9. Đào Tạo Môn Đệ

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - GƯƠNG CHÚA GIÊ-SU

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


    GƯƠNG CHÚA GIÊSU
    Cẩn Thận Trong Tư Tưởng Và Lời Nói
     
    Đừng tin ở người đời
    - “Lạy Chúa ! Xin đến giúp con lúc nguy cơ, vì người đời không cứu được con” (Ps. 59,13).
    Thường những người mà con tin tưởng hơn hết, lại là những người thất tín với con trước nhất : còn người mà con không ngờ, lại là người trung thành với con hơn cả !
    Đặt tin tưởng nơi người đời là phù ảo. Nhưng, lạy Thiên Chúa của con ! Chúa là phần rỗi của những người ngay chính.
    Lạy Chúa ! Xin chúc tụng Chúa trong mọi sự xảy đến cho con.
    Chúng con yếu đuối và bất nhẫn, chúng con lầm lẫn và thay đổi như chong chóng.
    Ai là người tỉnh táo và cẩn thủ đến nỗi không bị lầm lẫn, không lúng túng bao giờ !
    Nhưng lạy Chúa ! Người tin tưởng ở Chúa và tâm hồn đơn thành tìm Chúa, họ không dễ sa sẩy quá vậy.
    Mà giả sử họ lâm nguy, dầu bí kế đến đâu, Chúa cũng đến cứu và yên ủi họ ngay. Vì không khi nào Chúa bỏ rơi người trông cậy Chúa !
    Thực hiếm có người bạn trung tín biết khăng khít với người yêu trong tất cả mọi rủi ro như Chúa trung tín khăng khít với con.
    Lạy Chúa ! Duy có Chúa là trung tín trong mọi sự và ngoài Chúa không tìm đâu ra.
    Chắc phải có ơn linh cảm, thánh nữ Agata mới nói được câu này : “Lòng trí tôi nằm sâu chôn chặt trong Chúa Kitô”.
    Nếu con được như thế, chắc con sẽ không đến nỗi hay sợ người đời, và lời châm chọc mai mỉa chả dễ chấn động nổi con.
    Ai dự bị được tất cả, ai ngăn ngừa hết được những điều bất ưng ào đến.
    Nếu điều ta biết trước còn hại được ta, thì điều bất ngờ xảy đến ta thoát được ư ?
    Nhưng khốn nạn ! Sao con không đề phòng cẩn thận hơn ? Sao con còn quá dễ tin người đời ?
    Là vì chúng con cũng chỉ là người như ai, cũng yếu dòn như bất cứ ai khác, mặc dầu có người tin tưởng và cho chúng con là thiên thần.
    Chỉ tin ở Chúa
    Lạy Chúa, con sẽ tin ai ? Con sẽ tin ai mà không tin ở Chúa ?
    Chúa chính là chân lý, Chúa không lừa dối ai, cũng không ai lừa được Chúa.
    Trái lại “Người đời ai cũng dối trá” (Ps.115) yếu hèn, bất nhẫn, dễ sai suyễn, nhất là trong lời nói, đến nỗi dầu lời nói có vẻ thành thực cũng chưa dễ tin ngay được.
    Thực lời Chúa dạy chúng con : “Phải dè dặt với người đời !” là lời chí lý. Vì “thù địch ở ngay trong số người nhà con” và “có ai bảo : Đấng Kitô ở đây hay ở kia, cũng đừng vội tin” (Mt. 10, 17).
    Con đã gặp, nên đã có kinh nghiệm. Hy vọng kinh nghiệm này sẽ giúp con cẩn thủ hơn, chứ đừng làm con ngớ ngẩn thêm.
    Có người khuyên con : “Hãy cẩn ngôn : điều tôi nói anh hãy giữ bí mật”. Thế rồi trong lúc con giữ kín và tưởng là còn bí mật, thì chính họ đã không giữ nổi cái họ bắt con giữ, và đồng thời họ đã tố giác con, họ tự tố giác rồi biến mất.
    Lạy Chúa ! Xin giữ gìn con khỏi những người điêu ngoa và bừa bãi. Đừng để con sa vào tay họ, cũng đừng để con bắt chước họ.
    Xin Chúa đặt trên miệng con những lời chân thực vững chắc và đừng để lưỡi con nói lời xảo trá.
    Con sẽ cẩn thận để khỏi sai phạm điều con không muốn chịu nơi người khác.
    Xa lánh người đời
    Hạnh phúc và bình an nhất là đừng nói về người khác. Đừng bạ tin, bạ nói. Chỉ tâm sự với ít người. Lúc nào cũng tìm Chúa để chứng cho lòng mình, đừng buông theo làn gió dư luận, một chỉ mong sao mọi sự trong ngoài được thành tựu theo ý Chúa.
    Muốn bảo tồn ơn trời, không gì chắc bằng tránh những cái diêm dúa trước mắt người đời. Đừng tìm kiếm những gì gợi tiếng khen, một lo tìm những điều giúp ta tu sửa và thêm sốt sắng.
    Bao người đã phải tai hại vì được người ta biết và khen nhân đức sớm quá.
    Trái lại bao người đã được ích lớn vì đã giấu kín được ơn Chúa đang khi còn sống ở đời. Vì đời sống chẳng qua chỉ là một cơn cám dỗ liên lỉ, và một trường kỳ chiến đấu.
    SUY NIỆM
    “Cắm sâu chôn chặt trong Chúa” là :
    - Chỉ tin cậy một mình Chúa hơn tin lời người thế tục.
    - Chuộng ơn nghĩa và tình yêu Chúa hơn tình bè bạn thế tục.
    - Bàn bạc với Chúa trong thâm tâm, chạy đến cùng Chúa trong mọi lúc.
    Lời Thánh Phanxicô Xaviê : “Phải xử với bạn thân nhất như thế ngày mai họ sẽ là thù mình”.
    Lạy Chúa ! Duy có Chúa là không bao giờ bỏ những người kính mến và cậy trông Chúa, Chúa hằng ở bên để yên ủi và nâng đỡ họ. Xin Chúa cho con được mến Chúa trên hết.
    (từ cuốn "The Imitation of Christ")
    Có thể là tranh biếm họa về một hoặc nhiều người và văn bản
     
     
     

    Facebook

     

     
     
     
    1Maria Le Yen
     
     
     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - MARYKNOLL MISSION

  •  
    Thu, Jul 28 at 6:04 AM
     
     
    Logo MKL standard transparent-1
    Webinar Promo

    The webinars are back starting Sept 13!

    We hope you are having a fun summer and we want to let you know about the exciting webinars we have in store for September and October featuring missioners in El Salvador and the Thailand/Myanmar border. 

    Webinar Listening to the Voices of Creation-3

    Listening to the Voices of Creation

    September 13, 2022

    9AM PT | 11AM CT | 12PM ET

     

    Join us to welcome Maryknoll Lay Missioner Peg Vámosy.  She lives in the rural community of Monte San Juan in El Salvador where her parish is helping people live out their own baptismal call to mission through agricultural and environmental ministry. 

     

    Peg works to increase awareness of environmental issues and to seek ways to respond to them. Peg and other ministry members conduct training sessions and workshops on ecological conversion, biodiversity, pesticide safety, water conservation, and more.  Pope Francis’ encyclical Laudato Sí, (On Care for Our Common Home) has been an invaluable tool and a continuing source of inspiration and direction for them in their ministry.

     

    Read a bit more about Peg and sign up to reserve your spot by clicking the button above.

    Webinar Mission Along the Thai-Myanmar Border Ministry with Asian Refugees (1)

    Ministry with Asian Refugees on the Thai-Myanmar border

    October 19, 2022

    5 PM PT | 7 PM CT | 8 PM ET

     

    Fr John Barth, MM, will be leading us in a unique and important webinar about his ministry with refugees from Pakistan, Nepal and Afghanistan living along the Thailand - Myanmar border.

    Bangkok is a crossroads for refugees from all around South and East Asia who wait years for a sponsor so the UN will not close their case. 

    Fr. John has been a Maryknoll priest since 1991.  He lived in Cambodia until 2021 where he founded Rehabilitation for Blind Cambodians.  The program trained social workers to help the blind living in poverty. More recently Fr. John has served in South Sudan and Uganda where he continued his ministry to the blind.

    Read more about Fr. John and sign up to reserve your spot by clicking the button above.

         

    LAST CHANCE!

     This is the last chance to register for the Educators on Mission Formation program for teachers, catechists, RCIA leaders and anyone interested in discovering what it means to be a Missionary Disciple.  There's no travel involved because It's completely online from the comfort of your home!

    Starts Friday August 5 at 4PM PT | 6PM CT | 7PM ET and wraps up on

    Saturday August 6 at 9AM PT | 11AM CT | 12PM ET

         

    Please consider sharing this email with a friend or colleague! 

    Check out our Reflection Guides based on the Sunday Readings and get them delivered each Tuesday directly to your inbox.

    To see all of our upcoming events, visit our entire lineup on our website

    Maryknoll Vocations | Follow us on Facebook   |  Visit us at www.maryknoll.us 

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - CÓ CÒN ĐI TU KHÔNG?

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     

    CÓ CÒN ĐI TU ĐƯỢC KHÔNG, NẾU ĐÃ...

     

    Con là đệ tử của một dòng tu. Nghỉ hè, con được về thăm nhà và gặp lại bạn cũ. Khi con còn học cấp 3 ở quê, chúng con có để ý đến nhau. Chúng con gặp lại nhau và không thể chống trả cám dỗ nên đã làm chuyện vợ chồng. Cha ơi, con vẫn tha thiết muốn đi tu, con hối hận lắm. Xin Cha cho con biết con có còn đi tu được nữa không ?
     

    Con xin Cha cho phép con được giấu tên và địa chỉ mail. Xin Cha trả lời giúp con trên mục Giải đáp thắc mắc.

     

    Giải đáp

    H. thân mến,

    Rất thông cảm với nỗi băn khoăn của con khi trình bầy một chuyện rất tế nhị. Để có thể nói rõ hơn về ơn gọi của con cha nghĩ rằng vị linh hướng của con sẽ giúp con đầy đủ hơn vì ngài sẽ có thể trao đổi và góp ý với con cách cụ thể . Tuy nhiên, qua những điều ngắn gọn con trình bầy ở trên cha muốn cùng với con suy nghĩ một vài điểm.

     

    Khi con bắt đầu tìm hiểu ơn gọi nơi một dòng tu như một đệ tử chắc con cũng đã có một ước muốn thiết tha được dâng hiến đời mình cho Chúa. Với tuổi trẻ và sự nghiệp chưa gì lớn lao hẳn là con chưa có gì để trao dâng cho Chúa ngoài trái tim tình yêu của tuổi thanh xuân. Con cũng đã cảm thấy sự mạnh mẽ của tình yêu Thiên Chúa để thấy mọi cái khác đều nhỏ bé và tầm thường. Cha không biết sau một thời gian tìm hiểu, ước muốn ấy của con có còn mãnh liệt nữa không. Nhưng chuyện vừa xẩy ra sẽ buộc con phải suy nghĩ.

     

    Với một thiếu nữ bình thường khi chuẩn bị cho đời sống hôn nhân thì việc quan hệ vợ chồng cũng là điều hệ trọng không thể khinh suất, không thể dễ dàng. Phần con vì đã có ý hướng dâng mình cho Chúa nên  lẽ ra con đã không thể coi thường việc này.

     

    Để đi đến chỗ « làm chuyện vợ chồng » chắc không phải chỉ sau một lần gặp gỡ hay một phút tình cờ mà hẳn đã có một quá trình xây dựng tình cảm, một quá trình tiếp xúc không chỉ trong thời gian đi học mà cả trong thời gian về nghỉ hè nữa. Để rồi sau nhiều lần gặp gỡ khi tình cảm và nhục cảm đạt tới mức không thể chống trả được thì đã xẩy ra điều đáng tiếc.

     

    H. thân mến,

    Con nói rằng con vẫn tha thiết muốn đi tu nhưng con tha thiết với điều gì của đời tu ? Phải chăng là ước muốn đi theo Đức Kitô bằng cách sống các lời khuyên của Tin Mừng : khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục hay chỉ tha thiết với cuộc sống bình an thanh thản ? Khi Chúa mời gọi ai Ngài cũng ban cho nguời ấy ơn huệ để sống những đòi hỏi của bậc sống ấy. Con có còn cảm thấy mình có khả năng để sống lời mời gọi hiến dâng không ? Hay qua chuyện vừa xẩy ra con thấy rằng đời tu không hợp với con nữa hoặc con thấy mình không thể đảm nhận những đòi hỏi của đời hiến dâng. Hiện con vẫn mới chỉ ở giai đoạn tìm hiểu nên con cũng chưa bị ràng buộc gì để phải khó khăn khi quyết định.

     

    Những khó khăn với con vẫn còn ở phía trước. Những ảnh hưởng của tình cảm và nhục cảm không dễ dàng xóa đi trong tâm tư của con đâu. Nó còn đeo đuổi và khuấy động tâm hồn con rất nhiều và con cũng sẽ khó có được sự bình an sâu thẳm. Nếu con cứ tiếp tục đời tu thì những mặc cảm và lo âu sẽ đè nặng trên cuộc sống của con. Con sẽ phải tìm cách dấu diếm và cứ nơm nớp lo sợ một ngày nào đó sự kiện sẽ bị phơi bầy và như thế tâm hồn con sẽ khó tìm đuợc sự yên ổn thực sự.

     

    Cha không trao đổi trực tiếp với con để hiểu rõ con hơn nhưng qua những gì con trình bầy thì cha thấy dấu chỉ ơn gọi đời tu của con không còn rõ nữa và điều quan trọng không phải là con muốn gì mà là Chúa muốn gì cho con. Vì thế, con nên chọn lựa bậc sống phù hợp với con theo ý Chúa.

     

    Một lời khuyên cuối cùng là con đừng bao giờ để điều đáng tiếc xẩy ra một lần nữa vì những hậu quả của nó sẽ để lại nhiều đau buồn và khổ sở lắm.

     

    Xin Chúa giúp con thấy rõ hơn con đường mà Chúa muốn con đi.

     Lm Giuse Nguyễn Ngọc Bích CSsR

    (dcctvn.org 29.11.2016)

     

ĐÀO TẠO MÔN ĐỆ - 5 ĐIỀU GIÁO LY VIÊN LÀM TỐT

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


    5 ĐIỀU CÁC GIÁO LÝ VIÊN CÓ THỂ LÀM TỐT HƠN

    TRONG NĂM HỌC TỚI

    T.J. Burdick (*)

    Giảng dạy là một hành vi phức tạp của đức ái. Tại bất kỳ thời điểm nào, tâm trí giáo viên đều đang đưa ra hàng trăm, có lẽ thậm chí hàng nghìn quyết định nhỏ. 

     

    Students from St. John’s Catholic School in Goshen, N.Y., attend Mass celebrated by New York Cardinal Timothy M. Dolan Sept. 24, 2021. (CNS photo/Bob Reers via Catholic New York)

     

    Tôi viết bài này đúng 24 giờ trước khi các con trai tôi rước lễ lần đầu.

    Tôi và chúng đều cảm thấy phấn khởi.

    Toàn thể các thánh trên thiên đàng đều hân hoan.

    Thế nhưng đâu đó vẫn còn một cảm giác chưa thỏa mãn.

     

    Bạn thấy đấy, tôi là giáo viên tiểu học cho đến nay đã gần 20 năm và với tư cách là một nhà giáo chuyên nghiệp, tôi cảm thấy mình biết chút ít việc giúp bọn trẻ học. Tôi được đào tạo qua nhiều hệ thống và kinh nghiệm để nhận ra những lỗ hổng trong việc phát triển học thuật, để lấp đầy những lỗ hổng đó và cho phép kiến thức từ thế giới (và các tầng trời) lấp đầy tâm trí các em cho đến khi nó tuôn tràn ra những thành tựu.

     

    Nhưng năm nay, ngay tại thời điểm này, tôi cảm thấy chúng ta vẫn chưa đạt được bất cứ điều gì.

     

    Chắc chắn, các con tôi biết thêm một vài kinh, một ít câu chuyện về một số vị thánh mới, và một vài điều về bí tích Thánh Thể thực sự là gì (hoặc là ai).

     

    Nhưng tôi không tin bọn trẻ hiểu đầy đủ nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô hữu.

     

    Tôi nghĩ không đứa trẻ nào được như vậy.

    Các giáo lý viên ở mọi nơi đều nhận thức sâu sắc rằng dù chúng ta nghĩ rằng mình đã dạy rất hay cho học trò về tình yêu Thiên Chúa, việc chúng ta dạy vẫn không thể so sánh với tình yêu Thiên Chúa thực sự.

     

    Vậy bạn dạy thế nào về tình yêu Thiên Chúa? Làm thế nào để sử dụng thủ bản buồn tẻ mà giáo phận yêu cầu bạn dùng để giảng dạy và từ những trang giấy vô hồn đó thắp lên ngọn lửa sự sống và tình yêu trong tâm hồn các em trong lớp giáo lý?

     

    Đây là năm gợi ý cho những ai tìm cách xem xét lại hệ thống giáo lý hiện tại.

    Đào tạo giáo lý viên

    Giảng dạy là một hành vi phức tạp của đức ái. Tại bất kỳ thời điểm nào, tâm trí giáo viên đều đang đưa ra hàng trăm, có lẽ thậm chí hàng nghìn quyết định nhỏ. Chúng có thể bao gồm từ việc lấy tông giọng nào để truyền đạt một bài học cho đến việc chọn giáo trình nào để giảng dạy. Quá trình ra quyết định đối với giáo viên, đặc biệt là giáo viên năm thứ nhất, có thể khó khăn đến mức khiến họ chọn bỏ nghề luôn (thực tế đáng buồn là hầu hết bỏ nghề trong 5 năm đầu). Vấn đề đau đầu nhất? Quản lý lớp học.

     

    Cách tối ưu duy nhất để cải thiện lớp giáo lý là đào tạo giáo lý viên biết quản lý lớp học đúng cách. Họ cần biết cách khen thưởng cố gắng của học sinh, duy trì không gian học tập tích cực và an toàn, đồng thời dập tắt ngay những hành vi tiêu cực tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra. Tôi biết một thực tế là không phải mọi học sinh lớp giáo lý đều là những thiên thần như chúng ta mong ước, là một giáo lý viên, bạn cần biết cách thiết lập tương quan tích cực với các em để chúng có thể học biết cách mở lòng với vị Thầy tuyệt vời là Chúa Giêsu.

     

    Điều đó khởi đầu từ việc quản lý lớp học.

    Làm cho bài giáo lý mang tính hướng dẫn thiêng liêng nhiều hơn và bớt tính cách là một môn học

    Có một sự khác biệt lớn giữa học và thực sự sống các sự kiện tôn giáo. Chúng ta đã rơi vào cái bẫy biến lớp giáo lý thành một lớp học chứ không phải một cung cách sống. Quá nhiều điều chúng ta dạy dựa trên giáo trình và thủ bản, quá nhiều đến nỗi các em liên tưởng hành trình đức tin với cấu trúc hệ thống trường lớp – nếu tôi học xong lớp này, tôi sẽ được “tốt nghiệp” và được rước lễ lần đầu hoặc thêm sức.

     

    Các lớp dự bị hôn nhân không nên như vậy (ít nhất, tôi hy vọng là không!). Ngược lại, hầu hết các chương trình dự bị hôn nhân đều có sự tham gia của một cặp vợ chồng giàu kinh nghiệm với những cặp đôi sắp cưới để hướng dẫn những gì họ mong đợi. Đó là một quá trình dễ chịu hơn, tập trung nhiều vào việc hướng dẫn thiêng liêng hơn là chỉ toàn những sự kiện phải học. Quá trình đó vượt lên trên cái cơ bản để đi vào sự huyền nhiệm. Đó là cách thức mà mọi lớp giáo lý nên theo.

     

    Gia tăng cầu nguyện

    Như tôi đề cập trong bài viết trước, Giáo hội dạy có ba phương thức cầu nguyện: khẩu nguyện, tâm nguyện và chiêm niệm. Ở mọi cấp độ học giáo lý, cần phải tập trung cao độ vào việc giúp các em phát triển nhiều về đời sống cầu nguyện. Điều này nên được thực hiện một cách có kế hoạch để đảm bảo các em tiến triển từ phương thức này đến phương thức kế tiếp phù hợp với sự trưởng thành của chúng (và ân sủng Thiên Chúa). Trong khi chúng ta giảng dạy với hy vọng các em học được cách sống tốt đức tin, thì chính Chúa Thánh Thần là người sau cùng mở rộng tâm trí và tâm hồn để các em đón nhận những kiến thức và sự khôn ngoan đó. Chúng ta chỉ là những ống dẫn mang tính giáo dục qua đó ân sủng Thiên Chúa có thể đi vào tâm hồn các em. Cầu nguyện hợp nhất việc giảng dạy với ý Chúa không chỉ vì sứ mạng của chúng ta mà sau cùng còn vì ơn cứu độ của các em (và của chúng ta nữa!).

     

    Đưa ra những con đường hướng tới hành động nội tại

    Một trong những tình huống nghịch lý nội tại của việc giảng dạy đó là, mặc dù hầu hết các giáo viên đều có động lực giảng dạy, nhưng không phải mọi học sinh đều có động lực học tập. Số lớp học, dự án, kỳ thi… theo yêu cầu có khuynh hướng ít tạo nên động lực. Nếu bạn muốn làm cho điều gì trở nên ít được mong muốn hơn? Hãy biến nó thành một yêu cầu.

     

    Đừng hiểu sai ý tôi, tôi hiểu (và trân trọng) việc dạy những kỹ năng cần thiết để đạt được những kỹ năng cao hơn. Khi chơi bóng rổ, tôi không thích chạy nước rút, chạy cự ly dài hay nâng tạ như yêu cầu trước mùa giải. Tuy nhiên, tôi thích cách chúng biến tôi trở thành một cầu thủ bóng rổ giỏi hơn.

     

    Khi nói đến dạy giáo lý, yêu cầu rất cần thiết là dạy cho các em các câu kinh, mười điều răn và cách đọc Kinh thánh. Nhưng, thật không may, hầu hết các chương trình giáo lý chỉ dừng lại ở đó, và không tiếp tục đi vào khía cạnh biến đổi của huấn giáo. Lớp giáo lý chỉ đơn giản là một lớp học bắt buộc, nơi các em (yêu cầu phải tham dự) đọc các bản văn theo yêu cầu để đạt được các mục tiêu học thuật cần có.

     

    Nếu chúng ta muốn xây dựng các chương trình giáo lý hoàn chỉnh, hãy khôn ngoan khi tập trung vào những mong muốn của các em cũng như vào các giáo thuyết nền tảng cần thiết trong đức tin. Hãy nói chuyện với từng em một. Làm cho chúng trở thành môn đệ. Tìm hiểu điều gì đang bùng cháy trong tâm hồn chúng và giúp hướng dẫn các em đến điều mà Thiên Chúa mời gọi chúng trở thành. Một khi đã phân định được, chúng sẽ có động lực và không gì ngăn cản được chúng.

     

    Cho phép những em đã thêm sức mở ra con đường riêng

    Nếu giáo xứ của bạn giống của tôi, một khi một thanh thiếu niên nam hay nữ được thêm sức, họ hiếm khi tham dự vào bất cứ điều gì khác mà Giáo hội đề nghị. Trong thực tế, đôi khi họ còn trốn tránh hoàn toàn và cùng nhau bỏ đạo.

     

    Điều này không thể xảy ra được.

    Nó giống như một người lính hoàn thành khóa huấn luyện chỉ để rời khỏi quân ngũ trước khi bước vào cuộc chiến mà anh ta được huấn luyện.

     

    Cần có một chương trình hậu-Thêm sức, tập trung vào những khả năng của người vừa lãnh bí tích này để giúp phục vụ cộng đoàn mà họ đang sống. Chương trình này nên dựa trên 14 mối thương người, và cho phép những thành viên trẻ này của Giáo hội gặt hái những ơn ích thiêng liêng để sống đức ái hoàn hảo.

     

    Cứ cho là vậy, nhưng chúng ta hiện có các chương trình ở hầu hết các giáo xứ mà những người mới thêm sức có thể tham gia – như đọc sách trong Thánh lễ, thừa tác viên ngoại thường của Bí tích Thánh Thể, người hướng dẫn, ca viên, phục vụ phòng thánh, giúp lễ, giới trẻ, giúp nhà trẻ, v.v..

     

    Nhưng có thể có nhiều hơn nữa.

    Không phải bạn trẻ nào cũng bị thu hút bởi những việc đó. Một số được lôi cuốn vào công việc truyền giáo, số khác vào lối sống một mình. Trong khi đó, có người được lôi cuốn vào lối sống chiêm niệm và nghiên cứu chuyên sâu hơn về đức tin. Thậm chí có một số bạn trẻ táo bạo tham gia vào việc phát triển quỹ hỗ trợ!

     

    Chúng ta cần vượt ra khỏi các cơ hội phục vụ “thông thường” nơi giáo xứ và để cho những người mới thêm sức cho chúng ta biết họ muốn làm gì với tất cả những gì mà Thiên Chúa đã ban. Rất hy vọng rằng bí tích Thêm sức sẽ không còn được xem như ngày “tốt nghiệp” lớp giáo lý, mà là bước đầu để đi vào thế giới thực nơi “lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít” (Mt 9,37).

     

    Như bạn có thể thấy, còn rất nhiều việc phải làm trên mặt trận giáo lý. Nếu bạn là một giáo lý viên, hoặc nếu bạn biết ai đó là giáo lý viên, hãy đưa năm đề xuất này đến Trưởng Ban Giáo lý và quyết định cách bạn có thể đem hệ thống hiện tại của mình tích hợp với năm đề xuất này để tạo ra một chương trình mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

    Nhóm Sao Biển 
    Chuyển ngữ từ Catholicexchange.com
    Nguồn: stellamaris.edu.vn (16.06.2022)