3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - KẾT - CN17TN-A

CHIA SẺ TIN MỪNG

 

Chúa Nhật thứ 17 Thường Niên

(26-07-2020)

Chúng ta là «thánh trong tiềm năng», phải biến tiềm năng ấy thành «thánh trong hiện thực»

► Video: https://youtu.be/8EijQHkHYkQ


ĐỌC LỜI CHÚA

  • 1V 3,5.7-12:(11) Thiên Chúa phán với vua Sa-lômon: «Bởi vì ngươi đã không xin cho được sống lâu, hay được của cải, cũng không xin cho kẻ thù ngươi phải chết, nhưng đã xin cho được tài phân biệt để xét xử, (12) thì này, Ta ban cho ngươi một tâm hồn khôn ngoan minh mẫn, đến nỗi trước ngươi, chẳng ai sánh bằng, và sau ngươi, cũng chẳng ai bì kịp.

 

  • Rm 8,28-30:(30) Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang.


  • TIN MỪNG: Mt 13,44-46 [bài ngắn]

 

Dụ ngôn kho báu và ngọc quý


(44) «Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.

(45) «Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. (46) Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.




CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ý:

  1. Có bao giờ bạn ý thức được bản chất của mình chính là một kho tàng vô cùng quí giá mà Thiên Chúa ban cho, vì ta chính là «hình ảnh của Thiên Chúa», là «con cái Thiên Chúa», «được thông phần bản tính Thiên Chúa»  không? 2. Nếu bản chất ta vốn không phải là thánh, thì ta có thể trở nên thánh được không? Cũng như con nai có thể luyện tập để trở thành sư tử không? 3. Muốn nên thánh, chúng ta cần thực hiện những điều quan trọng nào?

 

Suy tư gợi ý:


  1. Mỗi người có một kho tàng quí giá ngay trong bản chất mình

    Mỗi người, người nào cũng đều có một kho tàng hết sức quí báu ở ngay bản thân mình mà hầu như chẳng mấy ai biết hay nhận ra. Rất nhiều người đã nghe nói về kho tàng ấy, nhưng họ chẳng để ý, hay chẳng quan tâm, hoặc chẳng tin. Chính vì thế kho tàng trở thành bị dấu kín, không được dùng tới, nên chẳng đem lại lợi ích gì cho người có nó. Người ấy vẫn thiếu thốn thậm chí suốt cả cuộc đời, và luôn luôn phải ăn mày hay ngửa tay xin xỏ người khác bố thí.

    Kho tàng ấy chính là «cái mà con người là» , nó thuộc về bản chất, ở trong con người, chứ không phải là thứ ở ngoài con người hay «cái mà con người ». Kho tàng ấy được Kinh Thánh mạc khải: Con người là «hình ảnh của Thiên Chúa», được dựng nên «giống Thiên Chúa» (St 1,26.27; 9,6), là «con cái Thiên Chúa» (Lc 20,36; Ga 11,52; Rm 8,14.16.21; Gl 3,26; 1Ga 3,1.2.10), «được thông phần bản tính Thiên Chúa» (2Pr 1,4). Nếu biết suy xét, ta thấy đó đúng là một kho tàng quí báu. Ý thức và xác tín những điều ấy, ta sẽ thấy phẩm giá của chúng ta hết sức cao quí. Phẩm giá ấy cao quí hơn tất cả những gì mà ta có thể có được ở trần gian. Với bản chất cao cả ấy như một chìa khóa, một bí quyết, một nền tảng cần thiết, con người có thể có tất cả, nhất là có hạnh phúc đích thực ở trần gian này, và hạnh phúc vĩnh cửu mà Thiên Chúa dành cho con cái Ngài.



    2.  Cần khám phá ra kho tàng ấy

    Chúng ta là con cái Thiên Chúa, được tạo dựng nên giống như Ngài. Thế nhưng hiện nay, chúng ta vẫn sống như thể mình không phải là như vậy, thậm chí không hề ý thức hay biết mình là như vậy. Chúng ta sống y hệt con sử nai trong dụ ngôn của Ấn Độ sau đây, cứ tưởng mình là nai, chứ không biết bản chất của mình là sư tử:

    «Một con sư tử có thai sắp tới ngày sinh con. Hôm đó nó phải nhảy qua một con suối rộng. Vì quá ráng sức, nên khi nhảy qua được dòng suối, nó liền sinh ra một con sư tử con rồi chết. Sư tử con được một bầy nai đem về nuôi. Sư tử con lớn lên giữa bầy nai và sinh hoạt y như những con nai khác: cũng ăn cỏ, cũng kêu be be. Sư tử con càng ngày càng lớn, nhưng không hề biết bản chất đích thực của mình. Một hôm, một con sư tử khác trông thấy con sư tử nai cũng to như mình, nhưng lại hiền lành ăn cỏ giữa bầy nai, nó bèn chạy tới xem sao. Sư tử nai thấy sư tử thực tới thì cũng sợ hãi chạy bán sống bán chết như những con nai khác. Con sư tử thực bèn bắt cho bằng được con sư tử nai, và chỉ cho nó thấy rằng nó là sư tử chứ không phải nai. Con sư tử nai mới đầu hết sức ngạc nhiên, không thể tin được. Nhưng khi con sư tử thật cho nó nhìn thấy bóng mình dưới mặt hồ trong, tập cho nó ăn thịt uống máu những con thú khác, và tập cho nó gầm lên, bấy giờ nó mới hoàn toàn thấy nó là sư tử. Từ lúc biết chắc chắn mình là sư tử, con sư tử nai bỗng nhiên cảm thấy như sức mạnh, sự oai vệ hùng hổ của một con sư tử đến với mình. Thế là từ đó, nó là sư tử, nó không còn sống cái kiếp nai như trước nữa».

    Qua câu chuyện trên, ta thấy: Một con nai thuần túy sẽ mãi mãi là nai, không bao giờ trở thành sư tử được. Con sư tử nai có thể trở thành sư tử thật, vì bản chất của nó vốn là sư tử. Nhưng nếu con sư tử nai cứ tưởng mình là nai, không hề biết bản chất thật của mình là sư tử, nó sẽ mãi mãi là sư tử nai, không thể trở thành sư tử thật được. Nó chỉ trở thành sư tử thật sau khi biết mình là sư tử, đồng thời biết tập luyện để hành xử đúng như một con sư tử thật.

    Tương tự, chúng ta không phải là một phàm nhân thuần túy. Một phàm nhân thuần túy không bao giờ trở nên thánh hay nên con cái Thiên Chúa được. Tuy nhiên, chúng ta được Thiên Chúa dựng nên giống Ngài, theo hình ảnh của Ngài, được thông phần bản tính của Ngài, nghĩa là tự bản chất chúng ta đã là thần, là thánh. Nhưng chúng ta mới chỉ là thánh hay thần linh trong tiềm năng, nghĩa là có thể trở nên thánh, chứ chưa phải là thánh trong hiện thực. Nói cách khác, chúng ta chưa sống cho ra thần ra thánh, đúng với bản chất của mình.

    Điều tiên quyết để có thể nên thánh, sống như thánh, đó là chúng ta ý thức được bản chất của mình là thánh, là con cái Thiên Chúa, là hình ảnh của Thiên Chúa. Điều thứ hai còn quan trọng hơn nữa là tập sống phù hợp với bản chất thánh ấy.

    Nói cách khác, chúng ta cũng giống như một viên bảo ngọc quí giá nhưng chưa được mài dũa, nghĩa là thứ «ngọc còn trong đá», nên vẫn tưởng mình là cục đá tầm thường. Nếu chỉ là cục đá tầm thường, chẳng ai có thể mài dũa nó thành ngọc quí giá được. Bản chất chúng ta vốn là ngọc, nhưng nếu ngọc chẳng được mài dũa, thì đúng là: «Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài, cũng thành vô dụng, cũng hoài ngọc đi» (Ca dao). Vậy khi biết mình bản chất là ngọc, ta phải biết tự mài dũa để trở nên ngọc vô giá.

    Khám phá hay ý thức bản chất mình là thánh, đó chính là giai đoạn «tìm được kho báu». Bên Phật giáo có từ ngữ rất thích hợp để gọi giai đoạn này là «đốn ngộ» (nhanh chóng giác ngộ được bản chất đích thực của mình). Vấn đề còn lại là «vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy». Nghĩa là dám sống hết mình đúng theo bản chất đích thực của mình. Phật giáo gọi giai đoạn này là «tiệm tu» (từ từ tu tập để sống «xứng tánh», nghĩa là sống xứng với bản chất đích thực của mình).



    3.  Hãy sử dụng kho tàng ấy để làm cuộc đời mình tươi đẹp   

    Theo bài Tin Mừng, Nước Trời giống như người tìm được kho báu trong ruộng, bèn «vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy». Nay chúng ta biết chính bản thân mình là ruộng ấy, nó chứa một kho tàng hết sức quí báu là «bản tính Thiên Chúa». Bản tính ấy hay kho báu ấy vẫn còn chôn sâu trong lòng chúng ta, chúng ta cần đem hết sức lực để thể hiện nó ra trong đời sống của mình. Nếu người lái buôn kia phải «bán tất cả những gì mình có» mới mua được ruộng ấy, thì công việc thể hiện bản chất thánh của chúng ta cũng đòi hỏi chúng ta phải đem hết sức bình sinh của mình ra mới thực hiện được. Nghĩa là chúng ta phải dành tất cả mọi sự ta có để thực hiện công việc trọng đại này, không được tiếc hay để lại bất kỳ sự gì mà không dùng vào việc ấy.

    Lý tưởng của mọi Kitô hữu là nên thánh, nên giống Thiên Chúa, như Đức Giêsu đã khuyến khích ta: «Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện» (Mt 5,48). Muốn thực hiện được lý tưởng đó, điều tiên quyết là ta phải ý thức bản chất của mình là hình ảnh của Thiên Chúa, được tạo dựng giống như Thiên Chúa, và đã mang trong mình bản chất của Ngài. Chính vì thế, chúng ta mới có khả năng trở nên hoàn thiện giống như Ngài. Ý thức này chính là hạt giống, là «nhân» giúp ta đạt được «quả» là sự hoàn hảo hay thánh thiện. Không ý thức như thế, mọi cố gắng của ta trở nên khó thành tựu, giống như muốn làm một viên ngọc mà lại dùng dùng gạch để mài. Hay muốn nấu cơm mà không dùng gạo, dù có vo gạo, đốt củi, làm đủ thứ cũng không thành cơm. 

    Ý thức bản chất mình là thánh, là con cái Thiên Chúa là điều tối cần thiết để nên thánh, nhưng chỉ thế mà thôi, thì không đủ. Điều quan trọng kế tiếp là phải dốc toàn tâm lực để sống cho đúng bản chất thánh của chúng ta. Điều này nằm trong khả năng của chúng ta, cũng như con sư tử nai chỉ cần thực tập một thời gian là có thể trở thành sư tử thật. Đức Giêsu chính là gương mẫu nên thánh của chúng ta. Ngài đang mời gọi chúng ta nên thánh đấy! 

    Nếu chúng ta không có tiềm năng nên thánh, thì Đức Giêsu đã không mời gọi chúng ta nên thánh như thế. Chúng ta cần biến tiềm năng ấy thành hiện thực. Chúng ta là ngọc trong đá chứ không phải là đá thường, chúng ta chưa phải là ngọc, nhưng chúng ta có khả năng hay tiềm năng trở thành ngọc, điều quan trọng để trở thành ngọc, là đá ấy phải được mài dũa.




    CẦU NGUYỆN


Tôi nghe tiếng Chúa nói với tôi: «Cha mời gọi con nên hoàn thiện như Cha. Nếu Cha không tạo dựng nên con giống như Cha, theo hình ảnh của Cha, con sẽ không bao giờ nên hoàn thiện như Cha được, và lời mời gọi của Cha là cả một phi lý lớn lao, không thể thực hiện được. Nhưng Cha đã tạo dựng con giống như Cha. Tuy con chưa hoàn thiện, nhưng cái mầm hoàn thiện Cha đã đặt sẵn ở trong lòng con như một kho tàng ẩn dấu. Con phải khám phá, khai quật nó lên, và sử dụng nó vào công việc trọng đại nhất đời con: nên hoàn hảo như Cha. Hãy cố gắng lên, Cha luôn luôn ban sức mạnh cho con. Việc nên thánh của con, Cha đã làm tới 99%, con chỉ cần làm có 1%. Nhưng không có 1% của con là không được. Vì trong mọi công việc của con, Cha luôn luôn tôn trọng tự do và sự góp phần của con».

 

Nguyễn Chính Kết


Bấm vào đây để trở về bài chia sẻ/để đọc bài đào sâu: 
Điều chính yếu nhất là từ bỏ chính mình
(https://chiasethanhuu.blogspot.com/2020/07/tn17b.html). 

 

Posted by Nguyen Chinh Ket at 8:25 AM

Email ThisBlogThis!Share to TwitterShare to FacebookShare to Pinterest

 

No comments:

 

Post a Comment

Newer Post Older Post Home

Subscribe to: Post Comments (Atom)

Chia sẻ


http://1234chiase.blogspot.com

Blog Archive

Chia sẻ


1234chiase.blogspot.com

   

Simple theme. Powered by Blogger.

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NOINGUYEN- CN17TN-A

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
     
     
    Fri, Jul 24 at 9:13 PM
     
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ PHÚC ÂM CHÚA NHẬT

    ----oooOooo----

     

    CHÚA NHẬT XVII THƯƠNG NIÊN NĂM A (26/07/2020)

     

    KHO BÁU VÀ VIÊN NGỌC QUÝ

    "Nước Trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng,

    người kia tìm được, vội chôn vùi xuống,

    vui mừng trở về bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng ấy”

     

    I. DẨN VÀO LỜI CHÚA

    Sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô khi xuống trần gian là khai mở Nước Trời và mời gọi mọi người gia nhập Nước ấy. Vì thế mà trong những ngày tháng hoạt động công khai Người không ngừng nói về Nước Trời. Để giúp dân chúng hiểu và yêu mến Nước Trời, Chúa Giêsu Kitô thường dùng dụ ngôn mà nói với họ.

    Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XVII Thường Niên Năm A mà Hội Thánh cho đọc hôm nay, có ba dụ ngôn về Nước Trời: dụ ngôn kho báu, dụ ngôn viên ngọc quý và dụ ngôn tấm lưới thả dưới biển. Chúng ta nghiên cứu hai dụ ngôn kho báu và viên ngọc quý. Hai dụ ngôn này có cùng một ý nghĩa và rất hữu ích cho con người thời nay.

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 13,44-46:  Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: "Nước trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng, người kia tìm được, vội chôn vùi xuống, vui mừng trở về bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng ấy. Nước trời cũng giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy.

    "Nước trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá. Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài. Trong ngày tận thế cũng vậy: các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi ném những kẻ dữ vào lò lửa, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng. Các ngươi có hiểu những điều đó không?" Họ thưa rằng: "Có".

    Người liền bảo họ: "Bởi thế, những thầy thông giáo am tường về Nước trời cũng giống như chủ nhà kia, hay lợi dụng những cái mới, cũ trong kho mình".

     

    III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 13,1-23 :  

    3.1 Nước Trời, Nước Thiên Chúa, Vương Quốc của Thiên Chúa, Triều Đại của Thiên Chúa: có nghĩa giống nhau và ám chỉ một không gian và một thời gian trong đó Thiên Chúa hiện diện và thống trị bằng tình thương và quyền năng của Người và con người sống đoàn kết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau như anh chị em ruột thịt.  Chúng ta cũng có thể gọi đó là Thế Giới của Thiên Chúa với luật kính Chúa yêu người.

    3.2 Nước Trời giống như kho báu và viên ngọc quý được chôn giấu và tim kiêm: Kho báu và viên ngọc quý thì ai cũng muốn có, ai cũng muốn tìm thầy và sở hữu vì đó là những thứ có giá trị lớn đối với mọi người, nhất người thời nay là thời mà người ta coi trọng, thậm chí tôn thờ, đồng tiền và của cải vật chất hơn tất cả mọi thứ khác kể cả Thiên Chúa và Tín Ngưỡng Tôn Giáo.  Trong bối cảnh xã hội và lòng người như thế Chúa Giêsu Kitô dùng dụ ngôn Nước Trời giống như kho báu và viên ngọc quý để đánh thức lòng trí loài người, để lòai người nhận ra chân giá trị của những thực tại mà họ đang quên lãng.

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 13,1-23:

    4.1 Hãy tìm kiếm những giá trị đích thực: Trong cuộc sống con người có nhiều giá trị khác nhau: có những giá trị nhỏ nhặt và chóng qua, có những giá trị vĩnh cửu và lớn lao. Chúng ta phải biết phân biệt và chọn lựa cho đúng. Tôn Giáo, Tín Ngưỡng, Niềm Tin, Đạo Giáo, Thiên Chúa là những giá trị lớn lao và vĩnh hằng! Nên chúng ta phải tìm kiếm cho được và sẵn sàng bỏ tất cả để có được những Giá Trị ấy.

    4.2 Hãy đi vào Thế Giới của Thiên Chúa và sống trong đó: Nói cách khác chúng ta hãy cố gắng đi vào hay gia nhập Thế Giới của Thiên Chúa và sống  trong Thế Giới vì chỉ sống trong Thế Giới của Thiên Chúa chúng ta mới đuợc thỏa chí toai nguyện và hạnh phúc.

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 13,1-23:

    KHAI MỞ: 

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ ngợi khen Cha vì Cha đã ban cho chúng con Chúa Giêsu Kitô là Con Cha, và là Chua của chúng con. Chúng con xin dâng lên Cha lời cầu xin tha thiết của chúng con. 

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.-«Nước Trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho mọi người hiểu ra rằng trong thế giới này có những kho báu được chôn giấu mà tìm ra cho bằng được.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.-«Người kia tìm được, vội chôn vùi xuống, vui mừng trở về bán tất cả những gì anh có mà mua thửa ruộng ấy»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và cho các Tu Sĩ Nam Nữ để các thành phần ấy của Dân Chúa tích cực giúp đỡ người khác tìm ra kho báu Nước Trời.

    Xướng:: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Nước Trời cũng giống như người buôn nọ đi tìm ngọc quý. Tìm được một viên ngọc quý, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác để mọi người biết quý trọng những Chân Lý Đức Tin mà Thiên Chúa đã trao ban cho họ trong và qua Hội Thánh.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Nước Trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá. Lưới đầy, người ta kéo lên bãi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt thì bỏ vào giỏ, còn cá xấu thì ném ra ngoài» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho mọi người biết quan tâm đến số phận mai sau của mình mà hoán cải.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng coN Và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giê-su Kitô Con Cha Chúa chúng con, để Người dậy chúng con biết gía trị của Nước Trời để chúng con  tìm kiếm và gia nhập.

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con sức mạnh của Thánh Thần để chúng con dám từ bỏ tất cả để có được Nước Trời.

    Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con. Amen.

     

    Sài-gòn ngày 24 tháng 07 năm 2020

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội 

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "SLCHN".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/slchn/CAMfwAgp66mPMu1E8Cqqu4PTT-yAzB4NsLVByK%3DVMCanN4bn%2BKA%40mail.gmail.com.
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - FR BRIAN 17TH SUNDAY-A

  •  
    Mo Nguyen
     
    Fri, Jul 24 at 2:28 PM
     
     

          SEVENTEEN SUNDAY IN ORDINARY TIME YEAR A   -    26 JULY 2020

     

        

    picture.jpg

                      

               WHAT MATTERS MOST 

     

                     WHAT MATTERS MOST: 17th SUNDAY IN ORDINARY TIME A

                                                  (Matthew 13: 44 - 52)

     

    In her recent striking article, “Voices of the oppressed must be heard to make positive social change,” The Good Oil (July 2020), Sr Patty Fawkner, Congregational Leader of the Sisters of the Good Samaritan, comments on the power of story, and on why Jesus chose this way of communicating  truth: “Stories create an emotional connection and can inspire us to act. Stories tell us who we are and help us make meaning in our lives. Stories, rather than statistics or angry midnight tweets, can change the world. ‘Stats and facts’ are necessary but they can anesthetise whereas stories can animate and stimulate” (2).

     

    So, to start with a story! An elderly lady in Scotland was so poor her that her neighbours had to support her. They were happy to do this. But what bothered some of them was that her son had gone to America, and had become rich. The mother defended her son, saying: “He writes to me every week and always sends me a little picture.” “See,” she said, “I always keep them in my Bible.” Between the pages of her Bible were hundreds of U.S. bank notes, cash galore. The woman had a money treasure in her Bible, but didn’t realise it.

     

    That story, and, in fact, all the stories Jesus told to make his point about belonging to the kingdom of God and doing what God wants, offer us a challenge that we need to take seriously. Let me tell you of one group of people who have responded to that challenge. Over the entrance to a Catholic School in Fiji, there is a large sign which reads: “Enter to learn. Leave to serve.” That sign proclaims loudly and clearly the values of that school and how it understands its role and mission. That sign is in harmony with the teaching of Jesus today about what matters most. In his message to us today, Jesus uses a new set of images and comparisons to highlight this.

     

    Jesus teaches us that the most important and the most urgent thing in life is to find out just what God wants of us, and to do it. This is what he means when he urges us to be as single-minded, as focussed, and as dedicated, as someone who digs up a treasure in a field, re-buries it, and hurries off to buy that field, so that he can have that treasure all to himself. Jesus makes the same point about priorities when he urges us to be as single-minded, as focussed, and as dedicated, as a collector of jewellery, who comes across the finest pearl in the world, and sells all personal possessions in order to acquire it.

     

    King Solomon was one of the most successful kings in Jewish history. He was famous as both a brilliant builder and a wise ruler. Like Jesus, he also strove to know and do God's will. Unlike Jesus, however, his life-style was not completely faithful to God. It was not totally consistent with his personal ideals and convictions, either. All too often, like too many other human beings before and since, he gave in to lust, and was unfaithful in marriage, and that more than once.

    Yet he got the theory right, as we learn from how he prays in our First Reading today. He reminds God that he is a young man, unskilled in leadership. So, he prays: “Give your servant a heart to understand how to discern between good and evil, for who could govern this people of yours that is so great?” God heard his prayer by giving him greater wisdom than any ruler before or since. God heard his prayer, precisely because the king did not ask for personal gain in any form. He did not, e.g., ask for long life, money, riches, power, or victory over enemies. In asking for wisdom only, it was for the service of others that Solomon prayed, and this unselfish prayer pleased the Lord immensely.

     

    Against this background of the Word of God today, let's return to the aptness of that sign at the entrance to a Catholic school in Fiji: “Enter to Learn, Leave to Serve.” There's no mention there to the graduating students of leaving to get the job that will get them the most money to spend on themselves. There's no mention there of leaving to join the ever-bigger numbers of human beings, for whom a career path is not about loving and serving others, but about financial rewards, personal satisfaction, comfort and pleasure. The message of that school motto, on the contrary, is to go out from school to make a difference, to serve the well-being of others, to make our world a better place to live in. In other words, to go out and work with God for the coming of God’s kingdom on earth - a kingdom of truth and life, a kingdom of goodness and love, a kingdom of justice, joy and peace. That’s exactly what God wants.

     

    The motto of that school, “Enter to Learn, Leave to Serve”, is an invitation from Jesus Christ, not only to those students in Fiji but to you and me as well. How will we hear it? How will we heed it? Will our corner of the world be any better for our being here? Will we make a difference by the quality and the quantity of our unselfishness, our loving, our caring, our helping – in a word, our serving? Will we, in fact, want to live with the same sense of purpose as that expressed many years ago by a young man called Stephen Grellet? These are his inspirational words: “I shall pass through this world but once. Any good therefore that I can do, or any kindness that I can show to any human being, let me do it now. Let me not defer or neglect it, for I shall not pass this way again.”

     

    In response to the message addressed to us by Jesus our Teacher in our Readings today, will we, in fact, be more determined than ever, to live as true images, true mirrors, true reflections, of Jesus Christ to others? Will we, as two of today's colloquial sayings express it, “just go for it”, and “just do it”?

     

    Fr Brian Gleeson

     

    Where Your Treasure Is:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=gkuRdRkckjU

     
    sing.jpg

    Nước Trời (Lm. Thái Nguyên) - Ca đoàn Ngôi Ba:

    https://www.youtube.com/watch?v

     

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THÁNH GIACOBE=THỨ BẢY CN16TN-A

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Jul 25 at 1:24 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    25.07.20

    THỨ NĂM TUẦN 16 TN

    Thánh Gia-cô-bê, tông đồ

    Mt 20,21-29

    XIN ĐIỀU ĐẸP Ý CHÚA

     

     

     

    "Các người không biết các người xin gì!” (Mt 20,22a)

    Suy niệm/SỐNG: Trong hành trình lên Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su đã ba lần mạc khải cho các môn đệ về cuộc Khổ nạn của Ngài.

    Thế nhưng, thay vì cùng chia sẻ tâm tư với Thầy về con đường thập giá, Gio-an và Gia-cô-bê cùng mười môn đệ thân tín chỉ mơ tưởng đến quyền lực, lăm le giành phần được ngồi bên tả, bên hữu trong Nước của Thầy. Thế nên, Chúa đã nhẹ nhàng nhắc nhở các ông: “các người không biết các người xin gì.” 

    Rồi cùng với lời nhắc nhở đó, Chúa dạy các ông điều cần phải cầu xin mỗi ngày nếu muốn được vinh quang với Thầy. Đó là xin cho được ơn can đảm cùng uống chén đắng với Chúa và trung tín với Ngài đến cùng.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Nhìn lại những lời cầu xin của nhiều Ki-tô hữu trong thời gian cách ly vừa qua vì đại dịch Covid-19, chúng ta thấy nhiều người chỉ xin Chúa những nhu cầu của cuộc sống như được bình an khỏe mạnh, ơn chữa lành, cho mọi sinh hoạt được trở lại bình thường, v.v…

    Nhưng mấy ai xin cho được nhận ra thánh ý Chúa trong cơn đại dịch, ơn biết sống đẹp lòng Chúa, cũng như làm cho danh Chúa được cả sáng hơn… Như thế, phải chăng chúng ta cũng không biết chúng ta đang xin gì?

    Sống Lời Chúa: Bắt đầu một ngày mới, bạn hãy xin Chúa soi sáng cho mình biết điều phải làm để sống sao cho đẹp lòng Chúa.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin soi sáng cho chúng con biết điều phải xin, để lời cầu xin của chúng con làm đẹp lòng Chúa. Nhờ THÁNH THẦN THÚC ĐẨY, chúng con QUYẾT KHÔNG tìm kiếm vinh hoa lợi lộc của thế gian, nhưng biết trung tín vác thập giá đời minh theo chân Chúa mỗi ngày, để làm vinh danh Chúa hơn. Amen.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- THỨ SÁU CN16TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Jul 24 at 1:59 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    24.07.20

    THỨ SÁU TUẦN 16 TN

    Mt 13,18-23

    KẾT QUẢ NGOÀI MONG ĐỢI

     

     

     

    “Có hạt sinh được một trăm, có hạt sinh sáu mươi, hạt sinh ba mươi.” (Mt 13,23)

    Suy niệm/SỐNG: Có vẻ người gieo giống trong dụ ngôn không phải tay lành nghề, mà là dân nghiệp dư. Cả một thúng giống thế mà chỉ gieo nơi đất tốt có 1.4, còn 3.4 thì coi như vất đi.

    Tuy nhiên, kết quả thì đúng là ngoài sức tưởng tượng. Không chỉ bù lại 3.4 hạt giống hư đi, mà còn gấp cả chục, cả trăm lần. Thế mới thấy lòng quảng đại của Thiên Chúa, Ngài không tính toán thiệt hơn, không loại trừ ai, dù là tâm hồn loại vệ đường, sỏi đá, bụi gai. Dụ ngôn cũng cho chúng ta thấy hiệu quả của những tâm hồn cộng tác với Thiên Chúa. Dù là 1.4 hay là một phần bao nhiêu đi nữa,

    Thiên Chúa vẫn có cách để làm cho Lời Chúa đâm bông kết trái dồi dào. Cứ nhìn vào lịch sử Hội Thánh sẽ thấy bằng chứng tỏ tường: từ 12 Tông đồ đến nay đã ngót nghét 1,2 tỷ tín đồ. Chúa chỉ cần ta cho Chúa mảnh đất, phần còn lại Chúa sẽ lo. Kết quả chắc chắn sẽ ngoài sức mong đợi của ta.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Lâu nay chúng ta cứ phân biệt người này loại đất kia, người kia thuộc đất nọ. Nhưng thật ra cả bốn loại đều ở trong mỗi người chúng ta. Chỉ cần bạn và tôi cố gắng một chút (nhặt cỏ, dọn sạch tâm hồn), là chúng ta có thể sinh lợi gấp bội phần cho Chúa.

    * Những lúc thấy khô khan, bạn làm gì để cày xới mảnh đất tâm hồn, cho Lời Chúa được đâm bông sinh hạt?

    Sống Lời Chúa: Tâm niệm mình cho Chúa một, Chúa cho chúng ta gấp trăm.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, tâm hồn chúng con thật bất tất, vui đó buồn đó, nhiệt tâm rồi chán nản. NHỜ ƠN Chúa giúp chúng con QUYẾT TÂM dù trong hoàn cảnh nào - thuận lợi hay bất lợi - cũng làm cho hạt giống Lời Chúa có đủ điều kiện để phát triển. Amen.

     

     

     GPMYTHO

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

 

Subcategories