24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - TẠI SAO CHÚA ĐỂ...

  •  
    Chi Tran

     
     

    TẠI SAO THIÊN CHÚA IM LẶNG ĐỂ XẢY RA NHỮNG SỰ DỮ ???

    Tại sao Thiên Chúa lại để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy?

    Sau biến cố 11 tháng 9 năm 2001 tại Mỹ khiến 2.996 người chết và hơn 6.000 người khác bị thương, con gái của một vị Mục sư giảng thuyết nổi tiếng được mời trả lời phỏng vấn trên truyền hình và người hướng dẫn chương trình đã hỏi cô ta như sau:

    -“Tại sao Thiên Chúa lại có thể để xảy ra một thảm họa khủng khiếp như vậy?”

    Câu trả lời của thiếu nữ này thật là thâm thúy:

    -“Tôi nghĩ là Thiên Chúa rất buồn vì điều đó, ít nhất là Ngài cũng buồn bằng chúng ta.

    Từ bao năm nay, chúng ta đã yêu cầu Ngài ĐI RA khỏi trường học, khỏi chính phủ và khỏi đời sống của chúng ta.

    Ngài là người 'quân tử' nên đã lẳng lặng rút lui.

    Làm sao chúng ta có thể mong Chúa ban ơn lành và che chở chúng ta khi chúng ta đã khẩn thiết xin Ngài để mặc chúng ta một mình ?

    Về những biến cố mới xảy ra như tấn công khủng bố, bắn giết trong trường học, chiến tranh ..., tôi nghĩ rằng mọi sự đã bắt đầu với Madeleine Murray O’Hare, khi bà ấy than phiền là KHÔNG NÊN ĐỌC KINH trong trường học nữa...

    Và chúng ta đã ĐỒNG Ý !

    Rồi lại một người khác lại có ý kiến là chúng ta không nên đọc Kinh Thánh nơi trường học, cũng chính quyển Kinh Thánh trong đó dạy chúng ta: 'Chớ giết người, chớ trộm cắp, yêu thương tha nhân như chính bản thân mình, v.v...',

    Và chúng ta cũng đã ĐỒNG Ý !

    Sau đó bác sĩ Benjamin Spock lại nói là chúng ta không được đánh con cái mình khi chúng làm gì xấu, vì chúng ta có thể làm sai lệch nhân cách bé nhỏ của chúng và làm cho chúng không biết tự quý trọng bản thân mình nữa.

    Thế rồi con trai của chính vị bác sĩ ấy khốn thay đã TỰ TỬ.

    Người ta bảo rằng một chuyên viên chắc chắn phải biết mình nói gì, còn ông ấy nói với chúng ta điều mà chính thực tế gia đình ông ấy THẤT BẠI ...

    Và chúng ta cũng đồng ý luôn !!!

    Bây giờ chúng ta lại tự hỏi là tại sao con chúng ta KHÔNG CÓ LƯƠNG TÂM...

    Tại sao chúng ta không phân biệt được thiện ác...

    Và tại sao chúng ta có thể NHẪN TÂM GIẾT CHẾT một thai nhi, một người thân hay chính mình.

    Có thế sau khi suy nghĩ chín chắn, chúng ta đi đến kết luận:

    Chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy. Đong đấu nào thì hưởng đấu ấy.

    Nơi nào vắng bóng Thiên Chúa, thì nơi đó cái ác sẽ lên ngôi.

    Khi con người quyết tâm loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của mình, thì tức khắc sự dữ, sự ác sẽ nhanh chóng xâm nhập vào chúng ta.

    Làm sao chúng ta có thể mong Chúa cứu khi chúng ta cố tình phớt lờ những lời Người truyền dạy?

    Những lời Người truyền dạy cụ thể là :

    -10 điều Răn,

    - là phúc thật 8 Mối,

    - là thương xác 7 mối,

    - là thương Linh hồn 7 mối,

    - là từ bỏ 7 mối tội đầu,

    - là Mến Chúa, là yêu người, là cầu nguyện, là sám hối, là xót thương, là khiêm nhường, là tha thứ...

    ĐIỀU KÌ LẠ...

    - Là con người có thể vứt bỏ Chúa một cách dễ dàng, rồi sau đó lại tự hỏi tại sao thế giới biến thành địa ngục.

    ĐIỀU KỲ LẠ...

    - Là chúng ta lại có thể tin những gì báo chí nói mà lại nghi ngờ những gì Kinh Thánh nói.

    ĐIỀU KỲ LẠ...

    - Là chúng ta gửi cho nhau những chuyện vui cười qua email và chúng được truyền đi tiếp như lửa rơm, nhưng khi gửi những thông điệp về Thiên Chúa thì chúng ta lại đắn đo suy nghĩ trước khi gửi đi tiếp.

    ĐIỀU KỲ LẠ...

    - Là khi bạn gửi đi thông điệp này, có thể bạn không gửi đi cho nhiều người lắm trong danh sách của bạn, vì bạn không biết họ có tin Chúa không hoặc họ sẽ nghĩ gì về bạn.

    ĐIỀU KỲ LẠ…

    - Là chúng ta lại hay lo sợ người đời nghĩ sao về chúng ta, hơn là những gì Thiên Chúa nghĩ về chúng ta.

    Hãy chia sẻ thông điệp này, nếu bạn nghĩ nó đáng được gửi đi. Nếu không, bạn cứ vứt nó đi, cũng chẳng ai biết đâu!

    Nhưng nếu bạn cắt đứt chuỗi suy nghĩ này, thì đừng bao giờ than phiền về tình trạng tồi tệ của thế giới chúng ta đang sống.

    (Nguồn: Dòng Đồng Công Hoa Kỳ)

     

     

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM NGÔ TÔN HUẤN

  •  
    Kristie Phan chuyển
     
    Sat, Nov 27 at 8:27 PM
     
     
     
     

     
    CÓ LINH HỒN  NÀO MỒ CÔI  và  “KHỐN NẠN” KHÔNG?
    Hỏi : xin cha giải thích rõ về những linh hồn được gọi là “mồ côi”  và “khốn nạn” trong nơi Luyện hình?.
     
    Trả lời :
    I-Trước hết về những linh hồn gọi là “mồ côi”
    Giáo dân ViệtNam thường có thói quen xin lễ cầu cho những linh hồn “m��� côi” vì cho rằng  những linh hồn này không có thân nhân, bạn hữu còn sống để cầu nguyện cho. Điều này không đúng theo giáo lý của Giáo Hội vì những lý do sau đây:
        1/ Các linh hồn mà Giáo Hội  cầu nguyện cho là AI ?
    Họ là những tín hữu đã ly trần “trong ân sủng và ân nghĩa của Thiên Chúa, nhưng chưa được thanh tẩy cách trọn vẹn,  mặc dù  được bảo đảm về ơn cứu độ muôn đời, nhưng vẫn phải chịu một sự thanh luyện cần thiết sau khi chết hầu đạt được sự thánh thiện cần thiết để bước vào niềm vui Thiên đàng.”(SGLGHCG, số 1030).
          Nói khác đi, những ai đã chết trong tình trạng đang hiệp thông với Chúa nghĩa là không có tội trọng (mortal sin) hoặc có, nhưng đã ăn năn kịp thời, và được tha qua bí tích hoà giải, thì được bảo đảm về ơn cứu rỗi đời đời, nhưng vẫn phải trải qua một thời gian ở nơi gọi là “Luyện tội=Purgatory” để được thanh tẩy khỏi mọi hình phạt hữu hạn (temporal punishment) của tội đã được tha, trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần thì “sẽ chẳng được tha cả đời này lẫn đời sau. “ ( Mt 12:32). Xin nhắc lại tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa và tình thương tha thứ của Người.
       Giáo Hội chỉ dạy cầu cho các linh hồn còn đang được thanh luyện trong “Luyn Ti” mà thôi, chứ không cầu cho những linh hồn ở nơi gọi là “Hoả ngục=Hell”được, vì không còn  sự hiệp thông nào giữa nơi này, với Thiên đàng và Giáo Hội lữ hành trên trần thế.  Nghĩa là những linh hồn ở đây “đã vinh viễn xa lìa Thiên Chúa và các Thánh Trên Trời” ( x. Sđd ,số 1033).
       Tuy nhiên, chúng ta không biết được, những ai đang bị phạt trong hoả ngục.  Hơn thế nữa, Thiên Chúa là Cha quá nhân từ, nên “Người không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn cho mọi người đi tới chỗ ăn năn hối cải” ( 2Pr 3: 9) để được cứu rỗi.      Và chỉ một mình Ngài biết số phận đời đời của những ai đã ly trần mà thôi. Giáo Hội không biết được nên chỉ dạy cầu cho các linh hồn đã ly trần,  chứ chưa  hề tuyên bố ai đã  sa hoả ngục  rồi, nên khỏi cầu xin nữa.   Tuy nhiên,  Giáo Hội có quyền phong thánh (Canonization) cho một số tín hữu đã qua đời,  để long trọng tuyên bố rằng “những tín hữu này đã thực hành các nhân đức, một cách anh hùng và đã sống trung thành với ân sủng của Thiên Chúa…” ( x. Sđd, số 828) như thánh Maria  Goretti, Tê-rê-xa Giêsu Hài Đồng, Thánh Phan xicô Xaviê,  và 17 anh hùng tử đạo ViệtNam ( ngày 19-6-1988).v.v.   Dĩ nhiên,  muốn được phong Thánh, phải hội đủ những điều kiện theo luật của Giáo Hội đòi hỏi.
       2 / Có linh hồn nào gọi là “mồ côi” không?
       Đối với tất cả các tín hữu đã ly trần, hàng ngày , khi cử hành Thánh lễ Tạ Ơn ( The Eucharist),  Giáo Hội cầu nguyện cách chung cho tất cả  như sau:
    “Xin Chúa cũng nhớ đến anh chị em chúng con đang an nghỉ trong niềm hy vọng sống lại và mọi người, đặc biệt các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ và thân bằng quyến thuộc chúng con đã ly trần trong tình thương của Chúa.  Xin cho hết thảy được vào hưởng ánh sáng tôn nhan Chúa.           (Kinh nguyện Tạ Ơn II)
       Các Kinh Nguyện Thánh Thể ( Tạ Ơn) I, III và IV đều  có những lời cầu xin tương tự như vậy. cho các linh hồn đã ly trần,  nghiã  là không có chỗ nào phân biệt linh hồn có thân nhân, còn sống  đang xin lễ cầu nguyện cho, hay những linh hồn không có thân nhân, còn sống để cầu nguyện cho nữa..
       Người có thân nhân còn sống xin lễ cầu nguyện cho ai đã ly trần, thì Giáo Hội đọc thêm lời cầu sau đây:
      “Xin nhớ đến tôi tớ Chúa là…(tên thánh) mà (hôm nay) Chúa đã gọi ra khỏi đời này về với Chúa.  Xin ban cho kẻ đã chết như Con Chúa,  thì cũng được sống lại như Người” .
       Như vậy, nếu có ai xin lễ cầu cho một hay vài  linh hồn nào, thì Giáo Hội đọc thêm lời cầu trên đây, nhưng vẫn không quên cầu cho tất cả các tín hữu đã ly trần không phân biệt người còn thân nhân hay  “Mồ Côi” vì không có ai xin lễ cầu nguyện cho.
      
    Nói linh hồn “mồ côi” là nói theo suy nghĩ của con người mà thôi; và điều này  không đúng với giáo lý và thực hành trong phụng vụ thánh của Giáo Hội , vì  Giáo Hội không hề phân biệt linh hồn nào là mồ côi, linh hồn nào có thân nhân còn sống, như người ta quen nghĩ, mà chỉ cầu chung cho tất cả  các tín hữu đã ly trần, ngay cả  trong những thánh lễ có người xin cầu riêng, cho những linh hồn thân nhân của họ đã qua đời.
        Như vậy , không có vấn đề “linh hồn mồ côi” trong niềm tin và thực hành của Giáo Hội.
       Cũng xin được nói lại ở đây một lần nữa, là những linh hồn đang được thanh luyện trong chốn Luyện hình, đã là những linh hồn thánh ( Holy souls) nhưng họ chưa thánh thiện đủ để vào Thiên Đàng, hưởng nhan thánh Chúa cùng các thánh nam nữ khác.  Vì thế, họ cần được  “tạm trú” ở đây một thời gian, dài ngắn tuỳ theo lượng khoan dung, và công bằng của Chúa.   Họ cần sự giúp đỡ của những tín hữu còn sống trong Giáo Hội lữ hành trên trần thế, và các Thánh ở trên Thiên Đàng nguyện giúp cầu thay, cho họ sớm được tha hình phạt hữu hạn để vào Thiên Quốc.
     
      II- Có linh hồn nào bị coi là “Khốn nạn“ trong  nơi Luyện Tội hay không ?
       Trong một kinh đọc trước thánh lễ, ở một vài cộng đoàn ViệtNam, người ta nghe thấy có những câu đại ý  như sau :
    “Xin Chúa ban những ân xá nào có thể chỉ được cho các linh hồn, nhất là những linh hồn khốn nạn trong luyện ngục… Tôi không nhớ rõ từng chữ trong kinh này nhưng chắc chắn có nghe cụm từ  “Những linh hồn Khốn Nạn trong Luyện Hình.”
        Vậy Ai là những linh hồn “khốn nạn“ trong luyện hình Mà ‘khốn nạn” theo nghĩa nào ?
       Chắc chắn đây chỉ là tưởng tượng, của ai đã đặt ra
    kinh “quái dị” nói trên, để giáo hữu một số nơi, cứ đọc mà không ai chịu sửa chữa, cho phù hợp với giáo lý, tín lý của Giáo Hội.
       Như đã giải thích ở phần trên, các linh hồn , dù đau khổ trong nơi luyện tội, đã là các linh hồn thánh (Holy Souls) rồi, và có thể chuyển cầu đắc lực cho các tín hữu trên trần thế , nhưng không thể tự giúp mình được vì thời gian đã mãn, không cho phép họ làm việc lành thêm, hoặc phạm tội thêm được nữa.   Họ là những người có hy vọng chắc chắn được cứu rỗi, và chỉ còn chờ thời gian sớm hay muộn mà thôi.
        Vậy làm sao họ có thể bị coi là “khốn nạn” được? Có chăng chỉ có những linh hồn đã phải  lìa xa Chúa đời đời trong nơi gọi là “hoả ngục”, thì mới “khốn nạn” mà thôi, vì phải lìa xa Chúa vĩnh viễn.   Và chúng ta cũng không thể làm gì để cứu họ được, vì không có sự hiệp thông nào giữa những ai ở hoả ngục,  với các  thánh ở trên trời, và các tín hữu còn trong Giáo Hội lữ hành trên trần gian.( x. SGLGHCG số 1033)
        Vậy dứt khoát không có vấn đề cầu cho những linh hồn “khốn nạn” Và “linh hồn mồ côi” trong niềm tin và thực hành của Giáo Hội.
     
        Vì từ ngữ này không đúng để mô tả t��nh trạng của các linh hồn ở nơi đó.
       Họ có đau khổ bao lâu chưa được hưởng Nhan Thánh Chúa, là nguồn mọi vinh phúc ,  hoan lạc của các thánh và các thiên thần, nhưng họ được bảo đảm ơn cứu độ muôn đời, vì đã ra đi trong ơn nghĩa của Chúa, nghĩa là sẽ có ngày họ được hưởng Nhan Thánh Ngài…
         Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vì chưa được thánh thiện hoàn toàn,  để vào ngay Thiên Đàng nên  họ phải chịu thanh tẩy ở nơi thanh lọc cuối cùng này, trong một thời gian dài ngắn, tuỳ theo lượng khoan dung và công bình của Chúa đòi hỏi. (x Sđd, số 1030-1031)
     
    Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
     


    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM NGÔ TÔN HUẤN

  •  
    Chi Tran

     

    CHÚA QUÁ THƯƠNG XÓT THÌ CON NGƯỜI CÒN PHẢI LO GÌ NỮA ?

      Hỏi : xin cha giải thích thắc mắc sau đây:

    Chúa Giêsu từng nói : Ta đến để tìm người tội lỗi chứ không tìm người công chính. Vậy người có tội đâu còn phải lo lắng gì nữa phải không, vì Chúa đến để tìm họ mà ?

    Trả lời:

    Tôi đã nhiều lần giải thích rõ là Thiên Chúa quá yêu con người.Và chính vì tình thương vô vị lợi này mà Thiên Chúa đã tạo dựng và cứu chuộc con người nhờ Chúa Giê-su Kitô, Đấng cũng vì yêu thương nhân loại tội lỗi nên đã vui lòng đến trần gian làm Con Người để hy sinh mạng sống mình “ làm giá chuộc cho muôn người.” ( Mt 20: 28)

    Như thế, nếu không cậy nhờ lòng thương xót bao la của Chúa Cha, và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Con, thì không ai có thể tự sức mình làm được điều gì đáng được cứu rỗi để vào Nước Trời hưởng phúc vĩnh cửu, sau khi phải chết đi trong thân xác có ngày phải chết đi này.

    Nhưng không phải vì Chúa  Cha quá yêu thương và công nghiệp cứu chuộc  quả đủ của Chúa Cứu Thế Giêsu mà con người khỏi phải làm gì nữa và đương nhiên được cứu rỗi để  vào Thiên Đàng mai sau.Hay nói khác đi, Chúa Kitô đến để tìm  và chết cho  người có tội, nhưng không phải vì thế mà con người cứ  tự do sống trong tội, cứ làm sự dữ rồi vẫn  được cứu độ, vì đã có Chúa Kitô chết thay cho mình rồi , nên không ai phải lo sợ gì nữa để cứ an tâm sống  và làm những gì mình thích ?

    Trái lại,  vì con người còn có ý muốn tự do ( free will) mà Thiên Chúa luôn tôn trọng cho con người xử dụng,  để hoặc chọn sống theo đường lối  của Chúa và bước đi theo Chúa Kitô là “ Con Đường, là sự Thật và là sự Sống.” ( Ga 14: 6). Hay ngược lại, chọn sống theo ý muốn riêng của mình, chạy theo thế gian và đầu hàng ma quỉ để làm những sự dữ như oán thù, nghen  nghét, thâm độc, giết người ,giết thai nhi, bạo động, khủng bố,  trộm cướp, bất công và bóc lột người khác, thay chồng đổi vợ, bắt cóc hãm hiếp,  buôn bán phụ nữ và trẻ gái để bán cho bọn bất lương hành nghề mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn, như thực trạng sống của biết bao con người ở khắp mọi nơi trên thề gian tục hóa, vô luân vô đạo hiện nay.

    Nếu con người xử dụng tự do để làm những sự dữ nói trên mà không ý thức được ác tính của các sự dữ mình làm, để sám hối ăn năn chừa bỏ, thì Thiên Chúa không thể cứu ai được,  dù Người là tình thương bao la và dù công nghiệp cứu  chuộc của Chúa Kitô là quá đủ cho con người được cứu rỗi.

    Nói rõ hơn, lòng thương xót của Thiên Chúa và công nghiệp của Chúa Kitô không bao giờ là bình phong lá chắn cho ai lợi dụng để cứ làm sự dữ, sự tội rồi lại nại đến lòng thương xót thứ tha của Chúa mà  không ăn năn, chừa bỏ để  sống theo đường lối của Chúa  hầu được cứu độ để vào Nước Trời mai sau.

    Đó là lý do tại sao Chúa Giê su đã nói với  môn đệ xưa như sau :

      không phải bất cứ ai thưa với Thầy :Lậy Chúa! lậy Chúa ! là được vào Nước Trời cả đâu. Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi. ( Mt 7: 21)

    Thi hành  ý muốn của Cha trên trời có nghĩa cụ thể là phải  thực thi những gì Chúa

    Giêsu đã dạy về mến Chúa yêu người, thực  thi công bằng, bác ái để  không bất công và bóc lột ai, nhất là thương giúp người nghèo khó để không dửng dưng trước sự đau khổ và bất hạnh của họ. Chúa Kitô thực sự đang hiện diện nơi những người nghèo khó, bệnh tật, bị áp bức  tù đầy  và thách đố chúng ta  thi hành bác ai đối với họ. Và Chúa coi đây như thi hành bác ái  đối với chính Chúa, như Người đã dạy trong dụ ngôn về ngày phán xét sau hết trong Tin mừng Thánh Matthêu, chương 25.

    Mặt khác , thi hành ý muốn của Cha trên trời cũng đòi hỏi chúng ta phải xa tránh mọi tội lỗi vì chỉ có tội mới làm ngăn cách chúng ta với Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành. Chúa yêu thương con người chứ không yêu thương tội lỗi của con người. Chinh vì tội lỗi của nhân loại mà Chúa Kitô đã phải trả giá rất đắt là khổ hình thập giá kết thúc với cái chết thê thảm của Người trên thập giá năm xưa.

    Vì thế, muốn hưởng công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa, thì nhất thiết đòi hỏi mọi người tín hữu chúng ta phải thực tâm xa tránh mọi tội lỗi để không làm hư công  nghiệp cực trọng của Chúa. Đó cũng là lý do tại sao, sau khi tha tội cho một phụ nữ phạm tội ngoại tình và bị bọn biệt phái dẫn đến xin Chúa cho ném đá, Chúa đã nói với chị kia như sau :

       “ Tôi cũng vậy, Tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ  về đi , và từ nay đừng phạm tội nữa.” ( Ga 8: 11)

    Tại sao Chúa không nói : Ta là tình thương  và hay tha thứ, nên các ngươi  cứ an tâm  làm gì tùy ý. Nếu có phạm tội thì cứ đến Ta tha thứ cho. Trái lại, Chúa nói rõ : Đừng phạm tội nữa.

    Nơi khác, Chúa còn nhấn mạnh thêm như sau : “… Tôi nói cho các ông ( bọn Biệt phái) biếtnếu các ông không sám hối thì các ông cũng sẽ chết hết như vậy.”( Lc 13: 3)

    Chúa nói những lời  trên để trả lời mấy người biệt phải để hỏi Chúa xem có phải mấy người bị Tổng Trấn Phi-la-Tô giết , cùng với 18 người khác  bị thác Si-lô-a đổ xuống  đè chết có phải là những người tội lỗi hơn người khác hay không ,

    Như thế đủ cho thấy là Chúa thương xót và tha thứ cho  kẻ có tội, nhưng không  dung dưởng   tội của con người. Do đó, chúng ta không được lầm tưởng tình thương  tha thứ của Chúa  với sự dung  dưỡng làm ngơ  cho con người cứ sống trong tội, cứ lợi dụng lòng thương xót của Chúa để không quyết tâm chừa bỏ tội lỗi.

    Bản chất con người là yêu đuối, dễ sa ngã trước những quyến rũ của thế gian, nhất là những cám dỗ tinh quái của ma quỷ. Nhưng nếu ta nương nhờ ơn Chúa nâng đờ thì vẫn có thể đứng vững và tiến trên đường hoàn thiện, để không phạm tội mất lòng Chúa  và nguy hại cho hy vọng được cứu rỗi.

    Nói khác đi, ca tụng lòng thương xót của Chúa là điều chính đáng, phải đạo, vì thật sự  Chúa rất yêu thương con người và “ muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biêt chân lý” ( 1Tm 2:4). Nhưng con người phải tỏ thiện chí muốn sống theo đường lối của Chúa để không làm những sự dữ, sự tội, là những điều Chúa gớm ghét vì nó xúc phạm nặng nề đến bản chất yêu thương, công bình và thánh thiện của Người.

    Phạm  đến bản chất yêu thương của Chúa khi chứa chấp trong lòng những oán thù, nghen ghét dẫn đưa đến trả thù, giết hại người khác về tinh thần cũng như thể lý,  khủng bố , bắt cóc, hãm hiếp,  thủ tiêu, và chiến tranh giết hại người dân vô tội, nhất là giết thai nhi và trẻ nữ như  thực trạng đã và đang diễn ra ở Trung cộng và Ấn Độ  Riêng ở Mỹ, nạn phá thai đã giết hàng triệu thai nhi mỗi năm, và bọn làm nghề này ( tổ chức Planned  parenthood)  còn đem bán các bộ phận cơ thể của thai nhi như  những món hàng thương mại mà có người đã quay được  phim (Video) đem chiếu cho quần chúng xem để tố cáo tội ác của bọn bất lương, đang dựa vào luật cho phá thai để làm sự dữ nói trên.

    Thứ đến, tội phạm đến đức công bình của Chúa  như gian  tham, trộm cắp, khai gian, chứng gian để lãnh trợ cấp xã hội và bồi thường tại nạn  lao động  và xe cô, bóc lột người làm công cho mình, làm hàng giả để kiếm lời to.v.v

    Sau hết là tội phạm đến sự thánh thiện của Chúa như  dâm ô, ( mua và bán dâm)

    ngoai tình, ấu dâm ( child prostitution) rất khốn nại của thời đại vô luân hôm nay

    khiến cho biết bao trẻ nữ đã bị phá hoại cả tinh thần lẫn thể xác vì bọn bất lương, vô luân vô đạo đã đi tìm thú vui rất khốn nạn này nơi các trẻ em còn ngây thơ trong sạch. Nhưng chẳng may bị sa vào lưới ác độc  của bọn buôn người vô lương tâm ,vô luân đã bắt cóc hay mua bán chúng để cung cấp cho bọn mặt người, dạ thú  hành nghề mãi dâm và ấu dâm  để kiếm tiền mua lò hỏa thiêu chúng đời đời  mai sau  trong hỏa ngục.

    Tóm lại, tất cả mọi sự dữ ,sự tội đều  là điều Thiên Chúa chê ghét và không muốn cho con người vấp phạm. Không muốn cho ai làm những sự dữ đó không phải vì lợi ích nào của Chúa  mà vì lợi ích của chính con người mà thôi.

    Nói rõ hơn, không có cha mẹ nào yêu thương con cái mà lại làm ngơ hay cho phép con cái làm những việc sai trái như bỏ học, đi theo bọn lưu manh, băng đảng , hút sách, trộm cắp, bài bạc .v.v.Trái lại, cha mẹ nào cũng mong muốn cho con cái ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành, tránh xa bọn du đãng ,băng đảng lưu manh đồi trụy.

    Thiên Chúa còn yêu thương con người hơn bất cứ cha mẹ nào yêu thương con mình.Vì thế, Chúa cũng không muốn cho ai đi vào con đường dẫn đưa đến hư mất đời đời. Phải tin chắc điều này để đừng ai nghĩ Thiên Chúa có lợi gì khi ngăn cấm con người không được làm điều này, tránh việc kia. Vì thế, tất cả lề luật của Chúa chỉ nhằm dẫn đưa con người vào cõi sống hạnh phúc vinh cửu với Chúa trên Nước Trời , sau khi con người kết thúc hành trình sống tạm trên trần gian này.

    Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ và dân chúng xưa là :

     “ hãy chiến đấu để qua cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh  em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.” ( Lc 13: 24)

    Cửa hẹp là khép mình vào trật tự và kỷ luật của luân lý, để đi theo Chúa Kitô là “ Con Đường , là sự Thật và là sự Sống.” ( Ga 14:6), trái với của hẹp là cửa rộng đi vào con đường  rộng rãi thênh thang, dẫn đến các sòng bạc, nhà tắm hơi, ổ điếm , chỗ ăn chơi nhẩy nhót cuồng loạn và các thẩm mỹ viện sửa thân hình cho thon gọn sexy..trẻ mãi không già…Nhưng liệu có trẻ mãi để hưởng những thú vui vô luân vô đạo,chóng qua ở đời này mãi hay không ?

    Ai khờ khạo muốn bám vào những thực thể lôi cuốn của trần gian như tiền bạc, của cải, danh vọng , giầu sang …  thì hãy nghe lời canh cáo sau đây của Chúa Giêsu:

    “ Đồ ngốc,! nội đêm nay người ta sẽ đòi lại mạng sống ngươi, thì những gì người sắm sẵn đó sẽ về tay ai? . Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giầu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng sẽ như thế đó,”   ( Lc 12: 20-21)

    Hoặc nói rõ hơn nữa :

     anh  em phải  đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa,  lo lắng sự đời kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh  em, vì ngày  ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất…” ( Lc 21: 34-35) . Ngày ấy là ngày mà mọi người – xấu cũng như tốt-  phải ra trước mặt Chúa để trả lời về cuộc đời và mọi việc mình làm trên trần thế này. Chúa nói : “ ai có tai nghe, thì nghe.” ( Mt  13: 43; Mc 7:16; Lc 8:8)

    Tóm lại, Thiên Chúa là Cha đầy lòng sót thương con người và mong muốn cho mọi người được hạnh phúc với Người trên Nước Trời mai sau. Nhưng đó chỉ là hy vọng  thôi,  chứ chưa xảy ra   ngay bây giờ, vì con người còn phải sống tạm trên trần gian này một thời gian dài ngắn, tuy theo  số phận của mỗi người. Trong khi chờ đời Ngày hạnh phúc trên Nước Trời mai sau, mọi người tín hứu chứng ta được mong đợi sống theo đường lối của Chúa qua quyết tâm xa tránh tội lỗi để cuối cùng được cứu độ mà vào Nước Trời hưởng phúc vĩnh cứu với Chúa là Cha nhân từ đang chờ đón để  ôm lấy mọi con cái tứ phương qui tụ lại,  như người cha nhân hậu chờ đón và ôm lấy đứa con đi hoang trở về.

    Ước mong những giải thích trên thỏa mãn câu hỏi đặt  ra.

    Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.

     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - THÁNH ĐƯỜNG

  •  
    Chi Tran

     


    THÁNH ĐƯỜNG TRONG NỖI NHỚ

     Cuộc đời người linh mục gắn liền với những ngôi Thánh Đường cho đến lúc về nhà hưu, tuổi già còn lưu luyến biết bao khi rời xa.

     

    Thường khi ta nhớ, không chỉ nhớ về ngôi nhà, làng quê, dòng sông. Nỗi nhớ ẩn sâu trong tâm thức còn hơn bao nỗi nhớ khác, nỗi nhớ về nơi Thánh Đường, tiếng chuông sớm chiều. Nơi đong đầy kỷ niệm từ những ngày ấu thơ đến khi lìa trần.

     

    Thánh đường Laterano ghi dấu chiều dài lịch sử hơn 1700 năm Giáo hội sau thời kỳ cấm cách. Bao thăng trầm, bao biến cố lịch sử, triều đại, bao cuộc chiến tranh tương tàn thế chiến đã qua. Từng lớp người, qua bao thế hệ, Thánh Đường còn đó in dấu ấn vào lịch sử của từng cá nhân, của bao trang sử bi hùng, một lịch sử cứu độ, Thiên Chúa bước chân vào trong trần gian.

     

    Mỗi người gần như trong ký ức đều ghi dấu một hình ảnh khó phai về một vài Thánh Đường. Nơi đó với người Công Giáo, ngày đầu tiên cha mẹ bế vào Thánh Đường chịu phép rửa tội, những năm tháng lớn lên theo cha mẹ đi dự Thánh Lễ. Rồi những năm tháng theo học Giáo Lý, bao nhiêu bạn bè cùng xóm, nhớ từng chỗ ngồi, từng cha đến giúp, những khuôn mặt trìu mền của phụ huynh, anh chị Giáo Lý Viên. Nỗi nhớ cứ tràn về khi xa cách Thánh Đường tuổi thơ. Những gốc cây, những vườn cây, những hàng ghế ngồi, đền đài thờ Chúa, kính Mẹ, các Thánh.

     

    Có lẽ vẫn là những kỷ niệm của những ngày đó mang theo trên những nẻo đường đi qua, cả những khi quên Chúa, quên cả Thánh Đường. Nhưng không thể quên mãi vì đi đâu, ở nơi nào đó, vẫn tiếng chuông sớm chiều, vẫn những tháp Thánh Đường cao vút, như kéo tâm hồn lại để đưa lên cao khỏi thế trần.

     Khi đến tuổi yêu đương, Thánh Đường không chỉ nhớ Chúa mà còn nhớ một ai đó ghi khắc trong tim. Những ngày Chúa Nhật, tham dự Thánh Lễ, đưa mắt nhìn về phía nào đó để nhìn ngắm ai đó trong trang phục, thầm nhớ, thầm thương. Nhớ từng chỗ ngồi, nhớ từng bước chân quen khi vào Thánh Dường, khi lên rước Mình Thánh. Khi đứng ngoài sân cầu nguyện trước tượng Mẹ Maria. Những lời cầu nguyện như ghi lại trong lời hát: "Xin cho con lấy được người con yêu" hoặc như tiếng buồn gửi vào lời thơ, những ngày xa nhau, thiếu nhau trong đời: "Cúi mặt âm thầm giấu nỗi đau. Chắp đôi tay nhỏ em nguyện cầu.Tình thương Thiên Chúa cho rũ sạch. Hạt bụi gian trần xa xót nhau." (Thugiangvu). Hay như vần thơ cũ: "Lần lữa anh ghiền nghe tiếng chuông. Làm thơ sầu mộng dệt tình thương. Để nghe khe khẽ lời em nguyện. Thơ thẩn chờ em trước thánh đường. (Hoa trắng thôi cài trên áo tím, Kiên Giang)

     

    Thánh Đường, nếu như ở góc nhìn của người linh mục. Nỗi nhớ như nỗi nhớ quê hương rất sâu đậm. Ở đó bao nhiêu năm, bấy nhiêu trăm ngàn nỗi nhớ miên man. Nhớ từng cháu bé từ ngày rửa tội rồi lớn lên. Nhớ từng thanh nam, thiếu nữ vui tươi, chạy nhảy, hồn nhiên như thiên thần dưới thế. Bao nhiêu nỗi nhớ từng chỗ ngồi của những cụ già, những góc ngồi trầm tư cầu nguyện. Những ánh mắt hướng nhìn về Chúa, buồn vui, đau khổ, hay hạnh phúc, bao nhiêu khuôn mặt bấy nhiêu tâm tình dâng Chúa.

     

    Thánh Đường của những ngày vui mừng bổn mạng, đám cưới của các bạn trẻ. Hân hoan những bước chân vui vào đời, những lời cầu nguyện ngày hạnh phúc. Những lời ngỏ yêu thương, cam kết chung sống trọn đời. Bao là nỗi nhớ để lại trong tâm trí người linh mục, hằng ngày cầu nguyện cho các đôi trẻ vượt những khó khăn, giữ niềm vui hạnh phúc.

     

    Thấy vui khi đôi bạn hạnh phúc năm này qua năm khác, đưa con tới Thánh đường rửa tội, học giáo lý, chịu các phép. Người linh mục vui mừng tạ ơn Chúa, khi gia đình sống vui hạnh phúc, khi gia đình sống trong yêu thương, tham gia hội đoàn thêm lòng đạo sâu.

    Rồi khi các đôi bạn hôn nhân khúc mắc, người linh mục cũng muộn phiền lo lắng, gỡ rối tơ lòng, đem lời sẻ chia, dâng lời cầu nguyện. Người linh mục đôi khi cũng mất ngủ khi nỗi buồn gia đình họ ly tán, bởi thương những trẻ nhỏ trong gia đình, thiếu cha hay vắng mẹ.

     

    Rồi thời gian qua mau, vắng bóng người đi xa định cư, di chuyển chỗ ở, người lìa cõi thế về với Chúa, Thánh Đường vắng đi một gia đình, vắng đi một người, người linh mục tâm hồn thêm trĩu nặng. Thương mến nhiều nên cũng nhiều ưu tư trầm lắng.

     

    Thánh Đường chỉ nghe hai từ đã thấy bao điều muốn sống lại bao kỷ niệm. Bao nỗi nhớ ùa về từng ngôi Thánh Đường ghi lại dấu yêu một thời đã sống, đã lớn lên trong cuộc đời.

     

    Cuộc đời người linh mục gắn liền với những ngôi Thánh Đường cho đến lúc về nhà hưu, tuổi già còn lưu luyến biết bao khi rời xa.

     

    Xin Chúa là niềm vui cho cuộc đời chúng con, vì Chúa mới đích thực là nơi Thánh Điện nơi chúng con nương tựa.

     

    Nguồn: gpbanmethuot.com (09.11.2021)

    Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

     
     

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM NGÔ TÔN HUẤN

ĐỨC KHIÊM NHU VÀ KHÓ NGHÈO

ĐỨC  KHIÊM NHU VÀ KHÓ NGHÈO NỘI TÂM QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT RA SAO ĐỂ MỞ MANG NƯỚC CHÚA VÀ MỜI GỌI THÊM  NHIỀU NGƯỜI NHẬN BIẾT CHÚA QUA GƯƠNG SỐNG  NHÂN CHỨNG CỦA MÌNH ?

 Khó nghèo là một bất hạnh lớn cho  người đời , vì  xét theo khôn ngoan của con người ,  thì  đa số  chỉ  biết quí trọng giầu sang về vật chất,và chỉ đi tìm danh lợi chóng qua ở đời này, nên người ta  khinh thường mọi giá tri tinh thần và đạo đức trong đó có giá trị của sự khó nghèo nội tâm.

 Nhưng với người có niềm tin Thiên Chúa, tin có sự giầu sang vĩnh cửu trên Nước Trời,  thì khó nghèo lại là một nhân đức cần  phải có để xứng đáng là những môn đệ lớn nhỏ của Chúa Kitô, Đấng đã thực sự sống khó nghèo từ khi sinh ra  trong hàng bò lừa cho đến khi chết trần trụi trên thập giá.

Thế giới ngày nay đang chìm đắm trong đam  mê  về tiền bạc và của cải vật chất,tôn thờ khoái lạc ( hedonism) khiến dửng dưng – hay   lãnh cảm ( numb, insensitive) trước sự đau khổ, nghèo đói của biết bao triệu người là nạn nhân của bóc lột và bất công xã hội, đầy rẫy ở khắp nơi trong thế giới tôn thờ vật chất, tục hóa  và suy thoái thê thảm về luân lý, đạo đức và lòng  nhân đạo..

Đức Thánh Cha Phanxicô, trong một diễn từ , đã thẳng thắn nói rõ là thế giới hiện nay đang sống với thảm trạng  “ tôn thờ tiền bạc ( cult of money ) và dửng  dưng với bao triệu người nghèo đói ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia Phi Châu và Á Châu.

Không nói gì đến các nước vốn nghèo sẵn ở Á và Phi Châu, ngay ở Hoa Kỳ là nước được coi là giầu có nhất nhì thế giới mà cũng có biết bao người vô gia cư ( homeless) nghèo  đói, sống vất vưởng trên  hè phố ở các đô thị  lớn như Los Angeles, Houston, Chicago, Nữu Ước… Họ nghèo đến nỗi không có nhà để ở và hàng ngày phải  đến xin ăn ở các cơ sở từ thiện, trong khi những người triệu phú , tỉ phú không hề quan tâm đến họ.  Chính quyền liên bang cũng như  tiểu bang , cho đến nay,  vẫn không có biện pháp tích cực nào để giúp những người nghèo vô gia cự này.Nhưng mỉa mai và nghịch lý  là chánh quyền Mỹ cứ thi nhau đem tiền ra giúp các nước như Irak. Afghanistan, Pakistan, Ai Cập, Syria...vì quyền lợi chiến lược của Mỹ, chứ không phải vì thương giúp gì dân nghèo , nạn nhân của bóc lột và bất công xã hội ở các quốc gia đó;  nhưng đáng buồn hơn nữa   là  dân các nước nói trên vẫn chống Mỹ và muốn đuổi quân đội Mỹ ra khỏi đất nước họ ! ( Irak và Afghanistan)!

Trước thực trạng  trên của Thế giới,  Đức Thánh Cha Phanxicô, từ ngày lên ngôi Giáo Hoàng,  đã tỏ mối quan tâm sâu xa đối với người nghèo khó ở khắp nơi trên thế giới và luôn kêu gọi Thế giới nói chung và Giáo Hội nói riêng phải  làm gì cụ thể để thương giúp những người nghèo khó mà Chúa Kitô đang đồng hóa với họ và thách đố chúng ta nhận ra Chúa  nơi những người xấu số  này để thương giúp họ cách thich hợp theo khả năng của mình.( x Mt 25)

Đức Thánh Cha đã nghiêm khắc phê phán thế giới “tôn thờ tiền bạc”vì người thấy rõ sự chênh lệch quá to lơn giữa người quyền thế giầu sang và người nghèo cô thân cô thế ở khắp nơi trên thế giới tục hóa này.Nên khi lên ngôi Giáo Hoàng ngày 13 tháng 3 năm 2013, ngài đã chọn danh hiệu “Phanxicô” cho triều đại Giáo Hoàng ( Pontificate) của mình để nói lên ước muốn sống tình thần nghèo khó của Thánh Phan xicô khó khăn Thành Assisi,  và  nhất là tình thần và đời sống  khó nghèo thực sự của Chúa Giêsu Kitô, “ Đấng vốn giầu sang phú quí nhưng đã tự ý trở nên khó nghèo vì anh  em  để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh  em trở nên giầu có.” ( 2 Cor 8:9)

Như thế, gương khó nghèo của Chúa Kitô mà Đức Thánh Cha Phanxicô  muốn thực hành   phải là gương sáng cho mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hôi  noi theo, đặc biệt là hàng giáo sĩ và tu sĩ, là những người có sứ mạng và trách nhiệm rao giảng và sống Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô để  nên  nhân chứng dích thực  cho Chúa , “Đấng đã  đến không phải để được người ta phục vụ nhưng là để  phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người.” ( Mt 20: 28).

Đặc biệt trong thư gửi cho các Tân Hồng Y  ngày  13 tháng 1năm 2014 , Đức Thánh Cha Phanxicô  đã nhấn mạnh như sau :

   “  cái mũ đỏ không có ý nghĩa là được thăng thưởng( promotion)  một danh dự hay hào nhoáng bề ngoài( decoration) mà chỉ đơn thuần là một hình thức phục vụ đòi hỏi mở rộng tầm nhìn và con tim…do đó  xin quí chu huynh nhận sự bổ nhiệm mới  này với lòng khiêm cung,  giản dị và vui mừng, nhưng vui mừng không theo cách người đời hay bất cứ cách mừng vui nào xa lạ với tinh thần của Phúc Âm về sự khắc khổ ( austerity) tiết độ ( sobriety) và khó nghèo ( poverty)”.

                           Tai sao phải sống khiêm nhu và khó nghèo  ?

Trước hết, phải nói ngay là khó nghèo  ở đây không có nghĩa là phải đói khát rách rưới, vô gia cư, lang thang đầu đường xó chợ thì mới được chúc phúc. Ngược lại, phải lo cho mình và cho người trong gia đình  có phương tiện sống cần thiết tối thiểu như  nhà ở, cơm ăn  áo mặc, phương tiện di chuyển như xe cộ ,vì  ở Mỹ không ai có thể đi bộ hay xe đạp để đi làm hay đi học được..Nghĩa là không nên  “lý tưởng  thiếu  thực tế” để chỉ  chú trọng  đến đời sống tinh thần mà coi nhẹ hay sao nhãng đời sống vật chất đúng mức cho phù hợp với nhân phẩm.

Nhưng  điều quan trọng nhất  là phải có  nhân đức khiêm  nhường  và thực sự sống tinh thần nghèo khó mà Chúa Kitô   đã dạy các môn đệ và dân chúng xưa là “ Phúc cho ai có tinh thần (tâm hồn)  nghèo khó vì Nước Trời là của họ. ( Mt 5:3; Lc 6 : 20)

Sự nghèo khó mà Chúa muốn dạy ở đây không có nghĩa là phải đói khát , rách rưới  về phần xác như  đã nói ở trên   mà chỉ có nghĩa là không được ham mê tiền bạc và của cải vật chất, tiện nghi sa hoa, danh vọng phù phiếm  chóng qua ở đời này    đến độ vô tình làm nô lệ cho chúng khiến  không còn chú tâm  vào việc mở mang Nước Thiên Chúa trong tâm hồn của chính mình và nơi người khác; cụ thể là các giáo dân được trao phó cho mình phục vụ  và  săn sóc về mặt thiêng liêng.

Người tông đồ mà không có nhân đức khiêm nhu và  khó nghèo, để  khinh chê tiền bạc , của cải  vật chất và danh vọng hào  nhoáng ở đời ,  thì không thể rao giảng sự khó  nghèo của Phúc Âm cho ai được. Không có  và không  sống khiêm nhu và khó nghèo thực sự , mà lại rao giảng nhân đức khó nghèo   và khiêm tốn  thì sẽ làm trò cười mỉa mai cho người nghe mà thôi. Chắc chắn như vậy.

Mặt khác,  sự thành công của sứ mệnh rao giảng Tin Mừng không căn cứ ở những  giáo đường,  nhà  xứ , Tòa Giám mục được xây cất sang trọng , lộng lẫy để  khoe khoang với du khách mà cốt yếu ở chỗ xây dựng được đức tin và lòng yêu mến Chúa vững chắc trong tâm hồn của mọi tín hữu  để giúp họ sống đạo có chiều xâu thực sự, chứ không phô trương  bề ngoài với  số con số đông tân tòng được rửa tội mỗi năm, đông người đi lễ hàng tuần, đi rước ầm ỹ ngoài đường phố,  trong khi rất nhiều người ( giáo sĩ, tu sĩ)  vẫn sống thiếu bác ái và công bình với nhau và với người khác.

Lại nữa,, người tông đồ lớn nhỏ - nam cũng như nữ-  mà ham mê tiền bạc ,  thì sẽ không bao giờ có thể sống và thực hành được  tinh thần khó nghèo của Chúa Kitô, Đấng đã sống lang thang như người vô gia cư đến nỗi có thể nói được về mình là “ con trồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có  chỗ tựa đầu.” ( Mt 8: 20)

Thử hỏi Chúa có đóng kich “ khó nghèo” từ khi sinh ra trong hang bò lừa cho đến khi chết trần trụi trên thập giá hay không ?  

Ai dám nói là không ?  Nếu vậy, thì Chúa quả  thực  đã  sống khó nghèo trong suốt cuộc đời tại thế  để nêu gương  nghèo khó trong tâm hồn  và trong cuộc sống cho hết mọi người chúng ta. Nghĩa là  các tông đồ của Chúa nói riêng và toàn thể dân Chúa nói chung phải thi hành  lời Chúa để đi tìm và  “ tích trữ cho mình những kho tàng ở trên trời nơi mối mọt không làm hư nát, nơi trộm cắp không đào ngạch và lấy đi được.” ( Mt  6: 20)

 Nếu người tông đồ  mà chỉ chú trọng đi tìm tiền của và xây dựng nhà cửa cho sang trọng, thay vì  xây dựng cho mình và cho những người mình phục vụ một lâu đài nội tâm hoành tráng,  thì mọi lời rao giảng về khó nghèo của Phúc Âm  sẽ trở nên trống rỗng và không có sức thuyết phục được ai  tin và thực hành, nếu không muốn nói là làm trò cười cho người nghe..

 Muốn thuyết phục thì chính mình phải sống và  xa tránh hay chống lại  những cám dỗ về  tiền bạc và của cải vật chất để không đôn đáo đi tìm tiền, làm thân với người giầu có để trục lợi.Và  nhiên hậu, cũng sẽ  không hơn gì bọn Biệt phái  và luật sĩ  xưa kia, là   những kẻ chỉ dạy người khác sống nhưng chính họ lại không sống điều họ dạy bảo người khác, khiến Chúa Giêsu đã nhiều lần phải nghiêm khắc lên án họ là :“quân giả hình”, bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta , nhưng chính họ lại không buồn động ngón  tay vào.”( Mt 23: 4).

Nói rõ hơn, giảng  tinh thần khiêm nhu và  khó nghèo của Chúa cho người khác,  mà chính mình  lại sống phản chứng  bằng cách chạy theo tiền của,  dùng những phương tiện di chuyển sang trọng như đi các loại  xe đắt tiền như  Lexus, BMW, Mercedes, Ìnfinity, Volvo… đeo đồng hồ longines, Omega …làm thân với người giầu, không nhận dâng lễ cho người nghèo,vì có bổng lễ thấp, mà  chỉ nhận  lễ có bổng lễ cao, nhất là bày chuyện “lễ đời đời”, một hình thức buôn thần bán thánh (simonia), để lấy nhiều tiền  của giáo dân không am hiểu về giá trị  thiêng liêng của việc xin lễ..

  Dĩ nhiên đây không phải là cách sống của tất cả mọi  linh mục, giám mục  nhưng dù chỉ có một thiểu số nhỏ, thì  cũng đủ gây tai tiếng cho tập thể  nói chung vì “ con sâu làm rầu nồi canh” như tục ngữ Việt Nam  đã dạy.

Như vậy, Giáo Hội của Chúa phải thực sự khiêm nhu và nghèo khó  theo gương  Mẹ Maria , Thánh Giuse và nhất là Chúa Giêsu, Người đã thực  sự sống và chết cách khiêm nhu nghèo khó để dạy mọi người chúng ta  coi khinh , coi thường sự sang giầu, danh vọng  phù phiếm ở đời này, để đi tìm sự giầu sang, vinh quang  đích thực là chính Thiên Chúa,  cội nguồn  của mọi vinh phúc giầu sang  vĩnh cửu mà tiền bạc, của cải và  hư  danh  ở đời này không thể mua hay đổi chác được.

Chỉ có nghèo khó, và khiêm nhu  thực sự trong tâm hồn,  thì Giáo Hội mới có thể  lách mình ra khỏi mãnh lực của đồng tiền,  của cải vật chất,danh vọng trần thế,  để không  làm tay sai cho thế quyền mà  trục lợi cá nhân. Lại nữa, nếu quá yêu chuộng tiền bạc và  hào nhoáng bề ngoài,  để nay tổ chức mừng 10 năm,mai  15 năm, ngày khác  20 năm thụ phong.., để kiếm tiền mừng của giáo dân. Mà Kiếm để làm gì mới được chứ ? Cách riêng linh mục làm việc ở Mỹ,được ưu đãi về lương bổng  nhiều hơn các linh mục làm việc ở Á ,Âu Châu, nhất là ở ViệtNam, nên không cần thiết phải kiếm thêm tiền bằng cách chỉ nhận làm lễ với  bổng lễ cao, nhất là tổ chức mừng sinh nhật, mừng kỷ niệm thụ phong 5 năm, 10 năm, 15 năm nhiều lần như vậy để kiếm tiền mừng của giáo dân, nhưng lại  là một trở ngại  cho linh mục sống tinh thần khó nghèo của Chúa Kitô-và mặt khác-làm phiền cho giáo dân cứ phải mừng cha xứ, cha phó trong những dịp như vậy  !

Tóm lại, muốn   thi hành có hiệu quả  sứ  mệnh thiêng liêng của mình là  rao giảng Tin Mừng  Cứu Độ  của Chúa Kitô, thì người Tông đồ lớn nhỏ  phải là mẫu gương sáng chói về  sự chê nghét của cải và  hư danh trần thế ,  để cứ dấu này  “ người ta sẽ nhận biết anh  em là môn đệ của Thầy,( Ga 13: 35) như Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ xưa.

Nước Thiên Chúa mà Giáo Hội có sứ mệnh mở mang trên trần thế này,  không hề phục vụ cho  nhu cầu  tìm kiếm tiền bạc , danh vọng  trần thế  và của cải vật chất hư hèn,   mà  chỉ cho mục đích hướng dẫn con người đi   tìm kiếm hạnh phúc và bình an vinh cửu trên Nước Trời mà thôi.  Lại nữa, không có  giáo sĩ và tu sĩ nào  có lời khấn sang giầu vật chất  mà chỉ có lời khấn khó nghèo, vì Có khó nghèo thực sự trong tâm hồn thì mới dễ vươn mình lên cùng Chúa  là chính nguồn vui, và vinh quang hạnh phúc vĩnh cửu .  Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã nói với anh thanh niên giầu có  kia  là  “ hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo , anh sẽ được một kho tàng trên trời , rồi hãy đến mà theo tôi.” ( Mc  10:  21)

Lời Chúa trên đây phải là đèn sáng  soi cho mọi người tín hữu trong Giáo Hội- cách riêng cho hàng giáo sĩ và tu sĩ-  bước đi qua  bóng tối đen dầy đặc  của   tiền bạc,  của cải vật chất,và danh vọng trần thế hư hão,  là những quyến rũ  đã và  đang mê hoặc con người ở khắp nơi, khiến họ say mê  đi tìm kiếm và  tôn thờ,  thay vì  tìm kiếm và tôn thờ  một mình Thiên Chúa là cội nguồn của mọi  phú quý  giầu sang và vinh quang đích thực mà thôi.Amen.

Chúa nói: “ ai có tai nghe thì nghe” ( Mt 13:43; Mc 4: 23; Lc 8:8)

Ước mong những giải đáp trên đây thỏa mãn câu hỏi đặt ra

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn, MDiv, MA. DMin. (Doctor of Ministry=Tiến Sĩ Sứ Vụ)

--------------------------------------