9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - SOV CATHOLIC BOOKSTORE

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


    LINH ĐẠO: NƠI ĐỂ MỌI NGƯỜI CÓ ĐỨC TIN TỤ VỀ

    MỜI ĐỌC GIOAN ĐOẠN 17: LỜI NGUYỆN CỦA ĐỨC GIÊ-SU

     

    Chúa Giêsu đã quả quyết với chúng ta: trong nhà Chúa có nhiều chỗ. Linh đạo là một trong những chỗ đó. 

     

    Đâu là nơi mà người có đức tin chúng ta có thể tụ về vượt lên chia rẽ do lịch sử, giáo lý, giáo phái và tôn giáo? Đâu là nơi cho tất cả những người thiện tâm có thể tìm được điểm chung và cùng nhau thờ phượng?

     

    Nơi đó được tìm thấy trong việc mưu cầu một linh đạo liên tôn giáo và đại kết không, các học viện thần học cũng như chủng viện cần phải tạo được không gian này trong tầm nhìn và cấu trúc học thuật của mình.

     

    Linh đạo như một khuôn khổ học thuật trong các học viện thần học và chủng viện của chúng ta như thế nào? Linh đạo đã có từ lâu, dù mang nhiều cái tên khác nhau. Trong giới công giáo la-mã, trước đây nó được phân ra từng mảng, là thần học luân lý, phụng vụ, thần học khổ hạnh, văn học mộ đạo và thần nghiệm. Trong giới tin lành và phái phúc âm (cho đến gần đây, văn học mộ đạo và thần nghiệm vẫn không được tín nhiệm) thì có nhiều khóa học về cương vị môn đệ, thờ phượng và luân lý kitô giáo.

     

    Vậy linh đạo là một lĩnh vực nghiên cứu sao? Dù có khả năng tối giản quá đáng, nhưng tôi xin phép đưa ra một phép loại suy để hiểu cách linh đạo liên quan đến thần học và giáo lý. Cách linh đạo liên quan đến thần học và giáo lý cũng như cách trận đấu thể thao liên quan đến sách luật của môn thể thao đó.

     

    Ví dụ như, môn bóng chuyền có luật chơi, được soạn thảo ban đầu rồi được chỉnh sửa theo từng giai đoạn trong nhiều năm lịch sử của bộ môn này. Thời nay người ta áp dụng luật này khi chơi bóng chuyền. Không thể chơi ngoài những luật đó được. Tuy nhiên, dù những luật này đưa ra quy tắc để chơi bóng, nhưng không phải là trận đấu. Luật chỉ xác định cách chơi và bảo đảm trận đấu được chơi một cách công bằng.

     

    Về căn bản, đó chính là vai trò thiết yếu của thần học và giáo lý. Chúng là sách luật để chúng ta biết cách phân định đức tin và việc thực hành tôn giáo khi chúng ta sống trong cương vị môn đệ, nếu như chúng ta nhận mình là kitô hữu. Nhưng chúng làm nên luật, còn linh đạo là trận đấu thật sự, là cách chúng ta sống đức tin và cương vị môn đệ trong việc thực hành thực tế.

     

    Do đó, linh đạo có trong luân lý và đạo đức, việc thờ phượng, thần học khổ hạnh, thần học thần nghiệm, thần học mộ đạo và mọi thứ chúng ta làm khi sống cương vị môn đệ.  Thần học đưa ra luật lệ, còn linh đạo cố truyền động lực, ngọn lửa, hy vọng và hướng dẫn thực hành cho cuộc chơi, cho đời sống cương vị môn đệ.

     

    Tôi đưa ra biện giải nho nhỏ này cho linh đạo trong tư cách một khuôn khổ học thuật, để xác nhận, linh đạo là nơi những người có đức tin cùng chung một tấm lòng có thể đến với nhau vượt lên những chia rẽ lâu dài do lịch sử, giáo lý, giáo hội học và các quan niệm đức tin khác biệt. Linh đạo là nơi mà chúng ta có thể gặp trong thông hiệp đức tin, đưa chúng ta (ít nhất trong không gian và thời khắc này) vượt lên những khác biệt lịch sử, giáo phái, tôn giáo và quan niệm đức tin.

     

    Tôi biết đúng là như thế vì tôi đã thấy và đang thấy trực tiếp. Học viện Thần học Dòng Hiến sĩ, nơi tôi dạy, có Viện Thần học Đương đại, nơi đạo công giáo la-mã, tin lành và phái phúc âm cùng nhau học hỏi, nghiên cứu và cầu nguyện, không có khác biệt tôn giáo nào len lỏi vào. Tất cả mọi người, dù thuộc giáo phái nào đều tìm kiếm những điều như nhau: Làm môn đệ Chúa Giêsu thời nay nghĩa là gì? Làm thế nào để chân thành cầu nguyện? Làm thế nào để giữ vững đức tin trong một thế giới thế tục dễ dàng nuốt chửng chúng ta? Làm thế nào để truyền đức tin cho con cháu chúng ta? Làm thế nào để vừa là ngôn sứ vừa là người chữa lành trong thế giới chia rẽ chua cay này? Phản ứng dựa trên đức tin đối với bất công là gì? Làm sao để già đi tốt đẹp và chết lành? Những thấu suốt và ân sủng nào chúng ta có thể rút ra từ những suối nguồn thâm sâu của thần nghiệm kitô giáo và hạnh các thánh để hướng dẫn cuộc sống chúng ta?

     

    Ai cũng có cùng những câu hỏi giống nhau và ai cũng đi tìm ở những nơi cũng giống nhau.

     

    Chủ nghĩa giáo phái rút lui khi linh đạo xuất hiện.

    Hơn nữa, điều này không chỉ liên quan đến việc đến cùng nhau vượt lên các khác biệt giáo phái kitô giáo, đối với sự tách biệt của chúng ta với các tôn giáo khác cũng vậy. Những câu hỏi mà tín hữu kitô chúng ta đang băn khoăn cũng là những câu hỏi lớn đối với các tôn giáo khác như ấn giáo, phật giáo, hồi giáo, lão giáo và những tín hữu khác đang cần chúng ta giúp cũng như chúng ta cần họ giúp.

     

    Trong linh đạo, người tín hữu kitô học hỏi từ thần nghiệm hồi giáo Sufi, còn tín hữu hồi giáo thì học hỏi từ Thánh Mẫu học và thần nghiệm kitô giáo. Phật giáo, ấn giáo và lão giáo học hỏi từ Linh thao của thánh Inhaxiô, tín hữu kitô cũng học hỏi nhiều từ các phương pháp thiền của phật giáo và ấn giáo.

     

    Chúa Giêsu đã quả quyết với chúng ta: trong nhà Chúa có nhiều chỗ. Linh đạo là một trong những chỗ đó. Linh đạo là căn phòng nơi tất cả những ai đang băn khoăn cho một nhu cầu chung, một tìm kiếm chung và hy vọng chung, có thể tạm gác lại những khác biệt tôn giáo và giáo phái của mình, để cùng nhau đến căn phòng này tìm kiếm.

     

    Đừng hiểu nhầm tôi, chuyện này không xóa nhòa những khác biệt của chúng ta, nhưng nó cho chúng ta một nơi để chúng ta có thể dự phần trong hiệp thông sự sống và đức tin với nhau, dù có những khác biệt này.

     

    Ronald Rolheiser, 

    J.B. Thái Hòa dịc

     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - TIN VUI CHO GIÁO HỘI VN

  •  

    Tin vui rất lớn: Giáo Hội Công Giáo VN có thêm một Vị Thánh!

    Mùa Hè 2023, tiến trình Phong Thánh cho LM Phanxicô Trương Bửu Diệp vào giai đoạn hoàn tất

    *LM Diệp sau khi tử đạo, đã làm nhiều phép lạ, ban ơn lạ nhiều nhất từ xưa tới nay! Nhiều người cầu xin, toại nguyện và biết đến danh Cha nhất! Hay hơn nữa, người được ơn, lại không phân biệt tôn giáo!

    *Sau ngày Cha Diệp tử nạn, 76 năm chờ đợi, giờ đã “Sinh Hoa Kết Trái!” Một trong những niềm vui chung, lớn nhất của Giáo hội Công Giáo VN.

    *Việt Nam được xếp vào các Quốc Gia, có nhiều Vị Thánh nhất trong Giáo Hội Thiên Chúa Hoàn Vũ! Minh chứng đã được Thiên Chúa thương yêu cách riêng!

     

    cha diep hai final.jpg

     

    Loan Báo Tin Mừng:

    Trong Thánh Lễ long trọng tại Trung Tâm Công Giáo Việt Nam, thuộc Giáo Phận Orange, Santa Ana, Nam California. Thứ Bảy, Ngày12 Tháng Ba, Năm 2022 vừa qua. Gồm trên 500 giáo sĩ và giáo dân tham dự để cầu nguyện, nhân ngày giỗ 76 năm, “Tôi Tớ Chúa” là  Linh Mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, bị Việt Minh sát hại vì đức tin! (Khi chưa tuyên bố mình là Cộng Sản, sợ lộ bộ mặt gian ác, dân sẽ không theo, nên lúc đó, họ hoạt động, lấy tên là Việt Minh! Nên Việt Minh hay Cộng Sản, cũng là một!)

    Trong thánh lễ, Linh Mục Dương Hữu Nhân, đã báo một tin vô cùng vui mừng, hoan hỉ với người Công giáo nói riêng, với VN nói chung: “Hội Đồng Sử Gia của Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, tiến trình khó khăn nhất Tuyên Thánh Cha Phanxicô Xaviê đã thông qua! và mọi việc sẽ hoàn tất vào mùa hè 2023!”

    Tiếng đồng loạt vỗ tay vang dội như pháo nổ! Bầu khí hân hoan vỡ òa! chan hòa niềm vui sung sướng! Giáo Hội Công Giáo VN lại có thêm một Vị Thánh! Hình ảnh “Ông Thánh Người Việt” sẽ được đặt trên bàn thờ Người Công Giáo khắp nơi trên thế giới, để thờ lạy tôn kính! Niềm hãnh diện vô biên! khó tả!

     

                    Tiến Trình Tuyên Thánh

    Từ năm 2012, cuộc điều tra phong Thánh cấp thấp nhất từ giáo phận cho Linh mục Trương Bửu Diệp bắt đầu được tiến hành. Ngày 31 tháng 10 năm 2014, Bộ Giáo Lý Đức Tin ra tuyên bố có tên “Nihil obstat” (Không có gì ngăn trở) chấp thuận việc tiến hành hồ sơ tuyên thánh cho Cha Diệp.

    Giữa Tháng Mười Hai, 2021, Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ đã minh xác: Linh Mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp bị CS còn gọi là Việt Minh hạ sát vì đức tin, tử vì đạo thay cho đoàn chiên của Ngài vào ngày 12 Tháng Ba, 1946 tại Giáo Xứ Tắc Sậy, Việt Nam.

    Đây là kết quả tiến trình xem xét cẩn trọng và độc lập kéo dài mất nhiều thời gian của Hội Đồng Sử Gia Phong Thánh, gồm nhiều chuyên gia nghiên cứu lịch sử của Giáo Hội Công Giáo.

    Sau khi tra cứu kỹ lưỡng, xem xét các lời khai từ phép lạ, hình ảnh minh chứng của mọi giới, nhân chứng, vật chứng, đúc kết trong một tập tài liệu điều tra dày trên 400 trang!

    Tiếp theo là những cuộc “điều trần” được mở ra, để các chuyên gia lịch sử và cơ chế liên quan đến tiến trình Tuyên Thánh Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp, căn cứ theo đó mà điều tra tìm hiểu hư thực.

    Và Hội Đồng Sử Gia Giáo Hội đi đến kết luận chung: “Bản văn tái hiện bối cảnh chính trị xã hội chống lại đạo Công Giáo một cách quyết liệt. Qua đó, lịch sử cho mọi người thấy, một linh mục quyết tâm hướng dẫn đàn chiên và những người ngoài đạo về Đức Tin, mang nặng lòng vị tha, quên mình và dũng cảm chịu chết một cách gương mẫu!”

    Văn bản đồng thời cũng minh chứng rằng, Linh Mục Diệp đã sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì lợi ích tha nhân, vì tình mến Chúa yêu Người. Nhờ đó, có thể thấy được giá trị cuối cùng, đó là linh mục quyết định noi theo gương Vị Mục Tử là Chúa Nhân Lành, không bỏ đàn chiên trong lúc gian nguy nhất! Chấp nhận để Việt Minh xử tử! chịu nhiều nhát chém, nát bấy thân thể, Ngài đã chết cho niềm tin và yêu thương tha nhân.

    Hiện tại, hồ sơ Tuyên Thánh cho Linh Mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp đang được cứu xét ở giai đoạn cuối cùng, nơi chín nhà thần học làm việc độc lập, không ai biết ai. Khi có tuyên bố kết quả, toàn bộ hồ sơ với thẩm định sau cùng sẽ được trình Đức Giáo Hoàng Francis.

    Sau khi Đức Thánh Cha đương kim phê chuẩn, thì Linh Mục Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp được tôn lên bậc Đáng Kính, cùng lúc với danh hiệu Á Thánh! Qua niền tin Công Giáo, qua Dức Giáo Hoàng, những gì được “vinh danh dưới đất, sẽ được vinh danh trên trời. Trái lại, những gì được gỡ bỏ dưới đất, thì cũng được xóa bỏ trên trời!”

    Người Công Giáo Chúng ta, hãy tiếp tục gia tăng lời cầu nguyện, cho ước vọng chung cao đẹp này sớm thành hiện thực. Để có ngày huy hoàng, Ngài được tôn kính trên bàn thờ của mọi Kitô hữu, trên toàn thế giới!

    Nếu Mùa Xuân năm 1946, giáo dân Giáo Xứ Tắc Sậy đã mang niềm đau, mất vị Mục Tử yêu thương chia sẻ nâng đỡ và bảo vệ mọi người, thì như sự kiện “hạt lúa mì gieo vào lòng đất” đã đến giờ chín vàng, tỏa hương thơm ngào ngạt trên quê hương Việt Nam.

    Nay đang trổ sinh hàng triệu hoa trái, làm cho hàng triệu con tim Công Giáo vui mừng, cảm tạ vì những ơn lành Chúa đã tuôn đổ rõ ràng, hiển thị trước mắt, qua những phép lạ được minh chứng, trên đời sống của những ai tin và cầu xin Linh Mục Phanxicô Xaviê đều được đáp ứng!

     

                  Tiểu Sử Người Mục Tử Tốt Lành!

    Cha phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 1 tháng 1 năm 1897 tại làng Tấn Đức, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. Thân phụ là ông Micae Trương Văn Đặng (1860-1935), thân mẫu là bà Lucia Lê Thị Thanh. Được linh mục Giuse rửa tội ngày 2 tháng 2 năm 1897 tại họ đạo Cồn Phước, lấy tên thánh là Phanxicô.

    Năm 1904, lúc lên bảy tuổi thì mẹ mất, theo cha đến Battambang, campuchia sinh sống bằng nghề thợ mộc. Tại đây, người cha lấy bà Maria Nguyễn Thị Phước, sinh năm 1890, quê quán họ Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang.

    Năm 1909, linh mục Phêrô Lê Huỳnh Tiền đưa cậu Trương Bửu Diệp nhập Tiểu Chủng Viện Cù Lao Giêng, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Mãn tiểu chủng viện, thầy Diệp lên Đại Chủng Viện Nam Vang, Campuchia vì thời ấy, các họ đạo trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long đều trực thuộc Giáo phận Nam Vang.

    Năm 1924, sau thời gian tu học, thầy Diệp được thụ phong linh mục tại Nam Vang, thời Giám mục Valentin Herrgott cai quản. Năm 1924-1925, linh mục Phanxicô được bề trên bổ nhiệm làm cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người Việt sinh sống tại Kandal, Campuchia. Năm 1927-1929, ông về làm giáo sư tại Chủng Viện Cù Lao Giêng.

     

                    Cha Xứ Họ Đạo Tắc Sậy

    Tháng Ba năm 1930, Linh Mục Phanxicô Diệp về nhận nhiệm sở tại họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm chính xứ, ngài đã liên kết, giúp đỡ để thành lập thêm nhiều họ đạo lân cận như: Bà Đốc, Cam Bô, An Hải, Đầu Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Đồng Gò, Rạch Rắn. Năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, giáo dân phải di tản khắp nơi, linh mục bề trên của giáo phận là Trần Minh Ký ở Bạc Liêu và cả người Pháp cũng khuyên ngài đi lánh nạn, khi nào tình hình yên ổn thì hãy trở về họ đạo, nhưng ngài đã từ chối và cương quyết trả lời: “Phận sự tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết, cũng chết giữa đoàn chiên! Tôi sẽ không đi đâu hết!”

     

    cha diep sau final.jpg

     

          Cuộc Tử Đạo Của Người Mục Tử!

    Năm 1945, toàn dân vùng Tây Nam Việt, nổi lên phong trào vùng dậy chống Pháp. Khi đó phần lớn vùng này Việt Minh vừa tiếp quản từ quân Nhật giao lại. Ngày 12 tháng 3 năm 1946, ngài bị Việt Minh bắt cùng với trên 70 giáo dân của họ đạo Tắc Sậy, bị giam chung với con chiên bổn đạo trong lẫm lúa của ông Giáo Sự tại Cây Dừa. Vì bênh vực quyền lợi của giáo dân, cự tuyệt, kháng cự những hành động tàn bạo đàn áp người dân. Nên Ngài đã xin chết thay cho những người bị bắt chung. Dĩ nhiên CS ghét Ngài cay đắng từ lâu, nên đồng ý liền! Và ngài bị Việt Minh giải đi hành quyết, xử tử bằng gươm, chém nhiều nhát trên thân thể!

    Đêm đó ngài linh thiêng, hiện về báo mộng và giáo dân tìm đến nơi ngài chỉ, tìm thấy xác ngài dưới một cái ao nhà ông Giáo Sự, với rất nhiều vết chém sau ót, sau lưng, ngang mang tai, bê bết máu. Và tội nghiệp, đau thương, thân xác Ngài trần truồng, không một miếng vải! Có lẽ Việt Minh rất căm thù Ngài, nên cho hình ảnh Ngài chết giống Chúa Kitô trên Thập Giá! Sau đó, thi hài Ngài được chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Đến năm 1969, hài cốt được dời về nhà thờ Tắc Sậy, là nơi Ngài làm quản xứ trong 16 năm.

     

    Tiếng Lành… Đồn Xa! Khắp Nơi Kéo Đến Hành Hương Với Lòng Tôn Kính:

    Hàng năm, vào những ngày 11 và 12 tháng Ba dương lịch (ngày Cha Trương Bửu Diệp qua đời) là lúc rất nhiều người không kể lương giáo, từ khắp nơi đến họ đạo Tắc Sậy, một họ đạo nhỏ nay thuộc Giáo phận Cần Thơ, nằm trong địa bàn của xã Tân Phong, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu, là nơi chôn cất hài cốt và di ảnh của Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp để khấn xin. Hiện nay, cứ vào ngày “Giỗ” của Ngài, quy tụ đông đảo, ít nhất từ 60 đến hằng trăm ngàn người tham dự, đông nghẹt như kiến! Khách sạn, nhà trọ, không đủ chỗ, nhiều người phải đóng lều, trước đó vài ngày, mới có cơ hội chen vào tham dự lễ giỗ này.

    Rất nhiều ơn lạ đã nhận được, nhất là những người ngoài Công Giáo. Hình ảnh của Ngài đã được truyền đi khắp thế giới. Chân dung Ngài được treo khắp nơi! Trong nhà, ngoài ngõ, trên xe, ngoài chợ, Ngài trở thành nơi nương tựa tâm linh, an ủi tâm hồn, không phân biệt tôn giáo.

     

    cha diep ba final.jpg

     

    Một Phép Lạ Của Cha Trương Bửu Diệp: Với Dòng Nước Thánh Không Bao Giờ Cạn!

    -Hiện nay tại nhà thờ Khúc Tréo nơi an nghỉ đầu tiên của Cha Diệp từ năm 1946 đến năm 1969, rồi di dời Hài Cốt Cha về nhà thờ Tắc Sậy, cách Nhà Thờ Tắc Sậy nơi an nghỉ của Cha khoảng 4 dặm về hướng Cà Mau. Nơi đây đã trở thành “đất thánh!” đón nhận không biết bao nhiêu phép lạ mà Ngài đã làm, nên mới có những niềm tin tuyệt đối như thế.

     -Trong một điềm báo cho một giáo dân của Cha Diệp, vì Cha thấy lương dân rất nhiều người hiện nay đang đau khổ vì bệnh tật, Cha rất xót thương. Nên nơi chôn cất Cha, Cha báo, nhờ ai cào xuống đất khoảng hai gang tay! là sẽ có nước trong sạch phun lên! Ai đến với lòng tin tưởng nguyện xin Thiên Chúa, bệnh tật sẽ thuyên giảm, hay sẽ khỏi hẳn! “Tin thì sẽ được, gõ thì sẽ mở!”

    -Điều lạ lùng, không thể tin được, là phần mộ trong phòng thánh nhà thờ cao hơn mặt đất, mà chỉ cần “cào đất xuống hai gang tay là có nước!” Mỗi ngày hàng trăm khách hành hương đến đây, múc hoài uống và mang về, mà mãi không thấy cạn!

    -Hàng ngàn nhân chứng đã nhận được ơn lành từ Ngài ban, kể hoài không bao giờ hết. Đặc biệt, không phải trong nước, mà trên các báo chí Hải ngoại, đăng rất nhiều lời Cảm Tạ với Cha Diệp, sau khi đã nhận được Ơn Lành, tuần nào cũng nhận được vài ba mẫu mới là thường!

     

    Lời Thơ Nguyện Cầu:

    Cha Trương Bửu Diệp đấng anh minh

    Đoàn chiên sói đến Ngài che chở

    Mục Tử hy sinh hiến mạng mình

    Hiến tế dâng lên muôn của lễ

    Toàn thiêu nhỏ xuống nhất trung trinh

     Linh thiêng bảo trợ ai tìm đến

     Khấn nguyện cầu thay đến Thánh Linh.

     


     

    Kết

    Biến cố lớn có tính cách toàn cầu, Phong Thánh cho Cha Trương Bửu Diệp, là một cái tát thẳng vào mặt nhà cầm quyền Cộng Sản VN hiện nay. Chứng minh bản chất vô thần đàn áp tôn giáo từ xưa đến nay, không thay đổi, bằng chứng không thể chối bỏ.

    CSVN cũng có nhiều nỗ lực, ngăn cản tiến trình Phong Thánh này, nhưng âm mưu xóa bỏ tội ác giết người tàn bạo, vì lý do đàn áp tôn giáo này đã không thành!

    Luật Trời không bao giờ thay đổi, “gieo gì gặt đó” thôi! “Kẻ chơi gươm, sẽ chết vì gươm!” Kẻ CS sát hại, giờ lại được Phong Thánh! Sắp được cả thế giới tôn kính! Bộ mặt thật đàn áp tôn giáo thô bạo, lại một lần nữa, được dịp phơi bày trên toàn thế giới! để mọi người yêu chuộng tự do, cùng phỉ nhổ! (Nhưng chúng có bộ mặt dày như da trâu, da bò! nên nào biết xấu hổ!)

    Có lẽ Cha Diệp còn theo lời dạy của Chúa “yêu cả kẻ thù!” nên CS mới sống đến ngày nay! Chứ cứ như người thường, nhìn là muốn…bẻ cổ! chết đi cho…cả nước nhờ! thì CS đã xóa sổ từ lâu!

     


     

    Xin Chúc Mừng Giáo Hội Công Giáo VN, Với Niềm Vui Thêm Một Vị Thánh!

     
     
     
     
     
     

     

    --

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - SOV CATHOLIC BOOKSTORE

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH ANTON PADUA

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


    CUỘC ĐỜI LẠ LÙNG CỦA THÁNH ANTÔN PADUA (PA ĐÔ VA)
     
    Người ta thường gọi thánh Antôn Padua là “ông thánh hay làm phép lạ”. Ngài là linh mục dòng Phanxicô, tiến sĩ Hội Thánh. Có lẽ, bạn đang đọc những dòng này, đã lần nào đó nhận được ơn lạ ngài ban sau khi khẩn cầu với Ngài. Tuy ngay lúc sinh thời Ngài đã làm rất nhiều phép lạ, nhưng Ngài một mực hạ mình khiêm nhu. Chính sự khiêm nhường cùng với lòng mến Chúa yêu Ðức Mẹ say mê và thương người tha thiết của Ngài đã làm nên nhiều phép lạ…
    I.THỜI THƠ ẤU
    Antôn sinh vào tháng 8 năm 1195, tại Lisbon, kinh đô nước Bồ Đào Nha. Cha là ông Matinô, mẹ là bà Têrêsa. Hai ông bà thuộc hàng quý tộc, đầy lòng mộ đạo và kính mến Đức Mẹ cách riêng. Khi Antôn vừa bập bẹ, mẹ đã dạy cho cậu kêu cầu Thánh danh Chúa Giêsu và Mẹ Maria, cùng dạy cho một kinh kính Đức Mẹ mà Antôn hằng nhớ trọn đời.
    Từ tấm bé, Antôn đã tỏ ra hiền lành, không thường chạy chơi với trẻ lân cận. Cậu chỉ ở nhà với mẹ hoặc theo mẹ đi nhà thờ. Khi bà quỳ trước bàn thờ Đức Mẹ thì cậu cũng chấp tay quỳ gối, chăm chú như người lớn vậy. Khi vừa đến tuổi khôn lớn, thì Antôn theo ơn Chúa Thánh Thần, đã khấn giữ mình trinh khiết trọn đời theo gương Đức Mẹ. Vì lòng bác ái nên cậu rất vui sướng khi được cha mẹ giao tiền, gạo giúp người nghèo.
    Antôn được 10 tuổi thì cha mẹ gởi cho học trong nhà cha sở ở gần đó, ở chung cùng với một số thiếu nhi khác, nhưng Antôn trội hơn bạn bè về học hành, nết na và đạo đức. Nhất là cậu mến mộ việc phụng vụ, cậu giúp lễ, xông hương nghiêm trang, sốt sắng như thiên thần vậy. Vì thế, cậu được thầy thương bạn mến. Ma quỷ thấy vậy thì căm tức, toan hại cậu. Một hôm, cậu đang cầu nguyện trên bậc đá bàn thờ Đức Mẹ như thường lệ, bỗng quỷ lấy hình gớm ghiếc nhảy lên vai toan bóp cổ. Muốn kêu Giêsu Maria mà không kêu được, cậu liền lấy ngón tay vẽ dấu Thánh Giá vào bậc đá. Quỷ thấy vậy thì rút lui. Lạ lùng là dấu Thánh Giá ăn sâu vào đá, đến nay vẫn còn. Và khách hành hương hằng đua nhau đến tôn kính.
    II. ANTÔN VÀO DÒNG VÀ LÀM LINH MỤC
    Năm 15 tuổi, Antôn tỏ ý muốn dâng mình vào một tu hội, để tận tình phụng sự Chúa. Cha mẹ, bà con, bạn hữu đều ngăn cản vì cậu là trưởng nam, cần ở đời để nối dõi tông đường. Kẻ thì khuyên hãy giãn ra một thời gian để biết rõ Thánh ý Chúa hơn. Kẻ thì chê cười là dại dột, bỏ tiền tài danh vọng mà theo đường khắc khổ vô danh. Nhưng Antôn coi phú quý vinh hoa như phân bón, và cậu quyết chí chọn phần là dâng mình phụng thờ Chúa trọn đời. Và thế là một sớm kia, Antôn trốn nhà đến tu viện Augustin gần đó, xin vào tu. Bề trên xem danh tính người thì sẵn lòng tiếp nhận. Biết vậy, Antôn vui sướng dường nào! Chẳng bao lâu thầy đã quen nếp sống nhà dòng và trở nên khiêm nhường, phục tùng, chăm chỉ chẳng kém gì các thầy kỳ cựu. Bề trên sai thầy tới Cônimbriga. Tại đây thầy học hành rất thông giỏi và nổi tiếng nhân đức. Nhưng thầy luôn xưng mình là vô dụng, và chỉ muốn làm những công việc hèn hạ.
    Sau khi khấn dòng, nhiệm vụ của thầy là coi sóc bệnh nhân. Thầy rất yêu thích nhiệm vụ này vì có dịp hãm mình và tỏ lòng yêu thương anh em. Một lần, nhân dịp Lễ Chúa Giáng Sinh, vì ngăn trở giúp bệnh nhân nên thầy không thể dự lễ chung với nhà dòng. Khi nghe chuông báo hiệu dâng Mình Thánh Chúa, thầy liền quì gối quay về phía nhà thờ. Bỗng nhiên bức tường ngăn cách giữa nhà thờ và phòng y tế nứt ra, dành chỗ cho thầy chiêm ngắm Mình Thánh Chúa trên bàn thờ…
    Thầy có trí thông minh phi thường, hiểu thấu những lẽ cao siêu: nhớ dai những điều đã học chỉ một lần. Thầy chăm học lắm. Dù đêm dù ngày, thầy không rời sách. Tuy nhiên, thầy lấy việc đi đàng nhân đức làm trọng hơn nữa. Để tập đức khiêm nhường, việc hèn như làm bếp, quét nhà thầy đều tranh làm hết. Vì lòng bác ái, thầy xin được chăm sóc anh em bệnh tật. Có lần Chúa cho thầy lấy áo của thầy khoác áo cho bệnh nhân thì người ấy liền khỏi.
    Năm thầy 25 tuổi, nghĩa là gần 10 năm tu trì, thầy đã vâng lời bề trên mà thụ phong linh mục.
    Đang sống trong dòng Augustin, thì xảy ra vài biến cố làm cho thầy Antôn muốn đổi dòng. Số là tu viên Augustin có thông lệ bố thí tiền gạo cho người đến xin mỗi tuần một lần vào ngày thứ tư. Một hôm, thầy Antôn thấy hai tu sĩ Phan Sinh mặc áo vải thô, sắc mặt võ vàng, lưng đeo bị đến ăn xin thì thầy Antôn động lòng tôn kính, mến các thầy ấy, mà cho là kẻ có phước, vì đã bắt chước đức khó nghèo Chúa Giêsu cách trọn vẹn. Cũng độ ấy, có cuộc rước xác 5 Thánh tử đạo, là tu sĩ Phan Sinh từ Bắc Phi về nước Bồ Đào Nha. Cuộc khải hoàn ấy thật linh đình, long trọng, nhất là có nhiều kẻ ốm đau bệnh tật nhờ ơn các đấng ấy mà đã lành. Sự kiện này làm cho thầy Antôn càng trọng, càng mến dòng Phan Sinh và ao ước được gia nhập dòng ấy để truyền giáo và được phúc tử đạo. Nhưng nghĩ lại, bỏ dòng Augustin đã đào tạo nên mình thì mang tiếng là vô ơn, nên thầy ra sức xua đuổi ý tưởng ấy đi. Song càng xua đuổi thì nó càng trở lại mạnh hơn. Người lo lắng ngày đêm nên xin Chúa soi sáng cho biết Thánh ý Chúa. Một hôm, trong lúc Người đang quỳ cầu nguyện trước tượng chuộc tội, bỗng thấy thánh Phanxicô Khó Khăn, gương mặt sáng láng hiện đến bảo rằng:
    – Hỡi Antôn, đừng lo lắng sợ hãi nữa. Chúa sai cha đến báo cho con biết Thánh ý Ngài muốn con vào dòng mà Ngài đã truyền cho cha lập. Cha sẽ làm cha con và con sẽ làm con cha.
    Thánh Phanxicô biến đi rồi, thì thầy Antôn mừng rỡ hết sức và quyết theo ơn thiên triệu mới. Ngày hôm sau là ngày mùng 1 tháng 4, thầy Antôn từ tạ bề trên và bạn dòng mà sang tu viện Phan Sinh gần đó; liền được thâu nhận, cho mặc áo dòng và đổi tên là Antôn, vì trước đó tên Người là Phêđinăng.
    III. SỰ CHUẨN BỊ CHO MỘT SỨ MẠNG TÔNG ĐỒ
    Thời gian đầu tại dòng Phanxicô, người ta chưa biết tiếng nhân đức và sự thông thái của Antôn, nên thầy được trao cho nhiệm vụ rửa bát đĩa và quét nhà. Mới vào dòng Phan Sinh được mấy tháng, thầy Antôn đã tình nguyện đi truyền giáo ở Bắc Phi, hầu thực hiện lý tưởng của mình. Bạn đồng hành là thầy Philiphê. Nhưng vừa đến nơi thì thầy Antôn ngã bệnh, nằm liệt bốn tháng tròn, chẳng hoạt động chi được. Khi được loan báo, bề trên dạy đưa thầy về chữa trị trong một tu viện Bồ Đào Nha. Trên đường đi gặp bão to gió lớn, nên tàu dạt vào đảo Sicilia nước Ý. Và từ đó, thầy Antôn không về đến quê hương được nữa. Trên đảo này có dòng Phan Sinh mới thành lập, còn thiếu thốn nhiều điều, nhất là nước uống. Đã đào nhiều nơi trong vườn mà không có nước. Thấy vậy, thầy Antôn liền cầu nguyện một lúc rồi chỉ một địa điểm trong vườn, tức thì gặp được mạch nước ngọt trong. Giếng ấy nay vẫn còn và người ta gọi là giếng Thánh Antôn. Cũng còn một quả chuông gọi là chuông Thánh Antôn do Người lưu lại; hễ gặp phong ba sấm sét thì thỉnh lên để cầu bình yên.
    Ở đó dưỡng bệnh được hơn một tháng, thầy Antôn cùng với thầy Philiphê đi Asidi, cách xa 10 ngày đàng để dự Công đồng toàn dòng, dưới quyền chủ toạ là đấng sáng lập các bậc đàn anh trong dòng. Nhưng khi bế mạc, bề trên không cắt cử Người vào công tác nào vì thấy Người còn quá yếu. Đang khi Người bơ vơ, thì cha Casianô, bề trên dòng tại xứ Phêlixia gặp Người và hỏi:
    – Thầy đã có bài sai chưa?
    – Thưa cha, chưa. Thầy Antôn đáp.
    – Thầy đã chịu chức linh mục chưa?
    – Thưa cha rồi.
    – Thầy có muốn đi với tôi chăng?
    – Thánh ý Đức Chúa Trời muốn cho con đi đâu thì con đi đó.
    – Vậy thì thầy hãy đi với tôi…
    Thánh Antôn, ngài sẽ đi đâu? Quý vị sẽ biết rõ, cùng với các phép lạ của ngài vào ngày lễ kính ngài : Thứ bẩy 13/6 tới.
    ST
    Download all attachments as a zip file
    • 1655015952294blob.jpg
      149.5kB
    • 1655015952294blob.jpg
      149.5kB