9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - GIẢI ĐÁP CHO NGƯỜI TRẺ

  • Chi Tran

     
     

    GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

    BẬN LÒNG CÙNG CHÚA

     

    Hỏi: Con thấy cầu nguyện hình như mình nói với chính mình, chứ không nói với Thiên Chúa? Không biết cầu nguyện như thế nào mới đúng cách và lắng nghe được tiếng Chúa?    

                                               - THINH LẶNG

      

    Trả lời:

    Em,

    Có lần em hỏi tôi cầu nguyện như thế nào cho đúng? Tôi rất vui vì câu hỏi ấy, em biết không? Khi nhịp sống hiện đại dường như cơn lốc xoáy, cuốn con người vào những mối bận tâm: Tiền –Tình–Danh Vọng, thì em, một người trẻ, rất thanh xuân và sôi nổi, lại “bận lòng” tìm kiếm cõi riêng tư để gặp gỡ Chúa, mong được nghe tiếng Ngài. Cám ơn em đã sống chậm như thế để tôi được chia sẻ đôi điều với em, một chút thôi!

     

    Em thân mến!

    Em nói đúng, cầu nguyện là lắng nghe tiếng Chúa, ý thức sự hiện diện của Ngài trong cuộc đời. Đó là lý do tại sao khi cầu nguyện, người Kitô Hữu thường THINH LẶNG.

     

    Chúng ta thường đến nhà thờ, hoặc tìm nơi thanh vắng để dễ “nâng tâm hồn lên cùng Chúa”. (Thánh John Damascene). Chúa Giêsu đã từng cùng các môn đệ Ngài tìm nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi sau những ngày rao giảng bôn ba, vừa là để lấy lại sức, vừa để Thầy trò có thời giờ nhỏ to tâm sự.

     

    Thinh lặng để lắng nghe. Các Thánh, và những bậc tiền nhân đi trước đã để lại cho tôi và em những góc nhìn và những kinh nghiệm quý báu trong cầu nguyện, mình cùng tham khảo nhé!

     

    Hai chiều kích của Thinh Lặng

    Thinh lặng trong cầu nguyện được nhìn từ hai chiều kích. Trước tiên là sự thinh lặng bên ngoài. Nơi đó đưa ta tạm thời rời khỏi những ồn ào, những mối bận tâm vốn nhiều áp lực, khiến trí lực và năng lực tiêu hao. Nếu sự thinh lặng bên ngoài cần thiết cho thân xác như thế nào, thì sự thinh lặng nội tâm lại càng quan trọng hơn biết bao trong đời sống thiêng liêng. Đó là sự yên tĩnh, và an bình nội tâm. Nơi đó, ta thật sự lắng nghe được tiếng Chúa, tiếng anh chị em, tiếng lòng mình, và tạo vật.

     

    Sự thinh lặng quả là một hành trình từ ngoài vào trong, để rồi những gặp gỡ nơi tận thâm sâu của thinh lặng làm ta được đổi mới.

     

    Mẹ thánh Têrêsa Calcutta đã từng chia sẻ: “Chúa nói trong sự thinh lặng của những cõi lòng”. Điều em và tôi cần làm là chuẩn bị cho mình một tâm thế để đi vào sự thinh lặng gặp gỡ ấy. Nhân đây, tôi muốn kể cho em nghe về ba đặc tính rất hay nơi người có sự thinh lặng nội tâm mà tôi học được, mình cùng nhìn lại nhé.

     

    Ba đặc tính của sự Thinh Lặng

    Thứ nhất, “Amerimmnia”, tiếng Hi–lạp có nghĩa là: không lo lắng. Đặc điểm này giúp ta tín thác vào Chúa trong tâm tình con thảo (Filial Trust). Thái độ không lo lắng khi đến với Chúa giúp ta trở nên tự nhiên và tự do hơn trong tương quan gặp gỡ với Ngài. Cảm giác “như trẻ thơ” chỉ cần được cha mẹ đón nhận, đơn giản bằng một cái ôm thôi, cũng thấy hạnh phúc và được an ủi lắm rồi. Nếu ta đến với Chúa trong tâm thế này thì còn gì bằng! “Không lo lắng” còn là thái độ phải có trong “cuộc chiến tinh thần” chống lại những lo lắng, sợ hãi và những khuynh hướng tự nhiên của con người. Nơi người không lo lắng khi thinh lặng, họ sẵn sàng để Thiên Chúa lấp đầy cuộc sống mình bằng tình yêu của Người.

     

    Thứ hai, “Nepsis”, có thể tạm dịch là “sự thận trọng”. Đặc điểm này giúp ta cảnh giác hơn trước những nguy hiểm và khó khăn có thể xảy đến. Đây là thái độ của người mà tâm trí luôn phản tỉnh, nhất là luôn ghi nhớ Thánh Ý của Chúa trong cuộc đời mình. Nepsis còn được thấy nơi người có “lương tâm trong sạch”. Khi đó trong họ luôn có “hệ thống báo động”, nhắc nhở họ rằng luôn có sự hiện hữu của cả hai trong con người mình, đó là: thánh thiện và sự dữ.

     

    Thứ ba, “Melete”, có nghĩa là “rèn luyện, suy ngẫm”. Tất cả mọi thói quen đều do luyện tập. Thinh lặng cũng vậy. Đó là bước đầu của cầu nguyện. Nếu một ai đó sợ thinh lặng, họ không thể cầu nguyện được! Và nếu có ai cho rằng khi cầu nguyện trong thinh lặng, sẽ bị cám dỗ nói nhiều về mình hơn là nói với Chúa và về Chúa, thì hãy thử dùng chính Lời của Chúa để suy ngẫm và cầu nguyện. Một lời nguyện tắt “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa” được lập đi lập lại và suy ngẫm trong ngày cũng sẽ giúp bạn gắn kết với Chúa hơn.

     

    Đó là ba đặc tính nổi bật từ sự thinh lặng. Tôi đã học để thôi không lo lắng, học cảnh giác, và luyện tập mỗi ngày để biết thinh lặng khi cầu nguyện. Hành trình này cũng gian nan nhưng đầy thú vị, nên tôi muốn kể cho em nghe câu chuyện của riêng tôi…

     

    Khi vào dòng, tôi chỉ sợ duy nhất một điều, đó là tiếng kẻng báo thức lúc 4 giờ sáng và 1:15 chiều, cái lúc mà tôi vẫn tha thiết muốn gắn bó với chiếc giường của mình. Sáng thì ngủ gật. Chiều thì buồn ói. Sự thinh lặng của tu viện làm tôi đau đầu, đổ mồ hôi lạnh, rồi buồn nôn. Cả ngày nói cười không sao, cứ đến giờ viếng Thánh Thể hay nguyện gẫm là tôi ỉu xìu, như đang trong trận chiến thiêng liêng mà kẻ thù không ai khác là chính mình. Đứa con nít mười ba tuổi như tôi lúc đó chỉ ước giá mà không phải thức vào hai giờ đó thì đời tu đúng là thiên đàng! 

     

    Ước vậy thôi, chứ tôi không cầu xin Chúa điều này. Bốn giờ sáng, tôi vẫn cùng chị em bật dậy như một cái máy và quỳ gối trên giường để đọc kinh dâng mình ngày mới. Vệ sinh cá nhân xong, chúng tôi cùng nhau nguyện gẫm lời Chúa, đọc kinh sáng cho đến 5 giờ và xếp hàng đi vô nhà thờ dự lễ. Riết rồi cũng quen. Tôi miễn nhiễm với tiếng kẻng ồn ào, và quen dần với thinh lặng. Chỉ có ngủ gật là luôn bên tôi, nên lúc nào tôi cũng đem theo cái khăn ướt để lau mắt, và nhiều lần nó cũng vô hiệu lực với tôi. Tôi ngủ trong Chúa! Thinh lặng không còn là nỗi ám ảnh nữa, tôi làm bạn với thinh lặng.

     

    Thay vì ngồi không rồi ngủ gật, tôi lấy tập ra viết vào đó tất cả và dâng cho Giêsu. Những dòng chữ nguệch ngoạc chẳng ngay hàng thẳng lối nhưng giờ đọc lại, khiến tôi hạnh phúc. Tình yêu tôi dành cho Chúa tuy gập ghềnh con chữ, nhưng tâm tình ấy rất mộc mạc đơn sơ. Có khi chỉ là câu: “Chúa ơi con buồn ngủ quá! Chúa ơi, sao mà lâu hết giờ vậy? Chúa ơi, xin mở mắt con! Con thương Chúa lắm!...”

     

    Khi vào Tập Viện, chúng tôi sống thinh lặng và cầu nguyện nhiều hơn. Hằng ngày suy ngẫm lời Chúa cùng nhau, tôi gặp được những tâm tình thật đẹp. Cách các chị cầu nguyện làm tôi thiết nghĩ: các chị yêu Chúa thật nhiều. Và đó là điều tôi muốn chia sẻ với em:

     

    Hãy biết khiêm tốn. Vì cầu nguyện, là lúc em gặp gỡ Chúa với con người thật của mình, cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Nhận ra mình chỉ là bụi đất, mọn hèn sẽ giúp em biết cậy dựa hơn vào sự chăm sóc quan phòng của Chúa, cũng như sự nâng đỡ của anh chị em mình. Khi cầu nguyện, tôi thường mặc lấy ba tâm tình này: TẠ ƠN – XIN LỖI – VÀ XIN ƠN. Tôi biết tôi chẳng là gì nếu không nhờ ơn Chúa, nên tôi tạ ơn Chúa vì những khả năng Người ban. Tôi biết tôi yếu hèn, bất toàn, dễ sai phạm, nên tôi xin lỗi Chúa và quyết tâm đổi mới canh tân. Và tôi biết tôi cần Chúa luôn luôn để Người đồng hành với tôi. Có ơn Chúa, tôi tự tin xây dựng cuộc sống mình.

     

    Hãy biết kính sợ Chúa. Lòng kính sợ Chúa là biểu hiện của một người nhận ra tình yêu tuyệt đối Chúa dành cho mình, và muốn gắn kết với Chúa trong cầu nguyện. Chính sự kết nối này đã thôi thúc tôi gắn kết với mình, với mọi người, và với thế giới. Có câu nói này khiến tôi rất tâm đắc: “Kẻ biết quỳ trước Chúa sẽ đứng vững trước mặt người đời”. Kính sợ Chúa giúp tôi càng muốn thực thi Ý Chúa và yêu mến Chúa hơn.

     

    Hãy biết ăn năn. Cầu nguyện là dịp để tôi nhìn lại những đổ vỡ trong từng mối quan hệ: với Chúa, với chính mình, và với người khác. Sự thinh lặng mời gọi tôi hoán cải về những bất trung với Chúa, và những tổn thương gây ra cho anh chị em mình, dù vô tình hay hữu ý. Lòng ăn năn sám hối giúp tôi làm lại cuộc đời mới trong Chúa.

     

    Hãy sống bác ái. Cầu nguyện không chỉ ở trên môi miệng, nơi trí lòng, nhưng còn là một thái độ sống được cụ thể hóa bằng hành động: yêu người như yêu chính mình. Đó là thực thi bác ái với người chung quanh, bắt đầu từ những người thân cận với mình. Như vậy là chúng ta đang lắng nghe và chu toàn luật Chúa.

     

    Em thân mến,

    Chút tâm tình trên đây tôi chia sẻ với em. Chúc em tìm thấy niềm vui trong sự thinh lặng nội tâm, tìm về giá trị của chính mình nơi Chúa qua cầu nguyện. Tặng em bài hát này, tôi đã viết từ trong chính mối bận tâm như em, đó là giữa muôn sự bận tâm của cuộc sống, tôi xin được bận lòng cùng Chúa, vì chỉ với Ngài, tôi tìm được chính tôi và sự bình an.

     

    Để tìm về con và tìm về với Ngài

    Bận lòng cùng Chúa nơi tình yêu không phai

    Xác hồn này, trí lòng này xin bận cùng Ngài

    Bận lòng cùng Chúa con tìm được bình an

    Bận lòng cùng Chúa cuộc đời con tươi sáng

    Chúa gọi mời con đáp lời xin bận cùng Chúa”. (Trích trong ca khúc: Bận Lòng Cùng Chúa)

     

     

     (Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo

    Maria Antôn Quỳnh Thoại

     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - TÔNG ĐỒ DIỄN LẠI CHÚA CỨU THẾ

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


    Tông đồ là người diễn lại cuộc đời Chúa Giêsu.
     
    291. Làm tông đồ là "làm như các thánh Tông Đồ". Nếu không nghiền ngẫm và thuộc lòng Tông Đồ Công Vụ, thì con không làm tông đồ đắc lực được.
    292. Giáo dân thời sơ khai diễn tả cách nôm na: Tông đồ là người có Chúa Kytô trong lòng, Chúa Kytô trên mặt, Chúa Kytô trong mệng, Chúa Kytô trên tay, Chúa Kytô trong óc, Chúa Kytô trên vai... Tóm tắt, là một người đầy tràn Chúa Kytô và cho kẻ khác Chúa Kytô.
    293. Tông đồ là thánh hóa môi trường bằng môi trường, lao động là tông đồ của lao động, học sinh là tông đồ của học sinh, bộ đội là tông đồ của bộ đội...
    294. "Ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu rỗi." Một tông đồ sa đọa làm hỏa ngục vui mừng hơn cả một đoàn lũ. Hãy cầu nguyện và nâng đỡ nhau.
    295. Làm việc thiện chưa phải là tông đồ, làm vì xem đó là sứ mạng Chúa Kytô mới là tông đồ.
    296. Thời đại mới, nhu cầu mới, phương pháp mới. "Thầy ở với các con mọi ngày cho đến tận thế", và Ngài ban cho Hội Thánh lễ Hiện Xuống mới.
    297. Hăng say hết mình, nhưng biết chia sẻ với mọi người, biết cộng tác với kẻ thua mình. Đừng làm đại lý tất cả, hầu như từ lúc con khởi sự hoạt động mới có trời đất muôn vật.
    298. Những điều con ước ao mà không thực hiện được, lắm lúc đẹp lòng Chúa và công nghiệp hơn tất cả kết quả mà con đắc chí.
    299. Đừng thấy khó mà nản lòng. Hãy tự hỏi mình: "Việc của Chúa hay việc của tôi? Chúa làm hay tôi làm?"
    300. Trước khi phàn nàn người nọ người kia, hãy tự hỏi mình: "Muối của tôi còn mặn không? Đèn của tôi còn sáng không?"
    301. Cần chọn lọc nhưng đừng chỉ trích, bất tín nhiệm, khinh rẻ. Những tông đồ Chúa Giêsu chọn để xây dựng cả Hội Thánh cũng đầy khuyết điểm. Ngài chỉ cần họ đơn sơ, chân thành theo Ngài.
    302. Cái "tôi" của con càng bành trướng thì việc tông đồ càng thất bại, cái "tôi" của con càng tan biến, việc tông đồ càng kết quả.
    303. Sẵn sàng hy sinh những tiện nghi con thấy không hợp cho một tông đồ đích thực. Đừng tạo nên những sự cần thiết không cần.
    304. Đừng nói nhiều, làm ít, hoạt động dài, cầu nguyện vắn, nhận rộng rãi, cho hẹp hòi, khoan dung cho mình, khắt khe với người.
    305. Ánh sáng tông đồ của con phải chuyển sang những lớp tông đồ khác, cho đến lúc thế gian từ u tối tràn ngập hào quang. Làm tông đồ cho tông đồ.
    306. Việc Chúa, không ai được giữ độc quyền đại lý. Các tông đồ thưa Chúa: "Có người không theo chúng con mà lấy danh Thày trừ quỷ." Chúa bảo: "Ai không chống Ta thì thuận với Ta."
    307. Con ngạc nhiên hay bực tức vì các tông đồ khác không theo khuôn khổ như con. Phải hiệp nhất mà đa diện, thánh Phaolô đã nói: "Ai diễn giải cũng được, miễn là Chúa Kytô được rao giảng."
    308. Các Thánh không ai giống ai, tinh tú trên trời, không có cái nào giống cái nào. Nhưng các thánh đều giống nhau một điểm: các ngài diễn tả lại cuộc đời Chúa Giêsu.
    309. Trong việc tông đồ, huấn luyện và lựa chọn chiến sĩ tâm huyết tối quan trọng. Một lãnh tụ lỗi lạc đã nói: "Nếu có ba trăm chiến sĩ, tôi sẽ cai trị đến chết." Chúa Giêsu chọn 12 người để tồn tại đến tận thế.
    310. Không cần địa vị nào mới làm tông đồ được. Đừng thắc mắc địa vị con hay địa vị người khác; làm vì Chúa hay vì địa vị? "Việc ngồi bên tả hay bên hữu là việc Đức Chúa Cha."
    311. Nay địa vị này, mai địa vị kia, người tông đồ không cảm thấy mất mát gì cả, chỉ biết một tiếng gọi: "Đến để phục vụ, không để được hầu hạ." Ở đâu cũng nên thánh.
    312. Con buồn vì mất địa vị, vì không được "đặt đúng chỗ", con đi buôn sao mà buồn vì lỗ lã?
    313. Lãnh nhận một trách nhiệm tông đồ là sẵn sàng chấp nhận chịu "tử đạo" bởi mọi người, ở mọi nơi, bằng mọi cách, với tất cả yêu thương và bền chí như Phêrô và Gioan: Họ từ hội đường ra về vui vẻ vì đã được xứng đáng chịu sỉ nhục vì danh Chúa.
    314. Kẻ thù hiểm nhất của công việc tông đồ là kẻ "nội thù", Giuđa nộp Chúa.
    315. Kẻ thù khốc hại nhất của đời tông đồ con không phải là kẻ ngoại thù, đối lập con, nhưng là kẻ nội thù: chính bản thân con có thể thành tên gián điệp làm việc cho cả hai bên: Thiên Chúa và ma quỷ.
    316. Tâm hồn tông đồ kính trọng thượng cấp, kể cả khi trình bày ngược lại chỉ thị, và không bao giờ vô lễ trước mặt kẻ khác. Không thể tha thứ thái độ bất tuân, hai lòng.
    317. Giọng tự mãn khiến mọi người lánh xa, không ai tin con làm tất cả thay Chúa Thánh Thần.
    318. Vẫy vùng ngược xuôi, nhưng không có đức Ái cũng vô ích, khác nào mua đèn ngũ sắc giăng cùng khắp làng xóm, nhưng không có máy điện. Đêm đến tối om, cả làng mới vỡ lẽ: đèn của con để trang điểm chứ soi sáng không được.
    319. Bị nhục mạ, bắt bớ, đuổi từ thành này sang thành khác, là dấu Chúa thương con, Chúa chọn con làm tông đồ thật. "Tôi tớ không hơn chủ, môn đệ không hơn Thày, họ đã xử với Thày thế nào, cũng sẽ đối với các con như vậy. Hãy vui mừng hoan hỉ... vì nếu chúng con theo thế gian, thì thế gian không ghét chúng con."
    320. Việc tông đồ nhằm đưa người ta vào Hội Thánh, không phải để lập những Hội Thánh riêng của nhóm này nhóm nọ, dòng này, dòng kia. Chưa rối đạo, nhưng rối việc đạo lắm.
    321. "Tông đồ bằng đau khổ", không giảng giải, không hoạt động, nhưng thinh lặng tế lễ cứu bao linh hồn. Chúa Giêsu hấp hối trên thánh giá, Đức Mẹ hấp hối trong tâm hồn dưới chân Thánh Giá.
    322. "Tông đồ bằng hy sinh và thinh lặng" như hạt lúa chôn vùi, nát thối để sinh muôn ngàn hạt khác nuôi nhân loại.
    "Tông đồ bằng chứng tích."
    Lời quả quyết suông không đáng người ta tin tưởng mấy, dù ngọt ngào trau chuốt đến đâu.
    Tang vật đáng tin hơn.
    Hình ảnh chụp được, tiếng nói ghi âm được, càng dễ đánh động người ta hơn.
    Nhưng chính con người sống động bằng xương thịt, nếu cả cuộc sinh hoạt, nếu cả một lớp người, một gia đình cùng sống một lý tưởng, thì chứng tích ấy có một sức mạnh thuyết phục lớn lao biết chừng nào!
    323. "Tông đồ bằng tiếp xúc": "Phải chăng tâm hồn chúng tôi sốt mến khi nói chuyện với Người dọc đường?" Con không nghĩ rằng: mỗi cuộc tiếp xúc là một công tác tông đồ sao?
    324. "Tông đồ bằng tư tưởng": nâng đỡ một người bạn đang lung lạc, mở chân trời cho bạn thấy khả năng và ơn gọi cách sáng tỏ, đem hy vọng cho một cuộc đời sắp tan vỡ. Báo chí sẽ bớt đăng những tin uống thuốc ngủ... độc dược... nếu có những người như con.
    326. "Tông đồ bằng bữa ăn". Bữa cơm là chuyện thường tình, nhưng Chúa ăn ở nhà Mađêlêna, ở nhà Simon, Giakêu, khác xa chúng ta: "Hôm nay sự cứu rỗi đã đến với nhà này!"
    327. Tông đồ bằng "phụ nữ" rất đắc lực, từ bà Maria, bà Salomé theo giúp Chúa Giêsu, thánh Phaolô cũng nhắc đến nhiều phụ nữ tông đồ: "Xin gửi lời chào Tryphéna và Tryphosa, các bà đã liều công lao nhọc trong Chúa." (Rom. 16:12).
    328. Từ xưa, "thiếu nhi" đã làm tông đồ đầy dũng cảm: Tarcisio đã mang Chúa đến bao nhiêu người. Hãy ghi lời Chúa: "Đừng khinh dể trẻ con."
    329. Đâu phải đợi vài bà tranh đấu ngày nay phụ nữ mới có chỗ đứng trong Hội Thánh. Các thánh Tông Đồ đã tin dùng, sao ngày nay thoái bộ? Thánh Phaolô viết: "Tôi xin gửi gấm với anh em: chị Phêbê của chúng tôi, nữ tá viên của Hội Thánh Kenkrê, mong anh em đón tiếp chị trong Chúa... xin gửi lời chào Trisca và Aquila, những người cộng sự của tôi trong Đức Kytô Giêsu. Họ đã liều mất đầu để cưu mang tôi." (Rom. 16: 13).
    330. Con đừng do dự về con và về người khác: chài lưới như Phêrô, thu thuế như Matthêu đều làm tông đồ được. "Hãy theo Thày, Thày sẽ làm cho chúng con chinh phục người ta." Con làm không được nhưng Thày làm được.
    331. Quả tim con phải rộng đủ để chứa đựng và rung nhịp với tất cả chương trình Phúc Âm hóa của Hội Thánh.
    332. Xưa ở đâu có tiêu sọ, có mỏ vàng, thiên hạ liều sống chết đến đó.
    Ngày nay ở đâu có dầu hỏa, có sắt, đồng, phốt phát, uranium, các nước giết nhau mà đến. Còn ở đâu "chỉ có linh hồn" người ta, không ai thèm đến!
    333. Nếu con bảo "giáo dân có ơn đặc sủng của Chúa Thánh Thần" có người sẽ cho rằng con nhạo báng họ!
    Nếu con bảo "giáo dân là tư tế, tiên tri, vương giả", có người sẽ cho con là thệ phản!
    Có mấy giáo dân ý thức họ được Chúa gọi? Chúa cần họ? Hãnh diện và tri ân vì được làm con Chúa nhờ phép Thánh Tẩy? Làm chiến sĩ, chứng nhân cho phép thêm sức?
    334. Thời đại giáo dân. Bao lâu chưa động viên được toàn lực dân Chúa ý thức và hành động, các tầng lớp xã hội này chưa thể thấm nhuần Phúc Âm được.
    335. Bí quyết công cuộc tông đồ trong thời đại ta: Tông đồ giáo dân!
    336. Không có linh mục nào không xuất thân từ chủng vien, không có tông đồ giáo dân nào không xuất thân từ các khóa huấn luyện, con hãy xác tín điều đó.
    337. Nếu mỗi giáo xứ, con huấn luyện được 5 chiến sĩ đích thực thôi, nhưng người đến sau con, sẽ xử dụng, hợp tác với họ, quyết sinh, quyết tử suốt ba bốn chục năm.
    Bao nhiêu tiềm lực chúng ta quên khám phá, khai thác trong nước Chúa.
    338. Đừng ham đại chúng, đừng vụ số đông, hãy xác tín vấn đề cán bộ; quần chúng lộn xộn rời rạc, chì cần một cán bộ đủ khuấy động, đủ khơi dậy cả quần chúng; cán bộ là hồn, là bộ óc, là xương sống của quần chúng.
    339. Hãy nghiên cứu các tu hội đời: thời đại mới, giải pháp mới, đó là ân đặc sủng của thời đại ta, sẽ làm thăng tiến đời sống thiêng liêng của bao giáo dân. các Đức Giáo Hoàng đã nhận thấy dấu hiệu của thời đại trước chúng ta những mấy chục nằm.
    340. Đường lối của tông đồ thời đại ta:
    - Ở giữa trần gian,
    - Không do trần gian,
    - Nhưng cho trần gian,
    - Với phương tiện của trần gian.
    341. Là chi thể của nhiệm thể, chúng ta là óc để suy tư, là mắt để nhìn thực tại trần thế, là tai để nghe tiếng rên rỉ, đòi hỏi, là vai để gánh vác, là tay để cứu vớt, là chân để đi đến với người khổ đau, là quả tim để khắc khoải yêu thương, là miệng để nói những lời bác ái ủi an. Nhờ tông đồ mà Hội Thánh hiện diện giữa thế giới ngày nay.
    342. Người ta không để ý đến sự hiện diện khiêm tốn và hoạt động thầm lặng của tông đồ. Nhưng sự vắng mặt của tông đồ làm cho người ta thấy ngay môi trường trống rỗng và chết lạnh. Không ai chú ý và quí trọng muối, ánh sáng, khí trời, nhưng thiếu chúng là vũ trụ chết ngay. Không ai để ý quả đất đang hoạt động, xoay vần, nhưng nếu nó đứng lại chúng ta cũng tiêu diệt.
    ĐƯỜNG HY VỌNG
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - THÁNH PHERO VÀ PHAOLO

  •  
    Ty Nguyen

    PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ HAI VỊ THÁNH CỦA LÒNG SÁM HỐI

     

    image002.jpg

    Phêrô và Phaolô là hai khuôn mặt vĩ đại ở thượng nguồn niềm tin Công giáo, là hai cột trụ vững chắc nâng đỡ Giáo hội dọc dài thời gian, và là hai vị thánh “cả” trong mắt nhìn của mọi tín hữu.

    Nhưng chỉ tập trung vào những nét cao cả, người ta dễ nghĩ rằng các ngài ở quá xa trong thời gian, ở quá cao trong gương mẫu và có nguy cơ đặt các ngài ở bên lề Giáo hội, trong khi đời sống và ơn gọi của hai đấng lại rất gần với đời kẻ tin. 

    Phêrô và Phaolô là hai vị thánh của lòng sám hối.

    1. Các ngài đã trải qua kinh nghiệm tội lụy

    Phêrô qua trang Tin mừng xuất hiện dưới bộ mặt dễ thương ở đỉnh cao tuyên tín đến nỗi đã được Chúa Giêsu khen tặng và tín nhiệm trao gởi chìa khóa Nước Trời.  Nhưng đời sống của ngài cũng có những vực thẳm vấn vương tội lỗi.  Chỉ sau phút tuyên xưng đức tin để đời, ngài đã bị Chúa Giêsu quở là “Satan hãy xéo đi” khi có ý ngăn cản Chúa Giêsu lên Giêrusalem thụ nạn.  Rồi khi đang ung dung bước trên ngọn sóng để đến với Chúa Giêsu thì vì yếu tin ngài đã bị ngập chìm.  Nhất là trong thảm kịch Thương khó của Đấng Cứu Thế, Phêrô đã xuất hiện trong một dáng dấp khó thương hơn mọi tông đồ khác.  Ngủ vùi trong vườn cây dầu lúc Chúa hấp hối, đó có phải là tội quên Chúa?  Rút gươm chém đứt tai tên đầy tớ vị thượng tế, đó có phải là tội không làm theo ý Chúa?  Sợ quá bỏ trốn nhìn Chúa bị bắt, đó có phải là tội xa Chúa?  Và chối Chúa 3 lần trước người đầy tớ gái là một điều mà truyền thống xem như phản bội Chúa.  Rõ ràng Phêrô là người đã biết đến kinh nghiệm sa ngã.

    Phaolô cũng thế, trước khi là tông đồ nổi tiếng, ông đã là một người khét tiếng trong dư luận cộng đoàn tín hữu sơ khởi đến nỗi nghe đến tên ông mọi người phải chạy trốn như chạy tà.  Ông là kẻ bách hại đạo Công giáo trước bất cứ ai.  Thời trẻ ông săn lùng các tín hữu.  Thế giá ông đe dọa họ và bàn tay ông đã từng vấy máu thánh tử đạo tiên khởi.  Ông ghét đạo đã đành lại còn tự nguyện xin lệnh đi bắt đi ruồng đi bố ráp những người theo đạo nữa.  Quả thật Phaolô cũng là người trải qua kinh nghiệm tội lụy.

    2. Các ngài đã quyết chí tìm về và hết mình sống cho sứ mạng được trao phó

    Nhưng điều quan trọng không phải là kể tội các ngài cho đủ cho nhiều cho nặng, mà là khởi đi từ tình trạng tội lụy ấy, nhận ra một khi đã được Chúa đánh động, các ngài đã quyết chí tìm về và hết mình sống cho sứ mạng được trao phó.

    Phêrô sau biến cố Phục sinh dường như đã là một Phêrô khác hẳn.  Được biến đổi.  Nên mới, nên mạnh; nên lành, nên sạch; nên đẹp, nên tốt hơn làm điều kiện cần thiết để nên thánh hơn.  Ông đã thể hiện vai trò tông đồ trưởng với một độ cao của tinh thần trách nhiệm và đã chu toàn sứ mạng thủ lãnh Giáo hội Công giáo với nét đẹp của dạ can trường.  Để rồi cuối cùng chịu án đóng đinh tại Rôma làm sáng lên hình ảnh của một niềm tin bất khuất vào Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa hằng sống.  Nhờ sám hối Phêrô đã nên thánh.

    Còn Phaolô thì sau biến cố xảy ra trên đường Damas, ông không còn giữ lại điều gì cũ nữa, mà tất cả đã được biến đổi.  Nếu trước đây lòng nhiệt thành và ngu dốt về đạo đã trở thành phá hoại và gây khó khăn không ít cho Giáo hội thì sau này chính lòng nhiệt thành ấy với ơn thánh và tìm hiểu, Phaolô đã trở nên mẫu người không ai theo kịp về việc xây dựng Giáo hội.  Nhiệt thành yêu Chúa, nhiệt thành yêu mến Tin mừng và nhiệt thành đến ngổ ngáo trong việc truyền giáo.  Tung hoành ngang dọc trên những cánh đồng dân ngoại để mỗi ngày đem về cho Chúa các tâm hồn.  Cuối cùng, cũng tại Rôma, Phaolô đã bị xử trảm để mãi còn âm vang tiếng nói của một lòng nhiệt thành đến sẵn sàng dâng hiến mạng sống vì Tin mừng.  Nhờ sám hối Phaolô cũng đã nên thánh.

    3. Các ngài đã kêu gọi sám hối

    Nghiêng mình trước hai vị thánh đáng kính, người tín hữu bỗng hiểu ra rằng: cái cao cả hai đấng có được hôm nay không phải là điều tất nhiên, nhưng đã được đánh đổi bằng cả cuộc sống sám hối không ngừng: từ bỏ cái cũ và xây dựng cái mới.  Nếu trong thư, Phêrô có lần viết “Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng nhưng ban ơn cho người khiêm nhu”, thì đó là vì ông đã từng kinh nghiệm trong vai trò của nhà lãnh đạo sám hối tự nhìn vào mình, và chắc chắn đó là rút ruột tâm sự của một đời cầm chìa khóa Nước Trời, luôn tỉnh táo vật lộn với chính mình để vươn lên trong ơn thánh của Chúa.  Và nếu trong thư, Phaolô đã nhiều lần kêu gọi “hãy giũ bỏ con người cũ để mặc lấy con người mới” thì đó chẳng phải là lời khuyến thiện bờ môi chót lưỡi, nhưng chính là khởi đi từ một chuyện lòng rất riêng của một con người đã kinh qua chặng đường sám hối đi từ cái cũ kỹ tội lỗi để bước sang cái mới mẻ trẻ trung tuyệt vời.

    Thì ra cái cao cả là cái phải trả giá bằng dò tìm trong sám hối, là cái phải khổ công trong thắng vượt mà vươn lên, là cái phải kiểm tra xây dựng chỉnh đốn không ngừng.  Không biết có nên phát biểu rằng: Hôm nay Phêrô và Phaolô cao cả bao nhiêu là vì hôm qua đã sám hối bấy nhiêu.  Giống như những ngôi nhà cao tầng đứng vững là vì móng đã được chôn sâu và những tòa nhà chọc trời không nghiêng ngả ắt là vì móng phải sâu nền phải rộng…


    Tạ ơn Chúa đã không gọi những vị thánh trong sạch hoàn toàn để đứng đầu Giáo hội.  Tạ ơn Chúa đã không gọi những vị thánh chưa kinh nghiệm tội lỗi để rao giảng Tin mừng mà đã gọi Phêrô và Phaolô, hai vị thánh của lòng sám hối để hôm nay nên hai thánh “cả” tuyệt vời.

    4. Các ngài mãi gần gũi với đời kẻ tin:

    Ý nghĩ ấy, những tâm tình ấy đã nên nguồn cổ vũ đời sống tín hữu:

    -  Để thêm tin tưởng: Tại sao tôi phạm tội hoài?  Tại sao trong Giáo hội vẫn đầy dẫy những tội nhân? - Bởi vì bản chất Giáo hội là thánh, nhưng trong cuộc lữ hành vẫn cưu mang trong lòng mình những tội nhân.  Điều quan trọng là biết sám hối tìm về vươn lên.  “Không vị thánh nào mà không có dĩ vãng, nên chẳng tội nhân nào mà chẳng có tương lai.”

    -  Để thêm hy vọng: Tội lỗi quá làm sao nên thánh?  Đừng lo.  Bằng dạn dày kinh nghiệm, Phêrô và Phaolô sám hối đã “đầu xuôi” để ta hôm nay nếu biết sám hối cũng “đuôi lọt” và nhờ lời chuyển cầu của hai vị cột trụ Hội thánh, ta thêm chí bền mà thắng lướt.  “Không phải vì mạnh mẽ mà người ta trỗi dậy, nhưng vì biết trỗi dậy người ta trở nên mạnh mẽ.”

    -  Để thêm yêu mến: Phêrô và Phaolô hai gương mặt cao cả, nhưng không ở cao ở xa ở ngoài để lạnh lùng nhìn vào đời sống tín hữu.  Trái lại mãi mãi các ngài vẫn ở trong Giáo hội để ân cần gần gũi với mọi tâm hồn.

    Phêrô với chìa khóa miệt mài đóng lại những quá khứ tội lỗi để mở ra tương lai ân sủng cho những ai chân thành muốn biến đổi đời mình trong niềm tin đạo giáo, và Phaolô với thanh gươm khai phá không ngừng khai quang tâm hồn cho kẻ thiện chí đón nhận Phúc âm cứu rỗi.

     

    GM. Giuse Vũ Duy Thống

     

    --

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ -21 NĂM LINH MỤC - LM MINH ANH

  •  
    Dominic Minh Anh
     
     
    Hôm nay, kỷ niệm 21 năm Linh mục của con, xin Cha thương cầu nguyện cho con, xin đọc cho con ba Kinh Kính Mừng.
     
     
    Kính gửi Cha,
     
     
     
    Thứ Tư, KÍNH HAI THÁNH PHÊRÔ & PHAOLÔ TÔNG ĐỒ, 29/6, http://thanhlinh.net/node/155220
     

     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    Cám ơn Cha.
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     

     
    con, fr. minhanh

     

    --
    MỘT SỨ MỆNH BẤT DI BẤT DỊCH.docx
    123.6kB

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - OSV CATHOLIC BOOKSTORE