9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CGVN -

  •  
    BBT CGVN

    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

     

     

    QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

    Chúa Nhật IV Phục Sinh

    NHẬN DIỆN MỤC TỬ

    VÀ NGƯỜI CHĂN THUÊ

     

    Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa –

    Ban Mê Thuột.

     

     

     

     

    Kính mời theo dõi video tại đây:

    https://bit.ly/3FFIkU1

     

    Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Chiên Lành (Chúa Nhật IV Phục Sinh), cả Giáo Hội hướng đến việc cổ võ ơn Thiên Triệu trong bậc tu trì nói chung và cách riêng ơn gọi làm Linh Mục. Có thể luận suy rằng khi người ta yêu sách phẩm hạnh cần có của một bậc sống thì mặc nhiên người ta khẳng định sự cao quý và cần thiết của bậc sống ấy.

     

     

     

    Một sự thật dễ thấy, đó là khi đề cập đến mặt tích cực và khi đó là một trong những nhân đức hay lý tưởng thì người ta dễ đón nhận và cũng dễ tự bằng lòng khi thấy mình chưa đạt đến. Một trong những luận lý để tự châm chước đó là phận người còn nhiều hạn chế, thiếu sót vì như lời người xưa: “nhân vô thập toàn”. Trái lại khi nói đến điều tiêu cực, hay mặt trái của vấn đề thì người ta khó đón nhận, vì ai ai cũng vấn vương chút sĩ diện, chút tự ái nào đó. Dù vậy, qua những lời của chính Chúa Kitô, chúng ta cũng cần xem xét đôi điều để phân biệt mục tử với người chăn thuê.

    Đã nói là phân biệt hai thực thể nào đó thì chắc chắn giữa chúng phải có nét tương đồng khiến người ta dễ lầm lẫn. Vì thế, trước hết chúng ta cùng xem xét một vài nét xem ra tương đồng giữa người chăn thuê và vị mục tử:

     

    1.Qua cửa ràn chiên: Cả hai, vị mục tử và kẻ chăn thuê đều đường đường chính chính qua cửa ràn chiên mà vào và ra chứ không leo tường hay chui rào. Có thể nói rằng dù được tấn phong giám mục thành sự, được truyền chức linh mục thành sự, dù có sắc phong, có văn thư bổ nhiệm hợp pháp…thì cũng chưa hẳn đã là mục tử chính hiệu.

     

    2.Biết chiên: Dù rằng khó có thể có cái “biết” theo nghĩa Kinh Thánh đó là đồng thân, chung phận, nhưng người chăn thuê cũng biết con chiên một cách nào đó khả dĩ đáng gọi là biết theo nhãn quan nhân loại.

     

     

     

    3.Chiên nghe tiếng và đi theo mục tử cũng như kẻ chăn thuê: Ít ai phản đối sự thật này, vì người chăn thuê không phải là người lạ hay là kẻ trộm (x.Ga 10,5;8). Ngoại trừ một số ít chiên “cá biệt” hoặc bị gán nhãn mác là “chống giáo sĩ”, thì có thể nói là đại đa số giáo dân Công Giáo, cách riêng giáo dân Công Giáo Việt Nam đều ngoan, theo nghĩa là biết vâng nghe lời các đấng bậc.

     

    4.Người chăn thuê và mục tử đều dẫn chiên đến đồng cỏ và nguồn nước: Rất có thể chiên không được hưởng dùng các loại cỏ xanh tươi hay dòng nước mát trong cách tốt nhất, nhưng người chăn thuê vẫn không quên bổn phận cung cấp thức ăn và nước uống cho đàn chiên. Phải chăng đã và đang có đó nhiều vị giảng dạy, cử hành các Bí tích, làm mục vụ… mà còn thiếu tấm lòng mục tử?

     

     

     

    Tiếp đến chúng ta cùng nhận diện những điểm khác biệt giữa người chăn thuê và vị mục tử. Đây là nội dung muốn chia sẻ. Hy vọng rằng khi trực kiến với hình ảnh mang tính phản diện thì chúng ta dễ giật mình hơn, không chỉ với những người đang trong phận vụ mục tử mà còn với cả những người trong danh phận con chiên.

     

    1.Làm chỉ vì tiền: Mục đích nhắm của bất cứ người làm thuê nào, nếu thực sự là làm thuê, thì đều vì tiền công. Người chăn thuê cũng có thể có tấm lòng với đàn chiên, nhưng ưu tiên số một vẫn là tiền công, dù là công nhật, công tháng, công năm hoặc hưởng lương theo sản phẩm.

     

    2.Làm hết giờ hơn là làm hết việc: Trong thân phận người làm thuê thì người ta rất mong đến giờ tan sở. Giả như người làm thuê nếu có làm hết việc thì ít khi hết lòng. Nếu người làm thuê làm ăn lương theo sản phẩm thì có đó chuyện làm hết sức, nhưng làm cách công tâm và hết tình thì chưa hẳn có. Trái lại, nếu đúng là mục tử thì có thể nhiều khi làm không hết việc, thậm chí có khi không được việc trước mắt, nhưng luôn thực thi hết lòng.

     

    3.Không quan tâm đến chiên ngoài đàn: Đây là một điều tất yếu đương nhiên. Đã là làm thuê thì ít có ai thích dài tay với những việc xem ra không quá đòi buộc phải làm hoặc có xao nhãng hay không làm cũng chẳng bị trừ lương. Đã là mục tử thì không thể quên lời của Thầy chí thánh, Giêsu: “Ta còn nhiều chiên ở ngoài đàn…”

     

    4.Không bao giờ sẵn sàng hiến dâng mạng sống vì chiên: Cần thú nhận rằng chẳng có ai dại gì tự nguyện bị thiệt thân vì những gì không thuộc về mình. Khi thấy sói đến người chăn thuê sẵn sàng bỏ chiên để giữ lấy mạng sống mình (x.Ga 10,12). Chuyện hiến dâng mạng sống vì chiên xem ra chẳng hề có trong tâm trí của người chăn thuê. Trái lại, đây là điểm không thể thiếu để thẩm định ai mới là mục tử.

     

     
     
     

     

    Đọc lịch sử Giáo Hội và với chút luận suy thì chúng ta có thể khẳng định rằng đã và có thể đang có đó “kẻ trộm, kẻ cướp” trong vai mục tử. Thế nhưng đó chỉ là số rất nhỏ và rồi đoàn tín hữu cũng có thể dễ dàng phát hiện hạng người đến chỉ nhằm giết hại đàn chiên, hoặc nếu họ có ngụy trang cách khéo léo thì “cây kim lâu ngày trong bọc cũng sẽ lộ ra”. Trái lại sự nhập nhằng đen trắng giữa mục tử với kẻ chăn thuê thì hầu như rất khó nhận diện cả với đàn chiên và có thể với cả các đấng bậc trong vai vị mục tử.

     

    Với bốn điểm đồng và bốn điểm dị, thầm mong khi phân biệt mục tử với người chăn thuê, chúng ta thêm xác tín rằng ngoài việc cần thiết cầu nguyện liên lỉ cho các mục tử trong Giáo Hội, thì đang còn đó nhiều việc đáng làm và nên làm. Cũng hy vọng rằng một số mục tử nào đó trong Giáo Hội, dù chưa hẳn xứng danh mục tử tốt lành nhưng không phải là những người chăn thuê. Và mong sao không hề có những kẻ chăn thuê đang mang danh mục tử.

     

     

     

    Dù rằng ngay cả bậc thánh nhân được liệt vào hàng các Thánh Mục Tử thì không một ai thực sự là mục tử chính danh chính phận. Chỉ một mình Chúa Giêsu mới đích thực là mục tử. Dù là bậc cao trọng và đạo hạnh trong Hội Thánh thì vẫn tồn tại hai tính phần mục tử và chăn thuê nơi các đấng bậc. Mong sao phần tính chăn thuê chỉ là phần chiếm tỷ lệ rất nhỏ nơi con người và đời sống các ngài. Nếu phần tính chăn thuê đang là 30-50% hay quá bán thì quả là đáng quan ngại. Chắc chắn Thiên Chúa không bao giờ muốn đoàn chiên của Ngài sống và hành xử như “đoàn cừu của Panurge”, mà là như đoàn Dân Thiên Chúa trưởng thành, đầy ý thức và tinh thần trách nhiệm, luôn tích cực cộng tác với ơn Chúa để dệt xây những mục tử tốt lành như lòng Chúa ước mong.

     

    Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

    Hẹn gặp lại 

      ---------------------------------

     


ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - OSV CATHOLIC BOOKSTORE

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH GIUSE THỢ

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     
    Thánh Giuse thợ.
    Đời sống lao động luôn gắn liền với con người: người ta có thể làm việc chân tay và có người dùng tới trí óc. Tất cả đều là lao động.Có một thời giới thợ thuyền đã đứng lên tranh đấu để nâng cao phẩm giá và nâng cao đời sống của họ vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ thứ XX tại Âu Châu.
    Nhiều phong trào đấu tranh đã nổi dậy đòi giới chủ ông phải tăng lương và xem xét lại giờ giấc, điều kiện lao động. Giáo Hội qua các vị lãnh đạo tinh thần đã lắng nghe tiếng nói, tiếng cầu cứu của họ. Đức Thánh Cha Lêô XIII và Piô XI đã mở ra những chân trời mới trong giới lao động. Đức Giáo Hoàng Piô XII đã chọn Thánh Giuse làm bổn mạng của giới cần lao. Thế giới đã dùng ngày 01 tháng năm để mừng ngày lễ lao động.
    THÁNH GIUSE LÀ AI ?
    Thánh Giuse sinh tại Nagiarét, một thôn nhỏ bé và nghèo thuộc nước Do Thái. Thánh Giuse thuộc hoàng tộc vua Đavít, nhưng vì gia cảnh sau bao nhiêu đời, bao nhiêu thế hệ lâm cảnh sa sút, nên thánh Giuse phải sống cuộc đời khó khăn, nghèo nàn với nghề thợ mộc để kiếm sống, nuôi gia đình. Thánh Giuse là một người lao động chân chính. Cuộc đời của Ngài là một chuỗi những thử thách triền miên. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã chọn Ngài làm bạn Đức Trinh Nữ Maria và là Cha của Chúa Giêsu Cứu Thế. Suốt đời của Ngài năm chìm bảy nổi chín long đong. Được chọn lựa làm bạn với Mẹ Maria để săn sóc Con Một Thiên Chúa và để giúp nhau sống đời tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa.
    Thánh Giuse đã gặp thử thách ngay khi đính hôn với Maria. Đức Trinh Nữ Maria đã thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần: " Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu”( Lc 1, 31).
    “ Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà…”( Lc 1, 35 ).
    Thánh Giuse lúc đó chưa hiểu ý Chúa, nên Ngài đã bị thử thách lớn lao. Rồi, thánh Giuse và Mẹ Maria đi về quê quán làm sổ hộ khẩu, Mẹ Maria tới ngày mãn nguyệt khai hoa, đã đản sinh Chúa Giêsu nơi hang đá Bêlem(Lc 2, 1-20 ). Như thế vẫn chưa hết, khó khăn và thử thách hầu như lúc nào cũng gắn liền với thánh Giuse: thánh Giuse đưa Mẹ Maria, Chúa Giêsu trốn qua Ai Cập để tránh sự tàn bạo của Hêrôđê, rồi khi Hêrôđê băng hà, Ngài lại đưa Mẹ Maria và Hài Nhi Giêsu trở về Nagiarét( Mt 2, 13-23 ). Rồi tới tuổi, thánh Giuse lại đưa Chúa Giêsu cùng với Mẹ Maria dâng Chúa vào đền thờ: Oâng già Siméoon nói ngôn sứ về Hài Nhi( Lc 2, 22-28 ).
    Trong mọi biến cố, trong mọi sự chông gai khó khăn, thánh Giuse luôn can đảm, phó thác và sống hoàn toàn công chính, tin cậy tuyệt đối vào sự quan phòng của Thiên Chúa Giavê. Thánh Giuse đã được các thánh sử viết Tin Mừng ca ngợi là người công chính, người được ơn nghĩa với tHiên Chúa. Giáo Hội ca ngợi thánh Giuse:” Người công chính tươi tốt như cây dừa, lớn lên như cây hương nam núi Liban trồng nơi nhà Chúa trong đền thánh Người (Tv 92, 13-14 ) và ca nhập lễ, lễ thánh Giuse 19/3 đã viết:”
    Đây là người quản gia trung tín và khôn ngoan. Chúa đã đặt lên coi sóc gia đình Chúa”( Lc 12, 42 ). Thánh Giuse quả thực trở thành gương mẫu cho mọi người về mọi nhân đức.
    THÁNH GIUSE LÀ MẪU GƯƠNG LAO ĐỘNG CẦN CÙ
    Đứng đầu gia đình thánh tại Nagiarét, thánh Giuse đã cần cù lao động, âm thầm thinh lặng và làm việc, đưa lại cho lao động một ý nghĩa cao sâu linh thánh. Thánh Giuse đã chấp nhận một công việc, một nghề tay chân: nghề thợ mộc. Với nghề thợ mộc, một nghề không có gì là vinh dự lắm trong xã hội Do Thái, thánh Giuse vẫn kiên trì phục vụ. Ngài làm việc với tất cả ý thức trách nhiệm của mình. Qua việc làm, qua nghề thợ mộc, thánh cả Giuse đã âm thầm chiêm ngắm mầu nhiệm nhập thể của Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Đấng đang sống nhờ nghề thợ mộc của Ngài.
    Nơi Nagiarét, thánh Giuse đã phục vụ hết mình: mồ hôi, sự mệt nhọc và lòng hy sinh, quảng đại cố gắng của thánh Giuse đã mặc cho lao động một ý nghĩa tốt đẹp. Chúa Giêsu trong gia đình thánh nagiarét đã học nơi thánh Giuse sự cần mẫn lao động, đã học nơi Mẹ Maria sự kiên nhẫn, đơn sơ phục vụ trong những công việc gia đình hết sức tầm thường nhưng là những công việc của đời thường, là những lao công của cuộc đời con người.
    Khởi đi từ gia đình Nagiarét, người Kitô hữu trên khắp thế giới cũng được mời gọi yêu mến lao động dù là lao động chân tay hay lao động trí óc. Tất cả đều được gọi mời gắn liền với thánh cả Giuse, quan thầy và là Đấng bảo trợ của giới lao động. Trong một thế giới đan xen ánh sáng và bóng tối, trong một thế giới văn minh tuyệt đỉnh, lao động dù trí óc, chân tay hay kỹ thuật máy móc điện tử vẫn luôn cần thiết.
    Sự im lặng: nói ít, làm với hết khả năng, với óc sáng tạo luôn được đề cao, trân trọng. Thánh Giuse đã im lặng để phục vụ, để làm việc. Sự thinh lặng nội tâm của Ngài luôn có một ý nghĩa quan trọng. Thánh Giuse đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm: làm việc với đức tin , với lòng yêu mến.
    Thánh hoá gia đình, việc lao động cũng cần được mọi gia đình xem xét lại vì cuộc đời của từng con người liên kết với công ăn việc làm của mình. Gia đình có đủ ăn, đủ mặc, gia đình có bảo đảm được vật chất, kinh tế của mình, đời sống tâm linh mới tốt hơn. Thánh Giuse đã nêu gương cần lao, đã biến gia đình Nagiarét thành trường đào tạo công ăn việc làm với tất cả lòng tin yêu.
    Chúa Giêsu cũng đã xuất thân trong gia đình Nagiarét, đã chấp nhận một công việc và làm cho việc lao động tràn đầy ý nghĩa. Mẹ Maria cũng đã làm việc nội trợ với tất cả ý thức, với tất cả lòng tin yêu của mình. Mừng lễ thánh Giuse thợ 01 tháng 5, xin thánh cả Giuse cầu thay nguyện giúp để mọi người, mọi gia đình luôn yêu mến công việc của mình vì những công việc chân chính sẽ giúp cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa.
    Lạy Thiên Chúa tạo thành trời đất, Chúa đã muốn cho con người lao động để tiếp tục công trình của Chúa. Xin nhận lời thánh cả Giuse chuyển cầu, cho chúng con biết noi gưong Người để lại là chu toàn nhiệm vụ Chúa đã giao phó, hầu được hưởng niềm vui Chúa đã hứa cho tôi tớ trung thành (lời nguyện nhập lễ, lễ thánh Giuse thợ).
    Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT
    Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản cho biết 'Lẽ 01-05 01 Thánh GIUSE Thợ'
     
     
     
    16
    Số người tiếp cận được
    2
    Lượt tương tác
     
    Thấp hơn -1,3x
    Điểm phân phối
    Quảng cáo bài viết
     
    11
     
     
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CAC BẠN MUỐN ĐI TU

 

  •  
    BBT CGV
     

     

    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

     

     Chuyên mục:

    Huế - Sàigòn – Hànội

     

    Thư ngỏ cho các bạn muốn "đi tu".

     

    Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

    Giáo Sư Phụng Vụ

     

     

     

    Kính mời theo dõi video tại đây :

    https://bit.ly/3P22JXt

     

     

    Các bạn thân mến, 

    Mỗi năm, tôi thấy trên trang mạng của các đại chủng viện, các nhà dòng có thông báo tổ chức các lớp tìm hiểu, tuyển dự tu, tuyển sinh, tôi mạo muội viết vài chữ cho các bạn, đặc biệt cho các bạn muốn dâng mình cho Chúa, sống đời tận hiến. 

    Thưa các bạn, tôi là một linh mục đang sống và phục vụ tại một giáo xứ, tôi đã trải qua con đường mà các bạn đang theo. Trong quá khứ, tôi đã có những lần suy nghĩ, do dự trong việc chọn lựa đời tu trì hoặc đời sống hôn nhân. Do đó, những gì tôi sắp ngỏ với các bạn không phải là những lý thuyết suông, cũng không phải là một chuyên luận về đời tu. Vì thế tôi không ngại đúng - sai. Đây chỉ là những lời chia sẻ chân tình của một người anh dành cho em mình, và biết đâu, của một người em dành cho anh, chị của mình, vì "đi tu" đâu phải chỉ dành cho các bạn trẻ! 

     

    Các bạn thân mến, 

    Trước tiên, chúng ta thống nhất với nhau về cách dùng từ "tu". Tu có nhiều nghĩa: tu thân, tu chỉnh, tu luyện... Ở đây, khi dùng cụm từ "đi tu", tôi chỉ muốn nói tới đời sống tận hiến: linh mục và tu sĩ. Còn từ "ơn gọi" hay "ơn kêu gọi", dĩ nhiên không chỉ được đề cập đến trong đời sống tu trì hay trong đời sống hôn nhân. Là Kitô hữu, tất cả chúng ta được mời gọi trở nên hình ảnh của Thiên Chúa, trở nên hoàn thiện như Chúa là Đấng hoàn thiện (Mt 5,48). Nhưng trong thư ngỏ này, tôi chỉ giới hạn về ơn gọi tận hiến. 

     

    Làm sao nhận ra tiếng Chúa gọi?

    Các bạn có biết câu chuyện cậu bé Samuel trong Kinh Thánh không? Nếu chưa, mời các bạn mở sách và đọc với tôi nhé: sách Samuel quyển thứ nhất, chương 3, câu 3 đến 10. Các bạn có thể kiếm đoạn văn trên trong sách lễ: bài đọc I của Chúa nhật 2 Thường Niên, năm B.

    Khi còn bé, Samuel sống trong đền thờ với thầy tư tế Êli. Một đêm kia, Chúa gọi Samuel. Cậu tưởng thầy gọi, nên mau mắn đáp: "Dạ, con đây" rồi chạy lại thưa với thầy: "Dạ, con đây, thầy gọi con". Sau ba lần như thế, thầy Êli hiểu ra là Chúa gọi cậu, nên bảo: "Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa: 'Lạy Đức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe'". Lần thứ tư, nghe tiếng gọi, cậu thưa với Chúa như thầy đã dạy. Và Chúa đã chọn Samuel làm ngôn sứ cho Ngài.

     

     

     

    Trong câu chuyện này, có hai điểm đáng chú ý: điểm thứ nhất, Thiên Chúa tỏ hiện trong bản tính yếu đuối của con người. Samuel chỉ là cậu bé ngây thơ, không có kinh nghiệm sống gì cả, thế nhưng Chúa tín nhiệm và chọn cậu làm ngôn sứ của Ngài. Điểm thứ hai, thầy tư tế Êli là người đã giúp cậu Samuel nhận ra tiếng Chúa và biết đáp lại lời gọi của Ngài.

    Bây giờ, mời các bạn đọc một đoạn Tin Mừng, rất ngắn: Marco, chương 1, câu 16-20: Chúa Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên. Các bạn và tôi chắc đều ngạc nhiên về sự trả lời mau mắn và triệt để của các môn đệ. Vừa nghe Chúa Giêsu gọi, các ông lập tức bỏ thuyền, bỏ chài lưới, bỏ cha của mình và những người làm công để theo Ngài. Nếu hôm nay Chúa hiện ra gọi tôi đi theo Ngài thì tôi sẵn sàng đi ngay, không hề do dự!

    Thế nhưng, từ 2000 năm nay, Chúa không còn trực tiếp gọi chúng ta như Ngài đã gọi các môn đệ đầu tiên; cũng như trước đó, Ngài đã gọi cậu bé Samuel. Nói cách khác, có thể các bạn đã "cảm nhận" được lời mời gọi của Chúa, chẳng hạn qua Lời Chúa, qua những biến cố quan trọng trong cuộc đời, nhưng phải qua trung gian những người khác, các bạn mới nhận ra rõ tiếng gọi của Chúa.

    Các bạn đã cầu nguyện, nhưng các bạn có đến trình bày với một linh mục, một tu sĩ hay một giáo dân nào đó mà bạn tin tưởng không? Vì qua trung gian, các bạn sẽ nhận rõ hơn tiếng gọi của Chúa, cũng có thể các bạn hiểu ra là mình lầm, tưởng đó là Chúa gọi mình. Chính vì thế "tiếng gọi" đó cần phải được phân tích, phân định và xác thực. Điều này dĩ nhiên cần phải có thời gian...

    Chúa nói và Chúa gọi... Nói như thế có vẻ mâu thuẫn với kinh nghiệm sống của mỗi người chúng ta. Có ai chưa bao giờ nói: "Tôi kêu Chúa, tôi cầu xin Ngài, nhưng không thấy Ngài đáp lại"? Thật ra, Chúa luôn luôn trả lời, nhưng vì chúng ta làm ngơ không lắng nghe, hoặc vì chúng ta không nhận ra tiếng Ngài, hoặc vì Ngài không nói theo ý muốn của chúng ta...

    Các bạn cần nhớ điều này: không phải những người đi tu chọn Chúa, nhưng chính Chúa chọn họ. Câu chuyện cậu bé Samuel và chuyện Chúa Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên minh chứng điều đó. Trong một đoạn Tin Mừng khác, Chúa Giêsu khẳng định: "Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại." (Ga 15,16)

     

     

     

    Điều đó không có nghĩa là từ trước muôn đời, Chúa đã vạch sẵn đường cho tôi. Nếu như thế, "ơn gọi" trở thành một định mệnh, tôi chỉ cần tìm kiếm "thánh ý của Chúa" và vâng theo. Hiểu như thế là coi Chúa như một người độc đoán, không tôn trọng tự do của con người. 

     

    Chúa chọn và Chúa gọi.

    Trong Kinh Thánh, có nhiều người được Chúa gọi: ông Nôê, Abraham, Môsê, các ngôn sứ, các môn đệ… Mỗi lời gọi có những đặc điểm, hoàn cảnh riêng, nhưng sự lựa chọn luôn đi đôi với lời mời gọi. Chúa chọn và Chúa mời gọi vì Ngài tôn trọng tự do của con người. Khi anh này chọn chị kia, hoặc chị kia chọn anh nọ, không phải để chiếm đoạt nhưng để hỏi người kia có đồng ý cùng đồng hành với nhau không. Cũng vậy, sự chọn lựa của Chúa đòi hỏi sự đáp trả của chúng ta.

    Khi đọc Tin Mừng, nếu các bạn để ý kỹ sẽ thấy Chúa Giêsu luôn tôn trọng điều mong muốn và tự do của con người: "Ai muốn theo tôi..." (Lc 9,23) Chúa không bao giờ ép buộc ai cả! Do đó, không ai có lý do nào để nói hoặc than thở: "Số phận tôi đã được Chúa sắp xếp từ lâu rồi!" Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ chắc chắn không phải Chúa độc tài và khủng khiếp như vậy đâu!

    Chúa chọn và Chúa gọi, nhưng có nhiều mức độ khác nhau trong sự đáp trả. Có những người từ chối; có những người chấp nhận dành ít thời gian. Cũng có những người ước muốn dâng cả cuộc đời cho Chúa Kitô, theo bước chân Ngài, phục vụ Ngài và phục vụ nhân loại.

     

    "Ơn Gọi": Ơn Chúa ban

    Trong cách gọi "ơn gọi" hoặc "ơn kêu gọi" đều có chữ "ơn". "Ơn gọi" là ơn Chúa ban. Do đó, đáp lại lời mời của Chúa không phải là một hy sinh! Nhìn các thầy, các sơ phủ phục sát đất trong nghi lễ truyền chức phó tế, linh mục, giám mục hoặc trong nghi lễ vĩnh khấn, trong khi mọi người hát Kinh Cầu Các Thánh, một số người tưởng lầm đó là dấu chỉ của sự hy sinh cả cuộc đời. "Ơn gọi" không làm họ mất mát gì cả, trái lại, còn làm cho họ thăng tiến hơn. Họ còn nhận thêm nhiều ơn Chúa, nhiều đặc sủng khác. Dĩ nhiên, chọn ở bậc này đòi hỏi chúng ta phải "hy sinh" những bậc khác, nhưng sự chọn lựa quan trọng nào cũng đòi hỏi phải hy sinh cả. Lát nữa, tôi sẽ trình bày thêm về điều này: hạnh phúc và hy sinh.

     

     

     Chán đời mới đi tu?

    Chắc các bạn đã có dịp nghe những lời bình luận này: "Trời ơi, Sơ đó đẹp và dễ thương quá, đi tu uổng thế!", hoặc là: "Tội nghiệp ông bà X., chỉ có mỗi cậu con trai mà lại đi tu mất tiêu!" Tôi không thuộc loại đẹp trai, nhưng cũng đã từng được nghe những lời tương tự như thế. Phải chăng phải xấu trai, xấu gái mới "đủ tiêu chuẩn" để đi tu hay sao? Hoặc đi tu là con đường cuối cùng để chọn lựa? Hay chán đời mới đi tu hay sao?

    Tôi xin hỏi các bạn điều này: mục đích của đời sống là gì? Chưa nói đến khía cạnh tôn giáo, đến đời sống vĩnh cửu, mục đích của đời sống con người có phải là sống hạnh phúc hay không? Có người sống hạnh phúc trong bậc hôn nhân, có người sống hạnh phúc trong đời sống độc thân với lý tưởng nào đó đang theo đuổi hoặc với những ham mê về nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, v.v… Rồi cũng có những người sống hạnh phúc trong đời sống tu trì và thánh hiến. Sống ở bậc nào cũng tốt, cũng nên thánh được cả! Điều quan trọng là mỗi người sống hạnh phúc trong bậc của mình.

    Theo truyền thống tốt đẹp, mỗi giám mục, linh mục hoặc tu sĩ có một phương châm như là một hướng đi cho cuộc đời tận hiến của mình. Tôi chẳng giấu, nhưng thú thực với các bạn, phương châm của tôi rất đặc biệt, chẳng giống ai cả: "Yêu Chúa, yêu người và yêu đời"! Yêu Chúa và yêu người là căn bản của đời sống mọi Kitô hữu. Chắc các bạn biết rõ đoạn Tin Mừng kể chuyện người thông luật hỏi Chúa: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?" Ngài đáp: "Trong Luật đã viết gì?" Ông ấy thưa: "Ngươi hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực, và hết trí khôn ngươi, và người thân cận như chính mình". Chúa Giêsu bảo ông ấy: "Ông trả lời đúng lắm. Cứ làm như vậy và ông sẽ được sống" (Lc 10,25-28). Được "sống", được "hạnh phúc" vì yêu Chúa và yêu người. Ước gì tôi luôn "yêu đời", luôn hạnh phúc trong đời tận hiến. Tôi cũng ước mong điều đó cho tất cả các linh mục, tu sĩ cũng như cho tất cả các bạn đang tìm hiểu hướng đi này.

     

     

     

     Đi tu mang tội bất hiếu?

    Có một số phụ huynh không muốn con mình đi tu vì sợ con mình khổ, ăn uống ở nhà dòng hoặc chủng viện làm gì ngon bằng ở nhà! Nhưng khi thấy con mình hạnh phúc trong nhà dòng, cha mẹ mới yên tâm. Rồi có một số bạn đang tu ở chủng viện hoặc nhà dòng nhưng không yên tâm đi tu vì lo lắng không biết ai ở nhà phụng dưỡng cha mẹ mình.

    Cha mẹ nào chẳng muốn con mình hạnh phúc! Nói cách khác, dù ở bậc nào (hôn nhân, tu trì…), nếu mình sống hạnh phúc, đó là một hình thức báo hiếu cha mẹ! Gia đình tôi chín anh em, ba người lập gia đình, sáu người đi tu. Có hai mụn con trai cũng đi tu luôn! Tôi biết cha mẹ tôi rất mãn nguyện vì thấy con cái hạnh phúc trong bậc gia đình và trong bậc tu trì, mặc dù chúng tôi, là dân đi tu, chẳng giúp được song thân của chúng tôi bao nhiêu về mặt vật chất; hơn nữa ông bà cụ sẽ không có cháu nội nối dõi tông đường!

    Các bạn có đồng ý với tôi ở điều này không: có địa vị, giầu sang chưa chắc đã kiếm được hạnh phúc! Đó chỉ là một phương tiện mà thôi, còn hạnh phúc mới là mục đích sống của con người. Đừng lầm lẫn giữa phương tiện và mục đích! Tiền bạc có thể mua được đồng hồ, nhưng không mua được thời gian. Tiền bạc có thể mua được vật chất, nhưng không mua đời sống vĩnh cửu...

    Có một số bạn thắc mắc về lời tuyên bố sau đây của Chúa Giêsu: "Nếu kẻ nào đến với Tôi mà không yêu quý Tôi hơn cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống của mình thì không thể làm môn đệ Tôi." (Lc 14,26). Đi tu phải bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em mình sao? Chắc chắn là không! Bằng chứng là vào dịp khác, chính Chúa Giêsu đã nhắc lại điều răn thứ tư của Thiên Chúa: "Ngươi hãy thờ cha kính mẹ" (Mt 15,4).

    Khi nói: "Phải yêu quý Tôi hơn cha mẹ vợ con, anh chị em và cả mạng sống...", Chúa Giêsu không bảo chúng ta ích kỷ, coi thường cha mẹ, vợ, chồng, con cái, anh chị em mình và bao điều tốt đẹp khác! Chúa cũng không muốn chúng ta chểnh mảng bổn phận đối với gia đình và xã hội.

    Từ bỏ mọi sự để theo Chúa không có nghĩa là từ bỏ hạnh phúc của mình. Chúa muốn những ai theo Ngài phải biết đặt bậc thang giá trị trong tình yêu: yêu Chúa trước nhất, rồi sau đó mới đến các tình yêu khác; tình yêu tuyệt đối của Thiên Chúa phải là nguồn mạch các liên hệ tình cảm khác. Một khi đã gắn bó mật thiết với Chúa Kitô thì hẳn nhiên chúng ta sẽ có một thái độ khác đối với các liên hệ gia đình, bạn bè và xã hội, đối với của cải vật chất và đối với chính mạng sống của mình.

     

    Chọn Chúa là nguồn hạnh phúc 

    Những linh mục, tu sĩ mà tôi quen biết, ai cũng sống vui tươi và hạnh phúc cả. Các bạn đã biết, đã thấy các linh mục, tu sĩ luôn xả thân làm việc mục vụ, làm việc tông đồ. Họ không tính toán phải làm 35 hoặc 40 giờ mỗi tuần. Có những tu sĩ sống đời chiêm niệm, cầu nguyện suốt ngày (dĩ nhiên họ cũng phải làm việc để sống). Động lực nào khiến họ dám xả thân phục vụ và chuyên tâm cầu nguyện như thế? Đó không phải là vì họ đã chọn Chúa làm lẽ sống hay sao? Họ chọn Chúa vì Ngài là nguồn vui và là nguồn hạnh phúc vô biên. Thỉnh thoảng tôi thích nhẩm đi nhẩm lại câu hát: "Chúa là hạnh phúc của con, Chúa ơi, Chúa là hoan lạc đời con".

    Người ta thường nói: "Yêu là cho đi, yêu là hy sinh." Linh mục, tu sĩ cũng thế: một khi họ chọn Chúa, yêu Chúa rồi, họ dám hy sinh cả mạng sống của họ. Xả thân, hy sinh, ngay cả hiến dâng mạng sống vì "Người" mình yêu, còn gì đẹp và cao quý hơn tình yêu dâng hiến cho Thiên Chúa, phải không các bạn?

    Này, các bạn chớ hiểu sai lý tưởng tận hiến nhé! Không phải là nếu muốn đi tu, phải hy sinh hãm mình, phải dậy sớm đọc kinh cầu nguyện, phải thế này, phải thế kia... Họ đi tu vì yêu Chúa trọn vẹn, chỉ có vậy thôi! Họ làm mọi sự vì yêu Chúa.

    Một số người cho rằng các cha, các sơ chưa bao giờ biết yêu! Không biết họ hiểu chữ yêu như thế nào, chứ tôi muốn nói ngay rằng: nếu không biết yêu, làm sao đi tu được! Nếu không yêu Chúa trọn vẹn, làm sao họ dám xả thân, phục vụ Giáo Hội và nhân loại như tôi vừa trình bày ở trên!

    Như thế, đi tu là một hình thức yêu. Linh mục, tu sĩ yêu Chúa, chọn Chúa làm gia nghiệp. Do đó họ không yêu một người nào đó một cách đặc biệt nhưng yêu hết mọi người. Họ gieo Tình Thương đến khắp nhân gian, làm muối yêu đương, làm men bác ái cho mọi người.

     

    Tôi muốn đi tu nhưng đã quá tuổi

    Thưa các bạn, dù các bạn ở tuổi nào đi nữa, lúc nào bạn cũng có thể đi tu được cả. Sống đời thánh hiến không giới hạn ở tuổi tác. Như tôi vừa trình bày ở trên, ở tuổi nào cũng YÊU được cả! Ở Việt Nam, có lẽ các chủng viện, các nhà dòng, vì số ứng viên quá đông nên ưu tiên cho các bạn trẻ. Còn ở hải ngoại, tuổi nào cũng được nhận cả, dĩ nhiên 80 tuổi mới xin vào nhà dòng hoặc chủng viện thì… hơi trễ đó!

     

    Đời sống tận hiến đa dạng

    Vả lại, các bạn cũng nên biết là đời sống tận hiến có nhiều dạng khác nhau. Ngoài hai dạng mà ai cũng biết: tu triều (linh mục hoạt động mục vụ tại xứ đạo) và tu dòng (dòng Tên, dòng Chúa Cứu Thế, dòng Đa-Minh, dòng Mến Thánh Giá, v.v...), còn có tu hội đời (nam hoặc nữ), nghĩa là cũng giữ ba lời hứa: vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh, nhưng các bạn vẫn đi làm việc ở ngoài đời, sinh hoạt xã hội, tôn giáo, vẫn ở với gia đình. Mỗi tháng, các anh em hoặc chị em gặp nhau để tĩnh tâm, cầu nguyện hoặc để chia sẻ... Tận hiến nhưng sống giữa đời. Có một điều khác nữa là họ không mặc áo dòng. Nhưng Chúa biết họ, họ biết Chúa, đó là điều quan trọng hơn cả, phải không các bạn?

    Còn một dạng nữa, dành cho nữ giới, đó là trinh nữ tận hiến (consecrated virgin, vierge consacrée). Khác với các dòng tu, các chị (phẩm đoàn trinh nữ) không có quy luật, cũng không có cơ cấu cộng đoàn. Cũng như tu hội đời, các chị không mặc áo dòng, cũng không mang một dấu hiệu gì đặc biệt cả, ngoài chiếc nhẫn được trao qua một nghi thức phụng vụ. Trong nghi thức này, đức giám mục địa phận thánh hiến các chị cho Thiên Chúa. Ơn gọi của họ là sống đời khiết tịnh, tận hiến cho Thiên Chúa như hiền thê của Chúa Kitô, và phục vụ Giáo Hội.

    Chắc các bạn nhớ câu của thánh Phaolô: "Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung." (1 Cr 12,4-7)

     

     

     

    Từ 2000 năm nay, Chúa Giêsu kêu mời tất cả chúng ta làm việc cho "vườn nho" của Ngài, tức là cho Nước Chúa, mỗi người tham dự tích cực theo đặc sủng và khả năng của mình... Nếu hôm nay Chúa mời gọi các bạn theo Ngài, sống hạnh phúc trong đời tận hiến, bạn có đáp lại lời mời của Ngài không? Tuy không biết câu trả lời của các bạn, tôi sẽ cầu nguyện cho các bạn.

    Thân chào các bạn!

    Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

    Hẹn gặp lại

     

     

     

     



 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -ĐBĐM - HỌC HỎI TIN MỪNG

MẾN THẦY HƠN ANH EM – ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC TRAO QUYỀN CHĂN CHIÊN

HIỆP SỐNG TIN MỪNG

CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH C

Cv 5,27b-32.40b-41 ; Kh 5,11-14 ; Ga 21,1-19

  1. HỌC LỜI CHÚA
  2. TIN MỪNG: Ga 21,1-19

(1) Sau đó, Đức Giê-su lại tỏ mình ra cho các môn đệ ở Biển hồ Ti-bê-ri-a. Người tỏ mình ra như thế này : (2) Ông Si-mon Phê-rô, Ông Tô-ma gọi là Điđymô, ông Na-thanaen người Cana miền Ga-li-lê, các người con ông Dêbêđê và hai môn đệ khác nữa, tất cả đang ở với nhau. (3) Ông Si-mon Phê-rô nói với các ông : “Tôi đi đánh cá đây”. Các ông đáp : “Chúng tôi cùng đi với anh”. Rồi mọi người ra đi, lên thuyền. Nhưng đêm hôm ấy họ không bắt được gì cả. (4) Khi trời đã sáng, Đức Giê-su đứng trên bãi biển, nhưng các môn đệ không nhận ra đó chính là Đức Giê-su. (5) Người nói với các ông : “Này các chú, không có gì ăn ư ?” Các ông trả lời : “Thưa không”. (6) Người bảo các ông : “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền đi, thì sẽ bắt được cá”. Các ông thả lưới xuống, nhưng không sao kéo lên nổi, vì lưới đầy những cá. (7) Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô : “Chúa đó”. Vừa nghe nói “Chúa đó”, ông Si-mon Phê-rô vội khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển. (8) Các môn đệ khác chèo thuyền vào bờ, kéo theo lưới đầy cá, vì các ông không xa bờ lắm, chỉ cách vào khoảng gần trăm thước. (9) Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên, và có cả bánh nữa. (10) Đức Giê-su bảo các ông : “Đem ít cá mới bắt được tới đây !”. (11) ông Si-mon Phê-rô lên thuyền, rồi kéo lưới vào bờ. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con. Cá nhiều như vậy mà lưới không bị rách. (12) Đức Giê-su nói : “Anh em đến mà ăn!” Không ai trong đám môn đệ dám hỏi : “Ông là ai ?”, vì các ông biết rằng đó là Chúa. (13) Đức Giê-su đến, cầm lấy bánh trao cho các ông. Rồi cá, Người cũng làm như vậy. (14) Đó là lần thứ ba Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ, sau khi chỗi dậy từ cõi chết. (15) Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giê-su hỏi ông Si-mon Phê-rô : “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Đức Giê-su nói với ông : “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy”. (16) Người lại hỏi : ” “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy không ? “Ông đáp : “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Người nói : “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”. (17) Người hỏi lần thứ ba : “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không ?” Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần : “Anh có yêu mến Thầy không ?” Ông đáp : “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự. Thầy biết con yêu mến Thầy. Đức Giê-su bảo : “Hãy chăm sóc chiên của Thầy”.  (18) Thật, Thầy bảo thật cho anh biết : Lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng, và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn”. (19) Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào, để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi, Người bảo ông : “Hãy theo Thầy”.

  1. Ý CHÍNH: Đây là đoạn cuối của Tin mừng thứ tư,gồm4 phân đoạn :

1- Các Tông đồ tập trung tại miền Ga-li-lê rủ nhau đi đánh cá và kết quả các ông không bắt được con cá nào ! (C 1-3).

2- Chúa Phục Sinh xuất hiện chỉ cho các ông nơi thả lưới. Các ông vâng lời và đã bắt được mẻ cá lạ lùng. Nhờ đó các ông đã nhận ra Người (C 4-8).

3- Trong bữa ăn sáng đã được dọn sẵn, Chúa Phục Sinh đã truyền lấy thêm cá mới bắt được và đã cử hành Lễ Bẻ Bánh giống như đã từng làm trước đó (C 9-14).

4- Cuối cùng Chúa Phục Sinh đã sát hạch Phê-rô về lòng yêu mến trước khi trao quyền mục vụ chăn dắt đoàn chiên cho ông. Người cũng tiên báo về cái chết đau thương của ông lúc cuối đời (C 15-19).

  1. CHÚ THÍCH:             

– C 1-3 + Biển hồ Ti-bê-ri-a Tìn mừng Mátthêu cho biết khi hiện ra với Ma-ri-a Mácđala và một bà khác tên là Ma-ri-a, Chúa Giê-su đã yêu cầu các bà báo tin cho các môn đệ để họ đến Ga-li-lê gặp Người (Mt 28,1.10). Ông Si-mon Phê-rô… : Tin mừng kể ra số các môn đệ đang ở chung khi ấy là 7 ông : Si-mon Phê-rô, Tô-ma, Na-tha-na-en, hai anh em Gia-cô-bê Gio-an và hai môn đệ khác. Si-mon quyết định sẽ đi đánh cá và được các ông kia hưởng ứng.- Đêm hôm ấy họ không bắt được gì : Người ta thường đi đánh cá vào ban đêm. Nhưng hôm ấy các ông đã luống công vô ích !

– C 4-8 : + Người môn đệ được Đức Giê-su thương mến nói với ông Phê-rô: “Chúa đó !” Gio-an luôn phát hiện ra Chúa Giê-su trước các anh em nhờ lòng yêu mếnThầy. Phê-rô khoác áo vào vì đang ở trần, rồi nhảy xuống biển Phê-rô tính vốn nóng nảy, nên khi nghe “Chúa đó !”, thì ông đã vội khoác áo vào và nhảy xuống biển bơi nhanh vào bờ để mau gặp Người.

– C 9-11 : + Bước lên bờ, các ông nhìn thấy có sẵn than hồng với cá đặt ở trên Chúa Giê-su đã nêu gương phục vụ dọn sẵn bữa ăn sáng cho môn đệ. Các ông đã được Người mời ăn và tăng cường thêm bằng cá mới bắt được. Si-mon Phê-rô lên thuyền rồi kéo lưới vào bờ Nếu Gio-an là người suy tư chiêm niệm nên sớm nhận ra Chúa trước mọi người, thì Si-mon Phê-rô lại là người mau mắn hành động để biểu lộ lòng yêu mến Thầy. Điều này cho thấy suy niệm và họat động cần luôn đi đôi với nhau trong việc xây dựng Hội thánh. Lưới đầy những cá lớn, đếm được một trăm năm mươi ba con Theo thánh Hi-ê-rô-ni-mô thì các nhà vạn vật học thời xưa đã khám phá ra được 153 loại cá. Con số 153 ở đây tượng trưng mọi dân tộc, và tất cả đều được mời gọi gia nhập vào Hội thánh : “Nước Trời giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển gom được mọi thứ cá” (x. Mt 13,47). Lưới không bị rách tượng trưng cho sự hiệp nhất trong Hội thánh.

– C 12-14 : + “Anh em hãy đến mà ăn !” Lời Chúa mời gọi các môn đệ đến ăn, giống như Người đã mời các ông dự tiệc Thánh thể (x. Mt 26,26). Bánh được trao cho môn đệ giống như Đức Giê-su đã làm khi nhân bánh ra nhiều (x. Ga 6,11). + “Con cá” tiếng Hy-lạp gọi là IK-TUS. Đây là năm chữ đầu của một lời tuyên xưng đức tin : “Giê-su Ki-tô Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa” (IÈSOUS KRISTOS THÉOU UNIOS SÔTER). Khi chia sẻ Cá, Chúa Giê-su ngụ ý sẽ chia sẻ Thánh Thể Người là “Đấng Cứu Thế Con Thiên Chúa” cho các môn đệ. Đó là lần thứ ba Đức Giê-su tỏ mình ra cho các môn đệ theo Gio-an thì lần thứ nhất Chúa Phục Sinh hiện ra vào chiều ngày Thứ Nhất trong tuần không có Tô-ma (x. Ga 20,19-23); Lần hai 8 ngày sau đó và có Tô-ma (x. Ga 20,26-31). Đây là lần thứ ba Người hiện với 7 môn đệ tại biển hồ Ga-li-lê.

– C 15-17 : + “Anh có mến Thầy hơn các anh em này không ?” Sau ba lần sát hạch về lòng mến, Đức Giê-su đã từng bước biến đổi Phê-rô đang từ một người đánh cá trở thành một mục tử có quyền chăn chiên (x. Ga 10,11). Tuy nhiên đàn chiên kia vẫn thuộc về Người : “Hãy chăn dắt chiên của Thầy”. Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần : “Anh có yêu mến Thầy không ? Phê-rô đau lòng vì việc bị hỏi ba lần làm ông liên tưởng đến ba lần ông đã chối Thầy (x. Ga 13,38 ; 18,17.25-27). Đức Giê-su đã tế nhị khi không trực tiếp đề cập đến tội của Phê-rô, mà chỉ yêu cầu ông xác định tình yêu dành cho Người. Mỗi lần Phê-rô khẳng định lòng mến, Đức Giê-su lại tha tội và trao thêm quyền : “Hãy chăm sóc chiên con của Thầy…” (c 5-17).

– C 18-19 : + Lúc còn trẻ… Nhưng khi đã về già…. Tuổi trẻ có đặc tính là tự do hành động (“Đi đâu tùy ý”). Tuổi già có đặc điểm là gò bó thụ động (“Anh sẽ phải dang tay ra và người khác sẽ thắt lưng cho anh và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn: ). Người nói như vậy có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào Quả thật, lời tiên báo này đã được ứng nghiệm vào lúc cuối đời của Phê-rô trong cơn bách hại đạo tại Rôma thời hoàng đế Nêrông. Phê-rô đã phải chịu khổ hình thập giá nhưng lại xin treo đầu ngược xuống đât, vì ông cảm thấy mình không xứng đáng được chịu cùng hình khổ giống như Thầy.

  1. CÂU HỎI: 1) Tại sao các môn đệ lại cùng hiện diện tại Biển hồ Ti-bê-ri-a thuộc xứ Ga-li-lê vào thời điểm sau khi Chúa phục sinh ? 2) Có mấy môn đệ cùng đi đánh cá với Si-mon Phê-rô ? 3) Do đâu mà Gio-an luôn nhận ra Chúa Giê-su trước các anh em khác ? 4) Chúa Giê-su đã tiên báo thế nào về số phận cuối đời của Tông đồ Phê-rô ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

  1. LỜI CHÚA: “Cứ thả lưới xuống bên phải mạn thuyền, thì sẽ bắt được cá”(Ga 21,6).
  2. CÂU CHUYỆN:

1) THẦY ĐI ĐÂU ?

Câu chuyện truyền kỳ về những ngày sau cùng của thánh Phê-rô với cái chết đã được Chúa Giê-su tiên báo : “Thầy bảo thật cho anh biết : lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tuỳ ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải giương tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn. Người nói vậy, để ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa”. Câu chuyện truyền kỳ đã được dựng thành phim “Quo vadis” nghĩa là: “Thầy đi đâu ?” như sau :

Bấy giờ tông đồ Phê-rô đã đến Thủ đô của Đế quốc Rôma, giữa lúc hoàng đế Nêrông đang ra tay bách hại đạo Công giáo. Một số tín hữu đã chịu chết vì đạo. Trước tình thế nguy hiểm, các tín hữu đã khuyên Phê-rô hãy mau chạy trốn khỏi thành, để tiếp tục sứ vụ lãnh đạo Hội Thánh.

Nhờ khéo cải trang và thoát được sự rà soát kỹ lưỡng của bọn lính canh cổng, Phê-rô đã ra được bên ngoài. Nhưng rồi ông đã gặp Chúa Giê-su mặc áo trắng đang đi ngược vào trong thành, ông liền hỏi Người rằng : “Quo vadis ?” nghĩa là “Thầy đi đâu ?” Chúa Phục Sinh đã trả lời : “Thầy đi vào thành Rô-ma để chịu đóng đinh một lần nữa”. Nói xong Chúa biến mất. Phê-rô hiểu được ý Chúa, nên ông lại quay trở lại vào thành Rô-ma. Ít ngày sau, ông đã bị quân Rô-ma bắt giam chung phòng với các tín hữu sắp chịu hành hình. Tai đây, ông đã an ủi động viên họ hãy can đảm và kiên trì trung thành tin vào Chúa Giê-su. Rồi ông đã bị tòa kết án tử hình. Đến ngày bị đưa ra vận động trường chịu hành hình, Phê-rô đã được chứng kiến cảnh các tín hữu : kẻ thì bị quăng ra để làm mồi cho thú dữ cắn xé ăn thịt, kẻ thì bị cháy thành than trên dàn hoả thiêu. Khi đến lượt chịu đóng đinh trên thập giá, Phê-rô đã đề nghị quân lính treo thập giá ngược để đầu ông quay xuống đất và chân giơ lên trời, vì ông nghĩ mình không xứng đáng được đóng đinh cùng một cách thức giống như Thầy Giê-su.

2) CẬU ĐÃ LÀM ĐƯỢC GÌ CHO CHÚA GIÊ-SU ?

Một buổi tối nọ, viên sĩ quan trẻ tuổi người Pháp SÁC ĐỜ PHU-CÔ (Charles de Foucauld) đang say sưa kể cho mọi người trong gia đình nghe về những chiến công hiển hách trong nhiều trận chiến cùng những cuộc thám hiểm của anh ở nước Ma-rốc xa xăm. Người chăm chú lắng nghe kể chuyện nhất lại là cô cháu gái chưa đầy 10 tuổi. Khi anh vừa kết thúc câu chuyện, thì bất ngờ cô bé đã hỏi như sau : “Thưa cậu, cháu rất hãnh diện khi thấy cậu làm được những việc lớn lao cho nước Pháp. Nhưng cháu thắc mắc điều này là : “Cậu đã làm đựơc gì cho Chúa Giê-su chưa ?”

Câu hỏi ấy như một luồng điện khiến anh giật mình. Từ trước đến nay, chưa bao giờ anh gặp câu hỏi nào bắt phải suy nghĩ nhiều như thế. Phải, “Anh đã làm được gì cho Chúa Giê-su chưa ?” Khi đối diện với Chúa, anh đã nhận ra rằng : từ trước đến nay anh đã phí phạm thì giờ ăn chơi xa xỉ, đã chạy theo bả vinh hoa phú quí vô ích. Giờ đây anh đã ý thức được sự nghèo hèn của mình. Sau đó vài ngày, anh xin nhập vào một dòng tu và xin bề trên cho đến ở miền Na-da-rét nước Ít-ra-en quê hương Chúa Giê-su, để tận hiến trọn đời phụng sự Người.

Một ngày nọ, đang lúc cầu nguyện trong nhà, anh bỗng nghe thấy có tiếng than van rên rỉ của một người Hồi giáo nhưng không biết tiếng nói đó phát ra từ đâu. Anh liên tưởng đến Lời Chúa Giê-su về thái độ phải có đối với những kẻ thù ghét mình, và quyết định sẽ đi làm bạn với người Hồi giáo. Anh dời đến sống ở giữa sa mạc Sa-ha-ra bên Phi châu, nơi có nhiều người Hồi giáo nghèo khổ. Thế rồi “điều phải đến đã đến”: Vào đầu tháng 12 năm 1916 khi đang cầu nguyện trong nhà, anh đã bị một toán người Hồi giáo cực đoan kéo đến sát hại. Ngày nay các tiểu đệ và tiểu muội tiếp tục sống theo lý tưởng của anh là tự nguyện sống giữa người nghèo để lao động và chia sẻ nỗi khốn cùng của họ, và giúp họ thăng tiến để được ơn cứu độ.

3) CÁI CHẾT ANH DŨNG CỦA ĐỨC CHA ROMERO NƯỚC EL SANVADOR :

Trong số các Giám Mục nổi tiếng can đảm của Giáo Hội Châu Mỹ La tinh, phải kể đến Đức Cha Oscar Arnulfo Romero, Tổng giám mục Giáo phận thủ đô San Sanvador. Ngày Đức Cha còn sống, Chúa nhật nào nhà thờ chính tòa cũng chật ních tín hữu đến tham dự thánh lễ và nghe ngài giảng. Đức Cha thường cho giáo dân biết tin tức liên quan đến Giáo Hội, đến tình trạng trong nước và mạnh mẽ lên án tình trạng bạo lực, bất công và nghèo đói do chính quyền cũng như phe du kích gây ra cho dân chúng. Đức tổng giám mục Romero cũng dùng đài phát thanh để gây ý thức nơi dân chúng và thẳng thắn tố cáo các vụ vi phạm quyền con người do các lực lượng nói trên chủ mưu. Nhưng tiếng nói của Đức cha không làm cho chính quyền quân đội El Sanvador cũng như lực lượng du kích hài lòng. Sau nhiều lần hăm dọa mà không có kết quả, những kẻ thù ghét Đức Cha đã quyết định giết ngài.

Sáng ngày 24/03/1980 họ đã sai người ám sát Đức tổng Giám mục Romero ngay trong nhà nguyện của bệnh việc thủ đô, nơi Đức tổng Giám mục hằng ngày vẫn đến dâng thánh lễ cho các nữ tu, nhân viên y tế và bệnh nhân. Kẻ sát nhân ngồi trà trộn trong số các tín hữu hiện diện. Không hiểu Đức cha có linh cảm mình sắp sửa phải đổ máu ra như hiến tế mưu cầu hòa bình cho một dân tộc El Sanvador hay không, nhưng trong vài lời suy tư ngắn trong Phúc Âm, Đức cha nói : “Như chủ chăn sẵn sàng hiến mình cho đoàn chiên, Ngài cũng sẵn sàng chết miễn là nước nhà được hòa bình tươi sáng, nhân dân El Sanvador được sống trong ấm no thịnh vượng”. Đức Cha rời tòa giảng tiến lên bàn thờ, thì chính lúc đó kẻ sát nhân tiến lên rút súng bắn Ngài. Đức Tổng Giám mục Romero gục ngã trước bàn thờ máu lênh láng chảy và thánh lễ cuối cùng của vị chủ chăn hôm đó đã dang dở, nhưng đã thành Thánh lễ trọn vẹn. Vì vị chủ tế đã trở thành con chiên hiến tế y như Chúa Giê-su trên Thập giá ngày xưa.

Đức tổng Giám mục Ro-me-rô đã chết vì đã trung thành với sứ mệnh chủ chăn của Ngài : “Thà vâng lời Thiên Chúa còn hơn vâng lời người ta”.- (Trích đài phát thanh Ve-ri-tas).

  1. THẢO LUẬN: 1) Những khó khăn mà Hội thánh, đặc biệt là Đức Giáo Hoàng phải đương đầu hiện nay là gì? 2) Mỗi tín hữu chúng ta cần làm gì cụ thể để cảm thông với những khó khăn của các chủ chăn, để có thể cộng tác với các ngài trong sứ vụ loan báo Tin Mừng và phục vụ đoàn chiên Hội thánh ?
  2. SUY NIỆM:

1) Mẻ  cá lạ lùng là hình ảnh của sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh : 

Đoạn Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay thuật lại câu chuyện đã xảy ra trên bờ hồ Ti-bê-ri-ade hay là Ghen-nê-sa-rét thuộc xứ Ga-li-lê, nơi các môn đệ Đức Giê-su đã từng hành nghề đánh cá trước khi theo làm môn đệ Người. Đây cũng là nơi mà Chúa Phục Sinh đã nhắn tin cho các môn đệ phải trở về Ga-li-lê để gặp Người. Trong lúc rảnh rỗi, các ông đã rủ nhau đánh bắt cá trong biển hồ. Nhưng sau một đêm vất vả cực nhọc vô ích, vào lúc tảng sáng, các ông đã gặp được Chúa Phục Sinh đứng trên bờ hồ mà các ông không nhận ra. Người đã hướng dẫn các ông đánh bắt cá và kết quả là một mẻ cá lạ lùng. Môn đệ Gio-an đã nhận ra Thầy Giê-su trước hết. Còn Phê-rô khi biết là Chúa Phục Sinh, liền khoác áo vào rồi nhảy xuống nước bơi vào bờ để gặp Thầy cho nhanh.

Về con số 153 con cá lớn theo các nhà chú giải Kinh Thánh là tượng trưng cho mọi loại cá thời bấy giờ.

2) Những khó khăn trên bước đường loan báo Tin Mừng: 

Việc thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng không phải là điều dễ dàng : Bài đọc I trong sách Công vụ Tông đồ cho thấy các môn đệ của Chúa đã bị các đầu mục Do thái cấm rao giảng về danh Chúa Giê-su. Nhưng các ngài đã sẵn sàng chịu hình phạt để chu toàn sứ vụ này. Tông đồ Phao-lô nhiều lần bị ném đá, bị đánh đòn, bị cùm trong ngục tù, bị đắm tàu, đói khát, mình trần… vì danh Chúa Giê-su. Cuối cùng hầu hết các tông đồ đều chịu chết để làm chứng cho Chúa.

Thực ra, sứ vụ rao giảng Tin Mừng không dành riêng cho các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ… mà chung cho mọi tín hữu đã chịu phép rửa tội và Thêm Sức. Ở mọi nơi mọi lúc, người làm tông đồ rao giảng Tin Mừng đều có thể gặp phải những khó khăn bách hại … Nếu chỉ dựa vào sức riêng, chắc chắn chúng ta sẽ dễ thất bại và nản chí buông xuôi. Nhưng nếu biết cậy nhờ ơn Thánh Thần hướng dẫn trợ lực, chúng ta sẽ luôn hăng hay chu toàn sứ vụ này và đạt được nhiều thành quả to lớn. Điều quan trọng là chuyên cần lắng nghe Lời Chúa, suy niệm để tìm hiểu ý Chúa và quyết tâm thực hành với ơn phù trợ của Chúa Thánh Thần, thì sẽ đạt kết quả.

3) Tin yêu là điều kiện để được ơn tha tội và được trao quyền chăn chiên :

Sau bữa ăn thân mật trên bãi biển, Chúa Phục Sinh đã tâm sự riêng với ông Phê-rô. Trước khi trao quyền chăn dắt đoàn chiên Hội Thánh, Chúa Phục Sinh đã đòi Phê-rô tuyên xưng ba lần yêu mến như sau : “Anh có mến Thầy hơn các anh em này không ?” Qua đó Người đòi các mục tử phải có lòng mến Người hơn những người khác. Đồng thời qua việc tuyên xưng này, Người gián tiếp tha tội đã chối Thầy cho Phê-rô.

Đáp lại câu hỏi của Chúa, ông Phê-rô đã ba lần thưa như sau : “Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Trên cơ sở lòng mến này, Chúa Giê-su đã lần lượt trao ban quyền chăn dắt chiên con và chiên mẹ cho ông.

4) Cảm thông và cộng tác với các mục tử trong Hội Thánh hôm nay :

Ngày nay, có biết bao các vị mục tử đang âm thầm chịu thiệt thòi đau khổ, để chu toàn sứ vụ loan báo Tin mừng. Các ngài đã can đảm trung thành với nhiệm vụ chăm sóc đoàn chiên, giống như các tông đồ xưa khi bị điệu ra Thượng Hội Đồng Do thái, đã trả lời rằng : “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm” (Cv 5,29).

Ngày nay, các tín hữu chúng ta cần biết cảm thông với những khó khăn gian khổ của các vị mục tử đang phải chịu để năng cầu nguyện cho các ngài. Nhất là mỗi người chúng ta phải trở thành những cánh tay nối dài của các vị chủ chăn bằng cách quảng đại góp phần xây dựng cơ sở vật chất và sẵn sàng đảm nhận việc phục vụ cộng đoàn theo sự phân công của các ngài.

Để làm được điều này, chúng ta cần hăng hái gia nhập vào các hội đoàn Tông Đồ Giáo Dân để được bồi dưỡng đức tin qua các sinh hoạt học sống Lời Chúa hằng tuần, chu toàn các công tác tông đồ bác ái được cấp trên phân công. Ngoài ra, còn phải năng dự lễ và rước lễ để được kết hiệp với Chúa, hầu chu toàn sứ vụ.

  1. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH.

Lúc chúng con đi tìm Chúa trong nước mắt sầu thương, xin hãy âu yếm gọi tên chúng con, như Chúa đã gọi tên chị Ma-ri-a Mác-đa-la khi chị đứng khóc bên cạnh ngôi mồ trống.

Lúc chúng con chán nản muốn bỏ Chúa để trở về cuộc sống đời thường, xin hãy cùng đi với chúng con trên những nẻo đường dài, như Chúa đã đồng hành với hai môn đệ về làng Em-mau.

Lúc chúng con đang đóng kín cửa lòng vì sợ hãi, xin Chúa hãy ngự đến chúc bình an, như Chúa đã hiện đến trấn an các tông đồ đang khiếp nhược sợ hãi.

Lúc chúng con đang cố chấp muốn làm theo ý riêng và ngày một xa cách anh em, xin hãy biến đổi lòng trí chúng con, như Chúa đã không bỏ mặc Tô-ma cứng tin, nhưng đã giúp ông cảm nghiệm mầu nhiệm Phục Sinh và tuyên xưng đức tin.

Lúc chúng con đã vất vả thâu đêm mà không đạt tới kết quả nào, xin hãy dùng Lời Chúa dẫn đường chỉ lối cho chúng con và bổ dưỡng chúng con bằng bữa tiệc Thánh như Chúa đã phục vụ các Tông đồ tại bờ hồ Ga-li-lê.- AMEN.

LM ĐAN VINH – HHTM

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

n

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 3 Phục Sinh C

Video Player
 
00:00
 
55:13
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục