24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM NGÔ TÔN HUẤN

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
    CÁC TỘI PHẠM VỀ 10 ĐIỀU RĂN
    LM Ngô Tôn Huấn
    Điều Răn Thứ Nhất : "Thờ phượng và Kính mến Đức Chúa Trời trên hết mọi sự"
    Hỏi:
    Người Công giáo có được phép tin 12 Con Vật làm chủ vận mạng con người và vũ trụ như huyền thoại Đông phương tin tuởng không ?
    Trả lời:
    Chắc chắn là không được phép tin, vì trái với Điều răn thứ nhất dạy ta phải
    Tin kính một Thiên Chúa là Đấng dựng nên muôn loài muôn vật, như Chúa Giêsu đã trả lời cho tên qủy đến cám dỗ Chúa trong hoang địa khi xưa:
    - “ngươi phải bái lậy Đức Chúa là Thiên Chúa của ngươi và thờ phượng một mình Người mà thôi” (x. Mt 4,10).
    Đây cũng chính là mệnh lệnh của Thiên Chúa truyền cho dân Do Thái qua trung gian ông Mai- Sen :
    - “ Nghe đây hởi Ít-ra-en ! ĐỨC CHÚA,Thiên Chúa của chúng ta, là ĐỨC CHÚA duy nhất” (Deut 6,4)
    Như thế, mọi việc tin và tôn kính bất cứ một thần linh nào khác ngoài Thiên Chúa ra đều nghịch với Điều Răn Thứ Nhất của Bản Thập Giới (Decalogue).
    Cụ thể , trái với Điều Răn này là những thực hành nguy haị sau đây:
    1- thuyết đa thần (polytheism)= thần tài, thần bếp, thần hỏa, thần mưa, thần bão, thần gió..v,v
    2- tục mê tín dị đoan (superstitions) như kiêng con số 13, tin số 9.v.v...
    3- thờ ngẫu tượng (idolatry) tức là tôn thờ những gì không phải là Thiên Chúa như thờ ma qủy, thờ tiền của ,khoái lạc, quyền thế, danh vọng …
    4- hoặc thờ một con vật (the Beast) mà nhiều Thánh Tử Đạo đã thà chết chứ không chịu thờ lậy “Con vật” nào.
    (x. Sách Giáo Lý Công Giáo ,số 2113-2114).
    Cũng nghịch vớí Điều Răn thứ nhất là : các tin tuởng đặt vào khoa bói toán (divination) và ma thụât (magic) như : gọi hồn người chết, tra cứu tử vi, chiêm tinh, xem chỉ tay, bói quẻ, xin sâm, đồng cốt ,phù thủy, phong thủy…Khi đặt tin tưởng vào những việc này, ngươì ta đã gạt bỏ Thiên Chúa là Đấng duy nhất cầm quyền sinh tử cuả con người và vạn vật trong vũ trụ này.( x. Sđd. số 2115-2117)
    Ngoài ra, cũng đuợc xem là nghịch vơí Điều răn thứ nhất những ai theo thuyết vô thần (atheism) hoặc vô tôn giáo (irreligion).
    Thuyết vô thần đuợc xem là nguy haị cho đức tin Công giáo hơn cả vì thuyết này xoá bỏ hay phủ nhận mọi suy tư đưa đến nhìn nhận có Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên con người “linh ư vạn vật”cũng như toàn thể vũ trụ hữu hình và vô hình. Thuyết này cũng chối bỏ mọi tin tưởng đặt vào bất cứ thần linh nào ngoài con người và thế giới vật chất hữu hình này.
    Sau hết ,nghịch với Điều răn thứ nhất của Chúa còn phải kể đến tôi gọi là “vô tôn giáo (irreligion) thể hiện qua ba hình thức sau đây :
    a- Thử thách Chúa bằng lời nói hay hành động. Đây là tội của tên qủy đã thách Chúa Giêsu trong hoang địa hãy “giao mình xuống đất” từ trên nóc Đền Thờ. (x Lc 4,9)
    b- Phạm thánh (sacrilege): xúc phạm đến Thánh Thể, như quăng Mình Thánh xuống đất, đổ Máu Thánh còn dư sau Rước Lễ vào bồn rửa tay,nhất là đem Thánh Thể về nhà cho ai dùng để làm việc phù phép nào đó. Cũng được kể là phạm thánh khi có thái độ hoặc hành vi khinh thường các bí tích và á bí tích (Ảnh Tượng Chúa, Đức Mẹ và các Thánh, tràng hạt,sách kinh...) và có hành vi ô uế nơi thờ phượng như Nhà Thờ ,Nhà Nguyện.
    c- Tội maị thánh (còn gọi là buôn thần bán thánh=simonia); như đòi tiền để ban một bí tích, để dâng Lễ hay cầu nguyện cho ai... Đòi tiền ở đây khác với bổng Lễ (mass stipend) mà Giáo luật cho phép thu theo mức mà Giáo Quyền địa phương ấn định.
    Thí dụ ở các Giáo Xứ Mỹ, bổng lễ là 5 đôla cho mỗi ý Lễ. Linh mục không được phép đòi bổng Lễ cao hơn mức qui định và không được gây cho giáo dân lầm tưởng rằng dâng nhiều tiền thì được lợi ích thiêng liêng nhiều hơn là ít tiền hay không có bổng lễ. Nếu linh mục nào làm với ý này hoặc giáo dân nào muốn dùng tiền của để mua ơn thánh Chúa thì đều mắc tội maị thánh. (x. Sđd. Số 2111-2123)
    Đó là tóm luợc những tội nghịch với nhân đức thờ phượng dựa trên Điều răn Thứ Nhất trong Mười Điều Răn của Chúa mà quí tín hữu cần biết để tránh.
    LM Phanxcô Xaviê Ngô Tôn Huấn.
     ----------------------------------------------
     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LÃNH NHẬN BÍ TÍCH SÁM HỐI

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


    Để lãnh nhận Bí Tích Sám Hối, hối nhân phải ăn năn tội như thế nào?
     
    Bí tích Sám Hối bao gồm ba hành vi của hối nhân và sự xá giải của tư tế. Ba hành vi của hối nhân là: ăn năn tội, xưng tội và đền tội.
    02-BitichSamhoi.jpg
    1. Ăn năn tội là gì?
    Ăn năn tội là “đau đớn trong lòng và chê ghét tội đã phạm, dốc lòng chừa từ nay không phạm tội nữa” (CĐ Triđentinô, Sess. 14a, Doctrina de sacramento Paenitentiae, c.4; DS 1676).
    Điều 987 của Bộ Giáo luật quy định: “Để hưởng nhờ phương dược cứu độ của bí tích Sám Hối, người Kitô hữu phải được chuẩn bị thế nào để trở về với Thiên Chúa bằng cách từ bỏ các tội đã phạm và quyết tâm sửa mình”.
    Từ bỏ các tội đã phạm là tâm tình hướng về quá khứ, còn quyết tâm sửa mình là tâm tình hướng về tương lai. “Vì vậy, sự hối cải bao trùm cả quá khứ lẫn tương lai, được nuôi dưỡng bằng sự trông cậy vào lòng thương xót của Thiên Chúa” (GLHTCG, số 1490).
    Từ bỏ các tội đã phạm và quyết tâm sửa mình, cả hai liên kết với nhau một cách chặt chẽ: Việc quyết tâm sửa mình bổ túc cũng như cụ thể hóa việc từ bỏ tội lỗi và hướng về Thiên Chúa. Rồi việc quyết tâm sửa mình lại do lòng ăn năn và chịu ảnh hưởng của lòng ăn năn. Chỉ khi nào hối nhân thật sự chê ghét tội lỗi thì sự quyết tâm sửa mình mới có được nền tảng vững chắc.
    2. Ăn năn tội là việc quan trọng nhất
    Trong các hành vi của hối nhân, ăn năn tội là quan trọng nhất. Vì chưng, nếu hối nhân không thật lòng ăn năn hối cải và không tìm về hiệp thông với Thiên Chúa thì Thiên Chúa không thể giải thoát họ khỏi lầm lỗi và cho họ được giải hòa với Ngài. Nếu hối nhân không thật lòng ăn năn thì họ không thể xưng tội cách chân thành và không thực tâm muốn làm việc đền tội.
    “Trong các hành vi của hối nhân, việc ăn năn tội phải chiếm chỗ nhất, vì ăn năn tội là “đau đớn trong lòng và chê ghét tội đã phạm, dốc lòng chừa từ nay không phạm tội nữa” (CĐ Triđentinô, Sess. 14a, Doctrina de sacramento Paenitentiae, c.4; DS 1676). Vì chưng, “Chúng ta phải tiến đến Đức Kitô bằng việc hoán cải (metanoia), nghĩa là bằng sự chân thành thay đổi toàn diện con người, nhờ sự thay đổi này, con người khi đã được sự thánh thiện và tình thương của Thiên Chúa thúc đẩy, sẽ bắt đầu suy nghĩ, phán đoán và sắp xếp lại cuộc đời. Chính sự thánh thiện và tình thương ấy đã được tỏ bày trong Chúa Con và được thông ban dư đầy cho chúng ta” (x. Dt 1,2; Cl 1,19; Ep 1,23). Bởi thế, việc sám hối chân thật tùy thuộc vào sự ăn năn này. Vì việc trở về phải thay đổi con người từ bên trong, để ngày càng soi sáng con người sâu rộng hơn và làm trở nên giống Chúa Kitô hơn” (Nghi thức Bí tích Sám Hối, số 6a).
    3. Phải ăn năn tội như thế nào?
    “Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo” đã phân biệt việc ăn năn tội cách trọn và ăn năn tội cách chẳng trọn như sau:
    - “Khi sự ăn năn tội xuất phát từ lòng yêu mến Chúa trên hết mọi sự, thì được gọi là ăn năn tội “cách trọn” (ăn năn do đức mến). Cách ăn năn tội này xóa bỏ các tội nhẹ; và cũng đem lại ơn tha thứ các tội trọng, nếu hối nhân quyết tâm đi xưng tội càng sớm càng tốt” (số 1452).
    - “Ăn năn tội “cách chẳng trọn” (hoặc hối hận) cũng là một hồng ân của Thiên Chúa, một thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Nó phát sinh khi thấy sự xấu xa của tội lỗi hoặc vì sợ bị luận phạt đời đời và sợ các hình phạt khác mà kẻ tội lỗi phải chịu (ăn năn do sợ hãi). Sự khích động lương tâm như vậy có thể là khởi đầu của một tiến trình nội tâm, tiến trình này sẽ được hoàn tất dưới tác động của ân sủng nhờ ơn xá giải bí tích. Việc ăn năn tội cách chẳng trọn tự nó không đem lại ơn tha thứ các tội trọng, nhưng chuẩn bị tâm hồn đón nhận ơn tha tội trong bí tích Thống Hối” (số 1453).
    Như vậy, ăn năn tội cách chẳng trọn và lãnh nhận bí tích Sám Hối, thì đã đủ cho được khỏi tội. Còn nếu khi bị ngăn trở không lãnh nhận bí tích Sám Hối được, mà ta giục lòng ăn năn tội cách trọn và ước ao lãnh nhận bí tích Sám Hối, thì cũng được khỏi tội.
    Lm LG Huỳnh Phước Lâm - GP.Long Xuyên
     
     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - EM MUỐN VÀO ĐẠO CÔNG GIÁO?

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


     
    EM MUỐN VÀO ĐẠO CÔNG GIÁO
    Sở dĩ em muốn vào đạo Công Giáo vì vài lý do thú vị ban đầu. Không hiểu vì cơ duyên nào đó, em được tiếp xúc với nhiều người công giáo. Họ thực sự là những người dễ mến và tử tế, hòa đồng và chân thành.
    Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Phật Giáo, tuy nhiên, em thú nhận rằng mình chưa hiểu nhiều về giáo lý nhà Phật. Vì nhiều lý do khác nhau, em cứ để cuộc sống nổi trôi theo học tập và công việc. Trong dòng đời ấy, rất nhiều lần em được tiếp xúc với môi trường bên Kitô Giáo[1]. Em nói như thế vì không chỉ bên đạo Tin Lành thu hút em, nhưng đạo Công Giáo cũng là một con đường mời gọi em bước vào.
    Dạo phố với em, tôi may mắn được em chia sẻ nhiều thao thức, ước mơ và thắc mắc liên quan đến tôn giáo. Là người học thức, em thừa biết mỗi tôn giáo đều có những phương thế chỉ cho con người tìm đến hạnh phúc, bình an. Nhưng cụ thể phương thế ấy là gì, thì em chịu! “Thiên Chúa là ai, Ngài có hiện hữu không? Đạo Thiên Chúa có thực sự là con đường tốt nhất để em bước vào không?” Đó là chuỗi những câu hỏi mà trong em hằng khắc khoải. Dĩ nhiên tôi chẳng thể trình bày một mớ kiến thức về Thiên Chúa cho em lúc này. Thay vào đó, tôi lắng nghe và chia sẻ chút cảm nghiệm của mình về Thiên Chúa với em. Lồng trong đó là những lời thầm nguyện dành cho em. Ước sao Thiên Chúa ban ánh sáng để em can đảm theo Ngài.
    Sở dĩ em muốn vào đạo Công Giáo vì vài lý do thú vị ban đầu. Không hiểu vì cơ duyên nào đó, em được tiếp xúc với nhiều người công giáo. Họ thực sự là những người dễ mến và tử tế, hòa đồng và chân thành. Em cảm nhận như thế! Tạ ơn Thiên Chúa vì những chứng nhân em gặp được.[2] Đó là bước khởi đầu để em đặt dấu hỏi về nguồn động lực nào để người công giáo sống được như thế. Em lên đường đi tìm. Trên hành trình ấy, đôi khi em lẫn lội những người Tin Lành với người Công Giáo[3]. Là người bạn, tôi hạnh phúc chia sẻ với em đôi điều khác nhau giữa hai đạo này. Hy vọng em hiểu hơn và có thêm chất liệu để đưa ra quyết định cho riêng mình.
    Dừng lại bên vỉa hè dưới bóng cây cổ thụ, tôi chỉ cho em nhà Dòng Thánh Phaolô, một tu viện cổ kính với những bóng dáng người tu sĩ đang dạo bước trong vườn. Ông Phaolô là người theo đạo Do Thái. Khi Đức Giêsu sống lại, Giáo Hội Công Giáo đang trong bước khởi đầu phát triển. Trong bối cảnh đó, chính Phaolô ra sức bách bớ những ai tin vào Đức Giêsu. Trên đường truy lùng bắt tận những tín hữu theo đạo này, Phaolô đã được Chúa Giêsu phục sinh kêu gọi: hãy tin vào Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Ông đã tin và trở thành môn đệ truyền giáo nhiệt thành, vĩ đại trong Giáo hội Công Giáo sơ khai.
    Sở dĩ tôi lan man đến chuyện thánh Phaolô, để nói với em rằng mỗi ngày đều có nhiều người được Đức Giêsu mời gọi nên con cái của Chúa. Lời gọi ấy không âm thanh, không ồn ào, không lôi kéo, nhưng nó nhẹ nhàng chuyển biến trong tâm hồn những ai đang muốn bước theo Ngài. Nó cũng tựa như những điều em chia sẻ với tôi:
    “Em không biết Thiên Chúa nhiều, nhưng mỗi khi buồn sầu, những lúc gặp chuyện chẳng may, em cũng cầu xin Chúa. Điều lạ lùng là em nhận thấy mình được bình an hơn, được may mắn hơn.” – Em nói trong xúc động.
    Lời chia sẻ ấy cũng là dấu chỉ để em thấy Thiên Chúa đang mời gọi mình. Dĩ nhiên Thiên Chúa không hiện diện như bất cứ người nào, hoặc vật thể hữu hình nào. Ngài có đó, nhưng ta chẳng thể nhìn bằng đôi mắt thể lý. Ngược lại, qua lời em nói, chúng ta có thể cảm nhận được Thiên Chúa và Ngài đang chi phối đời sống của chúng ta. Đó là một trong những con đường để em thấy Thiên Chúa thực sự đồng hành với mỗi người.
    Điều em thắc mắc vốn gây bất ngờ với tôi: “Em có thể vào đạo Công Giáo, nhưng vẫn tin Đức Phật không?” Hỏi như thế, vì em biết nếu mình bước vào đạo Công giáo, ít nhiều sẽ gặp cản trở từ phía gia đình.
    Em thân mến,
    Tôn giáo nào cũng đòi người tín hữu trung thành và yêu mến Đấng họ tin theo với trọn vẹn con tim và lý trí. Dĩ nhiên em không thể vừa tin Thiên Chúa và vừa tin vào Đức Phật, (hay ngược lại). Chúng ta tạm chấp nhận đạo nào cũng tốt. Khi muốn đối thoại với Phật Giáo cũng như những tôn giáo khác, Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh: “Kitô hữu cũng như các tín đồ các truyền thống tôn giáo khác, tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa đích thân mời gọi để đi vào mầu nhiệm của đức kiên nhẫn của Ngài, khi con người nỗ lực tìm ánh sáng và chân lý nơi Ngài. Chỉ có Thiên Chúa biết lúc nào và vào giai đoạn nào sẽ hoàn thành con đường thăm thẳm mà con người từng bước tìm về Ngài.”[4]
    Mặt khác, Giáo Hội Công Giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo ấy[5]. Giáo Hội nhìn thấy trong mỗi tôn giáo, Phật Giáo cũng vậy, những hạt mầm đức tin rất tốt. Để từ đó, bên Công Giáo tiếp tục trong đối thoại, để chia sẻ, giới thiệu cho mỗi người về một Đức Giêsu Kitô vốn là đường, sự thật và sự sống. (Ga 14,6).
    Tôi không muốn đi vào quá nhiều tài liệu bàn về vấn đề này! Hẳn nhiên nếu là người công giáo, em cũng cần giữ lòng kính trọng đến các tôn giáo khác. Nếu em yêu mến Thiên Chúa càng nhiều, Ngài càng chỉ cho em biết cách cư xử với gia đình em ra sao, và cần đón nhận những tôn giáo khác như thế nào. Điều quan trọng là em cần quyết định đi vào một tôn giáo duy nhất mà thôi.
    Cảm ơn em vì những chia sẻ và thao thức của em. Hy vọng em để cho lòng mình thanh thản, để “ơn trên” soi sáng. Từ đó, tôi đoan chắc em sẽ tìm thấy câu trả lời cho đời sống tâm linh của mình. Em đừng ngần ngại thì thầm với Thiên Chúa. Ngài hiểu những điều em ước nguyện. Tuy chưa được rửa tội để trở thành con Chúa, nhưng Ngài có cách để em bước vào một thế giới mới. Nơi đó, hầu chắn có nhiều ngôn ngữ nhà đạo mới, giáo lý mới, niềm tin mới, và con người mới. Càng tìm hiểu, hy vọng em càng xác tín vào lựa chọn của mình. Chắc chắn không ai hiểu hết Thiên Chúa. Nhưng với tâm hồn cởi mở, với ước ao tốt lành, em sẽ được Thiên Chúa hướng dẫn để bước vào Giáo Hội của Ngài.
    Chia tay em, tôi cầu chúc cho em thật nhiều bình an trên hành trình khám phá niềm tin của mình. Em biết điều này: Thiên Chúa sáng tạo muôn loài. Nhiều thế kỷ trước Công Nguyên, người Do Thái chờ mong Đấng Cứu Thế. Đức Giêsu Kitô đã đến vào đêm Giáng Sinh. Sau thời gian rao giảng Nước Trời, Ngài đã chịu chết. Sau ba ngày, Ngài đã sống lại. Đó là Tin Mừng cho muôn dân. Em có thể đọc thấy những điều này trong Kinh Thánh. Tin hay không, tùy em, bởi mỗi người đều có tự do lựa chọn tôn giáo cho riêng mình! Cầu chúc cho em thật nhiều bình an để sớm đưa ra quyết định cho hành trình đức tin của mình, em nhé!
    Trên đường về nhà, lời em cứ văng vảng trong tôi: Em muốn vào đạo Công Giáo! Đó là ước muốn tốt lành thánh thiện. Hy vọng một ngày nào đó tôi nhận được tin vui: “Thầy ơi! Em đã lãnh nhận bí tích rửa tội rồi!” Hy vọng và nguyện cầu cho em thật nhiều!
    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ(dongten.net)
    [1] Kitô giáo là từ gọi chung của nhiều nhánh khác nhau. Hai ngàn năm qua, do nhiều bất đồng, bối cảnh lịch sử và chính trị, đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Bốn nhánh chính hiện nay của Kitô giáo là Công giáo Rôma, Tin Lành, Chính Thống giáo Đông phương, và Chính Thống giáo Cựu Đông phương.
    [2] Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI chia sẻ: “Con người ngày nay họ cần chứng nhân hơn thầy dạy, và nếu họ tin vào lời thầy dạy, thì chính thầy dạy đó là chứng nhân”.
    [3] Anh em bên Tin Lành không tin vào Huấn Quyền của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Họ không có 7 bí tích. Giáo lý Tin Lành chỉ tập trung vào Đức Giêsu Kitô, vào đức tin, ân sủng và Kinh Thánh.
    [4] Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, Đối Thoại và Rao Truyền, số 84.
    [5] X. Công Đồng Vaticano II, Tuyên ngôn Nostra aetate, số 2.
     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM NGÔ TÔN HUẤN

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     


     
    Chúa có đòi hỏi con người phải xa tránh tội để được cứu rỗi không?
     
    Hỏi: xin cha giải thích rõ thêm: nếu Chúa Kitô đã chết để đền tội thay cho con người rồi, thì không ai cần phải làm gì nữa mà vẫn được cứu rỗi phải không ?

    Trả lời :
    Trước hết cần nói thêm tội là gì. Nói chung, tội là điều trái nghịch nhiều hay ít, xúc phạm đến tinh thương, sự công bình và thánh thiện của Thiên Chúa, Đấng trọn tốt trọn lành. Thí dụ, giết người là tội xúc phạm đến tình thương vô biên của Chúa.Vì tình thương này mà Chúa cấm giết người ( điều răn thứ năm).
    Lại nữa, tội phạm điều răn thứ sáu như gian dâm, ngoại tinh, mở nhà điếm để mua bán dâm, sản xuất, hay xem sách bào, phim ảnh dâm ô…những tội này xúc phạm đến sự thánh thiện, tốt lành của Chúa.
    Do đó, muốn sống đẹp lòng Chúa và muốn được cứu rỗi để vào Nước Trời hưởng phúc Thiên đàng, thì tuyệt đối phải xa tránh mọi tội lỗi, vì chỉ có tội mới làm cho con người phải xa cách Chúa là tình thương, công bình và thánh thiện.
    Chúa Kitô là “ Chiên Thiên Chúa Đấng xóa tội trần gian.” ( Ga 1: 29) như Thánh Gioan Tẩy Giả đã tuyên xưng một ngày kia. Và đây chính là sứ mệnh của Chúa khi xuống trần gian làm Con Người để hy sinh “ hiến mạng sống mình làm giá chuộc cho muôn người.” ( Mt 20: 28).
    Như thế , nếu không có công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Giê su-Kitô, thì tuyệt đối không ai có thể làm được gì để đáng được cứu độ mà vào Nước trời vui hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa là Cha đầy lòng sót thương con cái loài người.
    Nói khác đi, nếu Chúa Kitô không vui lòng “ gánh tội trần gian” đến nỗi phải chết nhục nhã trên thập giá năm xưa , thì toàn thể nhân loại vẫn chìm xâu trong hố giệt vong vì tội đã lỗi nghịch cùng Thiên Chúa là Cha nhân từ nhưng gớm ghét mọi tội lỗi.
    Nhưng Chúa Kitô đã chết thay cho toàn thể nhân loại, và trở thành Đấng Bảo Trợ cho con người trước mặt Thiên Chúa Cha, như lời dạy của Thánh Gioan Tông Đồ, ( 1 Ga 2: 1). Điều này chỉ có nghĩa là nhờ sự vâng phục và hy sinh mạng sống mình, Chúa Kitô đã hòa giải con người với Chúa Cha và mở đường cho con người được cứu độ, vì “ nhờ máu Người đổ ra trên thập giá, Thiên Chúa đã đem lại bình an cho mọi loài dưới đất và muôn vật trên trời.” ( Gl 1: 20) .
    Thật vậy, nếu không nhờ Chúa Kitô đổ máu và chết trên thập giá, thì tội của con người vẫn là trở ngại lớn nhất khiến con người mất hết mọi ơn nghĩa với Thiên Chúa và không có hy vọng gì được sống hạnh phúc đời đời với Chúa trên Nước Trời, sau khi chấm dứt hành trình con người trên trần thế này.
    Nay con người có hy vọng được cứu rỗi, vì nhở có công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô .Tuy nhiên, vẫn phải nói là có hy vọng thôi, chứ chưa được bảo đảm 100% ngay bây giờ, không phải vì công nghiệp cứu chuộc của Chúa chưa đủ cho con người được cứu độ , mà vì con người còn có tự do để chọn Chúa và sống theo đường lối của Người, tức là công tác với ơn cứu độ của Chúa để xa tránh tội lỗi; hay khước từ Chúa và ơn cứu độ của Người để sống theo ý riêng mình, theo thế gian và làm nô lệ cho ma quỷ để đối nghich cùng Thiên Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành.
    Nói rõ hơn nữa, công nghiệp cứu chuộc vô giá và quá đủ của Chúa Kitô, chỉ có ích cho những ai cậy nhờ vào công nghiệp này, thể hiện cụ thể qua quyết tâm từ bỏ mọi tội lỗi để sống cho Chúa , đối nghịch hoàn toàn với đường lối của thế gian do ma quỷ sắp đặt và giật dây. Nếu không có quyết tâm này thì công nghiệp và Danh Thánh Giê-su vẫn hoàn toàn vô ích cho ai khước từ Chúa để sống theo thế gian và làm nô lệ cho ma quỷ , kẻ thù của Thiên Chúa và cũng là kẻ không muốn cho ai được cứu độ để vào Nước Trời là nơi quỷ Satan và bè lũ đã bị tống ra ngoài vì tội kiêu căng chống lại Thiên Chúa.
    Mặt khác, vì tội là cản trở duy nhất cho con người đến gần Thiên Chúa và lãnh nhận ơn cứu độ của Chúa Kitô , nên khẩn thiết phải đoạn tuyệt với tội lỗi qua nỗ lực cá nhân nương nhờ ơn Chúa phù trợ. Do đó, không thể nghĩ sai lầm rằng đã có Chúa Kitô chết để đền tội thay cho con người rồi , nên cứ tự do sống buông thả theo đòi hỏi bất chính của bản năng, theo quyến rũ của thế gian với đầy rẫy gương xấu và dịp tội , và nhất là đầu hàng ma quỉ để phạm mọi giống tội và làm những sự dữ, như thực trạng của biết bao con người trên thế gian vô luân vô đạo hiện nay . Nghĩa là công nghiệp cứu chuộc của Chúa không phải là cái “ bảo hiểm nhân thọ” cho ai cứ tự do sống theo ý riêng của mình, bất cần quan tâm đến những đòi hỏi của Tin Mừng Cứu Độ về một đời sống mà Thánh Phaolô đã dạy như sau:
    “ Tôi sống , nhưng không còn phải là tôi mà là Đức Kitô sống trong tôi. Hiện nay tôi sống trong xác phàm là sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi.” ( Gl 2: 20)
    Đức Kitô sống trong ai thì người đó phải xa lìa mọi tội. Chính vì nguy cơ của tội lỗi mà Chúa Giêsu đã nhiều lần dạy phải từ bỏ mọi tội lỗi . Cụ thể, sau khi tha tội cho một phụ nữ phạm tội ngoại tình và bị bọn biệt phái bắt đem đến xin Chúa cho ném đá, Chúa đã nói với chị kia như sau:
    “ Tôi không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.” ( Ga 8: 11)
    Lại nữa, sau khi chữa lành cho môt người đã bị ốm đau suốt 38 năm, khi gặp lại anh này sau đó trong Đền Thờ, Chúa đã nói với anh như sau:
    “ Này, anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước.” ( Ga 5: 14)
    Hơn thế nữa,Chúa còn nghiêm khắc đòi hỏi phải tránh dịp tội và gương xấu cho mình và cho người khác là điều kiện để được sống đời đời như sau:
    “ Nếu tay ngươi làm cớ cho ngươi sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn có đủ hai tay mà phải sa hỏa ngục, phải vào lửa không hề tắt….” ( Mt 18: 8-9; Mc 9: 43)
    Như thế đủ cho thấy là không thể lấy cớ Chúa Kitô đã chết để đền tội thay cho con người rồi, nên không ai cần phải quan tâm đến vấn đề tội nữa.
    Chúa đã chết để tha tội cho con người : đúng . Nhưng Chúa không tiêu diệt hết moi tội lỗi trên trần gian và trong bản tính yếu đuối của con người, nên cơ hội phạm tội vẫn còn đó cho con người phải chiến đấu với nó để được hưởng công ơn cứu chuộc của Chúa Kitô, hay bị loại bỏ vì vẫn cứ phạm tội, cứ lợi dụng lòng thương sót tha thứ của Chúa mà không tỏ thiện chí muốn hoán cải để bước đi theo Chúa Kitô là “ Con Đường, là sự Thật và là sự Sống.” ( Ga 14:6)
    Nghĩa là chỉ bước đi theo Chúa Kitô thì mới không bị lạc đường, lạc lối và chắc chắn sẽ dẫn đến sự sống muôn đời.Trái lại, không bước đi theo Chúa mà bước đi theo thế gian, theo ma quỷ để tìm những lợi lãi chóng qua ở đời này, nhất là tìm những thú vui vô luân vô đạo thì chắc chắn sẽ dẫn đến hư mất đời đời, tức là không được hưởng công ơn cứu chuộc của Chúa Kitô. Trong viễn ảnh đó, Chúa Kitô, Đấng Bảo Trợ cho chúng ta trước Tòa Chúa Cha ở trên Trời cũng không thể làm gì hơn để biện hộ cho chúng ta được. Như thế, công nghiệp cứu chuộc của Chúa cũng không thể áp dụng cho những ai cứ ỷ lại vào tình thương của Thiên Chúa để không cộng tác với on Chúa mà xa tránh tội lỗi, sống theo đường lối của Chúa để được cứu độ.
    Nói khác đi, công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô và Danh Thánh Chúa Cứu thế Giêsu chỉ có ích cho những ai cậy nhờ vào công nghiệp và Danh Thánh này để sống theo đường lối của Chúa hầu nhiên hậu được cứu độ như lòng Chúa mong muốn vì “ Thiên Chúa Đấng cứu độ chúng ta, Đấng muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý.” ( 1Tm 2 : 4)
    Nhưng cho được đạt mục đích đó, con người phải tỏ thiện chí muốn được cứu độ qua quyết tâm từ bỏ ma quỷ, là kẻ thù nguy hiểm nhất, mà Thánh Phê rô đã ví như “ sư tử đói rảo quanh tìm mồi cắn xé.” ( 1 Pr 5:8) nên luôn tìm mọi cách để biến con người thành thù địch của Thiên Chúa hầu làm nô lệ cho chúng, và mất hy vọng được cứu rỗi. Thực tế đủ chúng minh điều này :
    Thử hỏi những kẻ đang giết người, bắt cóc, thủ tiêu, hãm hiếp phụ nữ và trẻ em , chắt đầu con tin như bọn khủng bố ISIS đang làm ở Trung Đông, giết thai nhi để kiếm tiền , như bọn Planned Parenthood đã và đang làm ở MỸ, bọn buôn bán phụ nữ và trẻ nữ cho kỹ nghệ mãi dâm và ấu dâm rất khốn nạn và tội lỗi; hoặc bọn độc tài chính trị gian tham vơ vét tài sản của quốc gia để làm giầu cho cá nhân và tập đoàn cai trị, bóc lột , bất công và nhắm mắt bịt tai trước sự suy thoái trầm trọng về luân lý và đạo đức của xã hội, dửng dưng hay vô cảm ( numb, insensitive ) trước sự nghèo đói, bần cùng của quần chúng… thì làm sao tất cả bọn này có thể được cứu độ, nếu chúng không kịp từ bỏ những sự dữ và tội ác chúng đang làm để ăn năn sám hối xin tha thứ ?
    Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã nói với một số người đến hỏi Chúa xem có phải mấy ngươi bị Tổng Trấn Phi-la-tô giết chết và 18 người khác bị thác Si-lô--ê đổ xuống đè chết là những người tội lỗi hơn người khác hay không .
    Chúa đã trả lời họ như sau :
    “ …Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu.Nhưng nếu các ông không sám hối thì các ông cũng sẽ chết hết y như vậy”, ( Lc 13: 5)
    Tại sao Chúa không nói : các ngươi đừng lo sợ gì, cứ an tâm làm gì tùy thích, vì đã có công nghệp cứu chuộc của ta bao che cho khỏi bị luận phạt. Cứ kêu danh Ta là được cứu độ !
    Ngược lại, Chúa nói rất rõ như sau:
    “ Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: Lậy Chúa ! Lậy Chúa ! là được vào Nước Trời cả đâu, mà chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời mới được vào mà thôi.” ( Mt 7: 21)
    Thi hành ý muốn của Cha trên Trời có nghĩa thực thi những gì Chúa Giêsu, Ngôi Lời nhập thể, đã dạy bảo ,và tuyền lại cho Giáo Hội ngày nay trách nhiệm dạy dỗ cho con cái mình sống để được cứu rỗi, căn cứ theo lời dạy sau đây của Chúa Kitô:
    “ Ai nghe anh em là nghe Thầy ; ai khước từ anh em là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy.”( Lc 10: 16).
    Như thế rõ ràng cho thấy là nếu không nghe lời Chúa dạy bảo qua Giáo Hội, là Thân thể Nhiệm mầu của Chúa trên trần gian, tức là không cộng tác với ơn cứu chuộc của Chúa mà xa lánh tội lỗi, từ chối lời mời mọc của thế gian vô luân vô đạo, và cám dỗ tinh quái của ma quỉ, thì Chúa không thể cứu ai được, dù Người đã hy sinh chết một lần trên thập giá. Và công nghiệp cực trọng này đủ cho con người được cứu rỗi , nếu con người có thiện chí cộng tác với ơn Chúa để xa tránh mọi tội lỗi, mọi sự dữ mà Chúa chê ghét.
    Tóm lại , công nghiệp và Danh Thánh Chúa cứu thế Giêsu là niềm vui và hy vọng cứu rỗi của mọi người chúng ta. Nhưng muốn được hưởng công nghiệp ấy, thì phải từ bỏ ma quỉ và đoạn tuyệt với tội lỗi. Nếu không thì công nghiệp ấy vẫn hoàn toàn vô ích cho những ai cứ đi hàng hai là nửa tin yêu Chúa, nửa muốn sống theo thế gian, chiều theo những khuynh hướng xấu của bản năng và thỏa hiệp với ma quỷ để đối nghịch với Thiên Chúa, khiến làm hư công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô.
    Những ai sống như vậy, hay mở tai nghe lời cảnh cáo nghiêm khắc sau đây của Chúa Kitô trong Sách Khải Huyền:
    “ Ta biết các việc ngươi làm. Ngươi chẳng nóng mà cũng chẳng lạnh. Phải chi ngươi nóng hẳn hay lạnh hẳn đi. Nhưng vì ngươi cứ hâm hâm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta.” ( Kh 3: 15-16).
    Chúa cũng nói : “ ai có tai nghe thì nghe.” ( Mt 13: 43; Mc 4: 23; Lc 8: ��
    Ước mong những giải thích trên đây thỏa mãn câu hỏi được đặt ra.Amen.
    LM.Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
     
     
     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LM NGÔ TÔN HUẤN

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     


     
    Hiểu Đạo & Sống Đạo
    Có Cần Thiết Phải Thực Hành Đức Tin Trong Giáo Hội Để Được Cứu Rỗi Không?
     
    Hỏi: Thực tế là có rất nhiều người Công giáo ngày nay không muốn đi xưng tội, không đi lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc vì nhiều lý do. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần giữ đức tin trong lòng và đọc Kinh Thánh ở nhà là đủ, không cần phải đi nhà thờ nữa ! Như vậy có được không ?
    Trả lời: Thực trạng sống Đạo của rất nhiều người Công giáo ở khắp nơi trên thế giới ngày nay (trong đó có người công giáo Việt Nam ở hải ngoại) quả thật là điều đáng buồn. Con số người đi xưng tội chiều thứ Bảy, tham dự Thánh lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc đã giảm rất nhiều theo các thống kê đáng tin cậy.
    Có nhiều lý do để giải thích thực trạng này. Nào vì hấp lực của văn minh vật chất, chủ nghĩa tục hóa (secularism) và hưởng thụ khoái lạc (hedonism) đã lôi cuốn nhiều người bỏ Chúa để chạy theo những quyến rũ của "văn hóa sự chết" như Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã cảnh giác.
    Đó là những người đang mê mải kiếm tiền để làm giầu bằng mọi phương tiện, bắt chấp công bằng và bác ái cũng như tìm vui trong trong việc ăn uống, nhẩy nhót (già trẻ, xồn xồn đều thích trò chơi thiếu lành mạnh này) cờ bạc, du hí ở những nơi tội lỗi, và do đó bỏ quên hay lơ là việc sống Đạo cần thiết hơn. Mặt khác, cũng vì tình trạng tha hóa về luân lý, đạo đức ngày một bành trướng ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở những quốc gia vốn tự nhận là thuộc về Kitô Giáo (Christian Countries) như Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Canada và Hoa kỳ… nhưng nay lại dung dưỡng hay cho phép những thực hành phản Kitô Giáo như phá thái, chết êm dịu (Euthanasia) ly dị, hôn nhân đồng tính (same sex marriage).
    Lại nữa,họ cũng làm ngơ hay tiếp tay cho kỹ nghệ sản xuất phim ảnh dâm ô (pornorgraphy), và mãi dâm phát triển làm đồi trụy không những người lớn mà đặc biệt là thanh thiếu niên vì những kỹ thuật và hình ảnh kích thích dâm tính công khai bầy bán trong các tiệm DVD for Adults và trên mạng vi tính toàn cầu. Sau nữa, vì cuộc sống tương đối đễ dàng, thoải mái cộng với tự do quá trớn ở các nước Âu Mỹ đã làm cho nhiều người không còn cảm thấy cần Chúa nữa và chỉ muốn vui sồng cho thỏa thích trong giây phút hiện tại mà thôi. Cứ đi một vòng quanh những nơi tụ họp công công sẽ thấy trẻ già, trai gái, xồn xồn ôm nhau nhẩy nhót trong những chương trình gọi là "văn nghệ cuối tuần" hay "hát cho nhau nghe" trong đó chắc chắn có những người công giáo không đi lễ ngày Chúa Nhật nhưng lại có mặt đúng giờ để tham dự các cuộc vui thâu đêm suốt sáng này! Đặc biệt, còn có rất nhiêu người không đi Lễ mừng Chúa Giáng Sinh nhưng lại tích cực tổ chức và tham dự những buổi ăn uống, dạ vũ vui chơi trong đêm Giáng Sinh! Đây quả thực là một sỉ nhục cho ý nghĩa trọng đại của ngày kỷ niệm "Thiên Chúa làm Người và cư ngụ giữa chúng ta."(Ga 1 :14). Do đó, không thể lấy cớ mừng Chúa Giáng Sinh để ăn chơi phóng túng nhân dịp này, thay vì dọn tâm hồn cho sốt sắng để cùng với Giáo Hội cảm tạ Chúa đã giáng sinh để cứu chuộc cho nhân loại khỏi chết đời đời vì tội.
    Nhưng đáng buồn thay, là đứng trước thực trạng này, những người có trách nhiệm giáo dục luân lý và đạo đức, cách riêng hàng giáo sĩ với sứ mệnh rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, chăm lo cho phần rỗi của các tín hữu được trao phó cho mình dạy dỗ, và hướng dẫn về mặt thiêng liêng, lại không có can đảm nhìn vào sự thật và mạnh mẽ lên án những nguy cơ đe dọa cho đức tin Công Giáo dẫn đến sự thờ ơ sống Đạo của nhiều tín hữu trong Giáo Hội ngày nay. Đáng lý phải mạnh mẽ nói cho mọi tín hữu biết sự cần thiết phải tìm kiếm Thiên Chúa và Vương Quôc bình an, hạnh phúc của Người trên hết mọi vui thú và danh lợi chóng qua ở trần thế này, thay vì im lặng để được an thân, - hay đáng buồn hơn nữa – là một số người còn cộng tác với thế quyền để tìm tư lợi, bỏ quên sứ vụ rao giảng và làm nhân chứng cho Chúa trước mặt người đời.
    Nhưng thử hỏi: được mọi lời lãi ở đời này mà không được cứu rỗi thì ích lợi gì ?
    Nhà độc tài Gadahfi của Libya đã bị bắn chết cách thê thảm, kết thúc 42 năm cai trị sắt máu ở quốc gia Phi Châu này.
    Nhưng nếu giả sử ông ta không được cứu rỗi để sống đời đời, thì thử hỏi những lợi lãi trần thế to lớn mà ông có được như 6 bà vợ chính thức, quyền uy tột đỉnh danh vọng, tiền bạc vơ vét đầy túi, đầy kho, sau 42 năm cai trị xứ giầu hỏa Libya liệu có thể bù đắp được cho sự thiệt thòi to lớn là mất sự sống hay không ?
    Dầu sao đây cũng là bài học đắt giá cho những kẻ độc tài, cai trị vô nhân đạo còn sót lại trên thế giới phải suy nghĩ mà sám hối để kịp thời rút lui, kẻo chắc chắn có ngày sẽ bị quần chúng trừng trị đích đáng như số phận của Gadahfi, Mubareck, Sadam Hussein, Binladen…
    Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu đã nói như sau với các môn đệ xưa: "Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà đổi mang sống mình?" (Mt 16: 26; Mc 8: 36; Lc 9 : 25)
    Có ai được lợi lãi cả thế giới này đâu.? Nhưng cho dù có ai chiếm được mọi của cải và danh vọng trên trần thế này mà cuối cùng mất linh hồn thì những lợi lãi kia cũng không thể bù đắp được cho sự thiệt thòi lớn lao là mất sự sống, mất linh hồn. Đó là điều Chúa muốn nói với mỗi người chúng ta đang sống trong môi trường thế giới quá bị nhiễm độc vì chủ nghĩa tục hóa (secularism) tôn thờ vật chất và chủ nghĩa khoái lạc (hedonism) lôi kéo con người đi tìm mọi mọi vui thú vô luân vô đạo.
    Để bào chữa cho việc thờ ơ sống Đạo, không muốn tham dự các nghi thức phụng vụ của Giáo Hội - cụ thể là tham dự Thánh Lễ các ngày Chúa Nhật và Lễ buộc - nhiều người nghĩ rằng chỉ cần tin và đọc Kinh Thánh ở nhà, hay nghe những chương trình giảng Kinh Thánh của các mục sư Tin Lành trên truyền hình là đủ, không cần phải năng xưng tội hoặc tham dự Thánh Lễ hàng tuần nữa!
    Chúng ta phải nghĩ thế nào về quan niệm này của những người nói trên ?
    Chắc chắn đây không phải là cách sống Đạo đúng nghĩa của người tín hữu Chúa Kitô trong Giáo Hội Công Giáo.
    Thật vậy, trước hết là vấn đề đức tin. Thế nào là tin ? Tin có Thiên Chúa tốt lành thì phải yêu mến và giữ Luật của Người. Mà yêu mến thì phải thể hiện bằng hành động cụ thể chứ không thể nói suông ngoài miệng là tin mà không có việc làm nào bề ngoài để chứng minh.
    Một truyện vui kể rằng, ở một giáo xứ kia, Cha Xứ chợt lưu ý đến một ông già nọ vốn thường sốt sắng tham dự không những Thánh Lễ ngày Chúa Nhật mà còn siêng năng đi lễ mỗi ngày nữa... Nhưng bẵng đi một thời gian lâu, ông cụ vắng bóng ở nhà thờ. Cha Xứ lấy làm lạ, tưởng ông cụ bị đau ốm hay đã di chuyển đi nơi khác. Cha bèn đến nhà thăm ông xem sao. Đến nơi cha vẫn thấy ông ở nhà. Hỏi lý do vì sao ông vắng mặt ít lâu nay ở nhà thờ thì ông trả lời cha như sau:
    "Con thấy không cần phải đi lễ, đọc kinh chung nữa. Con ở nhà đọc Kinh Thánh, lần chuỗi và nhớ đến Chúa trong lòng là đủ rồi."
    Cha mỉm cười và hỏi ông: "Thế các con cháu cụ bây giờ ở đâu ?"
    Ông cụ đáp: "Chúng ở xa con lắm, nhưng hàng năm cứ vào dịp Lễ Giáng Sinh và Tết thì đều trở về thăm con và cho quà tử tế."
    Nghe xong cha xứ nói: "Tốt lắm, nhưng cụ làm ơn cho tôi xin địa chỉ hay số phone của các con cháu cụ đi".
    - "Để làm gì thưa cha ?" ông cụ hỏi.
    Cha trả lời ngay: "Để tôi viết thư hay phone cho các con cháu cụ bảo họ đừng tốn công và tiền bạc về thăm cụ nữa. Họ chỉ cần nhớ đến cụ trong lòng là đủ rồi; không cần thiết phải về thăm cho tốn thì giờ và tiền bạc nữa. Nói xong cha xứ cáo từ ra về trong khi ông cụ ngồi suy nghĩ những lời của cha vừa nói. Và mấy hôm sau, người ta lại thấy ông cụ xuất hiện ở nhà thờ như cũ.
    Câu truyện trên chỉ là truyện tưởng tượng, nhưng cũng giúp minh chứng phần nào điều Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ dạy như sau về sự cần thiết phải thể hiện đức tin qua hành động cụ thể:
    "Hỡi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không ? Ông Abraham tổ phụ chúng ta đã chẳng được nên công chính nhờ hành động khi ông hiến dâng con mình là I-xa-ác trên bàn thờ đó sao?
    Bạn thấy đó: đức tin hợp tác với hành động của ông, và nhờ hành động mà đức tin nên hoàn hảo." (Gc 2:20-22)
    Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hôi của Người trên trần thế và ban các bí tích như phương tiện hữu hiệu và cần thiết để thông ban ơn cứu độ của Chúa cho những ai muốn nhận lãnh qua Giáo Hội. Nhưng không phải cứ rửa tội rồi là sẽ được cứu rỗi. Cũng không thể nói khơi khơi như anh em Tin Lành rằng "tôi tin Chúa Kitô" là xong, không cần phải làm gì nữa, Tôi đã hơn một lần nói rõ là: theo Thần học và giáo lý của Hội Thánh, dựa trên Kinh Thánh và ơn mạc khải của Chúa Thánh Thần, thì muốn được cứu rỗi, nghĩa là được sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trên Thiên Nước Trời mai sau đòi hỏi chúng ta trước hết phải cậy nhờ lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô cộng thêm phần đóng góp của cá nhân con người vào ơn thánh.
    Chính yếu tố cần đóng góp thêm của con người vào ơn cứu độ, mà người tín hữu không thể thờ ơ với nhu cầu tối quan trọng là phải sống và thực hành đức tin trong Giáo Hội sau khi được lãnh Phép Rửa.
    Thật vậy, đức tin được ví như hạt giống gieo vào tâm hồn trẻ nhỏ hay người tân tòng khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Hạt giống này không thể tự nó lớn lên và sinh hoa kết quả được, nếu không có sự vun xới, tưới bón của những người có trách nhiệm hỗ trợ về mặt thiêng liêng là cha mẹ và người đỡ đầu đối với trẻ em, của người bảo trợ và cộng đoàn đức tin đồi với người tân tòng.
    Do đó, nếu cha mẹ không lo giáo dục đức tin cho con cái trong gia đình, nhất là cho con cái được tiếp cận với một cộng đoàn đức tin – cụ thể là một giáo xứ - để con em được học hỏi giáo lý và lãnh nhận các bí tích quan trọng và cần thiết khác như xưng tội, rước lễ lần đầu, và thêm sức thì đức tin của các em sẽ không thể lớn lên được.
    Đối với người tân tòng (catechumens) và những người lớn (adults) đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy từ ngày sơ sinh, thì việc nuôi dưỡng và thực hành đức tin trong Giáo hội cũng cần thiết không kém. Cụ thể, nếu không tham dự việc cầu nguyện chung với cộng đoàn đức tin là giáo xứ, và nếu không tin – hay không nhìn nhận lợi ích của bí tích hòa giải để năng đi xưng tội, nhất là không tham dự Thánh Lễ, và rước Mình Máu Thánh Chúa là "nguồn suối và đỉnh cao của đời sống Giáo Hội" thì người ta lấy gì để nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin ?
    Đằng rằng tin có Chúa là điều quan trọng và đọc Thánh Kinh là cần thiết và bổ ích. Nhưng đức tin phải được nuôi dưỡng sung mãn với ơn Chúa thông ban qua các bí tích quan trọng như Phép rửa, Thêm sức, Hòa giải và nhất là bí tích Thánh Thể là nguồn mạch chính nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của Giáo Hội nói chung và của cá nhân mỗi tín hữu nói riêng. Vì thế, nêu không tham dự mọi cử hành phụng vụ thánh của Giáo Hội mà đỉnh cao là Thánh Lễ Tạ Ơn thì đức tin và đời sống thiêng liêng của chúng ta sẽ không thể tăng trưởng được và có đủ sức để sống đức tin ấy trước những thách đố của sự dữ, dịp tội đầy rẫy trong trần thế này, nhất là những mưu chước thâm độc của ma quỷ "Thù địch của anh emnhư sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cắn xé" (1Pr 5: ��
    Kinh nghiệm cá nhân và phổ quát chứng minh rằng muốn được thăng tiến trong bất cứ lãnh vực nào, người ta cần phải cố gắng học hỏi và trau giồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn của lãnh vực ấy. Một lực sĩ không thể giữ được thành tích của minh nếu không chuyên cần tập luyện mỗi ngày. Chân lý này hoàn toàn đúng trong lãnh vực thiêng liêng, đạo đức. Một người siêng năng cầu nguyện nhất là tham dự Thánh Lễ và rước Minh Thánh Chúa sẽ tăng lòng yêu mến và gần Chúa hơn người làm biếng không cầu nguyện và rước Minh Thánh Chúa.Tình trạng "nguội lạnh thiêng liêng" này sẽ đưa đến sự sa sút đức tin, đức cậy và đức mến theo thời gian.
    Đó chính là điều Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa:
    "Và phàm ai đã có thì được cho thêm và sẽ dư thừa; còn ai không có thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi." (Mt 25:29)
    Nói khác đi, chính nhờ siêng năng làm việc đạo đức và hiệp thông với Giáo Hôi trong mọi cử hành phung vụ như cầu nguyện đọc kinh chung, đi Đàng Thánh Giá, chầu Thánh Thể, năng xưng tội, nhất là tham dự Thánh Lễ để được rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô, mà đời sống thiêng liêng của chúng ta được lớn lên, đưa chúng ta đến gần với Thiên Chúa Ba Ngôi mà chúng ta tin có thật, Người đang yêu thương và muốn "đến và ở lại trong chúng ta" (Ga 14: 23), nếu chúng ta thực tâm yêu mến và tìm kiếm Người trên hết mọi sự ở đời này.
    Như thế, yêu mến Chúa thì không thể coi nhẹ đời sống thiêng liêng, coi thường các phương tiện hữu hiệu và cần thiết là các bí tích mà Chúa Kitô đã ban cho Giáo Hội cử hành để mưu ích cho phần rỗi của mỗi người chúng ta, bao lâu còn sống trên trần gian này.
    Do đó, không thể "sống Đạo" một mình mà không cần đến Giáo Hội, không tham gia đời sống bí tích và phụng vụ của Giáo Hội như thực trạng sống Đạo hiện nay của rất nhiều người.
    Sau hết, liên quan đến việc đọc Kinh Thánh, có thể nói vắn tắt như sau: đọc Kinh Thánh là cần thiết và hữu ích. Tuy nhiên, không thể tự đọc mà hiểu đúng được Lời Chúa trong Kinh Thánh.
    Vì thế, cần thiết phải tham dự Thánh lễ để được nghe và giải nghĩa lời Chúa qua các bài đọc, đặc biệt là bài Phúc Âm. Nhưng muốn được hiểu biết thêm về Kinh Thánh thì có thể tham dự những lớp học hỏi về Kinh Thánh do những người có khả năng chuyên môn hướng dẫn ở các giáo xứ, hoặc tốt nhất đi học một khóa về Kinh Thánh ở Đại Học hay Chủng Viện. Ở Mỹ, có nhiều chủng viện thâu nhận cả học viên bên ngoài vào học các lớp Thần học và Kinh Thánh dành cho chủng sinh đang chuẩn bị làm linh mục. Nghĩa là không thể tự học Kinh Thánh để hiểu cho đúng lời Chúa được.
    Tóm lại, quan niệm sống Đạo tách rời khỏi, hay không cần hiệp thông hữu hình với Giáo Hội là rất sai lầm. Là tự lừa dối mình nếu không muốn nói là tự kiêu tự đại, cho mình có đủ khả năng để tìm đến với Chúa, không cần phương tiện hữu hiệu mà Chúa Kitô đã có ý ban cho chúng ta là Giáo Hội của Chúa trên trần thế này. Với chức năng siêu phàm, Giáo Hội được ví như "con Tàu của ông Nô-e" trong thời đại ngày nay để cho những ai muốn vào sẽ được cứu sống giữa cơn phong ba của hồng thủy đang nổi lên để cuốn đi vào lòng đại dương mọi sinh vật bên ngoài con Tàu cứu nguy này.
    Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     

    Facebook

     

     
     
     
    3Bạn, Tuyet Nguyen và Hiệp Lý