3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA - THỨ BẢY

  •  
    Chi Tran

     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    27.11.21  THỨ BẢY TUẦN 34 TN

    TIN MỪNG Lc 21,34-36

    ĐỪNG CHÈ CHÉN SAY SƯA

     “Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời.” (Lc 21,34)

    Suy niệm/SỐNG: Ngày cuối năm Phụng Vụ, một chu kỳ khép lại với sứ điệp Tin Mừng nói về thời chung cuộc kèm theo tiếng gọi tỉnh thức và lời cảnh báo rất cụ thể: đừng để lòng mình “ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời”. 

    Ngày hôm nay, lời này của Chúa vẫn nóng hổi – không chỉ vì sứ điệp của Chúa hẳn nhiên luôn còn nguyên tính mới mẻ, mà còn vì hình ảnh “chè chén say sưa” Chúa dùng ở đây chính là một trong những hình ảnh vẫn đập vào mắt chúng ta hằng ngày từ đầu đường đến cuối chợ, từ thành thị đến thôn quê.

    Báo Lao Động, ngày 7.11.2012, đưa tin: Việt Nam là nước tiêu thụ bia số một ASEAN; trong năm 2011 dân Việt Nam uống hết 2,6 tỉ lít bia, chưa kể rượu, vượt xa hai nước xếp hạng tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Quả là bức tranh buồn cho đất nước này và – dĩ nhiên – cho Giáo hội tại đất nước này.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Nghĩ đến những cảnh “chè chén say sưa” “thường ngày ở huyện” đó – mà bạn có phải là một thành phần trong các cảnh đó không?

    Thay vì tăng thêm tình thân thì ngược lại biết bao hệ luỵ tệ hại nối tiếp sau các cuộc nhậu như thế.

    Là môn đệ của Chúa Giêsu, hẳn chúng ta sẽ chọn làm theo lời Ngài, không thể rập theo đám đông được.

    Sống Lời Chúa: Hôm nay và trong suốt Mùa Vọng sắp tới, tôi quyết tâm tiết chế rượu bia nói riêng và việc tiêu xài hưởng thụ nói chung.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN

    Lạy Chúa Giêsu, Chúa dạy con chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa. NHỜ ƠN CHÚA Chúa giúp con QUYẾT TÂM tiết chế trong ăn uống và trong mọi hình thức hưởng thụ khác, để lòng con luôn thanh thản, vui sống trong Chúa.

     

     

    GPMYTHO

     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - TGP SAIGON - TGP SAIGON

  •  

    Thứ Sáu tuần 34 Thường niên năm I - Tỉnh thức chờ đợi (Lc 21,29-33)

    Tin mừng: Lc 21, 29-33

    29 Đức Giê-su kể cho các môn đệ nghe một dụ ngôn: “Anh em hãy xem cây vả cũng như tất cả những cây khác. 30 Khi cây đâm chồi, anh em nhìn thì đủ biết là mùa hè đã đến gần rồi. 31 Anh em cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, thì hãy biết là Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.

    32 Thầy bảo thật anh em: thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra. 33 Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu.

     

    1. Suy niệm (TGM Giuse Nguyễn Năng)

    Sứ điệp: Các biến cố lớn nhỏ xảy ra trong thời đại là những dấu chỉ báo hiệu Chúa đang đến. Các dấu hiệu ấy chính là sứ điệp Chúa gửi đến chúng ta.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa đã dùng Lời Quyền Năng để sáng tạo vũ trụ. Lời Chúa có sức mạnh phi thường, là lời chân lý bền vững. Cho dù trời đất qua đi, nhưng Lời Chúa vẫn tồn tại. Hằng ngày, con nghe Lời Chúa, con khám phá sứ điệp Chúa gửi đến cho con. Nhưng nói đúng hơn: chính Chúa soi sáng và giúp con nhận ra tiếng Chúa kêu mời.

    Nhưng lạy Chúa, Chúa nói với con không chỉ bằng Lời Chúa trong Thánh Kinh, nhưng cụ thể hơn, Chúa còn nhắn nhủ con qua các biến cố lịch sử và qua những sự việc xảy ra trong cuộc đời của riêng con. Con đã nhận ra những lời giáo huấn trong Thánh Kinh, nhưng ít khi nhận ra dấu chỉ thời đại.

    Xin Chúa giúp con biết chăm chú lắng nghe tiếng Chúa nói qua các tạo vật. Từng biến cố xảy ra là từng sứ điệp Chúa gửi đến. Xin giúp con vui lòng đón nhận Lời Chúa qua niềm vui nỗi buồn của cuộc sống, vì Lời Chúa có sức mạnh giúp con vượt qua tất cả những trở ngại ấy. Và xin Chúa giúp con nhận ra tiếng Chúa qua những lỗi lầm vấp váp, như ánh sáng soi chiếu giúp con hiểu rõ thân phận yếu đuối mỏng dòn của mình, để mỗi ngày con càng tin vào Chúa hơn.

    Lạy Chúa, con tin rằng tiếng Chúa tràn ngập yêu thương. Ước gì tiếng gọi tình yêu ấy thôi thúc con thực hiện điều Chúa muốn. Và ước gì vì yêu Chúa, con biết lắng nghe tiếng Chúa qua những người đại diện Chúa ở trần gian, như những ánh sáng cho cuộc sống hôm nay. Amen.

    Ghi nhớ: “Khi các con xem thấy những sự đó xảy ra, thì hãy biết rằng nước Thiên Chúa đã gần đến”. (C. 30-31)
    Kính chuyển:
    Hồng
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA - THỨ NĂM

  •  
    Chi Tran

     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    25.11.21  THỨ NĂM TUẦN 34 TN

    Thánh Catarina Alexandria, đồng trinh tử đạo

    THANK GIVING (Hoa Kỳ)

    TIN MỪNG Lc 21,20-28

    SỐNG NIỀM TRÔNG CẬY

     “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.” (Lc 21,28)

    Suy niệm/SỐNG: Những biến cố mà con người cho là đổ vỡ, tang thương, lại là dấu hiệu báo trước Nước Thiên Chúa đã gần đến.

    Đó là thái độ cậy trông mà các Kitô hữu tiên khởi được mời gọi phải có khi sống và loan báo Tin Mừng trong một thế giới đầy nhiễu nhương, xáo trông.

    Chắc chắn họ sẽ gặp nhiều chống đối, bách hại, nhưng chính trong lúc này, lời tiên báo của Chúa Giê-su sẽ bắt đầu được ứng nghiệm: 

    “Khi các biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên. Vì anh em sắp được cứu chuộc.”

    Mời Bạn CHIA SẺ: Ngày nay, mỗi người Kitô hữu cũng được mời gọi nhìn vào các biến cố cuộc sống bằng cái nhìn của Chúa Giê-su. Sự mất mát, đổ vỡ nào cũng mang đến cho con người sự buồn phiền, đau xót.

    Nhưng trong tình yêu quan phòng của Thiên Chúa, thì đó lại là lúc con người nhận ra được tình yêu Chúa lớn lao hơn bao giờ hết.

    Một cái thái độ lạc quan, phó thác trước những biến cố của cuộc sống, một niềm hy vọng kiên trì và tỉnh thức, đó là tính cách của đức trông cậy, điều mà Chúa Giê-su muốn chúng ta phải có đang khi mong đợi ngày Chúa lại đến.

    Sống Lời Chúa: Hãy tập chấp nhận một cách vui vẻ, bình thản những biến cố dù vui hay buồn, dù may hay rủi xảy đến trong cuộc sống của bạn.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN:

     Lạy Chúa Giê-su, Chúa luôn muốn chúng con sống tin tưởng, phó thác vào tình yêu quan phòng của Chúa. NHỜ ƠN CHÚA DẪN DẪT, chúng con QUYẾT TÂM SỐNG NIỀM TIN mọi sự và mọi lúc, chúng con luôn cảm nhận được Nước Chúa trị đến. Amen.

     

     

    GPMYTHO

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     
     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - NỘI NGUYỄN - CN1MV-C

  •  
    Song Loi Chua
     

    SUY NIỆM/SỐNG VÀ CHIA SẺ PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C (28/11/2021)

    TIN MỪNG LUCA 21, 25-28.34-36

    ---ooOoo---

    NGÓNG ĐỢI NGÀY CHÚA ĐẾN

    "Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả"

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Năm Phụng Vụ mới của Hội Thánh Công Giáo bắt đầu với Chúa Nhật I Mùa Vọng. Lời Chúa nhấn mạnh đến việc ngóng đợi ngày Chúa Giêsu Kitô Quang Lâm, vì đó là lần thứ hai Chúa Giêsu Kitô đến trần gian để tập hợp tất cả nhân loại dưới Vương Quyền của Người. Những người tốt thì được Chúa Giêsu Kitô chúc phúc và ban thưởng. Những người xấu thì bị Chúa Giêsu Kitô quở trách và giáng phạt (xem Mt 25). Đề các Kitô hữu chuẩn bị tốt cho Ngày Quang Lâm trọng đại ấy thì mỗi Mùa Vọng là thời gian thích hợp cho việc thực tập nghênh đón Chúa Giêsu Kitô.

     

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 21,25-28.34-36:

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hãi kinh hồn chờ đợi những gì sẽ xảy đến trong vũ trụ, vì các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến.

    Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!"

     

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Ga 18,33b-37:

    3.1 Thiên Chúa đã đến trong lịch sử:  Đọc lịch sử dân Israel là dân được Thiên Chúa chọn làm dân riêng thì điều nỗi bất nhất là lời hứa và việc thực hiện lời hưa của Thiên Chúa. Lời hứa của Thiên Chúa với các tổ phụ và với toàn dân Israel là Thiên Chúa sẽ ban cho họ Đấng Mêsia tức Đấng Cứu Thế. Việc thực hiện lời hứa của Thiên Chúa là sự xuất hiện của Đức Giêsu Nagiarét là con của Đức Maria nhưng cũng là Con của Thiên Chúa. Sự kiện “có một không hai” ấy đã được ghi chép lại trong sách sử, nhất là trong các Sách của các Ngôn Sứ và của Tân Uớc.

    3.2 Thiên Chúa sẽ đến trong ngày Quang Lâm: Đọc Phúc âm độc giả sẽ bị cuốn hút bởi ý niệm Cánh Chung và Ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu Kitô. Cánh Chung là sự kiện kết thúc kế hoạch hay chương trình cứu độ Cứu Độ của Thiên Chúa. Nói cách khác là ngày Nước Trời được hàn thành. Đọc Phúc âm độc già còn bị đánh động bởi nhiều lời cảnh báo về những việc phải làm hay không được làm để tránh cảnh ngày ấy ập tới cách bất ngờ và không chuẩn bị. Nhưng Phúc âm cũng hé mở cho chúng ta biết những việc Chúa Giêsu Kitô sẽ thực hiện trong ngày ấy (đọc Mt chương 25). Tuy Phúc âm không cho biết ngày đó là ngày nào (chính Chúa Giêsu cũng đã nói với các tông đồ là Con Người cũng không biết khi nào ngày ấy xẩy ra) nhưng Phúc âm nhiều lần quả quyềt là ngày ấy sẽ xẩy ra. Vậy thì chúng ta chỉ cần chuẩn bị sằn sàng cho ngày ấy mà không cần phải quan tâm đến việc khi nào ngày ấy sẽ xẩy ra.

    3.3 Thiên Chúa hằng đến với những ai ngóng chờ Người:  Để không bị bất ngờ và thiếu chuẩn bị cho Ngày Quang Lâm của Chúa Giêsu Kitô thì tkhông gì tốt bằng là ngày chúng ta cũng ngóng đợi và sắ sang đón Chúa Giêsu Kitô. Thật ra Chúa Giêsu Kitô không chỉ đến lần thứ nhất và lần thứ hai mà Chúa Giêsu Kitô còn đến nhiều lần khác với những người Chúa thương, vì Người là Đấng Phục Sinh và luôn ở cùng chúng ta. Trong sách Khải Huyền Thánh Gioan diễn tả một cách hết sức thơ mộng hành động của Chúa Giêsu Kitô: Ngài đứng chờ ở ngoài cửa. Sẽ có lúc Ngài gõ cửa và ai mở cửa cho Ngài vào thì Ngài sẽ ăn tối với người ấy. (Bữa tối là bữa ăn quan trọng với người Phương Đông. Bữa tối của Chúa Giêsu Kitô với người đón Người vào nhà là bữa ăn Hiệp Thông). Vậy thì chúng ta phải luôn tỉnh thức để chạy ra mở cửa ngay cho Chúa Giêsu Kitô sau tiếng gõ cửa đầu tiên. Đó là việc chính yếu của đời sống nội tâm, của đời sống cầu nguyện.

     

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Ga 18,33b-37:

    4.1 Chúng ta hãy chuẩn bị đón Chúa Giêsu Hài Nhi: bằng việc sám hối và xưng tội rước lễ cho được ơn nghĩa cùng Thiên Chúa. Chúng ta hãy chuẩn bị đón Chúa Hài Nhi bằng cách dọn tâm hồn và gia đình mình thành máng cỏ Bêlem. Cách cụ thể là chúng ta xa lánh tội lỗi, khử trừ gian dối, đam mê và giữ lòng mình trong trắng và ngay thẳng.  

    4.2 Chúng ta chuẩn bị đón Chúa Giêsu Quang Lâm: bằng cách giữ mình, không để lòng ra nặng nề vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời. Danh vọng, quyền lực, tiền của và sắc dục là những kẻ thù không đội trời chung của người Kitô hữu vì chúng làm chúng ta xa Chúa, thù nghịch với Chúa.

    4.3 Chúng ta mở rộng tâm hồn đón Chúa Giêsu Kitô khi Người gõ cửa nhà chúng ta:  Đó là việc quan trọng nhất của đời sống Kitô hữu chúng ta. Muôn nghe được tiếng gõ cửa thì chúng ta phải tỉnh thức và luôn trong tư thế sẵn sàng. Lời kinh mà chúng ta phải lặp đi lặp lại là “Lạy Chúa, xin mau đến! Maranatha!” 

     

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Ga 18,33b-37::  

    Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đã đến trần gian để ở với chúng con và đưa chúng con về với Cha. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN

    1.- «Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao; dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, vì biển gầm sóng vỗ» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa tất cả mọi người có được sự tỉnh táo trong cuộc sống để có thể đọc được ý nghĩa của các sự kiện xẩy ra trong xã hội và trên thế giới này

    Xướng: Chúng ta cùn g cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy luôn nhiệt thành rao giảng Ngày Chúa Giêsu Quang Lâm cho các tín hữu.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần đến. Các con hãy giữ mình, kẻo lòng các con ra nặng nề, vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời, mà ngày đó thình lình đến với các con, như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất »  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu biết giữ mình mà sống thánh thiện chờ ngày Chúa Giêsu Kitô đến.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Vậy các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người!»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho tất cả các Kitô hữu trên thế giới này sống tỉnh thức và cầu nguyện chờ đón ngày Chúa Giêsu Kitô xuất hiện.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho nhân loại chúng con.    

    Chúng con xin Cha ban cho chúng con sức mạnh của Thánh Thần để chúng con tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng chờ ngày Chúa Giêsu Kitô Quang Lâm. Chúng con cầu xin nhân danh Chúa Giêsu Kitô Con Cha Chúa chúng con. Amen.

    Sàigòn ngày 26 tháng 11 năm 2021

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

     

    --

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA - THƯ TƯ

  •  
    Chi Tran


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    24.11.21  THỨ TƯ TUẦN 34 TN

    Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

    TIN MỪNG Lc 21,12-19

    CƠ HỘI LÀM CHỨNG

     “Người ta sẽ tra tay bắt và ngược đãi anh em… vì danh Thầy. Đó sẽ là cơ hội để anh em làm chứng cho Thầy. (Lc 21,12-13)

    Suy niệm/SỐNG: Chúng ta thường nghĩ rằng, để làm chứng cho Chúa Kitô thì cần có đủ thứ điều kiện, nào là khả năng, trình độ, nào là hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế… theo kiểu ‘có thực mới vực được đạo’.

    Thế nhưng để hội đủ những điều kiện như thế, thì e rằng thế gian này chẳng có được mấy người! Và đợi cho đủ mọi điều kiện mới làm chứng cho Chúa Kitô thì chẳng bao giờ chúng ta có thể trở thành chứng nhân.

    Chúa nói khi bị bắt bớ, ngược đãi lại là cơ hội để làm chứng nhân cho Ngài. Lịch sử Giáo Hội đã cho thấy chính những lúc Giáo Hội bị bách hại, bị cấm cách, lại là thời kỳ Giáo hội vững vàng và mạnh mẽ sống và làm chứng cho đức tin.

    Mời Bạn/ CHIA SẺ: Thời nay không còn chuyện bách hại với thảm cảnh đầu rơi máu đổ, nhưng những kiểu “bách hại” mới cũng ác liệt không kém:

    Những mối đe doạ ngấm ngầm đến quyền lợi và sự an toàn của bản thân hay gia đình, sức hấp dẫn của sự hưởng thụ dễ dãi những tiện nghi vật chất,

    Hai thế lực đó lắm khi làm đông cứng mọi nhiệt huyết thực thi những giá trị Tin Mừng trong đời sống.

    Thế nhưng chính bối cảnh khó khăn đó lại là cơ hội làm chứng cho Chúa Kitô.

    Sống Lời Chúa: Lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện, hãy rao giảng Tin Mừng Chúa Kitô (2Tm 4,2).

    Cầu nguyệnVÀ SỐNG CẦU NGUYỆN:

     Lạy Chúa, con thường hay xin Chúa cho con có được những điều kiện thuận lợi để con làm chứng cho Chúa MÀ KHÔNG THỰC HÀNH. Nhưng giờ đây, NHỜ THÁNH THẦN CHÚA ĐÁNH ĐỘNG, CON LUÔN ý thức rằng chính lúc không thuận tiện, con vẫn rao giảng và sống Tin mừng, ấy mới là điều Chúa muốn con thực hiện. Amen.

     

     

    GPMYTHO

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

Subcategories