3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ SÁU CN29TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA 

    23.10.2020  THỨ SÁU TUẦN 29 TN

    Thánh Gio-an Ca-pet-tra-nô, linh mục

    Lc 12,54-59

    DẤU CHỈ CỦA THỜI ĐẠI

     

     

     

    “Còn thời đại này, sao các người lại không biết nhận xét?” (Lc 12,56)

    Suy niệm/ SỐNG: Khi thấy mây tụ ở phía tây – phía Địa Trung Hải – người Do Thái biết rằng trời sắp mưa. Cũng vậy, thấy gió phía nam – phía sa mạc – thổi, họ biết rằng trời sẽ oi bức.

    Kinh nghiệm bao đời do quan sát thời tiết giúp người Do Thái có được đúc kết như vậy. Cũng vậy, bằng kinh nghiệm quan sát thực tại, khoa học ngày nay tiến bộ rất xa: từ những nghiên cứu vi mô như nguyên tử, phân tử, cho đến những nghiên cứu vĩ mô như các ngân hà, thiên hà. Khoa học đi một bước dài đến độ những kiến thức bình thường hôm nay nhưng lại xa lạ với các đầu óc thông thái ngày xưa như Socrates, Khổng Tử.

    Chẳng hạn: trái đất xoay quanh mặt trời; vận tốc ánh sáng nhanh hơn vận tốc âm thanh. “Cái biết” của con người đã đạt được đến thế, nhưng đôi khi con người lại vô tình, hoặc cố ý thản nhiên bỏ qua vấn đề tìm hiểu những điều sinh tử đụng chạm đến thân phận con người:

    Chết rồi con người đi về đâu? Cuộc sống này vô nghĩa hay ý nghĩa? Chúa Giê-su nói rằng: “Còn thời đại này, sao các ngươi lại không biết nhận xét?”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Tháng 10 Giáo hội nhắc nhớ người Ki-tô hữu bổn phận truyền giáo bằng việc cử hành Thánh lễ Khánh nhật Truyền giáo.

    Theo bài Tin Mừng hôm nay, bạn loan báo Tin Mừng bằng việc xác tín, làm chứng rằng Chúa Giê-su là dấu chỉ của thời đại: ơn cứu độ đã khai mở cho nhân loại rồi!

    Sống Lời Chúa: Tôi nỗ lực trở nên dấu chỉ về sự hiện diện của Chúa Giê-su trong đời sống hàng ngày.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con nhạy bén nhận ra dấu chỉ sự hiện diện của Chúa trong thế giới này. NHỜ ƠN CHÚA giúp, con can đảm làm chứng cho sự hiện diện của Chúa TRONG XÃ HỘI HÔM NAY. Amen.

    gpmytho
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN30TN-A

 

 LECTIO DIVINA

CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN

 

“ĐÓ LÀ ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT

và ĐIỀU RĂN THỨ NHẤT

còn ĐIỀU RĂN THỨ HAI cũng giống ĐIỀU RĂN ẤY"

 TIN MỪNG MAT-THÊU 22, 34-40

 

Hát một thánh ca khai mạc.

Chúng ta hãy cầu nguyện để bắt đầu.

 

Nhân Danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen.

Lạy Chúa, Chúa đã thu gọn toàn thể Luật thánh

vào hai điều răn độc nhất là mến Chúa yêu người.

Xin giúp chúng con hằng vâng giữ điều Chúa truyền dạy,

để sau này đạt tới phúc trường sinh.

Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.Amen

Sách Lễ, Lời nguyện Tuần 25 TN

 

  1. LẮNG NGHE LỜI CHÚA

Một người công bố Tin Mừng Matthêu 22, 34-40.

 Mọi người đứng lắng nghe. Sau đó, mỗi người, ngồi, tự mình đọc lại Lời Chúa, to-rõ-chậm, đủ nghe, một hay hai lần, nếu cần.

 

 

  1. SUY NIỆM

Sau khi đọc, dành vài phút thinh lặng, nhớ lại Lời Chúa và suy nghĩ về 1 hay 3 câu hỏi gợi ý sau đây:

  • Lời Chúa hôm nay nói gì với TRÍ tôi về Thiên Chúa? Tôi hiểu biết thêm gì về Chúa của tôi?
  • Lời Chúa hôm nay đánh động TÂM tôi như thế nào? Trái tim tôi được thúc đẩy yêu mến và thờ phượng Chúa ở điểm nào?
  • Lời Chúa hôm nay thúc đẩy THÂN tôi làm việc gì để phụng sự Chúa hơn?

Nếu quen làm Lectio Divina trong Nhóm hay ở gia đình, sau khi suy niệm, có thể mời vài  người chia sẻ vắn tắt câu trả lời của mình

 

  1. CHIÊM NGHIỆM

Đọc lại Lời Chúa một lần nữa, sau đó suy nghĩ: Lời Chúa tôi nghe được hôm nay nối kết với kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày của tôi ở chỗ nào.

 

  1. 1. "Điều răn nào là điều răn quan trọng nhất?" (c.36)

Trong bối cảnh hiện nay với bao hoạt động và tổ chức trong giáo xứ, giáo phận, người giáo dân cho thấy việc nào, điều gì quan trọng nhất đối với mình, để phân biệt với mọi người khác? Điều răn quan trọng nhất là gì? Anh/Chị cho việc làm nào là ưu tiên một? Có phải đi lễ không? hay việc nào khác…?

...................................................................................................................

...........................................................................................................

 

  1. Chúa Giêsu nóiNgươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình(câu 37.39).

Chúa Giêsu xác định, đối với Ngài, điều khác biệt hay đặc biệt nhất trong cuộc sống Kitô hữu là ở đây: Họ là con người yêu mến Thiên Chúa của mình và con người trong cùng một tình yêu duy nhất : Hai trong một. Bắt đầu với việc Yêu Chúa.

Do đó, tôi cần nhận biết Thiên Chúa là AI cho tôi. Tôi có thật sự yêu mến Đấng đã ban cho mình sự sống làm người, quan phòng chăm sóc tôi từng ngày, cứu độ tôi bởi Con Một chịu chết trên thập giá và mời gọi tôi đến dự Tiệc Thánh Nước Trời với mọi người không?

...................................................................................................................

...........................................................................................................

 

  1. "Tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy." (c. 40)

Cuộc sống Chúa Giêsu là bản mẫu trọn hảo thực hiện tất cả Luật Môsê và các sách ngôn sứ. Lời dạy của Cựu Ước và Tân Ước gặp nhau nơi con người và cuộc đời của Chúa chúng ta. Ngài dạy chúng ta nối kết mọi suy nghĩ, tâm tình và hành động trong một tâm thức duy nhất.

Hãy sống vì YÊU. Tôi có đồng thuận với Chúa không? Tại sao?

.................................................................................................................

 

 

  1. CẦU NGUYỆN

Tôi đọc lại Lời Chúa một lần nữa.

Rồi dâng lời ngợi khen, cảm tạ, xin tha thứ, cầu cho mình hay chuyển cầu cho người khác, tùy theo sự thúc đẩy của Lời Chúa.

* Khi chia sẻ chung, hãy để giờ cho anh chị em dâng lời nguyện.

 

Lời nguyện kết thúc.       Thánh vịnh 17

Con yêu mến Ngài, lạy Chúa, là sức mạnh của con;

lạy Chúa là núi đá, là thành lũy, là Đấng giải thoát con;

Lạy Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con trú ẩn,

là khiên mộc, là Đấng cứu độ quyền năng, là thành trì bảo vệ.

Tôi kêu cầu Chúa là Đấng xứng muôn lời ngợi khen,

và tôi được cứu thoát khỏi quân thù.

Chúc tụng Người là núi đá cho tôi trú ẩn.

Tôn vinh Thiên Chúa là Đấng cứu độ tôi,

Vì thế giữa muôn dân, con cất lời cảm tạ,

dâng điệu hát cung đàn ca mừng danh thánh Chúa.

Sáng danh….

 

  1. HÀNH ĐỘNG TRONG TUẦN
  • Chọn một Lời Chúa để học thuộc và suy đi ngẫm lại trong tuần :

........................................................................................................

........................................................................................................

  • Thánh Phaolô, trong bài đọc 2, gởi tín hữu Têxalônica (1 Tx 1,9) nói về cách thức họ đã đến với Thiên Chúa của Đức Giêsu như sau:

Anh em đã

  • từ bỏ ngẫu tượng mà quay về với Thiên Chúa thế nào,
  • để phụng sự Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa thật,
  • và chờ đợi Con của Người từ trời ngự đến, Người Con mà Thiên Chúa đã cho trỗi dậy từ cõi chết, là Đức Giêsu.

 

Nhớ lại cuộc sống đi theo Chúa của mình, tôi có nhận ra 3 hành động của tín hữu Têxalônica trên đây không ?

  • Họ TIN Thiên Chúa Thật nên từ bỏ tà thần (tiền bạc, thế gian, danh vọng…).
  • Họ YÊU Chúa nên một lòng phụng sự Ngài.
  • Họ HY VỌNG vào Chúa Giêsu Phục sinh sẽ đến đưa mình về Quê Trời. Còn tôi thì sao? Tôi đang sống thế nào?

.....................................................................................................

......................................................................................................

 

CẦU NGUYỆN VỚI ĐỨC THÁNH CHA

 

(149) … Đối với thánh Têrêxa thành Avila, cầu nguyện là “một tình bằng hữu mật thiết, và thường xuyên ở một mình đơn độc, với Đấng mà chúng ta biết rằng yêu thương chúng ta”. Tôi phải nhấn mạnh rằng điều này đúng không chỉ cho một số ít người đặc quyền, mà còn cho tất cả chúng ta, vì “tất cả chúng ta đều cần sự thinh lặng đầy sự hiện diện của Đấng được tôn thờ”. Lời cầu nguyện đầy tin tưởng là một đáp trả của một con tim mở ra để gặp Thiên Chúa mặt đối mặt, ở đó mọi tiếng nói đều im bặt để lắng nghe tiếng dịu dàng của Chúa vang lên giữa thinh lặng.

(150) Trong sự thinh lặng ấy, chúng ta có thể phân biệt, dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần, con đường nên thánh mà Chúa đang mời gọi chúng ta. Nếu không, tất cả các quyết định của chúng ta chỉ là “các đồ trang trí”, thay vì đề cao Tin Mừng trong đời sống chúng ta, sẽ che phủ hoặc làm nó ngạt thở. Đối với mỗi môn đệ, điều cần thiết là phải ở với Thầy, lắng nghe Người, và luôn luôn học từ Người. Nếu chúng ta không lắng nghe, tất cả những lời của chúng ta sẽ chỉ là những lời nhảm nhí vô ích.

(151) …. Có những giây phút nào anh chị em đặt mình trước sự hiện diện của Chúa, hoặc anh chị em nghỉ ngơi với Người, và anh chị em để cho mình được Người nhìn ngắm không? Anh chị em có để lửa của Người đốt cháy lòng anh chị em không? Nếu anh chị em không để cho Người nhóm lửa tình yêu và sự dịu hiền của Người, anh chị em sẽ không có lửa. …..

(trích "Laudate et Exultate", Vui Mừng và Hoan Hỷ)

 

liên lạc : This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

website : giadinhctc.com

---------------------------------------------

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ TƯ CN29TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT  LỜI CHÚA

    21.10.2020  THỨ TƯ TUẦN 29 TN

    Lc 12,39-48

    NGƯỜI QUẢN GIA TRUNG TÍN VÀ KHÔN NGOAN

     

     

     

    “Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở?” (Lc 12,42)

    Suy niệm/SỐNG: Lo cho cuộc sống được an toàn không chỉ là biết làm cho của cải ngày càng dồi dào trong kho lẫm, nhưng còn phải trông chừng để không bị hư hao hay thất thoát.

    Điều này đòi hỏi  bất cứ người quản lý tốt nào cũng phải khôn ngoan và trung tín với chủ. Khôn ngoan để sinh lợi và trung tín để bảo tồn. Khôn ngoan là biết nhạy bén, nhanh nhẹn với phương cách làm tăng thêm hoa trái; trung tín là tỉnh thức, không chè chén say sưa hoang phí của cải.

    Sự khôn ngoan và trung tín ấy được nuôi dưỡng bởi một đức tin son sắt vào Thiên Chúa quyền năng, niềm hy vọng vào Thiên Chúa quan phòng, cũng như một lòng mến vào Thiên Chúa nhân hậu.

    Chính niềm tin yêu và hy vọng vào Thiên Chúa ấy giúp nâng đỡ tâm trí, lời nói, hành động của người quản gia trong mọi hoàn cảnh, dù thuận hay nghịch, chứ không theo gió đổi chiều.

    Mời Bạn chia sẻ:

    Biết là như thế, song lắm khi chúng ta vẫn cứ như người mơ ngủ, lẩm bẩm nơi miệng “còn lâu chủ ta mới về.” Để rồi có lúc ta phải hối tiếc!

    Sống Lời Chúa: Người khôn ngoan như Tin Mừng dạy lại bị coi là dại khờ dưới con mắt của người thế gian. Vì thế, ta cần sự kiên định khi theo Chúa.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã tin tưởng giao cho con làm quản gia những gì Chúa ban tặng cho đời con. NHỜ ƠN CHÚA, CON QUYẾT TÂM, Xử dụng cách khôn ngoan và trung tín theo ý Chúa muốn, kiên vững nơi sự quan phòng của Chúa “như kiềng ba chân.” Amen.

     

     

     gpmytho

     

     

     

     

     

     

     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ NĂM CN29TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Oct 22 at 1:26 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỚI CHÚA

    22.10.2020  THỨ NĂM TUẦN 29 TN

    Thánh Gio-an Phao-lô II, giáo hoàng

    Lc 12,49-53

    THẦY ĐẾN ĐỂ GÂY CHIA RẼ?

     

     

     

    “Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hòa bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ.” (Lc 12,51)

    Suy niệm: Sống trên đời, ai cũng mong muốn hòa bình, bình an, hạnh phúc. Thế mà khi đến trần gian, Thầy Giê-su lại nói Ngài đến đem sự chia rẽ.

    Thầy định gây sốc hay muốn bị “ném đá” hay sao? Thật ra, đôi khi chúng ta sai lầm khi nghĩ rằng hòa bình có nghĩa là không có biến động nào xảy ra. Ta vẫn hay nói “bình an vô sự” đó sao! Đâu phải thế! Hòa bình, nói theo kiểu của nhà văn Vegetius: Nếu muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh. Như thế, hòa bình là một tiến trình rèn luyện, đấu tranh.

    Hòa bình Chúa Giê-su mang đến là ánh sáng, tự bản chất, nó phân rẽ với bóng tối; hòa bình ấy đòi hỏi người tin theo Ngài phải nỗ lực chiến đấu chống lại với khuynh hướng xác thịt nơi bản thân, ảnh hưởng xấu của môi trường xã hội, và lực cản sống theo Tin Mừng ngay chính nơi người thân của gia đình mình.

    Mời Bạn CHIA SẺ: “Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau.” Lời Chúa Giê-su nói nghe sao chướng tai quá!

    Nhưng thật ra, khi bạn đón nhận Ánh sáng Chân lý Giê-su thì, ngay chính trong bản thân bạn cũng đã chia rẽ: giữa lựa chọn thiện và ác, theo Chúa hay theo Danh-lợi-thú. Chia rẽ mà Chúa Giêsu mang đến là vậy đó!

    Sống Lời Chúa: Đọc Lời Chúa mỗi ngày, để Ánh sáng Lời Chúa phân rẽ những bóng tối trong tâm hồn ta.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa là Hoàng tử Bình an của nhân loại. Xin ban hòa bình cho thế giới, an bình cho tâm hồn, cộng đoàn con. NHỜ ƠN CHÚA THÁNH THẦN thêm sức mạnh, CON QUYẾT TÂM xây dựng hòa bình theo cung cách Chúa dạy. Amen.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN29TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA 

    20.10.2020  THỨ BA TUẦN 29 TN

    Lc 12,35-38

    PHÚC CHO NHỮNG ĐẦY TỚ ẤY!

     

     

     

    “Khi chủ về mà thấy những đầy tớ ấy đang tỉnh thức thì thật là phúc cho họ.” (Lc 12,37)

    Suy niệm/SỐNG: “Thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn,” đó là những nét chấm phá mô tả thái độ sẵn sàng của người tôi tớ trung thành.

    Chủ đề của dụ ngôn đã quen thuộc: ông chủ và người đầy tớ. Nhưng sứ điệp thì lại mới: người đầy tớ phải sẵn sàng đợi chờ chủ về cách bất ngờ. Phần thưởng cho sự tỉnh thức đó không phải là tăng lương, không phải là một ngày nghỉ bù.

    Không, không phải là bất cứ thứ gì người đầy tớ có thể tưởng tượng ra: chính người chủ lại đảo ngược vị thế để trở thành tôi tớ phục vụ người đầy tớ của mình: “Chủ sẽ thắt lưng, đưa họ vào bàn ăn và đến bên từng người mà phục vụ.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Phần bạn, bạn có bao giờ tưởng tượng ra có một người chủ nào như thế không? Thế mà có đấy, chính Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên bạn, nay lại trở thành tôi tớ phục vụ bạn là con người.

    Bạn còn nhớ Chúa Giê-su đã quì xuống rửa chân cho các tông đồ chứ? Nhưng đó mới chỉ là hình ảnh của việc Ngài chịu đóng đinh vào thập giá như một tên tội đồ để đền tội thay cho bạn, thay cho tôi, thay cho chúng ta.

    *Bạn có muốn phục vụ một ông chủ như thế không?

    *Có bao giờ bạn bắt chước Ngài, phục vụ những người có địa vị xã hội thấp kém hơn bạn không?

    *Đặc biệt, bạn hãy xét xem mình phục vụ những người thân trong gia đình mình như thế nào?

    Sống Lời Chúa: Làm một việc phục vụ một người trong gia đình bạn hoặc nơi bạn làm việc, với ý thức rằng bạn đang phục vụ Đức Ki-tô đang hiện diện nơi người ấy.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, NHỜ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, con QUYẾT TÂM sống khiêm tốn, để con phục vụ anh em con như phục vụ chính Chúa.

     

     

     gpmytho

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     
     

 

Subcategories