24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - CHA VƯƠNG - PHÁN XET CHUNG LÀ GÌ?

  •  
    phung phung
     

    Sự xét xử cuối cùng (phán xét chung) là gì?

     Xin Chúa chúc lành và đổ tràn muôn ơn lành xuống trên bạn và gia đình hôm nay nhé.

     

    Cha Vương

     Thứ 3: 25/10/2022

    GIÁO LÝ: Sự xét xử cuối cùng (phán xét chung) là gì? Phán xét cuối cùng sẽ diễn ra vào lúc tận thế, lúc Chúa Kitô đến lần thứ hai. "Mọi kẻ ở trong mồ sẽ nghe tiếng Người và bước ra. Những kẻ đã làm việc lành, sẽ sống lại để hưởng Sự Sống đời đời. Những kẻ đã làm ác, sẽ sống lại để chịu phán xét"—Ga 5:29. (YouCat, số 163)

     SUY NIỆM: – Khi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang, Người sẽ tỏa sáng trên ta; chân lý sẽ xuất hiện sáng trưng: Tư tưởng, hành động, mối quan hệ giữa ta với Thiên Chúa, với người khác, sẽ được phơi bày ra ánh sáng.

    Lúc đó ta sẽ biết rõ ý nghĩa cuối cùng của cuộc sáng tạo trời đất muôn vật, và hiểu rõ những phương thế tuyệt vời Thiên Chúa đã dùng để cứu ta. Sau hết lúc đó ta sẽ trả lời được câu hỏi hằng được lập đi lập lại rằng: quả thực Thiên Chúa là toàn năng thế mà sao sự dữ lại có sức mạnh quá lẽ như vậy? Phán xét chung thực sự là phán xét cuối cùng đối với ta. Chính lúc này sẽ định đoạt cho ta hoặc sẽ sống lại để sống vĩnh hằng hoặc phải lìa xa Chúa muôn đời. Đối với những ai đã chọn sự sống, Thiên Chúa sẽ lại dẫn đưa họ như Đấng tạo hóa: trong “một thân xác mới” (2 Cr 5,1), họ sẽ sống muôn đời trong vinh quang của Chúa và ca tụng Người với cả xác hồn. (YouCat, số 163 t.t.)

     

     LẮNG NGHE LỜI CHÚA: Khi con người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê... Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời. Mt 25:31-32,46

     

     CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, sống trước một thế giới sa đọa và tội lỗi ngày nay, xin cho con biết lo lắng cho số phận đời đời của con và của những người sống chung quanh con nữa bằng cách khuyến khích và giúp đỡ nhau sống trong tình yêu và ân sủng của Chúa để chuẩn bị cho ngày ra trước tòa Thiên Chúa.

     

     THỰC HÀNH: Tự trả lời cầu hỏi sau đây: Bạn đã và đang chuẩn bị gì cho sự sống đời đời của mình vậy?

    From:Do Dzung

     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - SAO CÓ HỎA NGỤC?

  •  
    phung phung

    Nếu Thiên Chúa là Tình yêu thì sao lại có Hỏa ngục?

    Thứ Sáu rồi bạn ơi! Tạ ơn Chúa! Một cuối tuần hạnh phúc và ấm áp bên Chúa và những người thân yêu nhé.

    Cha Vương

    Thứ 6: 21/10/2022

    GIÁO LÝ: Nếu Thiên Chúa là Tình yêu thì sao lại có Hỏa ngục? Không phải Thiên Chúa kết án con người vào hỏa ngục mà chính con người là kẻ tự kết án mình khi gạt bỏ tình yêu thương xót của Thiên Chúa. Họ tự tước mất cuộc sống vĩnh cửu khi chính họ tự ý loại mình ra khỏi sự thông hiệp với Thiên Chúa. (YouCat, số 162)

    SUY NIỆM: Thiên Chúa ước ao sống hiệp thông ngay cả với tội nhân cuối cùng. Người muốn mọi người ăn năn trở lại và được cứu rỗi. Nhưng Thiên Chúa đã dựng nên con người được tự do, và Người tôn trọng quyết định của họ. Chính Thiên Chúa không thể ép buộc ai yêu mến. Thiên Chúa không kết án con người. Thiên Chúa là tình yêu phải chịu đầu hàng “những ai chọn hỏa ngục hơn là Thiên đàng”. 

    (YouCat, số 162 t.t.)

    LẮNG NGHE LỜI CHÚA:

     Thiên Chúa không chậm trễ thực hiện lời hứa, như có kẻ cho là Người chậm trễ. Kỳ thực, Người kiên nhẫn đối với anh em, vì Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải. (2 Pr 3:9)

     Thiên Chúa nhân lành vô cùng sẽ không bao giờ loại bỏ

     những ai không muốn loại bỏ Người. (Thánh Phanxicô Salêdiô)

     

    LẮNG NGHE LỜI CHÚA: Thiên Chúa muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý. (1Tm 2, 4)

    CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, Chúa là Tình Yêu mà lòng con luôn khát khao, xin giúp con biết tránh xa những dịp tội hôm nay để khỏi bị xa lìa Chúa bao giờ.

    THỰC HÀNH: Tập đưa câu này vào sau mỗi chục Kinh Mân Côi: Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con cho khỏi Hỏa Ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến Lòng Chúa Thương Xót hơn”.

    From: Đỗ Dzũng

     

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM NGÔ TÔN HUẤN

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     


     

    Tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội nào?


     
    Hỏi: Nhân lễ Chúa Hiện Xuống, Xin cha giải thích rõ tại sao tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì không được tha thứ?

    holyspirit.jpg

     

    Trả lời

    Trong Tin Mừng Thánh Maccô, Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật anh  em: mọi tội của con cái loài người, kể cả tội nói phạm thượng, và nói phạm thượng nhiều đến mấy đi nữa, thì cũng còn được tha. Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời.” (Mc 3,28-29)

    Chúa đã nói các lời trên với các môn đệ, sau khi các kinh sư Do Thái nói rằng : “ Người ( Chúa Giêsu) bị quỷ vương Belzebul ám và Người đã dựa vào thế quỷ vương mà trừ quỷ.” ( Mt 3;22)

     Chúng ta phải hiểu thế nào về lời  dạy trên đây của Chúa Giêsu?

    Trước hết, chúng ta cần nhớ là những lời Chúa Giêsu đã nói với các Tồng Đồ về Chúa Thánh Thần như sau: Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh  em; nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh  em. Khi Người đến, Người  sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và về việc xét xử. (Ga 16: 7-8) 

    Đấng Bảo Trợ (the Paraclete) mà Chúa Giêsu nói đây chính là Chúa Thánh Thần. Ngài là Thần Chân Lý (the Spirit of Truth) là Thần Khí của Thiên Chúa (the Spirit of God) là Đấng  được sai đến để “dẫn anh  em tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16, 13) một sự thật hay chân lý mà các Tông Đồ không  thể hiểu thấu nếu không có ơn soi sáng  trợ giúp của Thần Khí Chúa là Chúa Thánh Thần, tức Ngôi Ba Thiên Chúa.

    Vì thế, sau khi sống lại từ cõi chết, Chúa Giêsu đã hiện ra với  các Tông Đồ, thở hơi vào các ông và nói: “Anh  em hãy nhận lấy Thánh Thần.” (Ga 20: 22). Chúa ban Thánh Thần cho các Môn đệ để giúp họ thấu hiểu những điều Người đã dạy bảo họ trong 3 năm sống chung và đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, trước khi Người thọ nạn thập giá , chết, sống lại và lên Trời.

    Khi lãnh nhận bí tich rửa tội, qua việc xức dầu thánh, chúng ta đã lãnh nhận một phần ơn Chúa Thánh Thần. Với  bí tích Thêm Sức, ta được ban đầy đủ ơn của Chúa Thánh Thần, như ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết,  lòng mến, sức mạnh… để kiện toàn ơn tái sinh của phép rửa và để “cho ta có sức mạnh đặc biệt hầu loan truyền và bảo vệ đức tin bằng lời nói và việc làm với  tư cách là những  nhân chứng đích thực của Chúa Kitô, nghĩa là để  tuyên xưng danh Chúa một cách can trường  và không bao giờ hổ thẹn về Thập Giá của Người.” (Sách Giáo Lý Công Giáo (SGLGHCG), số 2044)

    Như thế, thật cần thiết biết bao cho ta được lãnh nhận những ơn quí báu của Chúa Thánh Thần để sống đức tin mạnh mẽ, đức cậy vững vàng và đức mến nồng  nàn hầu trở nên nhân chứng  đích thực và sống động  của Chúa Kitô trong trần thế này.

    Thật vậy,  Giáo Hội không thể lớn lên trong sự thánh thiện và khôn ngoan, cũng như không thể chu toàn được sứ mệnh mà Chúa Kitô đã  trao phó trước khi Chúa về trời,  nếu không có sự phù giúp vô cùng  hữu hiệu của Chúa Thánh Thần.Vì thế, Giáo Hội luôn cầu xin ơn Thánh Linh trước khi làm bất cứ việc lớn nhỏ nào. Và phong trào, đoàn thể  nào có mục đích xin ơn Chúa Thánh Thần để canh tân đời sống thiêng liêng, thêm yêu mến Chúa Kitô và ơn cứu độ của Người thì đều được Giáo Hội khuyến khích, nâng đỡ.

    Tuy nhiên, ai mượn danh Chúa Thánh Linh để làm trò “ảo thuật” như đặt tay và xô cho người ta té ngã và nói ú ớ những gì không ai hiểu được thì đó chắc chắn không phải là ơn của Chúa Thánh Thần.Ai tiếp tục làm trò này cần chấm dứt để không mê hoặc giáo dân về ơn Chúa Thánh Thần. Không có giáo lý, tín lý nào dạy rằng Chúa Thánh Thần đến với ai thì người đó phải bị “té ngã” và miệng nói lảm nhảm những gì không ai hiểu được, kể cả người được té ngã đó.

    Ơn của Chúa Thánh Thần phải là lòng sốt mến, để thêm yêu mến Thiên Chúa hơn, lòng can đảm để làm chứng tá cho Chúa Kitô trước mặt người đời, và sức manh để chiến thắng ma quỷ và những gương xấu của thế gian. Hoa trái của ơn Thánh Linh phải là sự bình an, vui sướng  nội tâm,  lòng sốt mến, yêu mến và kính sợ Chúa hơn cũng như  thêm chê ghét tội lỗi và mọi sự dữ trong trần gian này.

    Chính nhờ ơn Chúa Thánh Thần mà người tín hữu chúng ta được lớn lên  mạnh mẽ trong đức tin, được hiểu rõ hơn về những chân lý mà  Chúa Giêsu đã giảng dạy.và được ý thức đầy đủ về nguy hại của tội lỗi, là cản trở duy  nhất cho ta sống tình thân với Chúa và có hy vọng được cứu rỗi. Lại nữa, cũng nhờ Chúa Thánh Linh mà ta  được thúc dục tin tưởng vào lòng thương xót, tha thứ của Thiên Chúa, được an ủi khi gặp gian nan thử thách và nhất là được tăng thêm  lòng yêu mến  Chúa trên hết mọi sự phù phiếm ở trần gian này

    . Đó  là đại cương những việc Chúa Thánh Thần đã và đang làm trong tâm hồn mọi tín hữu Chúa Kitô và trong Giáo Hội của Chúa từ thời sơ khai cho đến ngày nay và còn mãi mãi về sau cho đến ngày  hết thời gian.

    Tóm lại Giáo Hội nói chung và người tín hữu chúng ta nói riêng, đều rất cần ơn Chúa Thánh Linh để  sống và tuyên xưng đức tin và mời gọi thêm nhiều người khác nhận biết và tin Chúa Kitô, là Đấng duy nhất cứu chuộc loài người qua Hy Tế thập giá.

     
    *** Như vậy,  tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội mang nội dụng sau đây:

    Hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa là Cha nhân lành giầu lòng xót thương và tha thứ.

    - Từ khước ơn cứu chuộc của Chúa Kitô.

    - Phủ nhận Chân Lý mà Thần Khí Chúa đã mặc khải cho con người.

    - Không còn nhìn nhận tội lổi đã phạm để xin  được tha thứ.

    Tội nào cũng có thể được tha thứ nếu người ta còn tin tưởng vào lòng xót thương của Thiên Chúa. Vậy, nếu  nhờ Thần Khí Chúa mà ta nhận biết Người  là Cha nhân lành để chậy đến xin tha thứ mọi lỗi phạm vì yếu đuối,  vì lầm lạc, thì điều kiện để được tha thứ là phải nhìn nhận  tội lỗi của mình và còn  tin tưởng nơi  lòng thương xót, thứ tha của Chúa.

    Ngược lại,  nếu chối từ Thiên Chúa, thất vọng hoàn toàn về tình thương tha thứ của Người cũng như  không còn tin  và yêu mến Người  nữa,   là xúc  phạm nặng nề  đến chính Chúa Thánh Thần là Đấng đã giúp  ta nhận biết Thiên Chúa là Cha nhân hậu, nhận biết công trình cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô, cũng như giúp ta nhìn  nhận  tội lỗi đã phạm.. Chúa Thánh Thần  cũng là Đấng  đã nung  lửa yêu mến Thiên Chúa trong lòng mọi tín hữu.  Do dó, xúc phạm đến  Chúa Thánh Thần là bác  bỏ mọi công việc Người  đã làm trong linh hồn  mỗi người  chúng ta và trong Giáo Hội của Chúa Kitô.

    Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã dạy: Ai nói phạm đến Con Người (tức Chúa Giêsu) thì được tha, nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần sẽ chẳng được tha, cả đời này lẫn đời sau.” (Mt 12: 32)

    Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II, nay là Thánh, , trong Tông Thư   “Dominum et Vivificantem” cũng nói  như sau về tội phạm đến Chúa Thánh Thần:

     “Tội phạm đến Chúa Thánh Thần không phải chỉ đơn thuần xúc phạm đến Người bằng lời nói  mà hệ tại sự chối từ nhận lãnh ơn cứu chuộc mà Thiên Chúa ban cho con người qua Chúa Thánh Thần hoạt động qua quyền lực của Cây Thập Giá.” (.ibid. no.46.3)

    ***

    Tóm lại, tội phạm đến Chúa Thánh Thần không thể tha thứ được vì kẻ xúc phạm đã hoàn toàn khước từ Thiên Chúa và tình thương tha thứ của Người.

    Nếu  đã hoàn toàn thất vọng  và không còn tin Chúa để chậy đến xin Người tha thứ tội lỗi thì làm sao thứ tha được nữa?

    Ước mong những giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi đắt ra.

    LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - NGƯỜI LÀNH- NGƯỜI KHUYẾT TẬT?

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


    TẠI SAO CHÚA ĐỂ XẢY RA TÌNH TRẠNG
    CÓ NGƯỜI LÀNH MẠNH LẠI CÓ NGƯỜI BỊ KHUYẾT TẬT?

    Một vị tổng giám mục ở Kentucky vẫn nhớ như in câu chuyện một cô bé 6 tuổi hỏi ngài “Tại sao em con chào đời với chứng tự kỷ?”
    Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz, người lãnh đạo tổng giáo phận Louisville, gần đây đã chia sẻ câu trả lời của mình với EWTN News In Depth.
    “Tôi nói, ‘Chà, con biết khi nào con và cha lên thiên đường, và cha hy vọng cả hai chúng ta sẽ làm được điều đó, chúng ta sẽ có rất nhiều câu để hỏi’,” Đức Tổng Giám Mục cho biết như trên hôm 24 tháng 9.
    Vị tổng giám mục nói rằng ngài đã hỏi cô gái rằng cô có thương em mình không; cô ấy nói có. Khi ấy, ngài nói thêm, “Một điều mà chúng ta biết rằng chúng ta không cần phải hỏi là con và cha sẽ được thay đổi vì tình yêu mà chúng ta dành cho anh chị em của mình.”
    Ngài nhấn mạnh: “Đó là món quà mà con có thể bắt đầu nói 'cảm ơn' với Chúa”.
    Đức Tổng Giám Mục nói từ kinh nghiệm cá nhân. Anh trai của ngài, George, sống với hội chứng Down. Đó cũng là lý do chính tại sao Đức Tổng Giám Mục phục vụ với tư cách là người điều hành Hiệp hội Đối tác Công Giáo Quốc gia về Người khuyết tật ngày nay.
    Đức Tổng Giám Mục Kurtz nói: “Tôi không thể tưởng tượng được có hai anh em nào lại hòa thuận với nhau hơn hai anh em chúng tôi. Một trong những điều tôi học được, như tôi đã nói trước đây, là 'cuộc sống không phải là một vấn đề cần giải quyết mà là một bí ẩn được sống',” ngài nói thêm, trích dẫn lời nhà triết học Đan Mạch Søren Kierkegaard sống ở thế kỷ 19.
    Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng những người dành thời gian cho người khuyết tật sẽ nhận được nhiều hơn những gì họ cho đi.
    Ngài kết luận: “Thực tế là khi chúng ta dành thời gian ở lại với một ai đó, và đặc biệt là với một ai đó chúng ta phải lao động giúp họ vì khuyết tật của họ, thì người đó có rất nhiều điều để dạy chúng ta”.
    Giáo hội đánh giá cao vẻ đẹp của mỗi con người.
    “Nền tảng giáo huấn của Giáo hội chúng ta rất đơn giản và đó là phẩm giá cao cả của mỗi người. Chúng ta không đánh giá mọi người bằng số tiền họ có hay công việc chính xác của họ là gì, và vì vậy cho dù một người có phải sống với khuyết tật hay không, thì người đó vẫn tuyệt vời trong mắt Chúa và vì vậy chúng ta coi mỗi người đều là quý giá”.
    Người khuyết tật thuộc Giáo Hội Công Giáo cũng giống như những người khác. Đức Tổng Giám Mục chỉ ra Tuyên bố Mục vụ năm 1978 của các Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ về Người khuyết tật. Năm 2018, các giám mục tái khẳng định tuyên bố kêu gọi Giáo hội chào đón và bao gồm những người khuyết tật.
    Thay đổi lớn nhất đến vào năm 2018, đó là khi “chúng ta bắt đầu ngừng nói về khuyết tật như một vấn đề, nhưng nhấn mạnh rằng con người là một ân sủng”.
    Ngài giải thích: “Thực tế là người đó lãnh nhận các bí tích không chỉ tốt cho đời sống thiêng liêng, sức khỏe và linh hồn bất tử của người đó, mà còn tốt cho thân thể của Giáo hội, thân thể của Chúa Kitô”.
    “Và do đó, sự nhấn mạnh rất nhiều trong tài liệu mới là về sự thuộc về - không chỉ bao gồm những người bị loại trừ - nhưng thực sự là mỗi người trong chúng ta đều thấy rằng tất cả chúng ta đều có một ước muốn sâu sắc là thuộc về Chúa Kitô và thuộc về nhau, về một gia đình của đức tin”.
    “Chúng ta hãy can đảm nhìn khuyết tật một cách nhẹ nhàng hơn,” chứ đừng xem đó như một tai họa.
    (vietcatholic 0
     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM VƯƠNG

  •  
    phung phung
     
     

     Luyện ngục là gì?

    Chúc bạn một ngày an lành và bình an trong ơn nghĩa của Chúa nhé. Chúa thương bạn nhiều lắm đó.

    Cha Vương

     https://youtu.be/gQ00ov6PoRo 

    Thứ 6: 14/10/2022

    GIÁO LÝ: Luyện ngục là gì? Luyên ngục thường được coi là một nơi, nhưng đúng ra là một tình trạng của những người chết trong ơn nghĩa Chúa, đã được cứu độ, nhưng còn cần thanh luyện trước khi họ có thể được xem thấy Thiên Chúa mặt đối mặt. Đó chính là luyện ngục. (YouCat, số 159)

     SUY NIỆM: Khi thánh Phêrô chối Chúa Giêsu, Người quay lại và nhìn ông: “Và Phêrô đi ra khóc lóc một cách cay đắng”, việc thánh Phêrô bày tỏ một tình cảm ăn năn như thế có thể có ở luyện ngục.

    Một luyện ngục như thế chắc sẽ chờ đợi đa số chúng ta lúc chúng ta chết: Chúa nhìn ta với cái nhìn yêu thương, và ta cảm thấy một tình cảm hổ thẹn cháy bỏng và một hối hận đớn đau đối với việc ta đã làm điều ác hoặc đã có những hành động chỉ “ thiếu” có tình yêu thôi.

    Chỉ sau khi chịu đau khổ để thanh luyện như vậy ta mới có thể gặp được cái nhìn yêu thương trong niềm vui vĩnh hằng mà không gì làm xáo trộn được. (YouCat, số 159 t.t.)

      Vì thế ông Giuđa Macabê đã làm việc đền tội cho người đã chết, để họ được tha thứ tội lỗi. (2 Mcb 12:45)

     **LẮNG NGHE LỜI CHÚA: Những công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng. Thật thế, Ngày của Thiên Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người. (1 Cr 3:13)

     CẦU NGUYỆN: Lạy Chúa, nhìn lại cuộc đời có những lần con cảm thấy hổ thẹn và hối hận vì những hành động thiếu bác ái, thiếu yêu thương, xin Chúa giúp con biết hoán cải và canh tân đời sống để khỏi bị đau khổ đời đời.

     THỰC HÀNH: Có bao giờ bạn ăn năn khóc lóc cay đắng như Phêrô chưa? Bạn đang làm gì cho chính mình để khỏi bị thanh luyện trong luyện ngục? Hãy quyết tâm làm một thay đổi để sống trong ơn nghĩa của Chúa mỗi ngày nhé.