9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC

 

  •  
    BBT CGVN
    Sun, Jul 24 at 4:19 AM
     
     
     

     

    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net      This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

     

     

    Tác phẩm:

    “Thương cho đến cùng – Đời linh mục thừa tác” 

     

     

     

    IMPRIMATUR

    CỦA ĐỨC TỔNG GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH

    TỔNG Giám Mục TỔNG Giáo Phận HUẾ

     

     

     

     
       

     


    “Thương cho đến cùng – Đời linh mục thừa tác”

    Giá:125,000₫

    • Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, PSS

    • Loại bìa: Bìa mềm

    • Kích thước: 16 x 24 cm

    • Số trang: 464

    THỜI GIAN LÀM VIỆC

    * Thứ 3 đến Chủ Nhật

    Sáng : 08:00 - 11:30

    Chiều: 14:00 - 17:30

    * Thứ 2: Đóng cửa

    LIÊN HỆ

    Nhà Sách Đức Bà Hòa Bình

    Địa chỉ: Số 1 Công Xã Paris, P.Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM

    - Điện thoại: 0938.037.175 - (028)3.8250.745

    - Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

    Tham Khảo:

    https://ducbahoabinhbooks-osp.com/thuong-cho-den-cung-doi-linh-muc-thua-tac/

     

     

     

     

     

     

    LỜI GIỚI THIỆU

    Của Đức TỔNG GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH

    TỔNG GIÁM MỤC TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

     

    Cùng quý vị độc giả thân mến,

    Tôi hân hạnh trân trọng giới thiệu tập sách THƯƠNG CHO  ĐẾN  CÙNG  ĐỜI  LINH  MỤC  THỪA  TÁC  của  Linh mục Micae-Phaolô Trần Minh Huy, Linh mục Xuân Bích Việt Nam, hiện đang hưu dưỡng tại Giáo xứ Kim Long, thuộc Tổng Giáo phận Huế.

    Ngay sau khi thụ phong linh mục năm 1972, ngài đã sáng lập chương trình “Cho một tương lai tốt đẹp hơn”, với mục đích tạo điều kiện cho trẻ em nghèo có cơ may tiến thân, nhấtnhững em muốn dâng mình cho Chúakhông ai hỗ trợ.

    Nhờ có ân nhânbạnnhiệt tình ủng hộ, chương trình của cha sau một thời gian rất ngắn, đã lan toả khắp nơi, cả trong lẫn ngoài Tổng Giáo phận Huế. Hai mươi bốn năm hoạt động mục vụ của ngài luôn hiện trường để ngài thể hiện tấm lòng quảng đại đối với những người không khả năng xây dựng tương lai.

    Kết quả là hàng chục linh mục, nữ tu và cả một giám mục đã đạt tới đích nhắm cuộc đời nhờ được cha tận tuỵ và trung thành đồng hành.

    Năm 1996, cha gia nhập hội Xuân Bích. Theo ý bề trên, cha tạm đình chỉ chương trình “Cho một tương lai tốt đẹp hơn” để dành trọn tâm lực cho việc đào tạo chủng sinh, linh mục. Sứ mệnh này rất thuận lợi cho ngàingài đã từng đi tu nghiệpPháp, Philippines nhiều năm. Cũng nhờ vốn liếng phong phú dồi dào, ngài đã viết nhiều bộ sách chuyên đề trong lãnh vực đào tạo. Uy tín càng ngày càng nâng cao, ngài được mời thuyết giảng trong nhiều cộng đoàn dòng tu và học viện. Môi trường hoạt động thay đổi, đa phương, đa dạng nhưng “Cho một tương lai tốt đẹp hơn” lúc nào cũngtâm niệm của ngài.

    Bạn đọc sẽ chia sẻ được trăn trở, thao thức ấy qua tác phẩm THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC bạn đang trong tay. Ý của tác giả muốn dùng tập sách này làm quà tặng nhân dịp Kim Khánh Linh mục (1972-2022). Tuổi đời đã 83, lại thêm đang phải chiến đấu với căn bệnh ung thư quái ác. Ngoài Chúa ra, không ai biết đời Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy sẽ ra sao. Nhưng điều chắc chắnước nguyện của ngài vẫn mãi mãi là : “Yêu cho đến cùng”.

     

    Huế ngày 02/07/2022

     

     

     


     

    LỜI TỰA

    Của Đức Cha Phêrô NGUYỄN VĂN ĐỆ, SDB Giám Mục Thái Bình

     

    Cùng quý độc giả, cách riêng các nhà giáo dục, đào tạo, huấn luyện, các Cha Giám đốc Chủng viện, các cha giáo, các cộng tác viên, ân nhân, đang âm thầm hay công khai, trực tiếp hay gián tiếp dấn thân cho việc gieo mầm, ươm cây, huấn luyện các chủng sinh linh mục tương lai cho Giáo hội, Giáo phận, Dòng tu tại các Đại Chủng viện, Tiểu Chủng viện, Tu viện, Học viện, Nhà dòng, Nhà Thử, Nhà Tập, thân mến.

    Trước hết tôi muốn nói lên niềm vui hãnh diện, tự hào về một người anh linh mục, người bạn, người thầy, cha giáo, nhà tu đức linh hướng, giải tội rất thân thiện, đạo đức, đầy ngưỡng mộ, kính trọng, yêu mến của tôi đối với Cha Micae-Phaolo Trần Minh Huy PSS, tác giả tập sách “THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC”, nhiều tác phẩm khác!

    Tôi đã sống gần gũithân thiện với Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy PSS hơn 10 năm, tại Tòa Giám mục Giáo phận Bùi Chu (4 năm)Giáo phận Thái Bình (6 năm), nên khi được ngài ngỏ ý nhờ viết lời giới thiệu tập sách “THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC”, tôi nhận lời ngay.

    Lý do vừa để chia vui, chúc mừng, cầu nguyện cho Cha Micae- Phaolô nhân dịp đại lễ Kim Khánh 50 năm Linh mục, vừa để tri ân, cảm ơn và biểu dương lòng tận tụy, hy sinh, quảng đại cống hiến tài năng sức lực Ngài dành cho tôiGiáo phận Thái Bình cũng như nhiều Giáo phận khác, Dòng tu khác!

    Về ý nghĩa nội dung, mục đích của cuốn sách “THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC”, Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, đã nói trong lời tựa: nay, chuẩn bị mừng 50 năm linh mục ở tuổi đời 83, tôi viết tập sách THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC này, như một di sản tinh thần để lại gợi nhắc một chút kinh nghiệm đời linh mục thừa tác cho các đàn em, trong tinh thần Giáo Hội Hiệp Hành.”

    Tôi rất tâm đắc với tựa đề và nội dung tác phẩm này “THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC” đây tâm điểm, đỉnh cao của toàn thể mầu nhiệm cứu độ của Chúa Giêsu Kitô: “Khôngtình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạngbạn hữu mình” (Ga 15,9-17).

    Mục đích chủ yếu của tập sách “THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC” cũng được Cha Micae-Phaolo tổng lược như sau: ‘Chủ yếu là tổng hợp lại một số đề tài tôi đã được may mắn chia sẻ với nhiều linh mục đoàn, Chủng viện Dòng tu ở Bắc, Trung, Nam Tây Nguyên Việt Nam. Tôi xin hết lòng tạ ơn Chúa, cảm ơn các Đức Cha Giáo phận, các Bề Trên Chủng viện và các Dòng Tu Nam Nữ đã mời và tạo mọi điều kiện thuận lợi nâng đỡ tôi thi hành sứ vụ. Tôi cũng cảm ơn các Cha, các Thầy và các Tu sĩ nam nữ đã chịu khó nghe tôi, cả những điềuthể khó nghe nữa”.

    Nhiều người, trong đó có tôi, rất tâm đắcbiết ơn Cha Micae- Phaolô rất nhiều khi đọc và sử dụng các tác phẩm của Ngài cho việc dạy học, huấn đức, giảng thuyết, tĩnh tâm cho các linh mục, phó tế, chủng sinh và tu sĩ v.v. Nhờ các tác phẩm, tài liệu, tập sách quý giá của Ngài như các tác phẩm :

         Thương cho đến cùng đời Linh mục thừa tác

         Đào tạo người đào tạo nhân bản Kitô giáo

         Đào tạo trưởng thành nhân bản Kitô giáo đời tu

     

         Đào tạo và tự đào tạo thiêng liêng của các Linh mục tương lai trong bối cảnh Việt Nam ngày nay

         Nhà đào tạo tâm huyết và sứ vụ đào tạo hôm nay

         Để được đào tạo và tự đào tạo nên Linh mục Giáo phận như Chúa Giáo hội mong ước

         Tân Phúc âm hóa bản thân Tu sĩ và Cộng đoàn

         Sống tốt ơn gọi Linh mục trong bối cảnh Phúc âm hóa

         Linh mục sống thực thi mục vụ Lòng Chúa Thương xót

         Tình cảm tính dục trong đời sống và sứ vụ của Linh mục ngày nay

         còn nhiều tác phẩm khác

    Tất cả đều nói lên trái tim mục tử đầy yêu thương, và đã thương thương đến cùng! Cha Micae-Phaolo Trần Minh Huy, nhà đào tạo đầy tâm huyết, không chỉ nóiviếtcòn sống, thực hành, thương bằng hành động, bằng việc cống hiến cả đời cho Chúa Kitô, cho Hội Thánh của Người, cho các Giáo phận, cho Hội Xuân Bích, cho các Chủng viện, Dòng tu...

    “THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG” nguyên nhân, do, động cơ, động lực, vui mừng và hy vọng, thập giávinh quang của 83 năm cuộc đời và 50 năm linh mục của Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy. Cả đời, Ngài chỉ biết “thương Chúa, thương Hội Thánh, thương Xuân Bích, thương Giáo phận, thương Chủng viện, thương Dòng tu, thương tất cả, thương cho đến hơi thở cuối cùng!”

    Cha Micae-Phaolo Trần Minh Huy kính mến,

    Không còn lời chúc phúc nào tuyệt diệu hơn để chúc mừng Cha nhân dịp đại lễ Kim Khánh 50 năm Linh mục và 83 năm cuộc đời của Cha, bằng chính Lời Chúa Giêsu :


         “Hỡi đầy tớ tốt lànhtrung tín trong việc nhỏ, Ta sẽ đặt ngươi làm những việc lớn, ngươi hãy vào hưởng sự vui mừng của chủ ngươi.” (Mt 25,14-30)

         “Anh em hãy vui mừng hớn hở,phần thưởng dành cho Anh em ở trên trời thật lớn lao!” (Mt 5,12)

     

     

     
       
     


    Thái Bình 02/06/2022

     

    Phêrô Nguyễn Văn Đệ SDB Giám mục Giáo phận Thái Bình


     

    LỜI GIỚI THIỆU

    của Đức Tổng Giuse NGÔ QUANG KIỆT Nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội

     

    Một lần nữa chúng ta gặp lại cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS, trong một tác phẩm mới: THƯƠNG CHO

    ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC.

    Một tựa đề hết sức cảm độngtác giả suy nghĩ về thời điểm nghỉ ngơi sau 50 năm thi hành tác vụ Linh mục. Xin Chúa thương cho đến cùngmột lời cầu nguyện đầy xúc cảm. Như Thánh vịnh 70: Xin đừng sa thải con lúc tuổi đà xế bóng. Chớ bỏ rơi khi sức lực suy tàn” (Tv 70, 9).

    Xin Chúa xót thương bản thân, nhưng tác giả cũng “thương cho đến cùng” cuộc đời các linh mục đang thi hành nhiệm vụ. Đời sống dâng hiến vốn đã khó khăn. Lại gặp phải thời kỳ khủng hoảng. Nên càng đáng thương hơn nữa.

    Thương yêu không chỉ cảm tính. Nhưng biến thành hành động. Đặc biệtsuy tư để tìm ra phương dược chữa trị những nguyên nhân gây nên khủng hoảngđau khổ cho các linh mục hiện nay.thế tác giả dày công phân tích những nguyên nhân sâu xa từ trong tâmđến ngoàihội. Từ thiếu đào tạo đến thiếu đồng hành. Từ yếu đuối của xác thịt đến âm mưu sâu xa của ma quỷ. Để rồi đề ra một chương trình chữa trị tận căn. Bằng đời sống nhân bản. Bằng đào tạo trưởng thành tình cảm. Trên hết bằng đời sống thiêng liêng kết hợp với Chúa.


    Rất thời sự, hiệp hành được coi giải pháp ngăn ngừachữa trị hữu hiệu cho các căn bệnh hiện nay.

    Nhưng trên hết phải là cuộc sống cầu nguyện kết hợp với Chúa. Khi đã nghỉ ngơi công việc mục vụ, linh mục phải dành nhiều thời giờ với Chúa và cho Chúa. Bỏ hết mọi công việc để chỉ tìm Chúa mà thôi.

    Như một bản chúc thư. Như một lời nhắn nhủ cuối cùng. Như một món quà trao tặng. như tâm huyết một đời của một tâm hồn linh mục luôn tha thiết với việc đào tạo, đồng hànhchữa trị cho các tâm hồn linh mục. Tác phẩm THƯƠNG CHO ĐẾN CÙNG ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC xứng đáng được nhiệt tình đón nhận. thế tôi trân trọng giới thiệu tác phẩm này.

     

     

     

    Châu Sơn đầu tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu 2022

     

     

    + Giuse Ngô Quang Kiệt Nguyên TGM Nội


     

    NHẬN XÉT

    của Đức Cha Phêrô NGUYỄN VĂN VIÊN Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Vinh

     

    Cha kính quý,

         Con đã nhận được sách ‘Thương Cho Đến Cùng Đời Linh Mục Thừa Tác’Thiệp Mời của cha.

    Nếu cha không mời thì con vẫn đi mà! Con rất hân hạnh được hiện diện trong ngày đặc biệt của cha bởicon cũng‘sản phẩm’ của chương trình ‘Cho Một Tương Lai Tốt Đẹp Hơn’ của cha. Xin Thánh Thần Chúa luôn đồng hành hướng dẫn cha trên mọi nẻo đường.

    Cảm tạ Chúa đã ban cho cha dồi dào hồng ân trong đời sống linh mục. Cha ‘bắt đầu muộn’ so với ‘một số linh mục khoa bảng khác’, lại phải mang bệnh tật, nhưng cha đã đi xa hơn nhiều lắm!

    Thành quả là 9 cuốn sách rất quý để lại cho các thế hệ, nhất các linh mục. Vào một số nhà nguyện hay nhà xứ, thỉnh thoảng con thấy sách của cha, con mừng lắm!

         Xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành hướng dẫn cha luôn mãi.

    Con,

    Pet. Nguyễn Văn Viên


     

     

    NHẬN XÉT

     

    của Đức Cha Phêrô NGUYỄN KHẢM Giám Mục Giáo Phận Mỹ Tho

     

    Kính thăm Cha giáo,

    Con mới nhận được quyển sách của cha “Thương cho đến cùng đời linh mục thừa tác”. Biết bao tâm huyết cha đặt vào đây chắc chắn đâyhành trang quý giá cho các linh mục. Con xin hết lòng cảm ơn cha đã gửi cho con quyển sách này.

     

    + Phêrô Nguyễn Khảm


     

    MỤC LỤC

    Lời giới thiệu của Đức Tổng Giuse Nguyễn Chí Linh 5

    Lời tựa của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ.... 7

    Lời giới thiệu của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt  11

    Nhận xét của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên 13

    Nhận xét của Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm. 14

    Lời nói đầu.................................................... 27

     

    Phần Thứ Nhất

    CÁC THÁCH THỨC CHO ĐỜI LINH MỤC THỪA TÁC

    Chương Một:

    GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT............................. 31

     

    Chương Hai: NHỮNG BIỂU LỘ THIẾU

    TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN..................... 35

    1.                         Những lời than phiền............................. 35

    2.                         Các nguyên nhân xa gần........................ 36

    3.                         Một số nguyên nhân khác...................... 40

     

    Chương Ba:

    CÁC CƠN KHỦNG HOẢNG.......................... 43

     

    1.                            Khủng hoảng ĐỨC TIN....................... 44

    2.                            Khủng hoảng QUYỀN BÍNH................ 47

    3.                            Khủng hoảng về VÂNG LỜI................. 48

    4.                            Khủng hoảng TÌNH HUYNH ĐỆ........... 50

    5.                            Khủng hoảng TÌNH CẢM & TÍNH DỤC 54

    Chương Bốn:

    NHỮNG GẬP GHỀNH TRÁI NGANG

    VỀ TÌNH CẢM TÍNH DỤC............................. 59

    I.                  Những Gập Ghềnh

    Tình Cảm Và Tình Dục.................................. 60

    1.                            Trước khi vào Chủng Viện/Dòng Tu..... 60

    2.                            Khi đã vào Chủng Viện/Dòng Tu.......... 62

    3.                            Trong suốt dòng đời sống sứ vụ mục vụ 66

    4.                            Cách ứng xử đúng đắn: Chia tay.......... 67

    II.                   Biết Quản Giới Tính Của Mình........ 69

    III.                    Những Nguyên Hướng Dẫn........... 71

    Chương Năm:

    CƠN KHỦNG HOẢNG GÂY THIỆT HẠI NHẤT:

    NẠN LẠM DỤNG TÌNH DỤC........................ 75

    I.                   Trình Bày Tổng Quát............................ 75

    II.                   Các Nguyên Nhân Đưa Tới Lạm Dụng 80

    1.                            Sự thiếu trưởng thành nhân bản toàn diện 80

    2.                            Khát vọng thỏa mãn nhu cầu tâm lý..... 80

    3.                         Do thiếu khả năng quảngiới tính của mình    80

    4.                         Tò mò táy máy chân tay......................... 81

    5.                         Có vấn đề về tính dục đồng tính............. 81

    6.                         Chủ nghĩa giáotrị............................... 83

    7.                         Thần thánh hóa thái quá linh mục.............. 83

    8.                         Thiếu đồng hành thiêng liêng.................... 84

    9.                         Suy thoái tương quan thiêng liêng............. 85

    10.                        Thiếu đời sống nội tâm và cầu nguyện..... 86

    11.                        Do dữ kiện tâm sinh lý hấp dẫn tính dục. 86

    12.                        Não trạng bảo vệ cơ chế....................... 86

    13.                        Sự quấy phá của ma quỷ...................... 87

    14.                        Thiếu phương thế bảo vệ........................ 87

    15.                        Thiếu mở lòng ra để được giúp đỡ kịp thời      87

    16.                        Cạm bẫy của thế gian........................... 88

    III.               Các Thiệt Hại Do Nạn Lạm Dụng Tình Dục   88

    1.                         Về nhân sự........................................... 88

    2.                         Về vật chất............................................ 89

    3.                         Về uy tín và lòng tin............................... 89

    IV.                Các Biện Pháp Quyết Liệt Của Giáo Hội       91

    1.                         Đối với giáo sĩ lạm dụng......................... 91

    2.                         Đối với những linh mục có con............... 92

    3.                         Đối với giám mục lạm dụng hay bao che. 93

    4.                         Hủy bỏ bí mật Tông tòa.......................... 94

    5.                         Lực lượng đặc nhiệm............................ 95


    V.                    Những Can Thiệp Cường ĐiệuNguy Hiểm      96

    1.                            Bản báo cáo của Giáo hội Công giáo Pháp     96

    2.                            Bản báo cáo lạm dụng tình dục tiến trình công nghịĐức 98

    3.                            Tình hình ở các giáo hội địa phương khác       101

    4.                            Lửa đỏ đổ thêm dầu:

    Việc TGM Michel Aupetit từ chức và các hệ quả 103

    VI.                    Suy Tư Về Tính Thời Thế Của Các Biện Pháp     106

    1.                            Nguyên tắc chỉ đạo............................... 106

    2.                            Thời tội phạm tình dục được coi có thể sửa chữa       106

    3.                            Thời tội phạm tình dục được coi không thể sửa chữa  107

    4.                            Hậu quả của các biện pháp theo tính thời thế     108

    VII.                   Tự Bản Thân Tích Cực Giải Quyết Tận Gốc Rễ  108

    VIII.                    Kết Luận............................................ 114

     

    Phần Thứ Hai:

    CÁC GIẢI PHÁP BỞI NỖ LỰC BẢN THÂN

     Chương Một:

    SỰ TRƯỞNG THÀNH TOÀN DIỆN,


    NHÂN BẢN VÀ THIÊNG LIÊNG................. 119

    I.                   Nhận Định Tổng Quát......................... 119

    II.                   Tiền Đề Quan Trọng Về Trưởng Thành 120

    III.               Trưởng Thành Nhân Bản Toàn Diện.. 123

    1.                         Trưởng thành nhân bản nói chung........... 123

    2.                         Trưởng thành nhân bản Kitô giáo.......... 128

    3.                         Trưởng thành nhân bản đời tu................. 130

    Chương Hai:

    SỐNG TRƯỞNG THÀNH CÁC NHU CẦU

    TÂM LÝ CĂN BẢN CỦA CON NGƯỜI........ 135

    I.                Nhu Cầu Tình Yêu................................. 135

    II.               Nhu Cầu Thân Mật............................... 136

    III.               Các Loại Thân Mật Của Linh Mục/Tu Sĩ        137

    IV.                Nhu Cầu Hạnh Phúc........................... 139

    Chương Ba: SỐNG TỐT TÌNH BẠN KHÁC PHÁI

    CỦA LINH MỤC............................................ 143

    I.                Nhận Định Và Đặt Vấn Đề..................... 143

    II.               Tương Quan Với Người Nữ Nói Chung 145

    III.               Tương Quan Với Nữ Tu...................... 145

    IV.                Tương Quan Với Bạn Khác Phái Đời Thường       149

    1.                         Đối với bạn gái Công giáo..................... 149

    2.                         Đối với bạn gái không Công giáo.......... 150

    V.                Tương Quan Với Các Góa Phụ............ 150

    VI.                Các Giải Pháp Ứng Xử Tốt Đẹp.......... 151

    1.                            Tương quan với mẹ và chị em ruột của mình     151

    2.                            Coi cụ bà như mẹ và thiếu nữ như chị em       151

    3.                            Nhìn cách ứng xử của Chúa Giêsu........ 152

    4.                            Quyết liệt dứt khoát chia tay.................. 154

    5.                            Phát huy tình huynh đệ bí tích linh mục.. 156

    Chương Bốn: SỐNG TRIỆT ĐỂ

    LUẬT ĐỘC THÂN LINH MỤC....................... 159

    I.                   Bản Chất Và Sứ Vụ Linh Mục

    Theo Nghi Thức Truyền Chức...................... 159

    1.                            Giáo lý của Công đồng Vatican II.......... 159

    2.                            Giám mục khẳng định với giáo dân........ 160

    3.                            Giám mục chủ phong nhắc nhở tân chức. 160

    4.                            Các cam kết của tân chức..................... 162

    5.                            Lời hứa vâng phục của tân chức.............. 162

    6.                            Kinh cầu Các Thánh............................. 163

    7.                            Đặt tay và lời nguyện truyền chức............ 163

    8.                            Mặc lễ phục linh mục............................ 165

    9.                            Xức dầu thánh..................................... 165

    10.                            Trao chén thánh và hôn bình an........... 165

    II.                   Truyền Thống Không Thay Đổi Của Giáo Hội      166

    III.                   Ý Nghĩa Và Lợi Ích Của Độc Thân Khiết Tịnh      171

    Chương Năm: SỐNG CAO ĐỘ BÍ TÍCH THÁNH THỂ   177

    Chương Sáu: SỐNG TỐT SỨ VỤ GIẢNG LỄ. 189

    1.                         Đặc tính bài giảng lễ............................. 189

    2.                         Tính cách một bài giảng lễ tốt................ 189

    3.                         Bối cảnh phụng vụ của bài giảng lễ........ 191

    4.                         Những điều kiện người giảng lễ phải có. 192

    5.                         Nội dung của bài giảng lễ...................... 192

    6.                         Những lời nói làm trái tim bừng cháy...... 194

    7.                         Chuẩn bị bài giảng lễ............................ 195

    8.                         Sứ mệnh làm thầy dạy Lời Chúa........... 199

    Chương Bảy: SỐNG TỐT BÍ TÍCH GIẢI TỘI ‒

    TÍCH CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT........... 203

    1.                         Linh mục ý thức về sứ vụ của mình........ 203

    2.                         Tính quan trọng cấp bách của Bí tích Giải Tội  205

    3.                         Thừa tác viên và hối nhân....................... 206

    4.                         Việc xưng tội cá nhântiến đức.......... 209

    5.                         Cha giải tội tốt theo ĐTC Phanxicô....... 210

    6.                         Những vấn đề nhạy cảm....................... 212

    7.                         Việc dốc lòng chừa giúp đổi đời hữu hiệu 216

    8.                         Các mẫu gương tuyệt vời về cha giải tội. 217

    9.                         Đề nghị một bản xét mình..................... 218

    Chương Tám: SỐNG TỐT SỨ VỤ MỤC TỬ 227

    1.                         Mục tử và mục vụ hay dịch vụ và kẻ chăn thuê?  227

    2.                         Các đối tượng ưu tiên của sứ vụ mục tử hôm nay     231

    3.                         Chia sẻ tâm hồn mục tử với Chúa Giêsu 242

    4.                         Cách linh mục cư xử với đoàn chiên...... 243

    Chương Chín: LINH MỤC ĐỒNG HÌNH ĐỒNG DẠNG

    VỚI CHÚA KITÔ MỤC TỬ NHÂN LÀNH...... 253

    1.                          Định hướng tổng quát.......................... 253

    2.                          Đời sống nội tâm cầu nguyện................ 254

    3.                          Lòng nhân ái........................................ 256

    4.                          Sự nhạy bén mục vụ............................. 260

    5.                          Tinh thần phục vụ................................. 265

    6.                          Tinh thần khó nghèo............................. 268

    7.                          Sống quyền bính vâng lời đích thực..... 272

    Chương Mười:

    SỐNG NGUỒN HỖ TRỢ THIÊNG LIÊNG.... 277

    1.                            Buông mình theo Chúa Thánh Thần...... 277

    2.                            Sống dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria...... 283

    3.                            Ôm ghì lấy thánh giá Chúa Giêsu.......... 287

    Chương Mười Một: SỐNG ĐỜI CẦU NGUYỆN

    KẾT HIỆP VỚI CHÚA.................................... 293

    1.                            Dẫn nhập............................................. 294

    2.                            Lợi ích của thinh lặng........................... 296

    3.                            Các trở ngạigiải pháp...................... 300

    4.                            Ý nghĩa và lợi ích của cầu nguyện......... 307

    Phần Thứ Ba:

    GIẢI PHÁP BỞI CÁC TƯƠNG QUAN HIỆP HÀNH TRONG GIÁO HỘI

    Chương Một: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................... 325

    Chương Hai: HIỆP THÔNG HIỆP HÀNH NỀN TẢNG

    VỚI THIÊN CHÚA........................................ 329

    1.                         Hiệp thông hiệp hành với Chúa trong Kinh Thánh     329

    2.                         Hiệp thông hiệp hành trong căn tính linh mục    332

    3.                         Hiệp thông hiệp hành trong tích Thánh Thể  335

    4.                         Hiệp thông hiệp hành bằng đời sống nội tâm    336

    Chương Ba: HIỆP THÔNG HIỆP HÀNH PHẨM TRẬT VỚI ĐỨC THÁNH CHA ĐẤNG BẢN QUYỀN  343

    1.                         Hiệp thông hiệp hành phẩm trật theo Vaticanô II       343

    2.                         Hiệp thông hiệp hành phẩm trật trong Giáo Hội 346

    3.                         Hiệp thông hiệp hành giữa giám mục và linh mục 349

    4.                         Bài học hiệp thông hiệp hành từ đàn ngỗng trời   355

    Chương Bốn: HIỆP THÔNG HIỆP HÀNH HUYNH ĐỆ

    GIỮA CÁC LINH MỤC................................. 359

    1.                         Hiệp thông linh mục theo Vaticanô II..... 359

    2.                         Tình huynh đệ bí tích của linh mục......... 361

    3.                         Hiệp hành giữa cha sở/cha phó............. 363

    4.                         Hiệp hành giữa người tiền nhiệm/kế nhiệm 364

    5.                         Hiệp hành giữa thế hệ già và thế hệ trẻ... 366

    6.                         Sống hiệp hành và chỉ bảo huynh đệ........ 369

    7.                         Nỗ lực làm người linh mục đích thực...... 371

    8.                         Đời sống hiệp hành tăng sức mạnh....... 373

    Chương Năm: HIỆP HÀNH VỚI DÂN CHÚA

    TRONG SỨ VỤ DƯỠNG GIÁO.................... 377

    1.                            Hiệp hành với dân chúa theo Vaticanô II 377

    2.                            Hiệp hành trong sứ vụ linh mục............. 380

    3.                            Hiệp hành trong phục vụ nhân ái............ 382

    4.                            Hiệp hành trong phục vụ bí tích............. 385

    5.                            Linh mục tự vấn về sứ vụ hiệp hành......... 386

    6.                            Những hỗ trợ xây dựng hiệp hành........... 390

    Chương Sáu:

    HIỆP HÀNH VỚI THẾ GIỚI

    TRONG SỨ VỤ TRUYỀN GIÁO................... 397

    1.                            Lối sống mục vụ hiệp hành.................... 397

    2.                            Linh mục sống hiệp hành giữa thế gian.... 401

    3.                            Sống tính ngôn sứ để đánh thức thế giới 402

    4.                            Ra khỏi chính mình, đi đến vùng ngoại biên 404

    5.                            Hiệp hành trong sứ vụ truyền giáo........... 407


     Phần Thứ Tư:

    ĐI CHO ĐẾN HOÀN TẤT

     Chương Một:

    NHỮNG CHẶNG DỪNG CHÂN QUAN TRỌNG:

    KIM KHÁNHNGÂN KHÁNH LINH MỤC.. 413

    1.                            Nhìn lại và kiểm tra hành trang........... 413

    2.                            Để xác tín hơn hành trình ơn gọi........ 421


    Chương Hai: NHỮNG TÂM TÌNH THIẾT YẾU

    ĐỂ MỪNG KIM-NGÂN KHÁNH................. 429

    1.                         Tâm tình BIẾT ƠN............................. 429

    2.                         Tâm tình XIN LỖI.............................. 431

    3.                         Tâm tình THA THỨ........................... 434

    4.                         Tiến trình bốn bước tâm lý và thiêng liêng

    để tha thứ.................................................... 436

    5.                         Tâm tình CẦU CHÚC........................ 439

    6.                         Tâm tình CẦU NGUYỆN................... 439

    Chương Ba:THỜI GIAN TÌM CHÚA

    HƠN CÔNG VIỆC CỦA CHÚA.................. 441

    1.                         Hệ quả của việc chỉ tìm công việc của Chúa   441

    2.                         Tính ưu tiên của việc tìm kiếm chính Chúa 442

    3.                         Điều hợp giữa chính chúacông việc của Chúa   445

    Chương Bốn: CHUẨN BỊ

    CHUYẾN HÀNH TRÌNH CUỐI CÙNG....... 449

    1.                         Cái va-li của con................................ 449

    2.                         Năng nghĩ đến cái chết và giờ chết của mình  451

    3.                         Hãy nhìn cái chết với lòng trông cậy... 452

    4.                         Người ta chết như người ta đã sống.. 455

    LỜI CẢM ƠN.............................................. 461

    CÁC SÁCH CỦA CÙNG TÁC GIẢ.......... 467


     LỜI NÓI ĐẦU

    Tạ ơn Chúa, tôi đangvào những ngày chuẩn bị mừng Kim Khánh Linh Mục (19722022). Khi thụ phong linh mục,

    dựa vào hành trình cuộc đời 32 năm thăng trầm đã qua, tôi chọn khẩu hiệu đời linh mục của tôiCHỈLÒNG CHÚA THƯƠNG. Khi mừng Ngân Khánh Linh Mục, thời gian gia nhập Hội Linh Mục

     

 

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - TẠI SAO VÀO CA ĐOÀN

  •  
    Chi Tran
    \
    \
    \
    Tại sao người công giáo hãnh diện khi được vào ca đoàn?
    Từ ngàn xưa đến nay, Ca Đoàn luôn là hội đoàn tốt nhất, đẹp nhất, vinh dự nhất và quan trọng nhất, cần thiết nhất, hữu ích nhất của một xứ đạo.
    Trống kèn có thể thiếu, nhưng Ca đoàn thì không thể thiếu được.
    Chính Thánh Augustinô đã nói:
    Hát Thánh Ca sốt sắng là cầu nguyện 2 lần.
    Có người đã nói:
    Một lời ca bằng ba lời cầu. Một lời ca bằng 3 lời kinh.
    Tuy nhiên, chúng ta phải hát thật tâm tình, khiêm nhường và yêu thương thì mới đem lại ơn ích.
    ??? CA ĐOÀN ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ “LINH MỤC ĐỒNG TẾ” SỐ MỘT
    Nếu vị chủ tế Thánh lễ là Linh mục thừa tác, thì không ngoa khi nói rằng, ca đoàn chính là “Linh mục đồng tế số 1” và Cộng đoàn Dân Chúa tham dự là “Linh mục đồng tế số 2”, nhưng là Linh mục phổ quát. Vì khi được rửa Tội, tất cả Người Công giáo đều được vinh dự mang 3 chức năng là Tư tế, Ngôn sứ và Vương đế.
    NHỮNG LÝ DO NGƯỜI CÔNG GIÁO SUNG SƯỚNG KHI ĐƯỢC VÀO CA ĐOÀN
    ?LÝ DO SỐ 1: ĐƯỢC GẦN CHÚA VÀ CÓ ĐỨC TIN VỮNG MẠNH
    Chính Thánh Augustinô đã nói: Hát là cầu nguyện 2 lần. Khi ta hát tâm tình, thì trái tim ta được gần trái tim Chúa nhất. Một lời ca bằng ba lời cầu. Một lời ca bằng ba lời kinh. Ta sẽ được đẹp lòng Chúa và những ca viên khác sẽ nâng đỡ Đức tin non yếu của chúng ta.
    ?LÝ DO SỐ 2: LOAN BÁO TIN MỪNG CHO MÌNH VÀ NGƯỜI KHÁC
    Khi những lời hát của ta sốt sắng, thánh thiện, thì tâm hồn ta và cộng đoàn được nâng lên gần Chúa. Rất nhiều người ngoại Đạo, sau khi vào nhà thờ nghe Thánh ca, họ đã có cảm tình với Đạo Công giáo và quyết định theo Đạo.
    ?LÝ DO SỐ 3: ĐƯỢC NGỒI CHỖ VINH DỰ- TRANG TRỌNG.
    Nếu bạn vào ca đoàn, dù nhà thờ có đông cỡ mấy đi nữa, bạn sẽ không bao giờ phải lo mất chỗ. Bạn luôn có chỗ danh dự đàng hoàng để dự Thánh lễ.
    ?LÝ DO SỐ 4: ĐƯỢC HỌC HỎI VỀ GIÁO LÝ VÀ KINH THÁNH
    Chính những bài Thánh ca là những kiến thức về Kinh thánh và Giáo lý. Bạn sẽ có cơ hội hiểu biết Chúa và yêu mến Chúa hơn.
    ?LÝ DO SỐ 5: ĐƯỢC XẢ HƠI- NGHỈ NGƠI- THƯ GIÃN
    Bạn vẫn thường hát Karaoke để xả stress. Vậy thì khi bạn hát Thánh ca, bạn sẽ trút được biết bao lo âu, bao nhiêu gánh nặng. Bạn sẽ lạc quan hơn, vui tươi hơn, sống có ích hơn.
    ?LÝ DO SỐ 6: BẠN ĐƯỢC RÈN NHỮNG TÍNH TỐT
    Khi học hát, bạn sẽ học được sự kiên trì, lòng nhẫn nại, sự dịu dàng, sự khéo léo, sự uyển chuyển… Bạn sẽ bớt phạm tội và không sa vào những tệ nạn xã hội.
    ?LÝ DO SỐ 7: BẠN SẼ CÓ CƠ HỘI HỌC CHÂN LÝ CUỘC ĐỜI
    Rât nhiều lời Thánh ca có những chân lý cuộc sống. Bạn sẽ thuộc nó và áp dụng ra cuộc sống hằng ngày để cuộc sống bạn hạnh phúc và ý nghĩa hơn. Ví dụ: Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro, một mai người sẽ trở về bụi tro…
    ?LÝ DO SỐ 8: BẠN SẼ CÓ CON TIM YÊU THƯƠNG HƠN
    Những bài Thánh ca là những lời xuất thần từ trái tim rỉ máu của các Tác giả. Khi bạn chìm mình vào lời hát, con tim bạn sẽ ngấm những tâm tình yêu thương. Ví dụ: Đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời…
    ?LÝ DO SỐ 9: BẠN SẼ ĐƯỢC MẶC ĐẸP VÀ LUYỆN GIỌNG HÁT CỦA MÌNH
    Bạn sẽ được khoác lên mình những bộ quần áo sang trọng, đẹp đẽ hoặc áo dài đồng phục thướt tha. Nếu giọng của bạn không hay, bạn sẽ được rèn luyện.
    ?LÝ DO SỐ 10: BẠN SẼ ĐƯỢC ĐỌC SÁCH THÁNH
    Ngày xưa, phải có chức vụ mới được vinh dự công bố Lời Chúa. Ngày nay, nếu bạn vào ca đoàn, bạn sẽ được vinh dự đọc sách Thánh và được gần và học những lời Chúa dạy.
    Còn rất nhiều lý do nữa, như nhiều ca viên đã bén duyên nhau và nên vợ nên chồng. Cũng có nhiều ca viên đã quyết định đi tu sống đời dâng hiến. Rồi nhiều ca viên đã đi thi các giọng hát hay và gắn bó đời mình với nghề ca hát.
    LÝ DO THÌ CÒN NHIỀU, NHIỀU LẮM.
    Tuy nhiên, chúng ta phải phục vụ trong tâm tình khiêm nhường và yêu thương, sốt sắng và thánh thiện thì mới đẹp lòng Chúa, có ích cho bản thân và người khác. Nếu không thì sẽ như dã tràng xe cát biển đông, nhọc nhằn vất vả nhưng không được gì.
    Thánh Lễ không phải là buổi thể hiện tài năng, trình diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí. Tiếng đàn có hay mấy thì cũng chỉ là phụ đệm cho ca đoàn hát. Vậy nên đừng bật quá to, nên nhỏ nhẹ, êm ái du dương. Tiếng đàn đừng át tiếng hát. Mà hãy để tiếng lòng át tiếng hát, tiếng hát át tiếng đàn.
    Chúng ta cũng không nên vào ca đoàn chỉ để được mặc trang phục đẹp hoặc nay bộ này, mai mốt kia. Quá để ý đến quần áo, thì sẽ không để ý hát tâm tình được đâu.
    Vào ca đoàn không nhất thiết phải hát hay nhưng phải hát thật tâm tình chân thành.
    Nếu hát ngang, thì hãy hát âm thầm.
    Vào ca đoàn là một vinh dự lớn lao,
    Vào ca đoàn là một hạnh phúc tuyệt vời.
    Vào ca đoàn là vào hội đoàn tốt nhất và quan trọng nhất của một xứ Đạo.
    Không ai quá rảnh và cũng không ai quá bận để vào ca đoàn. Mình thích thì mình vào thôi. Cứ muốn là được.
    Hỡi các bạn trẻ, hãy nhanh chân vào ca đoàn giáo xứ của bạn.
    Nếu bạn không thể vào ca đoàn, thì hãy thuộc và hát theo ca đoàn khi bạn đang dự Lễ.
    Hãy luôn ghi nhớ:
    MỘT LỜI CA BẰNG BA LỜI CẦU.
    MỘT LỜI CA BẰNG BA LỜI KINH.
    Tuy nhiên, chúng ta phải hát thật tâm tình, khiêm nhường và yêu thương.
    Nếu không thì:
    BA LỜI CA THUA XA MỘT LỜI CẦU.
    BA LỜI CA THUA XA MỘT LỜI KINH.
    Và sẽ phục vụ cách vô ích như nước đổ lá khoai, nước đổ đầu vịt, dẫn đến Chúa sẽ rất buồn.
    Hãy luôn hát với sự thổn thức của con tim chân thành.
    Hãy luôn hát như lần đầu, lần cuối và lần duy nhất bạn được hát trong đời.
    HÁT HAY KHÔNG BẰNG HAY HÁT.
    HÁT KHÔNG HAY, NHƯNG TẤM LÒNG MÊ SAY.
    Ca tụng Chúa thì có lợi cho mình, chứ Chúa không cần ta ca tụng.
    Và hãy luôn nhớ vào ca đoàn là vì chính mình và vì yêu mến Chúa.
    Bài của: Giuse Kích
    (Nếu thấy ý nghĩ cho chính mình và mọi người, thì xin đừng quên Tạ ơn Chúa, rồi nhanh chóng chia sẻ cho người khác. Và xin cầu cho nhau)
    \
    \
    \
    \
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CN16TN-C - LẮNG NGHE LỜI CHÚA

  • LM NGUYỄN HỮU AN
    Sat, Jul 16 at 2:04 PM
     
     

    Nghe và Thực Hành LỜI CHÚA

    TIN MỪNG LUCA 10, 38-42

    CN 16 TN C

    Tin mừng hôm nay kể chuyện hai chị em Matta và Maria đón tiếp Chúa Giêsu, mỗi người mỗi cách.

    Cả hai cùng đón tiếp Chúa, nhưng Chúa lại nhẹ nhàng trách Matta quá tất bật, bận tâm phục vụ và khen Maria ngồi bên chân Chúa, lắng nghe Lời Chúa.

    Phải chăng qua đó Chúa đề cao con đường chiêm niệm, cầu nguyện hơn là sống hoạt động tông đồ bên ngoài? Và như thế, có gì mâu thuẫn với lời Chúa dạy phải cứu giúp anh em trong “dụ ngôn người Samatitanô nhân hậu” của Tin mừng tuần trước?.

    Thực ra, tiếp đón Chúa Giêsu như hai chị em Matta và Maria là đáng quý. Cả hai đã dành cho Chúa một sự tiếp đón nhiệt tình, thân mật. Matta lo việc bếp núc, chuẩn bị bữa cơm. Maria ngồi dưới chân Chúa lắng nghe.

    Mỗi người một cách, cố gắng làm vui lòng người khách đặc biệt với dáng vẻ uy nghi cao quý siêu thoát đang ghé thăm gia đình. Chúa Giêsu tán thưởng cả hai. Cả hai đã minh hoạ đầy đủ trọn vẹn Lề Luật của Thiên Chúa là kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Hành động của Matta và Maria là hai yếu tố cần thiết, nhưng có sự cần thiết hơn trước khi hành động là lắng nghe.

     

    Maria ngồi bên chân Chúa với tâm thế lắng nghe. Cô không làm gì, không nói gì, chỉ ngồi nghe. Cô đón tiếp Chúa Giêsu với một phong cách tốt nhất.

    Matta lo việc bếp núc, phục vụ ăn uống. Có lẽ Matta ganh tị với em nên khiếu nại với Chúa: “Thưa Thầy, em con để một mình con phục vụ mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay”. Matta trách em, nhưng cũng là một cách kể công và khoe mình quan trọng và có thể coi đó như một lời trách khéo đối với Chúa Giêsu.

    Nhưng Chúa nhẹ nhàng đáp lại:Matta, Matta ơi, con lo lắng bận rộn nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất“. (C. 41-42

    Chúa đã khen Maria biết chọn phần tốt nhất. Chọn phần tốt nhất không phải là chọn làm nhiều, nhưng là biết nghe, hiểu và làm theo ý Chúa. Việc lắng nghe để nhận ra thánh ý Chúa nhiều khi đòi hỏi người ta phải biết cầu nguyện, phải giữ một tâm hồn thanh tĩnh và phải biết tập trung cao độ để nhận ra được thánh ý Chúa.

     

    Người ta thường giải thích câu nói của Chúa Giêsu như một sự đề cao chiêm niệm trên hoạt động. Matta tiêu biểu cho đời sống hoạt động, lo lắng về những nhu cầu vật chất. Maria tiêu biểu cho đời sống chiêm niệm, lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện. Trên thiên đàng người ta chỉ còn chiêm ngắm Thiên Chúa trong niềm hạnh phúc vĩnh cữu. Như thế, Maria đã đạt tới cùng đích của đời sống Kitô hữu. “Phần hơn” của cô là ở chỗ đó. Có Chúa rồi thì còn gì hơn nữa!

     

    Chúa Giêsu đón nhận sự phục vụ ân cần của Matta và đưa ra bậc thang giá trị, cần “chọn phần tốt nhất”. Chọn Lời Chúa và lắng nghe. Đó chính là

    phần tốt nhất” như lời Tv 119: “Lạy Chúa, con đã nói, phần của con là tuân giữ Lời Ngài”.

    Lắng nghe Lời chính là xây dựng nhà mình trên đá (Lc 6,47-49).

    Lắng nghe Lời giúp tâm hồn trở thành mảnh đất trổ sinh hoa trái (Lc 8,4-15).

    Hạnh phúc của Đức Maria là lắng nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 11,27-28).

     

    Đối với Chúa Giêsu, cả hai cách phục vụ của Matta và Maria đều cần thiết và bổ túc cho nhau. Ðiều Chúa muốn nhắc cho Matta là: việc cốt yếu đối với người môn đệ là nghe Lời Chúa và đem ra thực hành”.

    Nhiều lần, Chúa nói về điều cốt yếu ấy:

    Phúc cho ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 11,28);

    Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8,21; Mt 12, 46-50; Mc 3, 31-35).

    Điều cốt yếu ở đây không phải là ưu tiên về thời gian (làm cái này trước rồi làm cái kia sau) hay số lượng (làm “việc Chúa” nhiều, làm “việc đời” ít)… nhưng ưu tiên về giá trị. Khi làm việc gì, nếu mình tận tình làm việc cho đẹp lòng Chúa, như Chúa muốn, thì mình vẫn đang chọn phần tốt nhất như cô Maria bởi vì mình vẫn đang qui chiếu về Chúa, đang lắng nghe lời Chúa và thi hành thánh ý Chúa về đời mình. Thánh Phaolô dạy: Dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì, anh chị em hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr 10,31).

     

    Sách Giáo Lý Công Giáo diễn tả: “cầu nguyện thế nào thì sống như vậy” (số 2725). Đời sống Kitô hữu đích thực vừa là một hoạt động có chiêm niệm vừa là một chiêm niệm có hoạt động. (Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu, số 23). Cầu nguyện và hành động đều rất cần thiết cho đời sống Kitô hữu. Cần thực hiện cách quân bình và điều hòa trong cuộc sống hàng ngày.

     

    Hoạt động và cầu nguyện là nhịp sống đời Kitô hữu. Cầu nguyện là linh hồn của hoạt động và hoạt động là kết quả của cầu nguyện. Cầu nguyện làm nền tảng cho mọi hoạt động.Nhờ cầu nguyện nên việc phục vụ tha nhân được tốt hơn. Mẹ Têrêxa Calcutta và các Nữ tu dù bận rộn công việc hằng ngày vẫn luôn dành thời giờ tham dự Thánh lễ, chầu Thánh Thể. Mẹ luôn là gương sáng cho các Nữ tu, cầu nguyện trước khi hoạt động. Mỗi ngày dành một giờ chầu Mình Thánh Chúa, sau đó mới đến các nơi nghèo nàn ở Calcutta để chăm sóc những người nghèo khổ hoặc đi vào trong các căn nhà tồi tàn giúp những người hấp hối được chết lành.

    Tham dự Thánh lễ chính là lúc chúng ta như Maria ngồi dưới chân Chúa Giêsu lắng nghe Lời Ngài. Đến với Chúa, xin đừng dè sẻn cò kè thời giờ, đừng lật đật vội vã đến trễ về trước. Xin đừng đến với Chúa chỉ vì bắt buộc, miễn cưỡng, sợ tội. Hãy đến với Chúa như một người con thảo, đến để gặp Chúa, lắng nghe Lời Chúa, đến là vì lòng yêu mến Chúa và muốn sống hiếu thảo với Ngài mà thôi.

    Thánh lễ cũng chính là lúc Chúa đến thăm và ban ơn sủng cho chúng ta. Hãy quý trọng sự hiện diện của Chúa. Hãy tham dự tích cực, linh động, cầu nguyện sốt mến, thưa chuyện với Chúa. Lời Chúa và Thánh Thể ban thêm cho chúng ta đức tin, tình yêu, sức mạnh, lòng can đảm và nhiệt huyết tông đồ để chúng ta dấn thân phục vụ anh em.

    Lạy Chúa Giêsu,

    Khi bị bao vây bởi muôn tiếng ồn ào, xin cho con tìm được những phút giây thinh lặng.

    Khi bị rã rời vì trăm công ngàn việc, xin cho con quý chuộng những lúc được an nghỉ trước nhan Chúa.

    Khi bị xao động bởi những bận tâm và âu lo, xin cho con biết thanh thản ngồi dưới chân Chúa để nghe Lời Người.

    Khi bị kéo ghì bởi đam mê dục vọng, xin cho con thoát được lên cao nhờ mang đôi cánh thần kỳ của sự cầu nguyện.

    Lạy Chúa, ước gì tinh thần cầu nguyện thấm nhuần vào cả đời con.

    Nhờ cầu nguyện, xin cho con gặp được con người thật của con và khuôn mặt thật của Chúa. Amen.(Mana)

     

    Lm Giuse Nguyễn Hữu An
    Kính chuyển:
    Hồng
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - OSV CATHOLIC BOOKSTORE

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - ĐẠO BINH ĐỨC MẸ