3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    16/04/22 THỨ BẢY TUẦN THÁNH

    Chúa Giê-su an nghỉ

    Gần nơi Đức Giê-su bị đóng đinh có một thửa vườn, và trong vườn ấy có một ngôi mộ còn mới, chưa chôn cất ai. Vì hôm ấy là ngày áp lễ của người Do Thái, mà ngôi mộ lại gần bên, nên các ông mai táng Đức Giê-su ở đó. (Ga 20,41-42)

    Suy niệm/SỐNG: Ngày thứ bảy sau khi hoàn tất công trình sáng tạo, Thiên Chúa nghỉ ngơi. Và cũng vào một ngày thứ bảy, sau khi hoàn tất công trình cứu chuộc trên thập giá – một cuộc sáng tạo mới – Chúa Giê-su cũng an nghỉ.

    Đó là sự an nghỉ trong vâng phục và phó thác: Đấng có thể làm được mọi sự lại cam chịu nhắm mắt xuôi tay, để vâng phục tuyệt đối thánh ý Chúa Cha; Ngài “vô vi”, không làm gì cả, để mọi chấm mọi phẩy trong chương trình cứu chuộc được hoàn tất.

    Chịu an táng trong mồ tối, Ngài trải qua trọn vẹn thân phận nhập thể chìm sâu tới đáy cùng của kiếp người: “Ngài đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự” (Pl 2,7-8).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Phải chăng lắm khi chúng ta khuấy động như những con rối?

    Lúc đó chúng ta hãy học với Ngài mẫu gương hoàn hảo của lòng vâng phục: án binh bất động những toan tính theo cái tôi ích kỷ để cho Thiên Chúa toàn quyền hành động trên cuộc sống của mình.

    Sống Lời Chúa: Tập sống “vô vi” như Chúa: – không nói, không hành động khi đang nóng giận, nhất là không nói những lời thô tục, không hành động vũ phu, cộc cằn.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con sống hiền lành và khiêm nhường như Chúa. Xin dạy con biết dừng lại những toan tính theo ý riêng, để thánh ý Chúa được thể hiện trong cuộc sống của con.

    gpcantho 

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -TUYẾT MAI -ĐBĐM

Hãy thinh lặng để chiêm niệm cuộc thương khó Chúa Giêsu!

Chúng ta đang sống trong một thế giới quá ồn ào, xô bồ và bất an. Bất an từ trong gia đình với những lời bất đồng ý kiến; bất an từ ngay trong công sở, nơi làm việc vì ganh ghét nhau; bất an từ ngoài xã hội do con người không biết nhường nhịn nhau để chuyện ấu đả xảy ra nhẹ thì bị thương tích, nặng thì bể đầu mà chết. Rồi thì chúng ta cũng không thể chịu nổi những con người hàng xóm họ cố gây những ồn ào khiến không một ai có thể được yên ngay trong nhà của mình. Vì tiếng chát chúa, bùm bùm của tiếng nhạc, của tiếng hát của người thích hát bắt thiên hạ phải nghe. Tuy dù có hát dở như hát nhạc đám ma mà người hàng xóm chê thế là có án mạng xảy ra, v.v…
 
Chúng ta sống trong một xã hội mà người xem thì đông còn người ra tay giúp đỡ thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sở dĩ đám đông kéo đến xem là vì sự hiếu kỳ chớ chẳng phải vì lòng nhân ái; đứng xem lại không quên quay phim từ đầu đến cuối để xem trong họ ai sống, ai chết?. Có máu me đầy mình không?. Có bị xe cán lên ngang người, dập tay dập chân, óc có bể nát hay không? v.v… Rồi thì coi xong thỏa mãn sự hiếu kỳ, có quay phim đầy đủ để về mà còn up load lên nhà Fb của mình cho mọi người xem nữa chứ!?.
 
Xem ra con người từ mấy ngàn năm qua đến nay cũng vẫn không thay đổi. Trong suốt thời gian Chúa Giêsu đi Rao Giảng Tin Mừng thì bao giờ cũng có số đông con người ta đi theo nghe Chúa giảng dạy. Họ hiếu kỳ muốn biết Chúa dạy gì mà thiên hạ chịu nghe đến thế? Thực tế thì những người chịu nghe Chúa Giêsu là những người kém cỏi, nghèo khổ, thiếu trí thức trong xã hội thời bấy giờ. Còn những người gọi là có học thức, có ít nhiều quyền hành, có ít nhiều chức vụ thì những Lời Chúa dạy xem ra rất chói tai, chẳng những họ bỏ đi mà họ còn quyết tâm tìm bắt giết Ngài cho được.
 
Vì những Lời Chúa dạy xem ra không mang lợi ích gì cho giới trí thức này, vì họ sợ dân chúng bỏ đi theo Ngài hết thì còn gì danh tiếng? Còn gì là lợi nhuận mà họ thâu góp hằng tuần từ những người nghèo khổ này xem ra đã nuôi sống họ và gia đình họ chớ Chúa có được hưởng bổng lộc gì đâu?. Trong cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu suốt 14 chặng đường lên núi Sọ ai trong chúng ta cảm nhận được mình là tất cả những nhân vật từ người la hét “Đóng đinh nó”, cho đến tra tấn đánh đập, đội mão gai lên đầu, lấy áo Ngài và chia cho nhau; nhạo báng Chúa, nhổ nước bọt vào mặt Chúa?.
 
Ai trong chúng ta đã bắt Ngài vác Thánh Giá, đóng đinh Chúa, cho Ngài uống nước dấm, thách thức Ngài và đâm vào cạnh sườn Ngài cho đến khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng. Ai trong chúng ta giống tông đồ Giuda bán rẻ Chúa để lấy 30 đồng bạc? Giống tông đồ Phêrô đã chối Chúa đến những 3 lần trước khi gà gáy? Và ai đã giống tất cả mọi tông đồ khác là trốn mất biệt vì sợ bị liên lụy đến tánh mạng của mình?. Còn ai trong chúng ta có được một chút hạnh phúc để cùng chia sẻ với Chúa là phụ vác Thánh Giá một quãng ngắn như ông Simon?.
 
Hay giống tất cả các bà đã đi theo Chúa suốt 14 chặng đường để khóc thương Chúa trong ngày Ngài bị hành quyết như một tội nhân? Vì rằng Ngài sẽ không còn sống với họ nữa trong những tháng ngày tới. Chúng ta hãy quỳ gối xuống, thành tâm khóc thương cho chính mình, cho tội lỗi của mình và cho con cái cháu chắt của mình như Lời Chúa Giêsu đã nhắn gởi một phụ nữ trên đường lên núi Sọ.
 
Có phải đó là những hành động có dã tâm khi chúng ta hằng ngày muốn lên án người anh chị em của mình vì sợ rằng quyền lợi của mình bị mất không? Trong khi một tư tưởng xấu họ cũng không có. Xin Thiên Chúa tha tội cho chúng con, giúp chúng con biết mở lòng mở trí, mở trái tim chỉ dạy cho chúng con biết sống trong lẽ phải, trong sự thật và trong sự công bằng. Cũng xin Thiên Chúa tha thứ tội lỗi, thay đổi chúng con trở nên con cái ngay thẳng chân thật của Chúa để Nước Trời mới là cùng đích, là Nơi chúng con khao khát được đến. Amen.
 
 
Y Tá của Chúa,
Tuyết Mai
19 tháng 4, 2019
Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 

n

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lá Năm C

Video Player
 
00:00
 
01:03:32
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA


  • Chi Tran
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    14/04/22 THỨ NĂM TUẦN THÁNH
    Thánh lễ Tiệc Ly
    TIN MỪNG Ga 13, 1-15

    RỬA CHÂN ĐỂ HIỆP NHẤT

    “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.” (Ga 13,14)

    Suy niệm/SỐNG: 1/ Trong bữa Tiệc Ly, khi lập bí tích Thánh Thể, Chúa Giê-su cầu nguyện cho các môn đệ được hiệp nhất và trước đó, Ngài rửa chân cho họ. Khi biến đổi Bánh và Rượu nên Mình và Máu, Ngài dặn dò các ông: “Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy,”

    2/ Khi rửa chân cho các ông Ngài cũng căn dặn như thế: “Anh em hãy làm như Thầy đã làm cho anh em. Đây chắc chắn là những việc thiết yếu nhất mà Ngài muốn trối lại cho các môn đệ.

    3/ Nhờ tiếp rước Mình và Máu Thánh Ngài mà các môn đệ được nên một với nhau trong Thân Mình mà Ngài là đầu. Nhưng chỉ có thể làm được như thế khi trước tiên các ông biết “rửa chân cho nhau.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: 1/ Sự hiệp nhất là giá trị sống còn mà cộng đoàn luôn luôn phải trân quý. Nhưng không thể đạt được điều đó nếu mỗi người không biết khiêm tốn để nhận ra giá trị của người anh em mình, cả nơi những người yếu kém nhất.

    2/ Thế nhưng, thật khó để làm điều đó, bởi vì người ta thích dìm người khác xuống để tôn mình lên và để thoả mãn cái tôi kiêu ngạo của mình.

    3/ Hành vi ‘thị phạm’ ấn tượng của Chúa ‘cúi xuống rửa chân’ cho chính môn đệ của Ngài là lời nhắc nhở rằng khiêm tốn phục vụ là đòi hỏi khẩn thiết để có được hiệp nhất và dù khó, đó là điều có thể thực hiện được.

    Sống Lời Chúa: Thay vì nói xấu người khác, bạn tập khám phá những ưu điểm của nhau.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, NHỜ ƠN CHÚA GIÚP chúng con QUYẾT TÂM bước theo Chúa trên con đường thập giá, biết hy sinh gạt bỏ những chướng ngại, nối kết lại những khoảng cách với anh chị em, trong khiêm tốn, yêu thương, phục vụ LÀ RỬA CHÂN CHO NHAU. Amen.

     gpcantho

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NỘI NGUYỄN - ĐẠI LỄ PHỤC SINH

  •  
    Song Loi Chua
     

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA HÔM NAY

    CHÚA NHẬT ĐẠI LỄ PHỤC SINH NĂM C (17/4/2022)

    TIN CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ PHỤC SINH

    & LÀM CHỨNG CHO NIỀM TIN ẤY

    [Cv 10, 34a.37-43; Cl 3,1-4; Ga 20,1-9]

     

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Nếu đặt mình vào hoàn canh của các Tông đồ vác các môn đệ của Chúa Giê-su Na-gia-rét thì chúng ta mới thấy sự thay đổi vô tiền khoáng hậu trong tâm trí và khung cảnh tôn giáo ở Giê-ru-sa-lem trong  những ngày đấu của bến cố Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết. Niềm vui Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh tạo nên nỗi háo hức làm chứng cho Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh. Từ ngày ấy, hai việc TIN CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ ĐÃ PHỤC SINH & LÀM CHỨNG CHO NIỀM TIN ẤY luôn đi cùng nhau, không bao giờ tách lìa nhau. Chỉ sau này, và nhất là ngày nay, mới có sự tách rời giữa hai hành động ấy, vì có nhiều Ki-tô hữu tin mà không làm chứng. 
    Hôm nay Hội Thánh mừng kính trọng thể Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh và mời gọi chúng ta nhìn lại xem: 
    (a) Mỗi người chúng ta đã là chứng nhân đích thực của Chúa Ki-tô Phục Sinh chưa? 
    (b) Chúng ta cần phải làm gì hơn nữa để làm chứng cho lòng tin của chúng ta vào Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh?

     

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1 Trong bài đọc 1 (Cv 10, 34a.37-43): “Chúng tôi đã  ăn uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại”  Trong những ngày ấy, Phêrô lên tiếng nói rằng: "Như anh em biết điều đã xảy ra trong toàn cõi Giuđêa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nadarét. Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu cho Người. Người đi khắp nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỷ ám, bởi vì Thiên Chúa ở cùng Người. Và chúng tôi, chúng tôi là chứng nhân tất cả những gì Người đã làm trong nước Do-thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đã giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đã cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng Thiên Chúa đã tuyển chọn trước, chính chúng tôi đã ăn uống với Người sau khi Người từ cõi chết sống lại. Và Người đã truyền cho chúng tôi rao giảng cho toàn dân và làm chứng rằng chính Người đã được Thiên Chúa tôn làm quan án xét xử kẻ sống và kẻ chết. Mọi tiên tri đều làm chứng về Người rằng: Tất cả những ai tin vào Người, thì nhờ danh Người mà được tha tội".

    2.2 Trong bài đọc 2 (Cl 3,1-4): “Anh em hãy tìm kiếm những sự trêb trời, nơi Đức Ki-tô đang ngự”  Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Kitô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Đức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang.

    Hoặc đọc:1 Cr 5, 6b-8

    "Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự" Anh em thân mến, anh em không biết sao?: chỉ một tí men là đã đủ làm dậy men cả khối bột! Anh em hãy tẩy trừ men cũ để nên bột mới; anh em là bánh không men. Vì Chiên Vượt Qua của ta, là Đức Kitô, đã chịu sát tế. Cho nên ta hãy mừng lễ, đừng với men cũ, và men gian tà, ác độc, nhưng là với Bánh không men của lòng tinh tuyền và chân thật.

    2.3 Trong bài Tin Mừng (Ga 20,1-9): “Người phải sống lại từ cõi chết” Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời còn tối và bà thấy tảng đá đã được lăn ra khỏi mồ, bà liền chạy về tìm Simon-Phêrô và người môn đệ kia được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: "Người ta đã lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đã để Thầy ở đâu". Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước. Ông cúi mình xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy Simon-Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn này không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào, dù ông đã tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, vì chưng các ông còn chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, thì Người phải sống lại từ cõi chết.Đó là lời Chúa.

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP CỦA THIÊN CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân dung của Thiên Chúa

    3.1.1 Bài đọc 1 (Cv 10, 34-43) là một chứng từ rất quan trọng của Thánh Phê-rô, vị tông đồ trưởng, người trong cuộc Thương Khó của Thầy mình, đã chối bỏ căn tính của Thầy và chối bỏ cả mối tương quan sư-phụ của Thày với mình. Có lẽ vì lúc đó, ông Phê-rô vừa chưa đủ tin tưởng ở Thày vừa sợ những kẻ thù của Thầy. Nhưng sau khi đã tin và cảm nghiệm Thầy đã trỗi dậy từ cõi chết như Lời Thánh Kinh thì ông  đã mạnh dạn và hăng hái tuyên xưng lòng tin của mình và can đảm làm chứng cho căn tính và sứ mạng của Thầy. Lời chứng của Phê-rô vừa mang tính cá nhân vừa mang tính cộng đoàn, cộng đoàn các môn đệ và tín hữu thời kỳ đầu của Ki-tô giáo.

    Trong đoạn Sách Cv 10,34a.37-43 trên chúng ta thấy rõ chân dung, vai trò và sứ mạng của Chúa Giê-su Ki-tô trước và sau Khổ Nạn Thập Giá: “Đức Giê-su xuất thân từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người. Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính Giê-ru-sa-lem. Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đã tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đã được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cõi chết sống lại. Người truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân, và long trọng làm chứng rằng chính Người là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét xử kẻ sống và kẻ chết. Tất cả các ngôn sứ đều làm chứng về Người và nói rằng phàm ai tin vào Người thì sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội."

     

    3.1.2 Bài đọc 2 (Cl 3,1-4) là lời khuyên của Thánh Phao-lô Tông Đồ về định hướng và cách sống mà những người tin theo Chúa Ki-tô Phục Sinh phải có. Đó là “hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ không chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.”

    Trong đoạn Thư Cô-lô-xê 3,1-4 trên, chúng ta thấy sau khi hoàn thành công trình cứu rỗi nhân loại, Chúa Giê-su ngự bên hữu Chúa Cha, ban sự sống của Thiên Chúa cho mọi người và sẽ xuất hiện trong vinh quang để đem vinh quang cho những ai sống theo Người. Ngự bên hữu Chúa Cha vừa có nghĩa là Chúa Giê-su là Thiên Chúa như Chúa Cha vừa có nghĩa là Chúa Giê-su được Chúa Cha tôn vinh (thưởng công).

     

    3.1.3 Bài Tin Mừng (Ga 20,1-9) là tường thuật những gì xẩy ra vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, tức vào sáng Chúa Nhật Phục Sinh của Hội Thánh chúng ta ngày nay. Những việc xẩy ra có liên quan mật thiết tới ba con người gần gũi nhất với Chúa Giê-su Na-da-rét. Đó là bà Ma-ri-a Mác-đa-la, ông Phê-rô và ông Gio-an. Bà Ma-ri-a Mác-đa-la là người đầu tiên phát hiện ngôi mộ trống. Bà chạy về báo cho hai môn đệ thân tín nhất của Thầy. Hai ông này lập tức chạy tới mộ, cũng thấy ngôi mộ trống, không thấy Thầy Giê-su đâu cả, chỉ thấy vải liệm còn trong mộ. Nhưng ông Gio-an và ông Phê-rô đã tin là Thầy Giê-su đã sống lại như lời Thánh Kinh.

    Trong Bài Phúc Âm Ga 20,1-9 chúng ta không thấy Chúa Giê-su, mà chỉ thấy những dấu vết, những chứng tích của Người mà thôi. Chỉ có bấy nhiêu thì chưa đủ làm cơ sở cho Niềm Tin Phục Sinh. Tin Mừng Phục Sinh gắn liền với những lần hiện ra của Chúa Giê-su cũng như những lời giáo huấn và hành động của Đấng Phục Sinh.

    3.2 Sứ điệp của Lời Chúa: Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là Tin Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh & Làm Chứng cho Chúa Ki-tô Phục Sinh như lời của Thánh Gio-an trong Sách Phúc Âm (Ông đã thấy và đã tin) và của Thánh Phê-rô trong Sách Công Vụ Tông Đồ (Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm….).

    Làm chứng hay thể hiện lòng tin bằng tâm tình, thái độ, cử chỉ, lời nói và việc làm. Làm chứng hay thể hiện lòng tin không chỉ trong thánh đường, mà còn trong gia đình và/nhất là ngoài xã hội.

    IV. SỐNG VỚI THIÊN CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

    4.1 Sống với Thiên Chúa: Là Cha của Đức Giê-su, Đấng đã làm cho Đức Giê-su trỗi dậy từ cõi chết và siêu tôn Người vì Người đã vâng lời chịu chết để cứu nhân loại;

    Là Chúa Ki-tô Phục Sinh vinh hiển sau cuộc Khổ Nạn Thập Giá.

     

    4.2 Thực thi Sứ điệp của Lời Chúa: Để thực thi sứ điệp của Lời Chúa hôm nay, tôi nhìn lại xem cách sống đức tin của tôi hiện nay có thực sự là của một chứng nhân của Chúa Ki-tô Phục Sinh không?

    Nói cách cụ thể hơn, những người tiếp xúc, gặp gỡ tôi hằng ngày có nhận ra tôi là môn đệ của một Đấng Thiên Chúa nhập thể làm người, chết và phục sinh để cứu độ nhân loại không?

    Nếu tôi chưa đích thực là một chứng nhân của Chúa Ki-tô Phục Sinh, thì tôi phải làm gì hơn nữa?

     

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

    5.1 «Đức Giê-su xuất thân từ Na-da-rét, Thiên Chúa đã dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi vì Thiên Chúa ở với Người» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các dân tộc sống trên mặt địa cầu này để càng ngày càng có nhiều người khám phá ra Đức Giê-su là Thiên Chúa và tin theo Người.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con! 

     

    5.2 «Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do Thái và tại chính Giê-ru-sa-lem. Họ đã treo Người lên cây gỗ mà giết đi. Ngày thứ ba, Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tất các cả các Ki-tô hữu, cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế, để mọi người tín hữu nhiệt tâm làm chứng cho Chúa Giê-su Ki-tô chết và phục sinh.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con! 

     

    5.3 «Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới» Chúng ta hãy cầu xin Chúa những người sống theo chủ nghĩa vô thần duy vật và thực dụng để họ tin là có một thế giới vô hình siêu việt, tin có Thiên Chúa là thần linh tối thượng.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con! 

     

    5.4 «Ông đã thấy và đã tin» Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta, nhất là cho những người tham dự Thánh Lễ này, để ai nấy cảm nghiệm được sự hiện diện và hành động nhiệm mầu của Chúa Ki-tô Phục Sinh trong cuộc đời mnình mà làm chứng cho Người!

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhậm lời chúng con! 

     

    Sàigòn ngày 13 tháng 4 năm 2022

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.              

           

     

    --

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     



    5 PHÚT LỜI CHÚA

    11/04/22 THỨ HAI TUẦN THÁNH


    TIN MỪNG Ga 12, 1-11

     TÌNH YÊU ‘PHUNG PHÍ’

    Cô Ma-ri-a lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên chất và quý giá xức chân Đức Giê-su, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực nức mùi thơm. (Ga 12,3)

    Suy niệm/SỐNG: Thông thường, người ta chỉ cần dùng vài giọt tinh dầu là đủ tạo ra mùi thơm. Tuy nhiên, trong bữa tiệc tại Bê-ta-ni-a diễn ra sáu ngày trước Lễ Vượt Qua, cô Ma-ri-a đã lấy một cân dầu thơm hảo hạng – dung lượng tương đương một lít – để xức chân Đức Giê-su.

    Đây là số lượng quá lớn so với mức cần thiết. Hơn nữa, dầu thơm của Ma-ri-a là dầu nguyên chất, quý giá, đáng ba trăm quan tiền – tức là bằng với số lương của một năm lao động.

    Sự ‘phung phí’ của Maria diễn tả tình yêu tình yêu lớn lao vô bờ của cô dành cho Thầy Giê-su. Có thể nói rằng Ma-ri-a muốn dâng cho Chúa tất cả những gì cô có. Tình yêu đích thực thì sẵn sàng ‘phung phí’!

    Mời Bạn CHIA SẺ: Đức Giáo hoàng Bê-nê-đíc-tô XVI có lần nói rằng những ai chỉ chăm chăm làm vừa đủ bổn phận thì không phải là Ki-tô hữu đích thực.

    Thiên Chúa không bao giờ tính toán các ân huệ Ngài ban. Ngài sẵn sàng ‘phung phí’ ngay cả Con Một yêu dấu của mình để đem ơn cứu độ cho trần gian.

    Vì thế, chúng ta hãy quảng đại ‘phung phí’ cho Chúa tất cả những gì mình có như thời gian, khả năng, vật chất…

    Sống Lời Chúa: Trong Tuần Thánh này, tôi gia tăng các việc bác ái và làm với tất cả lòng yêu mến.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    “Lạy Chúa Giê-su, xin dạy con biết sống quảng đại. Biết phụng sự Chúa cho xứng đáng. Biết cho đi mà không cần tính toán. Biết chiến đấu mà không sợ thương tích.

    Biết làm việc mà không tìm an nghỉ.Biết hy sinh mà không chờ một phần thưởng nào khác, ngoài sự nhận biết là con đã làm theo thánh ý Chúa mà thôi. Amen.”

    gpcantho 

     
     

Subcategories