3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -THỨ TƯ CN24TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Sep 16 at 12:16 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    16.09.20  THỨ TƯ TUẦN 24 TN

    Thánh Co-nê-li-ô và Xíp-ri-a-nô, tử đạo

    Lc 7,31-35

    ĐỪNG CỨNG LÒNG!

     

    “Chúng tôi đã thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa. Chúng tôi đã hát những điệu bi ai, mà các anh không khóc.” (Lc 7,31)

    Suy niệm/SỐNG: Chúa Giê-su ví người Do Thái giống như những đứa trẻ ương ngạnh bắt người khác phải khóc cười theo sở thích ngang chướng của chúng: “Chúng tôi đã thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa. Chúng tôi đã hát những điệu bi ai, mà các anh không khóc.” 

    Hơn thế, Ngài còn nói trắng ra rằng họ bắt cả Thiên Chúa cũng phải theo chiều theo chuẩn mực của họ, mà chuẩn mực của họ thì bất nhất: sống như Gio-an Tẩy Giả khắc khổ nhiệm nhặt hay cư xử như Chúa Giê-su giản dị, gần gũi với những người bé mọn và tội lỗi cũng không vừa ý họ.

    Chính vì thái độ cứng lòng cố chấp đó, họ đã không nhìn nhận “phép rửa của Gio-an” là bởi Trời và hệ quả là họ cũng không thể tin nhận Đức Giê-su là Đấng được sai đến (x. Lc 20,1-8).

    Mời Bạn CHIA SẺThái độ cứng lòng chai lỳ là kết quả của tính kiêu ngạo, coi ý riêng mình là luôn luôn và duy nhất đúng; và dẫu có biết mình sai thì cũng không nhìn nhận và sửa chữa.

    Thái độ đó là bức tường ngăn cản họ đến với sự thật và lòng hoán cải. Bạn có đang bị bức tường cứng lòng đó cản trở mình hoán cải, khiến bạn không thể hiệp thông với Chúa và tha nhân không?

    Sống Lời Chúa: Luôn kiểm điểm đời sống mỗi ngày, để xin lỗi và làm hoà mỗi khi thấy mình có điều sai lỗi hoặc xúc phạm đến người khác.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, “ngày hôm nay xin cho con biết nghe tiếng Chúa và đừng cứng lòng”, NHỜ ƠN CHÚA con biết dùng sự tự do của mình mà chọn thái độ sống đẹp lòng Chúa và phục vụ tha nhân. Amen.

     gpmytho

     ----------------------------

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -THỨ TƯ CN24TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Sep 16 at 12:16 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    16.09.20  THỨ TƯ TUẦN 24 TN

    Thánh Co-nê-li-ô và Xíp-ri-a-nô, tử đạo

    Lc 7,31-35

    ĐỪNG CỨNG LÒNG!

     

    “Chúng tôi đã thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa. Chúng tôi đã hát những điệu bi ai, mà các anh không khóc.” (Lc 7,31)

    Suy niệm/SỐNG: Chúa Giê-su ví người Do Thái giống như những đứa trẻ ương ngạnh bắt người khác phải khóc cười theo sở thích ngang chướng của chúng: “Chúng tôi đã thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa. Chúng tôi đã hát những điệu bi ai, mà các anh không khóc.” 

    Hơn thế, Ngài còn nói trắng ra rằng họ bắt cả Thiên Chúa cũng phải theo chiều theo chuẩn mực của họ, mà chuẩn mực của họ thì bất nhất: sống như Gio-an Tẩy Giả khắc khổ nhiệm nhặt hay cư xử như Chúa Giê-su giản dị, gần gũi với những người bé mọn và tội lỗi cũng không vừa ý họ.

    Chính vì thái độ cứng lòng cố chấp đó, họ đã không nhìn nhận “phép rửa của Gio-an” là bởi Trời và hệ quả là họ cũng không thể tin nhận Đức Giê-su là Đấng được sai đến (x. Lc 20,1-8).

    Mời Bạn CHIA SẺThái độ cứng lòng chai lỳ là kết quả của tính kiêu ngạo, coi ý riêng mình là luôn luôn và duy nhất đúng; và dẫu có biết mình sai thì cũng không nhìn nhận và sửa chữa.

    Thái độ đó là bức tường ngăn cản họ đến với sự thật và lòng hoán cải. Bạn có đang bị bức tường cứng lòng đó cản trở mình hoán cải, khiến bạn không thể hiệp thông với Chúa và tha nhân không?

    Sống Lời Chúa: Luôn kiểm điểm đời sống mỗi ngày, để xin lỗi và làm hoà mỗi khi thấy mình có điều sai lỗi hoặc xúc phạm đến người khác.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, “ngày hôm nay xin cho con biết nghe tiếng Chúa và đừng cứng lòng”, NHỜ ƠN CHÚA con biết dùng sự tự do của mình mà chọn thái độ sống đẹp lòng Chúa và phục vụ tha nhân. Amen.

     gpmytho

     ----------------------------

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THU HAI CN24TN-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Sun, Sep 13 at 3:11 PM
     
     


    Lễ Suy Tôn Thánh Giá Chúa Giêsu - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan (Ga 3: 13-17)

    13 Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống.14 Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy,15 để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.16 Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời.17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ

    SUY NIỆM
     

    Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu đưa chúng ta quay về với câu chuyện “Con rắn đồng” trong Cựu Ước để nói về chính mình. Sách Dân số kể rằng: Trong cuộc hành trình qua sa mạc, dân Israel mất kiên nhẫn. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Môsê rằng: “Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai Cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này” (Ds 21, 4-9). Bấy giờ, Thiên Chúa cho tai họa rắn độc đến cắn họ chết. Dân chúng ăn năn và kêu xin Thiên Chúa thương xót, nên Thiên Chúa truyền cho Môsê làm một con rắn đồng, treo lên một cây cột, để hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng, thì được sống.

    Khi con cái Israel bị rắn cắn nhìn lên rắn đồng, họ được mời gọi không dừng lại ở con rắn đồng, mà hướng nhìn và tin vào Đấng đã truyền lệnh cho Môsê làm con rắn đồng. Nghĩa là họ phải nhận thức được là chính Chúa đã chữa lành họ chứ không phải con rắn đồng. Quyền phép chữa lành không ở nơi con rắn. Con rắn chỉ là một dấu hiệu, một biểu tượng giúp cho người ta hướng về Thiên Chúa và tin rằng Ngài là Đấng đầy quyền năng và luôn yêu thương, nâng đỡ họ. Cho dù họ có tội lỗi như thế nào đi nữa nhưng nếu họ trở về với đường lối của Thiên Chúa thì họ sẽ được chữa lành.

    Con rắn đồng là hình ảnh tiên báo và tượng trưng về Chúa Giêsu: Chúa Giêsu cũng phải bị treo lên, để khi loài người hướng về Người, tin vào Người thì cũng sẽ được sống. Nếu trong Cựu Ước, khi nhìn lên rắn đồng thì con cái Israel sẽ được chữa lành khỏi nọc độc của rắn. Còn khi nhìn lên Chúa Giêsu, con người không những được chữa lành về thể xác mà còn được sự sống đời đời. Con rắn đồng giúp người ta hướng về tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Còn Chúa Giêsu chính là Con Một của Thiên Chúa. Người là hiện thân của tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa.

    Thánh Gioan, qua đoạn Tin Mừng hôm nay, cho chúng ta thấy: vì yêu thương nhân thế gian, Thiên Chúa đã ban chính Con Một của mình, để ai tin vào Con của Ngài thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Như vậy, nếu như trước kia Thiên Chúa dùng hình ảnh rắn đồng để mời gọi con cái Israel hướng nhìn về Thiên Chúa, thì nay, Thiên Chúa ban cho dân chính mình Ngài qua Người Con Một của Ngài, để qua người Con này mà dân được cứu độ. Nếu như trước đây người bị rắn cắn phải đi đến nhìn lên rắn đồng thì được khỏi, thì nay chính Thiên Chúa đến sống giữa thế gian. Ngài thổn thức trước những đau khổ của thế gian. Ngài đi tìm từng con chiên lạc, vác chiên trên vai, mang về băng bó, chữa lành vết thương.

    Lễ suy tôn Thánh Giá hôm nay, chúng ta được mời gọi không phải suy tôn hai thanh gỗ vắt chéo lên nhau, nhưng suy tôn Đấng bị treo trên thập giá. Nơi thập giá, tình yêu vô cùng của Thiên Chúa được thể hiện cách trọn ven. Thế nhưng, cũng chính nơi đây tội lỗi của con người bị phơi bầy. Chính vì thế, thập giá Chúa Giêsu là nơi khởi nguồn ơn cứu độ cho những kẻ tin. Đồng thời, nơi đây cũng là bản án cho những người từ chối, không tin vào Chúa Giêsu. Bản án này không phải đến từ Thiên Chúa, nhưng là đến từ chính lựa chọn từ chối tình yêu thập giá.

    Thập giá Chúa Giêsu không chỉ phơi bầy tội lỗi của con người, nhưng còn cho thấy tình yêu vô cùng của Thiên Chúa dành cho con người. Con người lãnh nhận ơn tha thứ không phải bởi vì tội lỗi của họ đang được tha thứ, nhưng là bởi tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. 

    Nguyện xin Chúa thương giúp mỗi người chúng con khi nhìn lên thánh giá Chúa không chỉ nhận ra tội lỗi của mình, mà còn nhận ra tình yêu vô biên mà Thiên Chúa dành cho mình. Để rồi chính tình yêu Thiên Chúa nâng đỡ và hướng dẫn chúng con trên hành trình đón nhận ơn tha thứ. Amen.

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN23TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    14.09.20 THỨ HAI TUẦN 24 TN

    Suy tôn Thánh Giá

    Ga 3,13-17

    BIẾN THẬP GIÁ THÀNH THÁNH GIÁ

     

    “Như ông Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.” (Ga 3,14-15)

    Suy niệmSỐNG: Không hiểu tại sao người đời thích dùng hình ảnh thập giá để nói về sự chết.

    Trên một số tranh tuyên truyền, cổ động ngoài đường phố, hình ảnh thập giá ẩn hiện ở hậu cảnh của những cảnh xì ke, ma tuý, mại dâm… như lời cảnh cáo, đe doạ những ai toan bước vào con đường lầm lạc này. Còn đối với Ki-tô hữu, Thánh Giá là biểu trưng cho sự sống, cho ơn cứu độ. Thánh Giá đã được Đức Ki-tô dùng để thực hiện chương trình cứu độ yêu thương nhiệm mầu.

    Những người tội lỗi nhìn lên Thánh Giá sẽ được thứ tha. Vì thế, chúng ta chẳng những không sợ hãi mà còn yêu mến, tôn thờ Thánh Giá. Thánh Giá còn trở nên niềm vinh dự cho những ai biến đời mình thành cánh Thánh Giá nối dài của Chúa Giê-su.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Cây thập giá một khi được dùng làm giá treo Con Thiên Chúa chịu đóng đinh, đã trở thành cây Thánh Giá có sức chữa lành con người khỏi nọc độc của tội lỗi và sự chết.

    Cuộc đời bạn chất đầy những cây thập giá. Bạn có thể biến chúng thành Thánh Giá nếu bạn biết kết hợp chúng với Đức Giê-su, Đấng chịu đóng đinh vì bạn.

    *Làm thế nào để biến thập giá thành Thánh Giá? Sau đây xin đề nghị với bạn một cách:

    Sống Lời Chúa: Kết hợp với Đức Ki-tô vui tươi khi bạn phải đau đớn do bệnh tật hay khi bạn phục vụ người nghèo khó, bệnh tật.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con cùng vác thập giá với Chúa, NHỜ ƠN CHÚA con cùng chịu đóng đinh với Chúa, để con góp phần chuyển thông ơn cứu độ đến anh em con.

     gpmytho

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -HỒNG - CN24TN-A

  •  
    Hong Nguyen
    Sat, Sep 12 at 3:50 PM
     

    Suy Niệm Chúa Nhật XXIV Thường Niên A - GKGĐ Giáo Phận Phú Cường

    Tin Mừng Đức Giêsu Kitô theo thánh Mátthêu (Mt 18: 21-35) :

    THA THỨ NHIỀU LẦN - THA THỨ LUÔN LUÔN

    21 Bấy giờ, ông Phêrô đến gần Đức Giêsu mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? "22 Đức Giêsu đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy”.23 Vì thế, Nước Trời cũng giống như chuyện một ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách.24 Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng.25 Y không có gì để trả, nên tôn chủ ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ.26 Bấy giờ, tên đầy tớ ấy sấp mình xuống bái lạy: "Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết”.27 Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ.28 Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: "Trả nợ cho tao!"29 Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: "Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh”.30 Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ.31 Thấy sự việc xảy ra như vậy, các đồng bạn của y buồn lắm, mới đi trình bày với tôn chủ đầu đuôi câu chuyện.32 Bấy giờ, tôn chủ cho đòi y đến và bảo: "Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta,33 thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?"34 Rồi tôn chủ nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông.35 Ấy vậy, Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”.

    Suy niệm/SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     

    Hằng ngày, không ít lần chúng ta lỗi phạm đến người khác, cũng như chứng kiến bao nhiêu lần người khác lỗi phạm đến mình. Chúng ta cũng sẽ có phản ứng giống Phêrô trong Tin Mừng hôm nay. Rằng tôi phải làm gì? Tôi phải tha thứ cho anh em bao nhiêu lần là đủ? Rồi khi tôi lỗi phạm đến người khác, người khác có tha thứ cho tôi không? 

    Khi đụng chuyện, cần tới tha thứ, chúng ta tỏ ra bối rối và lưỡng lự: làm sao mà tha thứ được! Chúng ta nhiều lần thốt lên rằng bản thân mình có giới hạn, lần này là không thể tha được; hoặc là chúng ta nói rằng như thế là quá nhân từ rồi, v.v. Thực ra, mỗi lần người khác cần nơi chúng ta lòng tha thứ, là chúng ta đang ở vị thế của người ban phát. Chúng ta có quyền, chúng ta muốn tha thì tha, không thì thôi.

    Ngược lại, khi chúng ta cần sự tha thứ, thì mình không phải vị thế của người ban phát nữa, mà là vị thế của người van xin, cần tới lòng rộng lượng của người khác, chúng ta không có quyền quyết định. Trong hai thái cực đó, ở vị thế của người ban ơn, có khi chúng ta độc đoán, uy quyền và muốn định đoạt mọi sự; ở vị thế của người van xin, chúng ta yếm thế, cầu xin, và mình trở nên đáng thương. 

    Thực ra, có nhiều chuyện, sự tha thứ có thể nói vượt quá giới hạn của chúng ta. Trong đời sống vợ chồng, sự bất tín lặp đi lặp lại nhiều lần, liệu có thể tha thứ mãi được không? Đó là một ví dụ. Trong đời sống dân sự, sự gian dối, tham nhũng, lộng quyền tràn làn và không có giới hạn, liệu chúng ta có chịu đựng mãi được không? Đó là một ví dụ khác cho thấy nó vượt quá sự thương cảm của chúng ta. Chúng ta không chịu đựng nỗi. 

    Chúa Giêsu nói với Phêrô là tha đến bảy mươi lần bảy. Chú giải điều này, chúng ta có thể hiểu là tha đến vô hạn. Hoặc hiểu theo cách khác là tha đến nhiều lần, nhưng bảy mươi lần bảy cũng là con số giới hạn. Đó là cách chú giải theo từng quan điểm riêng biệt. Tuy nhiên, Chúa Giêsu không nói rõ là tha đến mức nào, có hạn hay giới hạn. Dụ ngôn mà Chúa nói với chúng ta phải hiểu theo một cách khác, đó là sự tha thứ đó phải nhìn trong tương quan cả hai bên.

    Nghĩa là chúng ta đặt mình vào vai người có tội và cả vai người ban ơn, giống như ông vua cư xử với đầy tớ và đầy tớ cư xử với kẻ khác mắc nợ mình. Ông vua thì quá rộng lượng, còn đầy tớ với kẻ mắc nợ mình thì quá hà khắc. Câu chuyện này muốn nói với chúng ta rằng: Chúa tha cho chúng ta còn độ lượng và nhiều hơn chúng ta tha thứ cho nhau. Và từ đó Chúa cũng muốn chúng ta sống biết rộng lượng mà tha thứ cho nhau. Nếu hà khắc với anh em, thì Chúa cũng sẽ hà khắc với chúng ta y như thế. 

    Lạy Chúa Giêsu, mỗi lần chúng con sai lỗi, Chúa đều tha thứ cho chúng con nếu chúng con biết ăn năn hối lỗi. Chúa không muốn chúng con hư mất. NHỜ ƠN CHÚA cho chúng con QUYẾT TÂM THA thứ cho nhau như lời kinh chúng con vẫn đọc hằng ngày. Amen. 
     

    GKGĐ Giáo Phận Phú Cường
    Kính chuyển:
    Hồng
     

Subcategories