3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- THỨ HAI CN29TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Oct 19 at 1:46 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA 

    19.10.2020  THỨ HAI TUẦN 29 TN

    Thánh Gio-an Brê-bớp, linh mục

    Lc 12,13-21

    LÀM GIÀU

     

     

     

    “Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó.” (Lc 12,21)

    Suy niệm/SỐNG: Dụ ngôn cho phép ta hiểu có hai loại giàu: giàu trước mặt người đời và giàu trước mặt Thiên Chúa. Vị đại gia làm kinh tế giỏi nhưng bị chê là ‘đồ ngốc’ bởi vì ông ngộ nhận về ý nghĩa của đời sống và của cải.

    Ông coi việc làm ra và tận hưởng của cải vật chất như là cứu cánh đời sống mình trong khi những thứ đó 'nay còn mai mất', chỉ có giá trị tạm bợ, không thể bảo đảm hạnh phúc lâu bền cho cuộc sống. Khi tích trữ thóc lúa vào kho lẫm, đồng thời ông đã nhốt chính mình trong kho ích kỷ hưởng thụ vật chất đời này để rồi khi phải trước mặt Thiên Chúa, ông trở thành người ‘trắng tay’.

    Trong khi đó, có những người như bà góa nghèo trong Phúc Âm, ít tiền ít của, nhưng biết chia sẻ, yêu thương. Họ là những người giàu trước mặt Thiên Chúa.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Ki-tô hữu nhận định rằng: “giá trị con người hệ tại ở ‘cái mình là’ hơn ở ‘cái mình có’” (ĐGH Phao-lô VI), do đó, họ biết định vị chính xác giá trị của tiền bạc của cải.

    Họ làm việc để mưu sinh cho mình và cho gia đình, đồng thời cũng biết giúp đỡ người thiếu thốn, kẻ bần cùng chứ không chỉ lo thu tích cho mình. Họ cũng dành thì giờ cho việc tông đồ, việc xã hội, văn hóa.

    Những hoạt động đó mở rộng tầm nhìn ra thế giới bên ngoài, làm cho đời sống phong phú hơn, ý nghĩa hơn.

    Sống Lời Chúa: Để làm giàu trước mặt Thiên Chúa, tôi quan tâm chia sẻ tình yêu thương, niềm vui; tôi khích lệ, an ủi anh em sầu khổ.

    Tôi quí trọng người nghèo vì sự hy sinh, can đảm của họ.

    Cầu nguyện: Đọc kinh “Thương người có mười bốn mối” VỚI CẢ TÂM HỒN, ĐỂ SỐNG THỰC HÀNH TỪNG LỜI KINH NÀY VÀO ĐỜI SỐNG.

     

     

     gpmytho

     

     

     

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN29TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Oct 18 at 1:43 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    18.10.2020  CHÚA NHẬT TUẦN 29 TN – A

    Chúa Nhật Truyền Giáo

    Mt 22,15-21

    THÁNH HIẾN TRẦN THẾ

     

     

     

    “Của Xê-da, trả về Xê-da; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.” (Mt 22,21)

    Suy niệm/SỐNG: Chúa Giê-su đã không để mình mắc bẫy lắt léo của những mánh lới chính trị. Nhưng nhân cơ hội đó, Ngài nâng chúng ta lên một bình diện cao hơn bằng cách đưa ra một chân lý thật giản đơn, rõ ràng nhưng cũng thật thâm thuý. “Của Xê-da, trả cho Xê-da,”:

     Thế gian có những giá trị nội tại (khoa học, kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, chính trị...) mà ta phải tôn trọng: “Sự độc lập của những giá trị trần thế, nghĩa là các tạo vật và xã hội đều có những định luật và giá trị riêng là điều không những người đương thời đòi hỏi mà còn phù hợp với ý muốn của Tạo Hoá... Con người phải tôn trọng tất cả những điều ấy...

    Bởi vậy, việc khảo sát có phương pháp trong mọi ngành, nếu tiến hành một cách khoa học thực sự và đúng theo tiêu chuẩn luân lý sẽ không bao giờ trái nghịch với đức tin...” (Vui Mừng và Hy Vọng, số 36.

    Đã xác định được những gì là “của Xê-da” để “trả về Xê-da”, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra những gì “của Thiên Chúa” để “trả về Thiên Chúa.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Người ki-tô hữu được kêu gọi không phải là tiêu diệt các thực tại trần thế mà là thánh hiến chúng theo phương châm: “Thánh hiến trần thế từ trong trần thế và bằng những phương tiện của trần thế.”

    * Cụ thể, phương châm trên có ý muốn nói gì?

    Sống Lời Chúa: Làm thật tốt công viêc nghề nghiệp và bổn phận hằng ngày của bạn theo đúng tinh thần Tin Mừng Đức Ki-tô.

    Cầu nguyện: Đọc kinh “Cúi xin Chúa sáng soi” hoặc làm dấu Thánh Giá trước khi làm một việc gì VỚI CẢ TẤM LÒNG.

     

     

     gpmytho
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN29TN-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

Tuesday, October 13, 2020

 

TN29a - Phải vâng lời Thiên Chúa và tiếng lương tâm hơn vâng lời người phàm


ĐỌC LỜI CHÚA

  • Is 45,1.4-6:(6) Chẳng có thần nào khác, ngoại trừ Ta. Ta là Ðức Chúa, không còn chúa nào khác.

 

  • 1Tx 1,1-5b:(5) Khi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho anh em, thì không phải chỉ có lời chúng tôi nói, mà còn có quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa.


  • TIN MỪNG: Mt 22,15-21

 

Nộp thuế cho Xêda


(15) Bấy giờ những người Pharisêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Ðức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy. (16) Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hêrôđê, đến nói với Ðức Giêsu rằng: Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. (17) Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xêda hay không? (18) Nhưng Ðức Giêsu biết họ có ác ý, nên Người nói: Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình! (19) Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế! Họ liền đưa cho Người một quan tiền. (20) Người hỏi họ: Hình và danh hiệu này là của ai đây? (21) Họ đáp: Của Xêda. Bấy giờ, Người bảo họ: Thế thì của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.

 


CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1.  Trong cuộc đời, bạn có gặp trường hợp xung đột giữa hai bản tịch như Ðức Giêsu, nghĩa là trung thành với tôn giáo thì bị kết án là phản bội đất nước, và ngược lại, trung thành với đất nước thì bị kết án là phản bội tôn giáo không? Trong trường hợp đó, bạn cần phải hành xử thế nào?2.   Bạn có phân biệt rõ rệt như Ðức Giêsu: cái gì của Xêda, cái gì của Thiên Chúa không? Nghĩa là phân biệt thánh ý Thiên Chúa và ý muốn của các thế lực đạo đời đang chi phối mình không? Phải coi ý muốn của ai quan trọng hơn?

Suy tư gợi ý:


  1. Tình trạng hai bản tịch của Ðức Giêsu

 

Bài Tin Mừng hôm nay cho thấy sự xung đột giữa hai bản tịch của Ðức Giêsu, cũng tương tự như của mọi Kitô hữu có quê hương dân tộc, nghĩa là vừa là tín đồ của một tôn giáo, tức giáo tịch, vừa là người dân của một đất nước, tức quốc tịch. Ngài cũng như chúng ta, vừa phải yêu mến Thiên Chúa và có những bổn phận tôn giáo (như thờ phượng Thiên Chúa, phục vụ Giáo Hội, hành xử theo lương tâm.), vừa phải yêu quê hương đồng bào và có nghĩa vụ đối với đất nước của mình (như tôn trọng pháp luật, đóng thuế, quân dịch). Hai thứ trách nhiệm này thường phù hợp với nhau, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp chúng xung đột nhau: trung thành với tôn giáo thì có vẻ như phản bội đất nước, và ngược lại.

 

Trong bài Tin Mừng hôm nay, người Pharisêu và phe đảng Hêrôđê hợp nhau đặt bẫy Ðức Giêsu. Người Pharisêu là phe chủ trương trung thành với Do Thái giáo và đất nước Do Thái, vì thế, họ âm thầm chống lại người Rôma đang cai trị đất nước họ. Còn phe đảng Hêrốt là người của Hêrôđê Antipa - tiểu vương miền Galilê - chủ trương ủng hộ chính sách đô hộ của Rôma. Vì thế, hai phe này thường chống đối nhau kịch liệt: người Pharisêu coi phe Hêrôđê là phản Thiên Chúa và phản quốc; còn phe Hêrôđê là tay sai của đế quốc, tìm cách giết chết từ trong trứng nước những mầm mống chống lại đế quốc trong dân Do Thái.

 

Ðiều rất lạ là trong bài Tin Mừng này hai phe chống đối nhau ấy lại hợp sức với nhau hãm hại Ðức Giêsu, bằng cách đặt Ngài vào một trường hợp thật khó xử là sự xung đột giữa hai bản tịch ấy. Họ chất vấn Ngài: Có được phép nộp thuế cho Xêda hay không? Trả lời thế nào Ngài cũng đều bị kết án. Nếu nói được phép, Ngài sẽ bị người Pharisêu lên án là ủng hộ người Rôma là kẻ thù của dân tộc, đồng thời chống lại Thiên Chúa mà tín đồ Do Thái giáo coi là vị Vua duy nhất. Còn nếu bảo không được thì người của Hêrôđê sẽ bắt Ngài nộp cho chính quyền Rôma vì tội tuyên truyền phản động, chống lại chính sách của đế quốc. Nhưng Ðức Giêsu đã trả lời họ một cách thật tài tình, khiến cho cả hai phe không bắt bẻ Ngài được, đồng thời cho chúng ta một nguyên tắc để hành xử khi mang hai bản tịch trên. Ðó là «của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa» (Mt 22,21).




  1. Thần quyền hợp với thế quyền bách hại Ðức Giêsu

 

Người mang hai bản tịch như thế bị chi phối rất nhiều bởi hai lực lượng: thần quyền bên tôn giáo và thế quyền bên đất nước, xã hội. Lý tưởng nhất là hai lực lượng này cùng quan tâm đến những thiện ích chung của mọi người để cùng cộng tác với nhau, mưu lợi ích và hạnh phúc cho toàn dân. Ðó là điều đại hạnh phúc cho mọi người dân, mọi tín đồ. Nhưng tại nhiều quốc gia, thần quyền và thế quyền chống đối nhau, nhất là khi hai bên có những quan điểm căn bản ngược lại nhau. Chẳng hạn khi thế quyền chủ trương vô tôn giáo, hoặc nghiêng hẳn về một tôn giáo nào đó, coi tôn giáo đó là quốc giáo, khiến tín đồ các tôn giáo khác lâm vào thế bị bạc đãi. Lúc đó, những người dân hai bản tịch bị ngược đãi ấy bị buộc phải chọn một bên và bỏ một bên một cách thật đau lòng. Ðau lòng là vì họ chẳng muốn bỏ một bên nào, bên nào cũng hết sức thân thiết với họ. Họ lâm vào thế kẹt: hễ trung thành với tôn giáo thì bị nhà nước kết án, mà trung thành với nhà nước thì bị tôn giáo kết án.

 

Nhưng cũng có những trường hợp thần quyền và thế quyền hợp với nhau áp bức và bóc lột người dân vốn thấp cổ bé miệng, như trường hợp bài Tin Mừng hôm nay. Lúc đó thần quyền có thể trở thành công cụ của thế quyền hoặc ngược lại: hai bên lợi dụng thế của nhau để áp bức người dân, để cùng có lợi. Hai bên có thể thỏa hiệp với nhau, bênh vực hay tương nhượng lẫn nhau, hoặc bên này im lặng để mặc bên kia tự do hành động sai trái, bất chấp quyền lợi chung của đất nước, tôn giáo, hay người dân.

 

Thần quyền cũng như thế quyền đều được lập nên nhằm mục đích phục vụ lợi ích chung của dân chúng và của các tín đồ. Thần quyền còn nhằm phụng sự Thiên Chúa. Nhưng lịch sử các quốc gia và các tôn giáo, cũng như cuộc đời của Ðức Giêsu cho thấy: không phải lúc nào thần quyền và thế quyền cũng đi đúng mục đích của mình. Nhiều trường hợp họ theo đuổi những mục đích cá nhân hay tập thể nhỏ của họ. Thiết tưởng các Kitô hữu chân chính, tức những môn đệ đích thực của Ðức Giêsu, cho dù hoạt động trong thần quyền hay thế quyền, cũng luôn luôn đặt quyền lợi của Thiên Chúa, của đất nước, của tôn giáo và của dân chúng lên trên hết. Họ sẵn sàng hy sinh bản thân, quyền lợi cá nhân cũng như tập thể nhỏ của họ cho mục đích cao cả ấy. Nếu không thì càng giữ chức vụ cao, họ càng trở thành công cụ của Xatan, của sự ác, và đương nhiên chức vụ cao ấy sẽ là nhân duyên tạo nên sự trừng phạt của Thiên Chúa dành cho họ.



3.  Áp dụng nguyên tắc của Ðức Giêsu

 

Là tín đồ của một tôn giáo trong một đất nước, chúng ta có hai bản tịch với hai loại nghĩa vụ: một là đối với Thiên Chúa, với Giáo Hội, với đời sống tâm linh, với lương tâm con người; hai là đối với quốc gia, xã hội. Người Kitô hữu cần cố gắng thi hành trọn vẹn chừng nào có thể hai loại nghĩa vụ ấy. Việc này sẽ dễ dàng nếu hai thế lực đạo và đời cùng đồng quan điểm và cùng hợp lực với nhau vì ích lợi chung. Lúc đó, cả hai thế lực đều là những công cụ phục vụ điều thiện, vì thế, tuân theo mệnh lệnh của những thế lực ấy cũng chính là vâng lời Thiên Chúa. Thánh Phêrô đưa ra nguyên tắc: «Hãy tôn trọng mọi người, hãy yêu thương anh em, hãy kính sợ Thiên Chúa, hãy tôn trọng nhà vua» (1Pr 2,16). Ðối với nhà nước phục vụ ích lợi chung như thế, thánh Phaolô nói: «Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt» (Rm 13,1-2). Ðó chính là áp dụng lời của Ðức Giêsu: «Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa» (Mt 22,21), nghĩa là nghĩa vụ thuộc bên nào thì hãy chu toàn nghĩa vụ ở bên nấy.

 

Tuy nhiên, lý tưởng trên nhiều khi không xảy ra, lúc đó người dân hai bản tịch sẽ gặp nhiều khó khăn. Là người Kitô hữu, chúng ta cần phải đặt thánh ý Thiên Chúa và lương tâm con người lên trên hết. Và kế đó là phải phân biệt giữa ý muốn của Thiên Chúa và ý muốn của hai thế lực đạo, đời ấy. Chủ trương và động lực của hai thế lực này không phải luôn luôn phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa và lương tâm con người. Hai thế lực ấy vốn là bề trên, là bậc cha mẹ mà bình thường ta phải tuân phục. Ðức vâng phục Kitô giáo đòi buộc chúng ta phải tuyệt đối vâng lời bề trên bao lâu chúng ta biết mệnh lệnh của bề trên phản ảnh thánh ý của Thiên Chúa. Chừng nào chúng ta thấy mệnh lệnh của bề trên không còn phù hợp với thánh ý của Thiên Chúa, thì dù bề trên ấy là thần quyền hay thế quyền, chúng ta không phải tuân phục. Vì «phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm» (Cv 5,29). 

 

Nếu ta biết ý của bề trên phản lại ý muốn của Thiên Chúa mà vẫn nhắm mắt vâng lời là ta đã phạm tội đồng lõa với họ. Hãy xem gương dân Do Thái, chính vì hùa theo giới lãnh đạo tôn giáo giết Ðức Giêsu và các ngôn sứ, mà hậu quả là nước Do Thái đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới gần 20 thế kỷ.

 

Ðiều quan trọng là chúng ta phải thực hành thánh ý của Thiên Chúa được thể hiện qua lương tâm ngay thẳng và được giáo dục của mình, bất chấp làm như thế có ý nghĩa chính trị hay thương mại hay gì gì khác nữa. Chúng ta không chủ trương làm chính trị hay thương mại, mà chỉ chủ trương làm theo thánh Thiên Chúa hay lương tâm. Không thể vì một bổn phận nào đó mang ý nghĩa chính trị hay thương mại mà chúng ta có quyền miễn làm theo thánh ý Thiên Chúa hay theo tiếng nói của lương tâm. Trước những xung đột như thế, hãy tự hỏi: ta phải làm theo ý Thiên Chúa hay theo ý muốn của con người?



CẦU NGUYỆN


Lạy Cha, chúng con đang sống trong một thế gian đầy phức tạp, việc sống theo ý muốn của Cha không phải là đơn giản, vì rất nhiều khi các nguyên tắc chồng chéo và mâu thuẫn nhau. Chính vì thế, chúng con phải biết nguyên tắc nào là cao nhất. Nguyên tắc cao nhất mà Kinh Thánh mặc khải cho, chính là: «Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm» (Cv 5,29), hay «Chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời, mới được vào Nước Trời mà thôi» (Mt 7,21). Xin cho con biết tuân thủ nguyên tắc ấy qua lương tri và lương tâm của con. Amen.

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 
Lệnh của con người và thánh ý Thiên Chúa
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/10/tn29b.html). 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 7:13 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Newer Post Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- THỨ BẢY CN28TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Oct 17 at 1:15 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA 

    17.10.2020  THỨ BẢY TUẦN 28 TN

    Thánh I-nha-xi-ô An-ti-ô-ki-a, giám mục, tử đạo

    Lc 12,8-12

    THẦN CHÂN LÝ

     

     

     

    “Ngay trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em biết những điều phải nói.” (Lc 12,12)

    Suy niệm/SỐNG: Khi được chọn làm ngôn sứ, Giê-rê-mi-a đã thốt lên rằng: “Ôi, Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói” (Gr 1,6). Nhưng Thiên Chúa bảo ông đừng sợ vì Ngài hứa sẽ luôn ở cùng ông và cho ông biết phải nói gì.

    Phần chúng ta là những ki-tô hữu, chúng ta được kêu gọi làm ngôn sứ của Thiên Chúa. Sứ mạng ngôn sứ ấy cũng đòi chúng ta phải nói Lời của Thiên Chúa dù có gặp khó khăn chống đối, bách hại.

    Khi dặn dò chúng ta thi hành sứ mạng, Chúa Giê-su cũng dạy đừng lo lắng vì Thánh Thần sẽ dạy chúng ta phải nói gì, làm gì. Tuy nhiên, một điều chắc chắn là chúng ta phải vâng nghe theo lời Ngài hướng dẫn thì Ngài mới nói thay cho chúng ta được.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Đừng lo lắng sợ hãi vì nghĩ rằng mình không biết phải nói gì và không biết phải làm gì. Nhưng không phải cứ khoanh tay “ôm cây đợi thỏ” là Chúa Thánh Thần sẽ làm phép lạ đâu nhé!

    Có chuyên cần cầu nguyện, học hỏi và suy niệm Lời Chúa thì Thánh Thần mới thấm nhập vào máu thịt chúng ta và lúc đó không phải chúng ta nói nữa mà là Chúa nói trong chúng ta vậy. Lịch sử Giáo Hội trong hai ngàn năm qua cho chúng ta thấy rất rõ điều đó.

    -Một tình huống bạn gặp khó khăn khi làm chứng cho Chúa. Bạn đã giải quyết thế nào?

    Sống Lời Chúa: Thường xuyên lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần bằng việc chuyên cần cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con cam đảm làm chứng cho Chúa mà không sợ hãi, vì luôn xác tín rằng chính Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn con.

    gpmytho
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- FR BRIAN- 29TH SUNDAY-A

 

  •  
    Mo Nguyen
     
     
     

                                         TWENTY-NINTH SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A

                                                                        18 OCTOBER 2020

     

    picture.jpg

                      Render unto Caesar and unto God  

     

                 OUR SOCIAL RESPONSIBILITIES: 29th SUNDAY A

                                            Matthew 22: 15-21

     

    ‘To avoid arguments,’ people tell us, ‘don’t ever talk about religion or politics.’ But it’s just not possible to leave them out of conversation altogether. Our gospel story today illustrates this.

     

    It may come as a shock that the good, kind, loving, merciful, compassionate, fair-minded and forgiving Jesus, could make so many enemies. Yet bit by bit more and more people turned against him and even hated him. Today we meet two groups of them - the Pharisees and the Herodians. The Pharisees were totally opposed to the occupation of their native land by the Romans, to their cruel and brutal rule, and to having to pay tax to Tiberius Caesar, the Roman Emperor at that time

    .

    On the other hand, the Herodians, for their own ends, together with their puppet king Herod, flattered and collaborated with the Roman governor, Pontius Pilate, and with his army. While both sides hated each other, they hated Jesus even more, and each of them had scores to settle. In this episode, we find them hanging out together and ganging up on Jesus. It’s another instance of ‘the enemy of my enemy is my friend’.

     

    Their plan is to entrap Jesus, to catch him out, bring charges against him, and in the long run get rid of him. Once and for all! Their opening statement is both true and clever. They praise Jesus for his honesty and integrity, for always telling it like it is without fear or favour. But after the compliment of their introduction, they go in for the kill by asking him this seemingly straightforward question: ‘Teacher, is it allowed to pay taxes to Caesar or not?’

     

    It was a loaded question, something like that old chestnut, ‘Have you stopped beating your wife?’ If Jesus were to say that the tax should not be paid, he would be agreeing with the Pharisees. But then they would report him to the Roman occupiers for treason, and have him arrested. On the other hand, if he said the tax should be paid, he would be agreeing with the Herodians. But this would be at the cost of finding himself totally alienated from, and completely offside, with his own people. For they believed that they had only one Lord and Ruler, and that was God! So, either way, Jesus finds himself in a sticky ‘no-win’ situation.

     

     He is well aware of the malice and insincerity of their question, but also of the danger of giving them a straight answer. So, in a very ingenious way he answers these hypocrites with a question of his own: ‘Let me see the money you pay the tax with,’ he says, ‘whose head is on the coin, and whose name is in the inscription around its edge? ´ ‘Caesar’s,’ they answer. This gives Jesus the perfect chance to turn back to them the responsibility for answering their own question. ‘Very well,’ he goes on, ‘give back to Caesar what belongs to Caesar and to God what belongs to God.’ He is saying in other words, ‘don’t look to me to settle your alleged taxation issue. It’s up to you to work out and decide, what belongs to Caesar and what belongs to God.’

     

    The answer Jesus gave should not be taken to mean that we have no responsibilities in relation to our local, state and federal governments. In truth, in a democracy like ours, they represent us. To deny having any responsibility to the ruling power is to take the line of anarchists. On the other hand, no civil power has the right to require the complete submission of the persons they govern. They do not have absolute authority over their people. They are accountable to their people, and they are accountable to God. In their dealings with their citizens they must therefore respect the requirements of truth, fairness, integrity, decency and justice. Where they fail to do so, there must be consequences.

     

    In the name of truth, justice and charity, we are entitled to criticize and protest the actions or non-actions of our governments, whenever they violate human dignity, our own or that of others. When people really love their country and its people, they sometimes have to show strong opposition. The protests around Australia against the inhumane treatment of refugees and asylum seekers reflect this need, concern and commitment. In South Africa’s apartheid system many good people found they had to disobey the immoral laws of the state. In the USA, both black and white people found that they had to oppose and disobey the unjust laws of segregation operating in some of the southern states. As St Thomas More, a famous dissident and martyr put it: ‘I am the king’s good servant, but God’s first of all.’

     

    We are all citizens of two kingdoms: citizens of the political territory where we live, and citizens of the kingdom of God. As Jesus says, they both require our loyalty. We all depend to a large extent on our civil governments. Very few if any of us can supply our own water, electricity, gas, and telecommunications. We look to our civil governments for education, hospitals and roads, and for welfare services for the unemployed, the handicapped and the elderly, etc. It’s obvious that these services will continue and improve only through the cooperation and support of the community at large.

     

    For the most part, we give this support through paying taxes. Taxes are not, as they are sometimes misrepresented, necessary evils. They are our contributions to making available the community services and benefits we may take for granted. In a just tax system, we help to spread more evenly the wealth of the community, so that every member of the community has access to what is needed for a life of integrity, dignity and contentment. It’s a matter, as the Three Musketeers put it, of being ‘all for one and one for all’.

     

    There’s just so much wisdom, then, in that famous reply which Jesus gave: ‘... give back to Caesar what belongs to Caesar – and to God what belongs to God.’ So, let’s take it to heart and do it!

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Render unto Caesar and unto God:

    https://www.youtube.com/watch?v=URifKLvlx8s

     

    sing.jpg

     

    Của Caesar, trả về Caesar ... của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa !!!:

    https://www.youtube.com/watch?v=1odAGFPvA0I

     

     

     
     

 

Subcategories