9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CAC TÂN LINH MỤC

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


    LỜI KHUYÊN CHO CÁC TÂN LINH MỤC:

    Ý NGHĨA THẬT SỰ CỦA ĐỜI LINH MỤC

     

     

    Tôi xin được chia sẻ với tất cả anh chị em bài giảng tôi soạn để giảng lễ Tạ ơn Tân Linh Mục trong Giáo Phận.

     

    Kính thưa cộng đoàn Phụng vụ,

    Thật là một điểm đáng ghi nhớ đối với tất cả chúng ta là người Công giáo đã được rửa tội, vì chúng ta được các linh mục gọi tên lúc rửa tội. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên quan tâm đến Chức Tư Tế Thừa Tác trong Bí tích truyền chức thánh, bởi các linh mục được kêu gọi để phục vụ dân Chúa trong lòng Giáo hội, để vừa hỗ trợ vừa dẫn dắt họ.

     

    Trong Thánh lễ Tạ ơn hôm nay, thường mọi người nghĩ bài giảng của tôi sẽ nói về chức linh mục là một mầu nhiệm. Nơi chức linh mục có nhiều điều để chúng ta có thể nói đến. Tuy nhiên, hôm nay tôi muốn tập trung vào Lời Chúa trong bài Tin mừng theo thánh Gioan (Ga 15,9-17) chúng ta vừa nghe[1], trong đó Chúa Giêsu nói những lời từ biệt cuối cùng của Ngài với các môn đệ. Hai từ nổi bật trong bài Tin mừng: Tình yêu và Niềm vui.

     

    Trong bài Tin Mừng, chúng ta nghe thấy rằng: “Thiên Chúa là tình yêu, hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình”. Trong những lời này, chúng ta tìm thấy tâm điểm của đời sống Kitô hữu và có lẽ không có lời nào tốt hơn để hướng dẫn đời sống của một linh mục.

     

    Sau đó, Chúa Giêsu nói tiếp Thầy nói với các con điều đó để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn”. Tình yêu và niềm vui luôn đi đôi với nhau. Khi một linh mục thực sự sống với thánh chức của mình, khởi đi từ tình yêu thương thì điều này cũng sẽ dẫn đến niềm vui, cho linh mục và cho những người xung quanh.

     

    Tình yêu mà linh mục được kêu gọi được tìm thấy trong việc phục vụ. Nhiệm vụ của linh mục là để phục vụ dân Chúa, để tìm thấy Chúa Giêsu trong những người mà các linh mục phục vụ: các bệnh nhân, người già đóng neo đơn, mục vụ trong mùa Giáng sinh và Phục sinh, những tín hữu thờ ơ, nguội lạnh, người bị gạt ra ngoài lề xã hội, người giàu và người nghèo, người già và trẻ nhỏ. Các linh mục phải phục vụ tất cả họ bằng con mắt của đức tin. Để mỗi người trong số họ có phẩm giá và giá trị ngang nhau. Một linh mục phải tìm thấy Chúa Giêsu ẩn mình giữa những người mà mình phục vụ.

     

    Một trong những định nghĩa hay nhất về linh mục quản xứ mà tôi đã được nghe là: “Linh mục quản xứ trở nên một với giáo dân và giáo dân nên một với linh mục quản xứ”. Một linh mục phải đi đến với giáo dân. Các linh mục đừng có suy nghĩ rằng liệu giáo dân nào xứng đáng để mình phục vụ hay không. Các linh mục phải phục vụ mà không mong chờ giáo dân đáp lại bất cứ điều gì. Đừng quên và cũng đừng tránh những người có đời sống đạo nguội lạnh, những người ít lui tới nhà thờ hay những người đang chống đối Giáo hội.

     

    Trong cái nhìn về các bí tích trong Đạo Công Giáo của chúng ta, chúng ta thấy rằng tất cả đều là một con đường dẫn chúng ta đến gần với Thiên Chúa. Chúa Giêsu thậm chí còn sử dụng những con người yếu đuối, tội lỗi như chúng ta làm linh mục của Ngài. Một linh mục không cần nản lòng vì tội lỗi và sự yếu đuối của mình. Nhưng hãy thành thật đối mặt với nó. Hãy nhìn nhận tội lỗi và sự yếu đuối của mình. Không được nản lòng vì điều đó, mà hãy trung thực với chính mình. Điều này sẽ giúp các linh mục không có cảm giác được hưởng quyền lợi, không cảm thấy mình vượt trội hoặc hơn những người khác. Điều này sẽ giúp các linh mục nhân ái hơn, nhân từ hơn với tất cả những người họ gặp gỡ. Có người từng nói rằng khi nhìn một người bước vào đời linh mục, họ tự hỏi rằng liệu một giáo dân bình thường như anh ta có trở thành linh mục được không. Xin thưa rằng: khi một linh mục bắt đầu phục vụ tại nhiệm sở đầu tiên trong đời linh mục, nghĩa là linh mục đó chỉ mới bắt đầu học để trở thành một linh mục. Các linh mục phải phục vụ giáo dân của mình bằng tình yêu thương, tìm thấy Chúa Giêsu trong họ, và học cách trở thành một linh mục từ họ.

     

    Chức linh mục được thể hiện rõ ràng nhất khi linh mục cử hành Bí tích Thánh Thể. Nó không đơn giản chỉ là nghi lễ bên ngoài hay việc phải cử hành cho đúng nghi thức. Trung tâm điểm của Bí tích Thánh Thể đối với linh mục có lẽ được tìm thấy rõ nhất trong lời truyền phép mà các ngài đọc mỗi ngày khi cử hành Bí tích Thánh Thể: “Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con”. Các linh mục không chỉ nói những lời đó, nhưng còn phải sống những lời đó. Ý nghĩa của chức linh mục được tìm thấy trong những từ đó. Các linh mục phải hy sinh cuộc sống của mình cho những người mà các ngài phục vụ.

     

    Chức Linh Mục là một Bí Tích, Bí Tích Truyền Chức Thánh. Trong truyền thống Công giáo của chúng ta, chúng ta biết rằng lời cầu nguyện và niềm tin là không thể thiếu với nhau, cách chúng ta cầu nguyện là cách chúng ta thể hiện niềm tin của mình. Vì vậy, chúng ta phải thể hiện một cách trực quan những gì chúng ta tin. Các linh mục nên tự hỏi lương tâm mình rằng, "Qua đời sống linh mục của tôi, mọi người thấy gì?"

     

    Khi giáo dân nhìn vào cách các linh mục đang sống với thánh chức của mình, họ sẽ thấy gì? Hy vọng rằng những gì giáo dân nhìn thấy ở mỗi linh mục là người mà họ đang cần. Họ sẽ thấy một linh mục chăm lo cử hành Bí tích, một linh mục luôn chuẩn bị bài giảng, một linh mục luôn hiện diện với người bệnh, người nghèo và người hấp hối. Giáo dân sẽ quan tâm đến cách các linh mục đón tiếp và gặp gỡ giáo dân. Hi vọng tôi sẽ được nghe giáo dân nói rằng: các tân linh mục đây sẽ là những linh mục mà giáo dân có thể đến gặp, những linh mục đón nhận giáo dân với lòng thương xót và sự chăm sóc. Giống như Chúa Giêsu đã nói: Hãy đến với Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường.

     

    Tôi đang suy nghĩ về một lời khuyên mà tôi sẽ đưa ra cho bất kỳ ai đang bước vào đời linh mục. Một lời khuyên mà tôi dành cho các tân chức. Tôi nghĩ lại về những lời khuyên mà tôi đã nhận được trong đời linh mục của mình. Một lời khuyên mà tôi nghĩ đến, là lời khuyên từ cha của tôi khi tôi đang còn là chủng sinh. Lời khuyên duy nhất bố dành cho tôi: Hãy tử tế với mọi người. Có vẻ như lời khuyên này nghe có vẻ đơn giản vào thời điểm đó, nhưng tôi thấy rằng đó có lẽ là lời khuyên quan trọng nhất mà tôi đã nhận được. Hơn 28 năm làm linh mục, tôi đã có lúc hối hận vì đã không tử tế với mọi người, nhưng chưa bao giờ tôi hối hận vì đã quá tử tế với mọi người. Vì vậy, đó sẽ là lời khuyên của tôi cho các tân linh mục: Hãy tử tế với mọi người.

     

    Có hai từ mà chúng ta đã bắt đầu ngày hôm nay: Tình yêu và Niềm vui. Trong ơn gọi của mỗi người chúng ta, dù là hôn nhân, sống độc thân, đời linh mục, đời sống tu trì, nếu chúng ta biết cho đi cuộc sống của mình trong tình yêu, thì lúc đó chúng ta sẽ tìm thấy niềm vui và mang lại niềm vui cho người khác. 

     

    Một linh mục dâng hiến cuộc đời mình trong tình yêu thương, thực sự yêu thương những người mà mình phục vụ, thì linh mục đó sẽ tìm thấy niềm vui trong chức vụ của mình và mang lại niềm vui cho những người mà mình phục vụ.

    Tác giả: Lm. Mark Gatto

    Jos. Đăng Vũ
    Chuyển ngữ từ: 
    catherineofsienachurch.ca (06.5.2018)

     


    [1] Tin mừng Chúa Nhật 6 Phục Sinh Năm B, Ga 15, 9-17:

     
       
     

    Lời khuyên cho các tân linh mục: Ý nghĩa thật sự của đời linh mục

    HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

    Chuyên trang Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

     

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha Thầy, nên Thầy ở lại trong tình yêu của Người. Thầy nói với các con điều đó để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn. Ðây là lệnh truyền của Thầy: Các con hãy yêu mến nhau, như Thầy đã yêu mến các con. Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu mình. Các con là bạn hữu của Thầy, nếu các con thi hành những điều Thầy truyền. Thầy không còn gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ làm; Thầy gọi các con là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho các con biết. Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, và đã cắt đặt để các con đi và mang lại hoa trái, và để hoa trái các con tồn tại, để những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con. Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu mến nhau".

     

     -----------------------------------------

     

     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - SOV CATHOLIC BOOKSTORE

 
 

 

OSV Catholic Bookstore

 

Tue, May 24 at 7:13 AM
 
 
 
 

If you are having trouble reading this email, read the online version.

This week is our Flash Five Sale!

Get any (or all!) of the books below for only $5 each. Use promo code FLASH22 at checkout.

As OSV celebrates its 110th Anniversary, learn more about our incredible and influential founder:

Refresh your knowledge of the Faith by returning to the basics:

In anticipation of Memorial Day, discover the story of this American hero:

In these final days of Mary's month, help your little ones grow to love their Heavenly Mother:

Treat yourself or a loved one with this Marian gift:

Remember to use promo code FLASH22 at checkout!

Mix and match 4 or more of these books and get free shipping!

Facebook Instagram

Forward this email to a friend!

Was this email forwarded to you? Sign up to receive the latest news and sales from OSV Catholic Bookstore.

Free shipping offer only valid on purchases of $20 or more (after discount) made on OSVCatholicBookstore.com | Continental US only

 
 

 

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CHA GIOAN VIANNEY

  •  
    Tracy NGuyen CHUYỂN

    BÍ QUYẾT ĐỂ MỘT GIÁO XỨ THÁNH THIỆN

     

    IMG_256Cha Thánh Linh mục Gioan Vianney chỉ là một ông già nhà quê thất học, vô danh tiểu tốt, đúp lên trượt xuống, gầy guộc yếu mềm.

    Ngài chẳng được đi du học Mỹ, Phi, Á, Âu, Vatican hay đây đó một phút nào. Ngài chẳng có kiến thức thần học uyên thâm cao siêu một chút nào.

    Ấy vậy mà Ngài đã thay đổi cả thế giới và được làm bổn mạng các cha sở.

    Giáo sư dạy Ngài không ai khác là chính Chúa Giêsu qua những giờ cầu nguyện chân thành.

    Thánh Gioan Vianney, cha sở của xứ Ars nhỏ bé. Mặc dù học hành kém cỏi, Ngài đã thành công vô cùng lớn trong việc giảng dạy, làm cho nhiều người tội lỗi ăn năn trở lại, khiến cho nhiều linh mục ở những xứ bên cạnh phải đến hỏi dò Ngài:

    Cha đã làm thế nào, có bí quyết nào, mà nhiều kẻ tội lỗi trở lại với Chúa vậy? Con đã giảng dạy rất hùng hồn mà chẳng thấy ai trở lại cả?

    “Không những thế, Con tổ chức hội đoàn, con mời gọi học giáo lý, con cho thực hiện những cuộc rước kiệu hoành tráng, linh đình… Thế nhưng xứ con giáo dân vẫn lười biếng, bê bối”.

    Tại sao thế?

    Và Cha Thánh hỏi lại: Thế thì cha đã ăn chay chưa?

    “Dạ chưa”.

    Cha đã cầu nguyện chưa?

    “Dạ chưa”.

    Cha sở này thú thực là chưa hề nghĩ tới.

    Thấy vậy, cha Gioan Vianney đã chỉ ra cho cha kia biết nguyên nhân là chưa cầu nguyện và ăn chay nên không thành công…

    Bí quyết đơn giản của ngài chính là CẦU NGUYỆN & ĂN CHAY.

    Một Giáo Xứ Thánh Thiện, Yêu Thương Là Một Giáo Xứ Có Cha Xứ & Giáo Dân Biết Thành Khẩn Cầu Nguyện Cúi Mình

    Tướng quỷ từng phàn nàn với Cha Thánh Gioan Maria Vianney như sau: “nếu trên thế gian có hai đứa như mày, thì bọn tao đành phải thất nghiệp mất.

    Quả đúng như vậy!

    Khi Đức Giêsu vào nhà, các môn đệ mới hỏi riêng Người: “Tại sao chúng con đây lại không trừ nổi tên quỷ ấy? ”

    Người đáp: “Giống quỷ ấy, chỉ có ăn chay & cầu nguyện mới trừ được thôi .” ( Mc 9, 28-29)

    Chỉ có sự kết hiệp mật thiết với Chúa, con người mới có khả năng để thống trị ma quỷ.

    Chỉ có cầu nguyện liên lỷ, con người mới gắn bó và đi trong đường lối của Thiên Chúa, nếu không, người ta dễ làm theo ý riêng và quy chiếu về mình thay vì quy chiếu về Chúa.

    Đức Thánh Cha Phanxicô từng nói:

    “Hãy cho tôi biết bạn cầu nguyện thế nào, tôi sẽ cho bạn biết bạn sống ra sao, và hãy cho tôi biết bạn sống thế nào, tôi sẽ cho bạn biết bạn cầu nguyện ra sao”

    Thật vậy,

    “Không có cầu nguyện thì không có đức tin. Không có đức tin thì không có tình mến.

    Không có tình mến thì sinh ra kiêu ngạo. Khi đã kiêu ngạo thì hoàn toàn thuộc về ma quỷ”.

    Chúa mời gọi chúng ta hãy biết cậy trông vào Chúa qua việc cầu nguyện.

    Xin Chúa Giêsu ban cho chúng ta ý thức được sự cao quý của việc cầu nguyện, để đức tin, cậy, mến ngày càng lớn mạnh trong con người và nơi sứ vụ của chúng ta.

     

    Lạy Chúa, xin hãy dạy chúng con biết say mê cầu nguyện & ăn chay để cho satan luôn phải thất nghiệp.

     

    -------------------------------------

     

     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - LINH KHÍ CHỐNG LẠI MA QUỶ

  •  
    Chi Tran CHUYỂN
     
     
     


    LINH KHÍ CHỐNG LẠI MA QUỶ
     
    Vũ khí chiến đấu chống lại thế lực của ma quỷ phải được các Kitô hữu sử dụng toàn bộ và đồng nhất. Hơn nữa, phương thức là điều cần thiết; nghĩa là cách suy nghĩ, yêu thương, và hành động theo cách sống của Chúa Giêsu.
     
    Linh hồn đơn sơ và khiêm nhường luôn tin tưởng vào Thiên Chúa – giống như Chúa Giêsu đã sống khi Ngài mặc xác phàm trên trần gian này, biết cách quan hệ với Đấng tạo dựng nên mình. Quyền tự do chọn lựa làm người ta chống lại ma quỷ, bởi vì ma quỷ có thể cám dỗ chúng ta, nhưng nó không bao giờ có thể ép buộc chúng ta làm theo ý nó.
     
    Vũ khí chiến đấu và tự vệ mà Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta là Lời Chúa, cầu nguyện, ăn chay và các bí tích.
    Khi dùng các vũ khí tự vệ này, chúng ta phải chống lại động thái mê tín về tính hiệu quả, cứ tưởng đó là khái niệm ma thuật. Nói cách khác, chúng ta không nên tin rằng việc thực hành tôn giáo của chúng ta có thể xua đuổi hết tà ma. Theo nền tảng chứng cớ Kinh Thánh, ma quỷ chỉ bị trục xuất nhờ đức tin và hoàn toàn tín thác vào Chúa Giêsu.
     
    Đức Mẹ và các thánh cho chúng ta biết việc kết hiệp với Thiên Chúa làm cho con người, loài thụ tạo thấp kém hơn Satan, lại trở nên mạnh mẽ hơn Satan. Điều này khiến ma quỷ càng thù ghét con người, nó hành động khi người nào bị nó tấn công lại quyết định trở về với Thiên Chúa qua việc sử dụng các vũ khí này.
     
    LỜI CHÚA – PHÚC ÂM
    Luôn lắng nghe Lời Chúa và lặp lại Lời Chúa trong ngày là sự gợi hứng và vũ khí chiến thắng sự nghi ngờ, lo lắng, trầm cảm, tức giận, bối rối, và mọi thứ rối loạn mà Satan có thể tạo ra trong ý nghĩ của chúng ta. Thật vậy, cuộc tấn công của ma quỷ bắt đầu bằng cách thâm nhập vào ý muốn và ý chí tự do – trí tuệ và sự thông minh – làm ảnh hưởng và chinh phục chúng tới khi nó có thể vào linh hồn và làm cho linh hồn theo sự dữ.
     
    Thường thì những người đi lễ Chúa Nhật và đôi lần đi lễ ngày thường trong tuần, nhưng họ than phiền về việc thức giấc vào ban đêm, có những ác mộng và có những tư tưởng không hay, nghi ngờ về Thiên Chúa và liên quan đức tin. Cần nhấn mạnh rằng người ta không tham dự các nghi lễ bí truyền (esoteric rituals), thậm chí không coi đó là trò đùa. Tuy nhiên, người ta thường không liên quan Lời Chúa, nghĩa là không liên quan Đức Giêsu Kitô. Trung tâm và nền tảng của đời sống Kitô giáo là Đức Giêsu Kitô, Lời Chúa.
     
    Trong Phúc Âm theo Thánh Luca, sau khi Chúa Giêsu chịu Phép Rửa và được Chúa Thánh Thần dẫn vào hoang địa, Ngài đã bị Satan cám dỗ. Trong trường hợp này, chiến thắng ma quỷ không xảy ra qua lời cầu nguyện. Ba lần Chúa Giêsu dẫn chứng Kinh Thánh để chống lại cơn cám dỗ và bác bỏ lời dối trá của ma quỷ. Chúa Giêsu xác định: “Có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh... Ngươi phải bái lạy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi... Ngươi chớ thử thách Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi…” (Lc 4:1–13). Lời Chúa là khí cụ sự thật chống lại sự xảo trá và khiêu khích của ma quỷ.
     
    Khi làm người, Chúa Giêsu đã trở nên như chúng ta để cho chúng ta biết cách xa lánh ma quỷ. Ngài giữ khoảng cách đối với ma quỷ, trích dẫn nguồn khôn ngoan và nhận thức: Lời Chúa. Ngài dạy chúng ta rằng, muốn sống bình an thì luôn phải cần nhớ Lời Chúa, để trong mọi nghịch cảnh, Lời Chúa luôn ở trong tâm trí chúng ta và được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, chúng ta có thể biết cách chọn lựa những gì là thật và tốt. Nền tảng là Lời Chúa được ghi dấu ấn trong tâm trí chúng ta, vị trí của ý muốn và ý chí tự do. Satan biết rằng nếu nó thành công trong việc làm lầm lẫn ý chí tự do bằng cách xoay hướng nó xa ý muốn của Thiên Chúa qua tội lỗi, nó có thể là hại linh hồn người ta. Lắng nghe và sống Lời Chúa hằng ngày theo cách chọn lựa cụ thể sẽ trở thành sự bảo vệ khỏi mưu chước ma quỷ.
     
    CẦU NGUYỆN
    Chúng ta thường cho rằng chúng ta biết cầu nguyện, nhưng thực ra lại không biết. Từ nhỏ, chúng ta được dạy cầu nguyện vào buổi sáng và buổi tối, nhưng có thể chúng ta không hiểu giá trị hoặc ý nghĩa của việc cầu nguyện.
    Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói: “Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 22:20). Với những lời này, Chúa Giêsu cho chúng ta biết rằng Chúa Cha đã thiết lập giao ước đời đời với con người, một mối quan hệ đức tin được thiết lập bằng sự hy sinh của Đức Kitô trên Thánh Giá. Mối quan hệ này chỉ được duy trì nếu có sự đáp lại của con người qua Phúc Âm. Sự đáp lại này xảy ra qua lời cầu nguyện được khơi dậy bằng Lời Chúa. Cầu nguyện là nói chuyện với Thiên Chúa sau khi lắng nghe Ngài. Chúa Giêsu nói: “Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15:16).
     
    Cầu nguyện cũng là ngợi khen và tạ ơn. Đây là lời cầu nguyện Chúa Giêsu yêu thích: Không ngừng tạ ơn Ngài về sự sống, về chính chúng ta, và về những gì chúng ta có.
     
    Cầu nguyện cũng là cầu xin ơn phù trợ. Nếu lời đó bật ra từ một linh hồn được thanh tẩy bằng bí tích Hòa Giải, lời đó sẽ được nghe vì người cầu nguyện đang kết hiệp với Chúa Giêsu và Ngài chú ý lắng nghe linh hồn khiêm nhu (x. Lc 18:7–8). Lời Chúa không chỉ là tiếng nói; đó là người bằng xương thịt và máu huyết, chính Thiên Chúa tạo nên Con Người của Chúa Giêsu (x. Ga 12:44–45, 48–50). Lắng nghe Chúa Giêsu là lắng nghe Đấng Vô Hình, Đấng Tuyệt Đối, Đấng tạo dựng mọi vật hữu hình và vô hình.
     
    Cầu nguyện là thể hiện niềm tin, phó thác, ngợi khen, sự vui mừng, và được thể hiện không chỉ bằng lời, mà còn bằng ý hướng của linh hồn. Cầu nguyện càng hiệu quả hơn khi đó là ý hướng chính xác và thể hiện sự kết hiệp với Thiên Chúa. Theo cách này, lời cầu nguyện trở thành sức mạnh chống lại tình trạng bản năng như cô đơn, sợ hãi, lo lắng, lầm lẫn và bối rối; nó thay thế mọi thứ dưới sự hướng dẫn của Chúa Giêsu, Đấng giúp chúng ta vượt qua sự yếu đuối phàm nhân và mưu ma chước quỷ.
     
    Tuy nhiên, lời cầu nguyện của chúng ta không thể là khí cụ trực tiếp thoát khỏi kẻ thù, bởi vì chúng ta không thể tự chiến đấu với nó. Vì chúng ta là thụ tạo, chúng ta yếu đuối, thấp kém hơn các thụ tạo thần thiêng. Tin rằng chúng ta có thể thoát khỏi ma quỷ chỉ nhờ cầu nguyện là tội kiêu ngạo, vì chúng ta không thể đẩy lùi ma quỷ bằng chính sức riêng của chúng ta. Thật vậy, bằng cách đẩy lùi ma quỷ, chúng ta phải làm cho sự quỷ quyệt của nó kém hiệu quả trong đời sống chúng ta. Do đó, lời cầu nguyện có thể đánh bại ma quỷ – nghĩa là chúng ta phải cầu viện sự can thiệp của Chúa Giêsu, Đức Mẹ, và các thánh.
    Đôi khi có thể lời cầu nguyện xin chúc phúc hoặc xin giải thoát nhưng không được lắng nghe. Đó không phải vì tình trạng tâm linh của chúng ta vào lúc đó khiến lời cầu nguyện của chúng ta không hiệu quả; thật ra đó là tội lỗi chưa được tha của chúng ta làm ngăn cản hành động của Thiên Chúa.
    Tôi đã có thể xác thực qua những người mà tôi giúp đỡ, đa số sự quấy rầy tâm linh xảy ra qua hạnh kiểm của đời sống bị xáo trộn hoặc giả hình, nghĩa là thiếu kiên nhẫn trong việc cầu nguyện, thiếu kiên nhẫn trong việc gặp gỡ Chúa Giêsu trong các bí tích, thiếu kiên nhẫn trong việc lắng nghe Lời Chúa. Trong các trường hợp như vậy, nên làm quen với giáo lý và lãnh nhận bí tích Hòa Giải. Hiệu quả tùy thuộc vào đời sống Kitô giáo bền vững của chúng ta.
    Nếu lời cầu nguyện xuất phát từ một linh hồn kết hiệp với Thiên Chúa, lời cầu nguyện đó có hiệu quả chống lại sự tấn công của ma quỷ. Một người bất ngờ đi từ rất sùng kính tới từ chối sự thánh thiêng. Chị của người này rất sùng kính và đã chỉ ra sự thay đổi không thể giải thích. Tôi khuyên nên gợi lên sự can thiệp của Đức Mẹ Vô Nhiễm ngay lúc người em trai tức giận. Người chị nói với tôi rằng, lời cầu nguyện có kết quả, em trai của chị đã dịu cơn giận nhưng rồi lại nổi giận. Điều này chứng tỏ rằng sự thay đổi không do người em chọn; đó là hậu quả của ma quỷ. Thật vậy, người em không thể biết lời cầu nguyện của người chị.
    Một trường hợp khác, một bé trai 5 tuổi được người mẹ dạy cầu nguyện bằng Kinh Kính Mừng. Tôi được mời tới vì đứa bé cứ thấy bóng đen xung quanh giường. Tôi bảo cha mẹ cậu bé duy trì trong tình trạng ân sủng với Thiên Chúa qua bí tích Hòa Giải để cầu nguyện hiệu quả hơn, khi hiện tượng này tái diễn thì cầu xin Đức Mẹ.
    Sau một tuần, họ mời tôi đến và nói rằng hiện tượng đó đã giảm nhưng chưa hết. Tôi hỏi họ có cầu nguyện với cậu bé hay không thì họ nói không. Tôi mời họ cầu nguyện với cậu bé khi hiện tượng đó xảy ra. Họ đã làm vậy. Họ cho biết rằng ngay khi cậu bé đọc “Kính mừng Maria…” thì bóng đen không còn. Lời Kinh Kính Mừng được cậu bé cầu nguyện với lòng tin tưởng cũng đủ xua tan bóng đen kia.
    Giáo lý của Giáo Hội Công giáo nhắc chúng ta nhớ rằng để cầu nguyện hiệu quả hoặc thể hiện các dấu bí tích bề ngoài, ngoài ý hướng bên trong mà họ cầu xin, là tình trạng mê tín dị đoan (x. Mt 23:16–22 và GLCG số 2111).
    Lời cầu nguyện xuất phát từ một tâm hồn khiêm nhu và kết hiệp với Thiên Chúa không chỉ hiệu quả mà còn trở nnê khí cụ của sự nhận thức về việc lật tẩy ma quỷ và hành động của nó.
    Lm. PAOLO CARLIN
    TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ từ CatholicExchange.com)
     
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG

  •  
    Chi Tran CHUYỂN

     
     
     
     

     
    GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH, NĂM C

     

    1/ ĐỀN THỜ CỦA CHÚA BA NGÔI

    Thánh Phanxicô Assisi là một người ủng hộ nhiệt thành giáo thuyết về việc Thiên Chúa Ba Ngôi ngự trong con người. Điều này giúp ngài yêu thương mọi người như nhau cho dù họ đang ở địa vị  nào trong cuộc sống. Một ngày nọ, ngài gặp một người không có lòng yêu mến Chúa. Khi hai người cùng đi với nhau, họ gặp một người đàn ông bị mù và bị liệt. Thánh Phanxicô hỏi người tàn tật không nhìn thấy: “Hãy cho tôi biết nếu tôi cho bạn được nhìn thấy và sử dụng tay chân của bạn, bạn có yêu mến  tôi không?” Người ăn xin trả lời: “Chà, tôi không chỉ yêu ngài mà còn làm nô lệ cho ngài suốt quãng đời còn lại.” Phanxicô nói với người đàn ông luôn khẳng định rằng anh ta không thể yêu Chúa: “Anh thấy chưa, người đàn ông này sẽ yêu mến tôi nếu tôi cho anh ta thị giác và sức khỏe. Tại sao bạn không yêu Chúa, Đấng đã tạo ra bạn với nhiều khả năng và chân tay khỏe mạnh?”

    * Nếu chúng ta yêu mến Chúa và tuân giữ lời Người làm trung tâm của đời sống chúng ta, thì Ngài sẽ cư ngụ trong chúng ta cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, biến chúng ta thành những đền thờ của Chúa Ba Ngôi. (Đức ông Arthur Tonne).

     

    2/ BÌNH AN ĐÍCH THỰC

    Tiểu thuyết gia người Nga Fyodor Dostoyevsky được nhiều người coi là một trong những thiên tài văn học vĩ đại nhất mọi thời đại. Sách của ông thuộc hàng kinh điển. Anh em nhà Karamazov được nhiều người coi là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất từng được viết. Tất cả các câu chuyện của ông đều có một chủ đề tương tự, rằng sự cứu chuộc của chúng ta phải được tìm thấy thông qua đau khổ, không chỉ đơn giản là đau khổ về thể xác, mà còn trong nỗi thống khổ của thân phận con người chúng ta. Dostoyevsky tin rằng chúng ta trở thành con người toàn vẹn bằng cách được thử thách và được củng cố thông qua nó.

    * Sự bình an mà Chúa Giêsu ban cho các môn đệ liên quan rất ít đến sự hài lòng. Họ đã phải chịu sự bắt bớ, hiểu lầm và gian khổ dưới mọi hình thức.

     

    3/ CHÚA Ở LẠI

    Câu chuyện được kể lại rằng sau khi giáo viên của Helen Keller, cô Annie Sullivan, đã giúp cho cô ấy nhận biết các đồ vật bằng ngôn ngữ ký hiệu, cô Sullivan đã cố gắng giải thích về Chúa và tìm các biểu tượng cho cái tên “Chúa”. Trước sự ngạc nhiên của cô Sullivan, Helen đã đánh vần lại thông suốt:  “Cảm ơn cô đã cho tôi biết tên của Chúa, thưa cô, vì Ngài đã tiếp xúc với tôi nhiều lần trước đây.”

    * Làm sao Helen Keller có thể biết Chúa dù bị mù và điếc? Helen Keller biết Chúa, vì chính Chúa đã bày tỏ cho bà. Đó là việc “Chúa ở lại” mà các bài đọc Tin Mừng hôm nay nói đến.

    4/ HAI TÌNH YÊU

    Tổng thống Jimmy Carter, trong cuốn sách Nguồn sức mạnh của mình, kể về cuộc phỏng vấn Eloy Cruz, một mục sư đáng ngưỡng mộ người Cuba, người có mối quan hệ tuyệt vời với những người nhập cư nghèo từ nước Puerto Rico. Carter hỏi: “Bí quyết để thành công của ngài là gì?” Mục sư Cruz trả lời: “Thưa ngài Jimmy, chúng ta chỉ cần có hai tình yêu cho cuộc đời mình: tình yêu dành cho Chúa và tình yêu dành cho người bất chợt có mặt trước mặt chúng ta bất cứ lúc nào.”

     

    5/ YÊU NHƯ CHÚA

    Trong Thế chiến thứ hai, một tù nhân đã trốn thoát khỏi một trại tập trung của Đức Quốc Xã ở Auschwitz, Ba Lan. Chỉ huy trại thông báo rằng nếu hắn ta không được tìm thấy trong vòng 24 giờ, 10 trong số 600 người đàn ông ở Khu 14 sẽ bị chọn ngẫu nhiên để chết thay. Sáng hôm sau, các tù nhân xếp hàng dài và đứng cả ngày dưới cái nóng như thiêu như đốt của mặt trời. Vào lúc 6 giờ chiều, 10 người được chọn ngẫu nhiên. Một người trong đó là cha của một gia đình. Khi họ đang được đưa đi, một linh mục dòng Phanxicô trong số các tù nhân, thánh Maximilian Kolbe, đã đề nghị thế chỗ cho người cha đó. Sĩ quan chịu trách nhiệm của Đức Quốc Xã đã vô cùng bị bất ngờ, nhưng anh ta đã lấy lại bình tĩnh và nói: “Được chấp nhận!”

    * Hành động anh dũng của vị linh mục đối với một người bạn tù là sự phản ánh mờ nhạt về tình yêu của Chúa Giêsu đối với chúng ta, và về tình yêu của Chúa Cha dành cho Chúa Giêsu. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hi sinh tính mạng vì bạn hữu của mình (Ga 15,13).

     

    6/ CHÚA Ở LẠI

    Tôi nhớ lại câu chuyện về một cô bé được đi chuyến tàu đầu tiên với bố mẹ, khi tàu hỏa còn là phương tiện giao thông phổ biến. Khi màn đêm buông xuống, người mẹ ẵm cô gái, đang khá lo lắng, đặt cô bé lên giường tầng trên của tàu. Bà  nói với đứa con nhỏ của mình rằng ở trên đó cô sẽ ở gần Chúa hơn và Chúa sẽ trông chừng cô. Khi sự im lặng bao trùm cả toa xe, cô bé cảm thấy sợ và nhẹ nhàng gọi: “Mẹ ơi, mẹ có ở đó không?” Câu trả lời: “Có, con yêu”. Một lúc sau, với giọng lớn hơn, đứa trẻ gọi: “Bố ơi, bố cũng ở đó phải không?” Câu trả lời: “Có, con yêu”. Sau khi điều này được lặp lại nhiều lần, một trong những hành khách đi chung toa xe cuối cùng đã mất kiên nhẫn và hét lớn: “Vâng, tất cả chúng tôi đều ở đây, bố của bạn, mẹ bạn, anh bạn và tất cả cô dì và anh em họ hàng của bạn; bây giờ ổn định rồi và ngủ đi!” Có một lúc im lặng và sau đó, một giọng nói nhỏ hỏi: “Mẹ ơi, đó có phải là Chúa không?”

    * Khi ban sự bình an Chúa Giêsu không nói: “Ta ở đây, Chúa Cha ở đây, và Chúa Thánh Thần ở đây, bây giờ hãy bình an!” Sự bình an của Chúa là một món quà thiêng liêng; nó chỉ có thể được nhận như kết quả của đức tin. Đó là lý do tại sao thế giới càng ngày càng xa lạ với nó.

     

    7/ CẢI ĐẠO

    Joshua, một chàng thanh niên Do Thái đã yêu Maria, một người Công giáo sùng đạo. Khi Joshua cầu hôn Maria, cô đã tìm lời khuyên từ cha mẹ mình, mỗi người đều góp ý một cách khác nhau. Cha của Maria nói: “Cải đạo anh ta sang Công giáo!” Nhưng mẹ cô ấy nói: “Con hãy yêu thương anh ấy chân thành và Chúa sẽ làm những điều kỳ diệu!” Cha của Maria không nhượng bộ và ra lệnh cho cô hết sức cố gắng để cải đạo Joshua sang Công giáo. Maria vâng lời và Joshua đã được cải đạo hợp pháp. Vài tuần sau, Joshua hủy hôn. Cha của Maria hỏi: “Có chuyện gì vậy?” Maria nức nở: “Joshua muốn trở thành một linh mục!” (Cha Francis Gonsalves trong Sunday Seeds for daily Deeds).

     

     

    8/ PADRE, PADRECITO

    Chuyện xảy ra là một linh mục truyền giáo đi thăm giáo xứ rộng lớn của mình, ở nơi cao trên dãy núi Andes. Cách tốt nhất để đến một số điểm của giáo xứ là đi ngựa. Một lần, vào lúc hoàng hôn, vị linh mục bị mất phương hướng và không thể tìm thấy đường trở về trại căn cứ của mình. Thay vì mạo hiểm ở độ cao như vậy, ngài quyết định dong ngựa tự do và hy vọng tìm được nơi trú ẩn. Sau vài giờ lang thang, ngài đã nhìn thấy một cảnh tượng rất đáng hi vọng. Ở phía xa một ngọn đèn thắp sáng trong một túp lều. Điều này là không bình thường bởi vì người bản địa đi ngủ ngay sau khi trời tối để thức dậy vào sáng sớm. Khi vị linh mục đến gần túp lều, một người đàn ông chạy ra, anh ta kêu lên: “Padre, padrecito!” – Con biết ngài sẽ đến. Vị linh mục ngạc nhiên hỏi làm sao ông ta biết được điều đó. Người đàn ông nói: “Mẹ con đã cầu nguyện cả ngày rằng một linh mục sẽ đến. Bà ấy đang hấp hối”. Vị linh mục đi vào trong túp lều, giải tội cho người phụ nữ, sau đó xức dầu và cho bà rước lễ. Người phụ nữ nhẹ nhàng nói những lời cuối cùng này: “Taita Dios đã nghe thấy con.” “Taita Dios” không dễ dịch. Dĩ nhiên, Dios có nghĩa là Chúa, nhưng từ Taita rất khó dịch. Đó là một cách xưng hô thân mật, trìu mến đối với cha của một người. Taita giống như từ “bố”, mà một người có thể nói điều đó mà không ngại ngùng. Taita Dios, Cha yêu dấu của con, đã nghe thấy con.

    * Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta rằng nếu ai giữ lời Người thì “Chúa Cha sẽ yêu thương người ấy”. Chúa mô tả một sự thân mật mà chúng ta không thể tưởng tượng được. Người nói với chúng ta rằng Người và Chúa Cha sẽ ngự trong chúng ta – bởi quyền năng của Chúa Thánh Thần. (Phil Bloom).

     

    9/ Ở LẠI VỚI NHAU

    Có một câu chuyện kể về một cô gái trẻ tên là Sally. Sally lớn lên, trở thành một phụ nữ, chuẩn bị vào đại học. Mẹ cô đã phải vật lộn để lo lắng cho cô học hành, một việc đặc biệt khó khăn bởi vì cha cô đã qua đời vài năm trước đó. Mẹ cô đã cố gắng hết sức để nuôi dạy Sally một cách đúng đắn. Bây giờ Sally sẽ ở một mình, một khoảng thời gian thách thức và đáng sợ. Sally rất bận tâm về việc để mẹ một mình lo trang trại và làm việc nhà. Cô cũng lo lắng về việc phải tự tìm ra lối đi mà không có sự hướng dẫn của mẹ. Khi cô chuẩn bị lên xe, hành lý đã được đóng kỹ và sẵn sàng, mẹ cô đã nắm lấy tay cô và nói với cô: “Con sẽ thấy những điều đó là những điều con chưa bao giờ nghe nói đến, và con sẽ không biết đường nào để thỉnh thoảng quay lại. Con hãy nhớ giật dây tạp dề của mẹ khi con muốn một thứ gì đó, và mẹ sẽ biết con đang muốn gì? Con hãy để ý khi ở quá gần đường xá, và mẹ sẽ kêu lên để nhắc con tránh ra khỏi đó.” Mẹ cô nhẹ nhàng nhắc nhở cô nhiều điều. Bà tiếp: “Chà, mẹ sẽ ở đó với con trong trái tim, nhưng việc lắng nghe những gì mẹ nói với con là tùy thuộc vào con. Mẹ không thể hôn chỗ đau của con khi con ngã xuống nơi đầu gối hay trấn an con khi những cơn bão lớn ập đến. Nhưng mẹ sẽ gần gũi như hạt đậu trong túi của con khi con cần mẹ. Nếu con sợ hãi, mẹ sẽ sát cánh cùng con. Và nếu con đang bị tổn thương, con có thể cảm thấy mẹ ở gần; và nếu con làm sai, mẹ sẽ nói sự thật với con để con sẽ không làm điều đó nữa.” Nước mắt hai người trào ra. Mẹ cô mở ngăn tủ và lấy ra một chiếc khăn tay được gấp gọn gàng và đặt nó vào túi chiếc váy của Sally. Khi rời đi, Sally cảm thấy hoàn toàn đơn độc. Trong khi cố gắng kìm lại những giọt nước mắt, cô đưa tay vào túi áo để lấy ra chiếc khăn tay mà mẹ cô đã đặt ở đó. Ngay lúc đó, cô nhận thấy một nút thắt ở một góc giống như mẹ cô thường buộc tiền mua sữa của cô trong khăn tay. Sau khi mở nút thắt, cô ấy thấy một hạt đậu phộng duy nhất ở đó. Cô biết rằng người mẹ thân yêu của cô sẽ luôn ở bên cô trong trái tim cô (Những câu chuyện ngụ ngôn do Ron Alberston kể).

    * Tin Mừng là Thiên Chúa muốn ở lại với chúng ta trong cuộc sống này. Ngài muốn trú ngụ trong tâm hồn chúng ta, và Ngài cũng muốn chúng ta ở lại trong Ngài.

     

    Linh mục Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm