24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM CẨN CHUYỂN XỨ?


  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


    VÌ SAO LINH MỤC CẦN PHẢI CHUYỂN XỨ ?
     
    (Nhiều người tỏ thái độ hững hờ, buồn hoặc vui trước thông tin thuyên chuyển và bổ nhiệm LM lần này của Giáo Phận. Bài viết này sẽ mở ra cái nhìn mới hơn.)
     
    Nhiều người không hiểu cứ nghĩ rằng, 1 Linh mục nào bị chuyển xứ, là do vị Linh mục đó có lỗi rất nặng nên bị Đức Giám mục phạt, thuyên chuyển đi nơi khác. Rồi người ha hả, kẻ khóc hu hu. Điều đó chỉ đúng ở 1 số trường hợp.
    Còn chuyển xứ là chuyện rất đỗi bình thường trong đời sống Giáo hội. Giáo hội luôn luôn chuyển mình, tươi trẻ và mới mẻ.
    Thường thì các Linh mục cứ 5 năm cần phải chuyển xứ 1 lần.
    Tại sao các Linh mục cần phải chuyển xứ?
    Để hiểu được vấn đề một cách thấu đáo, chúng ta hãy cùng nhau đọc kỹ và ngẫm sâu 3 câu chuyện sau đây:
     
    CÂU CHUYỆN SỐ 1:
    Một cha xứ kia đang coi sóc một giáo xứ lớn ở vùng quê. Tuy giáo xứ đó rất nề nếp đạo đức nhưng lại rất nghèo. Trong thời gian coi xứ, thì Ngài đã kêu gọi cộng đoàn dân Chúa quyết tâm xây dựng 1 ngôi thánh đường nguy nga lộng lẫy.
    Ngài cùng Ban hành giáo vào Nam ra Bắc để kêu gọi ân nhân đống góp cho công trình thế kỷ. Công trình đã tiến hành được gần 5 năm, và chỉ còn 1 tháng nữa là sẽ hoàn thành và ngày khánh thành đã được định liệu.
    Nhưng đùng một cái, Đức Giám mục giáo phận đã quyết định thuyên chuyển vị Linh mục đó đi xứ khác. Và việc thuyên chuyển sẽ thực hiện ngay trong tuần tới.
    Vị Linh mục tuy mặt đượm buồn, nhưng vẫn vui vẻ xin vâng với Bài sai của Đức Cha Giáo phận.
    Còn cộng đoàn giáo xứ thì thất vọng vô cùng. Họ đông đảo kéo lên khiếu nại với Đức Cha rằng:
    Thưa Đức Cha, tại sao giáo xứ chúng con đang yên ổn, nề nếp, mọi sự đều tốt đẹp và chúng con đang bận rộn xây dựng công trình dở dang mà không để cha xứ ở lại? Hoặc nếu có chuyển, thì để cha ở lại cho đến khi khánh thành nhà thờ mới rồi đi đâu thì đi?
    Đức Cha trả lời: Vậy tôi hỏi các ông bà nhé. Như các ông bà biết, tôi còn rất trẻ, lại đang coi sóc giáo phận rất quan trọng và bận rộn, nhưng nếu ngay bây giờ Chúa gọi tôi về đời sau, thì tôi có chối được không?
    Hoặc nếu Chúa gọi các ông các bà về với Ngài ngay lúc này, rồi các ông các bà nói với Chúa rằng, con còn bận việc này quan trọng, việc kia dở dang, rồi có từ chối Chúa được không?
    Chúng ta là con cái Chúa, chúng ta phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng. Cứ Chúa gọi là ta lên đường. Chúa sai ta đi đâu, ta vui vẻ đi đấy. Ta không có quyền do dự, không có quyền tính toán.
    Đừng quá lo lắng gì cả. Việc của Chúa, cứ để Chúa lo. Chúa định, rồi Chúa sẽ liệu cho mọi sự trở nên tốt đẹp.
    Các Linh mục là những người luôn vâng lời theo tiếng Chúa gọi mọi lúc, mọi nơi, mọi thời, mọi hoàn cảnh.
    Các Ngài được xức dầu tấn phong để đem Tin Mừng cho người nghèo khó.
    Trước khi thụ phong, các ngài đã thề hứa trước cộng đoàn dân Chúa luôn tôn kính và vâng phục vô điều kiện Đức giám mục thay quyền Chúa ở trần gian.
    Tại Sao Các Linh Mục Cần Phải Chuyển Xứ ?
     
    CÂU CHUYỆN SỐ 2:
    Một Linh mục kia còn rất trẻ, Ngài đang coi sóc 1 giáo xứ giàu có ở vùng thành phố. Ngài có đầy đủ tiện nghi vật chất, nào nhà cao cửa rộng, nào là máy vi tính tân thời, nào laptop xịn, nào ô tô đẹp, nào tủ lạnh đời mới, nào điện thoại thông minh.
    Cuộc sống đang êm đềm yên ổn.
    Đùng 1 cái, Đức Cha giáo phận quyết định thuyên chuyển Ngài đến 1 giáo xứ vùng núi xa xôi hẻo lánh, không điện, không tiện nghi, không internet…
    Ngài mặt mũi buồn bã, tâm trí thẫn thờ lên gặp Đức Cha xin cho đi 1 giáo xứ khác của vùng thành phố, vì Ngài có nhiều thứ quá, mà vào vùng đó lại không sử dụng được.
    Nhưng Đức Cha không đồng ý, Ngài bảo Cha cứ đi. Ngài giải thích rằng, những thứ vật chất đó chỉ là phương tiện để rao giảng Tin Mừng thôi. Mà đã là phương tiện thì có cũng tốt, mà không có cũng chẳng sao. Điều quan trọng nhất để rao giảng là có Chúa trong mình, có Chúa thì cái gì rồi cũng có.
    Cha đó đã buộc phải vâng lời, nhưng trong lòng vẫn ấm ức.
    Nhưng khi Ngài đến ở giáo xứ mới 1 thời gian, thì Ngài đã ngộ ra rằng, bấy lâu nay Ngài đã quá bám víu vào vật chất và của cải thế gian, nên Chúa đã không thực sự ở trong Ngài. Ngài đã quên mất sứ vụ đích thực của mình.
    Rồi sau đó Ngài siêng năng cầu nguyện, phó thác mọi sự cho Chúa. Và Ngài đã phục sinh. Ngài đã thay đổi 180 độ thành con người tốt lành, tín thác, cậy trông, khiêm nhường, thánh thiện. Và quan trọng nhất là tâm hồn Ngài lại tràn đầy niềm vui, hạnh phúc viên mãn và Ngài lại hăng say hăm hở thao thức với sứ vụ như thuở ban đầu, thuở còn son.
    Không điện, không tiện nghi, không Internet, thì lại có Chúa.
    Có điện, có tiện nghi, có Internet, lại không có Chúa.
    Vậy cái nào hơn???
    Vài tháng sau về tĩnh tâm, Linh mục đó đã đến cám ơn và tâm phục khẩu phục Đức Cha về sự sắp xếp sáng suốt của Ngài.
    Những Linh mục do dự không muốn chuyển xứ, thường là những Linh mục không thực sự có Chúa trong mình và là những Linh mục đặt nặng vật chất và của cải thế gian.
    Khi con người ta sở hữu Chúa trong tâm hồn, thì những thứ vật chất lại trở nên không còn quan trọng và rất đỗi tầm thường.
    Khi con người ta có Chúa trong mình, thì người ta sẽ không còn quá coi trọng và bám víu vào danh dự và của cải thế gian nữa.
     
    CÂU CHUYỆN SỐ 3:
    Một giáo xứ kia có vị Linh mục xứ rất tốt lành thánh thiện, rất tài đức và khôn ngoan.
    Ngài giảng rất đã tai mọi người. Ai nấy đều trầm trồ khen ngợi và thán phục.
    Một ngày kia, Đức Cha giáo phận đã thuyên chuyển vị Linh mục đó đi xứ khác.
    Giáo dân biết tin rất buồn bã và đau khổ. Họ đã kéo nhau đông đảo lên gặp Đức Giám mục và phàn nàn tại sao Ngài để linh mục đó ra đi.
    Họ còn nói thêm để gây áp lực là nếu Đức cha không để linh mục đó ở lại, thì họ sẽ không thèm đi lễ và xây dựng Giáo xứ nữa. Họ chẳng còn tâm trí đâu mà đọc kinh cầu nguyện nữa.
    Sau 1 hồi Đức Giám mục giải thích rất êm ái nhẹ nhàng là Linh mục đó chuyển đi vì lợi ích của Giáo phận. Nhưng họ vẫn không chịu nghe.
    Đức cha liền hỏi 1 câu: Vậy bà con theo Chúa hay theo cha? Nếu theo Chúa thì cha nào chả được? Tôi sẽ bổ nhiệm 1 linh mục phù hợp với Giáo xứ của bà con.
    Còn nếu theo cha, thì tôi sẵn sàng đóng cửa nhà thờ và không cần ông bà anh chị em đi lễ nữa. Vì bà con không theo đạo vì Chúa mà vì cha.
    Bấy giờ họ mới hiểu ra và vâng lời Đức giám mục để cha xứ ra đi.
     
    Chúng ta đừng chiều theo tình cảm tự nhiên. Mà hãy chiều theo tình cảm siêu nhiên.
    MỖI NGƯỜI CHÚA BAN CHO CÁC ƠN LÀNH KHÁC NHAU.
    MỖI LINH MỤC CHÚA BAN CHO TÀI NĂNG KHÁC NHAU.
    Giáo hội ngày càng phát triển và biến đổi.
    Việc luân phiên chuyển xứ giúp các Linh mục luôn tỉnh thức, sẵn sàng, luôn sống tinh thần xin vâng, khó nghèo, luôn nhìn lại mình, sám hối, canh tân, luôn sống phó thác, cậy trông, bám chặt vào Chúa…
    Một linh mục ở 1 giáo xứ quá lâu, thì sẽ không tốt cho chính vị Linh mục và giáo xứ đó. Vì rất có thể linh mục đó sẽ trở nên kiêu ngạo và sai lầm.
    Hơn nữa, giáo dân sẽ không có món ăn lạ và luồng gió mới.
    Cha xứ thì nhất thời, giáo dân mới vạn đại.
    Nhiều người trong chúng ta cũng rất buồn vì Linh mục xứ tốt lành của mình ra đi. Nhưng mình cần linh mục đó 1, thì nơi khác cần linh mục đó 10. Nơi khác cũng là con của Chúa. Họ cũng là anh em của ta. Nên lọt sàng xuống nia. Anh em mình chứ ai? Đi đâu mà thiệt?
    Đã đến lúc đức tin của chúng ta cần trưởng thành. Chúng ta đừng quá dựa dẫm vào bất kỳ linh mục nào.
    Linh mục chỉ là người hướng dẫn ta gặp gỡ Thiên Chúa. Tâm hồn ta phải mở thật rộng ra thì ta mới gặp được Ngài.
    Hơn nữa, đời sống đạo của ta muốn trưởng thành, ta cần tự bản thân tìm hiểu và không nên dựa vào bất cứ ai kể cả là Linh mục đạo đức thánh thiện.
    Nếu ta đi lễ chỉ vì Linh mục giảng hay cho đã tai, mà những lời giảng đó không có sức mạnh biến đổi tâm hồn và đời sống của ta nên tốt lành hơn, thì sẽ trở nên hết sức vô nghĩa. Vị linh mục đó chỉ mang lại cho ta niềm vui giải trí rồi ta trầm trồ khen ngợi như một bộ phim hay mà thôi.
    Linh mục giảng đã tai chưa chắc đã nói lên chân lý. Linh mục giảng đã tai rất có thể chỉ như chuyện vui cười.
     
    VỊ LINH MỤC GIẢNG HAY NHẤT KHÔNG PHẢI LÀ 1 NHÀ HÙNG BIỆN TÀI NĂNG. MÀ VỊ LINH MỤC GIẢNG HAY NHẤT LÀ VỊ LINH MỤC CÓ LỜI GIẢNG LÀM BIẾN ĐỔI TÂM HỒN CON NGƯỜI. NGHĨA LÀ TỪ KẺ BẤT LƯƠNG TỘI LỖI TRỞ THÀNH NGƯỜI BỎ ĐÀNG TỘI LỖI HỐI CẢI ĐỂ SỐNG TỐT LÀNH THÁNH THIỆN HƠN.
     
    VỊ LINH MỤC GIẢNG HAY NHẤT KHÔNG PHẢI VỊ LINH MỤC VUỐT VE, TÂNG BỐC ĐỂ LẤY LÒNG GIÁO DÂN BẰNG CÂU TỪ MỸ MIỀU ÊM ÁI. MÀ VỊ LINH MỤC ĐÓ DÁM CHÂN THÀNH THẲNG THẮN CHỈ MẶT ĐẶT TÊN, ĐIỂM MẶT CHỈ TÊN SAI LẦM CỦA GIÁO DÂN ĐỂ HỌ SỬA CHỮA HẦU ĐẸP LÒNG CHÚA.
     
    VỊ LINH MỤC TỐT LÀ VỊ LINH MỤC DÁM CAN ĐẢM LÀM ĐẸP LÒNG CHÚA HƠN ĐẸP LÒNG GIÁO DÂN.
    VỊ LINH MỤC TỐT LÀ VỊ LINH MỤC DÁM NÓI LỜI CHÂN LÝ DÙ BỊ CHỐNG ĐỐI.
     
    Vị Linh mục đích thực và có Chúa trong mình thì luôn sẵn sàng vâng lời vô điều kiện Đức giám mục đi bất kỳ giáo xứ nào, bất cứ thời gian nào, kể cả vùng xâu vùng xa, kể cả là giáo xứ nghèo nàn lạc hậu, vùng ven hẻo lánh, vì linh mục đó xác tín rằng Chúa ở khắp mọi nơi. Mình đi đâu thì đã có Chúa đi đó. Giáo xứ nào cũng được, vùng nào cũng chơi. Xá gì?
    Cha xứ dù có tài giỏi đến đâu đi nữa, thì cũng không phải chỉ do bản thân cha xứ đó, mà tất cả là do hồng ân của Chúa.
     
    Các Linh mục cần luôn ghi khắc trong tim Lời Tuyên Hứa Khi Chịu Chức Linh Mục:
    Đức Giám Mục: Con thân mến, trước mặt Chúa và cộng đoàn dân Chúa, con hãy suy nghĩ thật kỹ, rồi trả lời quyết tâm của con.
    Con có muốn luôn chu toàn nhiệm vụ của con là cộng tác viên trung tín của hàng Giám mục trong việc chăn dắt đoàn chiên Chúa, theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần không?
    Tiến chức: Thưa con muốn.
    ĐGM: Con có muốn sốt sắng và trung thành cử hành các mầu nhiệm của Đức Kitô để ngợi khen Thiên Chúa và thánh hóa giáo dân theo truyền thống của Hội Thánh không ?
    Tiến chức: Thưa con muốn.
    ĐGM: Con có muốn chu toàn một cách xứng đáng và khôn ngoan phận sự phục vụ Lời Chúa, là rao giảng Phúc Âm và trình bày Đức Tin Công Giáo không ?
    Tiến chức: Thưa con muốn.
    ĐGM: Con có muốn ngày càng liên kết mật thiết hơn với Đức Kitô Thượng Tế, Đấng tự hiến mình cho Đức Chúa Cha làm của lễ tinh tuyền vì chúng ta, và con có muốn cùng Người hiến thân cho Thiên Chúa để cứu độ loài người không ?
    Tiến chức: Thưa, nhờ ơn Chúa giúp con muốn.
    ĐGM: Con có hứa tôn kính và vâng phục cha cùng các Đấng kế vị cha không?
    Tiến chức: Con xin hứa.
     
    Có 1 câu chuyện ngụ ngôn trong “Cổ Học Tinh Hoa” như sau:
    Con cú mèo gặp con chim gáy.
    Chim gáy hỏi: “Bác sắp đi đâu đấy?”.
    Cú mèo nói: “Tôi sắp sang ở bên phương đông”.
    Chim gáy lại hỏi: “Tại làm sao lại phải đi thế?”
    Cú mèo trả lời: “Ở đây người ta nghe tôi kêu, người ta ghét, cho nên tôi phải chuyển đến nơi khác”.
    Chim gáy nói: “Bác phải đổi tiếng kêu đi mới được. Chứ không đổi, thì sang phương đông, người ta nghe tiếng kêu, cũng lại ghét bác mà thôi, vì nhân tình đâu mà chả thế”…
     
    Thế nên các Linh mục cần phải luôn xem lại bản thân mình.
    Xét xem mình đã giảng đúng Phúc Âm của Chúa và sống đúng tinh thần Tin Mừng Ngài yêu cầu chưa?
    Nói phải, củ cải cũng nghe.
    Nói sai, ai mà nghe nổi ?
    Vậy xin đừng trách giáo dân, hãy tự trách mình.
    Còn chúng ta hãy thần tượng Chúa chứ không phải cha.
    Thần tượng Chúa thì luôn bền vững và không bao giờ sai lầm.
    Còn thần tượng cha thì có thể sai lầm nghiêm trọng, có thể không.
    Nếu Thần tượng cha là ta đang thờ ngẫu tượng. Chúa sẽ phạt nặng.
     
    Người ta có câu:
    Gần cha, thì xa Chúa !
    Hoặc nhìn thấy Cha, thì nhận ra Chúa.
    Các Linh mục có tài giỏi và đẳng cấp mấy đi nữa, thì các Ngài cũng chỉ xuất thân từ bụi đất, từ lòng mẹ và chỉ là tạo vật của Chúa mà thôi.
     
    THEO CHÚA CHỨ ĐỪNG THEO CHA. CHỌN CHÚA, CHỨ ĐỪNG CHỌN LINH MỤC.
    THEO CHÚA & CHỌN CHÚA, CHÚA SẼ HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC CẦN LÀM.
    Giuse Kích.
    (Nếu thấy ý nghĩ cho chính mình và mọi người, thì xin đừng quên chia sẻ cho người khác)
     

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO = THẮC MẮC BẠN TRẺ


  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


    GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

     NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ NÊN ĐI XEM BÓI?

     

    Hỏi: Con hay nghe bạn kể về chuyện đi xem bói, con cũng tò mò và muốn thử xem sao. Không biết quan niệm của Giáo hội Công Giáo về vấn đề này như thế nào?

     

    Trả lời:

    Đây là chủ đề thú vị và gây nhiều tranh cãi trong các tôn giáo[1]. Thú vị vì bản tính con người muốn biết tương lai, số phận của mình sẽ ra sao; tranh cãi vì không chỉ thời nay, từ xa xưa, các tôn giáo đã bàn luận đến hiện tượng này. Cụ thể chúng ta thử xem Thiên Chúa nói gì về xem bói trong Kinh Thánh. Từ đó, chúng ta có thể thấy được giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này. Sau cùng là cách thực hành đức tin của người tín hữu trước những lôi quấn của mê tín dị đoan, bói toán.

     

    1. Giải thích từ ngữ

    Xem bói nghĩa là muốn thấy trước tương lai của mình sẽ ra sao. Dĩ nhiên chúng ta không có khả năng biết chính xác về tương lai của mình. Thế nhưng, trước giờ có nhiều nhà xem bói về: công danh, sự nghiệp, tình yêu và gia đạo… Họ nói về tương lai tốt xấu của một người. Đồng thời họ cũng giúp giải hạn điềm xấu cho người đó. Tại Việt Nam, chúng ta thường thấy người ta đi xem ngày lành tháng tốt để xây nhà, động thổ, cưới hỏi, v.v.

     

    Hình thức cao siêu hơn là gọi hồn để giải mã tương lai. Người ta kháo với nhau một số người có khả năng gọi được những người thuộc thế giới bên kia về. Khi đó, họ sẽ nói về tương lai của chúng ta. Nghe có vẻ hoang đường dưới cái nhìn của khoa học, nhưng đó lại là truyền thuyết thực hư lẫn lộn.

     

    Tôi biết có nhiều người đi xem bói. Họ chia sẻ với tôi những điều đã xảy ra. Có phần đúng, có khi sai. Một vài kiểu xem bói họ có thể chọn. Chẳng hạn:

     

    - Xem tử vi: đây là hình thức xem bói số phận đời người dựa trên Kinh Dịch, Can Chi, Ngũ Hành…(Vì không phải là thầy bói, nên tôi chẳng thể biết nhiều hơn!)

     

    - Tử Bình Tứ Trụ. Tử Bình là một môn khoa học xem bói dựa trên giờ, ngày, tháng, năm sinh giống như Tử Vi.

     

    - Xem bói chỉ tay. Bói chỉ tay là môn bói dựa trên hình dáng, màu sắc cũng như các đường trên lòng bàn tay để đưa ra luận đoán.

     

    - Nhân tướng học. Nhân tướng học là phạm trù xem bói rộng hơn của bói chỉ tay. Đây là môn bói dựa trên hình tướng, dáng vóc, lời nói, sắc thái…

     

    - Bói dịch (Gieo quẻ). Người xem bói gieo đồng xu, gieo quẻ để nhận được thông điệp. Dịp lễ Tết nhiều người vẫn đi gieo quẻ đầu năm.

     

    Còn nhiều hình thức bói nữa. Nhưng tựu chung, mục đích của xem bói là nhằm biết trước tương lai của mình ra sao.

     

    2. Kinh thánh nói gì về bói toán?

    Ngay chương thứ 3 của sách Sáng Thế, chúng ta thấy con rắn cám dỗ con người. Hắn đã thủ thỉ, thuyết phục Eva ăn trái cấm. Số là Thiên Chúa cảnh báo Ađam và Eva không được ăn trái ở giữa vườn Địa Đàng. Nếu ăn, họ sẽ phải chết. Con rắn nói ngược lại: “Chẳng chết chóc gì đâu!”. Hắn bồi thêm một câu đầy tiên đoán: “Ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác.” (St 3,5).

     

    Qua câu nói trên, chúng ta biết tà ý của con rắn. Hắn muốn hai ông bà bất tuân Thiên Chúa, kiêu ngạo và muốn vượt lãnh vực của mình. Ăn trái ấy không chỉ không ngang bằng với Thiên Chúa, mà còn bị Thiên Chúa đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng. Đó là thân phận của con người. Một mặt, con người muốn làm chủ cuộc đời mình, có thể đối phó mọi hiểm nguy và trắc trở xảy đến. Mặt khác, con người hằng bất lực trước tương lai của mình. Con người không toàn năng. Do đó, chính khi con người ước mong làm chủ mọi thứ, họ trở nên kiêu ngạo và đánh mất chính mình. Kết quả là đau khổ cứ ôm ghì lấy họ.

     

    Một trường hợp điển hình về việc xem bói là vua Sa–un của Ít–ra–en. Ông là vị vua tài đức, đẹp lòng Thiên Chúa. Tuy vậy, có những lần vua hỏi ý Thiên Chúa về tình hình chiến sự với quân Phi–li–tinh, Ngài vẫn im hơi lặng tiếng. Ông chạy đi xem bói!

    – Hãy tìm cho ta một bà đồng bóng, để ta thỉnh ý bà ấy. 

    Và triều thần đã giới thiệu với Vua một bà đồng bóng ở Ên Đo. Thế là vua Sa–un cải trang, mặc áo khác rồi ra đi, có hai người cùng đi với vua. (1 Sm 28,3–25)

     

    Người đồng bóng là người có khả năng nối kết người sống với những linh hồn thế giới bên kia. Họ tin mình có khả năng gọi hồn để về trình bày những gì sẽ diễn ra. Các nhà nghiên cứu cho thấy hiện tượng này giống với lên đồng tại Việt Nam.

     

    Trong sách Luật, Ðức Chúa cũng cảnh báo người ta không được làm nghề bói toán, chiêm tinh, tướng số, phù thuỷ, bỏ bùa, ngồi đồng ngồi cốt, chiêu hồn. Thật vậy, hễ ai làm điều ấy thì là điều ghê tởm đối với Ðức Chúa. (Dnl 18,9–20).

     

    Luật Cựu Ước cũng ngăn cấm đi xem bói hoặc lên đồng (Lv 19,31; Đnl 18,11). Điều ấy cho thấy ngay từ thời xa xưa đã có hiện tượng huyền bí này. Sang thời Tân Ước, nhiều lần Chúa Giêsu nhắc con người: “Đừng lo lắng về ngày mai, ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (x. Mt 6,34)[2]. Trong Giáo Hội sơ khai, chúng ta thấy nhiều người từ bỏ trò ảo thuật, bỏ xem bói để chọn Chúa Kitô (x. Cv 19,18–19).

     

    3. Có nên đi xem bói?

    Tiếc là nhiều người đi theo Chúa, nhưng có khi đến với cả thầy bói, phù thủy. Bởi đó có lần Đức Thánh Cha Phanxicô chia sẻ:

     

    “Ma thuật không phải là Kitô giáo. Những điều được thực hiện để đoán tương lai hoặc đoán nhiều thứ hoặc thay đổi tình huống cuộc sống không phải là Kitô giáo. Ân sủng của Chúa Kitô mang đến cho bạn tất cả mọi thứ: hãy cầu nguyện và phó thác chính mình nơi Chúa.”[3]

     

    Dĩ nhiên Giáo Hội lên án những trò bói toán và ma thuật. Tương lai luôn thuộc về sự quan phòng của Thiên Chúa. Con người muốn điều khiển tương lai, nghĩa là muốn ngang bằng Thiên Chúa. Vì thế Giáo Lý Công Giáo dạy rằng:

     

    “Phải loại bỏ mọi hình thức bói toán: cậy nhờ Satan hay Ma Quỷ, gọi hồn người chết hay những cách khác ngỡ rằng sẽ đoán được tương lai. (x. Đnl 18,10; Gr 29,8). Coi tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, giải điều mộng, xin xăm, bói toán quá khứ vị lai, đồng bóng, là những hình thức che giấu ước muốn có quyền trên thời gian, trên lịch sử và trên cả con người, cũng như ước muốn liên kết với các thế lực huyền bí. Điều này nghịch lại với lòng tôn kính và thần phục chỉ dành cho Thiên Chúa.” (số 2116).

     

    Bạn thân mến,

    Là con người ai cũng tò mò, như bạn nói về vấn đề xem bói. Chỉ những ai hiểu rõ vấn đề, họ mới đi đúng đường. Thật tốt khi bạn quan tâm đến thực hành phổ biến này ở Việt Nam. Tôi biết nhiều người Công Giáo cũng có lần đi xem bói. Xin đừng theo họ! Nếu ai từng vướng vào điều ấy, xin ăn năn trở về với Thiên Chúa. “Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng.” (Ep 4,27).

     

    Về vấn đề xem bói, rất nhiều người đã đoán được cách các thầy bói muốn trục lợi. Thậm chí nhiều thầy bói giả mạo muốn lừa tình, lừa tiền những ai dẹ nhạ cả tin. Đừng quên, họ có nhiều chiêu trò để đưa người xem bói vào trạng thái hoang mang và phụ thuộc. Từ đó, nhiều người xem bói xem thầy bói như thần thánh và luôn đến tham vấn và làm theo!

     

    Chúng ta chỉ thờ phượng một mình Thiên Chúa, Đấng làm chủ muôn loài, không gian và thời gian. Những điều bí nhiệm chưa bao giờ thuộc về con người. Hẳn là con người có quyền tìm hiểu về những điều ấy. Đừng quên làn ranh giữa tìm hiểu và thực hành nó là rất mong manh. Ước gì người Công Giáo luôn chạy đến với Thiên Chúa trước; sau đó họ sẽ tìm được những câu trả lời hợp ý Chúa.

     

    4. Vài chỉ dẫn tránh xem bói

    Thực tế nhiều chúng bạn cứ tỉ tê, rủ rê tôi đi xem bói. Họ chia sẻ chân thành, thuyết phục và cả mời gọi. Do đó, tôi rất dễ ngã lòng. Trong trường hợp ấy, tôi nghĩ mình cứ nghe với thái độ tôn trọng, nhưng giữ vững lập trường của mình. Bên cạnh đó, hãy trò chuyện với những người khôn ngoan, nhất là với cha giải tội. Linh mục ấy biết cách an ủi và hướng dẫn bạn.

     

    Dường như người đi xem bói khó thể thoát ra. Nghĩa là xem bói được một lần, họ sẽ vướng vào vòng xoáy của nó. Giải hạn, cầu may và tiên đoán luôn ám ảnh, thu hút người ta. Rốt cuộc động chút là đi xem thầy bói. Như thế thì mệt lắm! Ngược lại, người Công Giáo có Thiên Chúa là Đấng biết trước mọi sự. Ngài từ từ hé lộ cho con người những gì chúng ta cầu xin. Hãy chạy đến với Ngài để cầu nguyện. Trong bầu không khí đó, Thiên Chúa cùng với con người khám phá những điều thú vị ở tương lai. Có người nói vui rằng: “Giả như biết trước mọi sự, cuộc sống này sẽ tẻ nhạt vô cùng!” Điều ấy có vẻ đúng. Hơn nữa, “Hãy ký thác đường đời cho Chúa. Tin tưởng nơi Người, Người sẽ ra tay.” (Tv 36,5).

     

    Nếu bạn muốn thay đổi tương lai, hãy bắt đầu từ chính khả năng của bạn. Thành công, may mắn hoặc tương lai tươi sáng hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ đúng đắn của chúng ta. Nếu thái độ ấy cộng với ơn của Thiên Chúa nữa, cuộc sống của chúng ta sẽ thật nhiều bình an, hạnh phúc. Hãy làm chủ cuộc đời mình trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa. Xin đừng đánh cược chính mình vào chuyện xem bói, mê tín dị đoan. Tôi tin bạn không muốn rơi vào bước đường u mê ấy.

    Chào bạn.    

    (Trích Giải Đáp Thắc Mắc cho người trẻ Công giáo, Tập 3, Nxb Tôn Giáo, 2020)

     

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

     
     

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM VŨ THÁI HÒA

  •  
    BBT CGVN
    Thu, Mar 10 at 5:15 PM
     
     


    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net       This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

      

         

    Chuyên mục:

    Tôi Tin, Chúng Tôi Tin!

     

    Tại sao có nhiều bạo lực và oán thù trong các Thánh Vịnh?

     

    Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

    Giáo Sư Phụng Vụ

     

     

     

    Kính mời theo dõi video tại đây :

    https://bit.ly/3hQyeEA

     

     

    Như chúng ta đã biết, ngày nay, việc cầu nguyện bằng Thánh Vịnh không còn xa lạ với các Kitô hữu mà càng trở nên phổ biến rộng rãi. Khi cầu nguyện với Thánh Vịnh, chúng ta không cầu nguyện một mình - hay nhân danh cá nhân mỗi người, nhưng chúng ta đang thông hiệp với Chúa Kitô - Ngài cũng hằng cầu nguyện với Thánh Vịnh - và cùng với Giáo Hội hoàn vũ, dâng lời ca tụng và cầu khẩn Chúa Cha.

    Vậy nhưng, có lẽ nhiều người trong chúng ta không khỏi ngạc nhiên, bối rối khi đọc một số Thánh Vịnh mang màu sắc bạo lực, oán thù ; thậm chí, xuất hiện cả những ước muốn tiêu diệt kẻ thù, và vui mừng khi thấy kẻ thù bị trừng phạt, kể cả đó là trẻ thơ. Ví dụ một số câu trong các Thánh Vịnh sau đây :

    “Ước gì mắt chúng mù đi không thấy nữa,

    và lưng sụm xuống đến mãn đời.

    Xin Ngài đổ cơn thịnh nộ lên người chúng.” (Tv 68, 24-25)

     

    “Xin cho chúng phải bẽ mặt ê chề...

    Xin cho chúng phải muôn đời nhuốc nhơ hoảng sợ,

    phải xấu hổ diệt vong.” (Tv 82, 17-18)

     

    Nhất là trong Thánh Vịnh 136, câu 9 :

    “Phúc cho người bắt những con thơ của ngươi mà đập vào đá.”

     

    và trong Thánh Vịnh 108, câu 8 đến câu 10 :

    “Ước gì ngày đời nó bị rút ngắn đi,

    chức vụ nó vào tay kẻ khác,

    con cái nó trở thành mồ côi,

    còn vợ nó ra người goá bụa !

    Ước gì con cái nó phải lang thang ăn mày,

    bị đuổi ra khỏi nhà, nhà đã tan hoang”.

     

    Những lời cầu nguyện trên đây dường như khác xa với Tin Mừng khi chúng ta được Chúa Giêsu dạy rằng: hãy tha thứ và yêu thương kẻ thù! Phải chăng tư tưởng của Thánh Vịnh trái ngược với tinh thần Tin Mừng? Tại sao lại có sự oán thù trong Thánh Vịnh? Cần phải có thái độ nào khi cầu nguyện với Thánh Vịnh? Chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.

     

    1. Tác giả thánh vịnh không phải là Kitô hữu

    Trước hết, Thánh Vịnh là tiếng kêu khấn van nài, là lời cầu nguyện của dân Israel trong mọi hoàn cảnh: khi thì trong tâm tình chúc tụng, khi thì kêu cầu lúc ngặt nghèo, đau khổ, khi thì vui mừng tạ ơn. Những lời cầu nguyện này thể hiện (vén mở) lịch sử dân Chúa trong Cựu Ước và được tác giả Thánh Vịnh đúc kết trong 150 Thánh Vịnh. Có một điều làm chúng ta băn khoăn, đó là vấn đề bạo lực và sự trả thù trong các sách Cựu Ước. Bắt đầu từ sách Sáng Thế, sau khi tổ tông phạm tội, Cain giết Abel ; Laméc giết một đứa trẻ vì một vết thương và báo thù tới bảy mươi bảy lần. Dần dần đến luật “ăn miếng trả miếng”, chỉ giới hạn cho phép trả thù tương xứng: mắt đền mắt, răng đền răng (Lv 24, 19-20). Và chính Cựu Ước cũng đã đặt nền tảng cho giới răn tha thứ: “Ngươi không được để lòng ghét người anh em… Ngươi không được trả thù… Ngươi phải yêu đồng loại như chính mình” (Lv 19, 17-18). Giới răn này sẽ được kiện toàn bởi chính Chúa Giêsu trong Tân Ước.

     Chúng ta nhận thấy có một tiến trình biến chuyển của hành động báo thù trong Cựu Ước, từ mức độ cao (trả thù man rợ, vô lý) đến mức độ tương xứng và dần dần đạt đến sự tha thứ. Vì thế, chúng ta không nên dùng luật hoàn hảo của Tin Mừng để xét đoán tính bạo lực và oán thù trong các Thánh Vịnh. Và càng không nên áp đặt tư tưởng Kitô hữu cho tác giả Thánh Vịnh. Vả lại, qua hai mươi thế kỷ, Kitô giáo cũng chưa xoá hết hoàn toàn được mọi bạo lực, ghen ghét và thù oán.

     

     

     

     

    2. Lời cầu nguyện không nhất thiết phải là những ngôn từ đẹp đẽ

    Như trên đã nói, Thánh Vịnh là lời cầu nguyện, là tiếng kêu thống thiết lên Chúa trong nghịch cảnh. Chúng ta hãy đặt vào hoàn cảnh những người đang phải chịu đựng đau khổ, họ bị đói khát, bị ngược đãi, bị làm nhục, bị hành hạ, bị tra tấn dã man… Và tác giả Thánh Vịnh đã không ngại ngần chia sẻ nỗi thống khổ và kêu gào lên Chúa cùng với họ. Nên nhớ rằng, những lời hay, ý đẹp, cảm xúc nhẹ nhàng thường dễ dàng thốt ra từ liệng lưỡi chúng ta, nhưng có thể đó cũng là cách con người phủ nhận, che giấu đi nỗi đau khổ đang phải chịu đựng và sự căm thù ẩn chứa trong lòng. Đàng khác, lời kêu gào thống thiết của tác giả Thánh Vịnh hướng lên Chúa, xin Ngài thương cứu giúp với lòng tin tưởng tuyệt đối rằng, những đau khổ của họ sẽ được Chúa lắng nghe và đáp lời. Đó là vì sao họ dám bộc bạch tất cả tâm tư, suy nghĩ, nguyện ước của mình bằng những ngôn từ chân chất, mộc mạc, chân thành.

     

    3. Tác giả Thánh Vịnh chống lại điều ác hơn là chống lại kẻ ác

    Trong lời cầu nguyện, tác giả Thánh Vịnh trước hết không chống lại kẻ ác, nhưng là hướng lên Chúa, phó thác nỗi oán thù của mình, và xin Thiên Chúa xét xử công bình. Sự công bình này, dưới hình thức trả thù, khiến tác giả vui mừng nên chúng ta cảm thấy khó chấp nhận.

    Như vậy, tác giả Thánh Vịnh vì không dám chắc tính đúng đắn của những tình cảm thù oán của mình nên cầu xin Thiên Chúa trừng phạt kẻ tội lỗi vì biết rằng Thiên Chúa là Đấng Công Chính, biết phân biệt giữa tội lỗi và người phạm tội. Chính vì thế, dường như tác giả Thánh Vịnh nguyền rủa điều ác hơn là kẻ ác. Và thực ra, tình cảm hung bạo của tác giả các Thánh Vịnh là tình yêu mãnh liệt đối với Thiên Chúa, Đấng chịu phỉ báng vì tội lỗi của con người:

    “(Lạy Chúa), chúng nói về Ngài với chủ tâm phỉnh gạt,

    Nổi dậy chống Ngài nhưng uổng công.

    Lạy Chúa, kẻ ghét Ngài, làm sao con không ghét?

    Làm sao con không tởm kẻ đứng lên chống Ngài?” 

    (Tv 138, 20-21).

    Như vậy, những lời cầu nguyện trong Thánh Vịnh diễn tả tất cả nỗi đau khổ và hy vọng của con người. Khi cầu nguyện với Thánh Vịnh, là chúng ta bước vào thế giới của những con người khổ đau, vượt ra khỏi mọi khuôn mẫu giả hình, để có thể bắt đầu một hành trình tin tưởng vào Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự. Vì thế, chúng ta đừng biến Thánh Vịnh thành những lời cầu nguyện ngọt ngào, sáo rỗng. Hãy để Thánh Vịnh là những tiếng kêu gào tha thiết lên Thiên Chúa, là hình ảnh của mọi lời cầu nguyện chân chính, xuất phát từ sâu thẳm của con người tội lỗi và đau khổ.

     

     

    Và biết đâu, chính Thánh Vịnh sẽ giúp chúng ta thấu hiểu hơn nỗi đau khổ của Chúa Giêsu trên Thập Giá khi Ngài kêu lên những lời tuyệt vọng trong cơn hấp hối: Lạy Chúa, sao Ngài bỏ con? Và ước gì mọi lời cầu nguyện đều được diễn tả trong sự tín thác và đón nhận thánh ý Chúa Cha, như Chúa Giêsu: “xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26, 37.39).

     

    Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

    Hẹn gặp lại

     

     

     GachNgang.png

     

    GHI DANH NHẬN VIDEO Thánh Kinh 100 Tuần

     

    Kính thưa Quý Cha, Quý Vị và đặc biệt các Bạn Trẻ.

     

    Vì kênh Youtube của chúng con còn quá mới mẻ và kém cỏi về mọi mặt, nên chúng con rất cần mọi người giúp phổ biến các bài Thánh Kinh 100 Tuần. Vậy những ai có nhu cầu học hỏi hoặc có khả năng giúp phổ biến những videos này, xin vui lòng GHI DANH tại This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. – chúng con sẽ gởi trực tiếp cho từng người qua DRIVER (email) tất cả các files GỐC ngay sau khi biên tập xong (hiện nay đã có 44 bài)

     

    Về kỹ thuật thì xin chú ý: thực chất các files Gốc này đang nằm trên những hộp thư của chúng con, (Quý Vị chỉ nhận đường dẫn LINK nên không sợ hộp thư bị đầy)  và mọi người đều có thể xem, chuyển cho nhau hoặc tải về máy được dễ dàng. Sau khi đã có file Gốc các videos, xin mỗi người tùy nghi sử dụng theo ý tự do của mình – Miễn là Lời Chúa được rao giảng - chúng con chẳng những KHÔNG GIỮ BẢN QUYỀN gì cả mà còn rất biết ơn những ai giúp phổ biến.

     

    Khi nhận được, kính mong Quý Cha, Quý Vị có thể chiếu trên màn hình cho cả giáo xứ, cộng đoàn hay gia đình cùng xem, hoặc chuyển cho người khác, hoặc đưa lên Facebook, Youtube tùy ý...

     

    Chúng con đặc biệt trân trọng tín nhiệm Các Bạn Trẻ, họ rất thông minh, sáng kiến và đầy nhiệt thành, và nhất là chính họ cũng có dịp sẽ được học Thánh Kinh. Bản thân chúng con cũng xin Tạ Ơn Chúa và biết ơn các Tác Giả, Diễn Giả vì nhờ việc này mà chúng con được học biết về Chúa, và nay chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải chia sẻ cho mọi người niềm vui rất to lớn này. Có vô số điều người giáo dân chúng con vì đã "có đạo" qúa lâu rồi nên cứ nghĩ là mình đã biết hết..., nhưng thực ra ngay cả những điều căn bản nhất có khi cũng đã chưa biết hoặc đã quên sót.

     

    Chúng con xin chân thành cảm ơn.

    BBT CGVN

      

     GIỚI THIỆU KÊNH YOUTUBE của BBT CGVN

    "Thời bình mài kiếm, thời chiến đọc thư"

     Dịch bệnh chính là thời gian mọi người rất cần Chúa, rất dễ gặp được Chúa, có nhiều cơ hội để chia sẻ về Chúa cho nhau..., xin cầu chúc mọi người luôn bình an và may mắn trong Chúa - Kênh Youtube của BBT CGVN duy chỉ có Chúa là trên hết, mọi sự khác chỉ là thứ yếu. 

     

     Chân thành cảm ơn mọi người đã đồng hành với BBT CGVN.

     

     

    => Trang chủ của kênh: https://bit.ly/3amGNSW

     Chúng con xin sơ lược các chuyên đề và chuyện mục đã và đang được liên tục xây dựng trên kênh:

    Học Kinh Thánh với Sr Cảnh Tuyết, OP. Chúng con đã có được 13 bài, trong đó chỉ cần với 8 bài đầu là đã tạm đủ cho mọi người nắm bắt được Phần Nhập Môn Kinh Thánh, và có thể tự mình tiếp tục học hỏi. Xem tại đây: https://bit.ly/3asDBFu

    Đọc & Học Thánh Kinh 100 Tuần: chuyên đề này do Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm phụ trách chính, trước đây vì hoàn cảnh chỉ có thể thực hiện audio, nay chúng con cố gắng bổ sung thêm hình ảnh minh họa và biến thành video giúp cho người xem dễ tiếp thu hơn. Đây là một giáo trình thật tuyệt vời đã từng gặt hái những kết quả to lớn tại nhiều quốc gia bạn, đem về Việt Nam lại được trình bày bởi những giáo sư chuyên về giảng thuyết và Thánh Kinh. Hiện nay chúng con đã đưa lên kênh được 44 bài và sẽ tiếp tục cho đến hết. Nếu tính cả các bài Giáo Lý Thánh Kinh, chúng ta có tổng cộng trên 160 bài. Xem tại đây: https://bit.ly/3x3DZoc 

    Thực Hành Lectio Divina: Do Viện Phụ M. Bảo Tịnh, Đan Viện Mỹ Ca. Đây là những bài giúp thực hành Lectio Divina hết sức quý báu mà chúng con đã được Viện Phụ dạy dỗ từ hơn mười năm rồi, nay chính chúng con cảm thấy có trách nhiệm phải giới thiệu cho mọi người cùng được hưởng nhờ. Vừa qua Viện Phụ đã về Trời, nhưng  tất cả các tài liệu quý báu này, chúng con vẫn hết sức trân trọng giữ gìn. Tên gọi Lectio Divina tuy còn khá xa lạ với Giáo Dân Việt Nam, nhưng chính Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã quả quyết: “Việc thực hành Lectio Divina, nếu được làm cách hữu hiệu, sẽ đem lại cho Hội Thánh một mùa xuân thiêng liêng mới mẻ, tôi đoan chắc như thế”. (Ngày 16.09.2005) – Chúng ta có thể nhớ một nền tảng quan trọng sau đây: “Học Thánh Kinh là để sở hữu Lời, Thực hành Lectio Divina là để lụy phục Lời”. Cả hai điều này đều cần thiết và bổ túc cho nhau, nhưng xin đừng quên lụy phục Lời thì cần thiết và giá trị hơn sở hữu Lời. Xem tại đây: https://bit.ly/3jwgHUn

    Ngoài ra chúng con còn nhiều các chuyên mục khác như:

    Quà Tặng Tin Mừng của nhiều tác giả: https://bit.ly/3A3tF1y

    Tôi Tin, Chúng Tôi Tin của nhiều tác giả: https://bit.ly/2U4oy0G

    Như Giọt Nước Tan Trong Đại Dương được dịch từ các videos nước ngoài rất uy tín: https://bit.ly/35V28l3

    Sức Mạnh Tình Yêu của Lm Lê Văn Quảng, Psy.D:  https://bit.ly/3xVI2TI

    Nhìn Xuống Cuộc Đời của Nhà Văn Quyên Di: https://bit.ly/2T1TIpj

    Huế - Saigon – Hanoi của nhiều tác giả: https://bit.ly/3vUi8hT

    Chuyện Mỗi Tuần của Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp: https://bit.ly/3x2q8yq

    v.v…

     

     ******

    Kinh thưa Quý vị, đặc biệt các bạn trẻ,

    Trong số những người thân của chúng ta

    Không phải tất cả đều đã có máy điện toán (vi tính) hoặc có dùng email, hoặc đã có thể nhận được những thông tin này...

    Vì vậy, xin hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách phổ biến thông tin này bằng email hoặc in ra, photocopy và gởi cho người thân của Quý vị.

    Đặc biệt xin gởi cho những ai chưa có sử dụng internet

    Xin chân thành cám ơn

    This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.   

    www.conggiaovietnam.net 

    ////////////

     

     

    --

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - TÌM BIẾT VỀ THÁNH GIUSE

 
Trang Nhà / ____BÀI VIẾT / Vài điều thú vị liên quan đến thánh Giuse có thể bạn chưa biết

Vài điều thú vị liên quan đến thánh Giuse có thể bạn chưa biết

 
  1. Hoàn toàn im lặng trong toàn bộ Kinh Thánh

Toàn bộ Kinh Thánh không ghi chép lại lời nào của ngài. Tân ước đề cập rất ít đến ngài. Tin Mừng Mathêu mô tả ngài là một người công chính (x.Mt 1,19), và khi biết vợ chưa cưới của mình là Maria chưa về sống với mình mà đã có thai, ngài đã có ý định ra đi cách kín đáo. Tin Mừng Luca thì nói ngài là thuộc dòng dõi vua Davit (x.Lc 2,4) và phải đưa vợ về thành của mình là Bêlem để khai tên tuổi. Tin Mừng Gioan thì chỉ nói về Giuse cách gián tiếp khi mô tả thân thế của Chúa Giêsu: Giêsu là con ông Giuse (x.Ga 1,45; 6,42). Thánh Giuse chủ yếu xuất trong những trình thuật về giáng sinh của Chúa Giêsu. Lần cuối ta thấy nhắc đến Ngài là trong trình thuật lạc mất Giêsu lúc 12 tuổi, lúc đó, mẹ Maria đã nói về Giuse bằng đại từ “cha con” (x.Lc 2,48) khi trò chuyện Chúa Giêsu. Từ đó về sau, ta không hề thấy nhắc gì về ngài. Các sách khác của Tân Ước cũng không đề cập gì đến ngài.

 

  1. Việc tôn kính thánh Giuse xuất hiện khá trễ

Dù vào năm 313 AD, ngài đã được tôn kính đặc biệt trong thánh lễ. Nhưng đến thế kỷ 9, người ta mới quan tâm đến ngài nhiều hơn. Tước hiệu đầu tiên dành cho ngài là “nutritor domini” có nghĩa là “người dưỡng dục Chúa”. Đức Gioan XIII, vào 13.11.1962 đã thêm tên của Giuse vào Kinh Nguyện Thánh Thể I như là Đấng bảo trợ Giáo Hội hoàn vũ. Ngày lễ 19.3 là lễ trọng buộc của Giáo Hội (GL 1246). Vào năm 1955, Đức Pio XII thành lập lễ Giuse Thợ 1.5, nêu gương cho những người lao động và nhấn mạnh đến nhân phẩm của người lao động. Ngoài hai lễ trên, thánh Giuse cũng được nhớ đến trong ngày lễ thánh Gia Thất. Truyền thống cũng dành thứ 4 hàng tuần để tôn kính ngài. Thánh Giuse đã trở thành Đấng Bảo Trợ cho nhiều quốc gia như: Mỹ, Canada, Trung Quốc, Croatia, Mexico, Áo, Bỉ, Peru, Philippines, Việt Nam. Ngài cũng là bổn mạng của những người mong chết lành, các gia đình, các gia trưởng, thai phụ, di dân, công nhân, kỹ sư, lao động chân tay. Ngoài ra, khoảng đầu thế kỷ 20, các nhà thần học bắt đầu suy tư về thánh Giuse và thành lập một môn học về ngài. Từ năm 1950, có 3 trung tâm dành nghiên cứu về ngài: ở Tây Ban Nha, Ý và Canada.

 

  1. Thánh Giuse làm nghề gì để sinh sống?

Lâu nay, chúng ta vẫn thường nghĩ về ngài như một thợ mộc. Từ Hy Lạp tekton  nói đến ở Mt 13,55 và Mc 6,3 có nghĩa cách chung là những nghề lao động chân tay (dĩ nhiên, trong đó có nghề mộc). Nhưng nó cũng có nghĩa là thợ xây, phụ hồ, thợ làm đá… thậm chí là người thành thạo cái gì đó và dạy người khác. Bản Kinh Thánh tiếng Latin thì dùng từ faber có nghĩa là công nhân, thợ thủ công. Một giáo sư Kinh Thánh người Mỹ tên là James D.Talor thì cho rằng có vẻ thánh Giuse làm nghề thiên về xây dựng hơn là gỗ vì hai lý do: thứ nhất, Chúa Giêsu khi giảng dạy dùng rất nhiều hình ảnh về xây dựng (đá góc tường, xây nhà trên nền vững, cá rác cái xà); thứ hai, vào thời Chúa Giêsu, nhà cửa được xây bằng đá hơn gỗ, Israel cũng không thịnh hành về gỗ. Vì thế, ông cho rằng có thể Giêsu đã theo học nghề từ cha Giuse của mình. Nhưng trong bản Bảy Mươi (bản dịch đầu tiên Kinh Thánh từ tiếng Do Thái và Aram sang Hylạp), từ tekton được dùng trong sách Isaia, và trong danh sách các công nhân xây dựng sửa chữa đền thờ Giêrusalem trong sách các Vua quyển thứ hai, phân biệt giữa thợ mộc và các công nhân khác: tekton: thợ mộc; còn lithólogos: thợ đá và laxeutes: thợ nề.

Vì thế, thánh Giustino, một giáo phụ lỗi lạc thời kỳ đầu, trong tác phẩm Đối Thoại với Trypho, 88, và truyền thống Giáo Hội cho rằng Giuse đã làm nghề mộc và truyền nghề này cho Giêsu.

 

  1. Cũng có những giai thoại hư cấu về Giuse

Vì không có nhiều chi tiết nên trong Nguỵ Tin Mừng Giacôbê và cuốn Lịch sử thánh Giuse thợ mộc ghi lại rằng ngài đã từng có một đời vợ và có con riêng trước khi kết hôn với Maria, và ngài sống đến 111 tuổi. Chuyện cho rằng khi ngài 40 tuổi, ngài kết hôn với 1 phụ nữ tên là Melcha (nguồn khác là Escha, hoặc Salome), sau 49 năm chung sống, họ có với nhau 2 gái 4 trai, trong đó có một người tên là Giacôbê (vẫn được gọi là “người anh em của Chúa”). Sau khi vợ qua đời, nghe tin các tư tế ở Giudea muốn chọn chồng cho Maria (lúc đó mới 24 tuổi), còn Giuse khi ấy đã gần 90 tuổi lên Gierusalem để ứng thi. Cây gậy của ngài bỗng dưng nở hoa nên ngài được chọn. Hai năm sau thì biến cố truyền tin xảy ra.

Xuất phát từ câu chuyện hư cấu này nên các tranh ảnh tượng, Giuse thường xuất hiện như một ông già. Nhưng Giáo Hội và nhiều vị thánh khác như Atanasio, Âutinh, Toma Aquino, Phanxico de Sales dạy rằng Giuse khi cưới Maria là một thanh niên trai tráng chưa kết hôn. (dùng từ giới trẻ: ngài còn “gin”).

 

  1. Giuse qua đời khi nào?

Chúng ta không biết chắc chắn Giuse qua đời khi bao nhiêu tuổi. Ở trên, chúng ta đã biết câu chuyện cho rằng ngài qua đời khi 111 tuổi. Một nguồn khác cho rằng ngài qua đời khi Giêsu được 20 tuổi. Nhưng tất cả chỉ là giai thoại. Căn cứ vào một số chi tiết của Kinh Thánh, ta có thể đoán rằng ngài qua đời trước khi Giêsu công khai vì, thứ nhất, không thấy ngài xuất hiện trong thời gian công khai của Chúa Giêsu, tiệc cưới tại Cana lúc khởi đầu sứ vụ của Giêsu cũng không nhắc đến Giuse; thứ hai, trước khi nhắm mắt, Giêsu trao phó Mẹ cho Gioan (như thể Maria chẳng còn người thân nào khác để chăm sóc Mẹ).

Ngoài ra, truyền thống cũng cho rằng ngài qua đời trong sự hiện diện của Maria và Giêsu. Vì thế ngài rất hạnh phúc, và cũng từ sự tích này, ngài trở thành bổn mạng của kẻ mong chết lành.

 

  1. Bố mẹ của Giuse là ai?

Tin Mừng Mathêu nói rằng Giuse là con của Giacob (Mt 1,16), còn Luca thì nói Giuse là con của ông Heli (Lc 3,23). Vậy rốt cuộc thế nào? Người ta thường giải thích bằng hai giả thuyết. Thứ nhất, tên Heli là viết tắt của Eliachim (hay còn gọi là Gioakim) chính là tên của bố Đức Maria. Khi nói Giuse là con của ông Heli, người ta ám chỉ đến việc Giuse được nhìn nhận là đã cưới Maria. Vì là chồng của Maria, nên Giuse cũng là bố của con của Maria. Nhưng còn có cách giải thích thứ hai. Theo nhà hộ giáo Jimmy Akin: sử gia Julius Africanus, sinh quán ở Israel, đã ghi lại thông tin về gia đình của Đức Kitô. Theo đó, Matthan (theo Mt) là ông nội của Giuse, cưới bà Estha và sinh ra Jacob. Sau khi Matthan qua đời, Estha cưới một người bà con của chồng là Matat (theo Lc) và sinh ra Heli. Như thế, Giacob và Heli là anh em cùng mẹ khác cha (bố của cả hai cũng có họ hàng với nhau). Heli qua đời mà không có con, nên Giacob phải cưới vợ của Heli và sinh ra Giuse. Như thế, Giuse là con về mặt sinh học của Giacob, và là con về măt pháp lý của Heli. (Eusebius, Ecclesiastical History 1:6:7).

Mẹ của Giuse là ai? Không có sử liệu chính xác nào ghi lại. Vào thế kỷ 18, Cecilia Baij được cho là nhận thị kiến và được mặc khải cho biết mẹ của Giuse tên là Rachel. Nhiều người tin vào điều này vì có ý nối kết Giuse này với Giuse của cựu ước (St 35). Nhưng đây chỉ là mặc khải tư và không được Giáo Hội công nhận chính thức.

 

  1. Những bé trai có tên Giuse còn được gọi là Pepe

Ở phương Tây, bé trai nào đó được đặt tên Giuse, thì cũng thường được gọi bằng cái tên rất dễ thương là “Pepe” hay “Pepito”. “Pepe” hay “Pepito” là phát âm của hai chữ “p” (pp), là viết tắt của chữ “padre putativo”, có nghĩa là “cha nuôi”, có ý ám chỉ thánh Giuse là cha nuôi của Chúa Giêsu, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của thánh nhân.

Giuse là vị đại thánh trong Giáo Hội. Ai chạy đến với ngài chắc chắn không bao giờ thất vọng mà về không. Đây có lẽ là điều thú vị nhất trong tất cả những gì người ta cần biết về thánh Giuse – cha nuôi của Chúa Giêsu.

 

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

(tổng hợp từ nhiều nguồn)

 

Kiểm tra tương tự

Thánh Giuse bổn mạng Dòng Tên

Hàng năm, Giáo Hội mừng kính trọng thể Thánh Cả Giuse với hai tước hiệu: …

KHIẾM KHUYẾT

  Nơi bản thân, mỗi người đều thiếu sót, Chưa có ai vô khiếm khuyết, …

2 Bình luận

 
  1.  

    Xin cho con được hoi: co quan he gì giua Giuse bi ban sang Ai-cap va Giuse ban Duc Me ?

     
  2.  

    Con xin có vài suy nghĩ sau:
    Thưa cha! Với bài của cha,con xin có ít chia sẻ sau:
    Đã thành truyền thống, chúng ta cứ chọn nghề mộc cha nhỉ! Cha ơi! Hai cha con làm mộc.tuy nhiều tuổi,hành nghề lâu…nhưng bố việc nào cũng thua con tuy nó mới lên..10 tuổi, chẳng hạn:-bố phải dùng thước để đo các kích cỡ; con hoàn toàn chẳng cần thước bất cứ ở việc gì..mà vẫn chính xác 100%. Bố đóng đinh đôi lúc đinh bị cong,đóng trật..! con đóng không bao giờ trật hoặc đinh cong. Xẻ gỗ, bố phải nẻ “mực tàu”, còn con – chẳng cần cũng thẳng! Mặc bố làm nghề mộc! sao Chúa Giêsu không làm nghề bốc thuốc và chữa bệnh lúc..10..tuổi cha hệ?
    Ở mục 4, kể ra thì chuyện xung quanh chàng Giuse và nàng Mari mà Chúa Cha gán ép lại sinh nhiêu khê quá cha hệ! con ước chi chỉ đơn giản thể này:- Chúa cha chọn từ trước đời đời và để cô Mari sống độc thân đến đúng 80 tuổi thì Truyền tin có thai và sinh Chúa Con; tuổi này thì không còn ai nghi.. con ông này ông nọ mà ai cũng tin do phép tắc của Đức Chúa. Chúa chết được ..10 năm.. thì Mẹ được Chúa Cha đưa về trời.
    Cha ạ! Noãn người nữ phải kết hợp với trùng người nam thì mới có thai,lại phải do X hoặc Y nữa mới được giới tính. Đằng này,có thai nhi Chúa Giêsu hoàn toàn không do kết hợp 2 trong 1; nghĩa là cũng chẳng cần noãn của cô Maria! Vậy rõ ràng Đức Mẹ mang thai hộ cho Chúa Cha! Đã lâu con thấy như vậy đó cha ạ!cha nghĩ sao?
    Ở mục 5,như ở bình luận trước con có nói thì có lẽ Giáo hội nên bảo thánh Giuse chết sau Chúa Giêsu chết kẻo sau này con cháu chúng nó kiện! vì:- chẳng lẽ bố cao trọng vậy mà để bố chết bệnh? Chết rồi lại không cho sống lại? trong khi Ladarô sống lại,lại chẳng chịu theo Chúa,rõ ổng quá tệ bạc! Hai nữa,chẳng lẽ bố cao trọng vậy mà lại bắt linh hồn bố phải vô ngục tổ tông nữa? trong khi chỉ cần Chúa Giêsu cho phép bố mình sống đến..70..80 tuổi là hoàn toàn quyền của Chúa. Con nghĩ vậy.

     
 

Trả lời

 

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

 

 
 
 
 
 
 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - CẦU NGUYỆN VÀ ĂN CHAY

  •  
    Chi Tran

     
     
     


    Bà Maria Simma được ơn nói chuyện với các linh hồn luyện ngục nói về : 

    Cầu Nguyện Và Ăn Chay

    Hỏi :  Bà thường hay nói về sự cầu nguyện nên tôi muốn hỏi bà về việc ấy, Tại sao bà lại cho rằng cầu nguyện là điều quan trọng?

    -Cầu nguyện đem ta đến gần Chúa hơn. Hãy nhìn như thế này. Khi ta có bạn thì điều trước tiên là ta dành thì giờ cho người bạn ấy và người bạn ấy cũng dành thì giờ cho ta. Nếu ta không chú ý để dành thì giờ cho bạn, thì chẳng bao lâu, ta sẽ thấy mình cô độc, và có nhiều khi bị lạc lối trong bóng tối.

    Này đây, khi ta dành thì giờ cho Chúa thì ta làm hai điều: ta lắng nghe và ta nói. Nếu ta muốn giữ tình bạn thì sự lắng nghe quan trọng hơn sự nói chuyện. Như bạn biết, tình bạn chân thật có thể mang lại nhiều sức mạnh và sự yểm trợ, đôi khi chỉ bằng cách ngồi im lặng bên nhau.

    Cầu nguyện thường là ở bên cạnh Chúa trong im lặng, lắng nghe Ngài nói, quan sát và thẩm thấu lời Ngài. Ngài không bao giờ bỏ quên một ai. Trong lúc cầu nguyện, ta dành thì giờ cho người bạn tốt nhất của ta, một người bạn đã hy sinh mạng sống mình cho ta. Thật là chính đáng khi trả lại cho Chúa những thì giờ mà Chúa đã sáng tạo và tặng ban cho ta. Tôi nghĩ Thánh Augustino đã nói rằng lời cầu nguyện là môt thành quả lớn lao nhất và là món quà lớn nhất mà Chúa ban cho nhân loại.

    Hỏi : Xin bà cho biết lỗi lầm lớn nhất mà con người mắc phạm khi nói về cầu nguyện?

    -Tôi nghĩ rằng họ chỉ chạy vội đến với Chúa khi nào họ bị khó khăn hay chỉ khi nghĩ rằng họ cần một điều gì đó. Dĩ nhiên, lời thỉnh cầu cũng tốt, và cũng được Chúa nhậm lời; nhưng chúng ta phải nên ở với Chúa luôn mãi để ngợi khen và cảm tạ Chúa về mọi sự mà Chúa đã ban cho chúng ta, và những gì Chúa đã làm với chúng ta và cho chúng ta.

    Loài người rất vô ơn, và xã hội Tây Phương đã nhận ơn một cách nhưng không. Khi họ không biết tạ ơn, họ trở nên tham lam và ganh ghét nhau. Ngày nay, ở xã hội Tây Phương đang có một lối giảng dạy thịnh hành: đó là tất cả mọi người phải có cơ hội đồng đều như có bằng đại học, có một căn nhà lớn và hai xe hơi. Lối giảng dạy này không phải là lối giảng dạy của Chúa.

    Chúa ban những điều mầu nhiệm lớn nhất và những niềm vui lớn nhất cho những kẻ bé mọn nhất trong chúng ta. Còn Satan thì hứa hẹn cho quyền lực, ảnh hưởng và thành công. Chúa hứa ban bình an, niềm vui và sự no thỏa.

    Những lời cầu nguyện nông cạn nhất là: ”Xin Chúa ban cho con điều này, xin Chúa ban cho con điều kía.”

    Bây giờ trở lại chuyện một người bạn trần thế. Bạn của ta sẽ ở với ta bao lâu khi suốt ngày chúng ta nói với bạn mình: “Cho tôi cái này, cho tôi cái kia?” Các trẻ thơ đi qua giai đoạn này trong sự phát triển xã hội khi chúng khám phá ra cái tôi của chúng. Đây là lúc ta thấy chúng đặt cái sô bằng nhựa lên đầu của nhau, ném cái xẻng đi và ném cát vào mắt của nhau. Và ở lứa tuổi ấy, người lớn cần phải thi hành kỷ luật với lũ trẻ. Lới cầu nguyện phải gồm có lời chào, cám ơn, xin lỗi và câu nói: “Con yêu Cha.”

    Hỏi : Vậy lời cầu nguyện phải được phát triển và học hỏi à?

    -Đúng như vậy. Hãy phát triển và học từ trong nội tâm là nơi mà Chúa làm phép lạ. Những người có đời sống cầu nguyện thật sự thì không bao giờ vô ơn. Họ mau mắn nhìn, nghe và đụng chạm đến sự vĩ đại của Chúa trong mọi điều bé nhỏ nhất, ở trong nội tâm và ở bên ngoài.

    Qua lời cầu nguyện, chúng ta đem đến cho Chúa mọi sự trong nội tâm của ta và qua tất cả mọi sự chung quanh chúng ta. Chỉ khi lắng nghe thì đứa trẻ mới học cách nói, và cuộc nói chuyện này phải luôn được phát triển giữa đứa trẻ và Chúa. Nếu đứa trẻ học biết Chúa luôn ở bên cạnh thì nó biết là mình được yêu thương và bảo vệ. Cha mẹ và co, thầy giáo không thể làm công tác này cách trọn vẹn.

    Nếu không có Chúa thì một đứa trẻ nhậy cảm có thể bị khủng hoảng khi học biết rằng cha mẹ và các bạn thân nhất của bé cũng sai lầm. Các con trẻ biết có Chúa thì sẽ tìm được sự thăng bằng và sẽ được mạnh mẽ nhiều hơn. Chúng là những người học cách đối thoại trong tình yêu với những ai và những gì ở chung quanh chúng.

    Các trẻ thơ từ chối sự hiện diện của Chúa sẽ lớn lên trong nỗi lo sợ và như vậy sẽ dẫn đến sự cần đến các nhu cầu quyền lực, địa vị và nhu cầu vật chất. Bằng cách ấy, chúng sẽ không bao giờ tận hưởng sự bình an mà Chúa muốn ban tặng cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể trách cứ Chúa về điều kiện của thế giới hôm nay! Tình trạng của thế giới là hoa quả của sự đi xa lạc Chúa. Ngày nay, những gì làm chúng ta lo âu và đau đớn đều đến từ việc chúng ta coi thường Chúa. Hãy mau trở lại với Chúa và chúng ta sẽ cảm thấy kết quả ngay. Ngài là người bạn duy nhất của chúng ta mà không bao giờ ngủ.

    Hỏi : Nếu lời cầu nguyện cần phải học hỏi, vậy thì chúng ta phải bắt đầu với những bước nhỏ như trẻ thơ à?

    -Vâng, đúng là như vậy. Nếu chúng ta để ý rằng lời cầu nguyện không bao giờ bị xét đoán. Không có lời cầu nguyện nào nhỏ hay lớn, không có diểm A hay điểm F. Chúa vẫn là Chúa, và các thánh thật sự thì hoàn toàn khiêm nhường truớc Nhan Thánh Ngài. Đó là lý do tại sao Mẹ Têrêsa có thể thành thật nói như sau:

    “Tôi là kẻ tội lỗi nhiều hơn bạn.”

    Hỏi : Bà khuyên tôi làm gì nếu tôi chưa bao giờ cầu nguyện và muốn bắt đầu thưa chuyện với Chúa vào buổi tối hôm nay?

    -Hãy tắt TV đi, kéo dây điện thoại ra, đừng nghe điện thoại nữa. Hãy vào phòng của bạn và đóng cửa đàng sau bạn lại. Cầu nguyện là điều duy nhất trong thế giới mà chúng ta có thể và phải ích kỷ hoàn toàn. Hãy im lặng và nói với Chúa rằng bạn muốn ở gần bên Chúa. Hãy thường xuyên làm như vậy và đừng để Satan kéo bạn ra khỏi Chúa, với lối nói chuyện về tôi, tôi và tôi.

    Rồi hãy học thêm về Chúa Giêsu, về Thánh Gia, và các Thánh Tông Đồ của Chúa. Luôn luôn và đi từng bước nhỏ trong sự hiện diện của Tình yêu Toàn Thương của Chúa. Rồi bạn hãy đi tìm một tấm ảnh của Chúa Giêsu hay một cây Thánh giá và đặt nơi góc căn phòng của bạn, nơi mà bạn tìm được bình an và thinh lặng ban đầu. Ở đó, bạn sẽ nghe tiếng Chúa rõ nhất. Hãy quy hướng trái tim bạn theo lời chỉ dẫn của Chúa.

    Hãy bắt đầu chừng 15 phút rồi sau đó, tiến đến 1 tiếng đồng hồ. Nếu bạn thực tập điều này chừng 1 tháng, bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì sự bình an và niềm vui sẽ đến với bạn. Tuy nhiên, bây giờ tôi phải cảnh cáo bạn rằng sẽ có những sự đánh phá để lôi kéo bạn khỏi sự cầu nguyện và khỏi sự gần gũi với Chúa. Hãy cố gắng và cương quyết từ bỏ mọi sự chia trí, và hãy đơn sơ tiếp tục việc cầu nguyện.

    Thế rồi nếu bạn tìm thấy nhu cầu cần thay đổi toàn bộ đời sống, và thế giới ngày nay đầy những sự thay đổi thì bạn hãy đến tìm môt vị linh mục tốt lành và nói với ngài rằng bạn muốn ghi danh theo học lớp mẫu giáo của Chúa và muốn tiếp tục điều này trong số những người khác. Trong mối tương giao với Chúa, mọi người chúng ta đều ở lớp mẫu giáo. Sự hoán cải có nghĩa là thay đổi trái tim. Hoán cải có nghĩa là ngừng tất cả mọi sự ngăn chận chúng ta đến với Chúa Giêsu.

    Hãy tìm một cuốn Thánh Kinh và đem đến góc phòng của bạn. Hãy dâng mọi sự mà bạn có cho Chúa và Mẹ Thánh của Ngài, và bạn sẽ tìm được bình an. Không có một ai trên thế giới này mà không cần sự bình an trong trái tim của họ. Nguyên nhân là vì Chúa đã phán:

    “Trước khi Ta tạo con trong cung lòng mẹ con, Ta đã biết con.” Và cảm nghiệm điều ấy sẽ làm cho ta thấy bình an của Chúa. Sự bình an mà Chúa ban đều có trong mỗi linh hồn con người tùy theo mức độ.

    Người thầy gíáo và hướng dần viên giúp chúng ta đến với Ngài mau nhất và tốt nhất là Mẹ của Ngài. Mẹ cũng là thầy giáo và hướng dẫn viên của Chúa nữa. Nếu giáo hội của bạn không tôn kính Đức Mẹ hay nói rằng họ không cần Mẹ, thì hãy hỏi vị linh mục ở đó phục hồi địa vị của Mẹ hay bạn nên tìm xem có ai giúp cho bạn về vấn đề này không?

    Chẳng hạn như ở mỗi thành phố hay mỗi quốc gia đều có Đền thánh Đức Mẹ Maria hay các trung tâm Medjugorje. Tại mỗi trung tâm Medjugorje, bạn có thể xin đọc các thông điệp của Mẹ Maria và xin mang các thông điệp này về nhà để đọc. Hãy học hỏi các thông điệp này khi bạn có giờ yên lặng dành cho Chúa. Xin đừng đọc nhanh quá. Bạn nên đọc mỗi một thông điệp khoảng ba hay bốn ngày và suy niệm về thông điệp ấy.

    Qua những điều Mẹ dạy, chúng ta hãy đến với Chúa cách chậm rãi, cũng như ta lớn lên từ từ. Một khi bạn đi từng bước nhỏ bé để thay đổi đời sống thì bạn sẽ đổi thay. Tôi hứa với bạn rằng bạn sẽ thay đổi. Chỉ ít lâu sau, bạn sẽ nhận thức điều này thật là quan trọng. Làm việc ấy với trái tim của bạn, nhứ không với tâm trí. Có rất nhiều nhà thần học tài giỏi và thông minh nhưng họ chưa khám phá ra Chúa trong cách đơn giản và thanh sạch này.

    Hỏi : Các linh hồn có nói gì về sự hoán cải xảy ra trong gia đình của họ không?

    -Ồ, có chứ, Họ tỏ ra rất vui mừng khi thấy điều này xảy ra, và dĩ nhiên, họ giúp đỡ thân nhân họ trong tiến trình hoán cải.

    Hỏi : Thưa bà Maria, trong khi tìm kiếm nhà thờ, bà có đề nghị gì cho những ai muốn ở bên người khác trong sự hiện diện của Chúa không?

    -Tôi chỉ có những đề nghị để bạn có thể đến gần chân lý của Phúc Âm. Nên tránh những nhà thờ không nói rõ ràng về việc chống phá thai. Nên tránh những nhà thờ mà các cá nhân được huấn luyện quá kỹ nên tỏ ra đầy uy quyền. Tránh xa các nhà thờ tấn công Toà Thánh Vatican. Hãy nên tránh các nhà thờ đem giải trí xã hội vào chương trình thờ phượng. Nếu nhà thờ nào dạy giáo dân rằng Satan không hiện hữu thì nên tránh thật xa. Nên tránh các nhà thờ thực hành các cuộc huấn luyện tinh thần mà họ cho rằng như vậy sẽ đem ta đến gần Chúa hơn. Điều này rất nguy hiểm. Đừng quên rằng Chúa Giêsu luôn ở với ta, và ta không cần phải thực hành việc thao dượt tinh thần để đến gần Ngài hơn.

    Hãy tìm những nhà thờ nào tin vào Kinh Tin Kính của các Thánh Tông Đồ, hay ít nhất, cũng gần gũi với các Thánh Tông đồ.

    Hỏi : Có cách cầu nguyện nào tốt hơn những cách cầu nguyện khác không?

    Không. Chúa biết ta rõ ràng còn hơn là ta biết mình. Tất cả chúng ta được sắp xếp ở gần nhau qua nhiều cách khác nhau, nên lời cầu nguyện tốt nhất cho bạn là cách mà bạn cầu nguyện tốt nhất. Xin đừng quên rằng Chúa biết điều gì tốt nhất cho chúng ta, cho người khác và cho toàn thế giới. Hãy cầu nguyện thật nhiều theo như Thánh Ý Chúa thể hiện trong mọi tình huống. Với lời cầu nguyện thì ta dễ theo gương lời khuyên của Chúa Giêsu trong Phúc Âm. Ta cũng nên bắt đầu ăn chay.

    Ăn chay giúp ích nhiều cho đời sống cầu nguyện, và cầu nguyện sẽ giúp ta ăn chay. Có nhiều sách tốt nói về ăn chay. Với sự kết hợp của cầu nguyện và ăn chay, thì chúng ta sẽ nhanh chóng đến với Chúa và Mẹ trên Thiên Đàng. Hãy trở nên trẻ thơ và đến với các Ngài với sự tín thác hoàn toàn. Khi ở với các Ngài thì đời sống bạn sẽ tìm thấy bình an và niềm vui thật.

    Hỏi : Theo ý bà thì ý nghĩa đúng nhất của việc ăn chay là gì?

    -Chúa Giêsu đã dạy chúng ta hãy ăn chay và cầu nguyện. Ăn chay là một thứ kỷ luật thiêng liêng trong việc nhịn ăn. Đức Mẹ Maria dạy ta hãy ăn chay bằng bánh mì và nước lã vào ít nhất là một ngày trong tuần. Đặc biệt là ngày thứ sáu. Tốt hơn là ăn chay hai hoặc ba ngày một tuần. Việc ăn chay phải đuợc thực hành chậm chạp và không đi ngược với lời hướng dẫn của bác sĩ Y khoa. Hãy tỏ ra khôn ngoan và nhẹ nhàng như Chúa muốn.

    Ăn chay còn có nghĩa là từ bỏ một sự gì, hay tình trạng nào, từ bỏ một cá nhân nào đó, hay tránh xa các dịp tội mà có thể đưa ta đi xa khỏi Thánh Ý Chúa Giêsu. Có các tình huống mà ta biết rằng mình có thể bị kẻ khác điều khiển để mất đi cơ hội làm các việc lành. Danh sách của các tình trạng này rất dài và có nhiều thể loại. Có những điều có thể cám dỗ được bạn nhưng lại không có thể cám dỗ được tôi, và ngược lại. Trái tim của chúng ta biết chính mình nhất, và chúng ta phải cố gắng sống thật thà và trong sạch khi nói đến những gì mà chúng ta không cần.

    Ăn chay còn có nghĩa là ngừng lại không nhờ Chúa làm nhiều điều cho ta, và để Chúa làm việc cho thế giới chung quanh ta. Ăn chay là một cách đầy quyền năng để đến với Ngài. Chúng ta quan trọng vì linh hồn chúng ta có giá trị đối với Chúa hơn cả thế giới.

    Tôi biết có những người đã từng ăn chay đến 7, 8 hay 9 năm trường, và sau đó, họ biến đổi hoàn toàn, đó phải kể là phép lạ. Chúa đã thực sự làm việc mà không một lối giảng dạy nào của trần gian có thể thực hiện được.

    Ăn chay làm cho chúng ta dễ dàng cầu nguyện và khi cầu nguyện thì chúng ta dễ dàng ăn chay hơn. Khi ta ăn chay để cầu nguyện cho các linh hồn ở Luyện ngục thì họ được lợi ích nhiều và họ sẽ cảm tạ ta đến muôn đời.

    Ăn chay bằng cách không xem TV là điều rất cần thiết. Khi ta ăn chay bằng cách này, ta sẽ giúp các linh hồn ở Luyện ngục rất nhiều, nhất là đối với các linh hồn đã không chu toàn bổn phận của họ đối với gia đình họ. Tôi biết ở Luyện ngục có rất nhiều các loại linh hồn này.

    Ăn chay có thể bằng nhiều cách và không có một giới hạn nào. Một sự hãm mình nhỏ nhặt cũng mang lại các kết quả tốt, cũng như một lời cầu nguyện nhỏ bé đem lại nhiều lợi ích cho các linh hồn.

    Hỏi : Bà có thể cho tôi một ví dụ mà một lời cầu nguyện nhỏ nhặt đã làm thay đổi sự kiện?

    -Vâng, mỗi lời cầu nguyện ngắn và đơn giản đều được Chúa lắng nghe. Để tôi xem nào! Ồ, có! Đây là câu chuyện liên quan đến một linh hồn, và ông ta đã đến gặp tôi vào mấy năm trước.

    Một đêm nọ có linh hồn người đàn ông hiện ra và nói với tôi là ông cần được giải thoát. Ông ta cứ đứng trước mặt tôi và hỏi:

    “Bà còn nhớ tôi không?”

    Tôi nói không. Ông ta bèn nói rằng cách đây khá lâu, vào năm 1932, khi tôi chỉ mới 17 tuổi, ông ta đã cùng ngồi trên toa xe lửa với tôi để đến vùng Hall.

    Lúc nghe nhắc lại, tôi mới nhớ ra. Ông ta đã phàn nàn chua cay về giáo hội và tôn giáo. Lúc đó, tôi nghĩ mình phải trả lời ngay, và tôi bảo ông ta rằng ông không phải là người tốt khi ông nói xấu về các sự thánh thiện như thế. Câu trả lời của tôi làm cho ông ta ngạc nhiên và làm ông ta cảm thấy khó chịu. Ông ta nói rằng:

    “Cô là người trẻ mà dám dạy đời tôi à?”

    Tôi tỏ ra hỗn xược và lớn tiếng với ông:

    “Nhưng tôi khôn hơn ông đó!”

    Từ đó, ông ta cúi đầu đọc báo và không nói thêm một lời nào cả. Khi ông ta xuống ga rồi, tôi thì thầm một lời nguyện tắt:

    “Lạy Chúa Giêsu, xin đừng để cho linh hồn này bị mất đời đời.”

    Vậy mà bây giờ ông ta đến với tôi, ông kể cho tôi nghe rằng chính lời nguyện tắt của tôi lúc đó đã cứu ông khỏi rơi vào Hỏa ngục.

    Hỏi :  Bà có các lời cầu nguyện nào có một sự đính kèm không?

    -Cho tôi à? Không, nhưng tôi thích nhìn những gì xảy ra trong mọi người khi họ khám phá ra cầu nguyện thực sự là gì?

    Với các lời cầu nguyện, tôi thường năn nỉ mọi người hãy tái khám phá ra Chúa Giêsu trong khi chầu Chúa Thánh Thể. Đây là một ân sủng vô biên và là nguồn suối chữa lành, là nơi mà Chúa Giêsu ban phép lạ. Thế mà rất nhiều người đã bỏ quên trong Giáo hội tân kỳ ngày nay. Khi ta đến chầu Thánh Thể hai lần hoặc ba lần mỗi tuần thì Chúa sẽ đem bình an đến cho toàn thế giới.

    Tôi có tình yêu đặc biệt cho việc đọc kinh Mân Côi. Đây là sự chữa lành mạnh mẽ cho các gia đình.

    Tôi thường khuyên mọi người hãy đọc lời kinh của Thánh Bridget. Bà Thánh Bridget của Thụy Điển đã nhận được hai lời kinh từ Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria. Những lời kinh mà Chúa Giêsu ban thì nên đọc trong một năm. Còn những lời kinh mà Đức Mẹ dạy qua bà Thánh Bridget thì chúngta nên cầu nguyện trong 12 năm. (Xin xem trong phần cuối của cuốn sách này.) Rồi Đức Mẹ cũng ban cho bà Thánh các lời cầu nguyện để tôn vinh 7 sự Thương Khó của Me. Chúa Giêsu và Đức Mẹ hứa rằng qua Thánh Bridget thì những ai cầu nguyện các kinh này sẽ được nhiều ơn ích sau này.

    Các lời hứa của Chúa Giêsu dành cho nhưng ai cầu nguyện các kinh này trong 12 năm. Các lời hứa của Chúa Giêsu gồm có 5 điều, nhưng lợi ích của lời hứa này thì rõ ràng và đầy hiệu quả. Cùng những ai cầu nguyện các kinh, Chúa Giêsu hứa như sau:

    1. Linh hồn nào cầu nguyện kinh ấy sẽ không bị rớt vào Luyện ngục.
    2. Linh hồn nào cầu nguyện kinh ấy sẽ được xem như các Thánh Tử Đạo, giống như là người ấy đã nhỏ máu cho đức tin của họ.
    3. Linh hồn nào cầu nguyện kinh ấy sẽ có thể chọn 3 người khác mà Chúa Giêsu sẽ giữ gìn họ trong tình trạng ân sủng để trở nên thánh.
    4. Không ai trong 4 thế hệ kế tiếp của những ai cầu nguyện mà bị sa vào Hỏa ngục.
    5. Linh hồn nào cầu nguyện kinh ấy sẽ được biết về cái chết của mình trước đó 1 tháng.

    Tuy nhiên, tôi cần phải cảnh cáo mọi người hãy đừng nghĩ rằng mình cứ tiếp tục sống bừa bãi mà có thể đi thẳng lên Thiên Đàng. Ta phải sống thành thật với Chúa ngay lúc ta đọc kinh này và luôn phải sống thánh thiện hơn. Linh hồn ấy đừng tưởng rằng mình có thể qua mặt được ánh sáng của Chúa, và nếu không sống tử tế, người ấy sẽ gặp một sự ngạc nhiên đáng sợ khi đến giờ gặp Chúa nơi Tòa Phán Xét.

    Hỏi : Liệu các linh hồn có đòi hỏi sự gì thêm không, ngoài các lời cầu nguyện từ các thân nhân của họ?

    -Thỉnh thoảng có. Nếu một linh hồn chấm dứt cuộc đời sớm hơn là vì họ hút thuốc lá quá nhiều thì họ sẽ xin thân nhân của họ ngưng hút thuốc đi. Dĩ nhiên, đó cũng là môt sự ăn chay.

    Hỏi :  Chúng ta có nên cầu nguyện cho thú vật hay cầu nguyện trên thú vật không?

    -Có, đó là điều tốt và hợp lý khi cầu nguyện trên một con thú bị bệnh bởi vì thú vật cũng có tinh thần, dù chúng không có linh hồn. Chúng ta có thể cầu nguyện cho sự bình an và sức khỏe của thú vật. Chúng ta nên chúc phúc cho thú vật bởi vì Satan ghét những gì gần gũi và giúp ích cho chúng ta.

    Hỏi :  Có điều quan trọng thiêng liêng nào khi ta chắp tay lại lúc cầu nguyện không?

    -Nếu ta chắp tay lại khi cầu nguyện thì Chúa ban cho ta thêm nhiều ơn sủng. Đây là điều mà các linh hồn nói cho tôi biết.

    Hỏi :  Mọi người nên cầu nguyện cho người khác hay chỉ cầu ngu      yện cho chính mình?

    -Ồ, mọi người nên cầu nguyện RẤT NHIỀU CHO những người khác hơn là cầu nguyện cho chính mình. Công thức vẫn là hãy hy sinh và cho đi mọi sự gì tốt đẹp cho tha nhân càng nhiều càng tốt. Đó là điều Chúa muốn chúng ta làm.

    chanlyvinhcuu