3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - HAI NGƯỜI CON

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
     
     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    27.09.20 CHÚA NHẬT TUẦN 26 TN – A

    Mt 21,28-32

    TỰ DO ĐỂ THI HÀNH Ý CHA

     

    “Người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: ‘Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho.’ Nó đáp: ‘Con không muốn đâu!’ Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi’.” (Mt 21,28-29)

    Suy niệm/SỐNG: Con người có thể trả lời không với Thiên Chúa. May thay con người còn có khả năng thay đổi ý kiến. Nhờ đó, con người luôn luôn có cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Nhưng đó cũng là một khả năng thật đáng ngại.

    Bởi vì người ta có thể thưa: “Vâng, con sẽ đi làm vườn nho cho Cha” nhưng rồi lại không đi. Không phải chỉ một lần đồng ý với Chúa trong bí tích Rửa tội là đã nắm chắc được vào Nước Trời. Phải có thái độ sẵn sàng hoán cải, thưa “có” thay vì nói “không” với Chúa. Điểm thứ hai còn quan trọng hơn: Nói “có” mà thôi chưa đủ, còn phải lên đường thi hành ý muốn của Cha với thái độ tự do vâng phục của người con thảo.

    Vì không phải những ai nói ‘Lạy Chúa, lạy Chúa’ là được vào Nước Trời, mà chỉ những người thi hành ý Chúa mới được vào thôi.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Thiên Chúa muốn coi bạn như người con, và là người con trưởng thành, biết ý thức bổn phận của mình đối với Cha và mau mắn đảm nhận trách nhiệm ấy với tâm tình con thảo: vui vẻ tự nguyện chu toàn các việc bổn phận hằng ngày của mình.

    Và nếu như có “lỡ” từ chối Ngài, Chúa vẫn cho bạn cơ hội để bạn bắt đầu lại: Bạn hãy mau mắn rút lại lời nói “không” tai hại ấy và làm hoà với Chúa bằng cách “đi làm vườn nho” cho Ngài.

    *Để có thể làm hoà với Thiên Chúa trước tiên phải biết làm hoà với anh em.

    Sống Lời Chúa: Trước khi đi ngủ, bạn đừng quên giục lòng ăn năn tội để làm hoà với Chúa.

    Cầu nguyện: Đọc kinh Ăn Năn Tội VỚI CẢ TẤM LÒNG.

     gpmytho
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NỘI NGUYỄN- CN26TN-A

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
     
    Fri, Sep 25 at 7:54 PM
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ PHÚC ÂM CHÚA NHẬT

    ----oooOooo----

     

    CHÚA NHẬT XXVI THƯƠNG NIÊN NĂM A (27/09/2020)

     

    LÀM  CON THẢO CỦA CHA   

    "Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!'”

     

    I. DẨN VÀO LỜI CHÚA : TIN MỪNG MAT-THÊU 21, 26-32

    Trong cuộc sống đời thường cũng như trong đời sống đức tin,  chữ hiếu thảo là diều rất quan trọng. Từ vài thập niên xã hội Việt Nam sa sút trầm trọng về mặt đạo đức khiến các mối tương quan trong gia đình rối tung lên, nhất là tương quan cha mẹ/con cái, con cái/cha mẹ. Thảo hiếu không còn là nét son của gia đình Việt Nam như trước kia. Cha mẹ bảo con không nghe, con cái không làm theo lời cha mẹ, không kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ, đó là điều đáng buồn. Đó là cuộc sống đời thường. Còn đời sống tâm linh cũng xuất hiện điều tương tự: người tín hữu không làm những việc Thiên Chúa bảo làm vì họ không có/còn tình hiếu thảo thiêng liêng với Thiên Chúa.

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 21,28-32: Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lão trong dân rằng: "Các ông nghĩ sao? Người kia có hai người con. Ông đến với đứa con thứ nhất và bảo: 'Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!' Nó thưa lại rằng: 'Con không đi'. Nhưng sau nó hối hận và đi làm. Ông đến gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa lại rằng: 'Thưa cha, vâng, con đi'. Nhưng nó lại không đi. Ai trong hai người con đã làm theo ý cha mình?" Họ đáp: "Người con thứ nhất". Chúa Giêsu bảo họ: "Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài. Còn các ông, sau khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận mà tin ngài".

    III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 18,15-20: 

    3.1 Thiên Chúa muốn con cái loài người làm vườn nho cho Ngài:  Vườn Nho là gia đình, khu xóm, cộng dồng, giáo xứ, xã hội, thề giới loài người. Làm vườn nho là làm cho gia đình trên dưới êm ấm thuận hòa; là làm cho khu xóm yên bình yêu thương; là làm cho giáo xứ tốt lành, thánh thiện; là làm cho xã hội công bằng, ấm no, tự do, văn minh, hạnh phúc; là làm cho thế giới hòa bình liên đới và sẻ chia.

    2.2 Những người con làm vườn nho cho Thiên Chúa là những người con hiếu thảo của Cha: vì những người con ấy nghe lời Cha và làm theo ý Cha.

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 18,15-20: 

    4.1 Tìm kiếm thánh ý Cha: Đó là việc đầu tiên chúng ta phải làm. Việc này vừa khó lại vừa dễ, tùy vào mối tương quan cá nhân của chúng ta với Thiên Chúa. Nếu chúng ta có mối tưong quan gần gũi, thân tinh với Thiên Chúa, thì việc tìm ra thánh ý Ngài là việc đơn giản và dễ dàng. Còn nếu chúng ta không hay chưa có mố tương quan mật thiết gắn bó với Thiên Chúa thì thậ khó mà  biết được thánh ý Ngài. Muốn có mới tương quan gẫn gũi thân tình với Thiên Chúa thì chúng ta không thể không liên lỷ cầu nguyện, đọc và suy niệm Lờj Chúa và thi hành các mênh lệnh/giới răn cùa Chúa, nhất là giới răn riêng của Thầy Giêsu Kitô.

    4.2 Thực thi thánh ý Chúa:  Một khi đã biết thánh ý Chúa rồu thì việc còn lại là chúng ta thực thi thánh ý ấy, dù phải hy sinh, từ bỏ điêu này điều kia như ý riêng, thời gian, tiền bạc, công sức. Thiên Chúa sẽ bù đắp cách bội hâuy cho chúng ta vì Chúa Giêsu đã nói: ngươi đong đầu nào cho Ta thì Ta sẽ đong đầu ấy cho ngươi và Ta sẽ đong đấu tràn đầy cho ngươi.

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 18,15-20: 

    KHAI MỞ: 

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ ngợi khen Cha vì Cha đã ban cho chúng con Chúa Giêsu Kitô là Con Cha, và là Chúa của chúng con. Chúng con xin dâng lên Cha lời cầu xin tha thiết của chúng con. 

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.-«Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho cho cha!» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho hết mọi người biết rằng Thiên Chúa muốn mọi người làm vườn nho cho Ngài.  

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.-«’Con không đi'. Nhưng sau nó hối hận và đi làm» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và cho các Tu Sĩ Nam Nữ để các thành phần ấy của Dân Chúa mau mắn làm theo ý của Thiên Chúa là Chủ Vườn Nho.

    Xướng:: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «'Thưa cha, vâng, con đi'. Nhưng nó lại không đi»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác để mọi Kitô hữu nhận lời mời của Thiên Chúa mà làm vườn nho cho Ngài.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Tôi bảo thật các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông. Vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, và các ông không tin ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin ngài» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả mọi Kitô hữu để họ biết kiềm điểm cách sống xem họ có đáng được vào Nước Thiên Chúa không.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giê-su Kitô Con Cha Chúa chúng con, để Người dạy cho chúng con biết cách trờ thành con thảo của Cha là làm vườn nho cho Cha.

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con tinh thần cống hiến quảng đại để chúng con tích cực làm vườn nho cho Cha là xây dựng gia đình, giáo xứ, xã hội và thế giới nên tốt đẹp như ý Cha muốn.

    Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con. Amen.

     

    Sài-gòn ngày 26 tháng 09 năm 2020

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

     .

     

     

    --

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- THỨ SÁU CN25TN-A

  •  
    nguyenthi leten
     
    Fri, Sep 25 at 1:24 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỚI CHÚA

    25.09.20  THỨ SÁU TUẦN 25 TN

    Lc 9,18-22

    HOÁN CẢI CÁCH NGHĨ

     

    “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ trỗi dậy.” (Lc 9,22)

    Suy niệm/SỐNG: Mặc dù tuyên xưng rất đúng Thầy Giê-su “là Đấng Ki-tô của Thiên Chúa,” nhưng hình ảnh về Đấng Ki-tô trong suy nghĩ của Phê-rô lại khác hoàn toàn với căn tính Đấng Ki-tô trong chương trình của Thiên Chúa.

    Đối với Phê-rô, Đấng Ki-tô phải thật oai hùng, đầy quyền năng, lãnh đạo dân chúng làm cuộc cách mạng để mang lại sự tự do, hưng thịnh cho dân Chúa, chứ không phải là Đấng Ki-tô đau khổ, bị loại bỏ, bị giết chết, rồi mới bước vào vinh quang. Để chấn chỉnh cách nghĩ sai lạc đó của các ông, Chúa đã nghiêm giọng cấm không được nói với ai về danh xưng Ki-tô của Ngài.

    Đồng thời Ngài mặc khải về con đường thập giá, mời gọi các ông hoán cải cách nghĩ, lối nhìn, để vui vẻ đón nhận và can đảm bước theo một Đức Ki-tô như Thiên Chúa muốn.

    Mời Bạn CHIA SẺNgười Ki-tô hữu vẫn tuyên xưng Thiên Chúa là Cha nhân lành, Đấng giàu lòng xót thương. Nhưng có vẻ như trong cách nghĩ của nhiều người, sự nhân lành và tình thương ấy chỉ được tỏ hiện những lúc được Chúa ban ơn, được chữa lành bệnh tật, gặp nhiều may lành trong mọi việc…

    *Còn khi gặp đau khổ hoạn nạn, đối diện với nguy biến, thử thách nặng nề, như trong cơn đại dịch Covid-19, ta lại cho rằng Thiên Chúa bỏ rơi mình. Phần bạn thì sao?

    Sống Lời ChúaĐọc kinh Lạy Cha mỗi ngày cách chậm rãi, để giục lòng vững tin vào tình yêu Cha trên trời.

    Cầu nguyệnLạy Chúa, xin hoán cải lòng chúng con, để chúng con đặt trọn niềm tin vào tình yêu Chúa, đặc biệt trong cơn thử thách cũng như lúc gặp nguy nan. Amen.

     gpmytho

     

     

     

     



SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN26TN-A

CHIA SẺ TIN MỪNG HÀNG TUẦN

 

Monday, September 21, 2020

 

TN26a - Người Kitô hữu cần xác định thật rõ: Cốt yếu của việc sống đạo là gì?


► Video: https://youtu.be/TBBlg_Y_5I8

 

ĐỌC LỜI CHÚA

  • Ngôn sứ Êdêkien 18,25-28(25) Các ngươi nói : Ðường lối của Chúa Thượng không ngay thẳng. Vậy hỡi nhà Ítraen, hãy nghe đây: Phải chăng đường lối của Ta không ngay thẳng, hay đường lối của các ngươi mới không ngay thẳng?

 

  • Thư Philipphê 2,1-11:(3) Ðừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. (4) Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác.


  • TIN MỪNG: Mt 21,28-32

 

Dụ ngôn hai người con

 

Khi ấy, Ðức Giêsu nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân: (28) Các ông nghĩ sao: Một người kia có hai con trai. Ông ta đến nói với người thứ nhất: Này con, hôm nay con hãy đi làm vườn nho. (29) Nó đáp: Con không muốn đâu! Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi. (30) Ông đến gặp người thứ hai, và cũng bảo như vậy. Nó đáp: Thưa cha, con đây! nhưng rồi lại không đi. (31) Trong hai người con đó, ai đã thi hành ý muốn của người cha? Họ trả lời: Người thứ nhất. Ðức Giêsu nói với họ: Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông. (32) Vì ông Gioan đã đến chỉ đường công chính cho các ông, mà các ông không tin ông ấy; còn những người thu thuế và những cô gái điếm lại tin. Phần các ông, khi đã thấy vậy rồi, các ông vẫn không chịu hối hận mà tin ông ấy.

 


 

 

CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1.  Khi giải quyết những vấn đề quan trọng, việc phân biệt điều chính điều phụ có quan trọng không? Còn trong việc nên thánh, việc giữ đạo, việc vào nước Trời thì sao? Ðiều nào là điều quan trọng nhất để nên thánh?2.   Ðối với Ðức Giêsu, thờ phượng Thiên Chúa, cầu nguyện và sống yêu thương, việc nào quan trọng nhất? Cái nào là mục đích, cái nào là phương tiện?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Cần phân định chính phụ trong việc sống đạo để nên thánh

 

Trên đời, biết bao người cùng nhắm một mục đích, nhưng đạt được mục đích lại chẳng mấy người! Lý do: người ta không biết điều nào chính, điều nào phụ. Vì thế, họ cứ làm những cái phụ thuộc, chẳng cần thiết hoặc ích lợi gì cho mục đích. Việc nên thánh, nên hoàn hảo cũng vậy. Biết bao Kitô hữu lấy việc nên thánh, nên hoàn hảo làm lý tưởng cho cả cuộc đời mình, nhưng họ chẳng đi tới đâu. Họ có một cuốn Kinh Thánh chỉ cho họ đầy đủ con đường để nên hoàn hảo, nhưng họ lại không chịu đọc để xem cái cốt yếu hầu nên hoàn hảo là gì. Họ chỉ nghe người này nói thế này người kia nói thế nọ để bắt chước. Cuối cùng họ chẳng đạt được gì.

 

Nên thánh là việc chính yếu và quan trọng nhất của đời sống Kitô hữu. Vì thế, thiết tưởng người Kitô hữu cần nắm thật vững điều nào chính yếu và điều nào phụ thuộc trong việc sống đạo của mình. Nếu không, họ giống như một người muốn nấu cơm, mà lại cứ dùng cát để nấu: dù có nấu muôn đời cũng chẳng thành.




  1. Những người dẫn đường mù quáng

 

Theo thánh Mát-thêu thì bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu nói với các thượng tế và kỳ mục trong dân (Mt 21,23), tức những bậc thầy về tâm linh cho các tín hữu Do Thái giáo. Ðiều thật bất ngờ đối với chúng ta là Ðức Giêsu dám nói thẳng vào mặt họ: Tôi bảo thật các ông: những người thu thuế và những cô gái điếm sẽ vào Nước Thiên Chúa trước các ông. Những người thu thuế và các cô gái điếm vốn là những người bị những bậc đạo sư Do Thái ấy coi thường và loại bỏ ngay từ đầu ra khỏi Nước Thiên Chúa theo quan niệm của họ. Lúc nào họ cũng chắc mẩm rằng họ là đối tượng ưu tiên của Nước Trời. Vì thế, câu Ðức Giêsu nói làm cho họ bật ngửa. Ðiều thật mỉa mai là: họ là những bậc thầy chỉ dẫn người ta vào Nước Trời, thế mà chính họ lại được vào đấy sau cả bọn đĩ điếm. Lý do: họ là những kẻ dẫn đường mù quáng (Mt 23,16), là những người mù dắt người mù (Mt 15,14).

 

Tại sao? Vì họ chuyên quan trọng hóa những điều phụ thuộc, còn những điều chính yếu và quan trọng nhất thì họ không thèm để ý tới. Ðức Giêsu nói về họ: Các người bảo: Ai chỉ Ðền Thờ mà thề, thì có thề cũng như không; còn ai chỉ vàng trong Ðền Thờ mà thề, thì bị ràng buộc. Ðồ ngu si mù quáng! Thế thì vàng hay Ðền Thờ là nơi làm cho vàng nên của thánh, cái nào trọng hơn? (Mt 23,16-22); Các người nộp thuế thập phân về bạc hà, thì là, rau húng, mà bỏ những điều quan trọng nhất trong Lề Luật là công lý, tình thương và sự thành thật (Mt 23,23).

 

Rút kinh nghiệm quá khứ, thiết tưởng để nên thánh, chúng ta nên đọc kỹ Kinh Thánh để nghe chính Ðức Giêsu chỉ dẫn cho những điều cốt yếu, và nên dựa trên những gì mà bản thân chúng ta xét thấy hợp lý. Ðừng thuần túy dựa vào ý kiến hay chỉ dẫn của người khác.




  1. Ðức Giêsu chỉ cho chúng ta bí quyết để nên thánh

 

Bài Tin Mừng hôm nay, Ðức Giêsu hé mở cho chúng ta bí quyết hay điều cốt yếu phải làm để nên thánh qua dụ ngôn hai người con: một người nói mình sẽ làm theo ý cha mình, nhưng lại không làm, còn người kia không nói mà làm. Người không nói mà làm mới là kẻ làm đẹp lòng Cha. Rất nhiều chỗ trong Tin Mừng, Ðức Giêsu cho biết điều chính yếu để nên thánh là thực hiện thánh ý của Thiên Chúa. Thiết tưởng đoạn sau đây là rõ ràng nhất: «Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: "Lạy Chúa! lạy Chúa!" là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Ðấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. Trong ngày ấy, nhiều người sẽ thưa với Thầy rằng: "Lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri, nhân danh Chúa mà trừ quỷ, nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ đó sao?" Bấy giờ Thầy sẽ tuyên bố với họ: "Ta không hề biết các ngươi; xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác!" Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá» (Mt 7,21-27).

 

Tóm lại, điều chính yếu nhất để nên thánh và để vào nước Thiên Chúa chính là vâng theo thánh ý Thiên Chúa, tức thực hành những điều Ðức Giêsu dạy. Vậy, chúng ta cần phải nắm thật vững thánh ý Thiên Chúa là gì, hay Ðức Giêsu dạy ta điều gì? Hãy nghiêm túc đặt lại vấn đề này một lần cho cả cuộc đời để đi cho đúng đường, và đạt được mục đích của mình là nên thánh. Nếu không, coi chừng kẻo chúng ta giữ đạo cả cuộc đời mà vẫn sôi hỏng bỏng không, hay như dã tràng xe cát biển đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì, chỉ vì điều quan trọng nhất thì ta coi thường, còn điều phụ thuộc thì chúng ta lại coi là tối quan trọng.

 

Ðọc toàn bộ Tin Mừng, tôi thấy điều quan trọng nhất mà Ðức Giêsu muốn nhấn mạnh là: «Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em» (Ga 13,34). Ngay câu kế tiếp, Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của nó: «Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau» (Ga 13.35). Ngoài điểm chính ấy, thì tất cả những điều khác, đều là phụ thuộc, và những điều phụ thuộc này dù quan trọng tới đâu thì cũng chỉ là quan trọng hàng thứ yếu. Chính vì thế, vào ngày phán xét, Ðức Giêsu chỉ phán xét mọi người về một điều duy nhất: cách họ đối xử với tha nhân (x. Mt 25,31-46).

 

Chúng ta cần chú ý tới điều mà Ðức Giêsu muốn nhấn mạnh, và những người dẫn đường thiêng liêng cho quần chúng cũng phải nhấn mạnh giống như Ðức Giêsu. Nếu điều quan trọng nhất lại không nhấn mạnh, mà lại nhấn mạnh những điều phụ thuộc, thì họ cũng chỉ giống như những người dẫn đường thiêng liêng cho quần chúng trong đạo Do Thái mà thôi.




  1.  Chúng ta đặt nặng và sống đúng điều quan trọng nhất chưa?

Ðiều quan trọng nhất trong Kitô giáo chính là sống yêu thương: trước tiên là yêu thương những người gần gũi mình nhất (cha mẹ, vợ con, anh chị em.), rồi đến những người xa hơn một chút (bà con, lối xóm, bạn bè, người cùng cộng đoàn.), rồi mới đến những người xa hơn nữa (người quen, người gặp ngoài đường.), để rồi yêu thương không trừ một ai, kể cả kẻ thù của mình (vì họ cũng là con người, là hình ảnh và là con cái Thiên Chúa). Cần ghi lòng tạc dạ điều quan trọng nhất ấy để thực hành. Tất cả những chuyện khác đều là thứ yếu - không có nghĩa là không quan trọng, mà chỉ là không quan trọng bằng - thường là phương tiện để giúp ta thực hành điều quan trọng nhất ấy.

 

Chẳng hạn việc thờ phượng Chúa và việc cầu nguyện. Ðây là hai việc được coi là rất quan trọng trong Kitô giáo mà không một Kitô hữu nào được phép coi thường. Nhưng chúng ta không thể coi hai việc này quan trọng hơn điều răn quan trọng nhất là sống yêu thương được. Ðọc hết Tin Mừng, tôi không hề thấy có chỗ nào Ðức Giêsu nhấn mạnh đến việc thờ phượng Thiên Chúa hay cầu nguyện bằng hoặc như Ngài đã từng nhấn mạnh bổn phận phải yêu thương cả.

 

Qua câu «Nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình» (Mt 5,23-24), tôi thấy rõ rằng Ngài coi trọng việc thể hiện tình thương đối với đồng loại hơn cả việc thờ phượng Thiên Chúa nữa. Ngôn sứ Isaia còn cho thấy Thiên Chúa ghê tởm việc thờ phượng và cầu nguyện của những con người đối xử với đồng loại không ra gì: «Ta chán ghét những ngày đầu tháng, những đại lễ của các ngươi. Những thứ đó đã trở thành gánh nặng cho Ta, Ta không chịu nổi nữa. Khi các ngươi dang tay cầu nguyện, Ta bịt mắt không nhìn ; các ngươi có đọc kinh cho nhiều, Ta cũng chẳng thèm nghe. Vì tay các ngươi đầy những máu» (Is 1,14-15; nên xem hết cả đoạn Is 1,11-19). Hãy nghe Ngài kết án hết sức nặng nề những việc làm thiếu bác ái: «Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Ðồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt» (Mt 5,21-22). Trong dụ ngôn người Samari nhân hậu, Ngài có vẻ như cay cú với thầy tư tế và lêvi đã bỏ mặc nạn nhân bị cướp trên đường vì đã coi trọng việc thờ phượng và giữ những chi tiết trong luật Mô-sê hơn bổn phận bác ái là giới răn quan trọng nhất.

 

Cầu nguyện là để tiếp xúc với Thiên Chúa hầu nhận được sức mạnh của Ngài mà sống yêu thương anh chị em mình. Nó là phương tiện cần thiết để đạt được mục đích là sống yêu thương. Ðừng biến phương tiện thành mục đích mà quên mục đích đích thực phải thực hiện. Về việc thờ phượng Thiên Chúa, hãy bắt chước Ðức Giêsu: cả đời chỉ thực hiện tình thương đến mức hy sinh cả mạng sống, và cuộc đời đầy yêu thương đó chính là hy tế thờ phượng Thiên Chúa đẹp lòng Ngài nhất.

 

Ðối với điều chính và điều phụ, lập trường của Ðức Giêsu là: «»Các điều này (điều chính yếu) vẫn cứ phải làm, mà các điều kia (điều phụ thuộc) thì không được bỏ (Mt 23,23c). Dẫu phải làm cả hai, nhưng vẫn phải phân biệt điều nào chính điều nào phụ để khi không thể làm được cả hai, thì biết phải chọn lựa điều nào.





CẦU NGUYỆN

 

Tôi nghe Chúa nói với tôi: «Lạ thật! Biết bao người nói rằng họ theo Ta, nhưng những điều Ta khuyên hay yêu cầu họ làm thì họ chẳng thèm làm. Họ cứ tưởng: họ bám theo Ta và lải nhải nịnh nọt Ta suốt ngày thì Ta sẽ hài lòng và như vậy mới là theo Ta. Họ làm như Ta là một bạo chúa chỉ thích nghe những lời nịnh nọt! Ta là Thiên Chúa, Ta có cần họ làm gì cho Ta đâu, thế mà họ lại cứ quan tâm đến Ta, đang khi anh chị em của họ ở ngay bên cạnh họ, rất cần họ yêu thương săn sóc - những người đó chính là hiện thân của Ta ở giữa họ - thì họ chẳng thèm màng tới. Quả thật, họ đang làm những chuyện vô ích mà cứ tưởng là cần thiết».              

 

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để đọc bài đào sâu: 
Điều cốt yếu là xác định được thánh ý Chúa là gì và thực hiện thánh ý Ngài
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/09/tn26b.html)

(Video: https://youtu.be/TBBlg_Y_5I8)

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 7:06 PM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Newer Post Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- FR BRIAN 26TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Sep 25 at 12:50 AM
     
     

             TWENTY-SIXTH SUNDAY IN ORDINARY TIME – YEAR A

                                              27 SEPTEMBER 2020

     

     

    picture.jpg

     

                            SAYING 'YES' TO GOD 

     

                 SAYING 'YES' TO GOD: 26th SUNDAY A (Matthew 21: 28-32)

     

    It’s one thing to talk the talk, but another to walk the walk. We’ve been listening to the story Jesus told us about a father who said to his two sons: ‘Go and work in the vineyard today.’ The first answered: ‘No! I won’t.’ But later he changed his mind and went. That story reminds us that one of the wonderful things about being human is that we have free will. Having free will, we can change our minds and make a decision to say ‘yes’ to God, and begin new and better lives.

     

    A man turned to drink. He began to live for his next drink. Drink became such an obsession and compulsion, that he also turned away from God and his family. One day while walking along and thinking of the mess he was making of his life, he saw a bent, rusty nail in the gutter. It reminded him of himself and his life. So, he picked it up and took it home. He put the nail on an anvil, and began to straighten it out and clean it up. An hour later, it looked like new again.

     

    Then the thought hit him that he could straighten out and clean up his life as well. That thought triggered his conversion. He turned away from drink and back to God and his family. Today he keeps that nail, now straightened out, clean and bright, in his wallet. It reminds him to stay on the right path.

     

    Both stories tell us that as long as we are alive, we can change, change for the better. Both stories tell us that actions speak louder than words, and louder than just good ideas and good intentions. Indeed, there is much truth in the proverb: ‘The way to hell [separation from God and goodness of life] is paved with good intentions.’ The second son in Jesus’ story knows the right words: ‘Certainly, sir,’ he says, but he does not keep his word. The first son, on the other hand, has second thoughts about his refusal. He demonstrates his repentance by there and then going to work in the vineyard.

     

    That story Jesus told us is a powerful illustration of the truth he taught in his famous Sermon on the Mount: ‘It is not those who say to me, “Lord, Lord”, who will enter the kingdom of heaven, but the person who does the will of my Father in heaven’ (Mt 7:21).

     

    Next, Jesus blitzes his opponents, the religious leaders, by turning his parable on them. You’ve been mouthing all the right words about God’s law, he tells them. You’ve been carrying out all the prescribed rituals. But you have not been doing what God wants. You have not been living in God’s way. And when John the Baptizer called on you to repent, you took no notice of him. On the other hand, tax collectors and prostitutes, who used to say ‘no’ to God, are now saying ‘yes’, and have meant what they said. They are now living in God’s way, as good, law-abiding and honest people, and now belong to God’s kingdom. But you, he tells his opponents, are not there yet, and you are not even close.

     

    Jesus has a message for you and me as well. When it’s possible, we are church-goers. We say the prescribed words every time we come together to pray. We carry out the right rituals as laid down in the book. Then we go back to the world from which we came. Now there are many good and beautiful and wholesome things about our world. But there are also many corrupt and evil things. It’s a world where God has been pushed in the back, and shoved across the boundary line. No one blows the whistle about it, and no one seems to face the tribunal for what they do to God and the interests of God. All too often, in fact, rough play and dirty tricks get applauded and rewarded.

     

    Our world has been saying to God: We don’t want you in our public schools. We don’t want to call on your name to tell the truth in our courts. We don’t want you calling us to financial responsibility. We don’t want any mention of you on any public occasion. And we have no intention of drawing back from polluting the planet you gave us.

     

    After all, our world protests in its defence, not everyone believes in God. And with God out of its way, and out of its consciousness and conscience, our world has decided that just about anything goes. In movies and television there is so much profanity, violence, manipulation, seduction, casual and promiscuous sex. Pop music sometimes endorses drugs, rape, murder, suicide and witchcraft. Our world calls it entertainment. I call it a society that has lost its way, and is going to the hell and misery of its own superficiality, emptiness, meaninglessness, lovelessness and heartlessness.

     

    Our world has well and truly lost its innocence. It is also putting you and me in serious danger of losing ours. And should we have already lost our innocence our world blocks us from straightening out our lives and cleaning up our act. But all is not lost. From having said ‘no’ to God, perhaps many times, we can start saying ‘yes’, and saying it not just many times, but saying it every time.

     

    Our greatest hope for achieving this remains the person of Jesus, Saviour of the world and our personal Saviour. Every time we come together for the Eucharist, either face-to-face or by live streaming, he comes to us, and unites us to himself. At every Eucharist we remember what he has taught us. There he inspires us by his good example. There he takes each one of us firmly by the hand, and leads us to both goodness of life and the goodness of God.

     

    In him we place our trust, then, not only to survive the presence of evil and corruption in an otherwise good and wholesome world, but even to flourish, to flourish as his followers. In him we find medicine for our weakness. In him we find food for our journeys. In him we find our way, our truth, and our life. May we keep saying over and over again, therefore, ‘Thank God for Jesus our Saviour! May we never part from him!’

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Mary You Said Yes to God:

    https://www.youtube.com/watch?v=UGT9VFBHpS8

     

     

    sing.jpg

    XIN VÂNG / YES, LORD:

    https://www.youtube.com/watch?v=UUjKYsSWUQ8

     

Subcategories