24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - XUNG TỘI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Apr 21 at 12:39 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng
     

    TÂM SỰ CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐI XƯNG TỘI

    "Có những người sợ đi xưng tội vì quên rằng họ sẽ không gặp một vị quan tòa nghiêm khắc ở đó, nhưng gặp Chúa Cha có lòng thương xót vô bờ", Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như thế với hàng ngàn người quy tụ tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 02/08/2015 để nguyện Kinh Truyền Tin ban trưa.

    Đức Thánh Cha nói tiếp: "Khi đi xưng tội, chúng ta cảm thấy hơi xấu hổ. Hết thảy chúng ta đều có tâm trạng ấy, nhưng hãy nhớ rằng sự hổ thẹn này là ơn chuẩn bị cho chúng ta ôm lấy Thiên Chúa là Cha, Đấng luôn tha thứ và luôn tha thứ mọi tội lỗi."

     

    Ns. Phêrô Nguyễn Đình Diễn chuyển ngữ

     

    ĐIỀU KIỆN ĐỂ XƯNG TỘI NÊN

    Các tín hữu Công giáo Việt Nam từ khoảng 40 tuổi trở lên hẳn không thể nào quên những câu hỏi-thưa đơn sơ trong sách BỔN ĐỒNG ẤU của Đức cha Đôminicô Maria Hồ Ngọc Cẩn (in lần đầu khoảng năm 1945). Việc xưng tội, gồm 5 bước XÉT MÌNH, ĂN NĂN TỘI, DỐC LÒNG CHỪA, XƯNG TỘI và ĐỀN TỘI, được sách trình bày như sau: 
     
    56. Hỏi: Trước khi vào Tòa xưng tội phải làm gì?

    Thưa: Phải xét mình cho rõ đã.

    57. Hỏi: Xét mình nghĩa là làm sao?
    Thưa: Xét mình nghĩa là nhớ lại cho biết bấy lâu mình đã phạm những tội gì.

    58. Hỏi: Phải xét cách nào cho được nhớ lại những tội ấy?
    Thưa: Phải xét theo mười điều răn Đức Chúa Trời cùng sáu luật điều Hội thánh và bảy mối tội đầu.

    59. Hỏi: Có cách nào tiện hơn mà xét mình chăng?
    Thưa: Có bản xét mình, cứ theo đấy mà xét thì dễ hơn.

    60. Hỏi: Trước khi xét mình phải làm gì?
    Thưa: Phải quỳ gối đọc ít kinh, xin Chúa cùng Đức Mẹ soi sáng giúp sức cho ta được xét mình, ăn năn cùng xưng tội cho nên.

    61. Hỏi: Xét mình rõ rồi thì phải làm gì?
    Thưa: Phải giục lòng ăn năn tội.

    62. Hỏi: Ăn năn tội là làm sao?
    Thưa: Là thật lòng lo buồn trách mình vì đã phạm tội mất lòng Chúa và dốc lòng chừa cải.

    63. Hỏi: Dốc lòng chừa cải là làm sao?
    Thưa: Là quyết chí từ nay về sau không còn dám phạm tội nữa.

    64. Hỏi: Khi đã ăn năn tội cùng dốc lòng rồi thì làm sao?
    Thưa: Đọc kinh cáo mình, rồi vào tòa mà xưng tội.

    65. Hỏi: Vào trong tòa trước hết phải làm gì?
    Thưa: Trước hết nói rằng: Thưa Cha, con là kẻ có tội, xin cha làm phép giải tội cho con.

    66. Hỏi: Khi đã làm như vậy rồi, thì làm gì?
    Thưa: Quỳ thẳng lên hay đứng mà xưng tội.

    67. Hỏi: Phải xưng tội làm sao?
    Thưa: Phải xưng cho rõ ràng, ngay thật.

    68. Hỏi: Xưng cho ngay thật là làm sao?
    Thưa: Là phải xưng hết các tội mình đã xét, chớ giấu tội nào.

    69. Hỏi: Kẻ có ý giấu một tội thì sao?
    Thưa: Nếu giấu một tội trọng, thì là phạm sự thánh.

    70. Hỏi: Phạm sự thánh là tội làm sao?
    Thưa: Là tội rất nặng nề vì đã làm hư phép Bí tích.

    71. Hỏi: Các tội xưng lần ấy thì làm sao?
    Thưa: Các tội ấy chẳng được tha, cho nên sau phải xưng lại.

    72. Hỏi: Khi đã xưng tội xong thì làm gì?
    Thưa: Phải thưa rằng: Thưa cha, ấy là bấy nhiêu, đoạn cứ nghe cha răn bảo.

    73. Hỏi: Cha răn bảo rồi, thì làm gì?
    Thưa: Cha răn bảo rồi thì cúi mình xuống đọc kinh ăn năn tội mà chịu phép Giải tội.

    74. Hỏi: Đọc kinh ăn năn tội rồi thì làm gì?
    Thưa: Quỳ lên nghe cha bảo, nếu cha không bảo gì nữa thì chào cha mà ra.

    75. Hỏi: Ra ngoài tòa rồi thì làm gì?
    Thưa: Phải đọc kinh đền tội.

    76. Hỏi: Nếu việc đền tội không làm được bấy giờ thì sao?
    Thưa: Phải làm theo như ý cha giải tội chỉ.

     

     

     “Theo Đạo Binh Đức Mẹ, website: legiomariævn.com”.





     
     

 

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - ĐỌC VÀ SỐNG KINH THÁNH

ĐỌC  KINH  THÁNH  LÀ…ĐỂ  BIẾT ?

          Việc đọc  Kinh Thánh hiện là mối quan tâm hàng đầu của Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, việc đọc ấy có thực sự đem lại ích lợi gì về mặt tâm linh hay không đó lại là vấn đề khác ! “ Để mừng  kỷ niệm 1600 năm ngày mất của Thánh Gieronimo ( 340 – 390 ) Linh mục, tiến sĩ Hội Thánh, đức thánh cha Phanxico ban hành Tông Thư Scripturae Sacrat Affectus ( Lòng Yêu Mến Kinh Thánh ). Tông Thư này gửi đến mọi Ki Tô Hữu, nhất là những Ki Tô Hữu  giáo dân Việt Nam vì rất ít giáo dân VN quan tâm đến việc tìm hiểu, học hỏi và truyền bá Lời Chúa chứa đựng trong kho tàng Thánh Kinh…

          …Nói về Thánh Gieronimo, không Ki Tô Hữu nào  không nhớ câu nói nổi tiếng của Ngài: “ Không biết Thánh Kinh là không biết chúa Ki Tô”. Không ai chối cãi  được sự chính xác của câu nói trên của Thánh Gieronimo. Nhưng thật ra thì không biết ( hay dốt nát ) Thánh kinh còn tạo ra một sự không biết ( hay dốt nát ) khác đó là không biết chính mình. Thế nên mệnh đề đầy đủ  phải là không biết Thánh Kinh là không biêt chính bản thân mình” ( Nguồn: ĐBĐM – 26/3/2021 – Gieronimo – Nguyễn Văn Nội – Không biêt Thánh Kinh là không biết…)

          Về câu nói của Thánh Gieronimo, theo tôi, nên chăng  cũng cần phải…xét lại. Thế nhưng trước hết chúng ta hãy thử xem  tác giả bài báo nói nhờ đọc Thánh Kinh mà người ta có thể…biết và biết về những gì ?

          Có tất cả 07 cái biết nhờ đọc Thánh Kinh  và những cái biết được gọi là …quý giá ( sic ) ấy chẳng những chẳng có chi là…quý  mà còn là những cái biết  hoàn toàn sai lạc. Ở đây chỉ xin nêu  02 ví dụ tiêu biểu.

          “ Nhờ Thánh kinh chúng ta biết Chúa Giê Su Ki Tô là Lời đã cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần tạo dựng vũ trụ vạn vật và con người”.

          Xin hỏi câu, đoạn Kinh Thánh nào nói Chúa Giê Su cùng với Chúa Cha, Chúa Thánh Thần  tạo dựng vũ trụ vạn vật và con người ?

          Mặt khác nên nhớ  quan niệm Chúa Giê Su cũng chính là Đấng thần linh Tạo Hóa tạo dựng vũ trụ đã bị thần học…khai tử từ lâu bằng cái gọi  là Thần Học về cái  chết của Thiên Chúa ( Theologie de la mort de Dieu ).

          Về ví dụ thứ 02: “ Nhờ Thánh Kinh, chúng ta biết Chúa Giê Su  đã rao giảng và thiết lập Nước Thiên Chúa trên đất Palestin. Đây là một sự xuyên tạc không thể tha thứ về mặt Thánh Kinh Học mà còn chứng tỏ không hiểu biết gì về  sứ mạng của Đức Ki Tô khi đến với cõi thế này. Ngài đến không phải để thiết lập Nước Thiên Chúa  tại Palestin hoặc bất cứ nơi nào trên trái đất  nhưng là để rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa cũng như truyền lệnh cho các Tông Đồ: “ Hãy ra đi khắp  thế gian. Rao giảng Tin Mừng  cho muôn dân. Ai tin và chịu phép rửa thì được cứu. Còn ai không tin thì bị luận tội” ( Mc 16, 15 ).

          Tất cả những cai gọi là…biết ấy  chẳng qua đó chỉ là  những khái niệm của thần học: Biết Chúa Giê Su là Đấng tạo Hóa là Đấng Messia, Đấng Thiên Chúa Nhập Thể Làm  Người v.v… Sở dĩ những cái gọi là… “Biết” ấy chỉ là những khái niệm bởi vì  nó không y cứ ở nơi Thánh Kinh là  sách chứa đựng Lời Chúa là lời cần phải sống, phải thực hiện  mới có thể hiểu.

          Nếu chỉ đọc Kinh Thánh như một cuốn sách lịch sử hay nghiên cứu, biên khảo gì gì đó thì sẽ không bao giờ có thể hiểu. Trong thời cuối này, người ta có vẻ rất chú trọng tới việc đọc, nghiên cứu Kinh Thánh, lập viện nọ, Trung tâm Học Vấn kia nhưng rút cục chẳng có được gì ngoài một mớ những kiến thức vô bổ: “ Vẫn học luôn nhưng không bao giờ có thể đạt được sự thông biết lẽ thật” ( 2Tm 3, 7 ).

          Tại sao học luôn nhưng chẳng bao giờ thông biết lẽ thật ? Đó là vì người ta  kể cả những người duy vật vô thần đã đọc Kinh Thánh  hoặc để chống  Đạo hoặc  để thu thập kiến thức đủ loại…mà không biết rằng mục đich việc đọc Kinh Thánh là để cho con người được Thánh Hóa. Thánh Phao Lô nói cho môn đệ mình: “ Từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh Thánh vốn có thể khiến con  nên khôn ngoan để được cứu rỗi bởi đức tin trong Chúa Giê Su Ki Tô. Cả Kinh Thánh ( Cựu và Tân Ước ) đều được Thiên Chúa linh hứng  có ích cho sự dạy dỗ, , thuyết phục, sửa trị hầu cho người của Chúa  được trọn vẹn  và sẵn sàng đầy đủ hầu làm những việc lành phúc đức” ( 2Tm 3, 15 -17 ).

          Được Cứu Rỗi hay không đó là nhờ  đức tin đến Chúa Giê Su Ki Tô chứ không phải là nhờ  ở việc đọc Kinh Thánh, Cũng giống như người Do Thái khi xưa, cái lầm  chí tử của thần học  từ trước tới nay họ cứ tưởng rằng Kinh Thánh…chứa đựng chân lý để rồi cứ mải suy tư, luận bàn, nghiên cứu, mở ra hết

khóa học này đến đào tạo Tác Viên Tin Mừng kia để mong tìm ra được chân lý nhưng rút cục cái đạt được  chỉ là những kiến thức vô bổ. Đức Ki Tô nói với những người Do Thái  chống đối Ngài rằng: “ Các ngươi tra xét Kinh Thánh vì cứ tưởng rằng trong đó chứa đựng sự sống đời đời. Ấy chính Kinh Thánh làm chứng  về Ta, thế mà các ngươi không khứng đến với Ta  để được sự sống” ( Ga 5, 39 -40 ).

          Nếu bảo rằng cứ biết Kinh Thánh là biết Đức Ki Tô thì hóa ra đâu có cần phải ăn năn, sám hối và tin vào Tin Mừng ( Mc, 1, 15 ) ?.  Câu nói của Thánh Gieronimo  dẫu sao cũng cần phải xét trong ngữ cảnh của nó chứ không  thể cứ vin vào đó để rồi xét nét chê bai người Công Giáo Viết Nam là…dốt nát, không biết gì  về Kinh Thánh !!! Tuy nhiên, nếu so người Công Giáo nói chung ngày nay với ông bà cha mẹ tổ tiên trước đây thì quả thật cháu con ngày nay hiểu biết Kinh Thánh hơn xưa rât nhiều nhưng đức tin và lòng đạo lại sa sút đến thảm hại. Vậy thử hỏi sự hiểu biết Kinh Thánh có giúp ích gì cho việc sống đạo hay còn nhờ vào điều gì khác nữa ?

          Nhận ra như thế để thấy rằng đọc cho nhiều về Kinh Thánh mà không sống Lời Chúa  có khi chẳng đem lại cho người ta đức tin vào Chúa Giê Su Đấng Cứu Chuộc mà còn ngược lại ?

          Phải chăng cũng chính  vì….cái biết KT sai lạc  của thần học mà người ta đã đặt lại vấn đề về Đức Ki Tô của lịch sử và Đức Ki Tô của niềm tin để rồi đưa đến kết luận Chúa Giê Su chỉ là người hoạt động chính trị bất đắc chí ? “ Sau sự cố thanh tẩy đền thờ, nhiều người  trong giới lãnh đạo  cũng mưu hại Ngài nên Ngài phải lựa chọn: Hoặc sống lén lút hoặc xuất đầu lộ diện.  Nếu sống lén lút, Ngài không thể gây cho người ta niềm tin vào Nước Thiên Chúa như Ngài đã từng làm. Còn xuất  đầu lộ diện  để tiếp tục sứ vụ  thì chắc chắn sẽ bị giết. Đức Giê Su đã chọn giải pháp thứ hai và quả cảm đi lên Gierusalem ( Lc 9, 51 ). ( Đức Giê Su trước khi có Ki Tô giáo. Một nỗ lực hiện đại trở về  với Đức Giê Su Lịch Sử – Lm Micae Trần Đình Quảng – Trích trong Đức Ki Tô Hôm Qua Hôm Nay và Mãi Mãi của Đgm Phao lô Bùi Văn Đọc ).

          Đặt vấn đề Đức Ki Tô trước khi có Ki Tô giáo có nghĩa có 02 Đức Ki Tô, một của lịch sử một của niềm tin  và niềm tin ấy là…không đúng ? Phải chăng  chỉ vì lòng tin của Giáo Hội…có vấn đề  thế nên Tin Mừng Nước Thiên Chúa  của Đức Ki Tô đã phải …canh tân để trở thành một thứ Tin Mừng…khác. Đang khi đó Thánh Phao Lô quả quyết không hề có một thứ Tin Mừng nào khác đâu. Những ai làm cái việc gọi là …canh tân ấy sẽ bị tru diệt ( Gal 1, 6 -8 ).

          Một khi đã không tin vào Tin Mừng của Đức Ki Tô về Nước Trời Mầu Nhiệm nội tại   thì cũng chẳng thể nào …biết được bản thân mình là gì.  Tại sao ? Bởi vì Tin Mừng của Đức Ki Tô đó là một cái Tin mà nếu người nào nhận biết thì sẽ phát khởi được nỗi Mừng Vui lớn lao rằng Nước ấy đã và đang hiện hữu ở nơi chính mình chỉ cần  ăn năn, sám hối  cùng với lòng tin  bền vững chắc thật thì sẽ gặp được.

          Đức Ki Tô rao giảng Tin Mừng Nước Trời với mục đích để chúng ta tin và NHỚ lại  có một Nước Trời vốn vẫn hiện hữu ở nơi mình mà mình  đã đành QUÊN  mất đó thôi. Nước Trời  Đức Ki Tô rao giảng đó cũng chính là Chân Tâm Bản Tính là  Đấng Cha hằng Hữu đồng một thể tánh với Ngài: “ Còn ai kết hợp với Ngài thì đồng một thể tánh với Ngài” ( 1C 6, 17 ).

          Sự u mê khiến không nhận ra Bản Tánh đó chính là Tội Nguyên Tổ: “ Giehova ĐCT phán dạy rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả  các thứ cây trong vườn. Nhưng về cây biết ( phân biệt ) điều thiện, điều ác thì chớ có ăn đến. Vì một mai ngươi ăn thì chắc phải chết” ( St 2, 16 -17 ).

          Cái chết ở đây là…chết về phần tâm linh do phân biệt có ta, có người ( Ngã Chấp ). Bao lâu còn chấp thấy có ta có người ( Nhân – Ngã ) thì bấy lâu còn xa rời Thực Tại là cái Vô Phân Biệt  ám chỉ Vườn Địa Đàng. Bởi vậy Kinh Thánh nói vừa khi A Đam – Eva ăn trái câm thì liền bị đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng  là như thế.

          Cái biết do phân biệt mà có ấy chính là Tri Thức là cái biết điều này điều kia có nghĩa  cái biết về một đối tượng nào đó  kể cả Thiên Chúa. Nếu Thiên Chúa là đối tượng cho ta thì Ngài…ở ngoài ta và đó chỉ là cái khái niệm về Ngài chứ không phải Ngài như thực Ngài Là.

          Cái lầm lớn nhất của thần học cho đến nay vẫn chưa giũ bỏ được là đã lầm khái niệm với thực tại. coi tri thức mình có là chân lý. Cái lầm ấy thật rất khó để  trừ bỏ  nếu chưa  hiểu được bản chất  Tội Nguyên Tổ là  sự phân biệt.

          Tìm kiếm để trở về với Thực Tại Bất Sinh Bất Diệt đó cũng là trở về để nhận biết chính bản thân mình là ai, sống trên đời để làm gì và chết rồi đi đâu ? Con đường tìm kiếm ấy là sở đắc của các truyền thống tâm linh lớn của nhân loại xưa nay.

          Thực Tại cần tìm kiếm để gặp gỡ  ấy Phật giáo Đại Thừa gọi Kiến Tánh: “ Đức sơ tổ Đạt  Ma nói: “ Nếu người chẳng  Thấy Tánh, suốt ngày lăng xăng Niệm Phật, tụng kinh, gắng học, siêng năng sám hối hành đạo, thường ngồi chẳng dậy, học rộng, nghe nhiều, khởi công dụng hạnh lấy đó làm Phật Pháp. Phải biết Phật trước, Phật sau  chỉ nói Thấy Tánh. Nếu thấy  Tự Tâm là Phật, chẳng cạo râu tóc, mặc áo trắng  cũng là Phật. Chẳng  Thấy Tánh dù cạo bỏ râu tóc vẫn là ngoại đạo” ( HT Thích Trí Tịnh dịch: Bồ Đề Đạt Ma – Ngộ Tánh Luận ).

          Cũng vì việc Thấy Tánh  tức Ngộ Chân Tâm  ấy Đức  Đạt Ma  sư tổ nói: “ Thánh nhân cầu Tâm chứ không cầu Phật. Người ngu cầu Phật chẳng cầu Tâm mà chẳng biết Tâm là nguồn cội. Nếu muốn cầu giải thoát trước phải biết Tâm là cội gốc” ( Ngộ Tánh Luận ).

          Người ngu cầu Phật chẳng cầu Tâm bởi vì cái gọi là Phật ấy  chỉ là một thứ khái niệm. Cầu với cái khái niệm ấy thì nào có ơn ích gì ? Khái niệm  làm sao có thể đáp ứng được những lời cầu ? Cũng một lẽ ấy, nếu đọc Kinh Thánh chỉ để có được  tri thức tức những khái niệm thì làm sao có thể Thấy Chúa cũng là  Chân Tâm Bản Tánh mình ?

          Đại Thừa hay nói đúng hơn, Thiền Tông chủ trương Kiến Tánh, còn  với Đức Ki Tô cũng  đi trên con đường ấy mặc dù ngôn ngữ có khác ( Dĩ nhiên ) khi Ngài nói: “ Các ngươi chẳng từng biết Ngài. Nếu Ta nói rằng Ta không biết Ngài thì Ta cũng sẽ nói dối như các ngươi vậy. Song Ta biết Ngài cũng giữ đạo Ngài. Cha các ngươi là Apraham  đã hớn hở thấy ngày của Ta, người thấy rồi thì vui mừng” ( Ga 8, 55 -56 ).

          Chúa Giê Su nói Ngài…biết Cha  thì cái biết ấy chính là Ngài đã nhận biết đã ngộ được Đấng Cha ở nơi Ngài  chính Ngài cũng là Đấng Cha của mỗi người trong chúng ta, không khác một mảy may.

          Biết Cha cũng là biết Bản Tánh mình chứ chẳng phải điều chi khác. Chúa Giê Su nói Ngài …biết Cha và cũng giữ Đạo Cha tức hết lòng vâng theo Thánh Ý  cho đến chết bị  đồng hạng với  những  tên gian phi ( Mc 15, 28 ).

          Chúa Giê Su đã chết để vâng theo Ý Cha và Ngài cũng truyền dạy cho chúng ta điều ấy. Có thực hiện điều Chúa  truyền dạy  chúng ta mới có thể nhận ra Ngài quả thật là Đấng Cứu Chuộc mình.Trái lại chỉ đọc Kinh Thánh với mục đích tìm kiếm tri thức thôi thì làm sao có thể nhận biết và tin yêu Ngài ?

                Kẻ ngoại, mặc dầu cũng muốn tìm cho biết về Chúa Giê Su đấy nhưng không thể bởi vì họ không thuộc đoàn chiên: “ Người Do Thái nhóm quanh  Ngài mà nói rằng: Thầy để chúng tôi vơ vẩn đến chừng nào ? Nếu Thầy là Đấng Ki Tô thì hãy nói tỏ tường cho chúng tôi. Chúa Giê Su đáp: Ta đã nói cho các ngươi mà các ngươi không tin, Những việc Ta nhân danh Cha Ta mà làm đều làm chứng cho Ta. Nhưng các ngươi không tin Ta  vì các ngươi không thuộc đoàn chiên của Ta. Chiên Ta thì nghe tiếng Ta. Ta biết chúng và chúng theo Ta” ( Ga 10, 24 -27 ).

          Không thể nhận biết Chúa  bằng việc đọc Kinh Thánh bởi việc đọc ấy nếu không gắn với việc  Sống Lời Chúa thì chỉ đem đến cho người  ấy lòng tự phụ, kiêu căng  về cái biết của mình.

          Tự phụ về những cái biết nhờ học hỏi nơi người khác thật chẳng ơn ích gì về đường tâm linh mà còn khiến cho “ Cái Tôi” ngày càng phình chướng mãi lên. Một khi “ Cái Tôi” ( Ngã Chấp ) phình chướng thì Chúa không thể…Ở cùng. Chính Chúa Giê Su  còn nói: “ Song Ta biết Ngài cũng giữ Đạo Ngài” thì chúng ta là môn đệ Chúa lại không giữ đạo Ngài tức không vâng phục Thánh Ý Chúa  hay sao ?

          Vâng phục Thánh Ý Cha bằng cách tuân giữ giới răn  Chúa thì có Chúa …ở cùng: “ Nếu ai yêu thương Ta thì vâng giữ Đạo Ta, Cha Ta sẽ thương yêu người, chúng ta đều đến và lập cư  cùng người” ( Ga 14, 23 )./.

Phùng  Văn  Hóa

 

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật Lễ Lá B

Video Player
 
00:00
 
19:17
 
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO -

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Mar 26 at 12:10 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    Việc bái gối trước Thánh Giá được hiểu ra sao?


     
    Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

     

    Adoration-of-the-Cross.jpg

     

    Hỏi 1: Có người hỏi tại sao người Công Giáo bái gối trước Thánh giá từ Thứ Sáu Tuần Thánh đến Thứ Bảy Tuần Thánh, bởi vì hành động bái gối chỉ được dành riêng cho Phép Thánh Thể trong giờ chầu. Như vậy, việc bái gối trước Thánh giá phải chăng là hành vi của thờ ngẫu tượng? - M. U., Lagos, Nigeria.

    Hỏi 2: Trong Thứ Sáu Tuần Thánh, phụng vụ của buổi cử hành này nói rằng một phần của buổi cử hành là nghi thức Thờ lạy (adoration) Thánh Giá, với ba lần cộng đoàn thưa: "Ta hãy đến thờ lạy…" Con nhớ lại rằng trước đây nghi thức được gọi là Suy tôn (Veneration) Thánh Giá. Các tín hữu Tin lành thường cáo buộc người Công Giáo thờ phượng các ảnh và tượng. Con đã luôn trả lời cho họ rằng chúng tôi chỉ thờ lạy Chúa, và chúng tôi có thể "suy tôn" các biểu tượng khác. Từ ngữ "thờ phượng" (worship) có xu hướng ủng hộ lập trường của họ. Xin cha cho một lời giải thích về việc dùng từ ngữ này. - J. D., Williams Lake, British Columbia, Canada.


    Đáp: Tiêu đề chính thức của nghi thức này là "Suy Tôn Thánh Giá", và câu đáp cho lời mời gọi: "Đây là cây Thánh giá, nơi treo Đấng Cứu Độ Trần Gian" là "Ta hãy đến thờ lạy" ("Venite adoremus").

    Từ "thờ phượng" (worship) trong tiếng Anh hiện đại thường là, mặc dù không phải là chuyên thuộc, dành riêng cho việc thờ Chúa.

    Đúng là Giáo Hội không đưa ra một hành động thờ lạy một tượng gỗ, nhưng thờ lạy Chúa Kitô. Cũng vậy, nghi thức tôn thờ Thánh giá vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh được mặc một cường độ đặc biệt, vốn là khác với việc kính trọng đối với thánh giá trong suốt phần còn lại của năm. Điều này được diễn tả bởi sự việc rằng, từ lúc cử hành cuộc Thương Khó và Thứ Bảy Tuần Thánh đến lễ Vọng Phục Sinh, mọi người bái gối trước Thánh Giá (Cross) hay Thánh giá có hình Chúa (Crucifix), được sử dụng trong buổi cử hành.

    Sự bái gối (genuflection, từ tiếng Latinh "genu flectere", nghiêng gối) là một cử chỉ thể hiện một loạt thái độ suy tôn và kính trọng. Ngày nay, hành động bái gối được liên kết chặt chẽ đến hành động thờ lạy Thiên Chúa. Thật vậy, đây là nghĩa duy nhất được đề cập trong Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma (GIRM):

    "274. Bái gối, nghĩa là gối phải nghiêng đụng đất, là cử chỉ thờ phượng, do đó dành cho Thánh Thể và Thánh Giá từ khi được tôn kính trọng thể trong phụng vụ thứ Sáu Thánh tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa, cho đến bắt đầu Vọng Phục Sinh” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Chí Cần, Giáo Phận Nha Trang).

    Trong khi lời này là đúng, hành động bái gối đã được giải thích cách rộng rãi hơn, và không phải chỉ dành cho sự thờ lạy. Sự bái gối là một bổ sung khá gần đây vào thực hành phụng vụ, và chỉ trở nên bắt buộc sau năm 1502. Ngoài việc sử dụng hành động này như là một hành động thờ lạy Phép Thánh Thể, việc bái gối được quy định khi tín hữu đọc câu "Người đã nhập thể" trong Kinh Tin Kính ngày lễ Giáng sinh, và ngày lễ Truyền Tin. Việc bái gối cũng được dự kiến cho bất kỳ sự suy tôn Thánh Giá Thật nơi công cộng, và trong Tam nhật thánh như đã thấy ở trên. Cho đến gần đây, việc bái gối được chỉ định trong sự hiện diện của một Giáo hoàng, và bất cứ khi nào Giám mục giáo phận đi tới, khi Ngài chủ trì một buổi lễ.

    Bên ngoài phụng vụ, lòng đạo đức bình dân đã có nhiều dịp cho việc bái gối. Thí dụ, nhiều người Công Giáo có thói quen bái gối, khi đi Đàng Thánh giá, lúc đọc "Adoramus Te, Lạy Chúa Kitô, chúng con thờ lạy Chúa, và chúng con chúc tụng Chúa, vì Chúa đã dùng Thánh giá mà chuộc tội cho thiên hạ”.

    Ngoại trừ các việc bái gối nay đã bỏ (trong hình thức thông thường) đối với Đức Giáo Hoàng và Giám mục, tất cả các lần bái gối khác, một cách nào đó, phản ảnh sự thờ lạy Chúa Kitô, hoặc thực sự hiện diện trong Phép Thánh Thể, hoặc được biểu trưng bằng một cách đặc biệt.

    Do đó, bởi vì cử chỉ bái gối là không chỉ dành cho sự thờ lạy Chúa, việc bái gối vào Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy Tuần Thánh không hề ngụ ý bất kỳ hình thức ngẫu tượng nào.

    Từ viễn tượng lịch sử, lý do cho sự sử dụng cử chỉ suy tôn đặc biệt này, có lẽ là do nghi thức suy tôn Thánh giá có nguồn gốc tại Giêruxalem vào cuối thế kỷ IV, và tại Rôma vào thế kỷ VII, và được hướng tới các di tích chính của Thánh Giá Thật, vốn được lưu giữ tại các thành phố này.

    Chỉ sau đó, khi nghi thức trở thành phổ biến, sự bái gối là dấu hiệu của sự suy tôn, thường được dành riêng cho Thánh Giá Thật, được mở rộng đến Thánh giá có hình Chúa được sử dụng trong buổi lễ.

    Trong khi đối tượng thờ lạy hoặc thờ phượng luôn luôn là Chúa Kitô, sự suy tôn đặc biệt Thánh giá vào các ngày này dường như muốn nói rằng, mặc dù nhà tạm trống rỗng, tất cả các ảnh khác được che phủ, và Giáo Hội âm thầm chờ đợi Chúa sống lại, sự hiện diện của Chúa được biểu tượng bởi hình ảnh Thánh giá, mà nhờ đó Ngài đã cứu chúng ta khỏi tội lỗi của mình.

    Bằng cách tập trung vào hình ảnh Thánh giá, Giáo Hội, như Louis Bouyer đã nói, "làm cho chúng ta nhận ra những gì không thể được phát hiện bởi 'các quyền lực' đã đóng đinh Chúa Vinh Hiển, chính trên Thánh giá của Ngài là sự vinh hiển của chúng ta".

     

    (Nguyễn Trọng Đa/ Zenit.org 

     
     

 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - TẠI SAO GÒI LÀ TUẦN THƯƠNG KHÓ?

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Mar 26 at 12:11 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Tại sao gọi là Tuần Thương Khó?


     
    Chúa nhật lễ lá, bắt đầu Tuần thánh. Lịch Phụng vụ cũng ghi là Chúa nhật tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa. Trước đây, mùa thương khó bắt đầu hai tuần trước lễ Chúa Phục sinh, tại sao bây giờ rút còn một tuần?

    Trước cuộc cải tổ lịch phụng vụ năm 1969, thì mùa thương khó bắt đầu từ Chúa nhật thứ năm mùa chay, và như vậy kéo dài hai tuần. Mùa thương khó gây một ấn tượng khá lớn cho các tín hữu. Tất cả các tượng ảnh trong nhà thờ đều bị phủ bởi màn tím cho đến lễ Vọng Phục sinh. Nhiều nhà thờ còn căng một bức màn lớn che khuất tất cả gian thánh.

    Có người giải thích là Chúa Giêsu đi trốn, bởi vì dựa trên bài Phúc âm thuật lại việc Chúa lánh mình khi dân chúng mưu toan ném đá Người. Thế nhưng với cuộc canh tân sau công đồng Vaticanô II, thì lịch phụng vụ không còn nói đến mùa thương khó nữa, mà chỉ còn Mùa Chay kéo dài cho tới lễ Phục sinh. Tuần lễ trước Phục sinh không phải là tuần Thương khó, nhưng từ ngữ “tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa” chỉ còn được gắn cho hai ngày:

    Chúa nhật lễ lá (Dominica in Palmis de Passione Domini) và thứ sáu tuần thánh (Feria VI in passione Domini). Vào hai dịp đó, phụng vụ đọc bài Thương khó: ngày Chúa nhật thì dựa theo Phúc âm nhất lãm thay đổi tùy theo chu kỳ ABC; còn ngày thứ Sáu thì luôn luôn đọc Phúc âm theo thánh Gioan.

    Tại sao cuộc cải tổ phụng vụ lại bỏ mùa Thương khó?
     

    Thực ra thì không phải là bỏ, nhưng mà muốn trở lại với truyền thống cổ xưa thôi. Từ thời xưa, các Kitô hữu dành 40 ngày để chuẩn bị mừng Lễ Chúa Phục sinh. Vì thế thời gian đó được gọi là Mùa 40 (trong tiếng La-tinh là Quadragesima), chứ không phải là mùa thương khó. Trong thời gian này, các dự tòng được chuẩn bị qua chương trình huấn giáo sâu đậm để lãnh các bí tích khai tâm.

    Còn những người đã được rửa tội rồi thì được mời gọi xét mình về cuộc sống đức tin, xem mình đã trung thành thế nào đối với lời cam kết. Dĩ nhiên, đây cũng là thời gian để thực hành công cuộc cải hoán, qua việc cầu nguyện, hãm mình, bác ái. Vào thời Trung cổ, khi mà con số dự tòng không còn đáng kể nữa, thì công cuộc huấn giáo cũng bớt phần quan trọng. Từ đó, người ta chuyển sang việc suy gẫm cuộc Thương khó của Chúa.

    Thương khó là gì?

    Chúng ta có thể khảo sát ý nghĩa của từ này theo tiếng Hán Việt cũng như theo nguyên gốc La-tinh. “Thương” ở đây không có nghĩa là “yêu”, nhưng có nghĩa là “đau xót, đau đớn xót xa”, chẳng hạn như khi nói “thương tâm, đau thương, thảm thương, sầu thương”. Còn “khó” không phải trái nghịch với dễ; nhưng “khó” ở đây có nghĩa là “khổ”, chẳng hạn như “khốn khó, khốn khổ”. Nói tóm lại “thương khó” cũng tương tự như là “đau khổ”. Trên thực tế, nhiều bản dịch Việt ngữ dùng những từ “Tử nạn, Khổ nạn, Chịu nạn, Chịu khổ hình”. Đó là nói đến từ ngữ Hán Việt. Đến khi bước sang nguyên bản La-tinh, ta sẽ còn thấy nhiều ý nghĩa khác nữa. Từ “thương khó” dùng để dịch từ “passio” trong tiếng La-tinh (sang tiếng Pháp và tiếng Anh thì thêm chữ “n”: passion). Thế nhưng từ passio có tới ít là bốn nghĩa.

    1/ Thường thì người ta giải thích rằng passio bởi động từ “patior, pati” (có nghĩa: chịu đau khổ).

    2/ Một ý kiến khác hiểu tiếng passio theo nghĩa triết học, tức là “thụ động” (bị động), nhận hành động từ một chủ động khác. Như vậy “passio” đối ngược với “actio”.

    3/ Một ý kiến thứ ba cho rằng passio bắt nguồn từ pathos trong tiếng Hy-lạp, và như vậy có nghĩa là cảm xúc, xúc động. Cũng theo chiều hướng đó, mà trong tâm lý học, passio thường được dịch là “đam mê, say mê, mê man”.

    4/ Sau cùng, có người tán giải passio (passus) theo nghĩa là đi ngang qua, để nói đến cuộc vượt qua của Đức Giêsu: người trải qua sự khổ và cái chết để tiến vào vinh quang Phục sinh.

    Trong 4 nghĩa vừa nói, nghĩa nào đúng hơn cả?

    Trong bối cảnh của phụng vụ, thì nghĩa thứ nhất sát hơn nữa: passio có nghĩa là chịu đau khổ. Nói một cách cụ thể hơn, trong buổi cử hành phụng vụ, Hội thánh đọc lại các bài trình thuật Phúc âm thuật lại cuộc “khổ nạn” của Chúa Giêsu, từ lúc dùng bữa tiệc Vượt qua với các môn đệ (hoặc là từ khi vào Vườn Cây dầu, theo thánh Gioan), rồi bị bắt, bị xử án, bị đánh đòn, vác thánh giá lên núi Calvariô, nơi chịu tử hình.

    Chúng ta có thể đọc trình thuật này trong Phúc âm theo thánh Marcô chương.14-15; thánh Mattêu chương 26-27; thánh Luca chương 22-23; thánh Gioan chương 18-19. Cũng nên biết, là trong tiếng La-tinh, từ “passio” cũng được áp dụng cho trình thuật kể lại cuộc tử đạo của các Kitô hữu cổ thời.

    Phụng vụ chỉ tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa Giêsu qua việc đọc bài Phúc âm nói về cuộc Thương khó của Chúa mà thôi hay sao?

    Không chỉ có vậy mà thôi. Lòng đạo đức của các tín hữu còn tìm những hình thức khác để tưởng niệm cuộc Thương khó của Chúa qua các việc đạo đức cũng như qua cuộc sống. Xét về các hình thức đạo đức, thì các sử gia thường trưng dẫn những chứng tích bắt đầu từ thế kỷ IV (khoảng năm 380) bên Thánh địa, do một thiếu nữ tên là Egeria kể lại.

    Vào Chúa nhật lễ Lá, các tín hữu tại Giêrusalem tụ họp ở núi Cây dầu, rồi từ đó rước lá tiến vào thành thánh. Nhưng nhất là kể từ tối thứ năm tuần thánh trở đi, các tín hữu họp nhau tại một nhà thờ tên là Eleona trên núi Cây dầu để tham dự buổi canh thức đầu tiên, từ 7 giờ tối cho đến 11 giờ.

    Đến nửa đêm, bắt đầu buổi canh thức thứ hai, tại một nhà thờ gần đó, và nghe đọc bài Sách thánh về cuộc hấp hối của Chúa. Đến sáng thứ 6, thì đám rước di chuyển lên núi Calvariô, để nghe đọc bài tường thuật về cuộc Thương khó và cử hành việc suy tôn Thánh Giá. Và suốt ngày thứ sáu, nhiều cuộc suy gẫm lời Chúa được tổ chức bên cạnh nhà thờ kính nhớ mộ Chúa.

    Có thể nói được là từ đó trở đi, các tín hữu tìm cách diễn lại cảnh thương khó của Chúa theo gương các tín hữu Giêrusalem, không những là vào ngày thứ năm thứ sáu tuần thánh, mà còn kéo dài quanh năm nữa. Một hình thức khá quen thuộc đối với các tín hữu Việt Nam là ngắm 14 chặng đường thánh giá, đi theo Chúa Giêsu từ lúc bị xử án, rồi vác thập giá lên núi Calvariô, nơi Người chịu đóng đinh, chịu chết và mai táng.

    Nên biết là hình thức 14 chặng như hiện thời chỉ mới thành cố định từ thế kỷ XVII, chứ trước đây nó linh động hơn, chẳng hạn có nơi tính đến 7 lần ngã xuống đất, hoặc bắt đầu từ vườn Cây dầu, rồi bị bắt, bị điệu qua toà Anna, Caipha, vv.

    Ở Việt Nam còn có hình thức ngắm 15 sự thương khó Chúa Giêsu nữa, phải Không?

    Có nhiều hình thức để suy gẫm sự thương khó của Chúa. Một hình thức đơn giản hơn cả là suy gẫm 5 dấu thánh: hai dấu nơi bàn tay; hai dấu nơi bàn chân, và một dấu nơi cạnh sườn. Một hình thức nữa là suy gẫm 7 lời của Chúa Giêsu trên thập giá. Hình thức ngắm 15 sự thương khó của Chúa thì dựa trên một căn bản khác.

    Tại sao lại có 15 ngắm? Tại vì nó hoạ theo giờ kinh Phụng vụ. Trong ba ngày cuối Tuần thánh, tại các đan viện hay nhà thờ chánh toà, người ta cử hành phụng vụ giờ kinh cách long trọng. Ở chính giữa nhà thờ người ta thắp một giá đèn hình tam giác, với 15 ngọn nến. Tại sao 15 ngọn nến? Có người gỉai thích là tượng trưng cho Chúa Giêsu với 12 tông đồ và 2 môn đệ. Sự thực thì 15 ngọn nến tương đương với 9 thánh vịnh giờ kinh Đêm (nay gọi là kinh Sách) và 5 thánh vịnh giờ Kinh sáng, cộng với thánh ca Tin mừng Benedictus. Cứ sau mỗi thánh vịnh thì người ta tắt đi một ngọn đèn.

    Tại sao vậy? Có người giải thích là nó tượng trưng cho các tông đồ và môn đệ lần lượt rút lui, bỏ Chúa một mình. Nhưng cũng có người giải thích cách đơn giản là đời xưa khi chưa có đèn điện thì tất nhiên là phải thắp nhiều đèn để đọc sách. Tuy nhiên, trời càng lúc càng về sáng tỏ, cho nên có thể tắt bớt dần dần các ngọn nến đi.

    Cho dù giải thích nguồn gốc lịch sử như thế nào đi nữa, chúng ta cũng phải khâm phục các vị thừa sai trước đây đã tìm cách để giáo dân tham gia vào phụng vụ Giờ kinh của Giáo hội, dĩ nhiên không phải bằng việc hát các thánh vịnh La-tinh (mà họ chẳng hiểu gì) nhưng qua việc suy gẫm các sự thương khó của Chúa.

    Việc tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa chỉ dừng lại ở việc suy gẫm mà thôi hay sao?

    Còn nhiều hình thức khác nữa. Một hình thức khá phổ thông bên Âu châu trước đây là diễn tuồng Thương khó, mà Đức Cha Nguyễn bá Tòng cũng đã thích ứng sang tiếng Việt. Nên biết là tuồng Thương khó không phải chỉ diễn ra trên sân khấu, nhưng còn trở thành hoạt cảnh, nhiều khi biến thành một cuộc rước kiệu.

    Dù là suy niệm bài thương khó dựa theo Phúc âm, dù là đi đàng Thánh giá hay ngắm các sự thương khó, hoặc tham dự tuồng Thương khó, người tín hữu muốn nhớ đến Chúa Giêsu đã chịu đau khổ vì tội chúng ta; từ đó ta muốn tỏ lòng biết ơn bằng cách thông dự vào sứ mạng cứu độ của Người. Thánh Phaolô đã viết rằng tôi muốn chịu đóng đinh vào thập giá với Đức Kitô, muốn hoàn toàn sống cho Đấng đã yêu mến và hiến mạng vì ta (Gal 2,19-20).

    Thánh Phaolô cũng muốn lãnh nhận mọi đau khổ để góp phần vào cuộc khổ nạn của Chúa hầu giúp ích cho Hội thánh (Col 1,24). Thánh Phêrô tông đồ, trong bài thánh thi đọc vào kinh chiều Chúa nhật mùa Chay, cũng nhắc cho các tín hữu hãy coi cuộc thương khó của Chúa như một gương mẫu để dõi bước theo Người: “bị nguyền rủa, Người không nguyền rủa, chịu đau khổ mà chẳng ngăm đe, nhưng một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình” (1Pr 2,23).

    Thiết tưởng đó là ý nghĩa chính của các việc cử hành cuộc Thương khó của Chúa từ những thế kỷ đầu tiên tại Giêrusalem cho đến chặng đường thánh giá ngày nay: đó là chúng ta muốn đi theo Chúa.

     

    Lm. Giuse Phan Tấn Thành

     

 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - 40 NGÀY MÙA CHAY

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Mar 24 at 12:17 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    40 ngày mùa Chay được tính thế nào?

     

    Thời gian mùa chay trước lễ Phục Sinh thường được gọi là 40 ngày chay tịnh, nhưng thực ra có 46 ngày tính từ thứ 4 lễ Tro cho tới Chúa Nhật Phục Sinh. Vậy tại sao chỉ nói có 40 ngày?

     

    T. Chúng ta cần trở ngược lại thời sơ khai của Giáo Hội, các môn đệ đầu tiên là những người Do Thái vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm về tầm quan trọng của ngày Sabat, vẫn được xem là ngày thứ 7. Bởi vì ngày Sabat được ghi trong sách Khởi Nguyên là thời gian để nghỉ ngơi và thờ phượng. Tuy nhiên Chúa Ki-tô lại phục sinh vào Chúa Nhật, ngày thứ nhất trong tuần. Chính các tông đồ và các ki-tô hữu đầu tiên đã thấy được rằng sự Phục Sinh là một cuộc sáng tạo mới nên họ chuyển ngày Sabat sang Chúa Nhật chứ không là còn là thứ 7 như quan niệm của Do Thái nữa.


    Đối với Ki-tô giáo, mọi Chúa Nhật đều là những ngày cử hành sự phục sinh của Chúa Ki-tô, các tín hữu không được ăn chay, và làm những hình thức đền tội trong các ngày này. Các Chúa Nhật không được tính vào thời gian chay tịnh mùa Chay.

     

    Vậy để có được 40 ngày chay tịnh như Chúa Giê-su, mùa Chay bao gồm 6 tuần lễ với 6 ngày ăn chay trong tuần, cộng với 4 ngày từ thứ tư lễ Tro cho tới thứ 7 trước Chúa Nhật thứ nhất mùa Chay. 36 + 4 = 40.

     

    H. Mùa Chay bắt đầu khi nào?

     

    Mùa Chay được bắt đầu với thứ tư lễ Tro trước lễ Phục Sinh 46 ngày. Tuy nhiên, vì lễ Phục Sinh không được ấn định vào một ngày cố định cho mỗi năm, do vậy, phải biết cách tính lễ Phục Sinh theo Tây lịch.

     

    H. Ngày cử hành Lễ Phục Sinh hàng năm được tính toán thế nào?

     

    T. Lễ Phục Sinh không có một ngày cử hành nhất định hàng năm như lễ Giáng Sinh với ngày 25-12. Công đồng Nicea (325) ấn định ngày lễ Phục Sinh hàng năm là Chúa Nhật thứ nhất kể từ ngày rằm đầu tiên của tiết xuân phân. Tưởng cũng nên biết rằng lễ vượt qua của Do thái là ngày 14 tháng Nissan, tức là trước ngày trăng tròn của tiết xuân phân. Và các giáo hội Đông phương cũng lấy ngày này để mừng lễ Phục Sinh.

     

    Để có thể tính được ngày lễ Phục Sinh hàng năm của Công Giáo, cần đi theo trình tự sau:

    - ngày xuân phân hàng năm là 21-3 (theo tây lịch)

    - ngày trăng tròn (ngày 15 theo âm lịch) đầu tiên sau ngày 21-3 này
    - Chúa Nhật thứ nhất tính từ ngày trăng tròn này, đó là Chúa Nhật Phục Sinh.

     

    Lm. Pr. Nguyễn Đức Thắng
    GP.Long Xuyên