3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA

  •  
    CHI TRẦN CHUYỂN

     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA
     

    03/05/22 THỨ BA TUẦN 3 PS
    Th. Phi-líp-phê và Gia-cô-bê, tông đồ


    TIN MỪNG Ga 14, 6-14

    NGƯỜI MÔN ĐỆ THỰC TIỄN

    Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha.” (Ga 14,8)

    Suy niệm/SỐNG: Phi-líp-phê là người môn đệ thực tiễn đó. Ông thích hành động cụ thể hơn là suy tư trừu tượng. Để giới thiệu Đức Giê-su cho bạn mình là Na-tha-na-en, ông không nêu lý lẽ, mà mời bạn chứng nghiệm: “Cứ đến mà xem!” (Ga 1,45-46).

    Lần khác, trước đông đảo dân chúng đang nghe Ngài giảng, Chúa hỏi để thử Phi-líp-phê: “Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây? Ông liền “cân đo đong đếm” đám đông không dưới 5.000 người đó và tính nhanh: “Thưa có mua đến 200 đồng bạc bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút” (Ga 6, 6-7).

    Với tính cách thực tiễn như thế, ông muốn được thấy Chúa Cha giống như ông đang thấy Chúa Giê-su đây. Đáp lại lời cầu xin của Phi-líp-phê, Chúa mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm cao cả của Thiên Chúa: “Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy, ngay bây giờ anh em biết Người và đã thấy Người.

    Mời Bạn CHIA SẺ: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”, đó là phương thế thực tiễn đáp lại lời cầu xin thực tiễn của Phi-líp-phê.

    Bằng cách chiêm ngắm Đức Giê-su chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào cõi mầu nhiệm của “những sự trên trời” (Ga 3,12), “nơi Đức Ki-tô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3,1), vì như Chúa nói: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,8).

    Sống Lời Chúa: Mỗi ngày, bạn dành thời gian chiêm ngắm Chúa Giê-su bằng việc suy niệm Lời Chúa, để nhờ biết Đức Ki-tô mà nhận biết Chúa Cha.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa Giê-su, Chúa là trung gian để chúng con đến với Chúa Cha và biết Người. NHỜ THÁNH LINH TÁC ĐỘNG, chúng con ngày càng yêu mến học hỏi về Chúa để nhờ đó chúng con biết Chúa Cha rõ hơn.

    gpcantho 

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -TGP SAIGON - THƯ BA

  •  TGM NGUYỄN NĂNG
     

    Thứ Ba tuần 3 Phục sinh - Bánh bởi trời (Ga 6,30-35)

    Tin mừng: Ga 6,30-35

    30 Khi ấy, đám đông thưa Chúa Giêsu: “Ngài sẽ làm dấu lạ gì để chúng tôi thấy mà tin Ngài ? Ngài làm được việc gì ? 31 Cha ông chúng tôi đã ăn manna trong sa mạc, như đã chép rằng: “Người đã ban cho họ ăn bánh bởi trời”.

    32 Chúa Giêsu đáp: “Thật Ta bảo thật các ngươi, không phải Môsê đã ban cho các ngươi bánh bởi trời, mà chính Cha Ta mới ban cho các ngươi bánh bởi trời đích thực.

    33 Vì bánh của Thiên Chúa phải là vật tự trời xuống, và ban sự sống cho thế gian”. 34 Họ liền thưa với Ngài rằng: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi bánh đó luôn mãi”.

    35 Chúa Giêsu nói: “Chính Ta là bánh ban sự sống. Ai đến với Ta sẽ không hề đói; ai tin vào Ta sẽ không hề khát bao giờ”.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Chúa Giêsu là bánh từ trời xuống đem lại sự sống cho thế gian. Ai đến với Chúa và tin vào Chúa sẽ được sự sống thần linh, được bình an hạnh phúc đời này và đời sau.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa nhìn thấy con long đong vất vả ngược xuôi tối ngày để tìm kiếm lương thực nuôi sống con và gia đình con. Con cần ăn để sống và tăng trưởng. Xin Chúa nâng đỡ con trong công việc lao động hằng ngày.

    Nhưng lạy Chúa, đời sống con không phải chỉ cần lương thực phần xác, mà còn cần lương thực phần hồn. Lương thực phần xác có thể làm cho thân xác con no thoả, nhưng chắc chắn không thể làm cho tâm hồn con được an vui hạnh phúc. Con thấy bao nhiêu người ăn sung mặc sướng mà vẫn buồn sầu, chán chường, thất vọng, khổ đau, thiếu vắng tình yêu, rắc gieo tội ác. Ngược lại con cũng thấy nhiều người tuy đói ăn, thiếu mặc nhưng lại sống trong niềm vui, hạnh phúc và yêu thương.

    Chính Chúa là sự sống của con. Chúa từ trời xuống để đem lại sự sống đích thực cho con. Xin Chúa giúp con đón nhận Chúa vào đời con để con được no thoả tình yêu và ơn thánh Chúa. Xin giúp con biết đón nhận Lời Chúa hướng dẫn con mọi nơi mọi lúc, nhờ đó con được sống trong bình an và niềm vui. Con sẽ cố gắng thường xuyên đến với Chúa trong thánh lễ để được nuôi sống bằng lương thực là chính Chúa. Đó là lương thực bổ dưỡng, xin cho con biết đón nhận. Và đồng thời xin giúp con biết loại trừ những của ăn độc hại cho linh hồn là những tư tưởng ước muốn xấu xa, thấp hèn, hận thù, tham lam. Lạy Chúa, con đến với Chúa, xin đón nhận con. Amen.

    Ghi nhớ: “Không phải Môsê, mà chính Cha Ta mới ban bánh bởi trời đích thực”.
    Kính chuyển:
    Hồng
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA - THỨ BẢY

  •  
    Chi Tran
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    30/04/22 THỨ BẢY TUẦN 2 PS

    Th. Piô V, giáo hoàng


    TIN MỪNG Ga 6, 16-21

    CÙNG CHÚA KHI TA HIỆP HÀNH

     “Thầy đây mà, đừng sợ !” (Ga 6,19)

    Suy niệm/SỐNG: “Điều duy nhất chúng ta phải sợ là chính nỗi sợ” (F. Roosevelt). Con thuyền bé xíu xoay vòng, nhấp nhô giữa ba đào, biển động, gió mạnh. Đang lúc hồn xiêu phách lạc như vậy, Thầy của các ông lại đi trên mặt biển mà lù lù đến, càng khiến các ông khiếp sợ hơn.

    Thế nhưng, chỉ cần một lời trấn an của Thầy: Thầy đây mà, đừng sợ (CÂU 19) , các ông lại tìm thấy an bình, thuyền cập bến bờ bình an.

    Cũng vậy, lắm lúc khi phải đối diện với những tai ương hoạn nạn, khó khăn thử thách của cuộc đời, ta hoảng hốt, sợ hãi, vì nghĩ rằng không có Chúa, Ngài như vắng mặt, không hiện diện bên cạnh mình.

    Đừng quên những lúc ấy, Ngài đã đến bên cạnh ta, nâng đỡ hộ phù cho ta, nhưng ta không nhận ra Ngài, tưởng là ảo ảnh, hay bóng hình của người nào đó.

    Mời Bạn CHIA SẺ: “Hãy làm điều bạn sợ, và cái chết của nỗi sợ là điều chắc chắn” (R. Emerson).

    Bạn sợ mệt sợ nhọc, sợ phải dấn thân, sợ phải hy sinh quên mình vì sống đức tin, khi tích cực tham gia sứ vụ loan báo Tin Mừng.

    Hãy thực hành những gì trong danh mục bạn sợ, và bạn sẽ thấy kết quả thật bất ngờ.

    Nỗi sợ dần dần sẽ biến mất, thay vào đó là niềm vui, năng lực sung mãn của người tông đồ giáo dân giữa đời.

    Sống Lời Chúa: Ngồi ngẫm nghĩ xem đâu là nỗi sợ lớn nhất khiến bạn luôn tìm sự an toàn bản thân trên con đường hiệp hành của Hội thánh, rồi can đảm làm điều mình sợ để lướt thắng nỗi sợ, cũng như để làm việc tông đồ mỗi ngày.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa Giê-su, nỗi sợ lấy đi tất cả khả năng trí óc và năng lượng thể lý của con. NHỜ ƠN CHÚA giúp con QUYẾT TÂM luôn tin tưởng, cậy trông vào sự hiện diện quyền thế của Chúa bên con. Amen.

    gpcantho
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -CN3PS-C

  •  
    Kim Vu

    CHÚA GIÊSU HIỆN RA BÊN BỜ HỒ TIBÊRIA

     

    Nếu người ta muốn chế ra Sự Phục Sinh, thì tất cả sự nhấn mạnh sẽ phải nhắm vào tính xác thực hoàn toàn của thân xác, vào thực tế là người ta có thể nhận ra Ngài ngay lập tức và, ngoài ra, có lẽ người ta cần phải tưởng tượng ra một quyền năng riêng như một dấu chỉ đặc trưng của Đấng Phục sinh…

     

     

    Đây là một tin mừng có mùi hương tươi mát của buổi sáng!  Hồ Tiberia rộng lớn, nơi nước hòa vào đường chân trời với bầu trời xanh ngắt, trở thành hình ảnh của tương lai rộng mở của Giáo hội, nơi Trời và Đất gặp nhau.  Đúng vậy, tin mừng tuyệt vời này mang lại cho chúng ta sự can đảm trong những thời điểm khó khăn này: chúng ta có thể mạo hiểm trên biển khơi trong thời gian sắp tới, bởi vì Chúa Giêsu thực sự hiện diện trên bờ biển, và vì lời của Ngài đồng hành với cuộc vượt biển của chúng ta.

     

    Mở đầu câu chuyện, có một sự tương phản nhất định giữa các môn đệ và Chúa Giêsu: Các môn đệ ở dưới biển, trái lại, Chúa Giêsu ở trên đất liền.  Các môn đệ lao động suốt đêm, thay vào đó Chúa Giêsu hiện ra trong ánh ban mai vui tươi.  Các môn đệ đang đói và không có gì để ăn, trái lại, Chúa Giêsu vốn no lòng lại dọn sẵn một bữa ăn cho họ.

     

    Điều đáng ngạc nhiên là Chúa Giêsu không được nhận ra ngay lập tức.  Đây cũng là trường hợp của tất cả các câu chuyện Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra.  Và bây giờ chúng ta có thể tự hỏi mình, tại sao họ không nhận ra Ngài?  Bởi vì việc kinh nghiệm Chúa Giêsu Phục sinh rõ ràng không phải là việc gặp lại một người bạn cũ không ai còn thấy!

     

    Đức Bênêđíctô đã viết “[có] một phép biện chứng đáng kinh ngạc giữa căn tính và sự khác biệt, giữa tính thực của thân xác và sự tự do không bị ràng buộc bởi thân xác…  Cả hai điều này đều đúng: Ngài vẫn thế - một người bằng xương bằng thịt - và Ngài là cũng là Người Mới, người đã bước vào một dạng tồn tại khác… Nếu người ta muốn chế ra Sự Phục Sinh, thì tất cả sự nhấn mạnh sẽ phải nhắm vào tính xác thực hoàn toàn của thân xác, vào thực tế là có thể nhận ra Ngài ngay lập tức và, ngoài ra, có lẽ người ta cần phải tưởng tượng ra một quyền năng riêng như một dấu chỉ đặc trưng của Đấng Phục Sinh... Nhưng không phải thế, những cuộc gặp gỡ với Đấng Phục Sinh là một điều gì đó khác với những sự kiện nội tâm hoặc những kinh nghiệm thần bí - chúng là những cuộc gặp gỡ thực sự với Đấng Đang Sống, theo một cách mới mẻ, có một cơ thể và vẫn còn vật chất.

     

    Tóm lại, để nhận ra Chúa Giêsu, người ta phải mở ra cho mình một hình thức hiện diện mới, không kém phần hiện thực nhưng thuộc một trật tự khác.  Như vậy, Chúa Giêsu Phục Sinh không kém phần có thực, chỉ kém phần hiện thực bằng mắt thường mà thôi.

     

    Bạn đã nghe rồi, không phải các môn đệ, đang hoang mang vì mệt mỏi và vì màn đêm, là những người nhìn thấy Chúa Giêsu trên bờ.  Trái lại, sáng kiến đến từ Chúa Giêsu, Ngài gọi họ!  Ngài cho họ thấy!  Ngài tham gia cùng họ sau một đêm tối, trong nỗi vất vả của họ, trong nỗi lo lắng của họ, trong cơn đói của họ.  Tương tự như vậy đối với chúng ta ngày nay, thường là khi chúng ta phải vất vả suốt đêm, chẳng làm được gì, thì Thiên Chúa dễ nhìn thấy, và dễ nghe thấy hơn!

     

    Chắc chắn Chúa không tự trao ban nhiều hơn cho chúng ta trong cuộc chiến ban đêm.  Tuy nhiên, khi chúng ta vẫn còn đủ mạnh mẽ để có thể tự mình giải quyết mọi chuyện  thì việc lắng nghe Chúa và nhìn nhận Ngài sẽ khó hơn.

     

    Nghịch lý thay, việc lắng nghe tiếng gọi của Chúa Giêsu lại dễ dàng hơn khi chúng ta đã tự mình cảm nghiệm sự cằn cỗi của mình!  Đáng ngạc nhiên là Chúa Giêsu Phục sinh trở nên cụ thể hơn khi chúng ta không bắt được gì, khi chúng ta mệt mỏi, khi chúng ta đói.  Nói cách khác, khi bằng chứng về sự yếu đuối của chúng ta được biểu lộ, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nghiệm được Đấng Phục Sinh hơn.

     

    Bây giờ một điều gì đó khác xẩy ra: Khi các môn đệ trở lại với Chúa Giêsu, lưới đầy cá, một điều kỳ lạ xảy ra: Chúa Giêsu không cần cá của họ!  Ngài đã chuẩn bị bữa ăn rồi… và hơn nữa, Ngài đang đợi họ đến ăn cùng.

     

    Một dấu ngoặc đơn ngắn gọn: Thánh Luca luôn nói đến ba yếu tố đặc trưng cho sự hiện diện của Đấng Phục Sinh giữa các ngài: Ngài hiện ra với họ, nói chuyện với họ và chia sẻ bữa ăn với họ.  Hiện ra - nói - có mặt tại bàn ăn là ba biểu hiện của Đấng Phục sinh, qua đó Ngài tự tỏ mình là Đấng Hằng Sống.

     

    Hãy nghe xem, điều đó thật đẹp tuyệt vời: Ngài là người thết tiệc… và Ngài cho họ thức ăn.  Kết  quả kỳ diệu của mẻ lưới của họ không phải là bữa tối trong ngày, mà là vì họ!  Chúa Giêsu không cần kết quả kỳ diệu đó.  Nói cách khác: Chúa Giêsu không cần 153 con cá của họ, vì chính Chúa Giêsu là của ăn!  Thứ Ngài muốn cho không phải là cá và bánh mì, thứ mà Ngài muốn là cho đi chính mình!

     

    Trong đức tin của chúng ta, Ngài là Bánh Sự Sống, Ngài là Đấng ban lương thực, Ngài là hạt lúa mì chết đi để sinh hoa trái dồi dào cho nhiều người.

     

    Tất cả chúng ta đều đã có kinh nghiệm về điều đó: những gì là vật chất không làm được gì ngoài chuyện suy giảm đi khi nó được chia sẻ.  Ngược lại, tình yêu càng phát triển khi nó càng tự trao ban nhiều hơn.  Tình yêu lớn lên và nhân lên khi nó được cho đi.

     

    Ngoài ra, bữa sáng này do Chúa Giêsu cung cấp, bên lề thời gian và vĩnh cửu, là một ám chỉ đến Bí tích Thánh Thể.

     

    Chúa Giêsu là bánh, nhưng Ngài cũng là cá, một con cá đắm mình trong dòng nước của sự chết, để tìm kiếm chúng ta nơi chúng ta bị lạc... và tìm kiếm chúng ta.

     

    Tóm lại, Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Hãy đến và ăn!”  Vì vậy, Ngài khiến chúng ta vượt qua biên giới của thời gian và cái chết.

     

    ****************************

     

    Cảm tạ Chúa, vì Chúa đến tham gia cùng chúng con vào buổi sáng, khi đêm tối đã hoàn thành công việc của nó, khi chúng con mệt mỏi và nản lòng.

    Lạy Chúa, sự hiện diện của Chúa giúp chúng con nhận ra những gì chúng con còn thiếu, những gì chỉ mình Chúa mới có, những gì Chúa muốn trao ban cho mọi người, một cách cá nhân.

    Lạy Chúa, không có Chúa thì mọi thứ đều vô sinh, không có Chúa thì con không thể làm gì được, hoặc khi ấy thì con chỉ có thể làm chuyện không đâu.

    Lạy Chúa, Chúa không muốn lấy thành quả lao động của con, con cá của con,

    Chúa chỉ muốn cho đi chính mình, vì bản chất của tình yêu là cho đi một cách nhưng không, không vì lý do gì khác hơn là cho đi.

    Xin Chúa giúp con nhận ra con trên bờ.

    Xin Chúa giúp con nhận ra Chúa trong Bí tích Thánh Thể.

    Để nếm trải Chúa trong Bánh Sự sống,

    nơi Chúa thực sự trao ban chính mình!

    Vì vậy, cùng với Phêrô, với tâm hồn tràn đầy niềm vui, con có thể nói trong Thánh lễ: “Đó là Chúa!”  Amen!

     

    Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ,

    theo LM Jerome Jean, cath.ch/blogsf

     

     

    --

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    29/04/22 THỨ SÁU TUẦN 2 PS
    Th. Ca-ta-ri-na Xi-ê-na, trinh nữ, tiến sĩ HT


    TIN MỪNG Ga 6,1-15

     CỘNG SỰ VIÊN CỦA CHÚA

    Đức Giê-su nói : “Anh em cứ bảo người ta ngồi xuống đi.” …Người ta ngồi xuống, nguyên số đàn ông đã tới khoảng năm ngàn. Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát cho những người ngồi đó. (Ga 6,10-12)

    Suy niệm/SỐNG: Vài giờ sau khi cơn sóng thần xảy ra, nhiều người dự đoán sẽ thiếu vật phẩm, thuốc men cứu trợ các nạn nhân kịp thời.

    Không ngờ, vật phẩm thì sẵn sàng nhưng lại thiếu những thiện nguyện viên đến tận nơi, trao tận tay cho những người thiếu đói. Chúa Giê-su rất cần những tình nguyện viên cộng tác với Ngài phân phát lương thực thần linh.

    Càng chứng kiến cơn đói của đám đông bao nhiêu, Ngài càng cần nhiều người cùng Ngài phục vụ bấy nhiêu. Không hề thấy một cuộc phỏng vấn kiểm tra tay nghề nào được Chúa Giê-su thực hiện để tuyển chọn cộng sự viên.

    Công việc đơn giản đến mức ai cũng có thể làm được, cứ làm theo lời Ngài với hết sáng kiến của mình, miễn sao lương thực từ bàn tay Ngài đến được với đám đông.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Là Ki-tô hữu, bạn là cộng tác viên của Chúa Giê-su phân phối lương thực Lời Chúa và Thánh Thể đến cho tha nhân.

    Mỗi ngày bạn có chia sẻ Lời Chúa được cho ai không? Người bệnh trong gia đình hay trong họ đạo được bạn chuẩn bị đón linh mục trao ban Thánh Thể thế nào?

    *** Nhóm của bạn có chương trình gì cho việc săn sóc bệnh nhân?

    Sống Lời Chúa: Thăm viếng chăm sóc bệnh nhân, hoặc giúp một người lơ là chuẩn bị tâm hồn rước lễ.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, Chúa có thể làm phép lạ cho bánh đến tận tay người đói khát, nhưng Chúa lại dành phần việc phân phát ấy cho con. Cảm tạ ơn Chúa đã cho con làm cộng sự viên của Nước Trời.

    gpcantho 

     

Subcategories