3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM TRẦN NGÀ - ĐBĐM

BỀN GAN CHIẾN ĐẤU ĐẾN CÙNG

Vô vàn cám dỗ phát xuất từ tiền tài, danh vọng, địa vị chức quyền, lạc thú… vây bọc quanh ta và liên tục tấn công từ mọi phía.

 

Cám dỗ rất mạnh mẽ

Cám dỗ có thể từ bên ngoài thâm nhập vào con người qua các giác quan.

Cám dỗ cũng ẩn sâu trong cõi lòng và tác động từ bên trong như tham lam, kiêu căng, giận hờn, ghen ghét…

Cám dỗ xô đẩy con người xuống vực sâu tội lỗi bằng hai lực: lực kéo và lực đẩy, vừa lôi kéo từ bên ngoài vừa thúc đẩy từ bên trong; vì thế, con người khó lòng chống cự nổi.

Thế là con người phải luôn luôn đương đầu với vô vàn cám dỗ mạnh mẽ có sức hủy diệt nhân cách và phẩm chất của mình.

 

Cám dỗ rất đáng sợ

Cám dỗ có thể xui khiến con cái giết cha mẹ để chiếm đoạt tiền bạc, có thể khiến anh em một nhà chia rẽ xích mích vì tranh chấp đất đai tài sản, biến những công chức thanh liêm trở thành quan tham, thậm chí có thể biến những nhà tu hành thành người bất chính…

Cám dỗ có thể biến đổi người lương thiện trở thành những tên đạo tặc, cướp của giết người;

Cám dỗ có thể khiến nhiều tuổi thơ trong trắng sớm trở thành người hư hỏng sa đọa, biến người hiền lành trở nên độc ác…

Khủng khiếp nhất là cám dỗ có thể biến các lãnh tụ độc tài tham lam trở thành những tên xâm lược, sẵn sàng thí bỏ hàng triệu sinh mạng con người để củng cố quyền lực và xâm chiếm tài nguyên.

 

Cám dỗ không buông tha bất cứ ai

Cám dỗ không chừa bất cứ ai. Các môn đệ Chúa Giê-su ngày xưa cũng bị cám dỗ ngồi bên tả, bên hữu chiếc ngai vàng mà họ tưởng là Thầy Giê-su sắp chiếm lấy (Mc 10,37).

Ngay cả Chúa Giê-su cũng không thoát khỏi những cơn cám dỗ trong cuộc đời. Mặc dầu Ngài thực sự là Thiên Chúa nhưng đồng thời Ngài cũng hoàn toàn là con người như chúng ta, nên “cũng phải chịu trăm chiều thử thách y như ta” (Do-thái 4,15).

Bài Tin mừng hôm nay đề cập đến ba cơn cám dỗ Chúa Giê-su phải chịu trong hoang địa.

Cám dỗ thứ nhất là sử dụng quyền lực thần linh để biến đá thành cơm bánh (Lc 4,3).

Cám dỗ thứ hai là làm vua toàn thế giới, “toàn quyền cai trị các nước thiên hạ cùng với vinh hoa lợi lộc của các nước này” (Lc 4, 5-7).  Cám dỗ nầy còn được lặp lại khi dân chúng muốn tôn Chúa Giê-su làm vua (Gioan 6,15).

Cám dỗ thứ ba là dùng quyền phép để thu phục nhân tâm, chẳng hạn như đứng trên “nóc Đền thờ Giê-ru-sa-lem rồi gieo mình xuống” an toàn, khiến cho mọi người khâm phục và tin theo (Lc 4, 9-11).

Dù bị cám dỗ về mọi mặt y như chúng ta, nhưng Chúa Giê-su không bao giờ thua trận. Ngài chiến thắng tất cả mọi thứ cám dỗ cách vẻ vang.

 

Tỉnh thức và cầu nguyện cho khỏi cơn cám dỗ

Vì cám dỗ có thể đến từ mọi phía nên chúng ta phải luôn tỉnh táo để không bị chúng bất thần xông tới hủy diệt chúng ta.

Vì cám dỗ có tính cách trường kỳ, chỉ chấm dứt khi con người tắt thở nên chúng ta phải thường xuyên rèn luyện để có thể bền gan chiến đấu đến cùng.

Vì cám dỗ có thể hủy diệt những phẩm chất cao đẹp của con người và biến người ta thành nô lệ cho dục vọng đen tối, cho bản năng hư hèn… nên chúng ta phải luôn cầu nguyện xin Chúa giúp sức, không để cho mình ngã gục.

 

Lạy Chúa Giê-su,

Khi bị cám dỗ trong hoang địa, Chúa đã vận dụng lời Kinh thánh như một vũ khí lợi hại để chiến đấu và chiến thắng. Xin cho chúng con noi gương Chúa, siêng năng suy niệm Lời Chúa hằng ngày, để Lời Chúa trở nên vũ khí bảo vệ và che chở chúng con khi phải đối mặt với bao cám dỗ trong cuộc đời. Amen.

 

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

 

Tin mừng theo Thánh Luca (Lc 4, 1-13)

 

Khi ấy, Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, liền rời vùng sông Giođan và được Thánh Thần đưa vào hoang địa ở đó suốt bốn mươi ngày, và chịu ma quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn gì và sau thời gian đó, Người đói. Vì thế, ma quỷ đến thưa Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy truyền cho đá này biến thành bánh đi”. Chúa Giêsu đáp: “Có lời chép rằng: Người ta không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà còn bằng lời Chúa nữa”.

Rồi ma quỷ lại đem Người lên cao hơn cho xem ngay một lúc tất cả các nước thiên hạ và nói với Người rằng: “Tôi sẽ cho ông hết thảy quyền hành và vinh quang của các nước này, vì tất cả đó là của tôi và tôi muốn cho ai tuỳ ý. Vậy nếu ông sấp mình thờ lạy tôi, thì mọi sự ấy sẽ thuộc về ông!” Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: “Có lời chép rằng: Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một mình Người thôi”.

Rồi ma quỷ lại đưa Người lên Giêrusalem, để Người trên góc tường cao đền thờ và bảo rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, thì hãy gieo mình xuống, vì có lời chép rằng: “Chúa sẽ truyền cho Thiên Thần gìn giữ ông!” Và còn thêm rằng: “Các vị đó sẽ giơ tay nâng đỡ ông khỏi vấp phải đá”. Chúa Giêsu đáp lại: “Có lời chép rằng: Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi!” Sau khi làm đủ cách cám dỗ, ma quỷ rút lui để chờ dịp khác.

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

n

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 1 Mùa Chay C

Video Player
 
00:00
 
19:41
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


    5 PHÚT LỜI CHÚA
    04/03/22 THỨ SÁU SAU LỄ TRO 
    (Kiêng thịt14 tuổi trở lên)

    Thứ Sáu Đầu Tháng: Đền tạ Trái Tim Chúa Giêsu

    Thánh Casimirô, Hoàng tử  (1458-1464)


    TIN MỪNG Mt 9,14-15

    RƯỢU MỚI TRONG BẦU DA MỚI

    Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay.” (Mt 9,15)

    Suy niệm/SỐNG: Mọi tôn giáo, mọi trường phái tu đức trên thế giới, đều luôn coi khổ hạnh là một đòi buộc nhất thiết phải có trên con đường tu luyện, phát triển tâm linh.

      Khổ hạnh giúp con người vượt ra khỏi lối sống cũ mòn của thói quen, để khai mở một con đường mới vượt lên trên sức ì của bản tính tự nhiên.

      Ăn chay là một hình thức khổ hạnh thông thường nhất bởi lẽ nó đụng chạm đến toàn thể cuộc sống con người. Khi Chúa Giêsu đến, Ngài là chàng rể trong bữa tiệc thiên quốc mà thế giới hướng về.

      Ngài đã khai mở một “con đường hoàn toàn mới,” là chính Ngài: “Thầy là đường là sự thật và là sự sống”.

      Cho nên, kể từ đây, mọi sự và cả việc ăn chay, cầu nguyện cũng phải được quy hướng về Ngài mới có giá trị.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Mọi việc làm có ý nghĩa nhiều hay ít, phần lớn là do ý hướng của người làm việc đó. Sống thánh thiện trước mặt Chúa không chỉ là không làm việc gì xấu.

      Ngay cả những việc xét khách quan là tốt (làm việc bác ái từ thiện chẳng hạn) nếu như được làm với ý hướng sai lệch (làm vì tự ái, hư danh…) thì cũng mất đi ý nghĩa, giá trị.

      Rượu mới phải đổ vào bầu da mới; cũng thế, việc tốt phải làm với ý hướng tốt, nghĩa là qui hướng tất cả về Chúa.

    Sống Lời Chúa: Thánh hoá đời sống hằng ngày của mình bằng cách trước khi làm bất cứ việc gì bạn dừng lại và dâng lên Chúa công việc bạn sắp làm.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN

    Lạy Chúa Giêsu, Chúa là đường là sự thật và là sự sống, con xin quy hướng mọi sự trong cuộc sống của con về Chúa. NHỜ ƠN CHÚA, CON QUYẾT TÂM đón nhận và thánh hóa cuộc đời con. Amen.

    GPCANTHO
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran
     
     
     


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    02/03/22 THỨ TƯ LỄ TRO

    Ăn  Chay  (18-59 tuổi). Kiêng Thịt  (14 tuổi trở lên)


    TIN MỪNG Mt 6,1-6.16-18

    BÍ QUYẾT ‘KÍN ĐÁO’

    Khi ăn chay, nên rửa mặt cho sạch, chải đầu cho thơm, để không ai thấy là anh ăn chay ngoại trừ Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.” (Mt 9,15)

    Suy niệm/SỐNG: Thời Cựu Ước, dân Chúa quen dùng các lễ nghi thanh tẩy, hiến tế để đền tội và cầu xin ơn tha tội.

      Nhờ lời giảng dạy của các Ngôn sứ mà dân Chúa đã dần dần có thêm những hình thức khác như bố thí, cầu nguyện và ăn chay để đền tội. Mục đích của các việc này là bày tỏ lòng sám hối, từ bỏ tội lỗi để quay về với Thiên Chúa.

      Tuy nhiên, người ta đã dừng lại ở những việc làm hình thức bên ngoài. Để có tấm lòng đạo đức sâu xa đích thực, Chúa Giêsu dạy các môn đệ bí quyết ‘kín đáo’: bố thí ‘kín đáo.

      Cầu nguyện ‘kín đáo’, ăn chay ‘kín đáo’ không phải vì muốn che dấu mà vì Cha là Đấng hiện diện nơi ‘kín đáo’, thấu suốt những gì ‘kín đáo’ sẽ nhận biết và thưởng công xứng đáng.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Mùa chay thánh này, bố thí, cầu nguyện, ăn chay là những điều cần thiết phải thực hiện, nhưng phải làm đồng thới với việc từ bỏ chính mình, từ bỏ lối sống ích kỷ để quy hướng mọi sự về Cha.

      Như thế, chúng ta sẽ thực hiện những việc đạo đức trên trong một tâm trạng hân hoan của người con được trở về cùng Cha.

    * Bạn làm cách nào để bố thí, cầu nguyện, ăn chay theo tinh thần Chúa dạy?

    Sống Lời Chúa: Thực hiện các việc đạo đức (cầu nguyện, ăn chay, làm việc bác ái) với lòng yêu mến và sám hối.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN

    Lạy Chúa Giêsu, xin hoán cải tâm hồn con. NHỜ ƠN CHÚA ĐÁNH ĐỘNG, CON QUYẾT TÂM quay trở về với Cha để sống niềm hân hoan hạnh phúc trong tình yêu tha thứ vô bờ bến của Cha. Amen.

    GPCANTHO
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    03/03/22 THỨ NĂM SAU LỄ TRO

    Thánh Catherine Drexel, đồng trinh (Hoa Kỳ)


    TIN MỪNG Lc 9,22-25

    ĐIỀU LỰA CHỌN CƠ BẢN

    Người nào được cả thế giới mà phải đánh mất chính mình hay phải thiệt thân, thì nào có lợi gì.” (Lc 9,25)

    Suy niệm/SỐNG: Sống là chọn, nhưng với điều kiện phải chọn đúng. Chọn sai là:  – chọn cái lợi trước mắt mà quên cái hại sau lưng; – chọn cái mau qua mà bỏ cái lâu bền.

      Lời Chúa cảnh báo chúng ta về một cách chọn lựa sai từ cơ bản: chọn cả thế giới mà đánh mất chính mình. Và đánh mất chính mình là mất tất cả. Đối lại, Chúa mời chúng ta chọn theo cách của Chúa:

      - để cứu được chính mình thì phải dám bỏ mình vì Chúa và vì Tin Mừng. Chính Người cũng chọn như thế: Con Người phải chịu đau khổ, bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy” (c. 22).

    Mời Bạn CHIA SẺ: Bạn có dám tin lời Đức Ki-tô không? Lời đó có vẻ “nghịch lý” thật đấy.

      Nhưng hạt lúa chẳng phải mục nát đi rồi mới trổ sinh nhiều bông hạt đấy sao? Và chẳng phải chính Đức Ki-tô đã thực hiện đúng như lời Người đã nói đấy sao?

      Chẳng phải Người đã chịu chết và ngày thứ ba Người đã sống lại như lời đã báo trước đấy sao? Nhưng điều quan trọng hơn, bạn có dám làm theo lời Đức Ki-tô không?

      Mời bạn trả lời những vấn nạn trên, để xác tín về chọn lựa cơ bản của mình và nhất là đáp trả bằng tất cả cuộc sống của mình.

    - Lối sống thực dụng và hưởng thụ ngày nay đang làm cho người ta đánh mất chính mình như thế nào?

    Sống Lời Chúa: Bạn hãy ngồi ít phút trong trạng thái thật thư thái – một mình càng tốt – để suy nghĩ, thật nghiêm túc, về một việc bạn sắp làm, xem việc đó có phải là một chọn lựa đúng, theo tiêu chuẩn của Đức Ki-tô không.

    Cầu nguyệnLạy Chúa, Chúa chính là gia nghiệp của con. Vận mạng con chính Ngài nắm giữ.

    GPCANTHO
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA  

    01/03/22 THỨ BA TUẦN 8 TN

    TIN MỪNG Mc 10,28-31

    BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO THẦY GIÊSU

    Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy !” (Mc 10,28)

    Suy niệm/SỐNG: Nếu tính toán theo kiểu “cân-đong-đo-đếm,” thì quả thật để làm môn đệ Chúa, chúng ta  phải bỏ rất nhiều: bỏ thời giờ để cầu nguyện; bỏ công sức, tiền của để làm việc bác ái; bỏ ý riêng để sống đức vâng lời; bỏ nhiều món lợi rất dễ ‘ăn’ để thực thi công bình…

      Kẻ dâng mình cho Chúa trong đời sống tu trì phải từ bỏ hạnh phúc lứa đôi; người cam kết trong bậc gia đình cũng phải từ bỏ ý riêng ích kỷ để lo cho gia đình…

      Nhiều khi chúng ta không bỏ nổi, hoặc vừa bỏ vừa tiếc, là vì chúng ta vẫn còn theo cách tính toán của thế gian: ‘Thầy coi’ tôi bỏ như vậy rồi thì tôi được cái gì?

      Chúng ta làm như thể Chúa phải “bồi thường thoả đáng” cho chúng ta đã, rồi chúng ta mới bỏ mọi sự mà theo Chúa vậy!

    Mời Bạn CHIA SẺ: Người ta chỉ bỏ cái này để lấy cái kia khi biết cái kia quý hơn cái này. Nếu Bạn chỉ bỏ những thứ mà Bạn thừa thãi, thì cái bỏ đó liệu có giá trị gì?

      Bởi đó, Chúa nói rõ ‘Bỏ… vì Thầy và vì Tin Mừng’. Muốn bỏ cho có giá trị, muốn bỏ mà lòng vẫn vui, Bạn và tôi phải yêu mến Chúa và Tin Mừng hơn tất cả mọi sự khác.

    - Chúa Giêsu từ bỏ mọi sự, “huỷ mình ra không” (= kenosis) khi chịu đóng đinh thập giá. Chúa là gương mẫu từ bỏ cho chúng ta như thế nào?

    Sống Lời Chúa: Làm một việc bác ái, dành một phút thinh lặng để hướng về Chúa, có một ý nghĩ cao đẹp… ĐỂ HƯỚNG VỀ CHÚA, ĐỂ YÊU MẾN Chúa.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN:

     Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã vâng lời Chúa Cha cho đến chết và chết trên thập giá, để cho con được sống đời đời. NHỜ ƠN CHÁ TAC ĐỘNG con QUYẾT TÂM SỐNG CAN đảm, dám từ bỏ mọi sự vì lòng yêu mến Chúa và vì anh chị em con. Amen.

    ---------------------------------------------

     

Subcategories