3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- NỘI NGUYỄN- CN28TN-A

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA

    ----oooOooo----

    CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C (11/10/2020)

     DỰ TIỆC CƯỚI: MAT-THÊU 22, 1-14

    "Nước trời giống như vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử.

    Vua sai đầy tớ đi gọi những người đã được mời dự tiệc cưới”

     

    I. DẨN VÀO LỜI CHÚA-BỨC THƯ TÌNH CHÚA GỞI

    Với bất kỳ dân tộc nào thì Tiệc Cưới củng là một sự kiện quan trọng nhiều ý nghĩa đối với người trong cuộc cũng nhưà người xung quanh. Tiệc Cưới tạo niềm vui cho cô dâu và chú rể, cho họ hàng hai bên và cho khách mời. Khách mời được đón tiếp và trân trọng nên có niềm vui riêng.

    Chính vì những yếu tố đặc thù ấy cùa Tiệc Cưới mà Thánh Kinh cả cư4u lẫn Tân Ước đều dùng hình ảnh Tiệc Cưới để diễn tả một thực tại cao siêu hơn.  Trong bài PHúc âm Chúa Nhật XXVIII Thường Niên Năm A hôm nay, Chúa Giêsu dùng hình ảnh Tiệc Cưới đề mặc khải về Nước Thiên Chúa và về Tiệc Thánh Thề/

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 22,1-14: Khi ấy, Chúa Giêsu lại phán cùng các đầu mục tư tế và kỳ lão trong dân những dụ ngôn này rằng: "Nước trời giống như vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử. Vua sai đầy tớ đi gọi những người đã được mời dự tiệc cưới, nhưng họ không chịu đến. Vua lại sai các đầy tớ khác mà rằng: "Hãy nói cùng những người đã được mời rằng: Này ta đã dọn tiệc sẵn rồi, đã hạ bò và súc vật béo tốt rồi, mọi sự đã sẵn sàng: xin mời các ông đến dự tiệc cưới". Những người ấy đã không đếm xỉa gì và bỏ đi: người thì đi thăm trại, người thì đi buôn bán; những người khác thì bắt đầy tớ vua mà nhục mạ và giết đi. Khi vua nghe biết, liền nổi cơn thịnh nộ, sai binh lính đi tru diệt bọn sát nhân đó, và thiêu huỷ thành phố của chúng. Bấy giờ vua nói với các đầy tớ rằng: "Tiệc cưới đã dọn sẵn sàng, nhưng những kẻ đã được mời không đáng dự. Vậy các ngươi hãy ra các ngả đường, gặp bất cứ ai, thì mời vào dự tiệc cưới". Các đầy tớ liền đi ra đường, gặp ai bất luận tốt xấu, đều quy tụ lại và phòng cưới chật ních khách dự tiệc.

    Đoạn vua đi vào quan sát những người dự tiệc, và thấy ở đó một người không mặc y phục lễ cưới. Vua liền nói với người ấy rằng: "Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?" Người ấy lặng thinh. Bấy giờ vua truyền cho các đầy tớ rằng: "Trói tay chân nó lại, ném nó vào nơi tối tăm, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng! Vì những kẻ được gọi thì nhiều, còn những kẻ được chọn thì ít".

     

    III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 22,1-14: 

    3.1 Tiêc Cưới là Nước Thiên Chúa: Đức Vua mờ tiệc cưới cho Hòang Từ là con Đức Vua.  Còn gì vui hơn cho thần dân của Đức Vua. Làm gì có tiệc nào linh đình bằng Tiệc Cưới của Hoàng Từ. Mọi người  đều được Đức Vua trân trọng mời. Thật là vinh dự! Thề mà có rất nhiều người coi nhẹ lời mời của Đức Vua, nại lý do đi thăm tại hay đi buôn mà không đền dự tiệc. Có người còn tệ hơn là bằt các đầy tớ của Vua mà đánh đập và gíết chết....  Đó là hình bóng của câu truyện Nước Thiên Chúa: Thiên Chúa long trọng tố chức hôn lễ cho Con Một cùa Người là Chúa Giêsu Kitô kết ước với Israel, với nhân loại. Thiên Chúa hào phóng mời hết mọi người đến dự Tiệc Cưới Con cùa Người. Nhưng nhiều người đã từ chối, trước hết là phần đông dân Do-thái, sau đến các dân tộc khác.

    2.2 Tiệc Cưới là Tiệc Thánh Thề: Với các Kitô hữu thì Tiệc Cưới còn có nghĩa là Tiệc Thánh Thề. Tiệc Thánh Thể là Tiệc của Chiên Vượt Qua đã lấy áu mình mà cứu dân  Israel khỏi cảnh nô lệ Ai-cập, là Tiệc Hiến Tế Thập Giá mà Chúa Giêsu Kitô đã tự hiến làm của lễ đền tội nhân lọai và dem Thịt và Máu mình làm lương thực cho những ai lãnh nhận Bánh và Rượu thánh.

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 22,1-14: 

    4.1 Gia nhập Nước Thiên Chúa: là một hồng ân mà Thiên Chúa muốn ban cho hết moi người. Muốn gia nhập Nước Thiên Chúa thì chịu Bí Tích Thánh Tẩy và sống Tám Mối Phúc.

    4.2 Tham dự Tiệc Thánh Thề: là một hồng ân mà Thiên Chúa muốn ban cho hết moi Kitô hữu. Muốn tham dự Tiệc Thánh Thể thì các Kitô hữu phải có tâm hồn sạch tội và ý ngay lành. Khi đã tham dư Tiệc Thánh Thể thì các Kitô hữu phải hiểu và sống ý nghĩa của Thánh Thể là Hiến Tế Tạ Ơn và Cứu Độ.

     

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 22,1-14: 

    KHAI MỞ: 

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ ngợi khen Cha vì Cha đã ban cho chúng con Chúa Giêsu Kitô là Con Cha, và là Chúa của chúng con. Chúng con xin dâng lên Cha lời cầu xin tha thiết của chúng con. 

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.-«Nước trời giống như vua kia làm tiệc cưới cho hoàng tử» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho hết mọi người biết rằng Thiên Chúa muốn mời họ vào dự Tiệc Cưới Con của Người là Nước Trời, là Hội Thánh Công Giáo.   

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.-«Vua sai đầy tớ đi gọi những người đã được mời dự tiệc cưới» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và cho các Tu Sĩ Nam Nữ để các thành phần ấy của Dân Chúa tich cực đi mời mọi người vào dự Tiệc Cưới Nước Trời.

    Xướng:: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Hãy nói cùng những người đã được mời rằng: Này ta đã dọn tiệc sẵn rồi, đã hạ bò và súc vật béo tốt rồi, mọi sự đã sẵn sàng: xin mời các ông đến dự tiệc cưới»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác để mọi Kitô hữu nhận lời mời của Thiên Chúa mà vào dự Tiệc Cưới của Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Đoạn vua đi vào quan sát những người dự tiệc, và thấy ở đó một người không mặc y phục lễ cưới. Vua liền nói với người ấy rằng: "Này bạn, sao bạn vào đây mà lại không mặc y phục lễ cưới?» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả mọi Kitô hữu để họ biết sống cách phù hợp với tư cách khách dự Tiệc Cưới Con Thiên Chúa

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô Con Cha Chúa chúng con, Đấng đã kết ước với Họu Thánh và lòai người.

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con tinh thần sẵn sàng từ bỏ những vướng bận trần gian và mau mắn đáp lại lời mời của Cha, để chúng con vào dự Tiệc Cưới là gia nhập Nước Trời và tham dự Tiệc Thánh Thể.

    Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con. Amen.

     

    Sài-gòn ngày 10 tháng 10 năm 2020

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

     .

     

     

     

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -CHA BRIAN-28TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
     
     

         TWENTY-EIGHTH SUNDAY IN ORDINARY TIME 

                                          YEAR A

                                11 OCTOBER 2010

    picture.jpg

     

                                                   SHARING AND CARING

               SHARING AND CARING: 28th SUNDAY A                                            

                                  (Matthew 22: 1-14)

    There is always some context, some situation, that sheds light on the things we say and the things we do. What I am about to say presupposes the gathering together of Christian people for prayer, and especially for that great prayer, our Sunday Eucharist. Tragically, for many months now, many Christians here, there, and everywhere, have been unable to gather fully as one community for our Sunday Eucharist. Many of us have also been starved for months on end of Holy Communion, the nourishment of Jesus for our shared lives of faith, hope, and love. In the context of this tragic situation, then, my words today are spoken with joyful and prayerful hope, that we may soon return to a more normal pre-Covid situation, for living life together in the community of Jesus.

     

    If we look deep into our hearts, we will discover that among our many longings, there is one for good relationships with other people. We long to be at peace with them, to be at home with them, to live in harmony, to get on well with them, to cooperate with them, to support them and enjoy their company. In a nutshell, we have a very deep longing for companionship, community and communion. We know deep down, that try as we might to be masters of our own fate, to be captains of our own souls, to be rugged individuals, to make it on our own, to be self-made and self-sufficient, we simply cannot survive and we certainly cannot thrive without other people in our lives. Our longing for belonging makes that very clear. 

     

    While the French philosopher, John-Paul Sartre has said: 'hell is other people', he was surely overlooking the greater truth that so too is heaven. I suggest too that the call to community, to togetherness, is some part of what Jesus meant when he said that the kingdom of God, the rule and reign of God, is like a wedding feast to which all sorts of people have been invited to come together. In fact, we cannot have the company of God, and we cannot experience and savour the love of God, without being connected with, and in contact with, other human beings. This is so true that the Second Vatican Council, in its document on the meaning of the Church, said that God saves us (and therefore re-makes and transforms us), not as isolated individuals but as members of a people - the people of God, a sharing people, a people in communion. (The Church #8)

     

    But perhaps in response to God's invitation to dine together at the table of the Lord, to share Jesus Christ with one another, to enjoy other's company, to offer friendship and love to others, both at the Eucharist and outside it, and to reach out to them with acceptance, interest, care and concern, that we keep saying like those selfish and self-centred individualists in the gospel today: 'No! Not now! Not yet! I have to work my farm. I have to look after my business. I have no time to mix with others, no time to socialize, no time to work with others. I don’t want to get involved and mix with them. Don’t expect to find me standing, kneeling, and sitting down with all those strangers, let alone meeting them personally and becoming friends. I’m just not coming to the feast. What do you take me for?'

     

    If we find ourselves saying ‘no’ to others, no to companionship, no to communion, no to community, no to caring and sharing, how are we ever going to make God's dream come true for us - people of our faith, people of other faiths, and people of no faith? How on earth are we going to help God’s dream come true for us all, God’s dream for unity, peace and harmony, the dream that is reflected in that popular anthem: 'We are one, and we are many, and from all the lands on earth we come ... I am, you are, we are Australian’? If we keep saying ‘no’ to others, blocking them out of our lives, or worse, discriminating against anyone who is different, how are we going to make that dream of Jesus come true for his followers: 'There is one Lord, one faith, one baptism, one God and Father of all' (Ephesians 4:5), so 'love one another as I have loved you' (John 15:12)?

     

    There is yet another application of the image of the wedding feast. It is summed up in the challenge that is expressed in a fourth-century inscription on the wall of an ancient church in Syria. It says to the people as they assemble for every Sunday Eucharist: 'Let no one stay away. If you do, you will deprive the body of Christ of one of its members.'

     

    So, let's remember that, any time we would rather stay home from church - to surf the net, wash the car, prune the roses, bake a cake, walk the dog, paint the spare room, watch the football, go for a swim, do anything at all except, join with the rest of the body of Christ in giving praise and thanksgiving to God. For God’s gifts of life and health, and for God’s gift of life together - life shared, life in common, the centre-piece of our parish communities!

     

    So, as we eagerly await the day when things get back to something like normal, may we find these words of Jesus truer than ever: ‘blessed are you who are hungry now, for you will be filled’ (Lk 6:21)! 

    Fr Brian Gleeson

    Sharing Is Caring Song I KLS Nursery Rhymes & Kid Songs:

    https://www.youtube.com/watch?v=XLtPH5n1C_c

     

    sing.jpg

    Thánh Ca: Cho Con Biết Yêu Thương – Trình bày: Ca Sĩ Như Ý:

    https://www.youtube.com/watch?v=sblYVIERDbI

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -THỨ SÁU CN27TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    09.10.2020  THỨ SÁU TUẦN 27 TN

    Thánh Đi-ô-ni-si-ô, giám mục và các bạn tử đạo

    Lc 11,15-26

    KHU TRỪ LOẠI QUỶ THỜI ĐẠI

    GHEN TƯƠNG, BÈ PHÁI...

     

     

     

    “Nếu tôi dùng ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ, thì quả là Triều Đại Thiên Chúa ở giữa các ông.” (Lc 11,20)

    Suy niệm/SỐNG: “Quỷ Ở Với Người” là một vở kịch chuyển thể từ tác phẩm “Không có vua” nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, có thể là phản ánh hiện tượng tội ác đang xảy ra trong xã hội hôm nay: bé sơ sinh bị mẹ bỏ trong vườn hoang, bị súc vật gậm mất một chân và bộ phận sinh dục; người chồng chôn sống vợ và hai con; người cha hãm hiếp con gái ruột; rồi học trò đánh thầy cô giáo trọng thương…

    Phải chăng quỷ đang ở với người, điều khiển con người, khiến họ mất cả lương tri và sự sáng suốt? Thật ra, hễ khi nào việc kiếm và tiêu tiền được đặt lên chỗ ưu tiên một trong cuộc đời, cùng với việc hưởng thụ tối đa, thì đạo đức bị xếp vào hàng thứ yếu, con người đánh mất dần tính “người” cao quý, để nhường chỗ tính “quỷ.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Xác tín rằng Đức Giê-su đến để trừ quỷ hay các thế lực sự dữ, và lập Vương Quốc Thiên Chúa.

    Phương pháp trừ quỷ của Ngài gồm có: (1) nỗ lực hết sức đấu tranh chống lại sự dữ trong xã hội, nhất là nơi chính bản thân; (2) cầu nguyện để xin Thiên Chúa trợ giúp trong cuộc chiến một mất một còn này. Bạn đã sử dụng phương pháp này chưa?

    *Gia đình, đoàn thể của bạn có hiện tượng “CHIA RẼ-BÈ PHÁI” không?

    Sống Lời Chúa: Trong tháng Mân Côi, tôi và gia đình sẽ cố gắng thực hiện ba mệnh lệnh của Đức Mẹ Fatima: hoán cải thay đổi đời sống, lần hạt Mân Côi, và tôn sùng Mẫu Tâm.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin giải thoát chúng con khỏi tinh thần thế tục đang lôi kéo chúng con lìa xa Chúa. NHỜ ƠN CHÚA chúng con nỗ lực diệt trừ sự dữ và kiên trì cầu nguyện, để chống lại tác động của ma quỷ. Amen.

     

     

     gpmytho
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BẢY CN27TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỚI CHÚA

    10.10.20  THỨ BẢY TUẦN 27 TN

    Lc 11,27-28

    THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC THẬT?

     

     

     

    “Phúc thay kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.” (Lc 11,28b)

    Suy niệm/SỐNG: Con người hôm nay hơn bao giờ hết lại đôn đáo để đi tìm hạnh phúc; thế mà, chưa có ai và có thể nói sẽ chẳng có ai trên đời này mình đã đạt được hạnh phúc tròn đầy và đích thực.

    Phải chăng là hạnh phúc đó không có thật hoặc quá xa vời đến nỗi nếu có cũng không thể đạt tới? Hay là phải nói thế này: Người ta không biết “thế nào mới là hạnh phúc thật” nên cứ mãi đi tìm? Hôm nay, Lời của Chúa Giê-su là ánh sáng soi rọi đáp án cho vấn nạn này:

    Ngài không nói sẽ ban cho chúng ta hạnh phúc đích thực và tròn đầy ở đời này, nhưng Ngài lại mở ra cho chúng ta phương thế hữu hiệu để đạt tới hạnh phúc đó, đó là biết “nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Dấu hiệu cho thấy mình đang chạy theo hạnh phúc ảo là việc bạn mải mê tìm kiếm giàu sang vật chất, thú vui khoái lạc, vinh danh và quyền lực để hưởng thụ chúng cách tham lam, vô độ và ích kỷ.

    *Bạn có thường xuyên kiểm điểm đời sống mình cách sâu xa để sớm phát hiện dấu hiệu bạn đang tìm kiếm hạnh phúc ảo không?

    Sống Lời Chúa: Mở sách Kinh Thánh để đọc một đoạn và suy niệm một điều Chúa đang nói với bạn bây giờ và trong hoàn cảnh này.

    *Bạn hãy thường xuyên làm việc này, để việc đọc và suy gẫm Lời trở thành thói quen, lối sống của bạn.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa đã chúc phúc cho những người “lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa”. NHỜ ƠN CHÚA con LUÔN say mê Lời Chúa qua việc đọc chính Lời Chúa, lắng nghe qua các tạo vật của Chúa, qua những người Chúa sai đến nói với con và đặc biệt lời Chúa nói trong chính tâm hồn con. Amen.

     

     

     gpmytho

     

     

     

     

     

     

     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- KIÊN TÂM CẦU NGUYỆN

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Oct 8 at 12:48 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA
    08.10.20  THỨ NĂM TUẦN 27 TN

    Lc 11,5-13

    XIN GÌ ĐƯỢC NẤY Ư?

     

     

     

    Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho.” (Lc 11,9)

    Suy niệm/SỐNG: Hãy tưởng tượng xem, nếu Thiên Chúa luôn chấp nhận lời cầu xin của con người cách vô điều kiện thì hệ quả sẽ thế nào? Nhân loại sẽ đi về đâu bởi chính lời cầu xin của mình?

    Khi dạy chúng ta cứ xin thì sẽ được, cứ gõ cửa thì sẽ mở cho,” Đức Giê-su không muốn ‘tập hư’ cho chúng ta, tập thói quen ‘vòi vĩnh,’ nhưng muốn chúng ta tập thói quen cầu nguyện liên lỉ, tin tưởng tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa. Là Cha nhân hậu, thấu suốt mọi bí ẩn, Thiên Chúa biết điều gì tốt cho con cái, trước cả khi ta xin Người. Nhưng Người cũng không dễ dãi, mù quáng, hễ con cái xin gì được nấy.

    Đối với Thiên Chúa, điều tốt nhất Ngài hứa ban cho con cái đó là Thánh Thần, Đấng nâng đỡ, đồng hành, khai lòng mở trí cho chúng ta ‘hiểu’ tấm lòng, kế hoạch tuyệt vời của Người, nhất là đưa dẫn chúng ta đến sự thật toàn vẹn.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Chắc bạn đã từng kinh nghiệm tiếng kêu xin của mình không được Chúa đáp trả, nhưng thực ra, Người biết điều gì là tốt nhất cho bạn.

    Như vậy, khi đáp trả bằng sự im lặng, có khi đó lại là câu trả lời thâm sâu, hàm chứa ý nghĩa yêu thương nhất. Bạn được mời gọi đọc ra điều đó dưới dấu chỉ của tình thương, bạn nhé!

    Sống Lời Chúa: Hôm nay, Chúa Thánh Thần, VẪN Ở TRONG BẠN để THÚC ĐẨY BẠN, biết nhận ra thánh ý Chúa muốn cho đời bạn

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, nhiều khi con kêu cầu mà không được đáp trả. Những lúc ấy, CON QUYẾT TÂM KHÔNG nản lòng, nhưng luôn vững tin, vì biết rằng Chúa luôn có kế hoạch riêng, thích hợp nhất cho cuộc đời con, ngay cả trong những biến cố đau thương. Amen.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

 

Subcategories