24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM NGÔ TÔN HUẤN

CÔNG ĐỒNG ĐẠI  KẾT HAY CÔNG ĐÔNG CHUNG LÀ GÌ TRONG GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ?

Hỏi :

  • xin cha giảithíchvềCôngĐồngĐạiKết hay CôngĐồng Chung trongGiáoHộiCôngGiáo.
  • Có bao nhiêuCôngĐồngchungđượctriệutậptừxưađến nay..?

Trảlời :

  • TrongGiáoHội , khinóiđếnCôngĐồng Chung hay CôngĐồngĐaiKết ( Ecumenical Council) lànóiđếnviệctriệutậptấtcảcácthànhphầnlãnhđạotrongGiáoHộihoànvũvàgiáohộiđịaphương; cụthểlàcácgiámmụcvàcácBềTrênDòngtrongtoànGiáoHộivề Roma họpvớiĐứcThánh Cha đểbànvềnhữngvấnđềcóliênquanđếntínlý, ( dogma) giáolý ( doctrine)  luânlý ( moral) vàkỷluật  (  disciplines)( x giáoluậtsố 338-341)

Từngữđạikết =Ecumeticalxuấtpháttừtiếng Hy lạp-  “oikoumene” cónghĩalà

Toàndiện, toànthếgiới. Do đó, khiđạiCôngĐồngchung hay ĐạikếtđượctriệutậpthìchủyếulàtấtcảcácgiámmụctrongtoànGiáoHộiđượcmờivềgiáođôRômatheolệnhĐứcThánh Cha làngườitriệutậpvàcũnglàngườitrụtrì –tứcchủtọacácphiênhọpcủaCôngĐồng.

Từxưađến nay, mỗikhiGiáoHộicónhucầuquantrọngphảibànbạcvàquyêtđịnh,thìĐaiCôngĐồngchungđượctriệutậpđểcácvịcótráchnhiệmtrongGiáoHộihoànvũ (The Universal Catholic Church)vàđịaphươngngồilạivớiĐứcThánh Cha làThủlãnhGiáoHộiCôngGiáohoànvũvàcũnglàThủlãnhGiámmụcđoàn ( College of bishops) đểthảoluậnvàquyếtđinhnhữngvấnđềcóliênquanđếnSứvụvásứmệnhcủaGiáoHộilàThânThểnhiệmmầu ( Mystical Body) củaChúaKitôtrongtrầnthế.

NgoàicácGiámmụclàthànhphầnchính, còncóđạiđiệncácDòng Tu lớn, cácthầnhọcgianổitiếng, cácchuyênviêngiáoluậtvàphụngvụcũngđượcmờiđểđónggóp ý  kiếnchuyênmônchoCôngĐồng.   CácHồng Y cũnglàgiámmụcnênđềuđượcmờithamdựCôngĐồng. Cầnnóithêmở đâylàcácHồng Y cóvaitròlớnhơncácgiámmục, vìlànhữngcốvấnchoĐứcThánh Cha, vàđươngnhiênlànhữngcử tri ( elector)đibầuGiáiHoàngmớivàcókhảnăngđượcbầulênngôiGiáoHoàng ( dùkhông ra ứngcử)  nếudưới 80 tuổi.  Khi đươngkimGiáoHoàngtừtrần hay từchức ( ĐứcThánh Cha Bênêdictô XVI từchứcnăm 2012)thìcácHông Y dưới 80 tuổisẽhọpMậtnghị ( Conclave ) đểbầuGiáoHoàngmớichoGiáoHội.

 Theo giáoluật, thìCôngĐòngchungphảiđượcchínhĐứcThánh Cha triệutập, chủtọa, phêchuẩncácsắcluậtđượcthông qua vàgiảitánCôngĐồng ( x giáoluậtsố 338)

Tuynhiên, tronglịchsửGiáoHội, thìtámCôngĐồngchungđầutiênđươctriệutậpở ĐôngphươngtheolênhcủacácHoàngĐế ( Emperor) chứkhông do ĐứcThánh Cha triệutập . TuyĐứcThánh Cha  khôngđichthânthamdựnhưngngàicũngphêchuẩncácquyếtđịnhcủacácCôngĐồngnày.

Sau đâylàdanhsáchcácĐạiCôngĐôngchungđãđượctriệutậptừxưađến nay:

  • CôngĐồng Nicaea ( Nicene) I, A,D 325 lênánbèrối Arianism sailầmvềbảntínhcủaChúaGiêsuvàtuyênbốChúa Con cùngbảnthểvớiChúa Cha.

CôngĐồngcũngchấpthuậnKinh Tin KínhđượcđọctrongcácThánhLềngàyChúanhậtvàcácngàylễtrọngtừđóđến nay trongtoànGiáoHội

  • CôngĐồng Constantinople I, A.D 381 lênánbèrối Macedonians vàtuyên

bốChúaThánhThầnđồngbảnthểvớiChúa Cha vàChúa Con

  • CôngĐồng Ephesus, A.D 431 lênánbèrối NestoriansvàPelagiansvàchínhthứctuyênbốĐức Trinh Nữ Maria là  “ MẹThiênChúa=Theotokos” vìlàMẹthậtcủaChúaGiêsucũnglàThiênChúađồngthểvới

Chúa Cha vàChúaThánhThần.TừđóGiáoHộicólễbuộckínhMẹ Maria làMẹThiênChúangày 1 tháng 1 mỗinăm.

 4-Công ĐồngChalcedon,A.D 451lênánbèrốiMonophysitism

5-Công Đồng Constantinople  II, A,D 553,  lênán Ba Kinhhội ( Three

             Chapters)

        6-Công Đồng Constantinople III, A, D 680. Lênánngụythuyết

           Monothelitism

  7-Công Đồng Nicaea II, A,D 787, lênánviệcđậppháảnhtượng( Iconoclasm)

8-Công Đồng Constantinople IV,869:chấm dứt ly giáo Hy-Lạp và

,

truẤt  phẾ thưỢng phỤ Photius

        9- Côngđồng  Lateran I, 1223, ban hànhcácsắclệnhvềtộimạithánh

             ( Simony,) vàluậtđộcthâncùahànggiáosĩ.

        10- CôngĐồng Lateran II, 1139,  chấmdứtlygiáovềngôivịGiáoHoàng

             (Papal schism) và ban hànhnhữngcảicáchmới.

         11-Công Đồng Lateran III, 1179, lênáncácbèrối Albigenses và Waldenses

Và qui địnhviệcbầuGiáoHoàng.

   12- CôngĐồng Lateran IV, 1215, chuẩnbịchocuộcThậptựchiến( Crusade)

SắclệnhvềviệcRướcLễhàngnăm, vànhắclạiviệclênáncácbèrối

củaCôngĐồng Lateran III

          13- CôngĐồng Lyons I, 1245,  hạbệFrederick II vàchuẩnbịcuộcThậptự

Chinh( Crusade)

          14-Công Đồng Lyons II, 1274, nốikếtGiáoHộivớiphía Hy lạpvàcôngbố

nhữngcảicáchvềkỷluật

           15-Công Đòng Vienne, 1311-1312 bãibỏKinhsĩ Templarsvà ban hành

nhữngcảicáchmới.

            16-Công Đồng Constance, 1414-1418, chấmdứtcuộcĐạilygiáoTây

Phươngkéodàitừnăm 1378đến 1414mànguyênnhânchínhlàvấnđề

tranhchấpngôivịGiáoHoàngcủacácphengườiPháp, Ý vàĐức

             17- CôngĐồng Florence , 1431-1445, vấnđềhiệpnhấtvớiphía Hy Lạp

Và ban hànhnữngcảicáchmới.

             18- CôngĐồng Lateran V, 1512- 1517đóiphóvớinhómTânAristote

                ( Neo-Aristotelians) và ban hànhnhữngcảicáchmới

              19- CôngĐồng Trent, 1545-1563, lênánnhómThệphản ( Protestantism)

Vàđóngthư qui (canon) KinhThánh

               20-Công ĐồngVaticanô I, 1869-1870).lênánnhữngsailầm,vàcôngbố

ơnbấtkhảngộ ( infallibility) củaĐứcThánh Cha

                21-Công ĐồngVaticanô II, do ĐứcThánh Cha Gioan XXIIItriệutập

Vàkhaimạcngày 11 tháng 10 năm 1962.Khóa 1 chấmdứtngày 8

Tháng 12,1962 , saukhiĐứcThánh Cha Gioan qua đờingày 3-6-1963

ĐứcThánh Cha Phaolô VI đượcbầulênthaythếvàtiếptụccôngviệc

CủaCôngĐồngthêmbakhóahọpnữavàonhữngngàysauđây:

Từ   26 tháng 9  đến 4 tháng 9  năm 1963 

Từ 14-đến 21 tháng11 năm 1964

Từ 14 tháng 9 đến 8 tháng 12 năm 1965 làngàykếtthúc

CôngĐồngvới 16 tuyênngônvàsắclệnhđượcĐứcThánh Cha

Phaolô VI kýcho ban hànhtrongtoànGiáoHội .

 (source : Catholic Encyclopedia)

ĐâylàĐạiCôngĐông Chung lớnnhấtđượctriệutậptrongGiáoHộitừtrướcđến nay, vớisựthamdựcủatrên 2000 giámmụcđếntừkhắpnơitrênthếgiới

đemlạithànhquảlớn lao làcanhtân hay  đổimớiGiáoHộivềmọiphươngdiện. đặcbiếtlàphụngvụ, bítích . Cụthể : ThánhLễTạƠn ( The Eucharist) vàcácbítíchtừ nay đượccửhànhbằngngônngữcủacácdântộcthayvìbằng La ngữthốngnhấttừtrướcchođênnăm 1965,lànămkếtthúcCôngĐồngVaticanô II.  

Dầuvậy , vẫncósựbấtđồngtrongGiáoHộivềnhữngcảicáchcủaCôngĐồng. Cụthể: TổngGiámmục Marcel Lefebvre ( Pháp) đãlykhaikhỏiGiáoHộihậuCôngĐồngđểtiếptụclàmlễbằngtiếng LatinvàbácbỏmọicảicáchcủaCôngĐồng. Ôngcũnglôikéođượcmộtsốngườicókhuynhhướngbảothủđitheo.Naynhómnàyđã tan rã, saukhiTổngGiánmuc Lefebvre qua đờinăm 1991.

Sau cùng,  mộtđiềuđángchú ý làĐứcGiáoHoàngBê-nê-đich-tô XVI ( đãvềhưunăm 2012) đãchotáilậplại Nghi ThứccũcửhànhThánhLễbằngtiếngLatinh,song song vớinghithứcmớibằngcácngônngữđịaphương, theođótừ nay  nơinàocónhucầuvàcólinhmucđọcđượctiếngLatinh, thìkhỏiphảixinphépTòaThánhđểlàmlễLatinhnhưtrước.

Ướcmongnhữnggiảiđáptrênthỏamãncâuhỏiđặt ra.

LmPhanxicôXaviêNgôTônHuấn.MDive..MA,  DM (Doctor of Ministry=TiếnSĩSứVụ)

 

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM NGÔ TÔN HUẤN

XIN GIẢI THÍCH  RÕ THÊM VỀ  NHỮNG KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CÔNG GIÁO, CHÍNH THỐNG GIÁO, ANH GIÁO VÀ TIN LÀNH

 

Hỏi:

Trong bài trước cha đã nói  đến các Đạo cùng tôn thờ Thiên Chúa nhưng khác nhau về nhiều mặt thần học, tín lý, giáo lý, bí tích,  phụng vụ .v.

Xin cha nói rõ hơn về những khác biệt này giữa Công Giáo, Chính Thống, Anh Giáo và Tin Lành.

 

Trả lời:

Như đã giải thích trong bài trước, Đạo Thánh  của Chúa Kitô  và Giáo Hội duy nhất  của Chúa xây trên Đá Tảng Phểrô,qua thời gian,   đã bị rạn nứt hay ly giáo ( schisms) phân chia thành  ba Nhánh Kitô Giáo là Công Giáo Roma (The Roman Catholicism )  , Chính Thống Giáo Đông Phương ( Eatern Orthodox Churches)  và Tin Lành ( Protestantism).Đây là hậu quả của những cuộc cải cách tôn giáo xảy ra vào thế kỷ XVI ở Tây Phương đã ,làm phát sinh các Giáo giáo trên đây.

Thật vậy,  từ đầu,  chỉ có Đạo Thánh của Chúa Kitô gọi chung là KitôGiáo (Christianity). Nhưng theo dòng thời gian,  đã có những biến cố gây ra tình trạng rạn nứt hay ly giáo (schisms) trong Giáo  Hội nói chung. Ngoài ra, còn một nhánh Kitô Giáo nữa là Anh Giáo ( Anglican Communion) do vua Henri VIII (1491-1547) của nước Anh  chủ xướng năm 1534 để lập một Giáo Hội riêng cho Nước Anh, tách khỏi Rôma chỉ vì Tòa Thánh La Mã ( Đức Giáo Hoàng Clement VII) đã không chấp nhận cho nhà vua ly di để lấy vợ khác.

Cho đến nay, các nhóm ly khai trên vẫn chưa hiệp thông được với Giáo Hội Công Giáo vì còn nhiều trở ngại chưa vượt qua được.. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng giới hạn trong câu hỏi được đặt ra,  tôi chỉ xin nên sau đây những dị biệt căn bản giữa bốn Nhánh Kitô Gíáo lớn trên đây mà thôi.

 

 

  I-Chính Thống  (orthodoxy) khác biệt với Công Gíáo La Mã ( Roman Catholicism) thé nào ?

 

Trước hết, danh xưng Chính Thống "Orthodoxy", theo ngữ căn (etymology) Hy lạp là " orthos doxa", có nghĩa là  "ca ngợi đúng (right-praise), "tin tưởng đúng " ( right belief) . Danh xưng này được dùng trước tiên để chỉ lập trường của các giáo đoàn Kitô đã tham dự các Công Đồng đại kết (Ecumenical Councils) Nicêa I (325) Ephêsô (431) và nhất là Chalcedon (451) trong đó họ đã đồng thanh chấp thuận và đề cao những giáo lý được coi là chân chính( sound doctrines) , tinh tuyền của KitôGíáo để chống lại những gì bị coi là tà thuyết hay lạc giáo (heresy).Do đó,trong bối cảnh này, từ ngữ  "orthodoxy" được dùng để đối nghịch với từ ngữ " heresy" có nghĩa là tà thuyết hay lạc giáo.

 Nhưng  sau biến cố năm 1054 khi hai Giáo Hội  Kitô Giáo Hy Lạp ở Constantinople ( tượng trưng cho Đông Phương) và Giáo Hội Công Giáo LaMã ( Tây Phương) đã xung đột và ra vạ tuyệt thông cho nhau ( anthemas=excommunications) ngày 16 tháng 7 năm 1054  giữa Michael Cerularius, Thượng Phụ Constantinople và Đức cố Giáo Hoàng Leo IX vì có những bất đồng lớn về tín lý, thần học  và quyền bính, thì  danh xưng "Chính Thống" ( orthodoxy) lại được dùng để chỉ Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople đã tách ra khỏi  hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo La Mã. Sau này, Giáo Hội "Chính Thống" Hy Lạp ở Constantinople đã lan ra các quốc gia trong vùng như Thổ nhĩ Kỳ, Nga, Albania, Estonia, Cyprus, Finland, Latvia,  Lithuania,  Rumania, Bulgaria, Serbia, Ukraine...Vì thế,  ở mỗi quốc gia này cũng có Giáo Hội Chính Thống nhưng độc lập với nhau về mọi phương diện.Nghĩa là không có ai là  người lãnh đạo chung của các Giáo Hội này, mặc dù họ có tên gọi chung là các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương ( Eastern Orthodox Churches) tách khỏi khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã.(Tây Phương)

Tuy nhiên, hiện nay Thượng Phụ ( Patriarch) Giáo Hội Chính Thống Thổ Nhĩ Kỳ ở Istanbul  được coi là Thượng Phụ Đại Kết ( Ecumenical Patriarch) của các Giáo Hội Chính thông Đông Phương.Cách nay 7 năm Đức Thánh Cha Bê-nê-đich tô XVI ( đã về hưu năm 2013) đã sang thăm Đức Thượng phụ Giáo Chủ Chính Thống Thổ để tỏ thiện chí muốn đối thoại, đưa đến hiệp thông giữa hai Giáo Hội anh  em. Riêng Giáo Hội Chính Thống Nga, cho đến nay, vẫn chưa tỏ thiện chí muốn xích gần lại với Giáo Hội Công Giáo La Mã, vì họ cho rằng Công Giáo muốn "lôi kéo" tín đồ Chính Thống  Nga vào Công Giáo sau khi chế độ cộng sản ở Nga tan rã, tạo điều kiện thuận lợi cho Giáo Hội Chính Thông Nga hành Đạo. Dầu vậy, một biến cố mới xẩy ra trong năm  2016 là Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Thượng Phụ Giáo Hội Chính Thông Nga tại MỄ TÂY CƠ (Mexico), nhưng kết quả của cuộc gặp gỡ lịch sử này giữa hai vi lãnh đạo Công Giáo và Chính Thống Nga không được công bố sau đó.Nhưng đây là một dấu chỉ tích cực giữa hai Giáo Hội anh  em muốn hiệp nhất với nhau trong cùng một niềm tin vào Chúa Kitô.

Trước khi xẩy ra cuộc ly giáo năm 1054, hai Nhánh Kitô giáo lớn ở Đông và Tây phương( The Greek Church and the Holy See=Rome)  nói trên vẫn hiệp thông trọn vẹn với nhau về mọi phương diện vì cả hai Giáo Hội anh  em  này đều là kết quả truyền giáo ban đầu của các Thánh Tông Đồ Phêrô và Anrê. Lịch sử truyền giáo cho biết là Thánh Phêrô đã rao giảng Tin mừng ở vùng  đất nay là lãnh địa của Giáo Hội Công Giáo La Mã (Roma) trong khi em ngài, Thánh Anrê (Andrew)  sang phía Đông để rao giảng trước hết ở Hy lạp và sau đó phần đất nay là Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Như thế, cả hai Giáo Hội KitôGiáo Đông Phương Constantinople và Tây Phương Rôma đều có nguồn gốc Tông đồ thuần túy ( Apostolic succession).

Sau đây là những điểm gây bất đồng khiến đi đến ly giáo (schism) Đông Tây năm 1054.

 

 1- về tín lý, Giáo Hội Chính Thống Đông Phương- tiêu biểu ban đầu là  Giáo Hội Hy Lạp ở Constantinople- đã  bất đồng với Giáo Hội Công Giáo La Mã về từ ngữ “ Filioque” ( và Con) thêm vào trong Kinh Tin Kính Nicêa tuyên xưng “Chúa Thánh Thần bởi  Chúa Cha, và Chúa Con mà ra”.

Giáo Hội Chính Thông Đông Phương cũng không công nhận các tín điều về  Đức Mẹ  Vô Nhiễm  Thai (Immaculate Conception) và Lên Trời cả hồn xác (Assumption) mặc dù họ vẫn tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (Theotokos). Sở dĩ thế, vì họ không công nhận vai trò lãnh đạo Giáo Hội của Đức Giáo Hoàng, nên đã bác bỏ mọi tín điều được các Đức Giáo Hoàng công bố  với ơn bất khả ngộ (Infallibility) mà Công Đồng Vaticanô I (1870) đã nhìn nhận.

Chính vì họ không công nhận quyền và vai trò lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ của Đức Giáo Hoàng Rôma, nên đây là trở ngại lớn nhất cho sự hiệp nhất (unity) giữa hai Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo cho đến nay, mặc dù hai bên đã tha vạ tuyệt thông cho nhau sau cuộc gặp gỡ lịch sử  năm 1966 giữa Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thượng Phụ Giáo Chủ Constantinople khi đó là Athenagoras I.

Giáo Hội Chính Thống có đủ bảy bí tích hữu hiệu như Công Giáo. Tuy nhiên, với bí tích rửa tội  thì họ  dùng  nghi thức dìm xuống nước (immersion) 3 lần để nhấn mạnh ý nghĩa tái sinh vào đời sống mới, trong khi Giáo Hội Công Giáo chỉ dùng nước đổ trên đầu hay trán của người được rửa tội để vừa chỉ sự tẩy sạch tội nguyên tổ và các tội cá nhân ( đối với người dự tòng) và tái sinh vào sự sống mới, mặc lấy Chúa Kitô.

Chính vì Giáo Hội Chính Thống có đủ các bí tích hữu hiệu như Công Giáo, nên giáo dân Công Giáo được phép tham dự Thánh lễ và lãnh các bí tích hòa giải và sức dầu của Chính Thống nếu không tìm được nhà thờ Công Giáo hay linh mục Công giáo khi cần..

 

2-Về phụng vụ, Giáo Hội Chính Thống dùng bánh có men (leavened bread) và ngôn ngữ Hy lạp  khi cử hành phung vụ  trong khi Giáo Hội Công Giáo dùng bánh không men (unleavened bread) và tiếng Latinh trong phụng vụ thánh trước Công Đồng Vaticanô II, và nay là các ngôn ngữ của mọi tín hữu thuộc  mọi nền văn hóa, chủng tộc khác nhau, trong đó có tiếng Viêt Nam.

 

3-Sau hết, về mặt kỷ luật giáo sĩ:  các Giáo Hội Chính Thông cho phép các phó tế và linh muc được kết hôn trừ Giám mục, trong khi kỷ luật độc thân (celibacy) lại  được áp dụng cho mọi cấp bậc trong hàng giáo sĩ và tu sĩ Công Giáo, trừ phó tế vĩnh viễn (permanent deacons).

Đó là những khác biệt căn bản giữa Giáo Hội Chính Thống Đông Phương và Giáo Hội Công Giáo                                                                                                                                         La Mã cho đến nay.

Tuy nhiên, dù có những khác biệt và khó khăn trên đây, Giáo hội Công Giáo và Giáo Hội Chính Thống Đông Phương đều rất gần nhau về nguồn gốc tông đồ và về nền tảng đức tin, giáo lý, bí tích và Kinh thánh. Vì thế,  giáo lý của Giáo Hội Công Giáo đã dạy rằng: “Đối với các Giáo Hội Chính thống, sự hiệp thông này sâu xa đến nỗi “chỉ còn thiếu một chút là đạt được mức đầy đủ để có thể cho phép cử hành chung phép Thánh Thể của Chúa Kitô” (x.SGLGHCG, số 838).

Vì Chính Thống Giáo có đủ bảy bí tích hữu hiệu, nên giáo dân Công Giáo được phép tham dự Thánh Lễ và lãnh các bí tích hòa giải và sức dầu ở  nhà thờ và các linh mục Chính Thống, nếu không tìm được nhà thờ và linh mục Công Giáo nơi mình cư ngụ.

 

II- Tin lành ( Protestantism)Anh Giáo ( Anglican Communion) và những khác biệt với Công Giáo.

 

Như đã nói trong bài trước, Tin lành, nói chung, là Nhánh KitôGíáo đã tách ra khỏi Giáo Hội Công Giáo sau những cuộc cải cách tôn giáo do Martin Luther, một linh mục Dòng thánh Augustinô, chủ xướng vào năm 1517 tại Đức và lan sang Pháp với John Calvin và Thụy sỹ với Ulrich Zwingli  và các nước Bắc Âu sau đó.Hiện nay có hàng chục ngàn giáo phái này ở Mỹ, hoạt động với nhiều danh xưng khác nhau, nhưng cùng ít nhiều có liên hệ đến nguồn gốc thệ phản ( protestantism)nói trên. Một đặc điểm của các giáo phải Tin Lành là họ không có hệ thống giáo quyền ( Hierachy) chung như Giáo Hội Công Giáo có hàng giáo phẩm tối cao từ trung ương Roma cho đến các giáo hội địa phương ở mỗi quốc gia.Các nhánh Tin Lành hầu như độc lập với nhau về quyền bính, nhân sự, tài chính  và phương thức hành đạo.

 

 1-Ở góc độ thần học,

Những người chủ trương cải cách (reformations) trên đã hoàn toàn bác bỏ mọi nền tảng thần học về bí tích và cơ cấu tổ chức giáo quyền (Hierachy) của Giáo Hội Công Giáo. Họ chống lại vai trò trung gian của Giáo Hội trong việc hòa giải con người với Thiên Chúa qua bí tích tha tội hay hòa giải (reconciliation) vì họ không nhìn nhận bí tích truyền chức thánh (Holy Orders) qua đó Giám mục, Linh mục được truyền chức thánh và có quyền tha tội nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) cũng như thi hành mọi sứ vụ (ministry) thiêng liêng khác. (rửa tội, thêm sức, thánh thể,  Xức dầu thánh, chứng hôn).

Điểm căn bản trong nền thần học của Tin Lành là con người đã bị tội tổ tông phá hủy mọi khả năng hành thiện rồi (làm việc lành), nên mọi nỗ lực cá nhân để được cứu rỗi đều vô ích và vô giá trị.Do đó, chỉ cần tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô dựa trên Kinh Thánh là được cứu rỗi mà thôi. (Sola fide, sola scriptura).

Ngược lại, Giáo Hội Công Giáo tin rằng con người vẫn có trách nhiệm cộng tác với ơn Chúa để được cứu rỗi. Nói khác đi, muốn được cứu độ, con người phải cậy nhờ trước hết vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô, nhưng cũng phải có thiện chí công tác với ơn thánh để sống và thực thi những cam kết khi được rửa tội. Nếu không, Chúa không thể cứu ai được như Chúa Giêsu đã nói rõ:

 “không phải bất cứ ai thưa với Thầy: lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ có ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7:21).

Nói khác đi, không phải rửa tội xong, rồi cứ hát Alleluia và kêu danh Chúa Kitô là được cứu độ. Điều quan trong hơn nữa là phải sống theo đường lối của Chúa, nghĩa là thực thi những cam kết khi được rửa tội: đó là mến Chúa, yêu người và xa lánh tội lỗi. Nếu không, rửa tội và kêu danh Chúa thôi vẫn  ra vô ích.

 Anh em tin lành không chia sẻ quan điển thần học này, nên họ chỉ chú trọng vào việc đọc và giảng Kinh Thánh nhưng không nhấn mạnh đến phần đóng góp của con người như Chúa Giêsu đòi hỏi trên đây. Ngoài phép rửa và Kinh Thánh, họ không tin và công nhận một bí tích nào khác.Điển hình

Là bí tích hòa giải mà các giám mục và linh mục Công Giáo được phép tha tội cho các hối nhân nhân danh Chúa Kitô ( in persona Christi).

,

Lại nữa, vì không công nhận phép Thánh Thể, nên họ không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong hình  bánh và rượu, mặc dù một số Giáo phái Tin lành có nghi thức bẻ bánh và uống rượu nho khi họ tụ họp để nghe giảng Kinh thánh., Nhưng đó không phải là cử hành Bí Tích Thánh Thể ( Eucharist) như trong Giáo Hội Công Giáo và Chính Thống Giáo Đông Phương.. Sứ vụ quan trọng của họ chỉ là giảng Kinh Thánh  vì họ chỉ  tin có Kinh Thánh ( Sola Scriptura) mà thôi.

 

2-  Nhưng Kinh Thánh được cắt nghĩa theo cách hiểu riêng của họ, nên có rất nhiều mâu thuẫn hay trái ngược với cách hiểu và cắt nghĩa của Giáo Hội Công Giáo.

Thí dụ, câu Phúc Âm trong Matthêu 22 : 8-9 trong đó Chúa Giêsu dạy các tông đồ “ không được gọi  Ai dưới đất là Cha, là Thầy .”. anh  em Tin Lành  hiểu lời Chúa trong ngữ cảnh (context)  câu trên hoàn toàn theo nghĩa đen (literal meaning) nên đã chỉ trích Giáo Hội Công Giáo là ‘lạc giáo=heretical” vì đã cho gọi Linh mục là “ Cha” (Father, Père, Padre)!.

Thật ra, Giáo Hội cho phép gọi như vậy, vì căn cứ vào giáo lý của Thánh Phaolô, và dựa vào giáo lý này,  Công Đồng Vaticanô II trong Hiến Chế Tín lý Lumen Gentium đã dạy rằng; “ Linh mục phải chăm sóc giáo dân như những người cha trong Chúa Kitô  vì đã sinh  ra họ cách thiêng liêng nhờ phép rửa và giáo huấn.” (1 Cor 4: 15; LG. số 28).

Một điểm sai lầm nữa trong cách đọc và hiểu kinh thánh của Tin lành là câu Phúc Âm Thánh Marcô

kể lại một ngày kia Chúa Giêsu đang giảng dạy cho một đám đông người thì Đức Mẹ cà các môn đệ

của Chúa đến. Có người trong đám đông đã nói với Chúa rằng: “Thưa Thầy có mẹ và anh em, chị em của Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy.” (Mc 3:32). Anh em tin lành đã căn cứ vào câu này để phủ nhận niềm tin Đức Mẹ trọn đời đồng trinh của Công Giáo và Chính thống, vì họ cho rằng  Mẹ Maria đã sinh thêm con cái sau khi sinh Chúa Giêsu. Nghĩa là họ chỉ tin Đức Mẹ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu mà thôi. Thật ra cụm từ “anh chị em “trong ngữ cảnh (context) trên đây chỉ là anh chị em theo nghĩa thiêng liêng (spiritual brotherhood, sisterhood)  và đây là cách hiểu và giải thích Kinh Thánh của Công Giáo và Chính Thống, khác với Tin lành và Anh giáo.

Sau hết, về mặt quyền  bình, các giáo phái Tin lành và Anh giáo  đều không công nhận Đức Giáo Hoàng là Đại Diện (Vicar) duy nhất của Chúa Kitô trong sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của Người trên trần thế.

Chính vì không công nhận Đức Giáo Hoàng là Thủ Lãnh Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô nên đây là trở ngại lớn cho các nhánh Tin Lành và Anh giáo  muốn hiệp nhất với Giáo Hội Công Giáo.

 

3- về bí tích:

Tất cả các nhóm Tin Lành và Anh Giáo đều không có các bí tích quan trọng như Thêm sức, Thánh Thể, Hòa giải, Sức Dầu bệnh nhân và Truyền Chức Thánh vì họ không có nguồn gốc Tông Đồ ( Apostolic succession)-  và quan trọng hơn nữa,  người sáng lập của họ là người thường dân  ( Martin Luther, John Calvin..Henry VIII)  chứ không phải là chính Chúa Giêsu-Kitô, Đấng đã lập Giáo Hội của Chúa trên Đá Tảng Phêrô.( Mt 16: 18-19)  và Giáo Hội này tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo do Đấng kế vị Phê rô và các Giám mục hiệp thông với Ngài điều khiển” như Thánh Công Đồng Vaticanô II đã tuyên bố. ( x. LG. số 8). Cho nên các nhánh Tin Lành và Anh giáo  đều  không có chức linh mục và giám mục hữu hiệu để cử hành các bí tích trên.

 Đa số các nhóm Tin Lành và Anh Giáo  chỉ có phép rửa ( Baptism) mà thôi. Nhưng nếu nhóm nào không rửa tội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi (The Trinitarian Formula) như nhóm Bahai HullahMarmonites ở Mỹ ,  thì không thành sự ( invalidly) . Do đó, khi gia nhập Giáo Hội Công Giáo, tín hữu Tin Lành nào không được rửa tội với nước và công thức trên thì phải được rửa tội lại như người dự  tòng.(catechumens). Nếu họ được rửa tội thành sự thì chỉ phải tuyên xưng đức tin khi gia nhập Công Giáo mà thôi

III-Anh Giáo ( Anglican Communion)

Nhóm Kitô Giáo này do Vua Henry VIII của Nước Anh tự tách ra khỏi hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo Roma từ năm 1534 vì  nhà vua bất mãn với Đức Thánh Cha Clemente VII, đã không cho phép ông li dị để lấy vợ khác.Nhóm này khác biệt với Giáo Hội Anh Quốc ( The Church òf England) Là Giáo Hội hiệp thông và vâng  phục Giáo Hội Công Giáo Roma do Đức Thánh Cha làm Thủ Lãnh với sự hiệp thông và vâng phục trọn vẹn của các Giáo Hội Công Giáo địa phương ở khắp nơi trên thế giới.Người lãnh đạo Nhóm Anh Giáo nói trên là Vua  Nứớc Anh ( nay là Nữ Hoàng Elizabeth II).Vì không có nguồn gốc Tông Đồ, nên Anh Giáo không có các Bí Tich hữu hiệu như Công Giáo, trừ Phép Rửa mà Anh Giáo có chung với các nhóm Tin Lành và với Công Giáo.Vì  không có các Bí Tích Thánh Thể và Hòa Giải hữu hiệu  nên các linh mục Anh Giáo không thể cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn ( The Eucharist) hữu hiệu như Công Giáo được. Cho nên,  các tín hữu Công Giáo không được tham dự Lễ của các linh mục Anh Giáo để thay cho lễ của Công Giáo, cũng  như không  thể  đi xưng tội với các linh mục Anh Giáo vì họ không có Bí Tich hòa giải ( Reconciliation) hữu hiệu như Công Giáo.Sau hết, nếu các linh mục và giám mục Anh Giáo trở lại Công Giáo thì họ phải được huấn luyện lại và  chiu chức lại trong Giáo Hội Công Giáo, vì Công Giáo không nhìn nhận các bí tích của Anh giáo trừ Phép Rửa.Chỉ có một đặc ân cho các linh mục Anh Giáo là họ được phép giữ vợ con sau khi được chịu chức linh mục trong Giáo Hội Công Giáo.Các tín hữu Anh Giáo thì phải tuyên xưng đức tin khi họ gia nhập Giáo Hội Công Giáo.Họ không cần được rửa tội lại vì Công Giáo nhìn nhận Phép Rửa của Anh Giáo.Chỉ có những ai không được rửa tội với nước và công thức Chúa Ba Ngôi ( Trinitarian Formula) như nhóm Bahai HulladMarmonites  bên Mỹ  thì mới phải được rửa tội lại khi họ gia nhập Giáo Hội Công Giáo mà thôi.

Đó là những khác biệt căn bản giữa Công Giáo,Chính Thống Giáo,  Tin Lành và Anh Giáo nói chung. Tuy nhiên, Giáo Hội Công Giáo vẫn hướng về các anh em ly khai này và mong ước đạt được sự hiệp nhất với họ qua nỗ lực đại kết (ecumenism) mà Giáo hội đã theo đuổi và cầu nguyện  trong nhiều năm qua.

Chúng ta tiếp tục cầu xin cho mục đích hiệp nhất này giữa những người có chung niềm tin vào Chúa Kitô nhưng  chưa hiệp thông (communion) và hiệp nhất ( unity) với Giáo Hội Công Giáo, là Giáo Hội duy nhất Chúa Giêsu đã thiết lập trên nền tảng  Tông đồ Phêrô, do Đức Thánh Cha, cũng là Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô  trong trách nhiệm  coi sóc  và lãnh đạo Giáo Hội  với sự cộng tác và vâng phục trọn vẹn của Giám Mục Đoàn. (College of Bishops) hay của các Giáo Hội Công Giáo địa phương ở các quốc gia trên thế giới.Amen.

Ươc mong những giải đáp trên thỏa mãn câu hỏi đặt ra.

 

Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.

DMin( Doctor of Ministry=Tiến Sĩ Sứ Vụ),Ph.D ( Tiến sĩ Triết Học )

 

 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - CHỦ TẾ CỨ ĐỨNG?

  •  
    BBT CGVN
     


    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net       This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

     

    Chuyên mục:

    Tôi Tin, Chúng Tôi Tin!

     

    Tại sao vị chủ tế cứ đứng tại bàn thờ

    trong suốt Thánh lễ?

     

     

     

     

    Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

    Giáo Sư Phụng Vụ

    Kính mời theo dõi video tại đây:

    https://bit.ly/3mgM0D6

     

     

    Khi tham dự Thánh lễ tại các nhà thờ hay nhà nguyện, thường chúng ta chỉ chú ý đến vị trí của giảng đài (1) là nơi cử hành «phụng vụ Lời Chúa», và nhất là vị trí của bàn thờ, nơi cử hành «phụng vụ Thánh Thể», nhưng có một vị trí cũng cần quan tâm trong khi cử hành Thánh lễ, đó chính là ghế chủ tọa. Vậy vị trí này có ý nghĩa gì đối với vị chủ tế và những người tham dự phụng vụ? Chúng ta có thể nhận thấy tại một số nhà thờ khi cử hành Thánh lễ, sau khi hôn bàn thờ, vị chủ tế đến ghế chủ tọa để cử hành nghi thức đầu lễ, còn ở nhiều nhà thờ khác, vị chủ tế lại đứng tại bàn thờ. Hoặc có những vị chủ tế đứng giảng tại giảng đài, nhưng một số khác lại đứng giảng ngay tại bàn thờ. Vậy theo quy chế phụng vụ, các vị chủ tế có được tùy tiện thay đổi vị trí giảng không? Quy chế phụng vụ nào nói về vị trí của vị chủ tế? Tại sao không có sự thống nhất chặt chẽ giữa các nơi trong phụng vụ Thánh lễ? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.

    Trong sách lễ Rôma, ấn bản mới nhất (2002) (2), phần Quy Chế Tổng Quát (QCTQ) có nói đến «ghế chủ tọa». Vị trí của ghế này thường được đặt ở bên (phải hoặc trái) bàn thờ (như trong sơ đồ) và được nói đến như sau:

     

     

     - QCTQ 50: «Dứt ca nhập lễ, Linh mục đứng tại ghế, cùng toàn thể cộng đoàn làm dấu Thánh Giá trên mình. Tiếp đó, Linh mục dùng lời chào biểu thị cho cộng đoàn biết sự hiện diện của Chúa. Lời chào của Linh mục và câu đáp của cộng đoàn nói lên mầu nhiệm của Hội Thánh được quy tụ.»

    - QCTQ 136: «Linh mục đứng giảng tại ghế hoặc tại chính giảng đài hoặc tuỳ nghi tại nơi nào khác thích hợp. Giảng xong, có thể giữ thinh lặng một lát.»

    - QCTQ 138: «Sau Kinh Tin Kính, Linh mục đứng tại chỗ, chắp tay, nói mấy lời vắn tắt, mời gọi tín hữu đọc lời nguyện chung» (lời nguyện tín hữu).

    Như thế, sau bài hát nhập lễ, vị chủ tế không đứng tại bàn thờ mà «đứng tại ghế», tức là ghế chủ tọa, để cử hành nghi thức đầu lễ, nơi đó có để một giá sách, một micro và sách lễ Rôma cho ngài. Ngài đến giảng đài để công bố Tin Mừng (nếu có phó tế thì vị này sẽ công bố Tin Mừng (QCTQ 94); nếu là Thánh lễ đồng tế, thì một linh mục đồng tế sẽ công bố Tin Mừng chứ không phải vị chủ tế (QCTQ 59). Sau bài giảng (tại giảng đài hoặc tại ghế chủ tọa hoặc ở một nơi nào khác, ngoài bàn thờ), vị chủ tế trở về ghế chủ tọa để xướng Kinh Tin Kính và mở đầu phần lời nguyện tín hữu.

     

     

     

    - QCTQ 310: «Ghế của Linh mục chủ tế phải nói lên nhiệm vụ của ngài là chủ toạ cộng đoàn và điều hành kinh nguyện. Vì thế, chỗ thích hợp nhất là phía đầu cung thánh, nhìn xuống cộng đoàn, trừ phi kiến trúc thánh đường hoặc những hoàn cảnh không cho phép, ví dụ: khoảng cách quá xa làm cho việc hiệp thông giữa Linh mục và cộng đoàn trở nên khó khăn, hoặc nếu nhà tạm đặt chính giữa phía sau bàn thờ. Phải tránh các loại ngai toà...»

    Theo đoạn trên, trong Thánh lễ, ghế chủ tọa nhấn mạnh vai trò và chức vụ của vị chủ tế là «chủ tọa cộng đoàn và điều hành kinh nguyện». Giám mục hay linh mục chủ tế Thánh lễ là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội của Người. Vị chủ tế chứng thực rằng trong việc quy tụ các tín hữu, chính Chúa Kitô là Đấng quy tụ, Người nói, Người trao ban Mình Người, Người xây dựng Giáo Hội.

     

     

     

    Ghế chủ tọa trong các nhà thờ lấy mẫu của nhà thờ chính của giáo phận, là nhà thờ của giám mục, gọi là nhà thờ chính tòa, trong đó có tòa (cathedra) hoặc ghế giám mục. Tại nơi đây (chứ không phải tại bàn thờ), giám mục cử hành nghi thức đầu lễ.

    Ghế chủ tọa của giám mục biểu tượng quyền bính của ngài cũng như dấu chỉ hiệp thông giữa ngài với Đức Giáo Hoàng và với các giám mục khác trên toàn thế giới. Chính tại ghế chủ tọa mà giám mục chất vấn các tiến chức linh mục và phó tế trong nghi thức phong chức. Ghế chủ tọa trong mỗi nhà thờ được coi như là đại diện cho quyền giảng dạy của giám mục giáo phận khi vị linh mục chủ tế ngồi vào đó.

    Trong câu «Chỗ (của ghế) thích hợp nhất là phía đầu cung thánh, nhìn xuống cộng đoàn», cụm từ «phía đầu cung thánh» không xác định rõ ràng vị trí trong cung thánh. Vì thế, chúng ta cũng có thể hiểu «đầu cung thánh» là phía sau bàn thờ: vị chủ tế có thể chủ tọa ở ghế đặt sau bàn thờ (có giá sách và micro), nhưng không có nghĩa là ngài chủ tọa tại bàn thờ!

    Như thế, chỉ sau phần Phụng vụ Lời Chúa, vị chủ tế mới tiến lên bàn thờ để bắt đầu cử hành Phụng vụ Thánh Thể. Lúc này, các thừa tác viên mới mang lên bàn thờ sách Lễ và những yếu tố phụng vụ khác. Nói cách khác, bàn thờ chỉ là nơi dâng hiến hy lễ và chia sẻ bàn tiệc thánh, nên những gì diễn ra trước đó (nghi thức đầu lễ, Phụng vụ Lời Chúa), vị chủ tế không được đứng tại bàn thờ! (3)

    Để hiểu rõ hơn các vị trí khác nhau trên cung thánh, ta có thể so sánh một bữa tiệc gia đình với Thánh Lễ hoặc bữa tiệc Thánh Thể.

    Bữa tiệc gia đình và Thánh Lễ có nhiều điểm tương đồng. Cả hai hành động này cũng diễn ra theo bốn giai đoạn.

    1. Trước tiên là giai đoạn đón tiếp. Khách đến gõ cửa, chủ nhà mở cửa đón họ. Hai bên chào hỏi vui vẻ. Thánh Lễ cũng diễn tiến như thế: linh mục đón tiếp các tín hữu; các tín hữu chào hỏi nhau. Và Thiên Chúa, qua trung gian vị chủ tế, đón tiếp con cái mình. Đó là chặng đầu tiên của Thánh Lễ, gọi là nghi thức đầu lễ.

    2. Sau khi đón tiếp khách mời, chủ nhà mời họ vào phòng khách. Đó là giai đoạn trò chuyện. Trong Thánh Lễ, sau nghi thức đầu lễ là phần Phụng vụ Lời Chúa. Qua các bài đọc Cựu Ước và Tân Ước, Thiên Chúa nói với dân Người; cộng đoàn đáp lại bằng thánh vịnh (hoặc các bài thánh ca Kinh Thánh), bài hát Halêluia, Kinh Tin Kính và lời nguyện tín hữu.

    3. Khi đã nói chuyện xong, và nhất là các món ăn đã chuẩn bị xong, chủ nhà mời mọi người vào bàn. Đó là lúc nhập tiệc. Trong Thánh Lễ cũng vậy, sau phần Phụng vụ Lời Chúa là đến giai đoạn bữa tiệc được diễn ra tại bàn thờ. Bữa tiệc bao gồm ba thời điểm: lúc mang bánh và rượu tới, lúc đọc Kinh nguyện Thánh Thể, lúc chia sẻ bánh và rượu thánh. Tất cả được gọi là Phụng vụ Thánh Thể.

    4. Thế rồi, sau một bữa tiệc ngon là đến lúc chia tay trở về nhà mình. Trong Thánh Lễ, ta cũng có nghi thức kết lễ (nghi thức sai đi); chủ tế hoặc phó tế nói: «Chúc anh chị em đi bình an», và cộng đoàn thưa: «Tạ ơn Chúa».

    Chào hỏi, hàn huyên, ăn tiệc, chia tay. Đây là bốn giai đoạn của bữa tiệc gia đình, và cũng là bốn giai đoạn của Thánh Lễ.

    ****

    Tại tư gia, ta không tiếp đón khách ở nhà bếp hay ở bàn ăn bao giờ, cũng không nói chuyện hỏi thăm nhau ở bàn ăn trong lúc người nhà đang dọn thức ăn lên.

    Vậy tại sao ở nhà thờ, nhà của Chúa, nơi linh thiêng và trang trọng, ta không tôn trọng những nơi đặc biệt trong gian cung thánh?

    Nếu QCTQ 309 nói rõ: «Tại giảng đài chỉ đọc các bài đọc (Kinh Thánh), thánh vịnh đáp ca và bài công bố Tin Mừng Phục Sinh. Cũng tại đó, có thể giảng và đọc lời nguyện chung, tức là lời nguyện tín hữu», tại sao người ta lại thấy linh mục lên giảng đài, là nơi để công bố Lời Chúa, để thông tin, thông báo...?

    Nếu bàn thờ chỉ được sử dụng từ phần Phụng vụ Thánh Thể, tại sao người ta lại thấy vị chủ tế cử hành nghi thức đầu lễ tại bàn thờ, lại còn giảng tại bàn thờ nữa?

    Công đồng Trentô ở thế kỷ XVI, với Sách lễ Đức Piô V ra đời năm 1570, qui định rằng tư tế chỉ đứng tại bàn thờ trong suốt Thánh Lễ, sau khi đọc những lời nguyện ở trước bàn thờ. Vì thế, thói quen này vẫn tồn tại đến hôm nay. Nếu luật phụng vụ sau Công đồng Vaticanô II đã sửa đổi các vị trí và đối tượng trên cung thánh, tại sao từ QCTQ (1969) của ấn bản I của Sách lễ Rôma cho đến nay (2021) là 52 năm, hơn nửa thế kỷ, ta vẫn chưa sửa đổi, vẫn chưa áp dụng đúng đắn và nghiêm túc luật phụng vụ của Giáo Hội?

    Nếu mỗi nhà thờ đều có ghế chủ tọa, dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Kitô trong Giáo Hội qua vị chủ tế sẽ được nổi bật hơn, ý nghĩa Thánh Lễ sẽ phong phú hơn, phụng vụ Thánh Lễ của Giáo Hội hoàn vũ sẽ thống nhất và hài hòa hơn, đó là một trong những dấu chỉ sự hiệp nhất của Giáo Hội. Mong thay!

    ---------------

    (1) Giảng đài (dịch từ tiếng Hi-lạp ambôn - đỉnh nhỏ - qua tiếng Anh Ambo, tiếng Pháp Ambon) là đài để giảng? Nếu trước tiên đó là nơi «để Lời Chúa được loan báo» (QCTQ 309), tại sao ta không dịch là: bục Lời Chúa, tòa Lời Chúa, đài Lời Chúa...? Mong các chuyên viên ngôn ngữ học kiếm ra từ thích ứng và đúng nhất!

    (2) Từ Công đồng Vaticanô II (1962-1965), có ba ấn bản mẫu Sách lễ Rôma: ấn bản I (1970), ấn bản II (1975), ấn bản III (2002).

    (3) Chỉ trong một vài trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn khi không gian cung thánh quá nhỏ hẹp, hoặc trong Thánh Lễ chỉ có một người giúp lễ, vị chủ tế mới được cử hành nghi thức đầu lễ ở bàn thờ.

    Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

    Hẹn gặp lại

    --------------------------------

     

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO -

 

  •  
    BBT CGVN
     


    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net       This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

     

    Chuyên mục:

    Tôi Tin, Chúng Tôi Tin!

     Tại sao lại “hoan hô” Chúa trên các tầng trời?

     

     

     

    Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

    Giáo Sư Phụng Vụ

    Kính mời theo dõi video tại đây:

    https://bit.ly/3q4Nhzi

     

      

    Khi tham dự Thánh Lễ, trong phần Phụng Vụ Thánh Thể, cuối kinh Tiền Tụng, cộng đoàn tham dự đồng thanh cất tiếng ca tụng Chúa bằng lời kinh Thánh, Thánh, Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, trời đất đầy vinh quang Chúa, hoan hô Chúa trên các tầng trời... Đây là lời kinh mà có lẽ mỗi người Công Giáo Việt Nam chúng ta đều thuộc nằm lòng và trở nên quen thuộc như kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng... Nhưng đã bao giờ có ai trong chúng ta đặt vấn đề tại sao lại hoan hô Chúa?

    Chúng ta biết rằng, trong ngôn ngữ Việt Nam, động từ hoan hô thường được dùng để khen ngợi, tán thưởng một người nào đó khi họ làm việc tốt hoặc nói điều gì hay, đúng. Như khi một vị bề trên tuyên bố điều gì hợp lý, chúng ta hoan hô vỗ tay tán đồng. Ngày xưa, trước mặt vua hay hoàng đế, nếu quan thần nào hét to hoan hô vua, thế nào cũng bị trừng phạt vì tội khi quân!

    Vậy tại sao, đối với Thiên Chúa là Đấng mà chúng ta tôn thờ, Chúa của các chúa, Vua của các vua, chúng ta lại hoan hô Ngài? Dưới góc nhìn văn hóa Việt Nam, chúng ta có bất kính, vô lễ với Chúa không? Sách lễ Rôma tiếng Việt có dịch đúng nguyên bản của Giáo Hội không?

    Trong Sách lễ Rôma, ấn bản mẫu bằng tiếng La Tinh, chúng ta thấy kinh Thánh Thánh, Thánh được viết như sau:

    Sanctus, Sanctus, Sanctus Dominus Deus Sabaoth.

    Pleni sunt cæli et terra gloria tua.

    Hosanna in excelsis.

    Benedictus qui venit in nomine Domini.

    Hosanna in excelsis.

     

     

     

    - Ấn bản tiếng Anh:

    Holy, Holy, Holy Lord God of hosts.

    Heaven and earth are full of your glory.

    Hosanna in the highest.

    Blessed is he who comes in the name of the Lord.

    Hosanna in the highest.

     

     

     

    - Ấn bản tiếng Pháp:

    Saint! Saint! Saint, le Seigneur, Dieu de l'univers!

    Le ciel et la terre sont remplis de ta gloire.

    Hosanna au plus haut des cieux.

    Béni soit celui qui vient au nom du Seigneur.

    Hosanna au plus haut des cieux.

     

     

     

    - Ấn bản tiếng Việt:

    Thánh! Thánh! Thánh! Chúa là Thiên Chúa các đạo binh.

    Trời đất đầy vinh quang Chúa.

    Hoan hô Chúa trên các tầng trời.

    Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa.

    Hoan hô Chúa trên các tầng trời.

     

    Chúng ta nhận thấy ấn bản mẫu cũng như ấn bản tiếng Anh và Pháp đều dùng từ Hosanna. Ngoài ra, nhiều ngôn ngữ khác, và ngay cả ngôn ngữ của các nước Á Châu như Nhật, Hàn, Trung, cũng để nguyên từ Hosanna. Vậy từ Hosanna có nghĩa là gì?

    Hosanna là tiếng Do Thái, được ghép bởi động từ hoshi’ah, ở mệnh lệnh cách, (có nghĩa là cứu), và từ na’ (xin). Hoshi’ah na’ hiểu sát nghĩa là xin cứu.

    Từ này được thấy trong thánh vịnh 117, câu 25, khi mô tả quang cảnh đón rước Đấng Mêsia dịp lễ đăng quang của Ngài (câu 19-27):

    Lạy Chúa, xin ban ơn cứu độ,

    lạy Chúa, xin thương giúp thành công. (Bản dịch của Nhóm PDCGKPV)

    Vì thế, không có gì lạ khi Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem, dân Do Thái dùng bài ca này để chào đón Ngài như một Đấng Mêsia: Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời. (Mt 21, 9). Bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn không dịch hoan hô mà vẫn dùng Hosanna: Muôn chúc lành cho Đấng nhân danh Chúa mà đến. Hôsanna trên chốn cao vời. Bản dịch Anh và Pháp (chỉ nêu hai bản dịch chính) cũng dùng Hosanna.

    Sau này, từ Hosanna đã trở thành một câu tung hô hân hoan biểu dương Thiên Chúa và các vị vua.

    Phụng vụ Giáo Hội dùng Hosanna trong Kinh nguyện Thánh Thể, trong kinh Thánh Thánh, Thánh như lời tung hô, thờ lạy, biểu dương sự vĩ đại và thánh thiện của Thiên Chúa Cha. Bài hát này kết hợp hai đoạn Kinh Thánh: lời chúc tụng của các thiên thần trong thị kiến của Isaia (Is 6, 2-3) và những lời tung hô của dân chúng khi Chúa Giêsu tiến vào Giêrusalem (Mt 21, 9).

    *****

    Câu hỏi và kiến nghị

    1/ Trở lại vấn đề được đặt ra ở phần đầu bài viết: trong văn hóa Việt Nam, dùng cụm từ hoan hô để tung hô, ca tụng Thiên Chúa Cha có thích hợp hoặc bất kính hay không? Trước mặt vua (thực ra, không ai được nhìn mặt vua), ta tung hô Vạn tuế! Vạn tuế! Đối với Thiên Chúa, có từ nào cao trọng và xứng đáng hơn không?

    Thay vì: Hoan hô Chúa trên các tầng trời”,

    Chúng ta có nên nói: Vạn tuế Chúa trên các tầng trời”?

    Hoặc: Tung hô Chúa trên các tầng trời”?

    2/ Tại sao bản mẫu Sách lễ Rôma bằng tiếng La Tinh không dịch Hosanna ra tiếng La Tinh? Tại sao nhiều ngôn ngữ quốc tế không dịch Hosanna ra ngôn ngữ của nước họ? Phải chăng từ Hosanna khó dịch? Hoặc vì có nhiều nghĩa như từ Amen? Hoặc vì từ này quá quen thuộc trong phụng vụ Giáo Hội, nhất là Giáo Hội Âu Châu, nên muốn giữ lại từ này, như trường hợp của từ Halêluia (hoặc Alleluia)? (Trong Sách lễ Rôma, bản mẫu, cũng như trong nhiều ngôn ngữ quốc tế, ba từ Do Thái được sử dụng trong phụng vụ Thánh Lễ: Amen, HalêluiaHôsanna. Sách lễ Rôma tiếng Việt chỉ dùng Amen và Halêluia.)

    Nếu thế, có lẽ ta phải dịch như sau: Hôsanna trên các tầng trời (theo bản văn phụng vụ), hoặc: Hôsanna trên chốn cao vời (theo bản dịch của Lm. Nguyễn Thế Thuấn), để dịch đúng theo bản gốc của sách lễ Rôma: Hosanna in excelsis! Đa số các nước khác họ cũng dịch như thế!

    Vậy tại sao Hosanna in excelsis lại được dịch là “Hoan hô Chúa trên các tầng trời”?

    *****

    Trên đây là một vài suy tư cá nhân. Người viết xin các nhà chuyên môn chỉ giáo và góp ý. Xin đạ tạ!

     

    Lm. Giuse Vũ Thái Hòa

    Hẹn gặp lại

     

     

     

 

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO -

  •  
    Chi Tran

     

    GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CHO NGƯỜI TRẺ CÔNG GIÁO

    Bài 30: CÓ THIÊN CHÚA THẬT KHÔNG ?

     

    Câu hỏi: Nơi môi trường đại học, nhiều lần con nghe giảng viên nói tôn giáo chỉ là trò bịa đặt. Thiên Chúa cũng chỉ là sản phẩm phóng chiếu của con người. Thú thật, để giải thích hoặc đối thoại với các giảng viên ấy, hay chứng minh cho chúng bạn về sự hiện diện của Thiên Chúa, thật thách đố với con. Xin giúp con vài cách để chia sẻ về sự hiện diện của Thiên Chúa cho người khác! 
    Trả lời:

      

    Bạn thân mến,

    “Có Thiên Chúa thật không?” là câu hỏi không biết bao nhiêu người đã từng đặt ra. Đây là một câu hỏi lớn của nhân loại và cũng chính là một lời mời gọi để mỗi người chúng ta khởi đầu hành trình kiếm tìm chân lý.

     

    Trước hết, bạn hãy hỏi vũ trụ vạn vật...

    Bạn hãy dành thời gian quan sát mà xem: biết bao nhiêu vẻ đẹp lạ lùng của thiên nhiên: những rực rỡ lung linh của bầu trời trăng sao, sự hùng vĩ của núi sông, biển cả, sự huy hoàng của ánh bình minh chiếu sáng hay khi hoàng hôn buông nhẹ bóng xế tà, nét kiều diễm của từng bông hoa cùng hương thơm dịu dàng của chúng, tiếng suối reo róc rách, tiếng chim hót véo von, tiếng gió rì rào qua kẽ lá… Rồi bạn hãy hỏi: “Ai đã làm nên những vẻ đẹp này?” Thánh Augustinô xưa cũng đã từng hỏi như vậy, và ngài nhận được câu trả lời: “Còn ai nữa, nếu không phải là Đấng Toàn Mỹ không bao giờ thay đổi!” Phần bạn, nếu bạn nghiệm ra rằng: những vẻ đẹp ấy không phải do ngẫu nhiên hay tình cờ, nhất định phải có một nguyên nhân rất tinh tế, phải có một tác giả rất tài tình của những vẻ đẹp ấy, là bạn đã bắt đầu tìm thấy câu trả lời rồi đó.

     

    Ngày nay, với các phương tiện khoa học kỹ thuật, bạn có thể khám phá thế giới bao la, vũ trụ rộng lớn. Và bạn sẽ thấy rằng: hằng hà sa số những vì sao trên bầu trời kia không phải là một mớ hỗn độn khổng lồ đâu, mà tất cả đều vận hành theo một trật tự ngăn nắp. Chúng tuân theo những định luật cực kỳ chính xác.

     

    Chẳng hạn, Trái Đất của chúng ta tự quay chung quanh mình mỗi ngày một vòng, đang khi nó vẫn chạy theo quỹ đạo chung quanh Mặt Trời mỗi năm một vòng với vận tốc 30km/giây (108 ngàn km/giờ). Tương tự, các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời: sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ... cùng vận hành xoay quanh Mặt Trời. Các quỹ đạo của chúng gần như tạo thành một mặt phẳng gọi là mặt phẳng hoàng đạo. Cũng thế, mỗi ngôi sao, hệ sao, quần tinh và các thiên hà đều vận hành theo những quy trình nhất định. Thật tuyệt diệu phải không bạn?

     

    Nhà bác học Newton sau khi khám phá vũ trụ đã khẳng định: “Nhờ dùng kính viễn vọng để tìm đến nơi tận cùng, tôi đã nhìn thấy dấu vết của Thiên Chúa”. Sự hiện hữu của các định luật vật lý chính là bằng chứng rõ rệt nhất của Đấng Sáng Tạo là Thiên Chúa.

     

    Bây giờ bạn hãy thôi quan sát vũ trụ để tìm hiểu các nguyên tử rất nhỏ bé và bạn cũng sẽ phát hiện ra những điều kỳ thú. Mỗi nguyên tử vật chất là cả một Thái dương hệ thu nhỏ, gồm có một nhân ở trung tâm giống như Mặt Trời. Chung quanh nhân là chi chít những electron chuyển động xoay tròn quanh hạt nhân với vận tốc 297.000 km/giây, thật không khác gì các hành tinh xoay lượn chung quanh Mặt Trời.

     

    Những điều trên cho ta thấy tính trật tự và tính quy luật của toàn thể vũ trụ vật chất, từ cái cực lớn đến cái cực nhỏ. Liệu tất cả những điều vi diệu đó chỉ là do ngẫu nhiên và tình cờ mà thôi sao? Tình cờ và ngẫu nhiên có thể tạo nên những cấu trúc, những hệ thống được không hay chỉ là hỗn độn, bừa bãi, thậm chí là hư vô trống rỗng? Chiếc đồng hồ với hệ thống kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây chạy nhịp nhàng là do ngẫu nhiên mà có, hay là đã  có người thợ chế tạo ra nó?

     

    Vật chất vô tri đã thế, các loài sinh vật còn kỳ diệu hơn nhiều. Từng quan năng, từng tế bào, từng phân tử trong tế bào đều được cấu tạo cách cực kỳ phức tạp tinh tế và thông minh. Bác sĩ Alexis Carrel (1837–1944) nhà sinh vật học người Pháp, người đã được trao giải Nobel năm 1912, đã diễn tả về sự tăng triển kỳ diệu của sự sống từ một tế bào như sau:

     

    Con vật được cấu tạo bởi những tế bào, cũng giống như cái nhà được xây dựng bằng những viên gạch. Nhưng con vật xuất phát từ chỉ một tế bào duy nhất, như thể cái nhà chỉ bắt nguồn từ một viên gạch vậy. Một viên gạch đầu tiên tự tạo lấy những viên gạch khác, chỉ với nước suối, những chất muối hòa tan trong nước và khí trời. Rồi những viên gạch ấy không cần đến kiến trúc sư vẽ kiểu, không cần đến bàn tay của thợ xây, đã tự động kết hợp thành những bức tường. Các viên gạch cũng tự động biến thành các tấm kính để làm cửa, ngói để lợp mái… Lạ không?

     

    Trái Đất này tràn đầy sự kỳ diệu như thế. Dưới lòng đất, trên núi cao, giữa biển sâu, trong rừng vắng, chỗ nào cũng đầy sự kỳ diệu, đến nỗi bạn không còn để ý đến. Còn những ai để ý sẽ không thể không kinh ngạc thán phục. Như nhà bác học Pasteur chẳng hạn, ông tuyên bố: “Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin có Thiên Chúa”. Còn bạn thì sao?

     

    Gần đây, khám phá về phân tử ADN trong nhân tế bào càng làm các nhà khoa học kinh ngạc. Việc giải mã bộ gen người vô cùng tinh vi càng làm các nhà khoa học kinh ngạc hơn. Tiến sĩ Francis Collins, giám đốc chương trình Bản đồ gen người này, đã quả quyết rằng mã ADN chính là “ngôn ngữ của Chúa” – những chỉ thị để sự sống hình thành và phát triển. Qua đó ông biết được bí mật của sự sống mà Chúa đã cài đặt trong ADN. Từ một người vô thần, ông đã trở thành người có đức tin và nói: “Đạo Thiên Chúa đã đem lại cho tôi chuỗi chân lý vĩnh hằng đặc biệt.” Còn bạn thì sao?

     

    Bạn hãy hỏi tiếng Lương tâm:

    Bây giờ bạn hãy nhìn vào ngay trong nội tâm mình để khám phá ra rằng trong đó có một thứ lề luật mà chính bạn không đặt ra, luật đó vẫn luôn nhắc nhở bạn phải làm điều thiện và tránh điều ác. Luật đó chính là lương tâm. 

     

    Lương tâm luôn luôn theo cùng mỗi người mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh. Ta có thể phớt lờ tiếng lương tâm để mà ăn gian nói dối, trộm cắp, giết người… nhưng ta vẫn biết, vẫn cảm thấy việc mình làm là sai trái, là không tốt. Cho dù việc ta làm chỉ một mình ta biết, nhưng ta vẫn thấy day dứt không nguôi. Chính vì sự day dứt này mà có nhiều thủ phạm giết người, dù đã rửa sạch mọi dấu vết và không bị phát giác, nhưng nhiều năm sau, kẻ ấy bỗng nhiên đi đầu thú để được đền bù lẽ công bằng. Nguyên do là vì kẻ ấy không chịu nổi sự dày vò trách cứ của lương tâm.

     

    Hẳn nhiên, lương tâm không phải do mỗi người tự đặt ra cho chính mình. Bởi vì nếu mỗi người tự đặt ra cho mình thì chúng ta sẽ phải đặt ra những gì dễ dãi và có lợi cho bản thân. Còn lương tâm thì khác hẳn, chúng không luôn phù hợp với khuynh hướng xấu của con người. Mặt khác, nếu mỗi người tự đặt ra lề luật cho mình thì luật ấy sẽ muôn hình vạn vẻ. Nhưng lương tâm luôn có sự thống nhất và mang tính phổ quát cho toàn thể nhân loại.

     

    Lương tâm cũng không phải do môi trường xã hội đặt ra, bởi vì có khi nó còn cao hơn những đòi hỏi của xã hội và đôi khi đi ngược lại với những bó buộc sai trái của xã hội. Cho nên lương tâm là bẩm sinh. Cha mẹ, thầy cô hay xã hội chỉ là đóng vai trò phụ thuộc, giúp cho luật ấy phát triển và sáng tỏ hơn hoặc cũng có thể làm cho nó bị bóp méo lệch lạc mà thôi. Vậy lề luật này ở đâu ra khi chính chúng ta không tự đặt ra lề luật ấy cho mình? Nhờ phán quyết của lương tâm này mà nhiều người đã ý thức và nhận ra những quy định của luật Thiên Chúa. Bạn thấy sao?

     

    Bạn hãy hỏi những tấm lòng vị tha:

    Vượt lên trên cả tiếng lương tâm, trong mỗi người còn có một sức mạnh khác, một sự thôi thúc của lòng vị tha. Lòng vị tha là sự trao tặng không vụ lợi của một người dành cho người khác mà không hề có động cơ vị kỷ; hy sinh cho người mà không cần được người đền đáp. Rất nhiều người đã bất chấp sự nguy hiểm của bản thân để giúp đỡ người khác.

     

    Một gương mặt tiêu biểu mà có lẽ bạn đã từng thấy trên các phương tiện truyền thông là thánh Têrêsa Calcutta. Thánh nhân được cả thế giới kính cẩn gọi là mẹ vì sự giúp đỡ không chút vị kỷ của mẹ đối với những người nghèo khổ nhất trong những người nghèo khổ tại Calcutta và nhiều nơi trên thế giới. Tuy đang sống yên ổn tại dòng Loreto với công việc giảng dạy, mẹ Têrêsa quyết định rời tu viện để giúp đỡ người nghèo và sống chung với họ.

     

    Từ hai bàn tay trắng, mẹ khởi đầu một dòng tu với mục đích chăm sóc người đói khát, trần truồng, kẻ không nhà, người tàn tật, người mù, bệnh nhân phong, bất cứ ai đang cảm thấy thừa thãi, bị căm ghét, ruồng bỏ trong xã hội, những người đang là gánh nặng của xã hội và bị mọi người xa lánh, người tị nạn, người khuyết tật, già lão, nghiện rượu, người nghèo và người vô gia cư, nạn nhân lũ lụt, dịch bệnh, và nạn đói… Những người vô gia cư sắp chết cũng được mẹ và các nữ tu mang về chăm sóc để họ được chết “một cái chết đẹp” như những thiên thần. 

     

    Vào thời điểm mẹ Têrêsa từ trần (1997), dòng tu của mẹ có hơn 4.000 nữ tu, với sự hỗ trợ của 300 tu sĩ, và hơn 100.000 người tình nguyện. Họ điều hành 610 cơ sở từ thiện tại 123 nước trên thế giới. Thật là một điều phi thường. Mẹ Têrêsa và dòng tu của mẹ là tiêu biểu trong vô số những người có lòng vị tha trong xã hội. Hành động của các vị ấy trái ngược hoàn toàn với lối sống thực dụng và ích kỷ của bản tính con người.

     

    Thậm chí trong một số trường hợp, lòng vị tha có thể lớn tới mức hy sinh cả tính mạng mình để cứu giúp người khác, tiêu biểu như thánh Maximilianô Maria Kolbê. Ngài là một linh mục trong trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã, đã tình nguyện chịu chết thay cho một người bạn tù vì anh này còn có vợ con.

     

    Không phải ai trong chúng ta cũng có thể dám hy sinh thân mình để cứu giúp người khác như thế. Nhưng chắc chắn là hầu hết chúng ta đều từng cảm thấy có một sự thúc gọi bên trong là hãy giúp đỡ một người lạ đang gặp khó khăn, dù biết bản thân mình chẳng được lợi lộc gì. Và nếu chúng ta đã từng làm như vậy thì phần thưởng dành cho chúng ta thường là một cảm giác vô cùng ấm áp vì đã làm được một điều gì đó đúng đắn và hữu ích cho người khác.

     

    Đạo diễn Trần Văn Thủy và đoàn làm phim tài liệu Việt Nam trong tác phẩm nổi tiếng “Chuyện tử tế” sản xuất năm 1985, đã phỏng vấn các thầy thuốc làm việc lâu năm tại trại phong Quy Hòa:

     

    – Ai là người tận tâm chăm sóc cho các bệnh nhân phong?

     Mọi người đều trả lời:

    – Các bà sơ, chuyện đó phải kể đến các bà sơ.

    Khi đoàn làm phim hỏi các bà sơ:

    – Đâu là nơi bắt đầu để các sơ yên tâm tận tụy phục vụ các người phong?

    Các sơ trả lời:

    – Chỗ bắt đầu của chúng tôi là Niềm Tin.

    Câu trả lời đã gây một ấn tượng sâu sắc cho người nghe.

     

    Còn bạn, khi chiêm ngưỡng những tấm lòng vị tha, nhất là gương các thánh, bạn có nhận ra thấp thoáng hình ảnh Thiên Chúa chưa?

     

    Bạn hãy hỏi Chúa:

    Cuối cùng, bạn hãy hỏi chính Chúa. Chắc chắn Chúa sẽ có câu trả lời cho bạn. Thực ra, Ngài đã trả lời cho bạn rồi. Bạn hãy đọc Kinh Thánh, đó chính là Lời Chúa nói với loài người và cũng là nói với bạn.

     

    Bề ngoài, Kinh Thánh là bộ sách đứng đầu mọi thời đại và là bộ sách gây ảnh hưởng nhiều nhất trong lịch sử loài người. Ước tính mỗi năm có thêm hàng trăm triệu bản được in ấn và phát hành. Đây cũng là bộ sách được dịch nhiều lần nhất, sang hơn 2.508 ngôn ngữ của hơn 90% dân số thế giới (năm 2009). Cho tới nay, Kinh Thánh đã lưu truyền mấy nghìn năm chưa bao giờ ngừng. Chẳng những hơn hai tỉ người thuộc các giáo hội Kitô giáo vẫn thường đọc hay nghe Kinh Thánh hàng ngày, mà Kinh Thánh còn ảnh hưởng tới hàng tỉ người ngoài Kitô giáo.

     

    Nhưng tính chất quan trọng của Kinh Thánh không chỉ thể hiện ở chỗ sách này được in nhiều nhất, số lượng người đọc và trích dẫn là nhiều nhất, nhưng ở chỗ: Nhờ Kinh Thánh mà con người nhận biết chương trình và hành động cứu độ của Thiên Chúa. Nhờ Kinh Thánh con người cũng biết được Thiên Chúa là ai và Người muốn con người phải sống thế nào cho phải đạo. Nhờ Kinh Thánh mà con người biết rằng Thiên Chúa không phải là “Ông Trời” xa tít, nhưng là một “chủ thể” vừa siêu việt vừa gần gũi với mình.

     

    Kinh Thánh sẽ nói với bạn rằng:

    “Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên,

    địa cầu và vũ trụ chưa được tạo thành,

    Ngài vẫn là Thiên Chúa,

    từ muôn thuở cho đến muôn đời.” (Tv 90,2)

     

    Tuy Kinh Thánh đã được viết từ rất lâu và cũ kỹ, nhưng nó lại chứa đựng nội dung, sứ điệp không hề thay đổi theo thời gian. Không có một bộ sách nào vừa cổ kính vừa mới mẻ, vừa cao xa vừa hiện thực như Kinh Thánh. Trong thời đại chúng ta, thời đại bùng nổ thông tin, nhưng chẳng có thông tin nào đem lại cho chúng ta niềm tin yêu, hy vọng. Tất cả đều tỏ ra là phù du. Cũng như mọi thứ tài sản, lạc thú và quyền lực cũng sẽ chẳng đáp ứng được các nguyện vọng sâu xa nhất của trái tim con người. Cho nên, để xây dựng cuộc đời, để khám phá nguồn vui, để kiếm tìm chân lý, chúng ta cần đến những nền tảng chắc chắn, và nền tảng ấy chính là Kinh Thánh. Kinh Thánh thánh đã đem lại niềm tin và sức mạnh cho hàng tỉ người, bao gồm cả những vĩ nhân trên thế giới. Bạn đừng thờ ơ hay xem thường nhé.

     

    Đến đây, không biết bạn đã tìm ra câu trả lời chưa? Dù rồi hay chưa thì mình cũng giới thiệu bạn hãy đến với người này: Đức Giêsu Kitô, hiện thân của Thiên Chúa. Đấng đã từ nơi Thiên Chúa mà đến để giới thiệu và loan báo cho chúng ta biết dung nhan đích thực của Thiên Chúa tình yêu.

    Chính Người đã nói về mình rằng: “Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.” (Ga 14,6). Nếu bạn thực sự muốn tiếp cận chân lý, hãy đến với Đức Giêsu, Đấng vẫn hằng hiện hữu cách thiêng liêng giữa Hội Thánh của Người.

    Thân ái.

    Rômualđô M. Bùi Văn Nghĩa, CRM