3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN27TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Oct 5 at 10:32 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    06.10.2020  THỨ BA TUẦN 27 TN

    Thánh Bru-nô, linh mục

    Lc 10,38-42

    CHỌN ĐIỀU TỐT NHẤT

     

     

     

    “Có một phụ nữ tên Mác-ta đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Ma-ri-a, cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe Người dạy… Cô Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất.” (Lc 10,38b-39.42b)

    Suy niệm/SỐNG: Trong đời sống hàng ngày của người Ki-tô hữu, việc cầu nguyện và hoạt động tông đồ được ví như 2 thì của một nhịp thở.

    Thánh Gia-cô-bê trong lá thư của ngài nhấn mạnh đức tin cần có hành động: “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2,26). Qua câu chuyện của hai chị em Mác-ta và Ma-ri-a, Chúa Giê-su cho thấy trong hai việc đó, đời sống cầu nguyện là nền tảng thiết yếu. Cầu nguyện là nguồn gốc phát sinh mọi hoạt động tông đồ trong Giáo Hội.

    Chúa Giê-su không xem nhẹ công việc phục vụ, nhưng Chúa cho biết trước hết và trên hết phải có đời sống cầu nguyện, đó là ở lại với Chúa bằng sự kết hợp thân tình sâu xa; từ đó và nhờ đó, việc tông đồ của mỗi người mới sinh hoa kết trái.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Là Ki-tô hữu, chúng ta phải biết rằng sống đời cầu nguyện là nền tảng, là quy chuẩn và là thước đo của mọi hoạt động tông đồ của Giáo Hội và của mỗi người.

    -Bạn đã sắp xếp thế nào cho việc cầu nguyện trong mỗi ngày sống của mình? Những khó khăn nào cản trở bạn và bạn đã dùng cách thế nào để khắc phục những khó khăn đó?

    *Trong xã hội thực dụng ngày nay, người ta không mặn mà với việc cầu nguyện vì cho rằng nhàm chán, không lợi ích thiết thực… Bạn nghĩ sao?

    Sống Lời Chúa: Cầu nguyện trước, đang và sau khi hành động: - trước: xin được biết việc phải làm; - đang: xin giúp sức làm việc cho nên; - sau: xin lỗi Chúa vì những thiếu sót, tạ ơn Chúa vì đã thương trợ giúp.

    Cầu nguyện: Đọc kinh Sáng Soi VỚI CẢ TÂM HỒN, ĐỂ QUYẾT TÂM THỰC HÀNH LỜI CHÚA.

     

     

     gpmytho

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN27TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Oct 5 at 1:06 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    05.10.2020  THỨ HAI TUẦN 27 TN

    Lc 10,25-37

    HÃY LÀM NHƯ VẬY

     

     

     

    Đức Giê-su trả lời ông ta: “Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy là sẽ được sống.” (Lc 10,28)

    Suy niệm/SỐNG: Phúc Âm theo thánh Lu-ca cho biết nhà thông luật khi chất vấn Đức Giê-su ông ta không hề có ý đi tìm chân lý mà chỉ muốn “thử” Ngài và để tỏ ra mình là người thông thái.

    Dù vậy Chúa đã cho ông cơ hội để bộc lộ sự hiểu biết của mình và còn khen “ông trả lời đúng lắm.” Nhưng đồng thời Ngài mời gọi ông đừng chỉ dừng lại ở lý thuyết mà phải thực hành “yêu người thân cận” “thì sẽ được sống.” Nhưng nhà thông luật này vẫn chưa hài lòng mà còn muốn thể hiện sự uyên bác và “chứng tỏ mình có lý” nên mới hỏi vặn Chúa: “Ai là người thân cận của tôi?” 

    Chính vì thế mà một lần nữa Chúa nhắc lại cho ông điều quan trọng là “hãy đi và làm như vậy” nghĩa là hành động như hình mẫu người Sa-ma-ri tốt lành trong dụ ngôn, coi mình là người thân cận với người đi đường xa lạ gặp cơn hoạn nạn và mau mắn ra tay cứu giúp.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Để được sự sống đời đời thì học biết lý thuyết xuông không đủ, điều cần thiết là phải đưa những kiến thức ấy đi vào thực tế của đời sống, nghĩa là phải “làm”.

    *Có thể bạn rất thuộc những bài giáo lý, nhớ rất rõ những đoạn Thánh Kinh nhưng nếu bạn chưa đem những điều ấy ra thực hành trong cuộc sống thì bạn vẫn chưa phải là môn đệ đích thực của Chúa.

    Sống Lời Chúa: Tâm nguyện mỗi ngày làm một việc thiện cho người anh em.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, sống triệt để theo những đòi hỏi của Tin Mừng quả là điều khó, nếu không có ơn Chúa thì tự sức mình chúng con không thể làm được. NHỜ ƠN CHÚA thêm sức, chúng con quyết tâm thực hành điều Chúa dạy. Amen.

     

     

     gpmytho

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - DỤ NGÔN VƯỜN NHO-Ý ĐỊNH CỦA CHÚA

 

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA
    04.10.20 cHÚA NHẬT TUẦN 27 TN – A

    Mt 21,33-43

    Ý ĐỊNH CỦA THIÊN CHÚA

    “Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường.” (Mt 21,42)

    Suy niệm/SỐNG: Nói về những người có đầu óc thiển cận, hẹp hòi, ông cha ta thường sánh ví họ là “ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung.”

    Các tá điền vườn nho trong câu chuyện dụ ngôn không chỉ thiển cận, tham lợi trước mắt để trở mặt với ông chủ; họ còn to gan cóc tía, dám đánh đập, giết chết những người ông chủ sai đến, thậm chí còn thủ tiêu luôn người con duy nhất của ông, với tham vọng “đoạt lấy cả gia tài” của cậu nữa.

    Dù vậy, lòng tham lam độc ác đến độ điên cuồng của họ cũng không thắng được sự khôn ngoan và lòng quảng đại của Thiên Chúa. Từ “tảng đá bị loại bỏ” – kết quả của sự phản loạn của họ –

    Chúa đã biến đổi cách kỳ diệu thành “đá tảng góc tường.” “Người con thừa tự” mà họ tưởng đã tiêu diệt thành công lại trở nên nguồn cứu độ cho muôn người.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Dù con người phạm tội chống lại Thiên Chúa, Ngài vẫn yêu thương và phục hồi mối tương quan thân thiết với Ngài, và giữa con người với nhau nhờ Người Con yêu dấu là Đức Giê-su.

    Như tảng đá bị loại bỏ, Chúa Giê-su đã chịu chết trên thập giá và hiến mình trong bí tích Thánh Thể để trở thành đá tảng góc tường xây dựng toà nhà Hội Thánh, là Nước Trời, vương quốc của Tình Thương. Chúa Giê-su cảnh báo Ngài sẽ cất Nước Thiên Chúa khỏi những con người phản loạn.

    -Bạn có còn cứng lòng thù nghịch với Thiên Chúa hay sẵn lòng cùng với Đức Giê-su sống tinh thần phục vụ để sinh lợi cho Nước Trời?

    Sống Lời Chúa: Dành ít phút chiêm ngắm người con trai của ông chủ vườn nho, hình ảnh của Chúa Giê-su chịu khổ nạn và quyết tâm phục vụ tha nhân qua việc bổn phận hằng ngày của mình.

    Cầu nguyện: Đọc kinh Lạy Cha VỚI CẢ TÂM HỒN ĐỂ THỰC HÀNH LỜI KINH NÀY, VÀ TÂM SỰ VỚI CHÚA NHƯ NGƯỜI BẠN.

     

     

     gpmytho

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN27TN-A

 

  •  
    Hong Nguyen
     


    Thứ Hai 05/10/2020 – Thứ Hai tuần 27 thường niên. – Người Samaritanô nhân hậu

    Lời Chúa: Lc 10, 25-37

    Khi ấy, có một người thông luật đúng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?" Người nói với ông: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa Giêsu nói: "Ông trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống". Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của tôi?"

    Chúa Giêsu nói tiếp: "Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa của mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho ông chủ quán mà bảo rằng: "Ông hãy săn sóc người ấy, và ngoài ra còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về tôi sẽ trả lại ông".

    "Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?"

    Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy".

    Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy".

    Suy Niệm : AI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA TÔI

    (TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Tiên tri Gio-na và người Sa-ma-ri-ta-no nhân hậu là hai hình ảnh trái ngược. Gio-na là người Do thái, người có đạo, nhưng tâm địa hẹp hòi không muốn cứu dân thành Ni-ni-ve. Người Sa-ma-ri-ta-no nhân hậu là người ngoại đạo, nhưng tấm lòng bác ái bao la, quan tâm chăm sóc cho tha nhân. Gio-na là tiên tri, là người tin có linh hồn nhưng lại chẳng quan tâm cứu linh hồn dân thành Ni-ni-ve.

    Còn người Sa-ma-ri-ta-no nhân hậu tuy không có đức tin nhưng đã sẵn sàng cứu giúp dù chỉ là thân xác người lâm nạn. Gio-na là tiên tri của Chúa nhưng lại không vâng lệnh Chúa truyền. Người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu không có đạo nhưng lại thực hành Lời Chúa. Và được Chúa đem làm gương mẫu cho những nhà lãnh đạo: “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy”. Bên trong hai bài Sách Thánh còn những trái ngược lớn lao gây suy nghĩ. Gio-na là tiên tri thì trốn Chúa. Những người đi thuyền ngoại đạo lại muốn tìm thánh ý Chúa, muốn cầu nguyện cùng Chúa. Cũng vậy thầy tư tế và thầy Lê-vi trong đạo tránh qua một bên để khỏi giúp người bị nạn. Trong khi người ngoại đạo xứ Sa-ma-ri lại tỏ lòng nhân hậu cứu giúp nạn nhân (năm lẻ).

    Và để trả lời cho câu hỏi: “Ai là người thân cận của tôi?”, Chúa Giêsu đã hỏi ngược lại: “Theo ông, ai là người thân cận của người bị nạn?”. Chúa Giêsu trả lời bằng một mệnh đề kép. Muốn có người thân cận, chính tôi phải thân cận với mọi người. Nói khác đi người thân cận không tự nhiên có nhưng tôi phải tạo ra. Tôi tạo ra người thân cận bằng tấm lòng nhân hậu, bằng thái độ quảng đại, bằng cử chỉ phục vụ. Như thế người thân cận là tất cả những ai cần sự giúp đỡ, cần sự quan tâm, là những ai đang lâm nạn, đang không thể tự lo cho mình, cả phần hồn lẫn phần xác.

    Trong thư Ga-lát, thánh Phao-lô chê trách giáo dân Ga-lát đã mau chóng trở mặt lại giáo lý của Chúa. Lời chê trách đó có thể áp dụng cho Gio-na. Dù là tiên tri nhưng lại không tuân lời Chúa dạy. Lời đó cũng nhắm đến thầy tư tế và thầy Lê-vi vì đã không thực hành Lời Chúa. Lời thánh nhân chê trách cũng nói với chúng ta hôm nay, có đạo nhưng lại không tuân giữ Lời Chúa (năm chẵn).

    Chúng ta có thể hỏi một câu hỏi khác. Ai là người thân cận của Chúa. Câu trả lời thật hiển nhiên. Nhưng khá cay đắng. Không phải vị tiên tri người đem Lời Chúa cho mọi người. Không phải thày tư tế và thày Lê-vi những người dâng của lễ trên bàn thờ, trước tôn nhan Chúa.
    *Nhưng lại là người Sa-ma-ri-ta-nô, kẻ ngoại đạo. Hôm nay, chúng ta hãy tỉnh ngộ trở nên người thân cận của mọi người. Và người thân cận của Chúa. Như thế tôi mới “được sự sống đời đời làm gia nghiệp”.
    Kính chuyển:
    Hồng
    -------------------------------
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CHÍNH KẾT- CS TIN MỪNG

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

Tuesday, September 29, 2020

 

TN27a - Liệu Kitô giáo có bị Thiên Chúa đối xử như Do Thái giáo xưa?


ĐỌC LỜI CHÚA

  • Is 5,1-7:(4) Có gì làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đã chẳng làm? Tôi những mong trái tốt, sao nó sinh nho dại?

 

  • Pl 4,6-9:(9) Những gì anh em đã học hỏi, đã lãnh nhận, đã nghe, đã thấy ở nơi tôi, hãy đem ra thực hành, và Thiên Chúa, nguồn bình an sẽ ở với anh em.


  • TIN MỪNG: Mt 21,33-43

 

Dụ ngôn những tá điền sát nhân

 

(33) Khi ấy, Đức Giêsu nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân: «Các ông hãy nghe một dụ ngôn khác: Có gia chủ kia trồng được một vườn nho; chung quanh vườn, ông rào giậu; trong vườn, ông khoét bồn đạp nho, và xây một tháp canh. Ông cho tá điền canh tác, rồi trẩy đi xa. 

 

«(34) Gần đến mùa hái nho, ông sai đầy tớ đến gặp các tá điền để thu hoa lợi. (35) Bọn tá điền bắt các đầy tớ ông: chúng đánh người này, giết người kia, ném đá người nọ. (36) Ông lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước: nhưng bọn tá điền cũng xử với họ y như vậy. (37) Sau cùng, ông sai chính con trai mình đến gặp chúng, vì nghĩ rằng: Chúng sẽ nể con ta. (38) Nhưng bọn tá điền vừa thấy người con, thì bảo nhau: "Ðứa thừa tự đây rồi! Nào ta giết quách nó đi, và đoạt lấy gia tài nó!" (39) Thế là chúng bắt lấy cậu, quăng ra bên ngoài vườn nho, và giết đi. 

 

«(40) Vậy xin hỏi: Khi ông chủ vườn nho đến, ông sẽ làm gì bọn tá điền kia?» (41) Họ đáp: «Ác giả ác báo, ông sẽ tru diệt bọn chúng, và cho các tá điền khác canh tác vườn nho, để cứ đúng mùa, họ nộp hoa lợi cho ông.» (42) Ðức Giêsu bảo họ: «Các ông chưa bao giờ đọc câu này trong Kinh Thánh sao? Tảng đá thợ xây nhà loại bỏ lại trở nên đá tảng góc tường. Ðó chính là công trình của Chúa, công trình kỳ diệu trước mắt chúng ta.»

 

(43) «Bởi đó, tôi nói cho các ông hay: Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.»


 

 

CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Dụ ngôn trên ám chỉ những ai? Nó chỉ áp dụng cho dân Do Thái và các nhà lãnh đạo Do Thái giáo thời đó, hay nó có tính hiện sinh, nghĩa là có thể đúng với chính Kitô giáo của chúng ta hiện nay?2. Liệu Thiên Chúa có thể nói về Kitô giáo như đã nói về Do Thái giáo: «Tôi những mong trái tốt, sao nó sinh nho dại?». Và Ngài có thể nói về chính bản thân tôi như vậy không?3. Thiên Chúa có cần phải thay thế Kitô giáo bằng một tôn giáo mới như Ngài đã phải thay thế Do Thái giáo bằng Kitô giáo không?

 

Suy tư gợi ý:


  1.  Ý nghĩa dụ ngôn những tá điền sát nhân

Bài Tin Mừng hôm nay là một dụ ngôn có ý nói bóng gió về tình trạng đã, đang và sẽ xảy ra trong dân Do Thái thời ấy, mà trước mắt có sự góp phần của giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái, đó là họ âm mưu giết Ðức Giêsu. Kết cục được diễn tả trong câu cuối của bài Tin Mừng với ý nghĩa là: Dân Do Thái được Thiên Chúa dành ưu tiên trong việc vào Nước Thiên Chúa, nhưng vì họ tỏ ra không xứng đáng, nên chỗ ưu tiên của họ được nhường cho những dân tộc khác.

 

Thiên Chúa đã yêu quí dân Do Thái, điều này được diễn tả trong bài đọc 1: Thiên Chúa cưng chiều dân Do Thái như một người có một vườn nho mà anh ta rất quí. Ngôn sứ Isaia mô tả hành động của chủ vườn nho: «Anh ra tay cuốc đất nhặt đá, giống nho quý đem trồng, giữa vườn anh xây một vọng gác, rồi khoét bồn đạp nho» (Is 5,2a). Anh quí nó đến nỗi làm cho nó tất cả những gì mà anh nghĩ nó cần nó thích: «Có gì làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đã chẳng làm?» (Is 5,4). Anh ta kỳ vọng rất nhiều vào vườn nho đó, nhưng vườn nho đã làm anh thất vọng: «Anh những mong nó sinh trái tốt, nó lại sinh nho dại» (Is 5,2b). Một vườn nho như thế thì người chủ nên làm gì cho nó? Thất vọng vì vườn nho ấy, anh ta đã «hàng giậu thì chặt phá cho vườn bị tan hoang, bờ tường thì đập đổ cho vườn bị giày xéo (Is 5,5b) biến thửa vườn thành mảnh đất hoang vu, không tỉa cành nhổ cỏ, gai góc mọc um tùm; truyền lệnh cho mây đừng đổ mưa tưới xuống» (Is 5,6). 

 

Vườn nho đó được ngôn sứ Isaia xác định: «Vườn nho đó chính là nhà Ítraen; cây nho Chúa mến yêu quý chuộng, chính là người xứ Giuđa. Người những mong họ sống công bình, mà chỉ thấy toàn là đổ máu; đợi chờ họ làm điều chính trực, mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than» (Is 5,7).

 

Trong dụ ngôn bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu tiếp tục khai triển chủ đề «vườn nho» của bài đọc I (Is 5,1-7), với những ám chỉ sau đây: 

  1. Vườn nho ám chỉ dân Do Thái; 
  2. Ông chủ đất ám chỉ Thiên Chúa,
  3. Bọn tá điền ám chỉ các lãnh tụ tôn giáo Do Thái; 
  4. Các tôi tớ của chủ đất ám chỉ các ngôn sứ được Thiên Chúa sai đến; 
  5. Người con trai của ông chủ ám chỉ Ðức Giêsu; 
  6. Các tá điền khác ám chỉ Dân ngoại.

Toàn bài dụ ngôn nói lên diễn tiến trong lịch sử dân Do Thái: Thiên Chúa chọn Do Thái là dân riêng của Ngài giữa mọi dân tộc. Ngài muốn họ là cầu nối giữa Ngài với mọi dân tộc khác và với toàn nhân loại. Ðể thực hiện mục đích ấy, Ngài đã sai các ngôn sứ đến để dạy dỗ, sửa đổi và cho họ biết ý định của Ngài. Nhưng lời nói của những ngôn sứ này thường không lọt lỗ tai các lãnh tụ tôn giáo Do Thái, vì «trung ngôn nghịch nhĩ», «lời thật mích lòng». Và kết quả là các ngôn sứ này đều bị ném đá chết dưới tay các lãnh tụ tôn giáo Do Thái. Chính ngôn sứ Êlia đã phải than phiền: «Khi cầu nguyện với Thiên Chúa, ông đã tố cáo dân Ítraen rằng: Lạy Chúa, các ngôn sứ của Ngài, chúng đã giết chết; bàn thờ của Ngài, chúng đã phá huỷ. Chỉ còn sót lại một mình con, thế mà chúng cũng đang tìm hại mạng sống con» (Rm 11,3; x. V 19,10.14).

 

Cuối cùng, Thiên Chúa sai chính Con Một của mình đến cũng để làm công việc ngôn sứ ấy, thì cũng bị họ giết chết một cách dã man và thảm hại. Dân Do Thái vì hèn nhát trước quyền lực nên cũng hùa theo các lãnh tụ của họ. Vì thế, dân Do Thái đã bị Thiên Chúa loại bỏ, mất quyền ưu tiên đối với Nước Trời. Và Nước Trời do Ðức Giêsu thiết lập - gồm những người tin theo Ðức Giêsu - bao gồm những người mà người Do Thái gọi là dân ngoại, gồm đủ mọi dân tộc trên thế giới.

 

Còn dân Do Thái đã bị đào thải khỏi lịch sử: tháng 9 năm 70, lúc ấy làm thống soái quân đội Rôma là Titus (sau làm hoàng đế Rôma năm 79-81), đã bao vây và chiếm Giêrusalem, giết rất nhiều người Do Thái. Kể từ đó, Do Thái bị mất nước, và dân Do Thái phải tản mác khắp nơi trên thế giới. Ðến thế chiến thứ hai, dân Do Thái tại Ðức đã bị Hitler giết tới 6 triệu người. Mãi đến năm 1947, sau gần 19 thế kỷ bị mất nước, Do Thái đã lập quốc trở lại tại vùng đất cũ, nhưng kể từ đó, họ phải chiến tranh liên tục với dân Palestin và Ai Cập cho đến nay.




  1. Dụ ngôn đó có áp dụng cho Giáo Hội chúng ta không?

 

Khi tôi học Cựu Ước, giáo sư dạy Kinh Thánh cho tôi thường nói: «Israel là Giáo Hội, Israel là chính tôi». Vì thế, bài dụ ngôn kia, nếu có thể áp dụng cho dân Do Thái, thì cũng có thể áp dụng cho Giáo Hội và cho chính bản thân tôi.

 

Do Thái giáo là một tôn giáo do chính Thiên Chúa thiết lập qua các tổ phụ, Môsê và các ngôn sứ, với hàng giáo phẩm là các tư tế, lêvi và các rápbi. Thiên Chúa đã trực tiếp can thiệp vào lịch sử của dân tộc, đã ra tay giải phóng dân tộc Do Thái khỏi ách thống trị Ai Cập, đã đích thân ban hành luật pháp cho họ, đã trực tiếp chỉ định những vì vua cai trị họ. Ngay cả Kitô giáo hiện nay cũng chưa được Thiên Chúa trực tiếp can thiệp như thế. Có ngôn sứ nào trong Kitô giáo oai hùng như Isaia, khi ra lệnh cho dân Do Thái điều gì thì đều nói: «Thiên Chúa là Chúa các đạo binh phán như thế» (x. Is 1,24; 3,15; 5,9; 10,24; 14,22-24; 17,3; 19,4; v. v.) Vì thế, dân Do Thái đã rất có lý khi nghĩ rằng tôn giáo của mình do Thiên Chúa thiết lập ắt sẽ vĩnh cửu, và sẽ lan tràn khắp thế giới. Nhưng lịch sử cho chúng ta thấy họ đã lầm. Do Thái giáo đã tàn lụi, và được thay thế bằng Kitô giáo. Có thể nói, Do Thái giáo chính là tiền thân của Kitô giáo.

 

Kitô giáo hiện nay cũng đang tự hào là tôn giáo duy nhất do chính Thiên Chúa thiết lập, là tôn giáo có giá trị hơn hết mọi tôn giáo trên thế giới, nên mọi Kitô hữu đều tin tưởng nó sẽ tồn tại muôn đời, và sẽ lan tràn khắp thế giới. Nhưng nhiều khi các Giáo Hội Kitô giáo chỉ biết tự hào như thế mà quên đi niềm mong ước của chính Thiên Chúa đối với mình. Liệu Thiên Chúa có phải than phiền về Kitô giáo như đã than về Do Thái giáo: «Có gì làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đã chẳng làm? Tôi những mong trái tốt, sao nó sinh nho dại?» Kitô giáo đã hơn Do Thái giáo những gì?

 

Ðức Giêsu đến để thiết lập một tôn giáo mới dựa trên nền tảng tình yêu thương, và luật của Kitô giáo là luật yêu thương. Chính Đức Giêsu đã xác định luật tối thượng của Ngài: «Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em» (Ga 13,34); Thánh Phaolô cũng xác định giới luật tối thượng đó. Ngài viết: «Ai yêu người, thì đã chu toàn Lề Luật» (Rm 13,8.10); «Anh em hãy mang gánh nặng cho nhau, như vậy là anh em chu toàn luật Ðức Kitô» (Gl 6,2); Thánh Giacôbê cũng viết luật yêu thương phải được coi là luật quan trọng nhất: «Luật Kinh Thánh được đưa lên hàng đầu: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình» (Gc 2,8).

 

Luật của Tân Ước mới hẳn so với Cựu Ước của Do Thái giáo, nhưng các Kitô hữu đã coi trọng luật ấy đủ chưa? đã tập trung mọi cố gắng để thực hành luật ấy đúng mức chưa? Hay Kitô giáo lại đi vào vết xe đã đổ của Do Thái giáo, là thượng tôn nghi thức, quá chú trọng tới những lễ nghi và hình thức bên ngoài? Còn lề luật chính yếu là sống yêu thương thì lại lãng quên? Có phải hiện nay hình thức của Kitô giáo thì mới mẻ và khác hơn Do Thái giáo, nhưng tinh thần nệ luật, nệ hình thức thì chẳng khác gì những người Do Thái ngày xưa? 

 

Ðã tới lúc chúng ta cần nghiêm túc tự hỏi: ngày nay, người ngoài nhìn vào cách sống của người Kitô hữu, có thể nhận ra đạo của chúng ta là «đạo yêu thương» như thời Kitô giáo sơ khai không? Ngày nay, lễ «bẻ bánh» có còn là một dấu chỉ của một sự chia sẻ có thực trong đời sống giữa những người đến tham dự không, hay nó đã trở thành một nghi thức thuần túy, cho dù đầy ý nghĩa nhưng không có gì là thực tế cho lắm?

 

Mỗi Kitô hữu - nhất là những người có trách nhiệm hướng dẫn, lãnh đạo tôn giáo - cần tự vấn: Thiên Chúa hay Ðức Giêsu có hài lòng với tình trạng Kitô giáo hiện nay không? Còn những người lãnh đạo tôn giáo cần tự vấn thêm: Tôi có giống như những vị lãnh đạo Do Thái giáo xưa, chẳng những không thèm nghe mà còn sẵn sàng bạc đãi hoặc bách hại những tiếng nói ngôn sứ vào thời đại của mình không? Hay ít ra khi họ bị bách hại vì đã chu toàn chức năng ngôn sứ của họ, tôi đã im lặng, làm ngơ, để mặc họ bị bách hại như thể tôi cũng đồng ý với sự bách hại ấy?

 

Không khéo Kitô giáo của chúng ta chẳng hơn gì Do Thái giáo, khiến Thiên Chúa cũng sẽ phải đối xử với chúng ta như đã đối xử với dân Do Thái: «Nước Thiên Chúa, Thiên Chúa sẽ lấy đi không cho các ông nữa, mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi»! (Mt 21,43)



CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, Kitô giáo hiện nay thế nào, chính con - cũng như bất kỳ Kitô hữu nào - đều có phần nào trách nhiệm. Xin cho con biết sống đạo Chúa Kitô đúng với với tinh thần yêu thương của Ngài. Xin cho con rút ra được bài học lịch sử của dân Do Thái để tránh được vết xe đã đổ. Amen.

 

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 
Thực trạng tôn giáo và xã hội xưa và nay
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/10/tn27b.html). 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 10:25 AM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Newer Post Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.

Subcategories