24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - THAM DỰ THÁNH LỄ

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Jun 6 at 4:35 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
     
     
    TÔI CÓ THẬT SỰ ĐI THAM DỰ THÁNH LỄ ?
     
    Ở một Giáo xứ nọ, CHA XỨ đọc xong Tin Mừng, rồi bắt đầu giảng.
    Ngài hỏi giáo dân: Đố ai biết, tôi vừa đọc Tin Mừng của Thánh nào? Nội dung là gì? Có ai nhớ được câu nào không? Ai biết giơ tay?
    Cha hỏi lần thứ nhất, không ai biết.
    Cha hỏi lần thứ hai, cũng không ai giơ tay.
    Cha hỏi lần thứ ba, may quá có ông cụ dưới cuối nhà thờ giơ tay, thưa dõng dạc ông nhớ được 1 câu.
    Cha hỏi: Ông nhớ được câu gì?
    Ông dõng dạc thưa: Dạ, con nhớ được câu… ĐÓ LÀ LỜI CHÚA ạ !?!?
     
    Ôi giời ơi ! Cả nhà thờ được trận cười Ồ vang dội. Kakaka… (Cười mà đau xót và buốt giá con tim )
     
    Đi lễ như vậy được ích gì?
    Tỏ vẻ nghiêm trang để làm chi?
    Xác ngồi dự lễ, hồn đâu đó?
    Chúa buồn, Chúa hỏi con ở đâu?
     
    Nhiều người đi lễ để khoe quần áo đẹp, khoe xe sang, điện thoại xịn, khoe món đồ đắt tiền, thể hiện đẳng cấp…
    Nhiều người đi lễ ăn mặc không đoan trang, đứng đắn, không lịch sự, nết na, cứ hở da hở thịt. Thân xác ta là đền thờ Chúa Thánh Thần cơ mà. Sao lại ăn mặc như vậy? Các cụ có câu: “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”. Hãy ý tứ, tế nhị hơn.
    Nhiều người đi lễ cứ “cha ra thì con vào, cha vào thì con ra”. Đi cho có trách nhiệm, nghĩa vụ, chứ không phải vì mến Chúa- yêu Người.
    Nhiều người đi lễ để có thời gian tranh thủ chụp ảnh tự sướng, tán gẫu FACEBOOK, ZALÔ…
    Nhiều người đi lễ nghe, gọi điện thoại trong nhà thờ như chỗ không người. Bạn thử tưởng tượng bạn đang tiếp chuyện với Tổng thống hoặc Đức cha mà nghe điện thoại thì có được không? Huống chi bạn đang gặp Chúa là Chúa các Tổng thống?.
    Nhiều người đi lễ ngắm người này mặc đẹp, người kia dễ thương, ngắm rước linh đình, trống kèn hoành tráng…
    Nhiều người đi lễ cứ lúc cha giảng thì nói chuyện hoặc gật “đồng ý” lia lịa. Giời. Thì ra là NGỦ GẬT.
    Nhiều người đi lễ xác ngồi trong nhà thờ nhưng tâm trí còn bay bổng đâu đâu, còn đang nghĩ công kia việc nọ, còn đang tính toán phi vụ làm ăn lớn, thưa kinh một cách vô hồn…
    Nhiều người đi lễ không vào nhà thờ, mà ngồi dưới gốc cây. Gọi là “ĐẠO GỐC”. Đạo gốc cây.
    Nhiều người đi lễ không may đứa trẻ khóc thét, hoặc chạy loăng quăng thì lại thầm chửi bố mẹ đứa trẻ không biết dạy con, không trông con…
    Nhiều người đi lễ khen người đọc Sách Thánh có chất giọng truyền cảm. Nhưng hỏi nội dung là gì ? thì ôi thôi, không nhớ nổi 1 câu. Thậm chí không nhớ bài trích sách gì? Của thánh nào?
    Nhiều người đi lễ khi không may ca đoàn đọc sai, hát không hay là chê bai, dề bỉu… mà không để ý nội dung bài hát là gì? Học được gì?
    Nhiều người đi lễ Rước Lễ theo thói quen, theo phản xạ, mà không ý thức là mình vừa rước Chúa Giêsu vào lòng, mình là Nhà Chầu- nhà Tạm.
    Nhiều người đi lễ mà không RƯỚC LỄ- RƯỚC CHÚA GIÊSU THÁNH THỂ (giống như đi dự tiệc mà không ăn tiệc, chỉ ngắm nhìn thôi). Thật là tiếc ! HÃY NHẬN BÍ TÍCH HÒA GIẢI NGAY.
    Nhiều người đi lễ xong, gặp rồi khen cha giảng hay. Cha hỏi hay ở chỗ nào? Thì lại không nhớ nổi nội dung. Zời !!!
    Thì ra là NỊNH CHA. Hay nỗi gì? Hay dở, dở hay…
     
    ĐI LỄ NHIỀU, MẤT LỄ THÌ CŨNG THẬT NHIỀU.
    ĐI LỄ NHIỀU, ƠN ÍCH CHẲNG ĐƯỢC BAO NHIÊU.
    ĐI LỄ NHƯ VẬY THẬT VÔ ÍCH, TỐN THỜI GIAN, CHẲNG ĐƯỢC ƠN PHÚC GÌ.
    ĐÓ CŨNG LÀ LÝ DO TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI BỎ ĐẠO, DỬNG DƯNG VỚI ĐẠO, KHÔNG SỐNG ĐẠO… VÌ HỌ KHÔNG ĐÓN NHẬN ĐƯỢC NGUỒN VUI TRÀN TRỀ & BÌNH AN THÁNH THIÊNG CỦA CHÚA KHI ĐI DỰ LỄ. TIẾC THẬT.!
    TIÊN TRÁCH KỶ, HẬU TRÁCH NHÂN.
    LỖI TẠI TÔI, LỖI TẠI TÔI, LỖI TẠI TÔI MỌI ĐÀNG
     
    Giống như bạn đi học mà BỊT TAI không thèm nghe & hiểu thầy cô giáo giảng gì, thì làm sao bạn thi đỗ? Làm sao bạn lên lớp? Làm sao bạn tốt nghiệp?…
    Đơn giản vậy thôi !!!
     
    TÔI VÀ BẠN PHẢI THAY ĐỔI THÁI ĐỘ KHI ĐI DỰ LỄ.
    THÁNH LỄ LÀ VÔ GIÁ, VÔ GIÁ, VÔ GIÁ,
    LÀ LỜI CẦU NGUYỆN ĐẸP LÒNG CHÚA NHẤT,
    LÀ CUỘC HIẾN TẾ CHÚA GIÊSU TRÊN ĐỒI CANVÊ.
     
    KHI ĐI DỰ LỄ
    HÃY VÀO NHÀ THỜ
    DÂNG LỄ SỐT SẮNG
    MIỆNG ĐỌC TÂM SUY
    TAI NGHE ĐẦU NGẪM
    ĐỪNG NHƯ ĐẦU VỊT
    NƯỚC ĐỔ LÁ KHOAI
    ĐÓ LÀ ĐẠO GỐC
    KHÔNG ĐẠO GỐC CÂY
    SẼ ĐƯỢC GẶP CHÚA
    BÌNH AN TỰ ĐẾN
    HẠNH PHÚC TRÀN TRỀ
    NIỀM VUI CHAN CHỨA.
    CUỘC ĐỜI BIẾN ĐỔI
    NÊN THÁNH MỖI NGÀY.
    CÓ THỂ NGÀY MAI BẠN KHÔNG CÒN CƠ HỘI ĐI LỄ ĐÂU.
    CUỘC ĐỜI, AI BIẾT ĐÂU NGÀY MAI ?
     
    Xin cho chúng con mỗi khi đi dâng lễ, thì Thánh lễ đó như là Thánh lễ ĐẦU TIÊN, Thánh lễ CUỐI CÙNG và Thánh lễ DUY NHẤT của đời con, luôn luôn cố gắng sốt sắng và thánh thiện.
    Xin Chúa, Mẹ và các Thánh giúp sức cho chúng con. Amen.
    Xin thành tâm nguyện cầu cho nhau.
    Giuse Kích
     
     

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - ĐI LINH THAO CẦN BIẾT

  • Kim Bang Nguyen
  • Anh chị em thân mến,


     Xin anh chi em có mặt lúc 5 giờ chiều để làm thủ tục ghi danh, nhận phòng, cơm tối, thánh lễ v.v. vì mỗi người một phòng, vợ chồng có đi chung xin pack riêng, khóa thinh lặng không nói chuyện.Để khóa linh thao gặt hái nhiều thành quả như lòng ao ước, Cha linh hướng nhắc nhở quý anh chị em nên đọc "NGƯỜI ĐI LINH THAO CẦN CHUẨN BỊ".Và để confirm là quý anh chị em còn khát khao tham dự khóa linh thao, xin vui lòng deposit hoặc trả in full, $240.00 cho mỗi người. Chi phiếu xin đề Kim Bang Nguyen, hoặc LTT Retreat & Education Center, hoặc trả qua Zelle ở số 832 428 8266. Địa chỉ để gởi chi phiếu:13702 Champions Centre DriveXin Chúa chúc lành cho sự chọn lựa chính đáng của anh chị em, hẹn gặp nhau soon trong yêu thương và hạnh phúc. 

  • Houston, TX 77069
  • Kim Bằng Nguyễn
  •  
  •  
  •  Anh chị em tham dự trong tự nguyện, trong khát khao được nghỉ ngơi bên Chúa, để nghe Chúa nói với mình. Xin anh chị em cầu nguyện với Chúa và hỏi Chúa muốn con làm gì?.
  • Xin gởi đến anh chị em đã ghi danh cho khóa linh thao ngày 10 đến 13 tháng 6, 2021 những information mà anh chị em cần biết.
  • Download all attachments as a zip file

    NGƯỜI ÐI LINH THAO Cần biết highlight.docx

    24.5kB

    Thông Báo Linh Thao cho mọi người 06_2021 (1).pdf

    443.3kB

  • Bcc:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
  • Fri, Jun 4 at 10:51 AM

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - CA VIÊN- CA ĐOÀN

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, May 24 at 1:21 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    CA VIÊN CA ĐOÀN, BẠN LÀ AI? 

     

    Thỉnh thoảng trên báo chí Công giáo hay các trang mạng xã hội, ta thấy xuất hiện những tin tức hay bài viết liên quan thánh nhạc, ca đoàn và ca viên…Đây có lẽ là một vấn đề luôn được nhiều người tín hữu chúng ta quan tâm và nhất là được các đấng bản quyền trong Hội thánh lưu tâm hướng dẫn và động viên nhằm giúp mỗi ca đoàn, mỗi ca viên cố gắng thực hiện đúng đắn vai trò và nhiệm vụ thánh của mình.
     

    ban-hop-xuong-PioX.jpg
    Ban Hợp Xướng Piô X trực thuộc Ban Thánh nhạc Tổng Giáo Phận SG

     

    Được biết, hôm 28-9-2019, tại đại thính đường Phao-lô VI Roma, ĐTC Phan-xi-cô đã gặp gỡ 3000 thành viên của Hiệp hội thánh Xêxilia của Ý, bao gồm thành viên của các ca đoàn đến từ khắp nước Ý. Hiệp hội này được thành lập cách đây 140 năm và được các ĐGH yêu mến và đánh giá cao. Tại cuộc gặp gỡ này, ĐTC đã khuyến khích các thành viên Hiệp hội các ca đoàn của Ý dùng tiếng hát của mình giúp cho giáo dân tham gia phụng vụ cách ý thức và sống động, và tạo nên những nhịp cầu nối kết, hòa hợp con người với những khác biệt.

     

    Đặc biệt trong bài nói chuyện này, ĐTC Phan-xi-cô cũng không quên nhắc lại những đặc tính căn bản của thánh nhạc được thánh Giáo hoàng Phao-lô VI đề ra, đó là thánh thiện, bởi vì phụng vụ là thánh thiện; nghệ thuật cao quý, bởi vì chúng ta phải dâng cho Chúa những điều cao quý nhất; và tính cách hoàn vũ, để tất cả mọi người có thể hiểu và cử hành phụng vụ. Thánh nhạc phải có ý nghĩa của Giáo hội, đó là điều phân biệt thánh nhạc với các loại nhạc khác. [1]

     

    Vậy nhân dịp này, chúng ta thử tìm hiểu vấn đề liên quan ca đoàn, ca viên và chia sẻ một vài suy nghĩ về mục đích và ý nghĩa của việc chúng ta tham gia ca đoàn. Câu hỏi đặt ra là: Ca đoàn là gì? và chúng ta tham gia ca đoàn để làm gì?

     

    1.- CA ĐOÀN LÀ GÌ?

     

    Linh mục An-rê Đỗ Xuân Quế OP, trong bài viết có tựa “Ca đoàn và chức năng liên hệ” đã định nghĩa về ca đoàn như sau:

     

    “Thông thường, ca đoàn là một nhóm thanh niên thiếu nữ tuổi còn trẻ trong mỗi họ đạo. Họ họp nhau thành một đoàn để tập hát và ca hát trong họ đạo mỗi khi cử hành thánh lễ, sinh hoạt phụng vụ hay làm các việc đạo đức. Lý do gia nhập ca đoàn cũng đơn giản: vào cho vui, ở ngoài thấy lạc lõng, hơn nữa có dịp quen biết nhau, gây dựng tình thân và biết đâu tìm được bạn đời trong đó nữa. Những lý do này rất tự nhiên…

     

    “Nhưng đi xa và lên cao hơn một chút thì phải nói ca đoàn cũng là một thứ ơn gọi. Vì vào ca đoàn cho đúng nghĩa cũng phải hy sinh khá nhiều: hy sinh thời giờ, hy sinh công sức, hy sinh ý thích riêng để góp phần vào việc tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu như mục đích thánh nhạc đã đề ra cho những ai muốn đi vào con đường này. Và như vậy ca đoàn không phải là một câu lạc bộ hay một hội ái hữu mà là một đoàn thể tông đồ muốn dùng lời ca tiếng hát để thánh hóa mình và thánh hóa những người khác.

     

    “Hiểu như vậy thì vào ca đoàn mang một ý nghĩa cao đẹp và cũng chính vì ý nghĩa này mà ĐGH Phao-lô VI đã hết lời khen ngợi các ca đoàn như ngài nói: “Nhờ sức mạnh vô hình của nghệ thuật, các ca đoàn dễ bay lên vùng ánh sáng rạng ngời của chân lý, tìm gặp Thiên Chúa là Đấng thanh tẩy và thánh hóa. Như thế, họ có thể giúp cộng đoàn cử hành mầu nhiệm cứu độ trong những điều kiện thuận lợi khi chính họ thông phần mật thiết vào các ơn ích của mầu nhiệm đó.

     

    “Nhằm mục đích này, những tài liệu tôi vừa trưng dẫn, nhằm cổ võ các ca đoàn, từ những ca đoàn trong các đại giáo đường, các nhà thờ chánh tòa, các đan viện nổi tiếng cho tới các ban hát trong các nhà nguyện, nhà thờ nhỏ say sưa tập luyện và chuyên cần trau dồi nghệ thuật. Huấn thị về Thánh Nhạc muốn rằng không một buổi cử hành phụng vụ nào mà không có hát, nên đã yêu cầu trong trường hợp không có ban hát nhỏ, thì phải có ít là hai hay ba người biết hát và được huấn luyện vừa đủ, để có thể giúp giáo dân tham dự thánh lễ và các nghi thức bằng những bài hát đơn sơ dễ hát, lại biết điều khiển và làm điểm tựa cho họ dựa vào để hát…” [2]

     

    Chúng ta biết rằng, trên thực tế, giáo xứ nào cũng có ca đoàn. Giáo xứ nhỏ thì có một, hai ca đoàn. Còn nếu là giáo xứ trung bình thì cũng có vài ba ca đoàn, còn đối với các giáo xứ lớn hơn thì có nơi cả chục ca đoàn. Hầu hết các ca đoàn đều được tổ chức cách quy củ và bài bản. Họ có riêng nội quy tổ chức và sinh hoạt. Họ có ban điều hành để điều hành các công việc ca đoàn, trên hết là trưởng ban, rồi đến ca trưởng và các ủy viên. Các ca đoàn đều chọn một thánh bổn mạng. Có nơi ca đoàn là một thành viên trong Hội đồng Mục vụ Giáo xứ.

     

    Có thể nói, ca đoàn là một đoàn thể không thể thiếu được trong giáo xứ và là cánh tay nối dài của cha xứ trong việc phục vụ thánh nhạc. Khác với các hội-đoàn-nhóm khác, ca đoàn có một vai trò rất đặc thù trong đời sống và sinh hoạt đạo đức của giáo xứ. Về điều này, linh mục An-rê Đỗ Xuân Quế OP, một chuyên viên kỳ cựu về thánh nhạc, đã phân tích như sau:

     

    “Khi thành lập ca đoàn nên để tâm tìm cho được những người thiện chí hay đúng hơn nói cho người ta hiểu ý nghĩa và mục đích của ca đoàn, để khi đã vào thì mỗi ca viên đều hết lòng với ca đoàn và sẵn sàng góp công góp sức, thời giờ hầu làm cho ca đoàn thành một nơi vui tươi đáng sống và có giá trị chiếu giãi ra chung quanh, bằng sức sống và tinh thần phục vụ của mình cũng như giá trị nghệ thuật của việc ca hát.

     

    “Như vậy có vấn đề tổ chức. Phải tổ chức ca đoàn cho thành một tập thể có kỷ cương đường hướng với người lãnh đạo vừa có khả năng vừa có uy tín và những ca viên có tinh thần đồng đội và tinh thần kỷ luật. Như thế kể ra khá đòi hỏi. Nhưng phảỉ như vậy mới thành một ca đoàn có giá trị nội tại cho đáng với thời giờ và công sức bỏ ra. Ca đoàn đến mức độ này sẽ có sức thu hút và tỏa lan ảnh hưởng lành mạnh ra chung quanh. Nói ra thì có vẻ lý tưởng, nhưng lý tưởng thật. Vì thế ở trên mới nói vào ca đoàn là như đáp lại một thứ ơn kêu gọi.” [3]

     

    Vậy nếu chúng ta khẳng định ca đoàn là một ơn gọi và tham gia ca đoàn là đáp lại một ơn gọi đặc biệt, thì chúng ta phải nói đến những nhiệm vụ mà ơn gọi đó đòi hỏi. Nhiều người trong chúng ta thường nghĩ đơn giản là vào ca đoàn là để hát lễ. Điều đó không sai, nhưng chưa đủ. Ca đoàn là một đoàn thể làm việc đạo đức, được tham gia phụng vụ thánh nhạc, giúp cộng đoàn tham dự phụng vụ cách ý thức và sống động, là một đoàn thể tông đồ truyền giáo bằng lời ca tiếng hát và đời sống đức tin gương mẫu của mình…

     

    Với nhận thức cơ bản trên, chúng ta thử tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Ca viên tham gia ca đoàn để làm gì?”.

     

    2.- CA VIÊN THAM GIA CA ĐOÀN ĐỂ LÀM GÌ?

     

    Trong ngày hội Thánh nhạc được tổ chức tại Trung tâm Mục vụ TGP Saigon ngày 28 tháng 11 năm 2020, lần đầu tiên kể từ ngày nhận sứ vụ mới tại TGP Saigon, Ðức TGM Giuse Nguyễn Năng đã gặp gỡ gần 500 anh chị em đang phục vụ trong ca đoàn các giáo xứ, cộng đoàn, để trao đổi và nhắn nhủ một số vấn đề liên quan hoạt động thánh nhạc.

     

    Dịp này, ngài đã nhấn mạnh mấy điểm: [4]

     

    “Cử hành phụng vụ là sinh hoạt thánh thiêng nhất của Giáo hội. Trong phụng vụ, ngoài vị chủ tế thì ca đoàn cũng đóng một vai trò quan trọng giúp cho buổi cử hành phụng vụ được cuốn hút, sốt sắng hơn.

     

    “Thánh nhạc là một yếu tố cấu thành nên phụng vụ. Vì thế thánh nhạc phải phục vụ cho phụng vụ chứ không phải là buổi trình diễn nghệ thuật. Mục tiêu của việc đàn và hát của ca đoàn là nâng tâm hồn tín hữu lên tới Chúa chứ không phải kéo người ta chú ý vào mình, do vậy nên tránh tình trạng quá tập trung phô diễn kỹ thuật điêu luyện mà quên mất Chúa…

     

    “Ca viên muốn hát chạm tới tâm hồn người nghe, nhất định phải có tâm hồn đạo đức và tinh thần cầu nguyện, phải thật sự yêu mến Chúa, có lòng bác ái và rung cảm với lời ca mình đang hát. Chính ca viên phải có tâm hồn cầu nguyện, phải có đức tin, có lòng đạo đức, chứ không phải đến nhà thờ để trình diễn. Chúng ta có thể hát hay trên sân khấu ở ngoài, nhưng hát trong nhà thờ chưa chắc đã hay nếu chúng ta chưa có tâm tình cầu nguyện ở trong đó.

     

    “Vai trò của ca đoàn là phúc âm hóa âm nhạc, không để cho nhạc thánh ca bị thế tục hóa, nên tuyệt đối không được đưa những bài nhạc đời vào trong phụng vụ. Kể cả nhạc cụ, ca đoàn nên sử dụng những nhạc cụ có tiếng phong cầm là phù hợp nhất. Lâu lâu ca đoàn có thể hát tiếng Latinh, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và trình chiếu để cộng đoàn hiểu nghĩa…”

     

    Chúng ta cũng biết rằng, “Theo huấn thị về âm nhạc trong phụng vụ, ngày 5-3-1967: Thánh nhạc là loại âm nhạc được sáng tác để thờ phượng Thiên Chúa, nên phải biểu lộ sự thánh thiện và diễn tả được hình thức nghệ thuật cao. Thánh ca hay thánh nhạc là loại hình âm nhạc dùng trong Thánh lễ, trong nhà thờ, trong các lễ nghi Công Giáo cũng như trong các sinh hoạt đạo đức của người Kitô hữu. Thánh nhạc trước hết phải đáp ứng những yêu cầu về tính chất, luật lệ và nghệ thuật của bộ môn âm nhạc nói chung. Ngoài ra, Thánh nhạc còn phải hội đủ ba điều kiện là: Thánh thiện, nghệ thuật và phổ quát.” [5]

     

    Sau đây ta có thể tóm tắt ba nhiệm vụ chính của ca viên khi tham gia ca đoàn. Đó là để phục vụ, để nên thánh và sống đạo, và để làm việc tông đồ truyền giáo.

     

    2.1. Để phục vụ

     

    Nhiệm vụ đầu tiên khi chúng ta vào ca đoàn, đó là để chúng ta có cơ hội và môi trường phục vụ Hội thánh thông qua các sinh hoạt Phụng vụ giáo xứ. Phục vụ trước hết là xuất phát từ tinh thần tự nguyện và dấn thân. Không ai có quyền ép buộc chúng ta vào ca đoàn. Với tinh thần tự nguyện phục vụ, chúng ta không bao giờ đòi hỏi thù lao hay bổng lộc, trái lại hầu hết chúng ta phải hy sinh thời giờ, công sức để luyện tập thánh ca và để hát lễ. Đôi khi chúng ta còn phải tham gia đóng góp quỹ tương trợ bác ái của ca đoàn hay của giáo xứ nữa.

     

    Với tinh thần phục vụ không điều kiện, chúng ta phải quan tâm tới mục đích chính yếu của thánh nhạc và thánh ca trong Phụng vụ. Đó là phục vụ Phụng vụ, chứ không phải nhằm trình diễn nghệ thuật, đó là hát thánh ca trong Phụng vụ nhằm đưa cộng đoàn đến với Chúa chứ không đến với mình, bởi nếu để người ta tán dương mình thì ca đoàn đó bị thất bại rồi. [6]

     

    Trong giáo xứ có nhiều ca đoàn, dễ dàng xảy ra hiện tượng “con gà hơn nhau tiếng gáy”. Điều đó thể hiện tinh thần ganh đua thế tục hơn là thực thi việc đạo đức theo tinh thần của Chúa và Hội thánh. Xin nhắc lại lời của ĐTC Phan-xi-cô: “Nhiệm vụ của ca đoàn là hướng dẫn cộng đoàn, họ cần giúp Dân Chúa hát, với sự tham dự ý thức và sống động vào Phụng vụ.”

     

    Vậy để các ca đoàn có thể giúp Dân Chúa tham dự Phụng vụ tích cực, ca đoàn phải có tinh thần đạo đức, tâm hồn cầu nguyện, phải giữ sự linh thánh trong các buổi cử hành phụng vụ, lắng nghe lời Chúa sốt sắng như cộng đoàn vậy. (…) Ca đoàn phải phục vụ với tinh thần siêu nhiên, đừng mong ghi công trước mặt người đời, đừng mong phải có thù lao xứng đáng, kẻo mất đi tính chất cao cả trong việc phục vụ. Ca đoàn là thành phần trong cộng đoàn hay giáo xứ, nên phải hiệp thông và liên kết với cộng đoàn hay giáo xứ nơi mình phục vụ. Ý thức “thuộc về” là điều hiển nhiên và quan trọng theo truyền thống của Giáo hội, làm cho Giáo hội mỗi ngày hiệp nhất hơn. [7]

     

    2.2. Để nên thánh và nêu gương sống đạo

     

    Nhiều người sau một thời gian tham gia ca đoàn đã cho biết là họ đã trưởng thành hơn trong đức tin và nhiệt tình hơn trong lòng mến. Điều đó cũng dễ hiểu, vì “Hát là cầu nguyện hai lần” (Thánh Au-gus-ti-nô) và hát trong Phụng vụ là một việc đạo đức chuyên biệt, nhờ đó khi hát thánh ca chẳng những chúng ta sốt sắng cầu nguyện mà còn giúp cộng đoàn dễ dàng nâng tâm hồn lên tới Chúa nữa.

     

    Thực vậy, “khi cử hành phụng vụ nếu biết khéo léo vận dụng sức mạnh huyền diệu của âm nhạc thì hiệu quả thiêng liêng sẽ gia tăng. Với hình thức ca hát lời cầu nguyện cùa con người được diễn tả cách sâu sắc và thâm thuý hơn, tính phẩm trật hiệp nhất và sự trang trọng cũng sẽ dễ dàng đạt được nhờ tính nghệ thuật trong thánh ca, khi mỗi thành phần tham dự phụng vụ đều cùng chung một tâm tình thờ phượng Thiên Chúa.” [8]

     

    Do vậy, nếu chúng ta tham gia ca đoàn vì một động cơ thiếu trong sáng, không lành mạnh, không đúng ý Chúa và Hội thánh, thì chúng ta sẽ không đạt được tâm tình đạo đức sốt sắng và sự thánh thiện cần thiết của một tông đồ giáo dân phục vụ Thánh nhạc. Nhiều người thích vô ca đoàn để có chỗ ngồi “ngon” gần cung thánh. Có người muốn vô ca đoàn chỉ để được mặc đồng phục đẹp đẽ và trang trọng. Có người xin làm ca viên vì thích hát, muốn hát và nhất là nếu có chút chất giọng thì họ muốn phô trương tiếng hát như ca sĩ ngoài xã hội vv.

     

    Đến đây, chúng ta nhắc lại một số điều chính yếu mà ĐTGM Saigon Giu-se Nguyễn Năng đã nhắn nhủ ca viên ca đoàn ngày 28-11-2020, như sau: [9]

     

    Xét về tinh thần thì ca viên ca đoàn phải có :

     

    Tinh thần đạo đức: Vì là thành phần phục vụ Phụng vụ thánh nên ca viên phải là người có tâm hồn đạo đức, chuyên chăm lắng nghe Lời Chúa (tránh nói chuyện, ngủ gật trong lúc nghe giảng, trong lúc nghe huấn từ của Đức Giám mục…);

     

    Tinh thần siêu nhiên: Ca đoàn phải phục vụ với tinh thần siêu nhiên, nghĩa là phục vụ vì Chúa (không nên đòi thù lao, quyền lợi…);

     

    Tinh thần hiệp thông, hiệp nhất: Ca đoàn phải là người thuộc về cộng đoàn (belong to), nhằm xây dựng cộng đoàn và tránh những trục trặc không đáng có;

     

    Tinh thần đoàn kết: Cần có tinh thần đoàn kết giữa các ca đoàn trong cùng giáo xứ, giữa các đoàn thể trong giáo xứ.

     

    Tóm lại là tất cả để sáng danh Chúa (không phải sáng danh mình!).

     

    2.3. Để làm việc tông đồ truyền giáo

     

    Trong những thánh lễ an táng, thánh lễ hôn phối hay dịp lễ đặc biệt nào đó, tại nhiều nơi ngoài sự tham dự của cộng đoàn tín hữu còn có sự hiện diện của một số bà con không phải là Ki-tô hữu. Có lẽ điều ấn tượng và thu hút sự chú ý của họ trước tiên đó là tiếng hát và sự trang nghiêm thánh thiện của ca đoàn. Khi nghe ca đoàn hát, có thể họ sẽ được chìm sâu vào tâm tình sốt mến của việc thờ phượng diễn ra trong Phụng vụ, qua tiếng hát thánh thiêng của thánh ca. Đây quả thực cũng là một cơ hội để truyền giáo.

     

    Ngoài ra, tại nhiều giáo xứ, ca đoàn ngoài nhiệm vụ chính là phục vụ thánh nhạc, các ca viên cũng hăng hái và tích cực tham gia việc tông đồ truyền giáo và bác ái như các hội đoàn bác ái khác. Có những ca đoàn tình nguyện đóng góp quỹ tháng để sử dụng vào việc tương trợ trong nội bộ, trong phạm vi giáo xứ hoặc lan rộng ra những nơi cần giúp đỡ.

     

    Thay Lời Kết

     

    Chúng ta hãy nghe lời tâm sự của một người đã từng là ca viên ca đoàn ghi lại trong bài viết có tựa “Tham gia ca đoàn chỉ để hát?”, như sau:

     

    “Là một người đã có cơ may được tham gia phục vụ trong ca đoàn một quãng thời gian tuy chưa lâu, nhưng cũng đủ giúp tôi có những niềm vui, những kỷ niệm, những kinh nghiệm và sự trưởng thành bản thân. Nói thế bởi vì đối với tôi, để có được như ngày hôm nay, một trong những tác động lớn tác động chính đến đời tôi là việc tham gia vào các ca đoàn.

     

    “Trước khi tham gia vào ca đoàn, tôi cũng lười đi lễ hàng tuần, cũng chỉ đi lễ Chúa nhật và cũng chẳng quan tâm đến những cử hành Phụng vụ, nhưng từ khi tham gia ca đoàn, việc tham dự các Thánh lễ dường như trở thành lẽ đương nhiên và cũng từ thói quen dự lễ và phục vụ lễ đó mà tôi được gần Chúa hơn, mong muốn được gặp Chúa nhiều hơn, yêu Chúa hơn và cứ thế những điều ấy đã khơi dậy trong tôi những ước ao những khao khát sống xứng đáng là con Chúa.

     

    “Và cũng qua việc tham gia vào ca đoàn, qua việc được tiếp xúc với nhiều người, tôi đã có được những niềm vui, niềm vui được gặp Chúa, niềm vui được gặp gỡ mọi người qua chính những bài thánh ca hay qua những giây phút trò chuyện trong khi tập hát. Ca đoàn giúp tôi tập những đức tính tốt, sự tự tin nhưng không tự ti, sự yêu thương chứ không phải ghen ghét, sự bác ái chứ không phải ích kỷ, giúp tôi có được những tài lẻ như hát tốt hơn, biết chơi đàn để những điều đó làm cho chính cuộc sống thường ngày của mình đỡ nhàm chán, buồn tẻ vv... và ngoài ra còn biết  bao nhiêu điều nữa. Có thể nói ca đoàn như một trường học dành cho tôi.” [10]

     

    Aug. Trần Cao Khải

     

     

 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - CAC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, May 29 at 6:36 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     
     
    Ảnh cùng dòng


    Các Tổng Lãnh Thiên Thần Của Thiên Chúa 

    Trầm Thiên Thu

    Chúng ta thường chỉ biết và nghe nói đến Ba Tổng Lãnh Thiên Thần là Micae, Raphael, và Gabriel. Nhưng thực ra còn nhiều Tổng Lãnh Thiên Thần khác, nghĩa là chúng ta chưa “quen” chư vị đó. Bên cạnh đó, ngay trong tam vị Tổng Lãnh Thiên Thần vừa nói cũng có nhiều điều chúng ta chưa biết. Đơn cử như: Tổng Lãnh Thiên Thần Micae còn được gọi là Beshter, Mika’il và Sabbathiel; Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael còn được gọi là Labbiel; Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel còn được gọi là Abruel, Jibril, Jiburili và Serafili.

    Vậy những chư vị Tổng Lãnh Thiên Thần còn “xa lạ” mà chúng ta chưa biết hoặc ít khi biết tới là ai? Đó là:

    1. Tổng Lãnh Thiên Thần Uriel

    Tên Tổng Lãnh Thiên Thần Uriel nghĩa là “Ánh sáng của Thiên Chúa”, “Lửa của Thiên Chúa”, hoặc “Thiên Chúa là Ánh sáng”.

    Tổng Lãnh Thiên Thần Uriel được coi là một trong các Tổng Lãnh Thiên Thần khôn ngoan nhất vì thông minh, xử lý mau lẹ và thấu hiểu, nhưng ngài rất tinh tế. Thậm chí bạn không thể nhận ra ngài đã đáp lại lời cầu của bạn khi bạn có ý tưởng mới lạ hoặc thông minh đột xuất.

    Tổng Lãnh Thiên Thần Uriel đã cảnh báo ông Noe về lụt Đại hồng thủy, giúp ngôn sứ Ezra hiểu các lời tiên báo mầu nhiệm về Đấng Mesiah sẽ đến và cho nhân loại biết các dấu chỉ. Ngài cũng soi sáng trong các tình huống, cho biết thông tin tiên tri và cảnh báo. Vì thế, lĩnh vực hoạt động của ngài là làm điều lạ, giaỉ quyết vấn nạn, hiểu biết tâm linh, học tập, thời tiết, thay đổi trái đất và viết lách. Khi động đất, lũ lụt, hỏa hoạn, dông bão, thiên tai và biến đổi khí hậu, hãy kêu cầu Tổng Lãnh Thiên Thần Uriel giúp cho tai qua nạn khỏi hoặc chữa lành và phục hồi sau đó.

    Thế kỷ VIII, Kitô giáo được cảnh báo về lòng sùng kính thái quá mà nhiều người dành cho các thiên thần. Và vì lý do nào đó, năm 145, triều đại Đức Giáo Hoàng Zachary, một Hội đồng La Mã truyền lệnh bỏ tên 7 Tổng Lãnh Thiên Thần ra khỏi danh sách các Tổng Lãnh Thiên Thần của Giáo Hội, một trong các vị đó là Tổng Lãnh Thiên Thần Uriel.

    2. Tổng Lãnh Thiên Thần Chamuel

    Tên Tổng Lãnh Thiên Thần Chamuel (cách viết khác: Camael, Camiel, Camiul, Camniel, Cancel, Jahoel, Kemuel, Khamael, Seraphiel, Shemue) nghĩa là “Người thấy Thiên Chúa” hoặc “Người tìm kiếm Thiên Chúa”.

    Tổng Lãnh Thiên Thần Chamuel là thiên thần của tình yêu thuần khiết, ngài có thể nâng bạn lên khỏi hố sâu u buồn và tim lại tình yêu trong lòng mình. Ngài giúp chúng ta đổi mới và cải thiện các mối quan hệ cũng như tìm được người bạn tâm giao. Ngài hành động với chúng ta trong việc xây dựng nền tảng vững chắc trong các mối quan hệ (kể cả sự nghiệp) để các mối quan hệ lâu dài, ý nghĩa và lành mạnh. Bạn biết ngài ở bên bạn khi bạn cảm thấy xao xuyến trong lòng và cơ thể như có kiến bò.

    Nếu có mối quan hệ nào rạn nứt, nếu bạn cố giữ mối quan hệ và không cho người kia tự do bày tỏ tình cảm, hãy cầu xin Tổng Lãnh Thiên Thần Chamuel hướng dẫn và nâng đỡ. Ngài cũng có thể giúp bạn trong các lĩnh vực nếu bạn cần củng cố quan hệ cha mẹ và con cái, nếu bạn cảm thấy khó yêu thương người khác, nếu lòng bạn chai cứng và đầy cảm xúc tiêu cực, nếu bạn chia tay với ai đó, nếu bạn mất một người thân, nếu bạn bị căng thẳng hoặc trầm cảm, nếu bạn thất vọng, nếu bạn cô đơn hoặc đau khổ, nếu bạn cần được yêu thương, nếu bạn bị phê phán hoặc chỉ trích, nếu bạn không cảm thấy yêu đời.

    Tổng Lãnh Thiên Thần Chamuel cũng có thể giúp đỡ trong việc kiến tạo hòa bình thế giới, tiến triển nghề nghiệp, sống có mục đích và tìm kiếm những gì đã mất.

    3. Tổng Lãnh Thiên Thần Jophiel

    Tên Tổng Lãnh Thiên Thần Jophiel (cách viết khác: Iofiel, Iophiel, Jofiel, Zophiel) nghĩa là “Vẻ đẹp của Thiên Chúa”.

    Tổng Lãnh Thiên Thần Jophiel là thiên thần hiện diện trong Vườn Địa Đàng và sau đó chăm sóc các con của ông Noe. Ngài là Tổng Lãnh Thiên Thần về nghệ thuật và vẻ đẹp, là bổn mạng các nghệ sĩ, giúp đỡ trong các kế hoạch nghệ thuật, suy nghĩ những điều tốt đẹp, nhìn ngắm và đánh giá các vẻ đẹp ở xung quanh. Ngài là Tổng Lãnh Thiên Thần về trang trí nội thất nên ngài giúp làm đẹp nhà cửa và công việc. Ngài soi sáng bằng cách cho chúng ta những ý tưởng hay và giúp khả năng làm nghệ thuật. Ngài giúp chúng ta thấy cái đẹp trong mọi sự.

    Ngài giúp chúng ta sáng tạo, đồng thời giúp chúng ta lắng đọng và cảm thấy mùi hoa hồng. Hãy cầu xin Ngài nếu bạn cần vui sống vì mất phương hướng sống, nếu tâm hồn bạn ngủ quên và cần đánh thức, nếu bạn muốn biết mình là ai và muốn sống cao thượng, nếu bạn muốn thăng tiến trên hành trình tâm linh.

    Bạn nhận ra ngài khi làm việc nếu bạn đang tìm cách giải quyết vấn đề trong cuộc sống và muốn khôn ngoan hơn, mọi sự sẽ trở nên rõ ràng và dễ dàng xử lý.

    4. Tổng Lãnh Thiên Thần Raguel

    Tên Tổng Lãnh Thiên Thần Raguel (cách viết khác: Akrasiel, Raguil, Rasuil, Rufael, Suryan) nghĩa là “Người bạn của Thiên Chúa”.

    Tổng Lãnh Thiên Thần Raguel là thiên thần của công lý và chính trực, ngài giám sát các Tổng Lãnh Thiên Thần và các thiên thần, để chắc chắn là các thiên thần làm việc hài hòa với nhau và ra lệnh cho các thiên thần theo đúng Thánh Ý Chúa.

    Ngài là Tổng Lãnh Thiên Thần bênh vực những người bị áp bức. Hãy xin ngài giúp đỡ khi bạn cần có sức mạnh và sự tôn trọng. Ngài giúp giả quyết các vụ tranh chấp, giúp hợp tác và hài hòa trong các nhóm người và gia đình. Ngài bảo vệ những người bị đối xử bất công, và giúp giải hòa.

    Trong sách Khải huyền của Thánh sử Gioan, Tổng Lãnh Thiên Thần Raguel được coi là người giúp Thiên Chúa: “Ngài sẽ sai Thiên thần Raguel, nói rằng: Hãy đi thổi kèn kêu gọi các thiên thần của băng giá, băng tuyết và băng đá, rồi giáng cơn giận xuống trên những người đứng bên trái”.

    Dù ngài được ca tụng, nhưng năm 745, ngài bị Giáo Hội La Mã giáng cấp (cùng với các thiên thần khác, kể cả Tổng Lãnh Thiên Thần Uriel). Lúc đó, Đức Giáo Hoàng Zachary mô tả Tổng Lãnh Thiên Thần Raguel là ma quỷ (demon) “tự cho mình là thánh”.

    5. Tổng Lãnh Thiên Thần Ariel

    Tên Tổng Lãnh Thiên Thần Ariel (theo thuyết Thần thông) nghĩa là “Sư tử của Thiên Chúa” và thường có sư tử kèm theo. Khi Tổng Lãnh Thiên Thần Ariel ở gần bạn, có thể bạn bắt đầu thấy hình những con sư tử ở xung quanh bạn. Ngài liên kết với gió. Trong sách thần bí của Do Thái giáo và thuyết Thần thông, ngài hoạt động sát cánh với Vua Solomon qua sự hiện hình, giải thoát và quyền phép của Chúa.

    Ngài cũng giám sát các thần, bản chất của ngài liên kết với nước. Ngài liên quan việc chữa lành và bảo vệ thiên nhiên, kể cả động vật, cá và chóc. Nếu bạn thấy con chim bị thương hoặc các động vật hoang dã khác cần được chữa lành, hãy cầu xin Tổng Lãnh Thiên Thần Ariel giúp đỡ. Ngài cũng hoạt động sát cánh với Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael để cứu chữa các động vật.

    6. Tổng Lãnh Thiên Thần Azrael

    Tên Tổng Lãnh Thiên Thần Azrael (theo Do Thái giáo và Hồi giáo) nghĩa là “Người được Thiên Chúa giúp đỡ”, mệnh danh là Thiên thần của Tử thần. Người Do Thái và Hồi giáo rất sợ ngài. Vai trò quan trọng của ngài là giúp người ta bước vào Nước Trời ngay trong giờ lâm chung. Ngài giúp người ta bớt đau đớn thể lý, giúp họ không sợ chết. Ngài là người an ủi, che chở những thân nhân buồn sầu và giúp họ vượt qua nỗi đau mất mát.

    Mỗi khi Tổng Lãnh Thiên Thần Azrael nháy một mắt là có một người từ giã cõi đời. Ngài cũng theo dõi những người hấp hối bằng cách ghi ngày tháng năm sinh của người sống và xóa tên những người đã qua đời.

    7. Tổng Lãnh Thiên Thần Camael

    Tên Tổng Lãnh Thiên Thần Camael (theo Thuyết thần thông) nghĩa là “Người thấy Thiên Chúa”, ngài là một trong 7 Tổng Lãnh Thiên Thần uy tín trước mặt Thiên Chúa. Nguồn gốc ngài là Thần Chiến Tranh trong thần thoại Druid, ngài thường được coi là người cai quản Hỏa tinh, đồng thời là một trong 7 Thiên thần cai quản 7 hành tinh.

    Với những người theo Thuyết thần thông, ngài được coi là một trong 10 Tổng Lãnh Thiên Thần. Theo truyền thống Do Thái, ngài là người trung gian, nhậm lời cầu nguyện của dân Israel trước các Thiên thần ở tầng trời thứ bảy.

    8. Tổng Lãnh Thiên Thần Haniel

    Tên Tổng Lãnh Thiên Thần Haniel (theo người Babylon và thuyết Thần thông) nghĩa là “Hồng ân Thiên Chúa” và thường được gọi bằng danh xưng Hoàng tử hoặc trưởng các Thiên thần hoặc trưởng các quốc vương và các nhân đức. Vì thế, Tổng Lãnh Thiên Thần Haniel được coi là một trong 7 Tổng Lãnh Thiên Thần. Một số bản văn của thuyết Thần thông tin ngài hộ tống Enoch tới thế giới thần linh và ngài được biến thành Thiên thần Metatron, chỉ có 2 người được trở thành Thiên thần là ngài và người anh em là Elijah.

    Ngài giúp chúng ta phát hiện những gì đã mất trong các liệu pháp tự nhiên như thuốc nước, thuốc bột và tinh thể. Ngài sẽ giúp bạn bất kỳ lúc nào bạn cần ăn nói trước công chúng và giúp bạn vẫn bình tĩnh và tập trung. Bạn cũng có thể cầu xin ngài giúp đem lại vẻ đẹp, sự hài hòa và những người bạn biết yêu thương.

    9. Tổng Lãnh Thiên Thần Jeremiel

    Trong các bản văn cổ của Do Thái giáo, Tổng Lãnh Thiên Thần Jeremiel (cách viết khác: Ramiel) là một trong 7 Tổng Lãnh Thiên Thần chính, tên ngài nghĩa là “Lòng Thương Xót của Thiên Chúa” hoặc “Người được Thiên Chúa dựng nên”. Người ta tin ngài đã giúp Baruch, một tác giả viết nhiều bản văn của Do Thái giáo hồi thế kỷ I, và có nhiều thị kiến. Người ta cũng tin rằng ngài đã đưa Baruch đi tới các tầng trời. Việc Đấng Mesiah đến là một trong các thị kiến của Tổng Lãnh Thiên Thần Jeremiel.

    Ngài giúp chúng ta xem lại cuộc sống để chúng ta có thể sửa sai bằng cách điều chỉnh tích cực. Ngài cũng có thể giúp chúng ta thay đổi đời sống, làm chúng ta mạnh mẽ hơn và dẫn chúng ta trên đường ngay nẻo chính. Ngài còn giúp chúng ta sáng suốt và thấy điều tiên báo, đồng thời giúp chúng ta hiểu những giấc mơ.

    10. Tổng Lãnh Thiên Thần Metatron

    Tên Tổng Lãnh Thiên Thần Metatron (theo Do Thái giáo và thuyết Thần thông) là một trong 2 tên của các Tổng Lãnh Thiên Thần không tận cùng bằng tiếp vĩ ngữ “el”. Ngài là một trong 2 Tổng Lãnh Thiên Thần là con người trước khi trở thành thiên thần (người kia là Elijah trở thành Tổng Lãnh Thiên Thần Sandalphon). Khi còn là con người, ngài là Enoch. Nghĩa của Metatron không rõ, nhưng một số người cho rằng tên đó nghĩa là “Người chiếm chỗ gần Ngai Thiên Chúa” hoặc “Thiên thần của sự hiện diện”, cũng có thể tên ngài được rút ra từ Danh Thánh Giavê (Yahweh), tiếng Do Thái dùng để chỉ Thánh Danh Thiên Chúa.

    Là một trong các Thiên thần quan trọng nhất theo truyền thống Tây phương, ngài đại diện cho Thiên thần của Tử thần, hằng ngày Thiên Chúa truyền lệnh cho ngài “bắt” những linh hồn nào từ giã thế gian. Tổng Lãnh Thiên Thần Metatron chuyển lệnh cho các “phụ tá” là các Tổng Lãnh Thiên Thần Gabriel và Sammael.

    Khi còn tại thế, Enoch là tiên tri và ký lục, đồng thời là học giả về các điều bí mật của trời, được nhận “Sách của Thiên thần Raziel”, sách ghi chép công việc của Chúa do Tổng Lãnh Thiên Thần Raziel ghi chép rồi trao cho Adam, Noe, Enoch và Solomon. Cuối cùng, Thiên Chúa hộ tống Enoch trực chỉ tầng trời thứ bảy (tầng trời cao nhất) để cư ngụ và làm việc. Enoch được trao cho đôi cánh và trở thành Tổng Lãnh Thiên Thần Metatron. Vì hoàn tất công việc xuất sắc trên thế gian, ngài được trao cho công việc tương tự là ghi chép hồ sơ về mọi thứ xảy ra trên thế gian và giữ hồ sơ Akashic, đó là “Sách Sự Sống”. Trên trời, ngài là ký lục trưởng và chịu trách nhiệm ghi chép và tổ chức mọi hồ sơ. Ngài giúp chúng ta hiểu viễn cảnh Nước Trời và biết cách làm việc với vương quốc Thiên thần.

    Ngài có vị trí đặc biệt trong tâm dân chúng. Sau cuộc Xuất Hành (Exodus), Tổng Lãnh Thiên Thần Metatron dẫn con cái Israel qua hoang địa và đến nơi an toàn. Ngài tiếp tục dẫn dắt con cái ngày nay, cả trên trời và dưới đất, đồng thời giúp họ vào Trời sau khi vượt qua gian khổ.

    11. Tổng Lãnh Thiên Thần Raziel

    Tổng Lãnh Thiên Thần Raziel (theo Do Thái và thuyết Thần thông) làm việc sát cánh với Đấng Tạo Hóa và biết các bí mật của vũ trụ về cách vận hành. Ngài ghi chép các bí mật trong một cuốn sách đầy biểu tượng và quyền phép của Chúa gọi là “Sách của Thiên thần Raziel”. Sau khi ông bà nguyên tổ bị đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng, Tổng Lãnh Thiên Thần Raziel trao cho ông Adam cuốn sách hướng dẫn cách thể hiện và nhận Ơn Chúa. Sau đó, tiên tri Enoch nhận cuốn sách trước khi ngài về trời và trở thành Tổng Lãnh Thiên Thần Metatron. Ông Noe cũng nhận một cuốn sách từ Tổng Lãnh Thiên Thần Raphael và ông Noe đã dùng các thông tin trong đó để đóng tàu và giúp mọi người sau Đại Hồng Thủy.

    Tổng Lãnh Thiên Thần Raziel có thể giúp chúng ta hiểu các bí mật, các nguyên tắc biểu hiện, hình học thánh (sacred geometry), vật lý lượng tử (quantum physics) và các thông tin cao cấp khác. Ngài cũng giúp chúng ta tới khả năng tâm lý, tăng khả năng nhìn, nghe, hiểu biết và cảm thấy sự hướng dẫn của Chúa. Ngài còn giúp chúng ta sáng suốt.

    12. Tổng Lãnh Thiên Thần Sandalphon

    Tên Tổng Lãnh Thiên Thần Sandalphon (theo Do Thái và thuyết Thần thông) là một trong 2 tên của các Tổng Lãnh Thiên Thần không có tiếp vĩ ngữ “el”. Ngài là anh em song sinh với Tổng Lãnh Thiên Thần Metatron. Chỉ có 2 vị Tổng Lãnh Thiên Thần này có nguồn gốc là con người. Tổng Lãnh Thiên Thần Sandalphon là tiên tri Elijah và Tổng Lãnh Thiên Thần Metatron là con người khôn ngoan Enoch. Thiên Chúa cho họ trở thành Thiên thần để thưởng công họ đã làm việc xuất sắc trên thế gian.

    Việc lên trời của Elijah xảy ra khi ông được nâng lên trời trên một chiếc xe đầy lửa (fiery chariot) do 2 con ngựa lửa kéo đi, theo sau là gió cuốn, một sự kiện đã được ghi trong chương II của sách Các Vua, quyển II.

    Vai trò chính của Tổng Lãnh Thiên Thần Sandalphon là chuyển những lời cầu của con người lên Thiên Chúa để họ được Thiên Chúa đáp lại. Ngài được coi là cao đến nỗi từ trời tới đất. Người xưa cho rằng Tổng Lãnh Thiên Thần Sandalphon có thể giúp các thai phụ xác định giới tính của thai nhi, và nhiều còn người tin rằng ngài còn liên quan âm nhạc nữa.

     

    (Chuyển ngữ từ AngelFocus.com

     
     

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - ĐIỀU RĂN THỨ 10

 

  •  
    nguyenthi leyen 
     
    Wed, May 19 at 2:30 AM
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    ĐIỀU RĂN CHÚA DẠY
     
    Điều răn thứ 10  KHÔNG THAM LAM CỦA NGƯỜI

     

     I. LỜI CHÚA

    "Ngươi không được ham muốn nhà người ta, ngươi không được ham muốn vợ người ta, tôi tớ nam nữ, con bò, con lừa, hay bất cứ vật gù của người ta" (Xh 20,17) .

    II. GHI NHỚ
    1. H. Điều răn thứ mười dạy ta những gì?

    T. Điều răn thứ mười dạy ta giữ lòng khỏi ham mê của cải quá đáng, để không tham lam và không ganh tị với người khác.

    2. H. Sự tham lam làm hại ta thế nào?
    T. Sự tham lam khiến lòng trí ra mù tối, rối loạn, phán đoán lệch lạc, phai lạt tình yêu mến và dễ sa ngã phạm tội.

    3. H. Ta phải làm gì để không tham lam của cải?

    T. Ta cần tập sống tinh thần nghèo khó, hằng ngày biết hy sinh từ bỏ, lo tìm kiếm Nước Trời, và luôn hướng lòng về Thiên Chúa.

    4. H. Ta phải làm gì để khỏi tính ganh tị?
    T. Ta cầu xin Chúa ban phúc lành cho người khác và vui mừng khi họ được may mắn.

    III. THỰC HÀNH   Em vui chúc mừng khi thấy người khác được may mắn.

    IV. CẦU NGUYỆN

    Xin cho mọi người biết sống quảng đại chia sẻ, không tham lam và ganh tị, nhưng biết vui mừng khi thấy người khác được may mắn.
    GPVINHLONG .