24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO-ĐIỀU RAN THỨ HAI

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sun, Sep 20 at 11:20 PM
     
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    XIN CHÚA GIÚP CON HIỂU ĐỂ THỰC HIỆN ĐIỀU RĂN CHÚA DẠY 
     

    Tội phạm Điều Răn Thứ Hai của Chúa

    Linh mục Phanxicô Xaviê  Ngô Tôn Huấn

     Hỏi: Xin cha giải thích rõ tội phạm điều răn Thứ Hai của Chúa

    Trả lời : Là người tín hữu Công giáo, ai cũng thuộc lòng điều răn thứ hai: cấm kêu tên Chúa vô cớ.     Tại sao như vậy ?

    Câu trả lời là chính Thiên Chúa đã truyền cho dân Do Thái qua miệng ông Môsê  mệnh lệnh sau đây:

              “Ngươi không được dùng danh Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, một cách bất xứng, vì  Thiên Chúa không dung tha kẻ dùng danh Người cách bất xứng” (Xh 20: 7; Đnl 5: 11)

              Nhưng thế nào là dùng Danh Chúa cách bất xứng ?

    Trước khi trả lời câu hỏi này, chúng ta cần nhớ lại sự kiện Thiên Chúa tỏ mình cho ông Môsê từ bụi cây bốc cháy và truyền cho ông sứ mạng dẫn đưa dân Do Thái từ Ai Cập trở về quê hương sau bao năm sống nô lệ và thống khổ trên đất Ai Cập. Ông Môsê, trước hết, đã ngần ngại, không dám nhận làm việc đó, nên đã  hỏi tên Chúa để có cớ nói với dân, và Chúa đã trả lời  ông như sau:

              “Ta là Đấng Tự Hữu. Ngươi hãy nói với con cái Ỉsrael thế này: “Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh  em, Thiên Chúa của Ap-ra ham, Thiên Chúa của Ixaác, Thiên Chúa của Giacóp sai tôi đến với anh  em. Đó là Danh Ta cho đến muôn thủa. Đó là Danh hiệu các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu Ta từ đời này đến đời kia.” (Xh 3 : 14-15)

    Như thế, Danh của Thiên Chúa là Đức Chúa, Đấng Tự hữu đã mặc khải cho ông Môsê để nói lại cho dân Do Thái trước tiên và cho hết mọi người , mọi dân trên trần thế này được biết để tôn thờ, tôn kính đến muôn đời.

          Tác giả Thánh Vịnh 29 và 113 đã ca tụng Danh Thánh Chúa như sau :

                  “ Hãy  dâng Chúa vinh quang xứng Danh Người

                    Và thờ lậy Chúa uy nghiêm thánh thiện.” (Tv 29: 2)

    Hoặc :

                                “Halêluia !

                            Hởi tôi tớ Chúa, hãy dâng lời  ca ngợi.

                            Nào ca ngợi Danh thánh Chúa đi.

                             Chúc tụng Danh thánh Chúa.

                            Tự bậy giờ cho đến mãi muôn đời.” (Tv 113: 1-2)

    Do đó, tôn kinh Thánh Danh Chúa cũng thuộc về nhân đức thờ phượng Chúa trên hết mọi sự như nội dung điều răn Thứ Nhất dạy ta.

    Giáo lý của Giáo Hội dạy như sau về việc kính Thánh danh Chúa:

            “ Trong số các lời của Mặc Khải, có một lời rất đặc biệt : đó là lời Mặc khải Danh Thánh của Thiên Chúa, qua đó, Thiên Chúa cho con người biết Danh của Ngài. Nghĩa là Thiên Chúa tự mặc khải mình cho  những ai tin Người  trong mầu nhiệm riêng tư về Người. Danh Thánh của Thiên Chúa là một quà tặng tin cẩn và mật thiết. Danh của Người là thánh,  vì thế con người không được lạm dụng Thánh Danh của Thiên Chúa, mà phải yêu mến tôn thờ trong tâm hồn, và chỉ nhắc đến Danh Thánh Chúa để cảm tạ, ngợi khen và tôn vinh Thánh Danh đó mà thôi.” (SGLGHCG số 2143)

    Cũng cần nói thêm nữa  là Thánh Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đều phải được tôn thờ  tôn kính như nhau, vì cùng là Một Thiên Chúa duy nhất mặc dù với Ba Ngôi Vị. Thêm vào đó, cũng  phải kinh danh thánh của Đức Mẹ và các thánh Nam nữ , vì các ngài là vinh quang của Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng,  thánh hóa và nâng đỡ để các ngài được bước lên bậc hiển thánh trên Nước Trời để cùng với  các đạo binh Thiên Quốc ,ngày đêm chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa đến muôn đời.

    Do đó,  những hành động hay việc làm sau đây được coi là xúc phạm đến Thánh Danh Chúa :

    1-  Trước hết là phải có can đảm xưng danh Chúa trước mặt người đời và nhất là trước những kẻ muốn bách hại đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa, vào Chúa Kitô,  Đấng đã đến trong trần gian làm Con Người để “cứu chuộc muôn người”. Nghĩa là nếu không dám xưng mình là người tin có Thiên Chúa thì cũng được coi là chối Chúa và xúc phạm đến Danh Thánh của Người trước mặt người khác. Khi được rửa tội, chúng ta được rửa “nhân Danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28: 19) Do đó,  người tín hữu Chúa Kitô chân chính mang danh Chúa Ba Ngôi, không thể nói ba phải là “Lậy Chúa, lậy Phật, lậy Đấng Mohammed”… để muốn làm vui lòng người khác tín ngưỡng với mình. Ta tôn trọng niềm tin của họ, nhưng phải có can đảm và hãnh diện tuyên xưng Thiên Chúa là Cha duy nhất của mình trong mọi hoàn cảnh.

    2-   Nếu nhân danh Chúa để thề hứa với ai điều gì thì phải tôn trọng và thi hành lời hứa đó vì đã lấy Danh Chúa mà hứa với họ. Nếu không tôn trọng lời  hứa vì Danh Chúa thì đã coi Chúa là Người nói dối như Thánh Gioan đã dạy như sau:

               “Nếu chúng ta nói là chúng ta đã không phạm tội thì chúng ta coi Người (Thiên Chúa) là kẻ nói dối, và lời của Người không ở trong chúng ta.” (1 Ga 1 :10

    3-  Nói phạm thánh (blasphemylà trực tiếp phạm điều răn thứ hai. Tội phạm thánh bao gồm những tư tưởng và lời nói xúc phạm đến Danh Thánh Chúa như những lời giận dữ, oán trách Chúa – hoặc ghê gớm hơn nữa - là nguyền rủa Thiên Chúa chỉ vì một bất mãn, hay tai họa chẳng may gặp phải, khiến mất niềm tin và kính trọng đối với Chúa, như thánh Giacôbê Tông Đồ đã nói như sau: “Chẳng phải họ nói xúc phạm đến Danh Thánh cao đẹp mà anh  em được mang đó  sao?” (Gc 2: 7)

    Đó là những kẻ mang danh Chúa, tự nhận mình là người có Đạo của Chúa Kitô nhưng lại làm hoặc  tham gia vào những việc tỗi lỗi như ức hiếp, bóc lột, tra tấn người khác, buôn bán dâm ô, cần sa  ma túy, làm chứng gian cho người khác thay vợ đổi chồng, lường gạt trộm cướp Người  Kitô-hữu Công giáo mà làm những việc vô luân vô đạo này thì chắc chắn sẽ khiến cho người khác thù hận tôn giáo của mình và căm thù cả Đấng mà mình mang Danh Thánh là Chúa Kitô. Đây là tội phạm thánh rất nghiêm trọng phải tránh cho được xứng đáng là người tin yêu Chúa Kitô sống giữa những người không chia sẻ cùng niềm tin với mình, giữa những kẻ gian ác vì không có niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành, công bình và đầy yêu thương.

    Cũng được kể là tội phạm thánh khi nói hay có hành động xúc phạm đến Đức Mẹ và các thánh, như quăng ảnh tượng Đức Mẹ và thánh nam nữ  nào vào thùng rác hay lấy chân đạp lên các thánh tượng đó. Đặc biệt  ai  lấy Mình Thánh Chúa đem về nhà để làm chuyện mê tín nào đó thì cũng là hành động phạm thánh nghiêm trọng.

    4-  Tội bội thệ (perjurylà tội xúc phạm đến Thanh Danh Chúa vì cố ý tuyên thệ để làm chứng một việc gian dối hay phủ nhận một lỗi nặng của chính mình trước luật pháp xã hội. Bội thệ cũng cố ý  hứa với ai điều gì nhưng cố ý không thi hành lời đã thề  hứa nhân danh Chúa.Do đó, người “bội thệ” không những có lỗi nặng đối với luật pháp xã hội, mà còn lỗi phạm đến Thiên Chúa là Đấng công bình và  chân thật tuyệt đối nữa .

    Chúa Giêsu đã ngăn cấm việc bội thệ như sau: “Anh  em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: chớ bội thệ, nhưng hãy giữ trọn lời thề với Thiên Chúa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh  em biết: đừng thề chi cả... Hễ có thì nói “có”, không thì phải nói “không”.Thêm thắt điều gì, là do ác quỷ.” (Mt 5 : 33,37)

    Như thế, đủ cho thấy  bội thệ là một tội trọng đối với người tín hữu Chúa Kitô vì đã lạm dụng Thánh  danh Chúa để làm chứng cho việc gian dối, lỗi đức công bằng và bảo vệ chân lý mà mình phải tuân giữ để xứng đáng là người mang Thánh Danh Chúa như Thánh Chúa Kitô   đã dạy

            5-  Thề gian (false oathscũng là một hình thức bội thệ vì đã cố ý che dấu sự thật về việc mình hay kẻ khác đã làm để mong tránh hình phạt của xã hội. Người tín hữu Chúa Kitô, khi giơ tay thề gian với ai, đã mang Thánh Danh Chúa ra làm chứng cho sự gian dối, hay tội đã phạm, cho nên đã xúc phạm đến Thánh Danh Chúa cách nghiêm trọng. Nhưng ngược lại, nếu lấy Danh Chúa mà thề để bênh vực cho sự thật, sự ngay chính của mình trước kẻ tố cáo gian vì tư lợi, tư thù  thì đã nhân danh Chúa để bênh vực cho sự thật và lẽ phải, nên không có lỗi gì liên quan đến Điều răn thứ hai, cấm kêu tên Chúa vô cớ.

    Nói khác đi, lời thề  chính đáng là sự kêu cầu danh Chúa để làm chứng cho sự thật. Nghĩa là chỉ được thề khi phải bênh vực cho lẽ phải và sự công chính mà mình muốn nhằm tới qua lời  thề mà thôi.

    Tóm lại, Danh Chúa là thánh. Danh Đức Mẹ và các Thánh cũng là thánh. Danh xưng là tín hữu Chúa Kitô, kể cả tên Thánh bổn mạng lãnh nhận khi được rủa tội cũng là thánh.

    Do đó, khi xử dụng Danh Thánh của Chúa hay của Đức Mẹ và các Thánh, kể cả danh xưng mình là tín hữu Chúa Kitô, vào những mục đích bất xứng như đã kể trên đây thì đều lỗi phạm điều răn thứ hai cấm dùng Danh Thánh cách bất xứng.

    Ước mong giải đáp này thỏa mãn câu hỏi được đặt ra.

                                                                             Linh mục Phanxicô Xaviê  Ngô Tôn Huấn

     

 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO = CHỨNG MINH CÓ THIÊN CHÚA

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Thu, Sep 17 at 1:32 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


     

    CHỨNG MINH SỰ HIỆN HỮU CỦA THIÊN CHÚA

     

    Phần 1:

     

    Vấn Đề 09: Bạn là người công giáo, nghĩa là bạn tin có Thiên Chúa. Vậy bạn hãy chứng minh có Thiên Chúa đi xem.

     

    ĐÁP:

    1.LỜI CHÚA: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, thanh không kể ra sự nghiệp tay Ngài” (Tv 18,2).

    2.SUY NIỆM:

    Khoa học không bàn đến vấn đề Thiên Chúa, không thể quả quyết có Thiên Chúa hay không, vì đây không thuộc lãnh vực nghiên cứu tìm hiểu của nó. Tuy nhiên Khoa học vẫn có thể giúp các tín hữu chúng ta dễ dàng nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa nhờ những khám phá của nó về vũ trụ thiên nhiên, về những định luật chi phối hoạt động của các sinh vật và nhất là loài người, những sự điều tra khách quan về các hiện tượng lạ thường trái với định luật thiên nhiên cho thấy có sự can thiệp của một quyền lực siêu nhiên… như sau:

     

      

     

    I.VŨ TRỤ MINH CHỨNG CÓ THIÊN CHÚA

    1.Đại vũ trụ minh chứng có Thiên Chúa:

    Mở mắt nhìn xung quanh, ta thấy vũ trụ bao la vô hạn. Khoa học giúp chúng ta hiểu rõ các hiện tượng và sức chuyển động trật tự của mọi vật trong đó. Với con mắt thường, ta có thể đếm được khoảng 5000 ngôi sao lấp lánh trên bầu trời bao la. Nhưng nhờ viễn vọng kính đặt trên núi Wilson, các nhà thiên văn học có thể nhìn thấy hơn 200 triệu ngôi sao. Còn biết bao nhiêu ngôi sao khác người ta đã nhận biết, nhưng vì ở quá xa, nên tới nay các nhà thiên văn vẫn chưa thể xác định được.Nguyên trong giải ngân hà mà thái dương hệ của chúng ta chỉ chiếm một phần nhỏ bé, người ta cũng đã tính được tới 50 tỷ định tinh và hằng tỷ ngôi sao đã chết. Mà không phải chỉ có một giải ngân hà, hiện nay người ta đã biết được có hằng tỷ giải ngân hà rồi.

    Những vì tinh tú to lớn làm sao, mấy hành tinh ở gần chúng ta như Uranus đã lớn hơn trái đất 14 lần, Neptune to hơn 17 lần, Saturne 93 lần, Jupiter 1279 lần, và mặt trời to hơn những 1.300.000 lần. Sao Sirius còn to hơn mặt trời 12 lần, còn nhiều sao khác còn to hơn sao Sirius nữa…

    Những vì tinh tú ở cách xa nhau đến nỗi ta không thể đọc bằng con số thường, mà phải lấy đơn vị là quang niên (năm ánh sáng) như sau: Vận tốc ánh sáng trong một giây đồng hồ là 299.792.458km, tương đương 300.000 km/ giây. Mỗi phút có 60 giây, mỗi giờ có 60 phút, mỗi ngày có 24 giờ, mỗi năm có 365 ngày ¼. Vậy một quang niên sẽ là 299.792.458km x 60 x 60 x 24 x 365,1/4 sẽ thành 9460 tỷ cây số. Ánh sáng từ mặt trời đến trái đất chúng ta phải mất thời gian 8 phút 20 giây, từ trái đất đến mặt trăng phải mất hơn 1 phút. Nhưng nếu từ trái đất vượt qua thái dương hệ đến ngôi sao gần nhất trong chòm sao Nhân Mã phải mất thời gian 4 năm (4 quang niên ). Nhờ thiên lý kính ta biết được những tinh vân xa 140 triệu quang niên. Càng ngày với những kính viễn vọng kính tối tân hơn, người ta lại càng xem thấy xa hơn nữa.

    Trái đất mỗi ngày quay chung quanh mình một vòng, đang khi nó vẫn chạy theo quỹ đạo mặt trời với vận tốc 30 km/giây, hoặc 108 ngàn km/giờ không bao giờ sai trật, đến nỗi các nhà bác học có thể tính trước được ngày giờ của các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.

    Bầu trời rộng rãi bao la vô hạn thế mà mấy phi công lái máy bay thỉnh thoảng lại đụng nhau gây nên biết bao tang tóc! Vậy mà từ tạo thiên lập địa đến nay vẫn chưa có một hành tinh nào chạm nhau giữa bầu trời nhiều tinh tú như thế.

    Vậy thì vũ trụ bao la với trật tự kỳ diệu, tuân theo những định luật lạ lùng chính xác như thế lại không phải là bằng chứng chắc chắn có sự sắp đặt an bài của Đấng Tạo Hóa hay sao? Becquerel đã nói: “ Chính các công cuộc khảo cứu khoa học của tôi đã đưa tôi đến chỗ nhận biết có Thiên Chúa tạo hóa và làm cho tôi có đức tin.”

    2.Tiểu vũ trụ cũng chứng minh có Thiên Chúa:

    Vũ trụ tinh tú khổng lồ thật là một kỳ công. Nhưng vũ trụ nguyên tử tý hon cũng không kém phần lạ lùng kỳ diệu. Nếu đem phân tích vật chất, ta sẽ thấy như sau:

    -Đơn chất: Mọi vật chất trong vũ trụ thiên nhiên đều được cấu thành bởi những đơn chất. Chẳng hạn: Cái bàn do nhiều đơn chất gỗ hợp lại thành. Chiếc nhẫn là do nhiều đơn chất vàng cấu tạo nên… Những đơn chất này rất nhỏ, nhỏ đến nỗi mắt thường của chúng ta không thể phân biệt được chúng với nhau.

    -Nguyên tử: Mỗi đơn chất nói trên lại được cấu tạo bởi một số nguyên tử nhất định. Chẳng hạn: Chất nước gồm một nguyên tử Ôxy và 2 nguyên tử Hyđrô kết hợp thành đơn chất H2O.

    Các nguyên tử đều khác nhau tùy theo mỗi vật: nguyên tử đồng khác nguyên tử sắt; nguyên tử vàng khác nguyên tử gỗ…Những nguyên tử này ở rải rác khắp nơi trong vũ trụ, khi thì kết cấu với cái này, khi thì với cái khác làm thành sự biến hóa vật chất không ngừng trong thiên nhiên. Ta có thể ví các nguyên tử giống như 24 chữ cái a,b,c…hợp tan, tan hợp, làm thành các tiếng. Đến nay các nhà bác học đã xác định được 92 nguyên tử khác nhau.

    Nguyên tử nhỏ lắm, nhỏ đến nỗi những kính hiển vi phóng đại mạnh nhất cũng không thể nhìn ra được. người ta chỉ căn cứ vào dấu vết nó đi qua để nhận biết sự hiện hữu của nó. Hiện nay những kính hiển vi tối tân nhất có thể nhìn những vât nhỏ bằng 2 phần 10 triệu milimét. Nhưng như thế vẫn còn lớn hơn nguyên tử hằng mấy triệu lần!

    Mỗi nguyên tử là một thái dương hệ, có một nhân ở trung tâm giống như mặt trời, gồm các dương điện tử (Proton) và trung hòa tử (Neutron) liên kết với nhau.Lượn chung quanh nhân là chi chít những âm điện tử (Electron). Các âm điện tử này chạy chung quanh trung tâm với tốc độ 297.000km/giây. Thật không khác gì các hành tinh lượn chung quanh mặt trời và cách xa nhau tương đối cũng bằng khoảng cách của các hành tinh đối với mặt trời vậy.

    Khoảng giữa các nguyên tử, có gì không? Thực không có gì hết. Nếu các nguyên tử sát lại với nhau thì ta không thể nâng nổi đầu của một cái kim khâu. Trọng lượng của các vật nặng nhẹ khác nhau là vì cách xếp đặt nguyên tử của các vật đều khác nhau. Nếu người ta có thể dồn ép các nhân dương điện tử trong một nguyên tử, và các nguyên tử trong thân thể con người khít lại gần nhau, thì thân thể ta chưa chắc to bằng một hột đậu, mà vẫn cân nặng như hiện nay!

    Có một sức lực ghê gớm đã giữ cho trái đất và các hành tinh quay chung quanh mặt trời, thì cũng có một sức lực tương tự giữ âm điện tử quay chung quanh trung tâm nguyên tử như vậy. Nếu lợi dụng được sức mạnh mẽ đó, thì người ta sẽ có một sức mạnh kinh khủng. Đó là điều các nhà bác học đã làm để chế tác bom nguyên tử với chất Uranium. (Bom nguyên tử là một thứ khí giới tối tân nhất có sức tàn phá do những hạt nguyên tử bị tách ra, Radium luôn luôn chiếu ra những quang tuyến “ A.B.Y” và quang tuyến Y luôn luôn phát ra những chất cực nhỏ có thể xuyên qua những tấm sắt dầy 20cm. Chỉ có lớp chì dày mới có thể cản được sức tàn phá của nó).

    Những điều nói trên cho ta thấy có sự xếp đặt, an bài trật tự từ cái cực to đến cái cực nhỏ, trật tự ấy lại rất hoàn hảo không thể làm khác đi được. Nếu cố tình làm sai thì sẽ gây nên những hậu quả tai hại khôn lường.

    Một câu chuyện xảy ra chứng minh trật tự thiên nhiên hoàn hảo đến độ nào: một con ong dù không có trí khôn, nhưng nó luôn phải bó buộc làm theo bản năng thúc đẩy. Theo bản năng thiên phú, khi làm tổ chứa mật, ong tự nhiên xây bình chứa hình lục lăng. Các nhà bác học đã quan sát nghiên cứu cách xây dựng tổ ong, và đã đo rất nhiều bình do nhiều loại ong thực hiện, bao giờ góc tù của bình ấy cũng là 109028’ và góc nhọn cũng là 70032’.

    Nhà bác học REAMUR một ngày kia đặt câu hỏi thế này: Giả sử muốn làm một cái bình hình lục lăng có khả năng chứa nhiều nước nhất thì phải làm mỗi góc của bình ấy bao nhiêu độ? Một nhà bác học ra công tính toán những con tính rắc rối với việc sử dụng cả bảng tính Logarithme, cuối cùng tuyên bố kết quả: muốn cho bình chứa được nhiều nước nhất phải làm góc tù là 109026’ và góc nhọn là 70034’. Chỉ sai biệt với bình chứa của ong làm có 2’.

    Thế rồi một ngày nọ xảy ra tai nạn làm hỏng một chiếc tầu. Thuyền trưởng không chịu trách nhiệm và cho rằng mình đã làm đầy đủ bổn phận, đã tính toán rất đúng. Vậy sở dĩ có rủi ro là vì đường vĩ tuyến có sự sai lầm nào đó. Sau khi tìm tòi lâu ngày, người ta mới khám phá ra rằng trong bảng tính Logarithme có một chổ sai, khiến vị thuyền trưởng làm tính sai và gây ra tai nạn cho chiếc tầu. Chữa lại chỗ sai trong bảng tính rồi thử lại với cách tính 2 góc của hình lục lăng nói trên thì các nhà bác học mới thấy mình đã làm sai 2’. Phải thực hiện chiếc bình theo góc tù là 109028’ và góc nhọn cũng là 70032’ như con ong đã làm mới đúng.

    Vậy loài ong không có trí khôn biết tính toán như con người, chỉ biết làm theo bản năng thiên phú, thế mà lại làm đúng hơn cả những nhà bác học thông minh nhất! Đứng trước sự kiện hiển nhiên ấy, loài người phải đặt vấn đề: Cái trật tự hoàn hảo trong thiên nhiên nói trên do đâu nếu không bắt nguồn từ một trí khôn siêu việt, đã từng sáng tạo vạn vật và an bài theo một trật tự hoàn hảo được gọi là định luật thiên nhiên nơi vũ trụ và bản năng nơi các sinh vật. Nguyên nhân ấy chính là Thiên Chúa.

    II.SINH VẬT CHỨNG MINH CÓ THIÊN CHÚA:

    Sự sống tràn đầy trên mặt đất, đâu đâu ta cũng nhận thấy có sinh vật hoạt động. Nhưng cho tới nay, sự sống vẫn còn là một huyền nhiệm mà khoa học bất lực không thể giải thích được lý do. Sự sống sẽ là một điều phi lý nếu người ta không công nhận có Thiên Chúa:

    1.Huyền nhiệm của sự sống:

    Sự sống là một cái gì đó huyền bí. Người ta chỉ có thể cảm nghiệm hay thấy được hiệu quả của sự sống, chứ không thể nhìn được chính sự sống nơi cơ thể một sinh vật sống động. Người ta cũng có thể làm thay hình đổi dạng, cắt cụt một phần cơ thể con vật, có thể làm cho nảy nở nhanh chóng hơn, hoặc kéo dài them chút ít sự sống, nhưng không bao giờ có thể thay đổi được nguyên lý của sự sống nơi con vật. Chẳng hạn: con chó đã được cấu tạo trở thành loài chó, thì không có cách nào làm cho nó hóa ra loài bồ câu được.

    Để tìm hiểu sự sống, các nhà bác học đã phân chất một quả trứng gà, rồi dùng các chất y như vậy để làm nên một quả trứng gà khác với đầy đủ mọi tính chất như trứng gà thực. Tuy vậy, dù được cấu tạo giống hệt như nhau, mà khi đem cả hai vào máy ấp thì trứng gà đẻ ra thì sống và nở ra gà con, còn trứng gà của các nhà bác học “ đẻ” thì chết và bị hư thối. Sở dĩ trứng nhân tạo không thể sống, dù các yếu tố vật chất trong quả trứng ấy vẫn hoạt động đúng theo định luật vật lý hóa học, là vì không có một sức lực vô hình liên kết các hoạt động ấy theo một hướng chung, phát triển theo một mô thức chung. Chính sức lực vô hình ấy là bí mật của sự sống. Bác sĩ ALEXIS CARREL (1873-1944) là nhà giải phẫu và sinh vật học người Pháp đã được trao Giải Nobel Sinh lý và Y khoa năm 1912, đã trình bày về sự tăng triển kỳ diệu của sự sống từ một tế bào, rồi tế bào ấy tự phát triển theo một mô thức đặc biệt để trở thành con vật sống động như sau:

    “Con vật được cấu tạo bởi những tế bào, cũng giống như cái nhà được xây dựng bằng những viên gạch. Nhưng con vật xuất phát từ một tế bào duy nhất, như thể cái nhà chỉ bắt nguồn từ một viên gạch mà thôi. Một viên gạch đầu tiên tự tạo lấy những viên gạch khác, chỉ với nước suối, những chất muối hòa tan trong nước vá khí trời. Rồi những viên gạch ấy không cần đến kiến trúc sư vẽ kiểu, khong cần đến bàn tay của thợ hồ, đã tự động kết hợp thành những bức tường. Các viên gạch cũng tự động biến thành các tấm kính để làm cửa, ngói để lợp mái, than để đốt lò, nước để làm bếp.” (Alexis Carrel : “L’Homme, cet inconnu”- P. 160).

    Như vậy thì hình như mầm giống con vật sinh sống đã biết trước cái nhà mà nó xây dựng. Hiện tượng kỳ lạ ấy diễn ra hằng triệu lần mỗi ngày cho hằng triệu giống vật sinh sống, cũng như diễn ra âm thầm trong bụng những con vật mẹ.

    Khi nhìn vào sinh vật thượng đẳng là con người chúng ta lại càng phải thán phục sự tinh vi kỳ diệu và hoàn hảo của sự sống: hai buồng phổi là một xưởng máy sản xuất dưỡng khí thật hoàn hảo. Dạ dày là một nhà máy chế biến đồ ăn trở thành chất bổ nuôi dưỡng cơ thể. Gan là bộ máy phát ra sức nóng và sức chuyển động.Thận là nhà máy lọc các chất dơ. Trái tim là thứ máy bơm hai chiều. Óc và hệ thần kinh là nhà máy điện tử với một hệ thống liên lạc để điều khiển toàn thân. Hai tay là hai cơ quan hành động hữu hiệu. Chân là cơ quan để di chuyển. Mắt là một thứ máy chụp tự động tối tân nhất. Tai là đài ra đa sống động. Họng là máy phát thanh hoàn hảo…Có thể nói: cơ thể sống động của con người thực là một hiện tượng thần kỳ và khó hiểu nhất trong vũ trụ thiên nhiên, là một kỳ quan lớn nhất trong các kỳ quan trên thế giới.

    Vậy sự sống bí nhiệm lạ lung nơi các sinh vật từ hạ đẳng đến thượng đẳng nói trên bởi đâu xuất hiện?

    2.Nguồn gốc của sự sống:

    Nói về nguồn gốc sự sống do đâu mà xuất hiện thì có rất nhiều giả thuyết khác biệt nhau được nêu ra:

    1)Một số người quả quyết sự sống vẫn có ngay từ buổi đầu, ngay từ khi trái đất bắt đầu thành hình.

    Nhưng theo các nhà khoa học thì trái đất khi mới xuất hiện là một khối lủa có nhiệt độ rất cao ở thể chảy lỏng rồi phải mất một thời gian dài mới nguội dần. Như vậy, sự sống làm sao có thể chịu nổi sức nóng kinh khủng thuở ban đầu ấy được ? Ông Cuvier, một nhà cổ sinh vật học trứ danh, đã quả quyết như sau: “Nhất định sự sống không bắt đầu cùng với trái đất. Một nhà quan sát sẽ dễ dàng nhận biết lúc nào sự sống mới xuất hiện và lưu lại vết tích dưới các tầng đất của địa cầu”. Vậy lúc đầu tiên không có mà ngày nay ta thấy sự sống đã tràn lan trên mặt đất. Thế thì sự sống ấy do đâu mà có nếu phủ nhận sụ sáng tạo của Thiên Chúa ?

    2)Có người lại cho rằng sự sống ngày nay có được là do các mầm sống từ một nơi nào đó trong vũ trụ rơi xuống mặt đất, rồi sau đó sinh sôi nảy nở thêm ra và lan rộng ra khắp nơi.

    Nhưng nếu thực sự có mầm sống từ không trung rơi xuống như thế, thì lại phải giải thích cái mầm sống ấy từ đâu ra? Hơn nữa, theo những khám phá mới nhất của khoa học không gian thì những hành tinh gần chúng ta như Mặt trăng (cũng là một hành tinh ngang hàng với trái đất chứ không phải phát xuất từ trái đất!), Kim tinh, Hỏa tinh đều không có dấu hiệu nào cho thấy có sự sống cả. Đàng khác, nếu có mầm sống rơi như vậy, thì theo các nhà khoa học: mầm sống ấy chắc chắn không thể sống được, mà đã bị các tia phóng xạ của ánh sáng mặt trời tiêu diệt rồi.

    3)Cũng có người lại chủ trương sự sống tự nhiên mà có. Theo họ, trong một điều kiện nào đó về nhiệt độ và khí hậu… thì vật chất sẽ tự hóa sinh ra các sinh vật. Chẳng hạn: Cái bàn bằng gỗ sau thời gian ít năm sẽ tự nhiên bị mọt ăn, hoa quả thối chin sẽ tự nảy sinh ra dòi bọ…

    Nhưng thuyết sự sống tự phát sinh này đã bị Pasteur và Tyndall chứng minh ngược lại. Hai nhà bác học thời danh này đã làm một thí nghiệm cho thấy: không bao giờ có sự tự hóa sinh. Hai ông đã cô lập hóa một vài môi trường mà sự sống thường phát sinh. Rồi tìm cách loại bỏ, giết chết tất cả các mầm sống có sẵn trong môi trường ấy. Hai ông cho biết: dù có đủ mọi điều kiện thích hợp, môi trường bị cô lập kia cũng không bao giờ tự hóa sinh sự sống nữa. Vậy sở dĩ có trường hợp vật chất hóa sinh sự sống là vì đã có sẵn mầm sống trong vật chất đó, nên khi đủ điều kiện nó liền tự nảy nở ra. Thực sự không có vấn đề ngẫu sinh hay tự hóa sinh cả.

    Ngoài ra, tất cả những thí nghiệm nhằm tạo nên tế bào sống đều thất bại. Một vị giáo sư sinh vật học nọ một ngày kia đã thử làm một hạt giống nhân tạo. Ông phân chất một hạt giống thật, rồi dùng những chất liệu như vậy để chế tạo ra một hạt giống khác. Sau một thời gian quan sát, ông nhận xét: hạt giống nhân tạo cũng mọc lên, có rễ, có thân, nhưng vẫn không có sự sống, không thở, không lưu chuyển nhựa sống. Sở sĩ cây có mọc lên mà không sống là vì thiều hai đặc tính quan trọng của sự sống là : có tổ chức và tự dinh dưỡng. Còn sự mọc rễ, mọc thân nói trên cũng chỉ là một hiện tượng vật lý hóa học của các chất hữu cơ, chứ không có chút dấu vết nào của sự sống thực sự. Bác sĩ Halluin giải thích them về hiện tượng mọc rễ mọc thân như sau: “Hạt giống mọc lên thực nhưng núi đá cũng mọc lên mà vẫn không sống, cũng như một quả bóng người ta thổi hơi vào cũng phình ra mà vẫn không sống, thân cây rong biển khô, được đặt vào nơi ẩm ướt cũng phình lên to, nhưng sự phồng lên đó không phải dấu của sự sống.”

    Nhà bác học Delage đã làm một thí nghiệm về sự thụ thai nhân tạo: ông cho một con hải đởm cái thụ thai mà không theo cách thức thông thường là giao hợp với con đực. Mượn lấy thí nghiệm ấy, một số người vô tín đã vội lên tiếng quả quyết: “Loài người đã tạo dựng lên được sự sống”. Nhưng chính Delage lại phủ nhận quả quyết mà người ta đã gán cho thí nghiệm của ông như sau: “Khi tôi làm được cho con hải đởm thụ thai và sinh con như thế, người ta kêu ầm ĩ lên rằng: tôi đã tạo ra được sự sống. Nhưng thực sự tôi chẳng tạo ra được gì cả. Những ống tiêm của tôi chỉ có thể ảnh hưởng đối với trứng của con vật kia, khi tiêm vào đó một chất hữu cơ.Còn nói rằng tôi đã tạo ra được sự sống thì thực là lầm to!”

    Như vậy, không có vấn đề ngẫu sinh, không có tự hóa sinh tuyệt đối. Khoa học không thể làm được một vật sống động nếu không có sẵn một mầm sống trước đó. Nếu sự sống không tự nhiên có thì phải nhận có sự sáng tạo của một nguyên nhân tối hậu nào đó. Nguyên nhân ấy là Thiên Chúa. Chính Ngài đã sáng tạo sự sống cách trực tiếp hay gián tiếp bằng cách xếp đặt một trật tự, một định luật trong vật chất, để khi có đủ điều kiện thì mầm sống ấy sẽ xuất hiện.

    Ngoài ra, khi tìm hiểu vũ trụ thiên nhiên, người ta cũng nhận ra rằng: có một sự xếp đặt nhằm bảo tồn sự sống nơi các định luật thiên nhiên chi phối sự vận hành của các hành tinh trong vũ trụ.

    3. Bảo tồn sự sống:

    Khoa học cho biết: sự sống chỉ có thể tồn tại và phát triển nếu hội đủ điều kiện về khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng…Nếu thiếu một trong các điều kiện quan trọng thì sinh vật khó long sống được. thế mà khi quan sát các hiện tượng thiên nhiên, người ta lại đi kết luận chung như sau: Có một sự xếp đặt nào đó để bảo tồn sự sống trong vũ trụ. Thực vậy:

    1)Tốc độ quay của trái đất cũng giúp bảo tồn sự sống: Trái đất hiện đang quay với tốc độ 1600 km/giờ ở đường xích đạo. Nếu quay chậm đi 10 lần, thì ngày và đêm trên địa cầu sẽ dài gấp 10 lần hiện nay. Như vậy một số cây sẽ bị chết khô, số còn lại sẽ bị chết cóng.

    2)Khoảng cách giữa mặt trời và trái đất cũng giúp bảo tồn sự sống: Nhiệt độ của mặt trời là 5.500 độ. Trái đất cách quãng xa vừa đủ để cho chúng ta được sưởi ấm. Nếu giảm đi một nửa khoảng cách để xa mặt trời hơn thì mọi sinh vật sẽ chết vì lạnh. Nhưng nếu them một nửa khoảng cách để đến gần mặt trời hơn thì mọi vật sẽ bị chết cháy hết.

    3)Độ nghiêng của trái đất cũng giúp bảo tồn sự sống: Trái đất phải ở vị trí hiện nay, nghĩa là nghiêng 23 độ thì mới có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và hai cực mới khỏi bị chồng chất băng tuyết. Nếu nghiêng ở vị trí khác thì mùa màng sẽ thay đổi khác hẳn, sẽ ảnh hưởng tới sự đâm chồi nảy lộc và đơm bông kết trái của cây cối.

    4)Khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng cũng giúp bảo tồn sự sống: Nếu mặt trăng gần lại trái đất 80.000 cây số thì mỗi ngày nước biển sẽ bao phủ lục địa 2 lần và sẽ cuốn trôi mọi vật ra biển.

    Như vậy, trước những lý chứng hiển nhiên nói trên, mọi người có trí khôn đều phải công nhận: phải có một trí khôn siêu việt và một bàn tay quyền năng nào đó đã tạo dựng nên sự sống cách trực tiếp hoặc gián tiếp, và đã an bài xếp đặt chúng có những điều kiện thiên nhiên hoàn hảo như hiện nay. Trí khôn siêu việt và bàn tay quyền năng ấy chính là Thiên Chúa sáng tạo vậy.

    III.LUẬT LUÂN LÝ MINH CHỨNG CÓ THIÊN CHÚA:

    1.Nơi mỗi người đều có luật luân lý:

    Ai trong chúng ta cũng đều nghe thấy một tiếng nói thầm kín khuyên bảo phải làm điều lành và tránh làm điều ác. Đồng thời ta sẽ cảm thấy niềm vui thỏa sau khi thực hiện được một điều thiện, trái lại sẽ cảm thấy ray rứt bất an nếu cố tình làm trái tiếng nói thầm kín ấy. Đó là tiếng nói của lương tâm, một luật tự nhiên vẫn có sẵn trong tâm trí mỗi người từ khi sinh ra.

    Luật tự nhiên này có những đặc tính khác hẳn những định luật vật lý hóa học, hoặc luật lệ xã hội như phong tục tập quán hoặc luật pháp của quốc gia.

    + Luật lý hóa một khi đủ điều kiện thì đương nhiên phải xảy ra. Chẳng hạn: lửa gặp rơm khô ngoài khí trời tất nhiên sẽ phải cháy. Còn luật luân lý thì không những lệ thuộc điều kiện khách quan bên ngoài, nhưng còn lệ thuộc vào sự lựa chọn chủ quan. Chinh do sự lựa chọn tự do này mà con người trở thành một loài vật giá trị ưu việt nhất, khác hẳn các loài vật hành động hoàn toàn do bản năng mù quáng thúc đẩy. Văn hào Chateaubriand đã nói: “Con hổ xâu xé con mồi rồi ngủ ngay được. Duy chỉ có con người, sau khi đã nhúng máu thì khó lòng nhắm mắt bình an, vì những hình ảnh báo oán của kẻ bị hại luôn hiện lên trước mắt y.

    + Luật xã hội do con người trong xã hội quy định gọi là phong tục tập quán. Luật pháp quốc gia do một số người đại diện có trách nhiệm thiết lập nên và được ghi chép lại thành văn để mọi người trong quốc gia ấy tuân giữ. Trong khi luật luân lý vẫn có sẵn trong mỗi người từ khi sinh ra, chứ không nhất thiết phải có ai dạy mới biết, không được ghi chép thành văn giống như luật quốc gia ở trên. Thế mà hầu như mọi người không phân biệt thời đại, dân tộc, quốc gia… cũng đều biết cùng một bộ luật căn bản giống nhau là: phải làm việc lành và tránh làm điều ác, không được giết người vô tội, không được ăn cắp hoặc cướp đoạt tài sản của người khác cách bất công, phải thảo hiếu cha mẹ, trọng kính người trên v.v… Mà nếu cố tình làm trái các điều trên thì đương nhiên con người sẽ bị lương tâm cáo trách, cho dù các việc làm ấy không ai hay biết. Câu chuyện Cain trong Thánh Kinh chứng tỏ điều đó.

    Ca-in vì ghen tuông nên đã phạm tội giết đứa em ruột là A-ben, rồi sau đó đã chạy trốn con mắt lương tâm theo dõi nhưng không sao chạy thoát. Cuối cùng Ca-in đã phải tự tìm đến cái chết treo cổ để đền tội. Nhà văn hào Plutarque người Hy lạp cũng kể câu chuyện nội dung như sau: Một gã kia tên là Pessus phạm tội giết cha. Dù không ai hay biết việc làm của hắn, nhưng có điều lạ là từ hôm đó, Pessus luôn nghe thấy những con chim én lặp đi lặp lại: “ mày là thằng giết cha, mày là thằng giết cha!”, dù thực sự loài én chỉ biết kêu một âm thanh như thường lệ. Hắn tìm cách phá hết mọi tổ én, nhưng vẫn không xong. Cuối cùng hắn đã buột miệng nói với người khác rằng những con chim én luôn kêu hắn là kẻ giết cha. Sinh nghi, người ta mở cuộc điều tra và việc giết cha của hắn đã bị đưa ra ánh sáng.

    2.Tiếng lương tâm hay luật luân lý trong con người: Các câu chuyện trên cho thấy có một thứ luật luân lý tự nhiên gọi là tiếng lương tâm, chi phối mọi hành động của con người có trí khôn, thuộc mọi thời đại, mọi dân tộc, màu da, tiếng nói… Vậy luật ấy do đâu mà có?

    1)Nguồn gốc của luật luân lý nơi con người.

    Có một số người nói rằng luật luân lý tự nhiên nơi mỗi người là do tự mình đặt ra cho mình, hoăc cũng có thể do xã hội giáo dục từ nhỏ rồi nhập tâm dần dần mà ra. Nhưng khi đi sâu vào việc nghiên cứu tìm hiểu, chúng ta thấy không phải như vậy vì những lý do như sau:

    -Lương tâm mỗi người không phải tự mình đặt ra: Vì nếu mỗi người tự đặt ra luật cho mình thì chắc người ta sẽ phải đặt ra những luật dễ giữ và có lợi cho bản thân, đồng thời sẽ loại bỏ những luật có hại cho bản thân mình. Nhưng luật luân lý có những đặc tính khác hẳn: khó giữ vì không luôn phù hợp với khuynh hướng xấu của con người, nên chắc không phải do tự mỗi người đặt ra cho mình. Đàng khác, nếu mỗi người đều tự lập ra luật riêng cho mình thì chắc luật luân lý sẽ phải khác nhau chứ không thống nhất giống nhau như ta thấy trong luật luân lý nơi con người được.

    -Luật luân lý cũng không phải do xã hội giáo dục, khuôn đúc hình thành dần dần trong tâm hồn mỗi người từ nhỏ đến lớn vì:

    +Xã hội là do nhiều cá nhân kết hợp lại thành. Nếu luật luân lý do xã hội giáo dục thì chỉ những ai sống trong cùng một xã hội mới hiểu biết và mới giữ luật ấy. Nhưng trong thực tế có những người sống một mình từ nhỏ tới lớn, không tiếp xúc, cũng không chịu ảnh hưởng của xã hội, thế mà họ vẫn biết cùng một thứ luật luân lý như nhau. Như vậy, luật luân lý tự nhiên chắc chắn không phải do xã hội, cũng không bắt nguồn từ xã hội.

    +Đàng khác, nếu luật luân lý bắt nguồn từ xã hội thì chắc sẽ phải thay đổi tùy theo mỗi xã hội, chứ không thể có tính đồng nhất trong mọi xã hội như tiếng nói của lương tâm mỗi người được.

    Vậy phải đi đến kết luận: luật luân lý tự nhiên có sẵn trong tâm hồn mỗi người ngay từ khi mới sinh ra, chứ không phải mỗi người tự đặt ra luật riêng cho mình; Cũng không phải do xã hội khuôn đúc giáo dục hình thành. Cha mẹ, thầy dạy hay xã hội chỉ đóng vai trò phụ thuộc, giúp cho luật ấy phát triển mau lẹ và rõ ràng hơn trong tâm hồn đứa trẻ mà thôi. Luật luân lý tự nhiên ấy phải do Tạo Hóa in sẵn trong tâm hồn con người có lý trí, tương tự như một thứ bản năng của thân xác.Đấng ấy chính là Thiên Chúa. Giám mục Jacques Bénigne Bossuet đã nói: “Những chân lý vĩnh cửu và bất biến của luật luân lý bó buộc ta phải công nhận có một Đấng mà chân lý vĩnh cửu luôn tồn tại nơi Ngài.”

    IV.NHỮNG VIỆC LẠ LÙNG MINH CHỨNG CÓ THIÊN CHÚA:

    Ngay trong thế kỷ 21, thế kỷ khoa học tiến bộ vượt bậc trong việc tìm hiểu và khám phá những định luật chi phối vũ trụ thiên nhiên, chi phối mọi sinh vật, động vật kể cả con người…Thế mà vẫn không thiếu những trường hợp lạ lùng trái ngược luật tự nhiên xảy ra khắp nơi: khỏi bệnh nan y một cách tức khắc không do sự chữa trị thông thường, mà do một thứ quyền lực thiêng liêng nào đó ngoài tầm hiểu biết của khoa học. Những hiện tượng xáo trộn trật tự vũ trụ như mặt trời quay ở Fatima Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ 20 (năm 1917) đã được hằng vạn người chứng kiến v.v… Tất cả những hiện tượng ấy gọi chung là các phép lạ.

    1.Có phép lạ thực hay chỉ là bịa đặt:

    Từ 11/02 đến 16/07/1858, Đức Mẹ đã hiện ra 18 lần với Bernadette Soubirous. Lần thứ 9, Đức Mẹ chỉ cho Bernadette tìm được nguồn suối dưới chân hang đá Massabielle. Nơi đây trở thành linh địa, mỗi năm có hơn 6 triệu khách hành hương uống và tắm trong nước suối. Từ 150 năm nay có 7 ngàn trường hợp khỏi bệnh không thể cắt nghĩa được.

    Vào trung tuần tháng 10, mưa hồng ân đổ xuống Lộ Đức. Vị giám mục giáo phận Casale Monferrato ở miền bắc nước Ý chính thức công bố quyết định công nhận phép lạ thứ 68.

    Đức Cha Nicolas Brouwet, giám mục Lộ Đức đã tuyên đọc sắc lệnh công nhận, với sự chứng kiến của BS Alessandro de Franciscis, chủ tịch văn phòng y chứng Lộ Đức (BCM). Phép lạ chữa lành cho nữ tu Luigina Travetrso được ghi nhận vào ngày 23/07/1965.

    Sœur Luigina Traverso sinh năm 1934, bị liệt cột sống. Vị nữ tu này chịu giải phẫu nhiều lần vẫn không khỏi. Ủy ban Y khoa Quốc tế Lộ Đức (Cmil) đã chứng thực ngày 23/07/1965, trước hang đá Lộ Đức, vị nữ tu này đứng dậy được từ xe lăn, đi đứng bình thường. Đây là phép lạ thứ 68 được chính thức công nhận.

    Đức Mẹ đã phán bảo: ‘‘Các con hãy đến uống và tắm nước suối.’’ Từ đó, nhiều người được khỏi bệnh. Năm 1884, Giáo hội Công giáo thành lập Văn phòng Y chứng để xem xét các lời khai. Sau khi được Văn phòng này chấp nhận, hồ sơ được chuyển qua Văn phòng Y khoa Quốc tế. Sau đó, giáo phận của người được lành bệnh chính thức mở cuộc điều tra. Nữ tu Luigina Traverso là trường hợp thứ 68 được công nhận được khỏi bệnh nhờ phép lạ.

    Thành viên của Văn phòng Y chứng và Văn phòng Y khoa Quốc tế gồm cả những những bác sĩ không công giáo. Các chuyên gia cần chứng nhận trường hợp khỏi bệnh không thể giải thích được bằng khoa học. Các tiêu chuẩn xét nghiệm gồm việc:

    - Người bệnh được chẩn đoán một cách minh bạch;

    - Bệnh trạng đã được xác nhận trước khi xảy ra phép lạ;

    - Người bệnh được hoàn toàn lành bệnh tức khắc và vĩnh viễn, sau này không bị tái phát;

    - Việc trị liệu y khoa không phải là nguyên nhân được lành bệnh.

    Văn phòng bác bỏ nhiều lời khai không đáp ứng được các tiêu chuẩn vừa kể.

    Sau đây là số liệu các phép lạ Đức Mẹ Lộ Đức: 1858-1870: 7 trường hợp / 1908-1913: 33 / 1946-1965: 22 / 1976-1978: 2 / 1989: 1 / 1999: 1 / 2005: 1 / 2011: 1.

    Ngoài phòng khám bệnh khoa học của các bác sĩ, vào năm 1905, Hội Đồng Giám Mục cũng đã thành lập một ủy ban điều tra chính thức của giáo quyền nhằm phân quyết những trường hợp nào là phép lạ, trường hợp nào là không. Ủy ban làm việc môt cách cẩn thận và vô tư theo cách thức của một tòa án. Những trường hợp được tuyên bố là phép lạ thì không thể hồ nghi gì được nữa. Từ năm 1905 đến 1913, ủy ban này đã công bố 32 phép lạ thực.

    Như vây, phòng khám nghiệm của các y sĩ cũng như ủy ban các giám mục đều đã xác nhận tại Lộ Đức đã có những trường hợp khỏi bệnh cách lạ lùng. Trong tạp chí Études ấn hành năm 1909, linh mục Teilhard de Chardin đã đưa ra quan điểm của Giáo hội về phép lạ Lộ Đức như sau: ‘‘Các phép lạ Lộ Đức là các sự kiện không thể chối cãi được, chứng minh tác động sáng tạo của Thiên Chúa.’’

    (nguồn: Vietcatholic news).

    2.Phép lạ bởi đâu?

    Những người không tin có Thiên Chúa khi đứng trước những trường hợp lạ lùng khoa học không thể giải thích được, đã đem ra rất nhiều lý lẽ để phủ nhận sự can thiệp của Thiên Chúa như sau:

    -Khỏi bệnh vì nguyên nhân tự nhiên: Vì trong nước suối ở hang Lộ Đức có pha lẫn một thứ chất hóa học có năng lực chữa được một số bệnh tật.

    Nhưng thực sự, khi đem phân chất thì kết quả cho thấy nước suối ấy cũng chỉ là một thứ nước lã bình thường như bao thứ nước khác, không có thêm một chất nào khác có thể chữa bệnh cả. Đàng khác, có nhiều trường hợp bệnh nhân không xuống đến nước, cũng không uống chút nước ấy, thì bảo khỏi bệnh tại nước thế nào được?

    -Khỏi bệnh là vì lý do tâm lý: Vì quá tin và muốn được khỏi cách mãnh liệt, nên đã ám thị mình đến độ trở thành sự thực.

    Nhưng nếu tin tưởng và ám thị có thể chữa được bệnh, thì nếu muốn được khỏi, bệnh nhân trước hết đã phải biết tin, biết ám thị. Thế mà có nhiều trường hợp trẻ con chưa có trí khôn, chưa biết gì hết mà vẫn được khỏi nhờ lời cầu nguyện của cha mẹ hay người khác, thì khỏi bệnh đâu phải tại tin hay tại ám thị. Thực ra, ám thị cũng có thể có đôi chút ảnh hưởng đến một vài thứ bệnh tâm lý, đau thần kinh, điên loạn, chứ không có thể chữa được các bệnh do vi trùng hay siêu vi trùng gây ra như: Bệnh phong cùi, ung thư, thổ huyết, lao phổi…

    -Khỏi bệnh là vì quy luật tự nhiên: do ảnh hưởng của một thứ quy luật tự nhiên bí mật nào đó chi phối mà người ta chưa khám phá ra:

    Nhưng nếu vậy thì luật ấy phải có tác dụng điều hòa, đồng nhất, bất di dịch, cho dù người ta có biết hay không biết thì luật đó vẫn tác dụng. Hễ cứ hội đủ điều kiện khách quan là đương nhiên kết quả phải xảy ra. Chẳng hạn, người mù trước làm thế nào để được khỏi mù thì các người sau cứ làm đúng như thế sẽ đương nhiên được sáng mắt. Nhưng ở Lộ Đức thì tình trạng lại khác hẳn: Có người được khỏi khi tắm, người khác thì khỏi khi đang cầu nguyện vào những thời gian khác nhau trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối… Ở điều kiện nào cũng có người được khỏi. Có những trường hợp hai người bệnh cùng trong một hoàn cảnh, cùng một thứ bệnh giống nhau, mà người thì được khỏi, người thì không. Như vậy, không thể nói có một luật bí mật được.

    -Khỏi bệnh do có sự lừa dối nào đó: cần phải chờ sự phán quyết của các nhà bác học hoàn toàn vô tư.

    Carrel, một vị tiến sĩ y khoa, giáo sư giải phẫu học tại đại học Lyon Pháp, trước khi đi Lộ Đức quan sát tận nơi cũng đã nghĩ như vậy. Ông cho rằng: có lẽ các nhà khoa học chưa khám nghiệm kỹ đủ, có thể còn một vài sơ suất chưa cân nhắc tường tận. Theo Carrel: Ngoài những sự kiện khoa học tìm ra và kiểm chứng rõ ràng thì không còn chân lý nào khác có giá trị. Không thể có phép lạ được! Nhưng trước sự khỏi bệnh lạ thường của Marie Ferrand, một cô gái đang hấp hối vì bệnh lao ruột ở giai đoạn chót mà các bác sĩ đều từ chối không dám mổ cho cô, mà Carrel đã chứng kiến tận mắt từ khi cô gái này mới đến Lộ Đức cho tới lúc khỏi bệnh tức khắc mà không thể cắt nghĩa được. Ông đã chịu khuất phục và ghi chú trong nhật ký: “Thật là một chuyện không có thể, nhưng có thực. Quả là bất ngờ: một phép lạ vừa mới xảy ra.” Ngay lúc đó không còn tin ở mình, Carrel lập tức mời hai bác sĩ bạn ông tới chứng kiến và các ông này cũng đều chứng nhận: “Cô này không còn bệnh gì hết, cho cô ra khỏi nhà thương.”

    Việc bác sĩ vô thần Carrel thay đổi tâm hướng đã nói lên một sự thật mà con người dù yêu sách đến đâu cũng phải suy nghĩ: Quả thật, có Đấng Tạo Hóa, có Thiên Chúa. Ngài là Đấng đã thiết lập trật tự trong vũ trụ thiên nhiên, thì trong môt vài trường hợp đặc biệt, Ngài cũng có thể để xảy ra ngoài trật tự ấy. Đó chính là phép lạ vậy.

    TÓM LẠI:

    Trước những trật tự lạ lùng trong vũ trụ thiên nhiên, trước việc sự sống tràn đầy trên mặt đất, trước những luật luân lý in sâu trong tâm hồn mỗi người, trước những phép lạ mà khoa học đành bất lực không thể tìm ra lời giải thích hợp lý… Chúng ta phải công nhận có ĐẤNG TẠO HÓA; CÓ THIÊN CHÚA SÁNG TẠO. Chính Ngài đã tạo dựng nên vũ trụ và đã an bài chúng theo một trật tự chung mà khoa học gọi là định luật thiên nhiên. Chính Ngài là nguồn gốc của sự sống, đã tạo thành mọi sinh vật từ thấp kém đến cao quý nhất, và đã phú cho chúng những bản năng riêng để tự phát sinh và tồn tại. Cũng chính Ngài là tác giả của bộ luật luân lý tự nhiên in sẵn trong tâm trí con người từ khi sinh ra. Sau cùng, Ngài còn là tác nhân của những trường hợp đặc biệt xảy ra ngoài trật tự tự nhiên mà khoa học không thể giải thích được.

    Như vậy, tuy khoa học không thể chứng minh có Thiên Chúa một cách trực tiếp vì ngoài phạm vi nghiên cứu của nó, nhưng khoa học vẫn có thể góp phần quan trọng trong việc tỏ rõ kỳ công của Ngài. Chính nhờ những hiểu biết rõ ràng chính xác do khoa học đem lại, con người dễ dàng sử dụng trí khôn suy luận để nhận ra có bàn tay quyền năng, có trí khôn siêu việt đã xếp đặt và tạo dựng nên vũ trụ vạn vật. Bàn tay và trí khôn ấy là của Thiên Chúa Tạo Hóa.

    Newton, một nhà thiên văn học lừng danh đã dám mạnh dạn lên tiếng quả quyết: “Tôi đã nhìn thấy Thiên Chúa ở đầu thiên lý kính của tôi”. P.Termier cũng cho biết: “Mọi khoa học đều chuẩn bị trí khôn ta nhận biết Thiên Chúa hiện hữu. Hơn mọi người khác, nhà bác học dù chuyên về khoa nào cũng thế, bao giờ cũng dễ dàng nhận thấy mọi vật đều biến chuyển, hỗn hợp, khuyết điểm… có cùng đích và rất phức tạp. Do đó, nhà khoa học sẽ dễ dàng có y tưởng về một Đấng Tạo Hóa bất biến, tự hữu, đơn thuần, hoàn hảo, và là Đấng duy nhất an bài mọi sự. Chính vì thế người ta bảo: KHOA HỌC DẪN ĐẾN THIÊN CHÚA. VŨ TRỤ VẬT CHẤT CHÍNH LÀ BÍ TÍCH CỦA THIÊN CHÚA”.

    3. THẢO LUẬN: 1) Bạn có nên tranh cãi với người vô tín về sự hiện hữu của Thiên Chúa không ? Tại sao ? 2) Bạn nên làm gì khi có người yêu cầu trình bày giáo lý về sự hiện hữu của Thiên Chúa để giúp họ thêm xác tín vào quyền năng của Ngài ?

    4. NGUYỆN CẦU: Lạy Thiên Chúa Cha Toàn Năng, Đấng tạo thành trời đất. Xin cho chúng con thêm xác tín vê sự hiện hữu cua Chúa trong vũ trụ thiên nhiên vanơi mỗi chúng con. Xin cho chúng con năng cầu xin Chúa ban thêm đức tin, giống như người cha có đứa con bị quỷ câm ám đã thưa với Đức Giê-su: “Tôi tin ! Nhưng xin Thầy trợ giúp lòng tin yếu kém của tôi” (Mc 9,24).

    LM ĐAN VINH - HHTM

     

     

     

 

HOC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - ĐỨC TIN CÔNG GIÁO& THUYẾT TIẾN HÓA


Đức Tin Công Giáo và thuyết tiến hóa

          Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Charles Robert Darwin ( 12/2/1809 – 19/4/1882 ) và 150 năm tác phẩm “ Nguồn Gốc Các Loài”. Người ta tôn vinh và sánh Darwin với các danh nhân  thế giới như Abraham Lincolh, vĩ nhân giải phóng nô lệ, William  Gladstone, thủ tướng nước Anh, các thi nhân lừng lẫy Edgar Poe, Alfred Tennyson v.v…

          Trong số các danh nhân thế kỷ 19 ấy, ngoại trừ Karl Marx thì Charles Darwin  là người đã làm  thay đổi khuynh hướng tư tưởng của nhân loại và cuốn sách “ Nguồn Gốc Các Loài”  đã tạo một khúc quanh cho toàn bộ  nền học thuật, tư tưởng kể cả Giáo Hội Công Giáo mãi cho tới tận ngày nay.

          Khúc quanh đó là do Thuyết Tiến Hóa tạo ra. Theo thuyết này thì mọi loài sinh vật kể cả con người  sinh ra không phải do Đấng Thiên Chúa Tạo Hóa nhưng xuất hiện và phát triển là nhờ quá trình chọn lọc tự nhiên. Trong quá trình này, những biến dị cá thể nhỏ nhất nếu làm tăng khả năng cạnh tranh sinh tồn và sinh sản của cá thể thì sẽ được chọn lọc để tồn tại, còn nếu không sẽ bị tiêu diệt.

 Phát hiện của Thuyết Tiến Hóa như thế đã không khỏi chạm đến đức tin của Đạo Công Giáo vẫn tuyên xưng: “ Tôi tin kính ĐCT là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất muôn vật hữu hình và vô hình….”

Tuy có nhiều danh xưng khác nhau nhưng tất cả những tôn giáo hữu thần  ngoài Công Giáo  như Do Thái giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo v.v…đều  nhìn nhận có một Đấng  Tạo Hóa. Thế nhưng duy chỉ có Đạo Công Giáo và Tin Lành là phản ứng chống lại Thuyết Tiến Hóa một cách mạnh mẽ nhất.

Với Thuyết Tiến Hóa thì trời đất, muôn vật hiểu như là vũ trụ  đã có cách đây trên dưới khoảng 10 tỷ năm và con người cũng có mặt trên trái đất này  không dưới 100.000 năm. Tất cả những phát kiến của khoa học địa chất ấy  hoàn toàn ngược lại với sự hiểu biết của Giáo Hội thời đó.

Năm 1744 trong quyển lịch sử vạn vật, Buffon chủ trương trái đất đã có khoảng 70.000 năm, thế mà đã bị coi là một xúc phạm lớn lao và tác phẩm đã bị cấm đoán và tiêu hủy. Khi Darwin chết, người ta  vẫn dạy rằng  vũ trụ được tạo dựng 4963 năm trước CN và cuốn Tự Điển La Rousse xuất bản năm 1882 ghi rằng đó là niên kỷ duy nhất được chấp thuận trong các trường học ( Bs Nguyễn Văn Thọ – Le Comte du Nouy và học thuyết Viễn Đích ).

Sự khác biệt hoàn toàn giữa cách hiểu của Giáo Hội và  Thuyết Tiên Hóa  về thời điểm  tạo dựng như thế đã chứng tỏ chân lý đương nhiên thuộc về khoa học. Tuy nhiên không vì thế mà Thuyết này  có thể được nhìn nhận.

Vào năm 1925, tiểu bang Tennesse ( HK ) thông qua đạo luật Butler, cấm đoán giảng dạy Thuyết Tiến Hóa trong các trường học tại tiểu bang. Các chống đối đã diễn ra và một vụ kiện được  đưa ra trước  công lý. Người bị đưa ra tòa là John Scopes một giáo sư khoa học, ông đã thú nhận  đã giảng dạy Thuyết Tiến Hóa nói rằng con người  bởi…khỉ mà sinh ra, vì thế vụ án đó được gọi là “ Vụ án Con Khỉ” ( Monkey Trial ).

Dù đã bị Giáo Hội chống đối và cấm đoán ngay từ ban đầu nhưng rồi sau bao nhiêu tranh cãi, Thuyết Tiến Hóa đã được nhìn nhận. Đồng thời các nhà biện giải  thời đó đã giải nghĩa sáu ngày trong Thánh Kinh cần được hiểu như là sáu thời kỳ vì chữ Yom vừa có nghĩa là…ngày vừa là thời kỳ….

          Từ sau vụ án Galile ( 1564 – 1642 ), Giáo Hội đã nhiều chuyển biến và chuyển biến quan trọng nhất đó là nhìn nhận Thuyết Tiến Hóa: “ Đức cố giáo hoàng G.P II nhắc lại TĐ Humani Generis của  Đgh Pio XII năm 1950 trong đó nói rõ rằng không có gì xung khắc giữa Thuyết Tiến Hóa và Đức Tin. Đgh G.P II công nhận giá trị của thuyết này, không coi nó là một giả thuyết hoang đường: Những kiến thức khoa học mới nhất  cho chúng ta thấy  sự tiến hóa xác thực  hơn là một giả thuyết. Thật đáng than phục khi thấy các nhà nghiên cứu đã từng bước chấp nhận tính khả thi của thuyết này sau khi đã có một chuỗi những khám phá mới trong các lãnh vực tri thức khác nhau, Không phải vì mục đích tìm tòi hay chế tạo nhưng là do kết quả của những cuộc nghiên cứu độc lập mà người ta đã thấy được điểm quy chiếu của các ngành khoa học, điểm quy chiếu này tự nó đã là một chứng cứ hùng hồn cho Thuyết Tiến Hóa” ( Nguồn GS Lê Xuân Huy Ph.D – 25/3/2014 – Đức tin Công giáo và Thuyết Tiến Hóa ).

Một khi các vị lãnh đạo cao cấp nhất trong GH đã nhìn nhận giá trị của Thuyết Tiến Hóa thì  chúng ta cũng cần nên biết kiến giải của các nhà thần học ra sao ?

“ Ngay cả khi tín hữu chấp nhận Thuyết Tiến Hóa cũng có nhiều cách chấp nhận và cách chấp nhận trước hết  là theo sự quan phòng của Thiên Chúa huyền diệu nên mình  đâu hiểu biết gì mà bàn tới. Còn cái mà con người cho là mới lạ, chưa chắc đã mới lạ trong sự quan phòng của TC. Cái này có cái hay là nhận biết cái hữu hạn của con người…”

Theo tác giả thì…” Qua sự quan phòng của TC, từ đó con người biết được TC để Ngài hướng dẫn sự nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ. Chẳng hạn  linh mục Pierre de Chardin S.J ( 1881 – 1955 )người Pháp bị chính GH đày qua Tàu vì GH tại Âu Châu thời đó chưa chấp nhận được ý tưởng của ngài. Ngài có những công trình khảo cứu địa chất tại Trung Hoa rồi chết âm thầm tại Mỹ. Sauk hi ngài chết. sách của ngài mới được xuất bản và có ảnh hưởng  sâu rộng ngay cả trong CĐ Vatican II. Qua công trình khảo cổ, ngài khám phá ra chiều hướng trở nên ngày càng phức tạp hơn, từ tiền nguyên tử tới nguyên tử, từ phân tử tới tế bào…lên tới loài khỉ và loài người. Một nguyên tắc nữa là đồng quy, từ nhân nguyên tử tới trung tâm thần kinh, tới tự giác tới tôn giáo và  cuối cùng là tới Omega hay Thượng Đế…

Cũng trong  lý luận về việc TC quan phòng này, người ta  diễn giải mục đích  đau khổ của  mầu nhiệm  thập giá là TC tham dự vào cái đau khổ của vũ trụ. Mà vì sao vũ trụ lại đau khổ ? Thần học gia Karl Rahner giải thích đơn giản như sau:  TC vô biên ban tặng chính mình cho vũ trụ hữu hạn nên vũ trụ phải vất vả chuyển mình để thăng hoa lên tới Thiên Chúa. Đau khổ là đặc tính của  vật bất toàn trên đường tiến về cùng TC”

Quan niệm TC vô biên ban tặng chính mình cho vũ trụ hữu hạn ấy được thể hiện  ngay cả trong Bí Tích Thánh Thể: “ Trong khung cảnh lịch sử của cả nhiều tỷ năm này. Phép Thánh Thể còn có ý nghĩa phong phú hơn nữa: Tấm bánh miến không phải chỉ tượng trưng  cho miếng bánh mà tượng trưng cho cả  một lịch sử phát triển từ vật chất không sự sống  tới cây có sự sống  mang hạt giống  tới việc TC  nâng bánh này là một phần kết tinh từ vũ trụ cũng như lao công của con người lên thành chính mình máu Chúa.  Đây là chiều hướng  TC đưa vũ trụ lên tới chính Ngài như cha Chardin  diễn tả” ( Nguồn GS Lê Xuân Huy Ph.D đã dẫn ).

Cho rằng Bí Tích Thánh Thể là kết quả của…Tiến Hóa vậy thì đâu cần chi tới đức tin nữa. Tại sao ? Bởi vì tin vào mầu nhiệm của Bí Tích Tình   Yêu này là đòi hỏi của chính Đức Ki Tô để cho ta có được sự sống đời đời: “Ta là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh  ấy thì sẽ sống đời đời. Còn bánh mà Ta sẽ ban  cho vì sự sống  của thế gian ấy là Thịt Ta” ( Ga 6, 51 ).

Bí tích Thánh Thể có được là qua cái chết hiến tế của Chúa Giê Su trên thập giá  chứ làm sao có thể nói là kết quả của…Tiến Hóa được ? Nói như thế chẳng phải là đã  hoàn toàn phủ nhận công cuộc Cứu Độ của Đức Ki Tô sao ?

Nguyên nhân sâu xa khiến GH ban đầu bác bỏ, sau lại nhìn nhận Thuyết Tiến Hóa  chung quy cũng chỉ vì đã giải nghĩa Sách Sáng Thế theo nghĩa…đen cũng gọi là nghĩa mặt chữ ( Sens Litteral ).

Với nghĩa…mặt chữ này thì đúng là có Đấng Tạo Hóa dựng nên trời đất muôn vật. Thế nhưng nếu cứ theo nghĩa này thì cũng phải công nhận ngay từ nguyên thủy đã có ông A Dong và bà Eva  tức hai con người bằng xương bằng thịt được dựng nên trên trái đất này. Đồng thời cũng có Vườn Địa Đàng, có cây biết phân biệt điều thiện, điều ác và…con rắn. Đang khi đó theo khoa địa chất thì trái đất này đã có ít nhất là mười tỷ năm dưới dạng quả cầu lửa thì làm gì đã có sự sống, ngay cả chỉ là một tế bào ?

          Sách Sáng Thế không thể hiểu theo…nghĩa đen mà cần theo nghĩa biểu tượng của minh triết. Theo nghĩa này thì tuy cũng nói về việc Thiên Chúa tạo dựng con người nhưng sự tạo dựng ấy là tạo con người là Hình Ảnh TC: “ Đức Chúa phán: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình Ta và theo tượng Ta” ( St 1, 26 ).

Là Hình Ảnh Thiên Chúa  có nghĩa ngay từ nguyên thủy  con người đã mang phẩm vị Con Thiên Chúa  nhưng vì vô minh tức Tội Nguyên Tổ che lấp thế nên  đã không nhận ra. Cũng chỉ theo nghĩa này, chúng ta mới có thể hiểu  ý nghĩa của Tội Nguyên Tổ là…tội phân biệt thiện ác: “ Đức Chúa phán cùng Eva rằng: Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn nhưng về cây biết thiện, biết  ác thì chớ hề ăn đến vì nếu ngươi ăn thì chắc là phải chết” ( St 2, 16 -17 ).

Chính vì nguyên tổ không vâng lời TC cố tình…ăn trái cấm nên đã bị đuổi ra khỏi Vườn Địa Đàng, kể từ khi ấy loài người mới xuất hiện trên trái đất này cùng với vận mệnh khổ đau của nó. Đức Chúa phán cùng người nữ ( Eva ) rằng: “ Ta sẽ thêm điều cực khổ  bội phần trong cơn thai nghén. Sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng và chồng sẽ cai trị ngươi. Ngài lại phán cùng A Đam: Vì ngươi đã nghe theo lời vợ mà ăn trái cây Ta đã cấm không cho ăn. Vậy đất sẽ bị nguyền rủa vì ngươi. Trọn đời ngươi phải khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn” ( St 3, 16 -17 ).

Lại nữa chúng ta chỉ có thể hiểu vì sao phân biệt thiện, ác lại là một thứ …tội bởi vì từ sự phân biệt đó mà đã hình thành nên một cái  Bản Ngã tức thấy có một “ Cái Tôi, Ta, Mình, Ngã ) khác với các  “ Cái Tôi” khác.

Bao lâu còn thấy có một “ cái Tôi” thì còn tham mà nếu …tham không được thì nổi sân giận, ghen tương, đố kỵ, ghen ghét….Như vậy…tham chính là nguồn gốc gây nên mọi thứ tội lỗi của con người.

Tôn giáo hiểu như con đường  Giải Thoát Khổ Đau bằng cách nhận biết Sự Thật Con TC ở nơi mình. Sự nhận biết ấy cũng là để trở về  cái nơi mà mình đã được TC tạo dựng nên. Đức Ki Tô nói với những người Do Thái đã tin Ngài rằng: “ Nếu các ngươi cứ ở trong đạo của Ta thì thật là môn đệ ta. Các ngươi sẽ nhận biết sự thật và sự thật sẽ giải thoát các ngươi” ( Ga 8, 31 -32 ).

Đức Ki Tô không nói Ngài đến để giải thoát có nghĩa làm cho con người thoát  khổ nhưng là Sự Thật và sự thật ấy như đã biết tất cả  được tạo dựng nên là Hình Ảnh TC là Con Thiên Chúa.  Nhận biết mình là Con Thiên Chúa có nghĩa Thiên Chúa là Đấng Cha của mình. Tuy nhiên để nhận biết Thiên Chúa…là Cha thì  chỉ có một con đường duy nhất đó là tin vào mạc khải của Đức Ki Tô: “  Ngoài  Cha không ai biết Con. Ngoài Con và những ai Ngài muốn mạc khải cũng không ai biết Cha” ( Lc 10, 22 ).

Cuộc khủng hoảng toàn diện của Giáo Hội hiện nay có nguyên nhân sâu xa là đã không tin vào mạc khải của Đức Ki Tô về Đấng Cha nội tại hằng hữu  ở nơi mỗi người. Phải chăng cũng chính vì không tin mạc khải của Đức Ki Tô về Đấng Cha như thế nên mới nhìn nhận giá trị của Thuyết Tiến Hóa. Đang khi đó  hiện nay  các nhà khoa học chân chính đã kết án thuyết này  cho đó  là sự lừa dối trắng trợn. Lý do Thuyết Tiến Hóa bị cho là sự lừa dối bởi vì tất cả chỉ là sự…phỏng đoán hoàn toàn không có cơ sở:

“ Toàn bộ Thuyết Tiến Hóa kể từ cuốn “ Về nguồn gốc các loài” ( 1859 ) và cuốn “  Nguồn gốc loài người” ( 1871 ) của Darwin đến những lý thuyết hiện đại sau này đều là những giả thuyết tưởng tượng, những phỏng đoán không chắc chắn. Phỏng đoán vĩ đại nhất của Darwin là sự tồn tại của những thế hệ quá độ chuyển tiếp giữa các loài. Các thế hệ chuyển tiếp chẳng hạn từ khỉ tiến hóa lên người  thì lẽ ra cần phải tìm được những hóa thạch của chúng một khi đã tuyệt chủng…

…Ngay trong thời Darwin người ta đã ra công đào xới, tìm kiếm hóa thạch của  các thế hệ chuyển tiếp  quá độ và không tìm thấy gì cả. Từ đó đến nay 156 năm đã trôi qua chẳng hề tìm thấy gì cả. Thời gian đã quá đủ  để thấy sự thật rằng không tồn tại những thế hệ chuyển tiếp, đơn giản là vì  không hề có sự tiến hóa. Nói cách khác phỏng đoán “ V ĩ đại” của Darwin là sai. Sai vì tin rằng có sự tiến hóa” ( Nguồn Phạm Viết Hưng’s Blog. Thuyết Tiến Hóa Darwin- Đã đến lúc chấm dứt sự lừa dối vĩ đại ).

Trong lãnh vực tâm linh tôn giáo thì không thể chấp nhận Thuyết Tiến Hóa bởi theo thuyết này, chủ trương có sự biến hóa từ loài nọ sang loài kia và ngày càng tiến lên mức độ…cao hơn chẳng hạn từ loài hạ đẳng lên thượng đẳng từ khỉ thành người v.v… thì sau  nhiều triệu năm các loài…hạ đẳng ấy lẽ ra phải biến mất chứ sao giờ đây vẫn đầy nhung nhúc nào có tiến hóa gì đâu ?

Nếu  Thuyết Tiến Hóa  cho rằng muôn loài sẽ ngày càng…tiến lên thì tâm linh tôn giáo lại chủ trương sự trở về nơi cái gốc mà từ đó  con người được tạo dựng nên là Hình Ảnh Thiên Chúa là Con Thiên Chúa. Sự trở về của Đạo Chúa là trở về trong Tình Yêu: “ Chẳng có ai thấy Thiên Chúa bao giờ nhưng nếu chúng ta  thương yêu nhau  thì Thiên Chúa ở trong chúng ta  và Tình  Yêu Ngài trọn vẹn trong chúng ta” ( 1Ga 4, 12 ).

Phùng  Văn  Hóa

 
 

Related posts

 
 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - NAZA VÀ KINH THÁNH

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Wed, Sep 9 at 12:53 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    NASA VÀ KINH THÁNH

     

        Đây là một sự thật dành cho những nhà khoa học và cho tất cả những sinh viên nào đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục người khác về mức độ xác thật của Kinh Thánh. Và đây cũng là một trong những điều đã tỏ ra Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo lạ lùng, và Ngài đã tể trị trên muôn vật.

     

     Bạn có biết rằng có một chương trình không gian đang bận rộn chứng minh rằng điều được gọi là "hoang tưởng" trong Kinh thánh là sự thật không?

     Ông Harold Hill, vốn là chủ tịch của công ty Curtis Engine ở Baltimore Maryland, và là một chuyên viên cố vấn trong chương trình không gian, kể rằng: "Tôi nghĩ một trong những điều kỳ diệu Chúa tỏ với chúng ta ngày hôm này đã xảy ra gần đây cho những nhà du hành vũ trụ và các nhà khoa học không gian ở Greenbelt, Maryland. Họ đã kiểm tra vị trí của mặt trời, mặt trăng, và các hành tinh ngoài không gian, nơi chúng có thể tọa lạc cách đây 100 năm và 1000 năm.

     Chúng tôi phải biết điều này để không gửi một vệ tinh lên và làm nó va đập vào bất cứ thiên thể nào trong những quỹ đạo của nó. Chúng tôi phải bố trí những quỹ đạo sao cho vệ tinh có thể tồn tại lâu dài, và nơi có những hành tinh, để tất cả không bị sa lầy.

     Những nhà khoa học cho loại máy tính đo lường chạy ngược thời gian nhiều thế kỷ, và nó đến một điểm dừng. Máy tính dừng lại và cho dấu hiệu đèn đỏ, điều đó có nghĩa là có cái gì đó sai trật, hoặc trong lượng thông tin được nạp vào, hoặc với kết quả khi so sánh với chuẩn.

     Họ gọi cho bộ phận sửa chữa để kiểm tra, và họ hỏi nhau, "Có gì sai thế?"

     Cuối cùng, họ tìm ra được rằng có một ngày bị mất đi trong quá khứ. Họ vò đầu bứt tóc... Không có câu trả lời. Cuối cùng, một nhà khoa học là cơ đốc nhân nói, "Các anh biết không, một lần tôi học trong trường Chúa nhật, họ có đề cập đến một thời điểm mặt trời dừng lại." Dù rằng mọi người không tin lời anh ta nói, họ cũng không có câu trả lời nào khác, vì thế, họ đành bảo, "hãy chỉ ra xem nào".

     Anh ta lấy Kinh thánh và tìm trong sách Giô-suê, ở đó, họ đọc được một đoạn rất kỳ cục -- kỳ cục đối với bất cứ người bình thường nào. Họ thấy Chúa nói với Giô-suê. "Đức Giê-hô-va phán cùng Giô-suê rằng: Chớ sợ, vì ta đã phó chúng nó vào tay ngươi, chẳng còn một ai đứng nổi trước mặt ngươi được" (Giô-suê 10:8). Giô-suê lo lắng vì ông đang bị kẻ thù bao quanh và nếu trời tối thì kẻ thù sẽ áp đảo dân Y-sơ-ra-ên. Vì thế Giô-suê cầu xin Chúa cho mặt trời dừng lại! Đúng vậy, "Ngày mà Đức Giê-hô-va phó dân A-mô-rít cho dân Y-sơ-ra-ên, thì Giô-suê thưa cùng Đức Giê-hô-va tại trước mặt Y-sơ-ra-ên, mà rằng: Hỡi mặt trời, hãy dừng lại trên Ga-ba-ôn; Hỡi mặt trăng, hãy ngừng lại trên trũng A-gia-lôn! Mặt trời bèn dừng, mặt trăng liền ngừng, Cho đến chừng dân sự đã báo thù quân nghịch mình. Điều đó há không có chép trong sách Gia-sa sao? Mặt trời dừng lại giữa trời, và không vội lặn ước một ngày trọn" (Giô-suê 10:12-13)

     Những phi hành gia và các nhà khoa học bảo, "Như vậy là có một ngày bị mất đi trong chuỗi thời gian!" Họ kiểm tra lại các máy tính và trở về thời điểm được viết trong Kinh thánh, và họ tìm thấy nó gần đúng, những không chính xác đủ. Thời gian bị mất trong giai đoạn của Giô-suê là 23 giờ và 20 phút đồng hồ - chứ không phải là 24 tiếng trọn vẹn.

     Họ đọc lại Kinh thánh và trong đó chép "ước một ngày trọn." Chỉ một hai từ trong Kinh thánh cũng rất quan trọng, bởi họ sẽ vẫn gặp rắc rối về 1000 năm trước nếu không tính 40 phút kia. Bốn mươi phút phải được tìm ra, bởi vì trong khoảng thời gian đó vệ tinh sẽ quay rất nhiều lần trong những quỹ đạo.

     Khi nhà khoa học là tín đồ kia suy nghĩ về điều này, anh nhớ ra ở đâu đó trong Kinh thánh có nói về mặt trời ĐI NGƯỢC lại. Những nhà khoa học bảo anh ta chắc quẫn trí rồi, nhưng khi họ tìm lại trong Kinh thánh thì thấy câu chuyện này ở sách II Các vua:

     Khi Ê-xê-chia bị bệnh nặng gần chết, người được tiên tri Ê-sai thăm viếng, và Ê-sai nói rằng vua sẽ chẳng chết đâu. Vua Ê-xê-chia muốn xin một dấu hiệu rằng mình sẽ được chữa lành và sống. Ê-sai đã nói rằng, "Này là dấu Đức Giê-hô-va ban cho ngươi, đặng làm chứng cho ngươi biết Ngài sẽ làm thành điều Ngài đã phán ra: Ngươi muốn bóng tới trước mười độ hay là lui lại mười độ chăng?" (II Các vua 20:9) Ê-xê-chia trả lời, "Bóng tới trước mười độ thì chẳng khó gì; không! thà nó lui lại sau mười độ thì hơn" (II Các vua 20:10) Tiên tri Ê-sai cầu khẩn với Đức Chúa Trời và Ngài đã đem bóng trở lui lại 10 độ.

     

     Mười độ chính xác là 40 phút! 23 giờ và 20 phút trong đời Giô-suê, cộng với 40 phút được đề cập trong sách II Các vua đã làm mất đi một ngày trong vũ trụ!" Điều đó có phải kỳ diệu quá không? 

     

     

     Suy gẫm 

    Lời Chúa là sống và linh nghiệm, dù rằng thế gian tìm cách chối bỏ thì Kinh thánh vẫn tồn tại và bày tỏ chân lý cứu rỗi. Chúng ta tin Chúa, và tin Kinh Thánh là lời Ngài, chúng ta cũng phải làm theo để lời Chúa được sống trong mỗi chúng ta.

     Bạn có đọc, suy gẫm, hầu làm theo ý muốn Chúa trên đời sống mình chăng?

     Mỗi tuần một câu Kinh Thánh

     * Hip-ri -/Hê-bơ-rơ 4:12 Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng.

     

    ST 
     
     -----------------------------------

 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - CACH YÊU MẾN CHÚA!

 

  •  
    nguyenthi leyen <This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.>
     
    Fri, Jul 17 at 1:54 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng


    LÀM SAO ĐỂ CÓ THỂ YÊU MẾN CHÚA HƠN ?

     (Đọc Tin Mừng theo thánh Gioan 21,15-17)

    Thiên Chúa muốn chúng ta yêu mến Người.

    Chúng ta muốn đặt Chúa làm trung tâm đời sống và mọi sự cả mình. Điều này cũng có nghĩa là chúng ta muốn yêu Chúa hết lòng, trên hết mọi sự.

    Chúng ta tự hỏi : “Làm thế nào để tôi có thể yêu mến Chúa sâu xa hơn, nhiệt thành hơn” như thánh Phêrô đã đáp lời Chúa Giêsu hỏi mình “Phêrô anh có yêu mến Thầy không?”

    Tôi cần phải làm gì để có thể hăng hái đáp : “Thưa Thầy, có, con yêu mến Thầy”.

    Chúng ta sẽ đào sâu mối tương quan yêu thương của chúng ta với Chúa, vốn là cốt yếu của đời sống tâm linh, theo kinh nghiệm của hai người nam nữ muốn đào sâu mối tương giao thân thiết với nhau.

    Xin giới thiệu 9 cách đơn giản giúp chúng ta gia tăng lòng yêu mến Chúa Giêsu, hay nhen nhóm lại tình yêu ấy nếu nó đã nguội lạnh.

    images

    1. Hãy dành thời giờ cho Chúa Giêsu

    Khi yêu, người ta dành thời giờ cho người mình yêu. Chúng ta có dành thời giờ cho Chúa không? Thời giờ là món quà quý nhất chúng ta phải trao tặng. Chúng ta có sẵn sàng trao tặng thời giờ cho Chúa Giêsu không?

    Cách duy nhất để dành thời giờ cho Chúa là cầu nguyện.

    Tình yêu sẽ không bền vững nếu thiếu tiếp xúc hàng ngày. Thánh nữ Têrêsa nói “cầu nguyện không có gì khác hơn là trao đổi thân tình, linh hồn trò chuyện lòng bên lòng với Đấng mình biết là Người yêu chúng ta”.

    Có nhiều cách cầu nguyện : dâng lễ hàng ngày, lectio divina, lần hạt, đọc Tin Mừng… Điều thiết yếu là phải dành thời giờ hàng ngày cho Chúa, nếu chúng ta muốn đặt Chúa Giêsu ở trung tâm cuộc sống của mình..

    1. Hãy tìm cách biết Chúa

    Nếu muốn yêu mến Chúa Giêsu nhiều hơn, chúng ta phải biết Người rõ hơn. Đây là một công việc chúng ta cần làm suốt đời. Khi chúng ta cho là mình đã biết rõ Người, đó là lúc mình đã chìm dưới nước !

    Tìm biết Chúa như thế nào? Bằng cách đọc /suy niệm Thánh Kinh, học hỏi giáo lý, đọc sách thiêng liêng. Đó là ba con đường để biết Chúa rõ hơn và yêu Chúa nhiều hơn . Thánh kinh, Giáo lý, và Sách thiêng liêng. Đừng bao giờ bỏ. Phải giữ suốt đời.

    1. Hãy chia sẻ bữa ăn với Chúa

    Bữa ăn là dịp nối kết tình thân. Nếu thật sự muốn yêu mến Chúa và đào sâu mối tương quan với Người, chúng ta phải dùng bữa với Người. Dĩ nhiên đối với chúng ta, đó là Bàn tiệcThánh Thể. Cử hành thánh lễ là cách Chúa chọn để chúng ta ngồi xuống và chia sẻ bữa ăn với Người.

    Thánh giáo hoàng Piô X nói “Ở phía bên này của thiên đàng, không có cách nào hữu hiệu hơn để kết hiệp với Chúa Giêsu cho bằng kính cẩn nhận lãnh Người trong Thánh thể”. Chúng ta tăng cường tương quan yêu thương với Chúa bằng cách tham dự bữa ăn với Người – bữa tiệc Thánh cũng là Hy lễ thánh.

    1. “Đây là Mẹ của anh”

    Nếu muốn gia tăng lòng yêu mến Chúa Giêsu, một chiến thuật tốt là tìm hiểu gia đình của Người. Quan trọng nhất là Mẹ của Người, Mẹ MARIA. Hãy đến với Chúa Giêsu qua Mẹ Maria.

    Hãy quen biết nhiều hơn gia đình của Chúa. Thân mẫu của Người.Thánh Giuse, các thánh và những ai thân thiết với Chúa trong Hội Thánh. Biết các thánh và những người sống hiệp thông với Chúa trong Hội Thánh là một cách hiệu nghiệm để yêu mến Chúa hơn.

    1. Hãy “Xin lỗi” Chúa

    Nếu muốn tăng trưởng trong tương quan với Chúa, chúng ta không chỉ nói với Người, “Con yêu mến Chúa”, mà còn phải biết cách nói “Con xin lỗi Chúa”.

    Bạn hãy quyết tâm nói với Chúa “Con yêu mến Chúa” và “Con xin lỗi Chúa” thường xuyên, trong bí tích hòa giải.

    Càng yêu mến Chúa, người ta càng dễ thấy những việc mình làm tổn thương Chúa, lại càng nói “Con xin lỗi Chúa” nhiều hơn.Chân phước Gioan Phaolô 2 có cha giải tội thăm Ngài mỗi ngày thứ sáu.

    Càng nói “Con yêu mến Chúa” chúng ta càng cảm thấy cần phải nói “Con xin lỗi Chúa”.

    1. Hãy loại bỏ những gì làm tổn thương tình yêu đối với Chúa

    Nếu muốn lớn lên trong tình yêu với Chúa Giêsu, chúng ta phải thanh tẩy mọi thứ trong cuộc đời làm tổn thương tình yêu đối với Người hay ngăn cản tình yêu ấy.

    Sống kitô hữu là luôn luôn hướng tới một mục tiêu, nghĩa là luôn luôn quay lưng đối với một cái khác. Hướng tới, và quay lưng. Khi lòng yêu mến Chúa phai nhạt, hoặc khi người ta nhìn nhận mình chưa yêu mến Chúa Giêsu đúng mức, điều đó có nghĩa là còn có điều gì đó trong tâm hồn phải cắt bỏ đi. Đây là việc khó, nhưng cần phải làm, vì tình yêu đáng được như vậy.

    1. Chia sẻ với Chúa những gì Người quan tâm

    Một cách khác để thân thiết với Chúa Giêsu hơn, đó là chia sẻ những mối quan tâm của Người. Chúa để ý đến ai, cái gì, chúng ta cũng quan tâm đến người ấy, cái đó.

    Chúa có nhiều mối quan tâm, nhưng có hai mối quan tâm hàng đầu: Ngài muốn cứu con người, cứu các linh hồn và quan tâm đến người bệnh, người đau khổ, người tội lỗi, người đói khát, những người bị bỏ quên, phải sống bên lề, bị bỏ rơi. Hãy gia tăng thời giờ dành cho những con người Chúa yêu thương, lòng yêu mến Chúa của chúng ta sẽ đậm đà hơn. Hãy sống bác ái và giàu lòng thương xót hơn!

    1. Nói với Chúa về tương lai

    Một đặc điểm quan trọng để gia tăng tình yêu là muốn chia sẻ với nhau về đời sống chung, về tương lai. Chúng ta có sự sống của Thiên Chúa trong linh hồn chúng ta, và chúng ta muốn chia sẻ sự sống ấy. Ở trong Chúa như Chúa ở trong chúng ta. Ở trong lời và trong tình yêu của Người.

    Đối với chúng ta, chia sẻ kế hoạch về tương lai có nghĩa là hoạch định cuộc sống với Chúa trên thiên đàng. Đó là nơi tình yêu của chúng ta với Chúa Giêsu sẽ thành tựu, nơi mà tình yêu không còn bị chi phối. Chúng ta cần phải nhìn mọi sự trong ánh sáng hướng về thiên đàng, về sự sống vĩnh cửu. Muốn được như vậy, chúng ta cần biết phân biệt những gì có thể làm chúng ta xa Chúa, đẩy chúng ta xa Thiên Đàng. Yêu Chúa nhiều là muốn ở gần bên Chúa luôn.

    1. Trung thành đến cùng

    Đặc điểm cuối cùng là chỉ thuộc về một mình Chúa và trung thành.

    Thiên Chúa muốn chúng ta hoàn toàn thuộc về Ngài. Mọi sự đều thuộc về Chúa. Chúng ta trao tất cả cho Chúa Giêsu và Hội Thánh Người. “Hoàn toàn thuộc về Chúa” (Totus Tuus) châm ngôn của Chân phước Gioan Phaolô.

    Tóm lại

    “Simon Phê rô, anh có thương mến Thầy không?”

    “Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự. Thầy biết con thương mến Thầy.”

    Chúng ta muốn nói “Lạy Chúa, con yêu mến Chúa nhiều. Lạy Chúa, con muốn yêu mến Chúa nhiều hơn nữa! Làm thế nào để con có thể yêu mến Chúa hơn ?”

    1. Dành thời giờ cho Chúa : Hãy cầu nguyện mỗi ngày.
    2. Tìm biết Chúa rõ hơn. Hãy học hỏi Thánh kinh, tìm hiểu Giáo lý và đọc sách thiêng liêng.
    3. Chia sẻ bửa ăn với Người : Sốt sắng dâng lễ vả hiệp lễ thường xuyên.
    4. Quen biết gia đình Người, nhất là thân mẫu Người, Mẹ Maria.
    5. Tập cách nói “con xin lỗi Chúa”, nhất là trong bí tích Hòa Giải.
    6. Thanh tẩy đời sống chúng ta khỏi những gì làm Chúa tổn thương và làm mình xa cách Ngài, hoán cải đời sống, thanh tẩy con tim.
    7. Chia sẻ những mối quan tâm: tìm cứu con người và yêu thương những người Chúa yêu thương : kẻ nghèo, người đau khổ, kẻ tội lỗi, người bị bỏ rơi.
    8. Cùng với Chúa chia sẻ sự sống hôm nay – đó là ân sủng, và khao khát cuộc sống đời đời bên nhau – tức là thiên đàng.
    9. Trung thành với Chúa và với ơn gọi thuộc về Người mà thôi.

     

    Trích sách “Bỏ Thầy, chúng con biết theo ai?

    Tác giả: Tổng Giám Mục Timothy M. Dolan