, dãy núi này còn có thêm hai đỉnh khác cao trên 7.000m là Ibn Sina và Korzhenevskaya. Hồ Karakul tọa lạc ngay khu vực trung tâm của dãy Pamir. Dù từ trước đến nay, chúng ta quen xem Titicaca là hồ trên núi cao nhất địa cầu, nhưng có lẽ đã đến lúc cần xác định lại. Với độ cao 3.900m, Karakul rõ ràng là nằm ở vị trí nhỉnh hơn so với Titicaca gần 100m.

    Khoảng 25 triệu năm về trước, một thiên thạch có đường kính chừng 52km đã đâm sầm vào trái đất ngay trên dãy Pamir. Một miệng hố khổng lồ hình thành. Thời gian dần trôi, nước bắt đầu dâng và đọng trong lòng hố.

    Giống như Biển Chết (hồ nước mặn nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan), Karakul cũng hoàn toàn khép kín. Nước trong lòng hồ chỉ có thể bốc hơi chứ không thể tràn chảy đi đâu, nên nồng độ muối mỗi ngày một trở nên mặn đắng. Nó mặn đến nỗi không sinh vật nào sống nổi, trừ loài Nemacheilus (cá chạch suối).

    Cái độc đáo hơn cả của Karakul là nó được bao bọc bởi các đỉnh núi cao quanh năm tuyết phủ trắng xóa và cả “sa mạc mặt trăng” vắng bóng sự sống. Để đến được hồ nước này, bạn cũng chỉ có thể nương theo duy nhất một con đường là Đại lộ Pamir, tuyến đường vốn nổi danh là nguy hiểm nhưng cũng hùng vĩ, tuyệt mỹ nhất hành tinh.

    Vì có một bán đảo kéo dài ra tận giữa lòng hồ ở phía nam và một hòn đảo khác chiếm một khoảng không gian khá lớn của phía Bắc (có diện tích lên tới hẳn gần 32km2) nên Karakul gần như là bị chia làm đôi. Độ sâu giữa hai nửa của nó cũng cực kỳ chênh lệch.

    Phía Đông Karakul tương đối nông, chỉ sâu chừng 13-19m, còn phía Tây lại rất sâu, từ 221-230m. Kỳ diệu là màu nước trong hồ thay đổi liên tục trong ngày, từ sắc xanh lục như ngọc lam đến xanh biếc như da trời. Đặc biệt, vào những ngày mùa hè, nó còn phơi bày sắc xanh nhạt trong leo lẻo nữa.

    Đáng tiếc là giống như câu “Nước trong quá thì không có cá”, Karakul hoàn toàn vắng bóng sự sống. Không chỉ là hồ nước cao, khép kín, nó còn được vây quanh bởi các mỏ muối, khiến cho nước đã mặn lại càng mặn hơn. Về thực chất, Karakul cũng chính là hồ nước mặn nhất châu lục lớn nhất thế giới. Thế nên người ta mới hay ví von nó là “Biển Chết phiên bản châu Á”.

    Tuy nhiên, cũng giống như Biển Chết không hẳn là “chết” (bởi vẫn có vi khuẩn và nấm mốc sinh tồn), trong làn nước mặn chát của Karakul cũng vẫn có cá Nemacheilus sinh sống. Loài cá này là một phân nhánh của nhà cá chạch suối phổ biến trong các suối ghềnh của châu Á, có khả năng sinh tồn cực mạnh, bất chấp sự khắc nghiệt của môi trường.

    Mặc dù dưới nước rất nghèo nàn sinh vật, nhưng trên bờ Karakul lại đặc biệt đông vui. Nhờ hút ẩm từ nước hồ mà đất đai xung quanh, đặc biệt là trên đảo nổi trong lòng hồ và bán đảo khá ướt át, thích hợp cho nhiều loại cỏ phát triển mạnh. Đã có thực vật, tất nhiên cũng sẽ đầy rẫy sâu bọ. Chim chóc vì thế rất thích thú kiếm ăn và làm tổ trong các đồng cỏ ven bờ.

    Ngoài các loài bản địa, Karakul còn thường xuyên đón các đợt chim di trú từ những khu vực xung quanh. Vì vậy, nó luôn nhộn nhịp đủ các loài lông vũ, từ ngỗng Ấn Độ đến vịt vàng, kền kền Himalaya, choi choi Mông Cổ, gà gô cát Tây Tạng, sẻ tuyết cánh trắng… Thêm vào đó, vì rất mặn, Karakul còn nức tiếng là luôn rình rập lật úp thuyền. Nhưng càng khó thì lại càng khơi dậy bản năng chinh phục. Du khách ghé thăm rất khoái chơi trò lướt ván diều và chèo thuyền phao trên mặt hồ.

    Bất chấp lưu lượng nước khổng lồ, bên ngoài bờ Karakul vẫn là thế giới sa mạc trên cao khô hạn bậc nhất quả đất. Như đã nói, Karakul nằm lọt thỏm giữa các đỉnh núi cao nhất của dãy Pamir, bị che chắn tứ bề. Vì thế, nó rơi vào hiệu ứng bóng mưa quen thuộc, tức là không khí ẩm từ bên ngoài không thể vượt qua các đỉnh núi cao mà bay vào bên trong, nên đã ngưng tụ và đổ mưa hết ở sườn ngoài. Tính ra, Karakul chỉ nhận được một lượng mưa cực kỳ khiêm tốn là 30mm/năm. Nó đích thực là một trong những khu vực khô cằn nhất vùng Trung Á vốn đã khô hạn.

    Bên trong khu vực lòng chảo trên cao chứa hồ Karakul, đất đai hoàn toàn khô khốc. Chính vì thế, nơi này mới được gọi là “sa mạc mặt trăng”, nghĩa là có bề mặt trống trơn, trơ khấc đất, đá và cát hệt như trên Cung hằng. Suốt mùa hè, mặt trời tàn nhẫn chiếu ánh nắng gay gắt.

    Không khí nóng bức tưởng chừng như bốc cháy lên được. Sang đông, nhiệt độ lại xuống thấp đến nỗi đóng băng cả hồ nước đầy. Thêm vào đó, bất chấp độ mặn kinh khủng của nước hồ, loài muỗi vẫn sinh sôi nảy nở mạnh mẽ. Cứ trời ấm là chúng quẫy nhiễu tứ tung, không để cho bất cứ ai được yên.

    Cũng rất khó để tiếp cận được hồ Karakul. Ngoại trừ đại lộ Pamir chỗ núi lở, chỗ đá lăn, chỗ vách cao dựng đứng mà không có lấy một rào chắn, người ta không còn lối đi nào khác để vào đến khu vực hồ. Xét ra, ngoại trừ quang cảnh mỹ lệ, hùng tráng ra, Karakul chẳng còn gì níu giữ người dân muốn sinh cơ lập nghiệp.

    Nó xa xôi, hoang vắng đến nỗi trong Thế chiến thứ hai, người ta còn biến một mảnh đất trên bờ hồ thành trại tù để giam giữ các tù nhân chiến tranh phát xít Đức. Ngay cả với trại tù hoàn toàn mở toang, các tù nhân cũng chẳng thể chạy đi đâu. Bởi cái chờ đợi họ bên ngoài không có gì khác ngoài đất cát trống trơn và nguy cơ chết đói, chết khát.

    Nếu đến Karakul bây giờ, bạn sẽ thấy trên bờ hồ có một thị trấn nhỏ. Nhưng đừng vội mừng! Đó chỉ là nhà trống. Sau Thế chiến thứ hai, một số người Kyrgyz (thuộc dân tộc Turk, chủ yếu sinh sống tại nước Kyrgyzstan) đã đưa dê và cừu của mình lên đây thả rông, cho gặm cỏ quanh bờ hồ. Dần dà, họ dựng lên một ngôi làng nhỏ hiện đang bị bỏ hoang này, gọi tên là làng Karakul.

    Song cũng dần dà, hầu hết đều không chịu nổi kiểu khí hậu cáu bẳn và đám muỗi nhiều như vãi trấu. Họ lại dắt díu nhau bạt đi hết. Cuối cùng, chỉ còn lại những thành viên Kyrgyz “cứng cựa”, kiên gan bền trí nhất. Họ hiện đang quản lý các nhà trọ, đón tiếp những du khách ưa phiêu lưu khám phá, dám dũng cảm vượt qua con đường khó đi nhất hành tinh để đến chiêm ngưỡng hồ nước đẹp nhất và cao nhất thế gian này.

    Thái Thiên

     

    --

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI

  •  
    Chi Tran

     
     

    LINH MỤC - NHỮNG NGÀY KHÔNG CÓ GIÁO DÂN

    TRONG CƠN ĐẠI DỊCH

     

    Thánh Phêrô khích lệ các mục tử của Giáo hội: Hãy chăn đàn chiên của Chúa ở giữa anh em (1 Pr 5, 2). Nhưng phải làm gì khi đàn chiên không còn ở giữa linh mục … và ‘không được phép’ ở bên linh mục ?

     

    Vị linh mục bước vào … và lấy đá bàn thờ[2] ra, bỏ vào túi, rồi với những tấm vải len thấm dầu, ngài đốt dầu thánh và ném tro ra bên ngoài. Ngài đổ hết chai nước thánh, thổi tắt đèn chầu và để nhà tạm trống, như thể từ nay trở đi luôn luôn là Thứ Sáu Tuần Thánh.

     

    Thứ ba tuần trước - ngày đầu tiên không có thánh lễ cộng đồng nào trong giáo phận - tôi đã nhớ lại cảnh tượng này trong cuốn tiểu thuyết Brideshead Revisited của Evelyn Waugh, khi vị linh mục đến đóng cửa nhà nguyện của gia đình Marchmain. Cách riêng, dòng cuối cùng trong cuốn tiểu thuyết vang lên trong tâm trí tôi: cứ như thể từ giờ trở đi luôn là Thứ Sáu Tuần Thánh.

     

    Đúng là sự so sánh loại suy này không hoàn hảo. Tình hình của chúng ta không hoàn toàn giống như Thứ Sáu Tuần Thánh. Thánh lễ vẫn còn được cử hành (mặc dù riêng tư), Chúa Thánh Thể vẫn hiện diện, và các nhà thờ vẫn mở cửa cho mọi người đến cầu nguyện. Tuy nhiên, mặc dù cần thiết, việc ngừng Thánh lễ cộng đồng thực sự tạo ra một nỗi buồn không kém gì Thứ Sáu Tuần Thánh. Nó giống như bị lưu đày phải rời xa người thân yêu: chúng ta biết Chúa ở đâu, nhưng không thể ở với Ngài.

     

    Có một cuộc lưu đày khác cũng đau đớn không kém: cuộc lưu đày của vị linh mục khỏi giáo dân của mình. Các tín hữu trên khắp thế giới phải chịu nỗi đau của cuộc sống không có Thánh lễ, các linh mục phải chịu nỗi đau của cuộc sống không có giáo dân. Linh mục đã hiến mạng sống của mình cho đàn chiên của Đức Kitô. Giờ đây các ngài đang chiến đấu để hiểu cuộc sống của mình khi phải xa đàn chiên. Thánh Phêrô khích lệ các mục tử của Giáo hội: Hãy chăn đàn chiên của Chúa ở giữa anh em (1 Pr 5, 2). Nhưng phải làm gì khi đàn chiên không còn ở giữa linh mục … và ‘không được phép’ ở bên linh mục ?

     

    Toàn bộ tình hình rõ ràng làm nổi bật một chân lý về chúng ta - các linh mục quản xứ : chúng ta được phong chức vì giáo dân (propter homines)  - để phục vụ dân Chúa. Cuộc sống chúng ta sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu không có dân chúng để phục vụ hoặc đàn chiên để chăm sóc. Khi được hỏi cảm tưởng về giáo dân, Thánh Gioan Henri Newman đã có nhận xét nổi tiếng: “Giáo hội sẽ trông thật buồn cười nếu không có giáo dân”. Hóa ra, chúng ta là những linh mục trông buồn cười nhất trong kịch bản đó.

     

    Chúng ta đau đớn nhận thức được điều gì sẽ xảy ra khi một linh mục mất đi cái nhìn siêu nhiên và ý thức về sự thánh thiêng. Linh mục ấy không chỉ trở nên vô dụng nhưng còn nguy hiểm. Trước hết, một linh mục phải hướng về và chú ý đến những gì linh thánh. Nhưng bây giờ chúng ta nhận thấy rõ hơn mặt khác của nan đề. Linh mục duy trì sự định hướng và tập trung vào điều thánh thiêng không phải cho chính mình mà cho những người khác. Vì thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội (Hr 5, 1). Khi không có sự hiện diện của những người mà linh mục phục vụ, thì linh mục có thể quên mất mục đích của mình.

     

    Việc ngừng Thánh lễ cộng đồng, giống như bất kỳ thập giá nào mà chúng ta đang vác, đều có thể và nên trở thành cơ hội tăng trưởng đời sống thiêng liêng. Chúng ta cần rút ra những gì tốt đẹp có thể có từ đau khổ này. Điều này có thể có ý nghĩa gì đối với linh mục?

     

    Vâng, để khởi đầu, sự vắng mặt của cộng đoàn có thể nhắc nhở các linh mục rằng trong Thánh lễ, họ hiện diện trước nhan thánh Chúa thay mặt cho giáo dân. Tất nhiên, giáo dân không hiện diện ở đó. Nhưng linh mục ở đó thay cho họ và thay mặt họ. Điều này làm nổi bật sự khác biệt giữa một người hướng dẫn cầu nguyện và một linh mục. Người hướng dẫn chỉ đơn giản là điều phối, hướng dẫn hành động của cộng đoàn. Tất cả những gì họ cần là sự ủy quyền, không phải là sự xác nhận của Thiên Chúa.

     

    Nhưng linh mục được đặt lên thay cho con người trong các mối tương quan với Thiên Chúa. Linh mục đứng trước Đấng Toàn Năng như hiện thân của những lời cầu nguyện và hy sinh của giáo dân - cho dù họ có ở đó hay không. Sự vắng mặt của giáo dân sẽ làm cho linh mục thấy rõ hơn chân lý này.

     

    Một ánh sáng rạng rỡ khác là lòng quảng đại và sự khéo léo theo Tin mừng nơi rất nhiều linh mục khi không có giáo dân. Khi nước Anh bị ném bom trong Thế chiến thứ hai, Đức Ông Ronald Knox đã lui về ở Mells để dịch bản văn Kinh Thánh. Ngài đột nhiên thấy mình là tuyên úy của một trường nữ sinh đã được sơ tán từ London đến thị trấn vắng vẻ này. Đây không phải là một kịch bản tốt nhất với người ham đọc sách như Đức Ông và cũng không phải là những gì mà ngài đang tìm kiếm. Nhưng phản ứng của ngài lại quảng đại, sáng tạo và kiên trì. Từ việc làm tuyên úy bất ngờ đó, hai tác phẩm hay nhất của ngài đã ra đời: The Creed in Slow Motion và The Mass in Slow Motion.

     

    Vì vậy, nhiều linh mục khi xa cách giáo dân đang làm tốt nhất những gì có thể. Tình hình thật đáng buồn, và đó không phải những gì họ đã chọn. Nhưng họ không bỏ cuộc. Các linh mục đang tìm cách truyền giáo theo những cách thức khác. Internet tạo ra các giải pháp sáng tạo khả thi và nhiều linh mục đã tìm thấy cơ hội này để tiếp cận đàn chiên không còn ở giữa họ nữa.

     

    Hơn nữa, toàn bộ tình huống này cho thấy bản chất đích thực của thừa tác vụ linh mục – đó thực sự là vấn đề của tình phụ tử thiêng liêng, của một người cha hiện diện với dân chúng của mình. Việc không thể hiện diện trực tiếp với người dân làm nổi bật nhu cầu phải hiện diện với họ.

     

    Điều này cũng cho thấy rằng khuynh hướng xem mọi công nghệ như giải pháp loan báo Tin mừng là không đầy đủ, công nghệ chỉ thay thế tạm thời. Có một nghịch lý thú vị trong tình huống này, cả linh mục và giáo dân đều phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ và hiểu biết sâu sắc hơn về giới hạn của nó. Dù hữu ích (email, livestream, các video, v.v.) nhưng chúng thực sự không thể giúp chúng ta liên lạc với nhau. Nó chỉ giúp chúng ta khắc phục cho đến khi sự giao tiếp đích thực - không qua trung gian, là diện đối diện, người với người - có thể được khôi phục.

     

    Không có gì thay thế được sự hiện diện của mục tử ở giữa đoàn chiên của mình. Và trái tim linh mục không thể bằng lòng với một kết nối ảo bởi vì trái tim ấy khao khát điều chân thật.

     

    Một điểm cuối cùng rút ra từ những khó khăn này: giáo dân gia tăng sự quý chuộng lòng đạo đức. Việc thiếu một Thánh lễ cộng đồng vào Chúa Nhật sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của tất cả các tín hữu Công giáo, cho dù họ có nhận ra điều đó hay không. Nhưng nhiều người nhận ra điều đó. Họ khao khát Thánh lễ, họ vẫn đến nhà thờ để cầu nguyện, và họ mong muốn nhận được tất cả những gì mà một linh mục mong muốn trao ban. Việc nhìn thấy nỗi đau và sự khao khát của giáo dân khích lệ chúng ta sống xứng đáng với họ.

     

    Những đau khổ của chúng ta là một mùa Vọng bất ngờ. Chúng ta đang chờ đợi - và do đó cũng đang chuẩn bị - lúc vị linh mục của Đức Kitô có thể hiện diện trở lại với dân Ngài.

     

    Tác giả: Lm. Cha Paul D. Scalia[1]
    Chuyển ngữ: Lm. Giuse Nguyễn Thanh Phong
    Từ: 
    thecatholicthing.org (22.3.2020)

    Nguồn: giaophannhatrang.org 


    [1] Cha Paul D. Scalia thuộc Giáo phận Arlington, bang Virginia, USA. Ngài hiện đang là Đại diện Giám mục đặc trách giáo sĩ và là linh mục quản xứ Giáo xứ thánh Giacôbê.

    [2] Altar stone: một phiến đá có thánh tích của các vị tử đạo, vốn là một phần của bàn thờ Công giáo Rôma

     
     
     

     

     
     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - NGUYỆN CẦU THIÊN CHÚA

  •  
    MICHEL GENEVE
    Wed, Aug 25 at 11:47 PM
     
     
    NGUYỆN CẦU THIÊN CHÚA:
     

     
    Hồng Lĩnh
     

    Le jeu. 26 août 2021 à 05:48, NAM-TRAN HO <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> a écrit :
    A.- KHI CON NGƯỜI HÌNH TƯỢNG HÓA THIÊN CHÚA 
     
    1.- Khi cố hình tượng Thiên Chúa. Thời phải có nhiều hình tượng về Thiên Chúa.
     
    2.- Có hình tượng một Thiên Chúa nhân lành. Có hình tượng một Thiên Chúa đang cau mặt giáng phạt nhân loại.
     
    3.- Đó là hình tượng tới từ con người hay Thiên Chúa thật. Tuy phải nhìn nhận một số sai lầm của Thần Học cổ điển, dựa 
     
    trên căn bản sợ bị Chúa phạt để rao giảng tin mừng. Thần học cải tiến không dựa trên căn bản sợ Chúa phạt.
     
     
    B.- KHI BỌN CHỐNG CHÚA DÙNG LỊCH SỬ DO THÁI LÀM CỰU ƯỚC:
     
    1.- Cựu ước có ba phần:
     
    1.1.- Phẩn lịch sử đấu tranh của dân tộc Do Thái. Phần này có chém giết và tác giả bắt Thiên Chúa làm chứng nhân.
     
    1.2.- Phẩm mặc khải chuẩn bị cho việc cứu chuộc. Báo tín con Chúa ra đời.
     
    1.3.- Phẩn trình bày công cuộc tạo dựng con người và vũ trụ.
     
     
    2.- Nên xem phần nào của cựu ước về Thiên Chúa?
     
    2.1.- Kinh thánh thực ra chứa lời của Chúa Jesus làm tân ước và phần tiên tri báo tin Chúa ra đời thuộc cựu ước. Nói lên 
     
    một Thiên Chúa nhân lành thương yêu con cái ngài.
     
    2.2.- Khi xem hay đc phần trình bày về công việc tạo dựng con người và vũ trụ, phải nhớ rằng con người biên soạn 
     
    thời ấy không đù khái niệm khoa học. Nên cách trình bày xem ra không sát với hiểu biết khoa học của hôm nay.
     
    2.3.- Tuy thế cái căn bản là Thiên Chúa tạo dựng muôn vật và vũ trụ.
     
    Hồng Lĩnh
     

    Le mer. 25 août 2021 à 22:39, Hong PHAM <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> a écrit :
     
    Trích từ điện thư PTK, ở dưới:
    "b) Ai có "hồn" người nấy giữ! => Ai muốn "sau khi chết" phần xác, mà "phần hồn" muốn đến được với Thiên Chúa, thì ngay bây giờ hãy học "làm người tử tế", tìm về với Thiên Chúa, và sống "thiện hảo" theo lời Đức Giêsu đã dạy!"
     
    Đây, nguyên văn từ Kinh Thánh
     
     Jeremiah: 19: 9: “Và ta sẽ làm cho chúng nó ăn thịt con trai, con gái của chúng nó, và chúng nó sẽ ăn thịt lẫn nhau, người nọ ăn thịt người kia” (And I will make them eat the flesh of their sons and the flesh of their daughters; and they will eat each one the flesh of his fellowman).
     
     Isaiah: 13: 9-15-18: “Hãy chứng kiến ngày Chúa đến, độc ác vì tức giận và hết sức phẫn nộ. Tất cả mọi người bắt gặp phải được đem tới. Con cái của họ bị xé ra từng mảnh trước mặt họ và vợ của họ bị hãm hiếp” (Behold, the day of the Lord cometh, cruel both with wrath and fierce anger...Every one that is found shall be thrust through...Their children also shall be dashed to pieces before their eyes...and their wives ravished).
     
    On Thursday, 26 August 2021, 06:08:37 am AEST, 'Trung Kiên Pham' via NVTD <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> wrote:
     
     
     
    Kính chào Quý Đồng hương

    PTK tôi không có ý định "bình luận" hay phê phán những comments trong chuỗi điên thư này, mà chỉ muốn góp ý về câu; "
    Hãy trở về với Thiên Chúa nếu không sẽ chết sạch không còn ai" (???)

    a) Thiển nghĩ, cho dù có "trở về với Thiên Chúa hay không, thì cũng sẽ "phải chết" => Không chết vì Covid-19, thì cũng sẽ CHẾT vì bịnh tật khác, hoặc chết già, (quy luật cuộc sống) đúng không ạ?
     
    Nhưng điều quan trọng là; hãy học làm người "TỬ TẾ" 
     
    b) Ai có "hồn" người nấy giữ! => Ai muốn "sau khi chết" phần xác, mà "phần hồn" muốn đến được với Thiên Chúa, thì ngay bây giờ hãy học "làm người tử tế", tìm về với Thiên Chúa, và sống "thiện hảo" theo lời Đức Giêsu đã dạy!

    Đơn giản chỉ có thế!
     
    => Thiển nghĩ; nếu có chuyện "Thiên Chúa biết thịnh nộ" (thật) thì tất cả những kẻ xuyên tạc châm biếm, diễu cợt, xúc phạm Ngài, chắc chắn đã bị trừng phạt chết, hoặc "co tay rụt lưỡi" hết rồi, Quý vị đồng ý chứ???

    Kính chúc Quý vị sức khoẻ và tâm hồn an lạc, thanh thản...

    Trân trọng
    Phạm Trung Kiên
    ----------------------------   
     
     
     
    On Sunday, August 22, 2021, 03:32:10 AM PDT, John Tornado <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.> wrote:
     
     
    Hỡi những kẻ gian ác chống lại Thiên Chúa và Hội Thánh Công Giáo của Người.
     
    Nếu còn thời gian Chúa ban thì hãy đọc ngay Jeremiah  (Holy Bible)
    chương 14,15: 6 ... và ăn năn sám hối tội
    lỗi mình; vì cơn thịnh nộ của Thiên Chúa đã
    lên tới đỉnh điểm rồi ...
     
    Tôi  xin tóm gọn vài câu chính như sau :
     
    ... You have forsaken me and turned
    your backs upon me
    Therefore I will clench my fists
    against you to destroy you ...
    .......
    They refuse to turn back to me
    from all their evil ways.
     
    Ghi chú: Thiên Chúa là Chủ và là Chúa muôn loài, muôn vật ... Ngài hết mực yêu thương tạo vật của Ngài ; nhưng một khi
    tạo vật quay lưng chống lại Ngài thì chúng
    phải bị tiêu diệt... bằng chiến tranh, nạn đói, dịch bệnh (CCP-Virus Covid.19) etc...
     
    Tội nhân chết tràn lan, không kịp chôn.
    Xác đầy đường phố chôn không kịp; để chim tha, quạ mổ, chó hoang ăn thịt etc...
     
    Muốn sống ? không có con đường nào khác  ngoài con đường trở về với Thiên Chúa, xin Ngài tha thứ và tha chết .
     
    Tôi xin cảnh báo chân thật, không dọa ai chỉ
    nói lời công chính vì lòng yêu thương anh em đồng loại như lệnh Chúa truyền.
     
    John nguyen
        Catholic
    8-23-2021
    PS. Xin phổ biến rộng nếu bạn đồng ý với tôi; tôi tớ Chúa trong thời đại cuối cùng này.

     

     

    --
    ************************************

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - ĐỪNG NGẠI NGÙNG

  •  
    Chi Tran



    ĐỪNG NGẠI NGÙNG

     

    Đừng bao giờ do dự, cứ nên theo xúc động đầu tiên của lòng mà lại cứu giúp một người đau khổ...

     

    Hồi đó tôi học tại một trường Trung học Vienne. Anh bạn giỏi nhất lớp là một học sinh mười sáu tuổi có thiên bẩm đặc biệt về mọi phương diện. Rất siêng năng, có cao vọng, rất có giáo dục, đẹp trai, thông minh xuất chúng; hết thảy chúng tôi đều công nhận rằng tiền đồ của anh rực rỡ. Vì vậy chúng tôi mượn tên nhà ngoại giao đại tài Metternich để đặt biệt hiệu cho anh. Có lẽ người ta có thể trách anh một điều là ăn bận bảnh bao quá lúc nào cũng rất tề chỉnh: quần luôn luôn có nếp mới ủi, cà vạt thắt rất có nghệ thuật.

     

    Những ngày mưa, người tài xế của thân phụ anh lái một chiếc xe lộng lẫy đưa đón anh. Nhưng mặc dầu sống xa hoa như vậy, anh vẫn rất giản dị, nên chúng tôi đều quý mến anh.

     

    Một buổi sáng, mọi người ngạc nhiên thấy chỗ ngồi của “Metternich” bỏ trống. Tới bữa trưa người ta mới cho hay tại sao. Thân phụ anh là một nhà lý tài ai cũng biết tiếng mới bị bắt đêm trước. Công việc làm ăn của ông là một vụ lường gạt đại qui mô. Chỉ hôm trước hôm sau mấy ngàn người nghèo khó cực khổ ki cóp trong bao lâu bỗng bị bóc lột hết ráo. Các báo hàng ngày luôn luôn ham bêu xấu thiên hạ, đăng những tít to tướng làm rùm beng vụ đó lên, in hình thủ phạm và cả hình gia đình thủ phạm nữa trong bài tường thuật.

     

    Chúng tôi hiểu anh bạn đáng thương đó tại sao nghỉ học rồi. Nhục nhã quá, anh không dám nhìn mặt chúng tôi. Chỗ ngồi của “Metternich” bỏ trống hai tuần lễ, trong hai tuần đó báo chí vẫn tiếp tục rêu rao, bêu xấu.

    Rồi tới tuần lễ thứ ba, một buổi sáng, cánh cửa mở ra và “Metternich” bước vô. Anh cúi đầu xuống, đi lại chỗ ngồi, mở sách ra và gục đầu đọc liền. Suốt hai giờ học anh không hề ngước mắt lên tới một lần.

     

    Nghe tiếng kiểng, chúng tôi ào ào túa ra hành lang để nghỉ giải lao. “Metternich ” ra trước chúng tôi, quay lưng lại chúng tôi và đứng trước một cửa sổ, cô độc, bề ngoài có vẻ chăm chú ngó kẻ qua người lại ở ngoài đường. Chúng tôi biết rằng anh làm cái bộ dữ dằn, “nan du” như vậy chỉ để tránh cặp mắt của chúng tôi thôi. Anh đứng một mình trong cái xó của anh.

     

    Chúng tôi bỗng nhiên mất vui, thấu nỗi cô độc ghê gớm của anh. Chúng tôi biết rõ rằng anh bạn đáng thương đó đương chờ một cử chỉ thân ái của chúng tôi. Nhưng chúng tôi rụt rè, ngại ngùng không tiến lại gần anh, không biết tỏ thiện cảm với anh cách nào để khỏi chạm lòng” tự trọng” của anh. Chúng tôi hèn nhát chần chừ hoài, không dám bước bước đầu.

     

    Trong khi còn ngại ngùng do dự không biết nên có thái độ ra sao thì kiểng lại đánh, thế là hết giờ ra chơi. Nghe tiếng kiểng, “Metternich” quay phắt lại, chẳng nhìn chúng tôi, vội vã về lớp. Nhăn nhó, bực tức, môi nhợt nhạt, anh ngồi vào bàn rồi lại cúi gầm đầu vào cuốn sách.

     

    Tan học buổi sáng, anh hấp tấp ra về liền. Chúng tôi cảm thấy khó chịu về sự nhút nhát của mình, cùng nhau tìm cách cứu vãn. Nhưng đã quá trễ. Cơ hội đã bỏ lỡ, không còn trở lại nữa. Sáng hôm sau chỗ ngồi của anh bạn chúng tôi lại bỏ trống. Chúng tôi kêu điện thoại về nhà anh thì hay rằng anh không có nhà. Tội nghiệp anh, ở trường về, anh thưa với má rằng anh bỏ học. Và ngay tối hôm đó anh rời kinh đô (tức Vienne), lại một thị trấn nhỏ, xin vô làm công trong một nhà bán thuốc. Từ đó chúng tôi không gặp lại anh nữa.

     

    Nếu anh tiếp tục học thì chắc chắn anh em không ai theo kịp được anh. Hiển nhiên là tại chúng tôi ngần ngại, do dự, không biết ngỏ ít lời an ủi anh mà lúc đó anh rất cần, nên anh mới phá ngang làm hại tương lai của anh như vậy. Buổi sáng đó, chỉ cần một lời thiện cảm, một cử chỉ âu yếm thôi là anh đủ sức để vượt khỏi cảnh khốn khổ của anh. Mà chúng tôi không tỏ chút tình thân với anh, an ủi anh, không phải là tại chúng tôi thiếu hiểu biết, hoặc lãnh đạm, hoặc xấu bụng. Không! Chỉ tại chúng tôi thiếu can đảm. Rất nhiều khi chúng ta thiếu can đảm nên không tìm được lời thích hợp để nói đúng lúc.

    Đành rằng, lại hỏi chuyện một người lòng tự trọng đương bị thương tổn kịch liệt, là một việc khó khăn, tế nhị đấy. Nhưng kinh nghiệm lần đó đã cho tôi bài học là đừng bao giờ do dự, cứ nên theo xúc động đầu tiên của lòng mà lại cứu giúp một người đau khổ vì chính trong những lúc gian nan của người, một lời nói, một cử chỉ của ta mới có giá trị nhất.

     

    Sưu tầm

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - LỜI NÓI CỦA ĐỨA TRẺ NGHÈO

  •  
    Patrick WILLAY
     
    Tue, Aug 24 at 6:37 AM
     
     

     

    envoyé :

     
    Lời nói của đứa trẻ nghèo khiến người giàu xấu hổ

     

    Nhà từ thiện người Mỹ Kenneth Behring đã từng nói: “Đừng bao giờ phán đoán bừa bãi về người khác”…

    Vào những năm 1990 của thế kỷ 20, Behring đang đi ngang qua vùng Vịnh San Francisco thì bất ngờ phát hiện chiếc ví của mình bị mất. Người trợ lý lo lắng nói: “Có lẽ nó đã bị mất khi đi bộ qua khu ổ chuột ở Berkeley vào buổi sáng. Vậy phải làm sao bây giờ?”

    Behring tỏ ra bất đắc dĩ nói: “Chúng ta chỉ có thể chờ người nhặt được ví liên lạc tới mà thôi”.

    Hai giờ sau, người trợ lý thất vọng nói: “Mất rồi, đừng đợi nữa. Chúng ta không nên hy vọng vào những người ở khu ổ chuột”.

    “Không, ta vẫn muốn chờ thêm một chút”. Behring bình tĩnh nói.

    Nhà từ thiện người Mỹ Kenneth Behring 

    Người trợ lý cảm thấy rất khó hiểu, nói: “Trong ví có danh thiếp, người nhặt được nếu như muốn trả lại cho chúng ta thì họ chỉ cần mất vài phút gọi điện thoại. Nhưng chúng ta đã đợi cả buổi chiều, rõ ràng là họ không có ý định trả rồi”. 

    Behring vẫn kiên trì chờ đợi. Khi trời sắp tối, chuông điện thoại đột nhiên vang lên. Chính người nhặt ví đã gọi điện và yêu cầu họ đến nhận ví tại một địa điểm trên phố Kata.

    Người trợ lý càu nhàu: “Đây lẽ nào là một cái bẫy? Chẳng lẽ họ bắt cóc tống tiền?”

    Behring không để ý đến lời nói của người trợ lý, lập tức lái ô tô đến khu phố Kata. Khi đến nơi hẹn, một cậu bé mặc quần áo rách rưới đi tới, trên tay cầm chiếc ví của Behring. Người trợ lý cầm chiếc ví, ông mở ra và đếm đếm, phát hiện thấy trong ví không thiếu một đồng tiền nào. 

    “Cháu có một thỉnh cầu”. Cậu bé nghèo nói. “Các ông có thể cho cháu một chút tiền không?” 

    Lúc này, người trợ lý cười ha hả: “Ta biết ngay…” Behring vội ngắt lời người trợ lý rồi mỉm cười hỏi cậu bé muốn bao nhiêu tiền.

    Cậu bé nghèo không suy nghĩ nhiều liền nói: “Chỉ cần một đô la là đủ”. “Cháu mất rất nhiều thì giờ mới tìm được nơi có điện thoại công cộng, nhưng cháu không có tiền, vì vậy cháu phải mượn một đô la của người khác để gọi điện thoại. Bây giờ cháu cần phải trả lại số tiền này cho người ta”. 

    Nhìn vào đôi mắt trong veo của cậu bé, người trợ lý cúi đầu xấu hổ. Behring hào hứng ôm cậu bé.

    Ngay lập tức, Behring đã thay đổi kế hoạch từ thiện trước đó của mình. Thay vào đó, ông đầu tư vào việc xây dựng một số trường học ở Berkeley để trẻ em nghèo từ các khu ổ chuột dù không có tiền vẫn được đến trường.

    Trong buổi lễ khai giảng, Behring nói: “Đừng phán đoán bừa bãi về người khác. Chúng ta cần cho mỗi người một cơ hội, chào đón một trái tim nhân hậu thuần khiết. Một trái tim như vậy đáng để chúng ta đầu tư”.

           🌹🌹

    San San biên dịch

     

    --