3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    24/05/22 THỨ BA TUẦN 6 PS


    TIN MỪNG Ga 16, 5-11

     THÁNH THẦN SOI SÁNG THẾ GIAN

    “Khi Đấng Phù Trợ đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử.” (Ga 16,8)

    Suy niệm/ SỐNG: Trên thập giá, Đức Ki-tô hoàn tất công trình cứu chuộc mà Thiên Chúa Cha đã giao phó (x. Ga 19,30).

    Giờ đây, được tôn vinh ở bên hữu Thiên Chúa, Ngài sai Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ, từ nơi Chúa Cha, đến với các môn đệ (x. Ga 15,26) để tiếp tục công việc cứu độ qua việc thánh hóa nhân loại.

    Chúa Giê-su báo trước khi Thánh Thần đến, Ngài không dạy gì ngoài việc làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (x. Ga 15,26)

    và soi trí mở lòng giúp ta hiểu thấu những lời Đức Ki-tô đã dạy, để ta tuân giữ lời Ngài và nhờ đó sống tình thân với Chúa Cha như Đức Ki-tô đã sống.

    Mời Bạn CHIA SẺThánh Thần đưa dẫn ta đi vào mầu nhiệm cứu độ của Đức Giê-su, để những ai tin Ngài thì được cứu thoát.

    Chỉ những ai ngoan ngoãn theo ơn soi sáng của Thánh Thần mới thấy rõ tội lỗi mình mà từ bỏ, nhờ đó được ơn hoán cải, được thánh hoá để cùng tham gia sứ vụ làm chứng nhân cho Đức Ki-tô phục sinh.

    *Theo bạn, bắt đầu cầu nguyện, các tín hữu đọc kinh Chúa Thánh Thần, là có ý nài xin Ngài ban ơn gì vậy?

    Sống Lời Chúa: Trước mỗi việc làm bạn nhớ cầu xin Chúa Thánh Thần giúp bạn phân định thánh ý Chúa và nhờ ơn Ngài trợ giúp bạn được thêm sức mạnh thực thi sứ vụ Chúa soi sáng cho bạn.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến! NHỜ ƠN CHÚA chúng con nhìn nhận tội lỗi của mình. VÌ CHÚA THÁNH THẦN LUÔN Ở BÊN TÔI VÀ THÚC ĐẨY BẠN VÀ TÔI SỐNG GẦN CHÚA, chúng con QUYẾT TÂM trở nên người mới.TRONG Chúa Thánh Thần, Amen.

     gpcantho

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA - THỨ HAI

  •  
    Chi Tran
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    23/05/22 THỨ HAI TUẦN 6 PS
    Ga 15,26-16,4a

    CÙNG VỚI THÁNH THẦN

    Đức Giê-su nói: “Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng.” (Ga 15,26-27)

    Suy niệm/SỐNG: Báo chí và các chuyên viên đều đồng ý rằng bầu giáo hoàng là cuộc bầu cử khó tiên đoán nhất thế giới, chẳng hạn như việc Đức Gioan-Phaolô II đắc cử năm 1978.

    Dưới cái nhìn đức tin, chúng ta tin rằng có sự soi sáng đặc biệt của Chúa Thánh Thần. Ngài được sai đến từ nơi Chúa Cha vẫn âm thầm hoạt động trong lòng mỗi người, trong lòng thế giới để làm chứng cho Đức Giê-su.

    Vấn đề là chúng ta có nhận ra, lắng nghe hay phớt lờ Ngài? Tông đồ Phê-rô rất xác tín về sự hiện diện tác động của Thánh Thần. Công thức quen thuộc của ngài: “Chúng tôi xin làm chứng, cùng với Thánh Thần ;” hoặc: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định”.

     Các tông đồ không hành động một mình, nhưng 24/24 giờ, các ngài nhận ra và làm mọi việc, bất kỳ lớn nhỏ, đều “cùng với Thánh Thần”.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Tự hỏi mình xem tại sao bạn thấy khó làm chứng cho Đức Ki-tô phục sinh, tại sao bạn ngại sống cho những giá trị của Tin Mừng như siêu thoát với của cải, từ bỏ, hy sinh…

    Phải chăng vì bạn quên mất sự hiện diện và ơn soi sáng nâng đỡ của Thánh Thần?

    Gia đình tôi, nhóm của tôi… sẽ QUYẾT TÂM có những hoạt động cụ thể nào để làm chứng cho Đức Giê-su phục sinh, cùng với Thánh Thần?

    Sống Lời Chúa: Sáng sớm khi thức dậy, tôi sẽ dành vài phút dâng ngày cho Chúa, và nhớ ngày hôm nay làm mọi việc bổn phận, cùng với Thánh Thần.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa Thánh Thần, cảm tạ Chúa luôn ngự trong tâm hồn chúng con, như người bạn thân thiết. NHỜ THÁNH LINH TAC ĐỘNG chúng con QUYẾT TÂM nhận biết và cùng hành động với Chúa. Amen.

     gpcantho

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - ĐBĐM - CN6TN-C

BÌNH AN LÀ KẾT QUẢ CỦA TÌNH YÊU THA THỨ

Suy niệm lời dạy của Chúa Giêsu: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con…”, tôi nhận ra, sự bình an trong đời sống nhân loại thường liên quan đến sự tha thứ.

Người ta kể, tại Ấn Độ, trong thời chiến giữa người Ấn giáo và người Hồi giáo, một lần, một người đàn ông Ấn giáo gặp Mohandas Gandhi và kể rằng: Một người Hồi giáo đã giết chết con trai của ông. Trong cơn tức giận, ông giết chết người đàn ông Hồi giáo trả thù cho con mình. Người đàn ông Ấn giáo cho biết: “Từ khi chuyện xảy ra, tôi không thể nào tìm thấy bình an”.

Gandhi suy nghĩ một lúc rồi nói: “Nếu đúng là sự bình an mà anh muốn, thì đây là điều cần thiết, anh phải làm. Người đàn ông đã bị giết cũng có một con trai. Anh đã làm cho nó không có cha. Anh phải là cha của nó, nó phải là con trai của anh. Anh phải nuôi dạy nó như con riêng của mình, và phải là cha như cha thật của nó, dạy dỗ nó như một người Hồi giáo dạy con mình. Làm được như thế, anh mới mong tìm được một chút bình an”.

Chúng ta không xét xem người đàn ông Ấn giáo có làm được điều Gandhi dạy không, hay lỗi là của ai, ai gây ra trước, cùng một hành động giết người, nhưng người Hồi giáo hay người Ấn giáo mang tội nặng hơn.

Điều tôi muốn rút ra trong câu chuyện, đó là khi muốn có bình an, người ta phải tha thứ. Biết bao cảnh huynh đệ tương tàn, biết bao nỗi oan khuất, căm thù, đổ máu… chỉ vì lòng người không thể tha thứ.

Nhân loại rất cần bình an. Mọi người đều hiểu bình an là vốn liếng quý giá trên mọi thứ của cải. Nhưng thực tế lại trớ trêu: chính nhân loại cũng lại là thủ phạm giết chết bình an một cách tàn nhẫn.

Nếu lỡ giết chết bình an, dù tìm cách lấy lại bằng sự hối hận ăn năn thật lòng, may ra cũng chỉ “tìm lại được một chút bình an” mà thôi. Hóa ra người ta giết chết bình an thì dễ nhưng tìm lại bình an thì khó vô cùng.

Cả người Palextine lẫn người Israel, lòng khoan dung, tha thứ thiếu vắng, nên xung đột và bạo động vẫn thường diễn ra. Bình an chưa thực sự đến cho vùng Trung đông từ khi Palestine đòi đất của mình.

Hiện tại, cuộc chiến mà người Nga đổ lên đầu dân Ucraina một cách bất nghĩa trong suốt gần ba tháng qua, vẫn đang đầy căng thẳng, tàn phá và chết chóc. Nguy cơ châu Âu lâm chiến không phải là điều gì xa xôi. Thậm chí nhiều người còn bi quan khi lo sợ chiến tranh thế giới nổ ra…

Bất cứ điều gì, dù tàn nhẫn nhất, kinh khủng nhất vẫn có thể xảy ra, khi nhân loại không nhắm đem bình an cho nhau, lại căm thù, giành quyền lợi của nhau, trong khi tiêu diệt nhân nghĩa và tha thứ.

Không thể tha thứ, ngược lại mải miết đề cao thù hận, mà nhân loại không lúc nào không tiềm ẩn nguy cơ bạo động, khủng bố. Trong quá khứ không xa, lương tâm của nhiều người công chính vẫn còn nhiều đau khổ, uất ức vì quá nhiều người bị bắt cóc, bị giết, bị hành hạ, bị đánh bom…

Dù nhân loại đã bước vào ánh sáng văn minh từ khá lâu, rải rác khắp nơi vẫn còn đó cảnh chà đạp quyền sống, quyền tự do sống và làm người, tự do lương tâm, tự do tỏ bày ý kiến, tự do biểu đạt thái độ chánh trị… của nhiều người bị đè bẹp, bị bóp nghẹt, tù tội và oan sai…

Dường như có một cuộc chiến bại nào đó đang diễn ra trong đời sống nhân loại. Đó không là cuộc chiến bại ở quốc gia hay dân tộc nào. Sự chiến bại ấy khủng khiếp hơn, đó chính là sự chiến bại của lương tâm và đạo đức con người.

Bao nhiêu quyền lực, bao nhiêu hệ thống chánh trị, bao nhiêu tỷ người trên thế giới, lại không thể bảo vệ một số ít anh chị em là tù binh lương tâm, hoặc đang từng ngày phải đối diện với bất công, với lối hành xử bạo tàn của đồng loại mình. Đó là chưa kể, biết bao nhiêu người vì niềm tin vào Thượng Đế, Tin nơi Thiên Chúa, đã đành chấp nhận để người ta tước mất tự do của mình.

Đâu chỉ có thế, bình an còn trở nên hiếm hoi trong đời sống cộng đồng hoặc của từng cá nhân trong cuộc sống hằng ngày khi những cá nhân ấy thiếu lòng  yêu thương tha thứ.

Biết bao cảnh trả thù, chém giết, oán hận nhau, nhớ mãi lỗi lầm của nhau vẫn diễn ra. Những kiểu nói “sống để bụng, chết  đem theo” hay “không đội trời chung”… là những kiểu nói chất chứa thù oán mà nhiều lần chúng ta phải nghe. Tệ hơn, nếu những lời ấy lại chính là lời diễn tả tâm hồn của bạn và tôi.

Suy cho tới cùng, ta nhận ra, hình như lịch sử loài người từ tạo thiên lập địa, chưa có một ngày bình an. Từ nguyên khởi, lúc mà con người còn chan chứa thứ hạnh phúc của trời cao, của thiên đàng, họ đã sát hại nhau. Lúc Cain giết chết Abel, đứa em trai của mình, chính là lúc Cain khai mạc lòng hận thù, bạo động tàn nhẫn của con người trên thế giới.

Đọc lại câu chuyện về những lần vua Đavit tha thứ, chúng ta cảm thấy thèm khát lòng yêu thương. Ta cũng cảm nhận lòng yêu thương sao mà đẹp quá đỗi. Chỉ cần một chút yêu thương, như một hạt muối bỏ vào cả một chén đầy hận thù, thế là nở ra cả một biển trời bình an.

Vua Đavit đã làm được điều đó khi ông tha thứ cho người cha vợ của mình là vua Saul và đứa con trai ngỗ nghịch là Apsalon. Không phải tha một lần, nhưng Đavit đã tha rất nhiều lần. Vì thế biển trời bình an xung quanh ông vốn đã rộng, lại cứ nở thêm, nở thêm…

Trở lại Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Chúa không nói: “Thầy chúc bình an cho các con”, nhưng lại nói: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy Ban bình an của Thầy cho các con”.  “Thầy Ban…”, “Thầy để lại…” nghĩa là gì, nếu không là những kiểu nói của quà tặng, của ân huệ. Bình an chính là ơn Chúa ban nhưng không cho trần gian.

Nhưng có thật là Chúa đã ban bình an hay chẳng có Chúa, chẳng có bình an nào? Bình an đã được ban, sao thế giới cứ mãi ngụp lặn trong bất an, trong bóng tối của thù hận, trong máu và sự chết của chiến tranh? Đúng là thử thách quá lớn cho đức tin chúng ta, vì có một khoảng cách quá xa giữa Lời Chúa với thực tế của thế giới và của bản thân từng người.

Thực ra, Lời Chúa không hề mâu thuẫn. Chỉ trong một bản văn ngắn, có đến hai lần Chúa Giêsu đòi hỏi con người phải có lòng yêu mến. Trước khi ban bình an, Chúa nói: “Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở lại nơi Người ấy”. Cũng vậy, sau khi trao ban bình an, Chúa lại đòi: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha”.

Như vậy có hai điều kiện trên hết mọi điều kiện để thế giới và để lòng người có sự bình an, đó là: “YÊU MẾN THẦY”; “GIỮ LỜI THẦY”.

Nhờ yêu mến và giữ lời Chúa Giêsu, ta được Chúa Cha và Chúa Con ngự trong lòng mình. Vì: “Chúng Ta sẽ đến và ở lại nơi người ấy”. Nơi nào có Chúa Cha, Chúa Con, thì cũng có Chúa Thánh Thần.

Làm sao tâm hồn ta có thể hiềm thù, nổi loạn, chiến tranh, khủng bố khi lòng mình có Thiên Chúa Ba Ngôi, nguồn Bình An tuyệt đối, nguồn Bình An có sức cứu độ và đưa ta vào thế giới vô biên!

Lòng yêu mến mà con người cần phải có đối với Thiên Chúa, sẽ như một dòng chảy tất yếu: yêu Thiên Chúa đưa đến yêu con người. Khi có tình yêu, con người sẽ dễ tha thứ cho anh chị em của mình. Có tình yêu, có lòng tha thứ, chắc chắn sẽ không bao giờ thiếu vắng bình an. Đó là chưa kể, khi một tâm hồn bình an có Thiên Chúa ngự trị, tâm hồn ấy sẽ tràn đầy tình yêu, bất bạo động và rất khoan dung.

Bởi vậy, nếu ngày nào thế giới và mỗi con người trong thế giới chối từ Chúa, còn xua đẩy Lời của Chúa ra khỏi lòng mình, ngày ấy nhân loại vẫn còn đó nỗi chết chóc vì chiến tranh; lòng người vẫn còn đó thù hận vì mất bình an. Cá nhân này với cá nhân kia, tập thể này với tập thể kia, đảng phái này với đảng phái kia, quốc gia này với quốc gia kia… vẫn còn đó sự đối kháng, sự trả thù vì thiếu tha thứ.

Chính vì lý do thiếu vắng tình yêu và tha thứ, ta hiểu được vì sao bình an đã được Chúa ban, vẫn cứ xa vời. Ta cũng hiểu được vì sao từ thuở tạo thiên lập địa, nhân loại không có được một ngày bình an. Thế giới mãi sống trong đe dọa, lòng người sống trong sợ hãi, long đong.

Bạn và tôi là Kitô hữu, tức đã thuộc về Chúa Kitô. Bởi vậy, dù cho thế giới quanh mình có thế nào đi nữa, ta vẫn phải ưu tiên sống Lời Chúa và đặt lòng yêu mến Thiên Chúa của mình lên trên hết mọi sự.

Vì nếu, ngay cả người Kitô hữu mà còn không yêu mến và giữ Lời Chúa, thì làm sao có thể mong ước thế giới hết chiến tranh, loài người sống bình an, người với người tha thứ cho nhau?

Hãy ghi nhớ: khi bình an đã bị đánh, dẫu có tìm lại, cũng chỉ “tìm lại được một chút bình an” mà thôi. Tấm gương tha thứ tuyệt vời của vua Đavid là bài học quý giá cho chúng ta. Nếu một Đavit, nhờ lòng tha thứ, mở ra cả biển trời bình an, mỗi chúng ta biết tha thứ cho nhau, biển trời bình an ấy được nhân lên vô cùng.

Ngoài ra, ta còn phải cầu nguyện cho ơn bình an. Xin Chúa ban cho chính lòng mình tràn ngập bình an, để sống với anh chị em xung quanh.

Sau nữa là xin Chúa tiếp tục tuôn đổ bình an cho thế giới, để nhân loại biết yêu thương và tha thứ cho nhau. Xin Chúa hãy làm cho mọi người hiểu rằng, giết chết bình an thì dễ, nhưng để có bình an, khó lắm! Vì thế, nếu đã không nỗ lực để kiến tạo bình an, thì cũng đừng tìm cách chà đạp bình an của thế giới, của lòng người, nhất là đối với những người vô tội.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

n

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 5 Phục Sinh C

Video Player
 
00:00
 
16:23
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran CHUYỂN

     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    22/05/22 CHÚA NHẬT TUẦN 6 PS – C
    TIN MỪNG Ga 14, 23-29

    BÌNH AN ĐÍCH THỰC

    “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian.” (Ga 14,27)

    Suy niệm/SỐNG: Một con người tài ba lỗi lạc như Napoléon mà cũng phải thốt lên: “Cách giữ lời hứa tốt nhất là đừng bao giờ hứa.”

    Có lẽ hơn ai hết ông cảm nghiệm được sâu xa tính cách bất toàn, hay thay đổi của con người chúng ta. Quả thực, nhiều khi chúng ta hứa mà không thực hiện điều mình đã hứa.

    Chúa Giê-su hứa với các môn đệ một lời hứa thật độc đáo: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy không như thế gian ban tặng.” Đối với Chúa, giữa lời hứa với hiện thực không có khoảng cách.

    Đó mới là sự bình an đích thực, sự bình an trong tâm hồn của người đặt niềm tin sâu xa vào Thiên Chúa, sự bình an chúng ta có thể thấy nơi những ai “yêu mến và giữ lời của Thiên Chúa.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Ở mọi lĩnh vực, mọi cấp độ, trong gia đình cũng như ngoài xã hội, thứ bình an giả tạo xuất hiện với muôn hình vạn trạng làm cho chúng ta dễ bị lầm tưởng.

    Vì thế, phân biệt được đâu là bình an đích thực của Chúa ban tặng, đâu là thứ bình an giả tạo do chúng ta tạo ra thực sự là điều hết sức cần thiết.

    Để được bình an Chúa ban, bạn phải trả giá bằng cách hy sinh sự bình an giả tạo đời này, bạn ạ!

    **Lâu nay tôi và gia đình tôi sống trong sự bình an nào?

    Sống Lời Chúa: Với tất cả những người mà bạn gặp gỡ, bạn hãy luôn cư xử cách vui tươi thân thiện bằng tình bác ái siêu nhiên thực sự.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa Thánh Thần, Đấng Thánh hóa, THÚC ĐẨY VÀ DẪN DẮT, gia đình con QUYẾT TÂM ĐEM bình an của Chúa chia sẻ cho anh em con nữa.

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    21/05/22 THỨ BẢY TUẦN 5 PS
    Th. Ki-tô-phô-rô Ma-ga-lê-nê và các bạn tử đạo 

              
    TIN MỪNG Ga 15, 18-21

     CHÚNG TA LÀ LỮ KHÁCH

    “Anh em không thuộc về thế gian.” (Ga 15,19)

    Suy niệm/SỐNG: Có hai luồng tư tưởng, hai chủ trương cực đoan trái với niềm tin Ki-tô giáo. Một cho rằng con người ‘đầu đội trời, chân đạp đất,’ không có quê hương nào khác ngoài trái đất này.

    Hai, trái lại, quả quyết “quê hương chúng ta ở trên trời” còn thế gian này là chốn lưu đày: thôi thì đời này ráng chịu khổ, ngày sau sẽ lên thiên đàng hưởng phúc đời đời!

    Thật ra, thế gian này cũng là công trình Thiên Chúa sáng tạo tốt đẹp. Nhưng nó chưa phải là đích điểm. Nói như lời Chúa Giê-su, ta đang sống giữa thế gian, nhưng không thuộc về thế gian này.

    Là khách lữ hành nơi trần thế, ta đang tiến bước về quê hương vĩnh cửu, nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Chúa Cha, nơi đó thế gian này được kiện toàn trong “trời mới đất mới”.

    Chính vì không chịu ‘dừng lại’ ở cõi tạm này mà các môn đệ bị ‘thế gian’ căm ghét, tìm cách khai trừ như họ đã làm cho Chúa Giê-su, đúng như Ngài cảnh báo: “Nếu thế gian ghét anh em hãy biết rằng họ ghét Thầy trước.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Không chỉ vào thời Chúa Giê-su, mà ngay trong thời hiện đại, các Ki-tô hữu vẫn chịu bách hại dưới nhiều hình thức.

    Để trung thành với căn tính của mình là ‘lữ khách trên trần gian’, người môn đệ Chúa Ki-tô phải trở nên đồng hình đồng dạng trong cuộc tử nạn và phục sinh với Ngài.

    Sống Lời Chúa: Thực thi tinh thần khó nghèo của ‘Tám mối phúc thật’ và quảng đại chia sẻ vật chất tinh thần cho anh chị em túng thiếu là cách sống tính cách ‘lữ khách’ của người môn đệ Chúa.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa Giê-su, Chúa là Đấng chiến thắng khải hoàn. NHỜ CHÚA THÁNH THẦN DẪN DẮT, con QUYẾT TÂM vững bước trên đường tiến về nhà Chúa. Amen.

     gpcantho

     
     

Subcategories