21. Các Bài Độc Giả Gửi Tới

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - VĂN HÓA - AC HÙNG ĐÀO

  •  
    Hung Dao
     
    Tue, Jul 27 at 6:49 AM
     
     
     

    Các tượng Thánh trên thế giới vì sao rơi lệ?

    Cao Nguyên

    image.png

    Ngày 3 tháng 8 năm 2020, một cậu bé ở thị trấn Carmiano miền Nam nước Ý đã phát hiện thấy bức tượng Đức mẹ Đồng trinh chảy máu mắt

    Trên khắp thế giới, những năm gần đây thường xuyên xảy ra hiện tượng các tượng Thánh rơi lệ, bí ẩn đằng sau là gì? Phải chăng là một lời cảnh báo?

    Thần Phật rơi lệ

    Trong những năm gần đây, tôi thấy trên báo chí và tin tức đăng tin về các tượng Thần rơi lệ và thậm chí những giọt nước mắt ấy là máu, các nhà khoa học và người nổi tiếng cũng từng chứng kiến những hiện tượng này. Theo báo cáo, sau khi kiểm tra trong phòng thí nghiệm, người ta thấy rằng máu và nước mắt của những tượng Thần này có thành phần giống như máu và nước mắt của con người, những hiện tượng này khiến các nhà khoa học không biết nên giải thích thế nào.

     

    Bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh ở Ý chảy máu mắt trong trận đại dịch 

    Vào ngày 3 tháng 8 năm 2020, một cậu bé ở thị trấn Carmiano miền Nam nước Ý đã phát hiện thấy bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh chảy máu mắt, một truyền mười, 10 truyền 100, rất đông người dân đã đến bày tỏ lòng thành kính và cầu nguyện. 

    Từ những bức ảnh và đoạn video ngắn được công chúng quay lại, có thể thấy một chất lỏng màu nâu trên má phải của bức tượng này, có vẻ như đang chảy ra từ mắt phải. Một số cư dân mạng cho rằng đây là điềm báo không may trong năm 2020. Quả đúng như vậy, năm nay, virus Trung Cộng bắt đầu lây lan trên toàn thế giới, tính đến nay có hơn 170 triệu người được chẩn đoán và hơn 3,55 triệu người đã tử vong.

    Bức tượng Đức Mẹ Đồng Trinh ở Carmiano được dựng lên trên quảng trường vào năm 1943 để thể hiện tấm lòng biết ơn của người dân nơi đây đối với sự bảo hộ của Đức Mẹ dành cho họ, cũng là tưởng nhớ sự kiện thả bom trước đây đúng vị trí này nhưng không phát nổ.

    Bức tượng Thánh Đức Mẹ rơi nước mắt

    Vào ngày 8 tháng 2 năm 2020, mọi người chú ý đến tượng Thánh Đức Mẹ trong nhà thờ Thánh Michael tại ngôi làng Urusovo, tỉnh Tula, Nga, đã “rơi lệ” một cách kỳ lạ, một vệt “nước mắt” dài dài chảy ra. Kể từ đó, tượng Thánh cứ hai ngày lại khóc một lần.

    Tượng Thánh Đứ Mẹ rơi lệ
    ngày 8 tháng 2 năm 2020, mọi người chú ý đến tượng Thánh Đức Mẹ trong nhà thờ Thánh Michael tại ngôi làng Urusovo, tỉnh Tula, Nga, đã “rơi lệ” một cách kỳ lạ 

    Những giọt nước mắt chảy ra từ tượng Thánh Đức Mẹ là một loại thể lỏng như dầu “myrrh”, một dạng chất lỏng nhờn màu sáng, tỏa ra một hương thơm nhẹ dễ chịu.

    Myrrh là một loại gel thực vật thiên nhiên, trong lịch sử, myrrh đã được sử dụng làm nước hoa, hương và dược phẩm. Trong Kinh thánh tiếng Do Thái, Myrrh được nhắc đến như một loại nước hoa quý hiếm ở nhiều địa phương. Myrrh cũng được liệt kê là một thành phần trong cao dầu thần thánh. Điều kỳ lạ là chất liệu của tượng Thánh căn bản không có loại thành phần này, vì sao lại có thể chảy ra loại thể lỏng này chứ?

    Thực chất, hiện tượng này đã xuất hiện rộng rãi ở Nga từ năm 1991, vì lý do này, họ đã thành lập một ủy ban đặc biệt để nghiên cứu dị tượng này. Nghiên cứu thực nghiệm vẫn chưa đưa ra kết quả nào, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định lý do vì sao các tượng Thánh lại rơi lệ, thậm chí các tượng Thánh làm bằng nhiều vật liệu khác nhau cũng đều có thể khóc. Tuy nhiên, họ có thể xác định rằng thành phần của thể lỏng hoàn toàn là hữu cơ và chứa nhiều protein mà chỉ có các vật thể sống mới có thể tổng hợp được.

    Các vị linh mục coi những giọt nước mắt của tượng Thánh như một điềm báo về những thay đổi lớn hoặc những sự kiện nguy hiểm trên thế giới. Chẳng hạn, nó có thể là một thảm họa tự nhiên hoặc chiến tranh. Nếu thể lỏng myrrh chảy xuống như nước mắt, nó được coi là dấu hiệu của thảm họa sắp xảy ra, nhưng nếu myrrh rơi xuống dưới dạng giọt, thì lại là điềm tốt. Máu và nước mắt báo trước một dấu hiệu mạnh mẽ của những thử thách cực lớn.

    Trên thực tế, trong sách cổ Trung Hoa cũng có ghi chép về các hiện tượng tượng Phật rơi lệ.

    Ghi chép về hiện tượng tượng Phật rơi lệ trong sách cổ

    Trong “Lạc Dương Già Lam Ký” có một ghi chép chân thực về câu chuyện “Tượng Phật ba lần rơi lệ”. Trong thời kỳ Nam Bắc triều, Vũ Mục Vương ở Lạc Dương, kinh thành triều Bắc Ngụy, đã cho xây dựng một ngôi chùa với một bức tượng Phật lớn cao hai trượng tám xích bên ngoài chùa. Vào giữa tháng 12 năm Hiếu Xương thứ ba (527 SCN), tượng Phật xuất hiện dị tượng, ấy là hai mắt rơi lệ, và nước mắt đã chảy trong ba ngày mới dừng. Đến tháng 4 năm thứ hai, quả nhiên Nhĩ Chu Vinh dẫn quân xâm lược Lạc Dương, khi ấy giết chết khoảng hơn 2.000 vương công và hàng trăm quan viên, cùng vô số bách tính, số người tử vong nhiều không sao kể xiết.

     

    Vào tháng 3 năm Vĩnh An thứ hai (529 SCN), bức tượng Phật này lại bắt đầu rơi lệ. Kết quả là vào tháng 5, Bắc Hải Vương Nguyên Hạo dẫn quân tấn công vào Lạc Dương. Hai tháng sau, Bắc Hải Vương đại bại, 5.000 đệ tử nhỏ tuổi ở Giang Hoài mà ông dẫn dắt đều trở thành tù nhân, và không một ai trong số họ sống sót trở về.

    Vào năm Vĩnh An thứ ba (530 SCN), tượng Phật lại rơi lệ lần thứ ba. Kết quả là đến tháng 12, Nhĩ Chu Triệu lại tiến vào Lạc Dương giết người, bắt Hiếu Trang Đế đến Tấn Dương, Sơn Tây rồi sát hại ông.

    Qua ghi chép có thể thấy, mỗi khi tượng Đại Phật rơi lệ sẽ xảy ra sự kiện tử vong trên diện rộng; điều này cũng tương tự như tình huống Lạc Sơn Đại Phật nhắm mắt và rơi lệ, dường như tượng Đại Phật rơi lệ hay đôi mắt nhắm nghiền đều dự báo sẽ có tai họa.

    Bức tượng Đại Phật Lạc Sơn nhắm mắt và rơi lệ

    Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá lớn nhất và cao nhất thế giới được tạc thẳng vào vách đá Thế Loan của núi Lăng Vân, nơi hợp lưu của ba con sông - sông Dân, Đại Độ và Thanh Y - ở phía Nam thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, tượng cao 71 mét và được gọi là “núi là Phật và Phật là núi”. Việc xây dựng tượng Đại Phật đã trải qua bốn đời hoàng đế, thuộc ba thế hệ. 

    Theo ghi chép, bức tượng Phật được khai tạc vào đầu triều đại của Hoàng đế Đường Huyền Tông (năm 713 SCN), và hoàn công vào năm Trinh Nguyên thứ 19 (năm 803 SCN) – mất hơn 90 năm mới hoàn thành bức tượng Phật tạc bằng đá lớn nhất thế giới.

    Bức tượng Đại Phật này đã phát sinh nhiều hiện tượng kỳ lạ, như cảnh tượng nhắm mắt, rơi lệ, còn có Phật quang tỏa sáng phía sau… Và, mỗi khi bức tượng Đại Phật nhắm mắt và rơi lệ, đều sẽ xuất hiện thiên tai nhân họa nghiêm trọng.

    tượng Đại Phật nhắm mắt
    Tượng Đại Phật nhắm mắt 

    Lần đầu tiên bức tượng Đại Phật nhắm mắt là vào năm 1958 đến năm 1961, năm đó Trung Quốc Đại Lục không có xảy ra thiên tai lớn, lẽ ra là một năm bội thu, lúa trên ruộng phát triển tốt nhưng hầu hết không được thu hoạch mà để thối rữa ra. Vì sao vậy? Bởi những người nông dân bị điều đi luyện thép, đồng thời, việc phát động chế độ toàn dân ăn cơm trong căng tin của công xã nhân dân cũng lãng phí rất nhiều thực phẩm, và cuối cùng dẫn tới nạn đói lớn.

    Năm 1962, người dân tại Trung Quốc bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, đi đâu cũng thấy người đau bệnh, tử thi khắp nơi. Người dân địa phương ở Lạc Sơn cũng rất khốn cùng, thi thể của người chết đói được cuộn lại trong thảm rơm và thả xuống sông. Tượng Lạc Sơn Đại Phật ngự tại hạ lưu của ba con sông, mỗi ngày đều có từng đoàn thi thể trôi sông ngang qua tượng Đại Phật. Thi thể của hàng vạn người chết đói trôi nổi ở đây, thật là khủng khiếp. Trong một đêm, bức Đại Phật đột ngột nhắm mắt!

    Theo truyền thuyết địa phương, Đại Phật không thể chịu đựng nổi khi nhìn thấy quá nhiều người chết trước mắt mình, bởi vậy mà nhắm mắt. Người ta tin rằng khi đôi mắt của tượng Phật nhắm là một điềm xấu, vì vậy chính quyền ĐCSTQ ra lệnh cho tạc lại đôi mắt Lạc Sơn Đại Phật. Thời bấy giờ, những bức ảnh về Đại Phật nhắm mắt vẫn được bảo tồn trong Phòng triển lãm Lạc Sơn.

    Năm 1963, không lâu sau nạn đói lớn, Mao Trạch Đông bắt đầu thiết lập quyền lực tuyệt đối và yêu cầu phục tùng tuyệt đối, bắt đầu cái gọi là “phong trào tạo Thần” – ở đây không phải nói về các vị Thần Thánh trong tín ngưỡng dân gian, mà là tôn sùng lãnh tụ như “Thần”, hành động này đã gia tăng thêm sự tàn phá tàn bạo văn hóa, tài nguyên và gây biết bao thảm họa cho người dân Trung Quốc. Đại Phật một lần nữa nhắm mắt rơi lệ! Người ta nói rằng những bức ảnh rơi nước mắt của tượng Đại Phật đã khiến chính quyền Bắc Kinh hoảng sợ, họ chi 40 triệu Nhân dân tệ để ‘thanh tẩy’ tượng Đại Phật, nhưng vẫn không cách nào xóa sạch được dấu vết những giọt lệ trên khóe mắt của Đại Phật.

     

    Tháng 7 năm 1976, một năm đáng buồn trong lịch sử Trung Quốc, một trận động đất mạnh 7.8 độ Richter đã xảy ra ở khu vực Đường Sơn khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Sau trận động đất, người dân địa phương ở Tứ Xuyên nhận thấy bức tượng Lạc Sơn Đại Phật biểu lộ sắc mặt nghiêm nghị và lại nhắm mắt rơi lệ một lần nữa!

    Ngày 7 tháng 6 năm 1994, là lần cuối cùng Lạc Sơn Đại Phật rơi lệ, theo ghi chép của các nhân chứng trên một con tàu du lịch vào thời điểm đó, những du khách trên du thuyền đã nhìn thấy Lạc Sơn Đại Phật khóc, từng dòng từng dòng nước mắt rơi xuống rất nhiều.

    Vậy Lạc Sơn Đại Phật thực sự vì dân sinh tận khổ mà nhắm mắt rơi lệ? Một số nhà khoa học cũng đã tiến hành giải thích về vấn đề này, họ cho rằng đó là do ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và lượng mưa axit lớn khiến mí mắt trên của tượng Phật có lượng hắc tố quá cao, trông giống như Lạc Sơn Đại Phật nhắm mắt lại. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người cho rằng đây là một Thần tích, Đại Phật thực sự hiển linh nhắm mắt và rơi lệ!

    Trên thực tế, tôi nghĩ rằng sau khi đọc rất nhiều báo cáo về tượng Thánh và tượng Phật rơi lệ, thì việc chúng ta nghiên cứu khám phá những giọt nước mắt này được hình thành như thế nào quả thực là vô nghĩa, bởi có lẽ đây là một lời cảnh tỉnh của Thiên Thượng, để chúng ta có thể vào thời điểm cuối cùng của lịch sử này, hiểu được thông điệp mà Thần Phật mong muốn truyền đạt cho con người thế gian, để chúng ta có thể giảm thiểu tối đa tổn thất.

    Bao nhiêu năm qua, Thần Phật liên tục triển hiện thần tích, chính là để nói với thế nhân rằng: “Thượng Thiên hữu hảo sinh chi đức” (ông Trời có đức hiếu sinh), những lời tiên tri còn lưu lại trong lịch sử cũng là để nhắc nhở con người: Nên chọn thiện, rời xa ác, quay về lý tính, trân trọng tín ngưỡng đạo đức. Như vậy chúng ta mới có thể thoát khỏi thiên tai nhân họa và tiến về tương lai tươi sáng!

    Cao Nguyên


    Garanti sans virus. www.avast.com

     

    --

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI

  •  
    Chi Tran

     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    ĐẾN CUỐI CÙNG, BẠN SẼ NHẬN NHỮNG GÌ ĐÃ GỬI TRAO

    VÀ ĐỂ LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ GẦY DỰNG

     

    Tất cả chúng ta cùng nhau. Chúng ta phải đoàn kết vì hạnh phúc nơi cộng đồng của chúng ta. 

     

     

    Bác sĩ Yomaris M. Peña, thành viên của mạng lưới liên kết các bác sĩ SOMOS, luôn chiến đấu với virus corona để bảo vệ các cộng đồng người Mỹ gốc Latinh và gốc Phi.

     

    “Sự thật là tôi không muốn được gọi là một anh hùng, tôi đến với ngành y hoàn toàn bởi ơn gọi”. Bác sĩ Yomaris M. Peña cho biết.

     

    Sứ mạng phục vụ đã làm cho vị bác sĩ này, một người rất tâm huyết với cuộc sống và công việc của mình, dốc toàn lực vào việc chăm sóc mọi người kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Cô đã thực hiện điều này thông qua mạng lưới bác sĩ SOMOS, một tổ chức đang phục vụ những người dễ bị tổn thương nhất tại New York, Hoa Kỳ. Công việc của cô đã cứu sống rất nhiều người, đặc biệt những người Mỹ gốc Latinh và gốc Phi.

     

    “Tất cả chúng tôi phải nói tiếng Tây Ban Nha, để cho cộng đồng anh chị em gốc Latinh của chúng tôi không cảm thấy mình bị bỏ lại phía sau.” Bác sĩ Yomaris Peña cũng là một người gốc Latinh. Cô cho biết: “Tôi được sinh ra ở Cộng hòa Dominica. Khi được hai tháng tuổi, tôi được đưa đến sống ở San Juan, Puerto Rico. Chúng tôi là những người Dominica di cư vào hòn đảo Enchantment. Tôi sống ở đó đến năm mười một tuổi, và sau đó, tôi về lại Cộng hòa Dominica.”

    Theo như lời cô kể, chuyến hồi hương này không hề dễ dàng: “Tôi phải học cách thích nghi với những đổi thay, vì Cộng hòa Dominica là một nơi thiếu khí đốt, thiếu nhiên liệu, ít được cung cấp điện,… và vì tôi đã rời khỏi một nơi có điều kiện đầy đủ, phong nhiêu như một nước Mỹ. Thế nên, sự thích nghi tuy rất khó khăn nhưng đã giúp tôi trở nên kiên cường hơn.

     

    Bài học đầu tiên: Người cha luôn sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn

    Cô nói tiếp: “Ở Puerto Rico, tôi đã có cơ hội để nhìn ngắm cha tôi tận tình giúp đỡ những người khác trong khi chính ông cũng chỉ là một kẻ nhập cư. Họ là những người thậm chí chẳng có lấy một peso (đơn vị tiền tệ ở một số quốc gia châu Mỹ Latinh) hay một nơi trú ngụ. Ngang qua những gì tôi chứng kiến nơi cha tôi về cách thức ông giúp đỡ cộng đồng người Dominica, ông đã dạy tôi hiểu khi chúng ta ở trong vị thế có được nhiều ân sủng hơn, chúng ta phải biết mở rộng bàn tay mình.

     

    Lần đầu đối diện với cái chết

    Bài học thứ hai trong cuộc đời cô là một bài học đau thương. “Tôi tốt nghiệp vào mùa hè năm 2003 và cha tôi đã rất vui mừng khi chứng kiến điều này. Thế nhưng, vào tháng Mười Hai năm đó, ông được chẩn đoán đã mắc phải ung thư biểu mô tuyến ở gan, căn bệnh dẫn đến tử vong ở hầu hết các trường hợp. Và ông ấy ra đi ở tuổi 51, còn tôi lúc đó là 23.”

     

    “Sự ra đi của cha đã khiến tôi trở về với đức tin của mình”

    Sự ra đi của người cha đã khiến cho vị bác sĩ, một người từng không tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa khi còn học đại học, được ơn hoán cải để trở về với đức tin: “Chiêm ngưỡng việc cha tôi luôn vững tin vào Thiên Chúa đã nhen nhóm lại trong tôi ngọn lửa đức tin. Một điều hết sức quan trọng đối với tôi.”

     

    Mẫu gương của người cha và đức tin vào Thiên Chúa đã giúp cô vững vàng trên hành trình trường kỳ và gian nan để chiến đấu chống lại đại dịch virus corona.

     

    Cô nhớ lại: “Dịch bệnh xảy đến vào năm 2020, nhưng trước đó, từ năm 2012, tôi đã là giám đốc y tế của một trung tâm nội khoa ở Washington Heights. Chúng tôi nỗ lực hết sức để phòng ngừa và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Và khi dịch bệnh xảy ra, đời sống của tôi đã thay đổi. Thông qua tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng SOMOS, nơi tôi đang là một thành viên hội đồng quản trị, chúng tôi đã bắt đầu tiến hành những hoạt động tại nhiều khu vực khác nhau trong cộng đồng, với danh nghĩa của SOMOS và với sự lãnh đạo của bác sĩ Ramon Tallaj, là người sáng lập và là chủ tịch của tổ chức. Đó là sự khởi đầu của một hành trình vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay, cô giải thích thêm: “Tôi đã trở thành một điều phối viên của trung tâm kiểm nghiệm đầu tiên ở Bronx, nơi chẳng có lấy một thứ gì ngoại trừ tỷ lệ dương tính là 50%. Đó là khoảng thời gian mà thế giới chẳng biết gì về con virus này.”

     

    Tuy nhiên, bác sĩ Yomaris M. Peña nói tiếp: “Trước đó, chúng tôi đã được giao nhiệm vụ phục vụ ở Sở giao dịch chứng khoán New York nhằm giúp họ có thể tiếp tục công việc của mình, một công việc vẫn liên tục kể từ khi họ chuyển sang công nghệ kỹ thuật số.” Sau đó là đến “dự án Đại học Lehman. Chúng tôi đã ở đó trong ba tháng. Tiếp đến, dự án lớn bắt đầu. Những cuộc xét nghiệm được thực hiện tại nhiều nhà thờ và trường học nhỏ. Ở đó, chúng tôi là những người tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Lower East Side, Manhattan. Đã đến lúc chúng tôi cứu trợ cộng đồng và điều này thật tuyệt vời”.

     

    Tiến đến mùa hè năm 2020, “khi những ca mắc virus corona ở New York đã giảm, thông qua bác sĩ Tallaj, chính quyền thành phố yêu cầu SOMOS gửi những nhóm y tế đến các bang để phụ giúp họ trong thời điểm khó khăn. Vì thế, chúng tôi đã lên đường đi Houston, Texas.”

     

    Cô cho hay: “Ở đó, chúng tôi dành ra hai tuần để xét nghiệm các cộng đồng người Mỹ gốc Latinh và gốc Phi. Khi dự án này kết thúc, chúng tôi được gửi đến St. Petersburg, Florida. Dân cư ở đó thật sự khác biệt, và điều đáng lo ngại chính là tình trạng dân số già. Họ đã phải trải qua hàng tháng trời cách ly và không thể tìm được một nơi nào để thực hiện các cuộc xét nghiệm.”

     

    Sau đó, bác sĩ Peña trở lại với công việc bình thường của mình. Tuy nhiên, cô cho biết: “Vào tháng 9, 10, 11 và 12, tôi lại có thể cống hiến sức mình cho công tác y tế dự phòng”.

     

    Ánh sáng phía cuối đường hầm

    Cho đến nay “ánh sáng phía cuối đường hầm đã xuất hiện, đó là vaccine”. Bác sĩ Peña giải thích thêm: “Chúng tôi đã làm việc không ngơi nghỉ cho dự án vaccine này. Kể từ lễ Chúa Hiển Linh, chúng tôi bắt đầu tiêm vaccine cho người dân. Tuy nhiên, thật không may vì chúng tôi chỉ có thể thực hiện điều đó ở các trung tâm cấp cứu chứ không phải tại phòng khám của chúng tôi. Vì họ không trao cho chúng tôi quyền đó”.

     

    Bác sĩ Yomaris Peña đã lặp lại lời phàn nàn này: “Vâng, chúng tôi đã luôn có mặt ở đó cho những cuộc xét nghiệm. Thế mà vaccine lại không được đưa đến văn phòng của chúng tôi. Khi tôi biết được điều này, tôi đã không thể giữ được bình tĩnh vì SOMOS luôn đi đầu” trong việc lao ra ngoài và tận tình chăm sóc người dân khi dịch bệnh xảy đến.

     

    Bây giờ tiến đến bước tiếp theo trong việc chiến đấu chống lại virus corona đó là phải tiêm vaccine, và họ đã đi đến quyết định: “Hãy tiêm vaccine cho cả thành phố”. Bác sĩ Yomaris Peña nói thêm: “Đó là khi tôi trở thành giám đốc y tế của Trung tâm Aqueduct, một trong những trung tâm tiêm chủng lớn nhất ở New York. Chúng tôi đã tiêm vaccine cho 90.000 người dân từ tháng Một cho đến tháng Ba và chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm như vậy. Chúng tôi cũng có những cơ hội mới để đến với người dân ở những khu vực xa xôi hẻo lánh, thiếu thốn tiện nghi và thành lập các trung tâm tiêm chủng. Chúng tôi ở đó 2-3 ngày và quay trở lại cho thời hạn mũi tiêm thứ hai”.

     

    Điều tệ hại nhất trong cơn dịch bệnh

    Bác sĩ Peña thú nhận: “Đối với tôi, điều khó khăn nhất phải trải qua trong cơn dịch bệnh là mất đi những bệnh nhân yêu quý”. Vị bác sĩ nhớ về một một bệnh nhân giàu tình cảm và đau thương, đó là một “bà mẹ và cũng là một người hộ sinh đến từ San Francisco de Macoris. Nhìn người phụ nữ phải đơn thân chiến đấu với tử thần trong trận chiến sinh tử mà không được nắm tay các con của mình, và sau cùng phải chết trong phòng lạnh… Bạn biết không? Điều đó làm tổn thương tôi sâu sắc”.

     

    Làm sao họ có thể bảo vệ những người cao niên nếu đang có mười người sống chung trong một căn hộ?

    Bởi vì cô nghĩ rằng, cuộc sống của con người mang một giá trị thiêng liêng: “Con người được sinh ra không phải để suốt đời cô độc, và con người cũng không sinh ra để chết một mình”. Cách tiếp cận đó là một thử thách rất khó khăn và vất vả để thực hiện đối với một bác sĩ trong thời kỳ đại dịch. “Mặc dù đã nói với người dân rằng ‘hãy cố gắng rửa tay’, hãy giữ khoảng cách với những người cao tuổi để bảo vệ họ… nhưng làm sao họ có thể làm được điều đó, khi mà mười người đang cùng sống trong một căn hộ?”

     

    “Và khi họ gọi cho tôi và nói, ‘Thưa bác sĩ, mẹ tôi cảm thấy hoảng loạn’... Tôi đã phải trả lời ngay lập tức rằng, “Đó không phải là hoảng loạn, bà ấy không thở được; bạn phải đưa bà ấy đến bệnh viện gấp.’ Và việc nhận ra người đó sắp chết… là điều rất khó chấp nhận.”

     

    “Chúng tôi đã ở phải lại đến cuối cùng”

    Bác sĩ Peña và tất cả các bác sĩ tại SOMOS luôn bảo vệ cuộc sống của tất cả mọi người. Cô giải thích rằng: “Trong quá trình tiêm chủng, tôi cảm nhận được một vết thương trong tâm hồn mình khi thấy rằng dù chúng tôi đã hy sinh bao nhiêu, dù chúng tôi đã cống hiến bao nhiêu cho cộng đồng, chúng tôi vẫn là người phải ở lại đến cuối cùng.”

     

    “Và chúng tôi, các bác sĩ - bởi vì không trực thuộc một bệnh viện nào, chúng tôi như không tồn tại. Nhưng vào thời điểm không ai muốn ra ngoài [để phục vụ người dân], chúng tôi đã dấn thân. Đối với tôi điều đó rất khó khăn, ”cô xót xa kể.

     

    Bất chấp những khó khăn thực sự, Yomaris Peña đã cho thấy bản thân cô tràn đầy sức sống, tích cực và vui vẻ trong suốt thời gian này, và điều đó đã góp phần thúc đẩy toàn bộ nhóm SOMOS tiến lên phía trước. Khi nghĩ lại một năm đã qua, cô chia sẻ: “Tôi đã đánh giá lại cuộc sống. Bởi vì tôi đã luôn trân trọng cuộc sống kể từ khi bố tôi qua đời lúc tôi còn nhỏ và tôi đã hiểu rằng ‘đến cuối cùng bạn không đem theo một đồng nào với mình. Bạn đem theo những gì bạn đã cho và bạn để lại những gì bạn đã gầy dựng.’ Vì vậy, thông qua trải nghiệm này, tôi một lần nữa đã hiểu ra giá trị của cuộc sống.”

     

    Tự hào về tất cả các bác sĩ

    Thật không may, cô ấy đã không tránh khỏi những tình huống và vấn đề khó khăn, cô ấy nói: “Tôi đã chứng kiến thấy tất cả, tôi đã thấy tất cả”. Tuy nhiên, chung cuộc thì có những điều tích cực lớn lao hơn nhiều. “Tại nhiều thời điểm, tôi cảm thấy rất tự hào về tất cả các bác sĩ đã làm việc cùng với chúng tôi. Chúng tôi đã làm thành một đội ngũ tuyệt vời. Đầu tiên là nhờ Chúa và sau đó là nhờ sự lãnh đạo của bác sĩ Tallaj. Và, thứ ba, là nhờ chúng tôi đã cho thấy rằng chúng tôi có khả năng lãnh đạo, cũng như lòng nhân ái, sự kết nối và biết cách quản lí đối với đám đông."

     

    Đấu tranh vì đồ bảo hộ y tế và khẩu trang, để không ai phải chết

    Cô cho biết: “Bạn có nghĩ là sẽ dễ dàng làm việc với Bộ Y Tế bang New York khi mà họ không muốn bất kỳ ai đeo khẩu trang ngay từ đầu, khi họ không muốn chấp thuận những bộ đồ bảo hộ y tế khác nhau mà chúng tôi cần cho việc che chắn? Đó là lúc tôi phải ra khỏi chính mình, tôi chiến đấu để không một bệnh nhân hay bác sĩ nào của tôi sẽ phải chết”.

     

    Với vai trò là một bác sĩ, hiện tại bác sĩ Peña có mong ước gì? Câu trả lời rất rõ ràng: “Sau khi đã trải qua những thời kỳ khó khăn như vậy, tôi mong ước có sự công bằng giữa New York và các tiểu bang, giữa cộng đồng nhập cư người Mỹ gốc Latinh - gốc Phi với những người Anglo-Saxon da trắng.” Và cô ấy giải thích lý do rằng: “Bởi vì sự bất bình đẳng sự thật đang tồn tại là quá lớn, và nhìn thấy điều này mỗi ngày sẽ rất đau lòng. Điều duy nhất bạn có thể làm là tiếp tục làm việc và tiếp tục chiến đấu để đạt được sự bình đẳng đó”.

     

    Cô nói: “Tôi cảm thấy rằng SOMOS nên là một mạng lưới quốc gia, và sau đó trở thành một mạng toàn cầu. Bởi vì SOMOS là lòng trắc ẩn, SOMOS là sự quan tâm, SOMOS là việc phòng ngừa, SOMOS là sự cống hiến, SOMOS là sự hy sinh. Chứng kiến bao nhiêu bác sĩ đã chết, thế nhưng họ đã không bận tâm, vì họ đã cống hiến cuộc sống của mình cho cộng đồng của họ. Điều này rất buồn, nhưng chúng ta phải tưởng nhớ đến họ và quý trọng họ. "

     

    Bác sĩ Yomaris Peña cho thấy mục đích đặc biệt của mạng lưới các bác sĩ chính là chăm sóc những người dễ bị tổn thương nhất ở bất cứ nơi nào tại: bây giờ là New York, nhưng nó luôn sẵn sàng để mở rộng đến bất cứ nơi nào cần thiết. “SOMOS có nghĩa là ‘chúng ta’ trong tiếng Anh: tất cả chúng ta cùng nhau. Chúng ta phải đoàn kết vì hạnh phúc nơi cộng đồng của chúng ta. "

     

    “Tôi đang nắm chặt tay Chúa”

    Hơn 15 tháng sau khi đại dịch bắt đầu và giữa cuộc chiến chống lại COVID-19, niềm hy vọng của cô vẫn còn đó. “Tôi đang nắm lấy bàn tay của Chúa. Tôi trò chuyện với Chúa rất nhiều; Tôi trò chuyện với Chúa mọi lúc. Nếu tôi sợ, tôi trò chuyện với Chúa và nói rằng, ‘Ngài đang làm chủ mọi việc. Xin hãy giúp con và chỉ đường cho con.’ Và Ngài luôn chỉ cho tôi”.

     

    Một nhóm cầu nguyện bất ngờ

    Cô cho biết: “Trong suốt đại dịch, một điều rất tốt đẹp đã xảy ra. Một nhóm cầu nguyện được bắt đầu lúc 8 giờ tối, hàng đêm, với sự tham gia của ông Mario Paredes (Tổng giám đốc điều hành của SOMOS), bác sĩ Ramón Tallaj, Lidia Virgil (Giám đốc vận hành SOMOS)…. Và mỗi tối vào lúc 8 giờ tối, tất cả chúng tôi đều hiệp thông với nhau. Và điều này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay .”

    Nhóm cầu nguyện đó đã nâng đỡ cô trong suốt thời gian này, “cầu nguyện, cầu khẩn Đức Trinh Nữ, cầu xin Chúa Giêsu, dâng những lời cầu nguyện cho người khác… Và sự thật là điều đó rất tuyệt vời, bởi vì vào thời điểm mà chúng tôi không thể đến nhà thờ, chúng tôi vẫn tụ hợp trong khoảng nửa giờ và điều đó làm thỏa mãn một chút tinh thần của chúng tôi, những người cần lương thực thiêng liêng."

      

    "Điều đó giúp tôi trở thành một người tốt hơn mỗi ngày"

    Yomaris Peña nói về niềm tin của cô vào Chúa Giêsu là Thầy, là Vua, là Bạn và — tại sao không ? — là Bác Sĩ chăm sóc thể xác và linh hồn của chúng ta: “Việc biết được rằng có một người vĩ đại như Chúa Giêsu, với nghị lực, người đã phải chịu đựng rất nhiều vì bạn và vì tôi, giúp tôi trở thành một người tốt hơn mỗi ngày”.

     

    Tác giả: SOMOS Community Care
    Chuyển ngữ: Anthony Lai và Quang Sáng

    Từ: aleteia.org (21.7.2021)  

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI

  •  
    phung phung
    Sat, Jul 24 at 7:19 AM
     
     

    Người mẫu -Tài Tử nổi tiếng nhất bỗng trở thành Nữ Tu

    Người mẫu – Tài Tử nổi tiếng nhất bỗng trở thành Nữ Tu.

    Cô Olalla Oliveros, một photo Model đang làm người mẫu trên đài truyền hình thể thao Tây Ban Nha, và đồng thời cô cũng là một nữ diễn viên điện ảnh, đã từ bỏ sự nghiệp của mình và theo tiếng gọi quyết định trở thành một nữ tu.

    Tây Ban Nha (VietCatholic News 15-12-2014) – Người Mẫu đẹp nổi tiếng, đang trong thời kỳ sự nghiệp hưng thịnh nhất bỗng nhiên theo tiếng gọi trong tâm hồn để trở thành một nữ tu bình dị.

    Ðang đứng ở phía trên cùng của sự nghiệp hưng thịnh của cô, một người mẫu Tây Ban Nha xinh đẹp đã cho đi tất cả để trở thành một nữ tu.

    Cô Olalla Oliveros, một photo Model đang làm người mẫu trên đài truyền hình thể thao Tây Ban Nha, và đồng thời cô cũng là một nữ diễn viên điện ảnh, đã từ bỏ sự nghiệp của mình và theo tiếng gọi quyết định trở thành một nữ tu.

    Từ tháng trước, cô Olalla Oliveros đã gia nhập Dòng thánh Michael.

    Cô Olalla Oliveros không muốn nói về bản thân mình, nhưng cô miễn cưỡng cho biết: Cô đã trải qua một biến động rất lớn trong tâm hồn “như một trận đông đất” từ kinh nghiệm của một chuyến viếng thăm viếng Ðức Mẹ Fatima. Từ tiếng gọi này mà cô quyết định rũ bỏ hình ảnh của mình để trở thành một nữ tu. Ðây là một điều mà trước đây cô tưởng là hoàn toàn vô lý nhưng nay đã trở nên hiện thực.

    Cuối cùng, cô nhận ra rằng hình ảnh trong tâm trí cô là một Ơn Gọi. “Chúa đã chọn không bao giờ sai.

    “Ngài gọi trong hồn tôi, hãy theo Ngài! và tôi không thể từ chối,”

    – Oliveros nói.

    – Bây giờ tôi chỉ muốn trở thành một nữ tu bình thường.

    Trầm Hương Thơ

     

CAC BÀI ĐỘC GIẢ GỞI TỚI - LM NGÔ MẠNH ĐIỆP NHATRANG

 

  •  
    BBT CGVN

    Chuyên mục:

    “CHUYỆN MỖI TUẦN”

    Người Già và Người Trẻ

    “cùng nhau mạo hiểm”…

    Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP
    Giáo phận Nha Trang

     

    Bai 08_JPG.jpg

     

    Kính mời theo dõi video tại đây:

    https://bit.ly/376sT6t

     

                Bạn trẻ thân mến,

    Gì chứ “mạo hiểm” mà có nhau – người già bên người trẻ, người trẻ bên người già – thì thật là tuyệt, bởi họ dựa vào nhau để cùng cất bước trong một sự hỗ tương có thể nói là ăn khớp…

    Thế nhưng cuộc mạo hiểm nào đây, thưa bạn? Cuộc mạo hiểm trong cuộc đời này – nơi vẫn được ví von là biển đời…

    + Đức Thánh Cha cho chúng ta biết Một tình yêu hiến thân và hành động nhiều lúc - cũng có thế có - sai lầm”… Kẻ mạo hiểm thường mắc sai lầm”… Nghĩa là con người - ở bất cứ giai đoạn sống nào – đều có thế có những “sai lầm”… Thế nhưng “sai lầm” không vật ngã, không đánh gục chúng ta được, ngược lại – giữa những “bầy nhầy của cuộc sống” - Thiên Chúa vẫn có thể làm cho “mặt bên kia” của “đống bầy nhầy” có được sự mỹ mãn của một tấm thảm “tuyệt đẹp đầy hài hước”… Ngài nêu lên một “chứng tá” – trường hợp của bà Maria Gabriella Périn… Bà bị mồ côi cha ngay sau khi sinh ra… Thế rồi lớn dần lên – và với một mối quan hệ tình cảm không dài lâu – bà trở thành mẹ… và sớm thành bà… Nghĩa là một cuộc đời đầy “sóng gió”… Thế nhưng bà chia sẻ: “Những gì tôi biết đó là Thiên Chúa là Đấng đã làm ra những câu chuyện Trong quyền năng và lòng thương xót của Ngài, Ngài dùng những chiến thắng cũng như những thất bại của chúng ta… để dệt nên một tấm thảm tuyệt đẹp đầy hài hước. Mặt trái tấm thảm trông có vẻ lộn xộn với những sợi chỉ rối rắm – tức các sự kiện xảy đến trong cuộc sống chúng ta – và có lẽ đây là phía mà chúng ta cảm thấy mất bình an khi có những nghi ngờ. Nhưng mặt phải của tấm thảm thì cho thấy một câu chuyện tuyệt vời. Đây chính là mặt Thiên Chúa nhìn thấy”. Và Đức Thánh Cha kết luận: Khi những người già chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống, họ thường “trực giác” thấy những gì phía sau mớ chỉ rối rắm đó. Họ nhận ra những gì Thiên Chúa có thể thực hiện sáng tạo ngay cả từ những sai lầm của chúng ta [198]…Và thưa bạn, phải chăng công cuộc cứu chuộc được Thiên Chúa dốc công thực hiện không là sự “sáng tạo” sau sa ngã của nguyên tổ loài người?

    + Ôn lại quá khứ để học bài học lịch sử và chữa lành những vết thương cũ đôi khi còn tái phát” – “Hướng tới tương lai để nuôi dưỡng lòng hăng hái, để làm cho những giấc mơ nảy mầm, khơi lên những viễn tượng và làm cho hy vọng nở hoa”: đấy là hai hướng của một hành trình mà người già và người trẻ có thể cùng nắm tay nhau để bước tới từ  sự việc cắm rễ sâu trong hiện tại”, bởi – trong hiệp nhất – chúng ta – già và trẻ - chúng ta cùng học hỏi lẫn nhau, sưởi ấm con tim của nhau, khơi động tâm trí nhau với ánh sáng của Phúc Âm, và thêm sức mạnh mới cho đôi tay của mình [199]…

     

    Bai 08_JPG_1.jpg

     

    + Đức Thánh Cha dạy: “Cội rễ không phải là những mỏ neo cột chặt chúng ta vào quá khứ, ngăn cản không cho chúng ta nhập thể” trong thế giới hiện tại để sáng tạo điều gì đó mới mẻ”… Nhưng “ngược lại, chúng – tức cội rễ - là một căn cứ điểm xuất phát, cho ta lớn lên và đương đầu với thách thức”… Và vì thế, Đức Thánh Cha khuyến cáo: “Chỉ ngồi đó mà hoài niệm thời đã qua”… thì chẳng ích gì… Ngược lại – cả người già lẫn người trẻ - chúng ta phải đón nhận nền văn hóa  của chúng ta cách thực tế với tình yêu, và làm đầy nó bằng Phúc Âm”… Ngài nhắn nhủ: “Ngày hôm nay chúng ta được sai đi loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu cho thời đại mới”… thì điều tối quan trọng là “Chúng ta phải yêu thời đại này, với tất cả cơ hội và rủi ro, với những niềm vui và những nỗi buồn, những sự giàu có và những giới hạn, những thành công và những thất bại của nó”… Đức Thánh Cha nhắc lại những gì Ngài đã nói qua Thông Điệp cho Giới Trẻ Argentina tại Hội Nghị Giới Trẻ Quốc Tế ở Colorado (12–15/ 09/ 1985) [200]… Yêu thời đại này” nghĩa là yêu cái “hôm nay” của cuộc sống này… với tất cả vui và buồn – an bình và thử thách – ánh sáng và bóng tối… để cùng nhau tìm cho ra và làm cho thành “thiên đàng” ở đây…

     

    Bai 08_JPG_3.jpg

     

    Bạn trẻ thân mến - thỉnh thoảng người viết có lang thang và tình cờ được đọc một vài bản dịch khác của Tông Huấn “Đức Kitô Đang Sống”… Dĩ nhiên cách dịch và ngôn từ sử dụng có khác nhau đôi chút giữa các bản dịch… và đấy là chuyện bình thường… Người Pháp từ rất xa xưa đã có câu “Traduire c’est trahir!” – nghĩa là “Dịch là phản!”… và chuyện làm một bản dịch… để người bản địa hiểu được… là một chuyện khó… Người viết chọn bản dịch của Hội Đồng Giám Mục để  “cùng đọc lại” với bạn trẻ và có những cách sắp xếp câu nói cũng như uyển chuyển đôi chút trong ngôn từ là có mục đích giúp bạn hiểu rõ hơn…Và đấy cũng là cách “làm” bản dịch mà người viết vẫn dùng… để dòng văn “ít Tây và Việt hơn”… mục đích giúp bạn đọc có thể hiểu… Trước đây, mỗi khi làm việc với một tác phẩm nào đó, người viết có thói quen dịch “thô”… và sau đó viết lại theo lối diễn tả của tiếng Việt…

    + Và Đức Thánh Cha đã nhắc lại với chúng ta ý tưởng và phát biểu của một bạn trẻ đến từ đảo Samoa rằng: Hội Thánh như một chiếc thuyền nhỏ, trong đó, người già giúp dẫn đường chỉ lối, bằng việc định vị các ngôi sao, trong khi người trẻ tiếp tục chèo, và hình dung những gì đang chờ họ phía trướcMột chia sẻ thật hay – phải không bạn? Hầu hết các bậc cao niên rất quen thuộc với bầu trời đầy sao… và biết rất rõ ngôi hay chòm sao nào ở đâu và hướng nào… nên – dẫu không có hải bàn trong tay – thì họ vẫn có thể làm “hoa tiêu” cho con tàu vượt biển… Còn tay chèo… thì đương nhiên là của sức trẻ rồi… và sự nhanh nhạy của đầu óc trẻ cũng giúp nhìn thấy và nhìn ra phía trước là những gì… Đức Thánh Cha khuyến cáo về một suy nghĩ thiển cận và có thật, đấy là người trẻ thì cho rằng người lớn chỉ là một quá khứ không còn ý nghĩa gì”… và người lớn thì gia trưởng cho rằng mình luôn biết  người trẻ cần phải hành động như thế nào”… Đứng ở hai bờ của dòng sông để chỉ nghĩ về nhau như thế thôi… thì quả thực là vô ích… Cho nên Đức Thánh Cha rất thực tế: Thay vào đó, tất cả chúng ta hãy bước lên cùng một chiếc thuyền và cùng nhau tìm kiếm một thế giới tốt đẹp hơn, với sức năng động luôn luôn mới của Chúa Thánh Thần [201]… Giáo Hội là con thuyền ấy đấy…

    Bai 08_JPG_2.jpg

     

    Vâng lời Đức Thánh Cha, các thế hệ - già và trẻ - chúng ta cùng nắm tay nhau hò vang :

    Dô ta – dô ta – là hò dô ta – dô ta…

     

    Ông cha – dô ta,

    con cháu cùng nhau – dô ta

    tay chèo tay lái – dô ta

    vượt qua biển đời – dô ta - dô ta - là hò dô ta – dô ta…

     

    Trời thanh – dô ta,

    biển lặng an lành – dô ta…

    Cùng nhau cất tiếng – dô ta,

    tạ ơn Chúa Trời – dô ta – dô ta – là hò dô ta – dô ta…

     

    Và khi – dô ta

    vần vũ  bão giông – dô ta,

    cùng nhau  góp sức – dô ta

    niềm tin vững vàng – dô ta – dô ta – là hò dô ta – dô ta… (Nhạc sinh hoạt)…

    Và thưa bạn, ngày 25/7/2021 này – tức Chúa Nhật XVII/TN/B – là ngày Thế Giới Ông Bà và Người Cao Tuổi lần I… Đức Thánh Cha sẽ ban Ơn Toàn Xá cho tất cả những người Ông, người Bà và Người Cao Tuổi trên thế giới… Mong bạn tìm cách tạo điều kiện để Ông – Bà – và Người Cao Tuổi được nhận Ơn Toàn Xá đặc biệt này… qua các việc đạo đức theo thông lệ  hoặc Thánh Lễ trực tuyến thời Đại Dịch…

    Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP

    Hẹn gặp lại

    ---------------------------------

     

     

     

     

     



 

CAC BÀI DỘC GIẢ GỞI TỚI

  •  
    Chi Tran

     
     
    Ảnh cùng dòng
     

    Bà Maria Simma và các linh hồn

    LINH HỒN NÓI VỀ BÍ TÍCH HÒA GIẢI

    Hỏi : Các linh hồn có nói gì với bà về Bí Tích Hòa giải không?

    -Ồ, có chứ, họ thường nói về Bí tich Giải tội. Họ rất buồn vì Bí tích này bị quên lãng và coi thường. Đây là món quà lớn của Chúa, và chỉ có Satan là muốn huỷ hoại Bí tích này thôi. Và tôi sợ rằng hắn đã phá hoại nhiều rồi.

    Việc xưng tội là một điều đem lại niềm vui chứ không phải là điều mà ai cũng sợ hãi như Satan muốn. Xin đừng lo âu, không có tội gì của bạn mà vị linh mục tốt lành chưa nghe qua. Một vị linh mục tốt lành hiểu rõ vì ngài đã học hỏi và cảm nghiệm về những người tội lỗi hơn bạn. Khi bạn xưng thú tội lỗi thì Chúa Giêsu rất vui lòng và tất cả các Thánh trên Thiên Đàng vui mừng khi chúng ta đem các thương tích và sự yếu hèn của mình đến với Chúa Giêsu.

    Các linh hồn nói cho tôi biết rằng 60% các sự tuyệt vọng trên thế giới sẽ không hiện hữu nếu mọi người biết lợi dụng món quà quý báu này. Các bác sỹ, nhà thuốc, hay các cơ quan chữa trị sẽ mất khách nếu ai cũng đến xưng tội thường xuyên. Thiên Chúa chúng ta có thể cứu rỗi và chữa lành mọi người và mọi sự theo ý Ngài, nếu ai cũng biết kêu cầu Ngài. Đức Mẹ Maria đã phán ở Medjugorje, Nam Tư rằng nếu mỗi tháng ai cũng đi xưng tội thì người Phương Tây sẽ được chữa lành.

    Tuy nhiên, Bí tích Hòa giải thường bị hiểu lầm. Đa số có thể phân biệt sự xấu và sự tốt. Nhưng vấn đề trở nên thách đố hơn khi phân biệt giữa sự tốt và sự tốt hơn. Bí tích Hòa giải không phải để chúng ta xưng tội là mình đã cướp nhà băng, nhưng Bí tích này là để chúng ta tìm con đường tốt hơn và tốt hơn nữa trong đôi mắt của Chúa. Trong tháng vừa qua, lẽ ra tôi phải làm những gì để sống thánh thiện hơn? Đó là điều mà chúng ta phải tự vấn lương tâm mình. Tôi thách thức mọi người nếu họ dám nói rằng trong tháng vừa qua, tôi đã làm mọi sự tốt lành như Chúa Giêsu lẽra đã làm.

    Sư khiêm nhường đem lại cho chúng ta ơn lành lớn lao. Chúa Giêsu ban ơn lành vĩ đại cho các tâm hồn nhỏ bé. Bí tích Hòa giải thường xuyên nhắc nhở chúng ta hãy sống cách nhỏ bé để Ngài có thể ban cho chúng ta tràn đầy ơn Thánh.

    Hỏi : Bà trả lời như thế nào với những ai nói một cách chân thành rằng họ không cần nói mọi sự cho một người khác, nhưng họ có thể gặp thẳng Chúa và nói cho Ngài nghe?

    -Nếu điều này là sự thật thì các nhà tâm thần học và tâm lý học đã không khói chí khi có một công việc thích thú. Cả hai người thông minh nhất và đơn sơ nhất cùng tìm đến một vị linh mục, và cả hai đều ngạc nhiên giống nhau trước hoa quả, trước ơn sủng tuôn trào từ cuộc gặp gỡ ngắn ngủi và tự do với Chúa Giêsu. Mỗi một con người đều có cùng nhu cầu để xưng thú tội lỗi và mặc cảm phạm tội. Các cuộc chữa trị hay họp nhóm kéo dài lê thê, tình tiết khúc mắc với các chi phí tốn kém sẽ trở nên không cần thiết nếu như người ta chỉ cần đến với Chúa Giêsu. Hơn nữa, các ân sủng lớn lao không đến từ các bác sỹ hay các giáo dân trần gian, nhưng ân sủng đến từ Chúa Giêsu và CHỈ đến từ Chúa Giêsu mà thôi! Vậy mà người ta tự để cho kẻ khác lừa bịp mình cách dễ dàng.

    Bạn có nghĩ rằng Đấng ban sự sống cho ta, thì Ngài cũng có đủ năng quyền ban cho ta mọi sự hơn là những câu chuyện “ làm thế nào để ứng phó với sự khó khăn” của đa số các tâm lý gia không? Chúa chúc lành cho họ! Đa số các tâm lý gia không dám nói đến bộ mặt thật của tội lỗi, vậy làm sao họ có thể nói đến bộ mặt thật của sự tha thứ? Họ phải sống với công việc lập đi lập lại, còn nếu chúng ta không chịu đi xưng tội thì chúng ta sẽ bảo đảm cho họ rằng họ sẽ mua thêm xe mới. Họ thành công trên tội lỗi của chúng ta, trong khi Chúa Giêsu chết cho chúng ta để chiến thắng và xoá bỏ tội lỗi mãi mãi.

    Hỏi : Vậy có kẻ cãi rằng Chúa Giêsu không bao giờ giảng dạy là chúng ta phải đi vào tòa giải tội đểxưng thú tội lỗi, bà nghĩ sao?

    -Nếu đó là sự thật thì tôi đề nghị họ hãy xưng thú tội lỗi với vị linh mục thật to và ở giữa mọi người. Điểm chính là phải xưng tội thật to tiếng. Chúa Giêsu phán là hãy sám hội ăn năn và khi ta làm điều ấy thì Chúa lấy tội lỗi của ta đi ngay, và chỉ lúc đó thì Satan không còn biết tội của ta nữa. Hắn không còn bám sát với tội lỗi của ta hoặc tấn công người ấy qua việc người ấy làm giảm thiểu mối dây liên hệ giữa Chúa và người ấy.

    Hỏi : Nhưng trong Toà giải tội có vị linh mục chứ đâu phải có Chúa Giêsu?

    -Bạn có chắc như thế không? Một bà ngoại người Ý muốn đem cháu trai 8 tuổi của mình đến xưng tội lần đầu tiên với Padre Pio. Bà rất vui mừng khi đến thăm nhà thờ của cha Padre Pio. Cháu trai của bà vào Tòa giải tội và đi ra cách vui vẻ. Bà ngoại đã biết cha Padre Piô như thế nào rồi. Ngài thấp, gù, sói đầu, có đôi mắt màu đen, và tuổi khoảng chừng 65. Tuy nhiên, bà cũng cứ hỏi cháu trai:

    “Nè, cháu ơi, cha giải tội hình dáng như thế nào?”

    Đứa cháu yên lặng rồi điềm tĩnh trả lời bà:

    “Thưa bà, cha cao lớn, có đôi mắt màu hạt dẻ, có tóc dài và trẻ chừng ba mươi tuổi.”

    Hỏi : Bà nói đùa đấy à?

    -Không, mọi sự như vậy thường xảy ra khi người ta cầu nguyện nhiều và sống thánh thiện.

    Hỏi : Tôi xin đưa ra một giả thuyết và hỏi bà về điều này. Chúng ta có hai gia đình. Cả hai đều sống thoải mái và mạnh khoẻ. Một gia đình đi xưng tội thường xuyên, trong khi gia đình kia không đi xưng tội. Vậy các con cháu của hai gia đình có gì khác biệt không? Và nếu có thì như thế nào?

    -Gia đình thứ nhất có căn bản tốt đẹp và sẽ đến gần Chúa Giêsu hơn qua các thế hệ trong gia đình, trong khi gia đình thứ hai sẽ mang nhiều gánh nặng mà lẽ ra họ không phải mang, nếu như cha mẹ họ chịu đi xưng tội thường xuyên. Những gánh nặng này bao gồm có bệnh tật và sự yếu kém mà lẽ ra có thể tránh được. Thái đo quân bình và thường xuyên sám hối của gia đình thứ nhất sẽ tỏ ra qua sức mạnh và niềm vui của các con cháu họ, trong khi các con cháu của gia đình kia dễ dàng bi Satan tấn công mọi mặt.

    Hỏi : Vậy bà nói rằng những ai luôn nhớ đến tình trạng tội lỗi của mình thì cuối cùng sẽ mạnh khỏe hơn những ai không nhớ tội lỗi của mình?

    -Ồ, đúng như vậy. Khi ta khiêm nhường đến với Bí tích Hòa giải, lời cầu nguyện và tình yêu vĩnh viễn của Chúa thì họ sẽ có sức mạnh và sự quân bình tăng trưởng mà kết quả là sự mạnh khoẻ. Họ sẽ mạnh khỏe về nhiều mặt: tình cảm, tinh thần và thể chất. Và rồi sự mạnh khỏe ấy di truyền đến các thế hệ sau.

    Hỏi : Vậy nếu chúng ta thương yêu, cầu nguyện và đi xưng tội thường xuyên thì bảo đảm rằng đại gia đình chúng ta sẽ có sức khỏe tốt hơn, kể cả các con, các cháu và các chắt?

    -Vâng, đúng như thế. Sức khỏe ấy tốt hơn nhiều so với thuốc men, vì thuốc men nhằm chữa trị các bệnh tật. Nếu như các bác sỹ tốt thời nay tập trung thời giờ và năng lực để phòng ngừa, như những gì mà Mười Điều Răn của Chúa đòi hỏi, thì có lẽ thế giới chỉ có một số ít bệnh tật thôi. Thuốc phòng ngừa không làm chúng ta tốn tiền, và chúng ta nhận thức được rõ rệt hơn tình yêu Thiên Chúa dành cho ta thật là bao la. Đây không phải là trò chơi của Chúa. Ngài có tràn đầy niềm vui khi chúng ta có đầy tràn sự bình an và niềm vui của bình an. Ngài chỉ muốn chúng ta hạnh phúc, tự do và khỏe mạnh!

    Hỏi : Xin bà giải thích vai trò của sự ăn năn tội và lòng hối cải vào giờ chết?

    -Nếu chúng ta xưng tội thật tình, với lòng ăn năn tội và với sự thành thật, thì mọi tội lỗi và mặc cảm phạm tội sẽ được Chúa lấy đi, nhưng còn sự đền trả tội lỗi thì ta phải thi hành. Lúc ấy người đó chưa được tha tội, phải cần sự tha tội hoàn toàn, thì linh hồn mới được giải thoát khỏi mọi sự ràng buộc.

    Nếu một bà mẹ có nhiều con nhỏ mà phải chết, bà ta cần phải từ bỏ mọi sự đến mức độ mà bà ta có thể thật lòng nói:

    “Lạy Chúa, con xin dâng mọi sự lên Chúa, xin chỉ để Ý Chúa được thực hiện.”

    Điều này rất là khó khăn. Tự do qua việc phải trả đến đồng xu cuối cùng, như Chúa Giêsu nói. Đó là giữa Chúa và ta, giữa ta và những người khác, với sự đền tội hơn nữa, và một sự tự do hoàn toàn khỏi mọi ràng buộc, nếu những thứ ấy không phải là Chúa.

    Hỏi : Nếu muốn tự do khỏi mọi tội lỗi, cần có diễn tiến ba chân. Như vậy đúng không?

    -Đúng. Trước hết là việc đền tội giữa ta và Chúa, sau đó là đền bù giữa chúng ta và người mà chúng ta làm cho họ đau đớn, hay tự ta làm ta đau đớn, và cuối cùng là sự đền trả trong hình thức cầu nguyện và làm việc thiện. Tội lỗi không chỉ là tẩy xóa đi mất mà còn là được bồi thường.

    Hỏi : Người không phải là Công giáo hay không phải là Ki Tô giáo có nên đi xưng tội không?

    -Ồ, có. Các linh mục tốt lành làm những gì mà Chúa Giêsu muốn họ làm, tức là không bao giờ xua đuổi ai cả. Nếu có ai bị một vị linh mục đuổi đi thì tôi khuyên người ấy hãy nhìn xa hơn và cầu nguyện cho vị linh mục đó. Cho dù người đang sám hối là ai, người ấy được nuôi dạy như thế nào, hay người ấy từ nơi đâu mà đến, chỉ cần người ấy cảm thấy hối hận vì những điều xấu xa mà mình đã làm. Chắc chắn sớm muộn gì thì người đó cũng tìm được một vị linh mục theo Ý của Chúa Giêsu. Tôi có thể hứa như thế. Cho dù người không là Công giáo thì không thể nhận lãnh Bí tích Hòa giải được, nhưng khi đi xưng tội như thế thì linh hồn người ấy sẽ được nhiều sự tốt lành. Tôi có thể hứa rằng nếu một người không phải là Công giáo mà đi xưng tội thì Chúa ban rất nhiều ân sủng lớn lao cho linh hồn ấy.

    chanlyvinhcuu