24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO -ĐIỂM THEN CHỐT ĐTC BIỂN ĐỨC

  •  
    Tinh Cao
     
    Fri, Jul 10 at 7:52 PM
     
     
     
    Cảm Nhận và Đóng Góp của ngườì dịch
     
    Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta có dịp để thưởng thức lại các bài giáo lý về đức tin, như 3 bài đầu tiên vừa qua, các bài rất nặng ký, về cả hình thức lẫn nội dung, của vị giáo hoàng thần học gia Biển Đức XVI, vị giáo hoàng đã từng là Tổng Trưởng Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin (1981-2005), hầu như suốt giáo triều của vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II (1978-2005), đồng thời cũng là vị giáo phẩm chủ chốt đặc trách soạn thảo cuốn Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo năm 1992.
     
    Vì 3 bài đầu tiên này, nếu đọc kỹ, chúng ta thấy được chúng chất chứa những điểm then chốt rất quan trọng về bản chất của đức tin, cũng như về bối cảnh của đức tin, vào thời điểm của vị giáo hoàng tác giả 13 trong một loạt 38 bài giáo lý về đức tin cho Năm Đức Tin (2012-2013), do chính ngài mở ra trong Giáo Hội, một Năm Đức Tin thứ 2 của Giáo Hội, kể từ sau Công Đồng Chung Vaticano II, sau Năm Đức Tin thứ 1 (1967-1968) thời Giáo Hoàng Phaolô VI. 
     
    Để đỡ bị dồn dập các bài giáo lý về đức tin nặng ký này, chúng ta nên dừng lại một chút để thở, để tiêu hóa những gì cần phải lưu ý và nghiền gẫm, cho đến độ chúng trở thành xác tín bất hủ, người dịch này xin trích lại nguyên văn những câu nói rất chính yếu, cần thiết cho đời sống đức tin thực tế của chúng ta trong lúc này, để như Mẹ Maria "giữ lấy mà suy niệm trong lòng" (Luca 2:19,51), đức tin nơi chúng ta được hiện thực hóa và truyền bá phúc âm hóa.
     
     
    Bài 1: 17/10/2012
     
    Bối Cảnh Thời Đại Đức Tin  
     
    Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội đã thay đổi sâu xa, thậm chí so với quá khứ mới đây, và là một xã hội đang liên tục chuyển độngCái tiến trình của tình trạng tục hóa và một thứ tâm thức trống rỗng đang lan tràn, theo đó thì hết mọi sự đều tương đối, đã gây một tác dụng sâu xa nơi tâm trạng chung.
     
    Nếu cá nhân chủ nghĩa và tương đối chủ nghĩa dường như đang thống trị tâm trí của nhiều người đương thời của chúng ta, thì không thể nói rằng thành phần tín hữu hoàn toàn thoát khỏi bị lây nhiễm những thứ nguy hiểm ấy, những thứ nguy hiểm chúng ta đang phải chạm trán trong việc truyền đạt đức tin  
     
    Cuộc nghiên cứu được phát động ở tất cả mọi châu lục để cử hành Thượng Nghị Các Giám Mục Thế Giới về vấn đề Tân Truyền Bá Phúc Âm Hóa, đã nhấn mạnh đến một số những thứ nguy hiểm nàyđó là một đức tin được sống một cách thụ động hoặc riêng tư, đó là vấn đề không thực hiện việc giáo dục về đức tin, đó là tình trạng phân mảnh giữa đời sống và đức tin.  
     
    Ngày nay, Kitô hữu thậm chí thường không biết đến cốt lõi của đức tin Công giáo của mình, Kinh Tin Kính. Điều này có thể là một thứ bỏ ngỏ cho một thứ hòa đồng và tương đối về tôn giáo thiếu tính cách sáng tỏ về những sự thật chúng ta cần phải tin tưởng cũng như về quyền lực cứu độ đặc thù của Kitô giáoNgày nay chúng ta không xa vời với cái nguy cơ của việc thiết lập nên một thứ tôn giáo “tùy nghi tự ý” – “do-it-yourself”  
     
    Hiện Thực Bản Chất Đức Tin 
     
    Đức tin vào Chúa không phải là một cái gì đó chỉ tác dụng tới trí khôn của chúng ta, tác dụng đến lãnh vực của kiến thức trí tuệ; trái lại, nó là một thứ thay đổi bao gồm toàn thể cuộc sống của chúng ta: các thứ tình cảm của chúng ta, tâm can của chúng ta, trí khôn của chúng ta, ý muốn của chúng ta, thân xác của chúng ta, các cảm xúc của chúng ta và những liên hệ về con người của chúng ta  
     
    Đức tin không phải là một cái gì đó xa lạ và tách biệt khỏi đời sống thực tế, trái lại, nó là chính hồn sống của đời sống.
     
    Đức tin Kitô giáo, một đức tin chủ động trong yêu thương và mạnh mẽ trong hy vọng, không phải là những gì hạn chế đời sống, trái lại, nhân bản hóa nó và thật sự là làm cho nó trở thành hoàn toàn nhân bản.  
     
     
     
    Bài 2: 24/10/2012  
     

    Bối Cảnh Thời Đại Đức Tin 

     

    Cho dù có những thứ vĩ đại cả thể nơi các khám phá về khoa học và những phát minh tân kỳ về kỹ thuật, con người ngày nay vẫn dường như không được tự do hơn và nhân bản hơn; vẫn còn tồn tại rất nhiều những hình thức khai thác, mạo dụng, bạo động, đàn áp và bất côngNgoài ra, đang có một thứ văn hóa đã dạy con người tiến bước chỉ dọc theo những chân trời của sự vật, của thực tiễn, và chỉ tin vào những gì có thể thấy được và chạm được bằng tay của mình.

     

    Thời điểm chúng ta đang sống đây cần đến những Kitô hữu được Chúa Kitô chiếm đoạt, Đấng tăng trưởng trong đức tin nhờ việc quen thuộc với Thánh Kinh và các Bí Tích – những con người giống như một cuốn sách mở ra cho thấy cái cảm nghiệm về một cuộc sống mới trong Thần Linh và sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng nâng đỡ bảo trì chúng ta trong cuộc hành trình này và mở đường dẫn đến sự sống vô tận.  

     

    Hiện Thực Bản Chất Đức Tin 

     

    Đức tin không phải chỉ là vấn đề lý trí của con người đồng ý với những chân lý về Thiên Chúa; nó là một tác động nhờ đó tôi tự do phó thác bản thân mình cho một vị Thiên Chúa là Cha và là Đấng yêu thương tôi; nghĩa là gắn bó với “Đấng” cống hiến cho chúng ta niềm hy vọng và cậy trông.   
     
    Đức tin có nghĩa là tin tưởng vào tình yêu trung thành của Thiên Chúa, một tình yêu kéo dài ngay cả trước lầm lỗi của con người, của sự dữ và của chết chóc, và là một tình yêu có thể biến đổi hết mọi hình thức nô lệ bằng cách ban cho tiềm năng của ơn cứu độ. Bởi thế, sống đức tin nghĩa là gặp gỡ “Đấng” ấy – Thiên Chúa – Đấng gìn giữ chúng ta và cống hiến cho chúng ta lời hứa hẹn về một tình yêu thương bất khả tàn phai, một tình yêu chẳng những làm khát vọng cõi vĩnh hằng mà còn ban tặng cõi vĩnh hằng nữa. Nghĩa là phó mình cho Thiên Chúa bằng thái độ của một con trẻ biết rất rõ rằng tất cả mọi khốn khó và trục trặc của mình đều an toàn nơi “con người” của người mẹ.  
      
    Đức tin là một sự ưng thuận nhờ đó trí khôn của chúng ta và tâm can của chúng ta thân thưa “xin vâng” cùng Thiên Chúa, bằng việc tuyên xưng rằng Giêsu là Chúa. 

     

     

    Bài 3: 31/10/2012  

     

     

    Bối Cảnh Thời Đại Đức Tin
     

    Khuynh hướng lan tràn ngày nay trong việc đẩy lui đức tin vào lãnh vực riêng tư là những gì phản lại với chính bản chất của đức tin. 

     

    Chúng ta cần Giáo Hội trong việc củng cố đức tin của chúng ta cũng như trong việc cảm nghiệm được các tặng ân của Thiên Chúa: Lời của Ngài, các Bí Tích, sự nâng đỡ của ân sủng và chứng từ yêu thương. Nhờ đó, “cái tôi” của chúng ta biến thành “cái chúng tôi” của Giáo Hội – sẽ có thể nhận thấy chính mình như là một thụ nhân và là tham dự viên vào một biến cố trổi vượt hơn bản thân mình: cái cảm nghiệm về mối hiệp thông với Thiên Chúa, Đấng thiết lập mối hiệp thông nơi con người. 

     

    Trong một thế giới mà cá nhân chủ nghĩa dường như đang chi phối các thứ liên hệ của con người, khiến họ trở thành mong manh mỏng dòn hơn bao giờ hết, thì đức tin kêu gọi chúng ta hãy trở thành Giáo Hội, tức là trở thành những kẻ mang tình yêu và mối hiệp thông của Thiên Chúa đến cho tất cả nhân loại (cf. Pastoral Constitution Gaudium et Spes, 1).   

     

    Hiện Thực Bản Chất Đức Tin    

     

    Đức tin của chúng ta thực sự là riêng tư, chỉ khi nào nó cũng có tính cách cộng đồng. Nó chỉ có thể là đức tin của tôi, nếu nó sống động trong “cái chúng tôi” của Giáo Hội, nếu nó là đức tin của chúng ta, là đức tin chung của một Giáo Hội duy nhất.
     
    Đức tin là một nhân đức đối thần do Thiên Chúa ban, nhưng được Giáo Hội truyền đạt qua giòng lịch sử.  
     
    Chính trong cộng đồng giáo hội mà đức tin của cá nhân mới tăng trưởng và chín mùi.  
     
     
     
    Xin tiếp tục Luyện Chưởng Đức Tin 
    với Vị Thượng Sư Thần Học Gia Joseph Ratzinger Biển Đức XVI 
     
    Trong thời gian ôn lại loạt bài Giáo Lý về Đức Tin, 
    chúng ta cũng cần phải bao gồm cả loạt bài về Giáo Hội Tông Truyền,
    nghĩa là về cảm nhận đức tin của các thánh nhân (84 vị), 
    các giáo phụ, các thần học gia nam nữ đáng giá v.v. đã đóng góp vào kho tàng đức tin
    trong giòng lịch sử của Giáo Hội, từ thời các tông đồ cho tới cuối thế kỷ 19, 
     một loạt 138 bài, cũng của ĐTC Biển Đức XVI.
     
    Ngày 11/7 là Lễ Thánh Biển Đức - Đệ Nhất Thánh Quan Thày của Âu Châu
    Xin mời mở bài Giáo Lý Tông Truyền 70, ngày 19/4/2008, ở cái link dưới đây:
     
     
     

     

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "LTXC-TD5" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/ltxc-td5/CAKivYHqZ4JnYiuJyCyn1TXEWY-Fmd-1xVqt0S1_a3Ya62kBW2w%40mail.gmail.com.
     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO -EM MUỐN VÀO ĐẠO CG

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Mon, Jun 29 at 2:25 AM
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    EM MUỐN VÀO ĐẠO CÔNG GIÁO

     

    Sở dĩ em muốn vào đạo Công Giáo vì vài lý do thú vị ban đầu. Không hiểu vì cơ duyên nào đó, em được tiếp xúc với nhiều người công giáo. Họ thực sự là những người dễ mến và tử tế, hòa đồng và chân thành. 

     

     

         Sinh ra trong một  gia đình có  truyền thống Phật Giáo, tuy nhiên, em thú nhận rằng mình chưa hiểu nhiều về giáo lý nhà Phật. Vì nhiều lý do khác nhau, em cứ để cuộc sống nổi trôi theo học tập và công việc. Trong dòng đời ấy, rất nhiều lần em được tiếp xúc với môi trường bên Kitô Giáo[1]. Em nói như thế vì không chỉ bên đạo Tin Lành thu hút em, nhưng đạo Công Giáo cũng là một con đường mời gọi em bước vào.

     

    Dạo phố với em, tôi may mắn được em chia sẻ nhiều thao thức, ước mơ và thắc mắc liên quan đến tôn giáo. Là người học thức, em thừa biết mỗi tôn giáo đều có những phương thế chỉ cho con người tìm đến hạnh phúc, bình an. Nhưng cụ thể phương thế ấy là gì, thì em chịu! “Thiên Chúa là ai, Ngài có hiện hữu không? Đạo Thiên Chúa có thực sự là con đường tốt nhất để em bước vào không?” Đó là chuỗi những câu hỏi mà trong em hằng khắc khoải. Dĩ nhiên tôi chẳng thể trình bày một mớ kiến thức về Thiên Chúa cho em lúc này. Thay vào đó, tôi lắng nghe và chia sẻ chút cảm nghiệm của mình về Thiên Chúa với em. Lồng trong đó là những lời thầm nguyện dành cho em. Ước sao Thiên Chúa ban ánh sáng để em can đảm theo Ngài.

     

    Sở dĩ em muốn vào đạo Công Giáo vì vài lý do thú vị ban đầu. Không hiểu vì cơ duyên nào đó, em được tiếp xúc với nhiều người công giáo. Họ thực sự là những người dễ mến và tử tế, hòa đồng và chân thành. Em cảm nhận như thế! Tạ ơn Thiên Chúa vì những chứng nhân em gặp được.[2] Đó là bước khởi đầu để em đặt dấu hỏi về nguồn động lực nào để người công giáo sống được như thế. Em lên đường đi tìm. Trên hành trình ấy, đôi khi em lẫn lội những người Tin Lành với người Công Giáo[3]. Là người bạn, tôi hạnh phúc chia sẻ với em đôi điều khác nhau giữa hai đạo này. Hy vọng em hiểu hơn và có thêm chất liệu để đưa ra quyết định cho riêng mình.

     

    Dừng lại bên vỉa hè dưới bóng cây cổ thụ, tôi chỉ cho em nhà Dòng Thánh Phaolô, một tu viện cổ kính với những bóng dáng người tu sĩ đang dạo bước trong vườn. Ông Phaolô là người theo đạo Do Thái. Khi Đức Giêsu sống lại, Giáo Hội Công Giáo đang trong bước khởi đầu phát triển. Trong bối cảnh đó, chính Phaolô ra sức bách bớ những ai tin vào Đức Giêsu. Trên đường truy lùng bắt tận những tín hữu theo đạo này, Phaolô đã được Chúa Giêsu phục sinh kêu gọi: hãy tin vào Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Ông đã tin và trở thành môn đệ truyền giáo nhiệt thành, vĩ đại trong Giáo hội Công Giáo sơ khai.

     

    Sở dĩ tôi lan man đến chuyện thánh Phaolô, để nói với em rằng mỗi ngày đều có nhiều người được Đức Giêsu mời gọi nên con cái của Chúa. Lời gọi ấy không âm thanh, không ồn ào, không lôi kéo, nhưng nó nhẹ nhàng chuyển biến trong tâm hồn những ai đang muốn bước theo Ngài. Nó cũng tựa như những điều em chia sẻ với tôi:

     

    “Em không biết Thiên Chúa nhiều, nhưng mỗi khi buồn sầu, những lúc gặp chuyện chẳng may, em cũng cầu xin Chúa. Điều lạ lùng là em nhận thấy mình được bình an hơn, được may mắn hơn.” – Em nói trong xúc động.

     

    Lời chia sẻ ấy cũng là dấu chỉ để em thấy Thiên Chúa đang mời gọi mình. Dĩ nhiên Thiên Chúa không hiện diện như bất cứ người nào, hoặc vật thể hữu hình nào. Ngài có đó, nhưng ta chẳng thể nhìn bằng đôi mắt thể lý. Ngược lại, qua lời em nói, chúng ta có thể cảm nhận được Thiên Chúa và Ngài đang chi phối đời sống của chúng ta. Đó là một trong những con đường để em thấy Thiên Chúa thực sự đồng hành với mỗi người.

     

    Điều em thắc mắc vốn gây bất ngờ với tôi: “Em có thể vào đạo Công Giáo, nhưng vẫn tin Đức Phật không?” Hỏi như thế, vì em biết nếu mình bước vào đạo Công giáo, ít nhiều sẽ gặp cản trở từ phía gia đình.

     

    Em thân mến,

     

    Tôn giáo nào cũng đòi người tín hữu trung thành và yêu mến Đấng họ tin theo với trọn vẹn con tim và lý trí. Dĩ nhiên em không thể vừa tin Thiên Chúa và vừa tin vào Đức Phật, (hay ngược lại). Chúng ta tạm chấp nhận đạo nào cũng tốt. Khi muốn đối thoại với Phật Giáo cũng như những tôn giáo khác, Giáo Hội Công Giáo nhấn mạnh: “Kitô hữu cũng như các tín đồ các truyền thống tôn giáo khác, tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa đích thân mời gọi để đi vào mầu nhiệm của đức kiên nhẫn của Ngài, khi con người nỗ lực tìm ánh sáng và chân lý nơi Ngài. Chỉ có Thiên Chúa biết lúc nào và vào giai đoạn nào sẽ hoàn thành con đường thăm thẳm mà con người từng bước tìm về Ngài.[4]

     

    Mặt khác, Giáo Hội Công Giáo không hề phủ nhận những gì là chân thật và thánh thiện nơi các tôn giáo ấy[5]. Giáo Hội nhìn thấy trong mỗi tôn giáo, Phật Giáo cũng vậy, những hạt mầm đức tin rất tốt. Để từ đó, bên Công Giáo tiếp tục trong đối thoại, để chia sẻ, giới thiệu cho mỗi người về một Đức Giêsu Kitô vốn là đường, sự thật và sự sống. (Ga 14,6).

     

     Tôi không muốn đi vào quá nhiều tài liệu bàn về vấn đề này! Hẳn nhiên nếu là người công giáo, em cũng cần giữ lòng kính trọng đến các tôn giáo khác. Nếu em yêu mến Thiên Chúa càng nhiều, Ngài càng chỉ cho em biết cách cư xử với gia đình em ra sao, và cần đón nhận những tôn giáo khác như thế nào. Điều quan trọng là em cần quyết định đi vào một tôn giáo duy nhất mà thôi.

     

    Cảm ơn em vì những chia sẻ và thao thức của em. Hy vọng em để cho lòng mình thanh thản, để “ơn trên” soi sáng. Từ đó, tôi đoan chắc em sẽ tìm thấy câu trả lời cho đời sống tâm linh của mình. Em đừng ngần ngại thì thầm với Thiên Chúa. Ngài hiểu những điều em ước nguyện. Tuy chưa được rửa tội để trở thành con Chúa, nhưng Ngài có cách để em bước vào một thế giới mới. Nơi đó, hầu chắn có nhiều ngôn ngữ nhà đạo mới, giáo lý mới, niềm tin mới, và con người mới. Càng tìm hiểu, hy vọng em càng xác tín vào lựa chọn của mình. Chắc chắn không ai hiểu hết Thiên Chúa. Nhưng với tâm hồn cởi mở, với ước ao tốt lành, em sẽ được Thiên Chúa hướng dẫn để bước vào Giáo Hội của Ngài.

     

    Chia tay em, tôi cầu chúc cho em thật nhiều bình an trên hành trình khám phá niềm tin của mình. Em biết điều này: Thiên Chúa sáng tạo muôn loài. Nhiều thế kỷ trước Công Nguyên, người Do Thái chờ mong Đấng Cứu Thế. Đức Giêsu Kitô đã đến vào đêm Giáng Sinh. Sau thời gian rao giảng Nước Trời, Ngài đã chịu chết. Sau ba ngày, Ngài đã sống lại. Đó là Tin Mừng cho muôn dân. Em có thể đọc thấy những điều này trong Kinh Thánh. Tin hay không, tùy em, bởi mỗi người đều có tự do lựa chọn tôn giáo cho riêng mình! Cầu chúc cho em thật nhiều bình an để sớm đưa ra quyết định cho hành trình đức tin của mình, em nhé!

     

    Trên đường về nhà, lời em cứ văng vảng trong tôi: Em muốn vào đạo Công Giáo! Đó là ước muốn tốt lành thánh thiện. Hy vọng một ngày nào đó tôi nhận được tin vui: “Thầy ơi! Em đã lãnh nhận bí tích rửa tội rồi!” Hy vọng và nguyện cầu cho em thật nhiều!

     

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ(dongten.net)

      

    [1] Kitô giáo là từ gọi chung của nhiều nhánh khác nhau. Hai ngàn năm qua, do nhiều bất đồng, bối cảnh lịch sử và chính trị, đã hình thành các hệ phái Kitô giáo khác nhau. Bốn nhánh chính hiện nay của Kitô giáo là Công giáo Rôma, Tin Lành, Chính Thống giáo Đông phương, và Chính Thống giáo Cựu Đông phương.

    [2] Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI chia sẻ: “Con người ngày nay họ cần chứng nhân hơn thầy dạy, và nếu họ tin vào lời thầy dạy, thì chính thầy dạy đó là chứng nhân”.

    [3] Anh em bên Tin Lành không tin vào Huấn Quyền của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Họ không có 7 bí tích. Giáo lý Tin Lành chỉ tập trung vào Đức Giêsu Kitô, vào đức tin, ân sủng và Kinh Thánh.

    [4] Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn, Đối Thoại và Rao Truyền, số 84.

    [5] X. Công Đồng Vaticano II, Tuyên ngôn Nostra aetate, số 2.

     
     

 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - TÍNH DỤC KITO GIÁO

 

  • nguyenthi leyen
    Fri, Jun 12 at 12:27 AM
     

    Định nghĩa Kitô giáo về tính dục

    Tính dục không chỉ cốt tại việc tìm được một người yêu hay ngay cả một người bạn, nhưng còn ở việc vượt trên khoảng cách, qua việc trao ban sự sống và chúc lành nó.

     

     

    Chương Linh Đạo Tính Dục (3/7)

    Trích sách: Khát Khao Nên Thánh, Đi tìm một Linh đạo Kitô, The Holy Longing: The Search for a Christian Spirituality, Ronald Rolheiser

    Vậy người Kitô hữu định nghĩa tính dục thế nào? Tính dục là một năng lực đẹp đẽ, tốt lành, cực kỳ mạnh mẽ, thánh thiêng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta và được cảm nghiệm trong mọi tế bào của hữu thể như một sự thôi thúc không thể kiềm chế để chúng ta vượt lên trên sự bất toàn vẹn, tiến đến sự hiệp nhất và giao hợp với đối tượng bên ngoài chúng ta. Nó cũng thôi thúc chúng ta thực hiện, trao ban và đón nhận khoái cảm, tìm đường về Vườn Địa Đàng nơi chúng ta có thể trần truồng, không xấu hổ, không lo lắng và làm việc như khi chúng ta làm tình dưới ánh trăng.

    Cho dẫu, rốt cùng, tất cả những nỗi khát khao này, trong sự chính chắn đầy đủ, lên đến tột điểm của một điều: Chúng muốn chúng ta thành người đồng sáng tạo với Thiên Chúa… người mẹ và người cha, nghệ nhân và người sáng tạo, người anh người chị cả, người chăm sóc và người chữa bệnh, giáo viên và người an ủi, nông dân và nhà sản xuất, nhà cầm quyền và người xây dựng cộng đồng… đồng trách nhiệm với Thiên Chúa về hành tinh này, kề vai sát cánh với Ngài, mỉm cười và chúc lành cho thế giới.

    Dựa vào định nghĩa đó, chúng ta thấy rằng tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó không nhất thiết phải là những cảnh ái tình (với cơ thể hoàn hảo, cảm xúc hoàn hảo, ánh sáng hoàn hảo) như trong bộ phim Hollywood. Tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó thì như thế nào?

    – Khi bạn thấy một người mẹ trẻ, quá vui với đứa con của mình đến nỗi vào lúc đó, mọi tính vị kỷ trong lòng bà đều nhường bước cho niềm vui đầy tràn của việc nhìn thấy con mình hạnh phúc, là bạn thấy tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó.

    – Khi bạn thấy một người ông (nội hay ngoại) quá tự hào về đứa cháu vừa tốt nghiệp, đến nỗi vào lúc đó tâm hồn ông đầy lòng thương, vị tha, và vui sướng, thì bạn thấy tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó.

    – Khi bạn thấy một nghệ nhân, sau một một thời gian dài hụt hẫng, nhìn vào tác phẩm họ vừa hoàn thành mỹ mãn đến nỗi trong phút chốc mọi thứ khác đều bị xoá sạch, thì bạn thấy tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó.

    – Khi bạn thấy một chàng trai, đang lạnh và bị ướt, nhưng hạnh phúc phục vụ, đứng nơi bến tàu, mang trên vai đứa trẻ bất tỉnh mà anh ta vừa cứu khỏi chết đuối, thì bạn đang thấy tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó. – Khi bạn thấy ai đó quay đầu hồn nhiên cười, không dè chừng mà đơn thuần cười sung sướng, thì bạn đang thấy tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó.

    – Khi bạn thấy một nữ tu lớn tuổi, người chưa bao giờ ngủ với đàn ông, chưa lập gia đình, chưa sinh con, bao nhiêu năm tận tâm phục vụ mà lòng trắc ẩn mang đến nụ cười tinh nghịch, thì bạn thấy tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó.

    – Khi bạn thấy mọi người đứng chung quanh ngôi mộ, bình an tâm hồn trước tang thương, an ủi nhau rằng cuộc sống vẫn tiếp diễn, thì bạn đang thấy tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó.

    – Khi bạn thấy đôi vợ chồng lớn tuổi, sau hơn nửa thế kỷ chung sống yên bề gia thất, bây giờ họ thinh lặng chia sẻ với nhau chén cơm, bằng lòng khi biết người kia còn đó, bạn đang thấy tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó.

    – Khi bạn thấy gia đình sum vầy bên bàn ăn, vui cười, chuyện trò và truyền cho nhau sức sống thì bạn đang thấy tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó.

    – Khi bạn thấy Mẹ Têrêxa, băng bó vết thương cho một người lang bạt ở Calcutta hay ông Oscar Romero hy sinh mạng sống mình để bảo vệ người nghèo, thì bạn thấy tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó.

    – Khi bạn thấy bất cứ ai – đàn ông, đàn bà, trẻ con – trong khoảnh khắc phục vụ, cảm xúc, tình yêu, tình bạn, sáng tạo, niềm vui, hay trắc ẩn, thì lúc đó, lúc họ chìm ngập trong những gì vượt khỏi chính họ, vượt trên mọi khoảng cách giữa họ với người khác, thì bạn sẽ thấy tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó.

    – Khi bạn thấy Thiên Chúa, khi vừa mới sáng tạo thế giới, hoặc cảnh Đức Giêsu vừa chịu phép rửa ở sông Gióc-đăn và nghe tiếng nói, “Tốt đẹp. Ta hài lòng về điều này!” thì bạn sẽ thấy tính dục trong sự nở rộ chín chắn của nó.

    Tính dục không chỉ cốt tại việc tìm được một người yêu hay ngay cả một người bạn, nhưng còn ở việc vượt trên khoảng cách, qua việc trao ban sự sống và chúc lành nó. Vì thế, vào lúc chín chắn của nó, tính dục cốt tại trao ban chính mình cho cộng đồng, tình bạn, gia đình, phục vụ, sáng tạo, khôi hài, phấn khởi, và tử đạo để cùng Thiên Chúa chúng ta có thể giúp mang sự sống cho thế gian.

    Nguyễn Kim Long dịch (phanxico.vn)

     
     

 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - KHÔNG ĐỌC SẼ HỐI TIẾC

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Sat, Jun 20 at 12:39 AM
     
     

    HÃY ĐỌC NẾU KHÔNG SẼ HỐI TIẾC 

    Bản dịch từ sách của LM Paul O’Sullivan

     
     

    U  HÃY GIÚP CÁC LINH HỒN, HỌ RẤT ÐAU KHỔ 

     

    Chúng ta không bao giờ hiểu rằng: mỗi việc bố thí, dù lớn hay nhỏ, một khi chúng

    ta làm cho người nghèo, là chúng ta làm cho Thiên Chúa. Người nhận lấy nó và Người

    sẽ báo đền khi chúng ta dâng cho Người. Như vậy, tất cả những gì chúng ta làm cho các

    linh hồn, Thiên Chúa sẽ chấp nhận như ta làm cho Người vậy. Ðó chẳng khác gì như

    chính chúng ta đã phóng thích Người ra khỏi chốn luyện ngục.

    Trên đời này, không có ai đói hơn, khát hơn, nghèo hơn, đau khổ hơn các linh hồn

    đang bị giam cầm trong lửa luyện tội, cũng không có sự đau đớn nào trên thế gian này,

    có thể so sánh được với sự đau đớn của họ. Bởi vậy, không có gì làm vui lòng Chúa hơn

    là sự bố thí bằng lời cầu nguyện, xin thánh lễ cầu nguyện cho các linh hồn khốn khó đó.

    Có thể những linh hồn đó là những linh hồn bà con, anh em của mình. Họ đang rên la

    khóc lóc, kêu van, năn nỉ sự giúp đỡ của ta, để họ sớm được giải thoát sự đau khổ khôn

    lường trong biển lửa.

    Cuộc sống này, có biết bao người không hề nghĩ tới những linh hồn đang bị triền

    miên thiêu đốt nung nấu trong lửa luyện tội. Năm tháng qua đi, họ chưa hề bố thí cho

    một thánh lễ nào. Thỉnh thoảng họ nhỏ giọt cho một vài lời cầu nguyện, và có khi, họ

    cũng chẳng tưởng nhớ tới các linh hồn ấy. Trong khi người thế gian yên vui với cuộc

    sống gia đình, chạy theo công ăn việc làm, thả lỏng theo thú vui của họ, thì các linh hồn

    đang bị đọa đày, hành hạ, rên la khóc lóc trong biển lửa. Họ chỉ mong chúng ta bớt chút

    thì giờ tưởng nhớ đến họ. Nhưng mọi người vẫn lơlà, bởi con người không biết luyện

    tội là gì, họ không biết được cái thống khổ chếtchóc của người kia như thế nào, và họ

    không hề hay biết các linh hồn đó sẽ bị giam cầm bao lâu.

     

    U LUYỆN NGỤC LÀ GÌ?

     

    Luyện ngục là chốn giam giữ các linh hồn, sau khi chết, phải xuống đó để thanh

    luyện tẩy rửa tội lỗi đã phạm khi còn sống. Sau đây, chúng ta hãy lắng nghe các Thánh

    nói cho chúng ta biết về “Chốn luyện ngục”.

    Những sự chịu đựng trong lửa luyện tội chỉ một phút thôi sẽ kéo dài như một thế

    kỷ.

    Thánh Thomas Aquinas, một nhà thần học đã nói rằng: “Lửa luyện ngục, độ nóng

    của nó tương đương với độ nóng của lửa ở duới hỏa ngục. Chỉ cần chạm một cái rất nhẹ,

    rất mong manh thì nó sẽ trở nên rùng rợn hơn tất cả những cực hình đau đớn chết người

    trên trái đất này.”

    Thánh Augustinô, một vị Thánh rất Thánh đã nói: “Các linh hồn sau khi chết, trước

    khi được vào nước Thiên Ðàng phải qua lửa luyện tội để chịu đựng những hình phạt

    thanh tẩy tội trạng của họ. Nó là một ngọn lửa khủng khiếp chết người, nó nung nấu

    xuyên qua các linh hồn con người, mà không ai có thể tưởng tượng nổi nó khủng khiếp

    tới cỡ nào. Mặc dù ngọn lửa này dành riêng để luyện tẩy các linh hồn, nhưng nó làm cho

    nhức nhối khổ sở đau đớn hơn tất cả những cái đau đớn trên thế gian.”

    Thánh Cyril of Alexandria đã không ngần ngại nói rằng: “Nếu tôi có thể chịu đựng

    tất cả những đau khổ trên trái đất này cho tới ngày phán xét chung, tôi cũng bằng lòng

    chịu, còn hơn chịu đựng một ngày ở dưới luyện tội.”

    Một vị Thánh khác nói: “Lửa trên thế gian so với lửa luyện tội chỉ là một cơn gió

    mát.”

     

    U TẠI SAO NHỮNG KHỔ ÐAU Ở DƯỚI LUYỆN NGỤC LẠI KHỐC LIỆT NHƯ

    VÂY?

     

    Ngọn lửa ở thế gian mà Chúa cho chúng ta, là để lo cho chúng ta trong cuộc sống

    hằng ngày. Nhưng khi chúng ta dùng nó để hành hạ con người, nó sẽ là ngọn lửa giết

    chết người. Nhưng so với lửa luyện tội thì trái ngược hẳn. Ðấng Công Chính sẽ dùng nó

    để trừng phạt và luyện tẩy những kẻ có tội. Do dó, nó nóng khủng khiếp, con người

    không ai có thể tưởng tượng nổi. Lửa thế gian có thể đốt cháy thân xác làm bằng đất sét

    này ra tro, nhưng lửa luyện tội thì chỉ để thiêu đốt “cái” linh hồn của con người. Ngọn

    lửa độ nóng càng cao thì sự thiêu đốt hành hạ tội nhân càng mạnh hơn mấy mươi lần.

    Ðã không vượt qua được ngọn lửa khủng khiếp đó, lại còn phải chịu cái cực hình

    xa lìa Thiên Chúa, thành thử khoảng cách này càng đáng sợ hơn nữa. Thần trí tự nhiên là

    khi linh hồn lìa khỏi xác, nó khao khát về với Chúa. Linh hồn sẽ luôn bị dày vò cách

    mãnh liệt, bởi ý muốn bay về với Chúa, nhưng nó bị cầm giữ lại. Thật không có lời nào

    diễn tả được sự đau đớn của cái ý muốn khátkhao, mà không được sự thỏa mãn. Như

    vậy, thì hãy lo đề phòng, để tránh cái định mệnh khủng khiếp đó. Ấu trĩmà nói, cáiđó

    không thể có, chúng ta không thể hiểu được nó đâu, cho nên tốt hơn hết là đừng nghi,

    đừng nói gì tới nó. Nhưngsự thật vẫn tồn tại như thế đó, mặc dù tin hay không tin,

    nhưng đau khổ của luyện tội, nó vẫn là những gì mà chúng ta không thể nào tưởng tượng

    nổi, hay cảm nhận được, đó là những lời Thánh Augustinô.

     

    U TẤT CẢ CÓ PHẢI LÀ SỰ THẬT KHÔNG?

     

    Lửa luyện tội, đó là điều mà mỗi ngườiCông giáo chúng ta không thể nghi ngờ, vì

    nó đã được Hội Thánh truyền dạy ngay từ lúc tiên khởi, và được chấp nhận với niềm tin

    chắc chắn mỗi khi Phúc Âm được rao giảng bất cứ nơi nào.

    Lý thuyết được tiết lộ trong Thánh Kinh và ngày nay đã thành truyền thống, nó đã

    được dạy bởi Hội Thánh thì không thể nào lầm lẫn với hàng triệu niềm tin trong dó.

    Phải nhưchúng ta đều biết, có nhiều người mà tưtưởng của họ thật mơhồ và thiển

    cận về cái đề tài quá quan trọng này. Họ giống nhưnhững người nhắm mắt đi trên mép

    bờ dốc núi dựng đứng.

    Tốt hơn hết họ nên nhớ đến những phương cách để rút ngắn cuộc sống ở dưới

    luyện tội, bằng ý thức cho rõ ràng về nó, nghĩnhiều về nó và làm theo những phương

    thức Chúa dạy để tránh nó. Không nên nghĩ tới vận mạng vì không có cách nào khác hơn

    là nên sửa soạn cho một cuộc sống dài lâu đáng sợ và nghiêm khắc hơn là ở dưới luyện

    ngục.

     

    U VỊ HOÀNG TỬ NƯỚC HÀ LAN

     

    Câu chuyện kể về một vị hoàng tử người Hà Lan, vì phạm tội chính trị, nên đã bị

    đày ra khỏi nước. Anh mua một tòa lâu đài ở Pháp. Nhưng thật không may mắn cho anh

    ta, anh đã mất đức tin từ thời niên thiếu. Ðã thế, anh còn viết nhiều sách chống lại Thiên

    Chúa, và phủ nhận sự tồn tại của đời sau.

    Một buổi tối anh đi dạo trong vườn và gặpmột người đàn bà đau khổ. Bà ta đang

    khóc lóc một cách rất đau đớn, anh hỏi tại sao thì bà ta trả lời: “Hoàng Tử ơi! Tôi là vợ

    của Jean Marie, là người quản gia của Hoàng Tử, chồng tôi mới chết được hai ngày

    trước đây. Ông là một người chồng tốt của tôi, và là một người đầy tớ trung thành của

    Hoàng Tử. Trước khi chết, bệnh tình của chồng tôi kéo dài khá lâu. Tôi đã phải dùng hết

    tiền bạc dành dụm được để lo thuốc thangcho chồng tôi, bây giờ thì không còn đồng nào

    để xin lễ cho linh hồn ông ta.” Vị Hoàng Tử cảm nhận được sự đau buồn của người đàn

    bà. Anh nói lời an ủi. Mặc dù không tin có cuộc sống đời sau, nhưng anh cũng cho bà ít

    tiền để bà xin lễ cho chồng.

    Sau đó ít lâu, lại trong một buổi tối, vị hoàng tử đang ngồi mải mê đọc một cuốn

    sách. Anh nghe có tiếng đập mạnh vô cửa, anh nói: “Ai đó? Vô đi”. Cánh cửa từ từ mở,

    một người đàn ông vô đứng đối diện với anh ngay trước bàn viết. Ngẩng lên, anh quá

    đỗi kinh ngạc, khi thấy kẻ đứng trước mặt không ai khác hơn là Jean Marie, người quản

    gia mới chết, ông ta đứng nhìn anh và nởmột nụ cười hiền: “Hoàng Tử ơi, tôi đến đây

    để cám ơn Hoàng Tử về những thánh lễ mà ngài đã cho tiền vợ tôi, để vợ tôi xin lễ cho

    tôi. Cám ơn Máu Thánh cứu rỗi của Thiên Chúa dâng cho tôi. Bây giờ tôi về Thiên

    Ðàng, nhưng Thiên Chúa cho phép tôi đến cám ơn sự bố thí rộng lượng của Hoàng Tử,

    thế giới này có Thiên Chúa, có đời sau, có Thiên Ðàng và có Hỏa Ngục.”

    Sau đó ông ta biến mất. Vị hoàng tử liền quỳ xuống đọc Kinh Tin Kính một cách

    sốt sắng mà từ bao lâu nayanh ta đã không đọc vì mất niềm tin nơiThiên Chúa.

     

    U THÁNH ANTONINUS VÀ BẠN CỦA NGƯỜI

     

    Thánh Antoninus là một vị Tổng Giám Mục có tiếng của địa phận Florence, người

    kể lại câu chuyện của một người đàn ông rất sùng đạo đã chết, người này là bạn rất tốt

    của dòng Dominican, nơi mà Thánh Antoninus đã sống. Sau khi người này chết, bao

    nhiêu thánh lễ và lời cầu nguyện đều đổ xuống cho linh hồn ông ta.

    Thánh Antoninus rất buồn phiền vì sau một thời gian đã đài, linh hồn khốn khổ đó

    hiện về với một sự đau đớn khôn tả. Thánh Antoninus la lên: “Ồ! Bạn yêu dấu ơi, anh

    vẫn còn bị giam cầm trong luyện ngục sao? Chẳng phải anh đã sống một cuộc sống rất

    đạo đức thánh thiện dó sao?” Linh hồn đó trả lời: “Dạ thưa Ðức Tổng Giám Mục, con sẽ

    bị giam ở đó rất lâu, là bởi lúc còn sống trên thế gian, con đã bỏ mặc các linh hồn, không

    xin lễ hay cầu nguyện cho họ, cho nên bây giờ Thiên Chúa dùng những thánh lễ, những

    lời cầu nguyện của bà con quyếnthuộc dành cho conđể cho những linh hồn khác.

    Nhưng thưa Ðức Cha, Thiên Chúa sẽ dùng công lý của Người. Ngườisẽ cho con tất cả

    những phần thưởng con đã làm khi còn sống, khi nào con vô được nước Thiên Ðàng,

    song bây giờ con phải đền cái tội đã chểnh mảng lơlà không lo cho các linh hồn lúc

    trước.”

    Bạn hãy nhớ kỹ khi đọc câu chuyện của người đàn ông sùng đạo này. Số phận của

    người này sẽ là số phận của những ai chểnh mảngviệcgiúp đỡ các linh hồn.

     

    U CÁC LINH HỒN SẼ PHẢI GIAM GIỮ TRONG LUYỆN NGỤC BAO LÂU?

     

    a. Tùy theo số tội họ phạm nhiều hay ít.

    b. Khi sống họ có làm việc đền tội hay không? Có hy sinh hãm mình không? Hoặc

    là không phạm tội trong đời sống.

    c. Và những linh hồn đó sau khi chết có được sự cầu nguyện của kẻ khác không?

    Thường thì một linh hồn phải giam cầm trong luyện ngục lâu hơn sức tưởng tượng

    của mỗi người. Cha ruột của Thánh Louis Bertrand là một người công giáo gương mẫu.

    Hồi chưa lập gia đình, ông ao ước được dâng mình cho Chúa để làm linh mục, nhưng

    ông biết Chúa không gọi ông.

    Sau bao năm sống cuộc đời đạo đức của một người công giáo, ông từ trần. Người

    con trai thánh thiện của ông, từng biết sự công bằng của Thiên Chúa nên đã dâng rất

    nhiều thánh lễ cầu nguyện cho ông, và đổ tất cả sự sốt mến trong lời cầu nguyện, để xin

    cho linh hồn người cha yêu dấu của mình được mau thoát cảnh tù dầy nơi luyện ngục.

    Thấy cha của mình vẫn bị giam cầm trong lửa luyện tội, người con phải cầu nguyện

    thêm gấp trăm lần. Ông làm tất cả những sự đền tội, ăn chay hãm mình, dâng thánh lễ

    cho cha mình. Sau 8 năm dài như thế, nhờ sự thánh thiện hy sinh của người con mà

    Chúa đã nhận lời giải thoát cho linh hồn người cha.

    Chị của Bà Thánh Malachy đã bị giam cầm trong luyện ngục rất lâu dài, mặc dù là

    có Thánh lễ, lời cầu nguyện và những sự đau đớn hy sinh của Bà Thánh này đã chịu để

    cầu nguyện cho linh hồn chị mình.

    Và chuyện này có liên hệ tới một bà phước rất thánh thiện ở Pampluna. Bà phước

    này đã cứu bao linh hồn các bà phước dòng Camelite ra khỏi luyện ngục, phần nhiều các

    bà phước này đã bị giam ròng rã từ 30 tới 60 năm.

    Nếu các bà phước này đã bị giam từ 40, 50, 60 năm, thì thử hỏi có những kẻ phạm

    tội vô số nhưchúng ta, sẽ bị trừng phạt tới cỡ nào?

    Thánh Vincenté có một bà chị. Sau khi bà chết, Người đã dâng thánh lễ và cầu

    nguyện nhiều đến không ngờ được, để mong Thiên Chúa giải thoát cho linh hồn chị

    mình. Sau đó bà đã về và nói rằng: “Nếu không nhờ sự bầu cử của em trước tòa Thiên

    Chúa thì chị vẫn còn phải bị giam cầm trong đó rất lâu dài”.

    Chúng tôi không có ý nói là tất cả các linh hồn đều bị giam giữ thời gian dài như

    nhau để đền tội mình trong biển lửa. Vì cũng có rất nhiều ngườiphạm tội ít hơn, song lại

    làm việc đền tội nhiều hơn, nhưvậy sự trừngphạt của họ sẽ ít đau đớn hơn.

     

    U TẠI SAO PHẢI ÐỀN TỘI LÂU DÀI?

     

    Tánh xấu xa của tội lỗi thì rất mạnh. Ðối với Thiên Chúa, Ngườilà Ðấng tốt lành

    hoàn thiện, bởi vậy chỉmột tội nhỏ trước mặt Ngườicũng là xúc phạm chống lại sự tốt

    lành của Người, đủ cho chúng ta thấy tại sao các Thánh khóc lóc tội lỗi mình.

    Chúng ta là kẻ yếu hèn, dễ bị thúc giục bởi tội lỗi. Ðó là sự thật. Nhưng Thiên Chúa

    hằng ban cho chúng ta sức mạnh để chống trả với tội lỗi, Người soi sáng cho ta thấy tính

    nghiêm trọng của tội lỗi và thêm sức cho ta chống lại các cám dỗ của ma quỷ. Nhưng

    nếu chúng ta vẫn yếu hèn thì đó là lỗi của mình, bởi vì mình không dùng ánh sáng Chúa

    soi đường và sức mạnh Ngườichođể phấn dấu, mình đã không biết cầu nguyện để thắng

    nó.

    Một nhà thần học nổi tiếng và khôn ngoan đã viết rằng: Nếu những linh hồn bị án

    phạt trầm luân hỏa ngụcvì một tội trọng, nhưvậy không có gì phải ngạc nhiên khi các

    linh hồn khác bị giam trong luyện ngục cho những năm tháng dài, vì những tội nhẹ họ đã

    phạm. Có những người không biết phân biệt thế nào là tội nặng, thế nào là tội nhẹ. Có

    thể là phạm rất nhiều tội trọng, nhưng họ chỉ ăn năn sơsài và không làm gì cho việc đền

    tội. Tội thì được tha bởi phép giải tội, nhưng hình phạt cho việc đền tội sẽ phải đền khi

    bị giam trong lửa luyệntội, ở đó ngọn lửa khủng khiếp kinh hoàng kia sẽ tẩy luyện họ.

    Các Thánh ngày xưa chỉ phạm những tội rất nhẹ, vậymà họ đấm ngực ăn năn đau

    đớn và làm những việc đền tội rất xứng đáng. Còn chúng ta, chúng ta đã phạm quá nhiều

    tội lỗi nặng nề mà sự ăn năn thì chỉ chút đỉnhvà sự đền tội thì không có gì.

     

    U TỘI NHẸ

     

    Khó mà nói được những con số của tội nhẹ mà những ngườiCông giáo đã phạm.

    Có một số tội nhưyêu mình, ích kỷ, những tưtưởng, lời nói,hành động hay cảnghi

    không tốt trong mọi hình thức, lỗi đứcbác ái trong tư tưởng, lời nói và hành động, lười

    biếng, ganh ghét và rất nhiều nữa.

    Có những tội chúng ta bỏ sót. Chúng ta yêu Chúa quá ít mà Ngườiyêu chúng ta

    thì quá nhiều. Chúa chết cho mọi người chúng ta, nhưng có bao giờ chúng ta cám ơn

    Người như chúng ta phải làm hay không? Người ngự trên bàn thờ ngày đêm chờ chúng

    ta đến thăm viếng, và sẵn sàng giúp chúng ta. Chúng ta đã tới với Người bao lần? Người

    khao khát tới trong trái tim ta khi ta rước lễ, nhưngchúng ta đã từ chối Người. Người đã

    tự dâng Người cho chúng ta mỗi buổi sáng khi dâng Thánh Lễ và cho chúng ta cả một

    biển ân sủng cho những ai đến với Người, nhưng khốn thay, có bao kẻ luời biếng tới

    đỉnh núi Calvary?

    Trái tim chúng ta đầy sự xấu xa nhơnhuốc, đầy sự yếu hèn, đầy sự ích kỷ. Chúng

    ta có nhà đẹp, có thức ăn ngon, có quần áo ấm, có toàn những thứ tốt; trong khi xung

    quanh chúng ta có bao kẻ đói khát và khổ sở, chúng ta đã bố thí cho họ quá ít, trong khi

    chúng ta lãng phí những cái không cần thiết cho chúng ta.

    Chúa cho chúng ta cuộc sống này để phục vụ Thiên Chúa và để cứu rỗi các linh

    hồn. Phần nhiều những người Công giáo rất lấy làm thỏa mãn khi họdành cho Chúa 5

    phút cầu nguyện mỗi sáng, 5 phút mỗi tối. Phần còn lại 24 tiếng đồng hồ là làm việc,

    nghỉ ngơi, thú vui xác thịt. 10 phútcho Chúa, 23 tiếng đồng hồ và 50 phút cho cuộc sống

    của họ. Thử hỏicó công bằng đối với Thiên Chúa hay không?

    U TỘITRỌNG

     

    Vô phúc cho những người Công giáo đã phạm tội trọng trong cuộc sống của họ,

    mặc dù họ xưng tội, nhưng không làm việc đền tội như đã nói.

    Những người mang tội trọng trong cuộc sống và xưng tội trên giường chết có thể bị giam

    trong lửa luyện tội cho tới ngày cuối của tận thế.

    Thánh Gertrude tiết lộ rằng những người phạm nhiều tội trọng mà không làm việc

    đền tội có thể sẽ không được chia sớt sự thông công của Hội Thánh.

     

    U KẾT LUẬN

     

    Tất cả các tội lỗi dù nặng hay nhẹ, tích trữ từ 20, 30, 40, 50, 60 năm trong đời

    sống chúng ta. Tất cả mọi người đều phải đền tội cho mọi việc làm của mình sau khi

    chết.

    Nhưvậy thì chúng ta có còn hỏi tại saocác linh hồn phải giam giữ lâu trong luyện

    ngục nữa không?

     

    U TẠI SAO PHẢI CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN?

     

    Ðiều luật đầu tiên của Thiên Chúa dạy chúng ta là phải kính mến Chúa trên hết

    mọi sựvà yêu người nhưmình ta vậy. Ðây là điều luật căn bản của Thiên Chúa. Thật

    vậy, Người đã thể hiện việc Người làm cho chúng ta thấy, như vậy chúng ta phải làm gì

    cho kẻ khác?Nếu ta từ chối làm cho kẻ khác là chúng ta từ chối Người. Phúc Âm Thánh

    Matthewđã nói Chúa sẽ phán xét con người trong ngày tận thế rằng:

    Khi Ta đói ngươi đã không cho Ta ăn

    Khi Ta khát ngươi đã không cho Ta uống

    Khi Ta là kẻ lạ, ngươi đã không rước Ta vào nhà

    Khi Ta trần truồng, ngươi đã không cho Ta quần áo mặc

    Khi Ta bệnh, ngươi đã không viếng thăm Ta

    Khi Ta tù đày, ngươi đã không an ủi

    Ta nói cho các ngươi biết, khi các ngươi làm cho một người anh em trong

    các ngươi, tất nhiên các ngươi làm cho Ta đó.

    Có nhiều người Công giáo tưởng tượngcái luật đó vào thời đại này đã bị đình chỉ

    không còn áp dụng được nữa,là tại họ quá ích kỷchỉ biết lo cho bản thân mình. Nhưng

    những gì Thiên Chúa phán ra sẽ không bao giờ mai một.

     

    U CHÚNG TA PHẢI CẦU NGUYỆN CHO CÁC LINH HỒN

     

    Chúng ta bắt buột phải thương yêu và giúp đỡ kẻ khác.Láng giềng của chúng ta

    càng cần giúp đỡ bao nhiêu, thì sự giúp đỡ của chúng ta càng bị bó buộcđể giúp đỡ họ

    bấy nhiêu.

    Có thể đây là một tội vô nhân đạo, thí dụtừ chối giúp đỡ một bữa ăn cho một kẻ

    bần cùng sắp chết vì đói, họ đang cần đồ ăn để cứusốnghọ. Hay từ chối đưa một cánh

    tay để cứu một kẻ sắp chết chìm. Không chỉchúng ta chỉ giúp đỡ kẻ khác trong hoàn

    cảnh dễ dàng, mà ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn chúng ta cũng phải hy sinh,phải

    cứu người anh em chúng ta khỏi cơn tuyệt vọng.

    Và bây giờ, ai là kẻ cần sự giúp đỡ của chúng ta hơn là các linh hồn trong luyện

    ngục? Ai là kẻ trên trái đất này đói hơn, khát hơn, đau khổ hơn, chịu nhiều cực hình hơn

    so sánh với họ? Người nghèo, người bệnh, người khốn khó xung quanh chúng ta, không

    ai cần sự giúp đỡ hơn là những linh hồn đang bị thiêu đốt, giam cầm trong luyện ngục.

    Phải, chúng ta có thể kiếm ra được những kẻ có tâm hồn rất tốt, nhưng họ chỉ tìm

    cái lợi ích trong những việc làm khác, nhưng giúp đỡ các linh hồn trong luyện ngục là

    rất hiếm.

    Và ai có quyền đòi hỏi hơn chúng ta kia chứ? Vả lại, trong số các linh hồn dưới

    đó, có thể là cha, là mẹ, là bạn bè của chúng ta, hoặc là những bà con thân quyến của

    chúng ta.

     

    U THIÊN CHÚA MUỐN CHÚNG TA GIÚP HỌ

     

    Các linh hồn, họ là những người bạn yêu dấu của Thiên Chúa, cho nên Người

    khao khát chúng ta giúp họ. Người chỉ mong muốn đem họ về Thiên Ðàng, nhưvậy họ

    sẽ không bao giờ xúc phạm tới Ngườinữa vì họ đã được định sẵn là sẽ sống cuộc sống

    vĩnh cửu với Thiên Chúa. Ðúng vậy, sự công chính của Thiên Chúa đòi hỏi ta phải đền

    những tội ta đã làm. Nhưng trong sự quan phòng của Người, Người muốn chính chúng

    ta ra tay giúp đỡ họ, Ngườicho chúng ta cái quyền xoa dịu bớt đớn đau của họ, và giải

    phóng cho họ. Không có gì làm vui lòng Ngườihơn là chúng ta giúp đỡ họ. Ngườisẽ

    mang ơn chúng ta nếu chúng ta giúp họ, vì chính khi giúp họ ra khỏi luyệnngục là

    chúng ta yêu Người.

     

    U ÐỨC MẸ MUỐN CHÚNG TA GIÚP ÐỠ HỌ

     

    Không có ngườimẹ nào trên thế gian mà không thương con mình tha thiếtkhi

    thấy nó đang chịu những cực hình đau đớn, bà sẽ hết sức tìm mọi cách để làm giảm cơn

    đau cho đứa con. Cũng nhưÐức Mẹ, Người tìm sự an ủi xoa dịu cho những đứa con

    đang chịu dày vò cùng cực trong chốn luyện tội, hầu mong đem họ về Thiên Ðàng

    hưởng phúc với Người. Chúng ta sẽ làm cho Người vui mừng vô bờ nếu mỗi lần chúng

    ta cứu được một linh hồn ra khỏi luyện ngục.

     

    U CÁC LINH HỒN SẼ ÐỀN ƠN CHO CHÚNG TA CẢ NGÀN LẦN HƠN

     

    Chúng ta sẽ nói sao về cảm giác của họ. Có thể hoàn toàn không thể diễn tả được

    sự mang on vô bờ bến của họ đối với kẻ giúp họ. Họ mang tràn đầy ýmuốn trả ơn. Họ sẽ

    cầu nguyện cho kẻ thí ơn cho họ với tấm lòng sốt sắng, mãnh liệt không ngừng. Và

    Thiên Chúa không thể nào từ chối họ một cái gì. Bà Thánh Catherine nói: “Tôi đã nhận

    được rất nhiều ơn của các Thánh nhưng vẫn không bằng các ơn của các linh hồn đã cầu

    cho tôi.” Khi mà họ đã thoát được cảnh tù tội đớn đau dày vò, khi mà họ đã hưởng hạnh

    phúc Thiên Ðàng, họ sẽ không quên trả ơn cho bạn bè và những kẻ đã bố thí cho họ, ơn

    nghĩa của họkhông giới hạn. Họ sẽ phủ phục trước ngai Thiên Chúa, họ sẽ không ngừng

    cầu nguyện cho những ai đã giúp họ. Họ sẽ che chở cho bạn bè của họ tránh những tai

    nạn và phù hộ cho những kẻ đó thoát khỏi tay ma quỷ. Họ sẽ không ngừng cầu nguyện

    cho những kẻ đó, cho tới khi họ thấy những ân nhân của họ thật sự bình an trên nước

    Thiên Ðàng, và họ sẽ luôn luôn là những kẻ yêu dấu nhất, thành thật nhất, họsẽ là những

    người bạn tốt nhất. Ðã có bao nhiêu người Công giáo không biết được quyền lực bảo vệ

    rấtan toàn của các linh hồn? Nếu biết thì họ đã không còn sơ sót trong việc cầu nguyện

    cho các linh hồn.

     

    U CÁC LINH HỒN SẼ GIÚP CHÚNG TA SỐNG NGẮN HẠN TRONG LUYỆN

    NGỤC

     

    Có một ơn khác rất to lớn là các linh hồn sẽ giúp chúng ta sống dễ dàng và ngắn

    hạn hơn khi chúng ta ở luyện tội, hoặc có thể giúp chúng ta được giảm hoàn toàn không

    phải xuống đó nhờ lời cầu nguyện của họ.

    Thánh John Massias, dòng Dominican, khi còn sống Người đã hết sức tận tâm với

    các linh hồn dưới luyện tội. Người cầu nguyện bằng cách lần hạt, và đã giải thoát được

    một triệu bốn trăm ngàn linh hồn (1.400.000). Ðể trả ơn lại cho Người, các linh hồn đã

    xin cho Người chan chứa muôn ơn đặc biệt. Và trong giờ sắp chết, họ đã đến an ủi

    Người và đem Người thẳng về Thiên Ðàng.

    Ðức Hồng Y Baronius cũng kể một câu chuyện tương tự như vậy.Người được

    gọi tới, để giúp kẻ sắp chết dọn mình. Bất thình lình, Người thấy một đám thần linh hiện

    ra trong phòng kẻ liệt, họan ủi linh hồn này và đuổi đám quỷ dữ ra khỏi phòng vì chúng

    săn đón toan tính cám dỗ ông trong giờ phút cuối để phá hoại linh hồn ông. Khi được hỏi

    họ là ai, thì họ trả lời họ là 8.000 linh hồn đã được giải thoát khỏi lửa luyện tộibởi nhờ

    những lời cầu nguyện và những việc lành của ông ta đã làm cho họ. Họ được Thiên

    Chúa sai xuống để dẫn ông ta về trời, ông ta không phải qua lửa luyện tội dù trong chốc

    lát.

    Thánh Gertrudeđã bị quỷ cám dỗ khi gần kề cái chết. Thần trí trong cơn nguy

    hiểm bên giờ phút thập tử nhất sinh. Ma quỷ không thể kiếm được một mưu kế nào khéo

    léo để lèo lái vị Thánh này sa ngã, nó nghĩ phải phá rối sự bình thản trong tâm hồn bà

    bằng cách nói là bà có thể sẽ bị giam giữ trong luyện ngục rất nhiều năm.

    Nhưng Thiên Chúa của chúng ta, Người đã tự mình xua đuổi đám quỷ dữ đi ra

    khỏi và an ủi vị Thánh này, thay vì gửi các thiên thần và hàng ngàn linh hồn xuống để

    làm việc này. Chúa nói với bà rằng: “Ðể đánh đổi những gì con đã làm cho các linh hồn,

    Ta sẽ đem con về thẳng Thiên Ðàng hưởng muôn hạnh phúc với Ta.”

    Ông Henry Suso, dòng Dominican, làm một điều ước với một người bạn rất đạo

    đức là: nếu một trong hai người phải ra đi trước, thì người còn lại phải làm một tuần hai

    thánh lễ để cầu cho linh hồn người kia, cũng như lời cầu nguyện vậy. Chẳng may người

    bạn của ông Henry chết trước, lập tức, ông Henry bắt đầu dâng thánh lễ như đã hứa, ông

    tiếp tục làm rất lâu. Sau cùng, ông nghĩlà chắc chắn người bạn của mình đã là Thánh và

    về Thiên Ðàng rồi, nên không còn dâng thánh lễ nữa.

    Nhưng ông thất kinh khi thấy linh hồn người bạn mình hiện về trong đau đớn

    khủng khiếp, và quở trách ông là đã không dâng thánh lễ như đã hứa. Ông Henry trả lời

    trong sự vô cùng thương tiếc vì cứ tuởng bạnôngđã huởng phúcThiên Đàng. Nhưng

    Henry nói với bạn rằng ông vẫn khôngquên lời cầu nguyện cho bạn. Nhưng linh hồn

    ông bạn đã khóc lóc: “Hỡi bạn Henry yêu dấu, xin hãy dâng thánh lễ cho tôi, bởi vì tôi

    chỉ cần Máu Thánh Châu Báu Chúa Giê su.”

    Từ đó Henry ra sức cầu nguyện và dâng thánh lễ cho bạn cho tới khi bạn mình

    thật sự được giải thoát.

    Khi Henry chết, ông được nhận lại tất cả các ơn của bạn đáp đền. Henry đã làm

    cho bạn mình trước, và còn nhiều hơn sự tưởng tượng của Henry nữa.

     sites.google.com
    ----------------------------------
     
     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO -

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Mar 13 at 12:38 AM
     

     
     
    Ảnh cùng dòng

    DỊCH VIRUS COVID-19 CÓ PHẢI LÀ DẤU CHỈ CỦA THỜI ĐẠI?

     

    Nhiều người có thể ngạc nhiên: Vì sao trước đại dịch virus Corona, Giáo Hội Công Giáo thường mời gọi tín hữu tin vào Thiên Chúa? Đó là thái độ cần thiết, bởi trải qua dòng lịch sử với nhiều biến cố, Giáo Hội nhận ra được dấu chỉ của thời đại (the signs of the times). Nơi đó, Giáo Hội đọc thấy những thông điệp Thiên Chúa đang nói với con người. Trước diễn biến phức tạp của virus Covid-19 đang bùng phát mạnh hơn trên toàn cầu, chúng ta thử xem đó có phải là dấu chỉ của thời đại.

      

    1. Thuật ngữ

     

    Với nhiều tín hữu, có thể cụm từ trên đây nghe rất lạ tai. Để tiếp cận từ này, chúng ta khởi đi từ câu đúc kết dân gian: “Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa”. Hoặc, “Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy, cơn đằng nam vừa làm vừa chơi.” Dân Việt Nam mình có biết bao câu như thế để nói về hiện tượng thời tiết, báo hiệu cho chúng ta nên ứng xử như thế nào.

     

    Trong đời sống đức tin cũng thế, dấu chỉ là một thực tại có thể thấy được, để hướng đến một thực tại khác. Dấu chỉ thời đại là những sự kiện hay hiện tượng văn hóa, xã hội, biến cố nói lên tính chất đặc thù của thời đại. Qua đó, chúng ta có thể thấy những khát vọng và nhu cầu của con người. [1] Quan trọng hơn, nơi đó người Công Giáo có thể đọc ra sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa.

     

    Nếu mở từng trang Kinh Thánh, chúng ta có thể thấy biết bao dấu chỉ thời cuộc trong cả Cựu Ước lẫn Tân Ước. Đó có thể là những chiến thắng vẻ vang của dân Chúa trước quân xâm lăng. Cuộc xuất hành thành công dưới sự lãnh đạo của Môsê cũng là dấu chỉ cho thấy Thiên Chúa luôn đồng hành với dân Người. Khi cả dân quay về với Thiên Chúa, đó là dấu chỉ cho thấy họ thực sự ăn năn. Ngược lại, khi dân xa rời Thiên Chúa, thờ thần ngoại bang, đó là dấu chỉ cho thấy dân sắp rơi vào cảnh lầm than.

     

    Sang thời Tân Ước, mỗi sách Tin Mừng đều cho thấy những dấu chỉ cần được nhận ra [2]. Chúng ta nhớ có lần Tin Mừng ghi lại đoạn Chúa Giêsu khuyên người ta cần nhận ra dấu chỉ của thời đại: “Bấy giờ, có những người thuộc phái Pharisêu và phái Xađốc lại gần Đức Giêsu, và để thử Người, thì xin Người cho thấy một dấu lạ từ trời. Người đáp: ‘Chiều đến, các ông nói: Ráng vàng thì nắng’, rồi sớm mai, các ông nói: ‘Ráng trắng thì mưa’. Cảnh sắc bầu trời thì các ông biết cắt nghĩa, còn thời điềm thì các ông lại không cắt nghĩa nổi.” (Mt 16,1–3).   

     

    Thực ra cụm từ trên chỉ được nhắc đến vào thế kỷ XVII, nhà thần học kinh viện người Tây Ban Nha, Melchior Cano nói về lịch sử như một “nơi chốn thần học”. Sau này đức Hồng y Michael von Faulhaber (1869–1952) đã từng dùng kiểu nói: “Tiếng của thời đại, tiếng của Chúa”. Nhất là sau hai cuộc thế chiến, “dấu chỉ thời đại” trở thành cụm từ then chốt. Chẳng hạn, trong thông điệp đầu tiên của mình nơi Công Đồng Vaticano II (1962–1965), Đức Phaolô VI viết: “Phải kích thích trong Giáo Hội sự chờ đợi trong sự tỉnh thức kiên trì đối với những dấu chỉ thời đại… xác nhận tất cả những sự vật và gìn giữ điều gì là tốt trong mọi thời, cũng như trong mọi hoàn cảnh.” [3] Đòi hỏi đó không chỉ dành cho các nhà thần học, hoặc những chủ chăn của Giáo Hội; đó còn là lời mời dành cho mỗi giáo dân để biến dấu chỉ thời đại thành một khát vọng chân thành và thiết thực. (x. Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân, số 14).

     

    Ví dụ Công Đồng Vaticano II cho chúng ta một vài dấu chỉ tiêu biểu của thời đại như: khát vọng hiệp nhất (x. HN 4); vai trò của người giáo dân (x. LM 9); tình liên đới giữa các dân tộc (x. TĐ 14); quyền tự do tôn giáo (x. TD 15); lòng nhiệt thành với phụng vụ (x. PV 43).

     

    2. Dịch virus Covid-19 có phải là dấu chỉ thời đại?

     

    Nếu đọc qua những lá thư của Giáo Hội liên quan đến lần đại dịch này, chúng ta dễ dàng nghe được những lời mời gọi nguyện cầu và trở về với Thiên Chúa. Nhất là mùa dịch đang diễn ra trong Mùa Chay, lời gọi ấy lại càng thống thiết hơn. Hẳn nhiên, đó luôn là sứ mạng của Giáo Hội, để giúp con người trung tín vào Thiên Chúa. Trong cảnh dịch lan tràn như hiện nay, Giáo Hội càng nhìn thấy nơi đó một dấu chỉ lớn lao. Vì trong đau khổ và nghịch cảnh, một mặt người tín hữu dễ phớt lờ tiếng nói của Thiên Chúa trong biến cố này; mặt khác, Giáo Hội luôn giúp con người trở về với Thiên Chúa. Hoặc nói như Clive Staples Lewis [4]: “Thiên Chúa thì thầm trong những lúc ta vui, Người thì thầm trong lương tâm ta. Nhưng Người nói lớn mạnh trong những đau khổ của ta. Những đau khổ đó là cái loa tăng âm để làm thức tỉnh một thế giới ngủ mê.” (x. Youcat số 51).

     

    Chắc chắn virus Corona đang ảnh hưởng không chỉ đến tính mạng nhiều người, nó còn tác động đến hầu hết khía cạnh của đời sống. Có người ví đó như cuộc chiến tranh mà toàn thế giới phải chống chọi. Mỗi tín hữu cũng không miễn nhiễm với con virus này. Cứ nhìn thành đô Rôma tráng lệ, đông đúc người hành hương, thì trước virus Corona, mọi chương trình, thánh lễ công cộng đều tạm ngưng. Điều ấy có nghĩa là người ta đang có biện pháp cực mạnh để hy vọng ngăn ngừa được sức công phá của virus.

     

    Trong bầu không khí ấy, dĩ nhiên, Giáo Hội thấy được nỗi đau đớn, hoảng sợ của người dân. Giáo Hội thấy nơi đó một lời mời gọi để con người cần hoán cải, sám hối và ăn năn nhiều hơn. Giáo Hội đang tiếp tục lắng nghe tiếng Chúa trong những biến cố của thế giới, nhất là lần đại dịch này. Phải chăng Thiên Chúa muốn nhắc cho con người về thân phận mỏng dòn, mong manh và phải chết? Phải chăng con người toàn năng có thể làm được mọi thứ, có thể tiêu diệt được địch thù đang tấn công nhân loại? Phải chăng virus Covid-19 là hệ quả của những lầm lạc và kiêu ngạo của con người? Hình như con người chia phe nhóm đấu đá, đến nỗi hậu quả là chết chóc tang thương? Hoặc là, virus này khiến thế giới bừng tỉnh về một viễn tượng thiên đường do chính con người có thể tạo nên bằng quyền lực, tranh giành và cố chấp? v.v.

     

    Danh sách câu hỏi trên đây có thể dài vô tận mà mỗi người có thể đặt ra trước con virus này. Đừng quên, Giáo Hội luôn nhớ sứ mạng của mình là chăm chú tìm kiếm, lắng nghe, khám phá tiếng nói, cũng như hoạt động của Thiên Chúa trong dòng lịch sử qua những dấu chỉ thời đại. Sẽ không thừa khi Giáo Hội thống thiết nhắc con cái mình về một dấu chỉ đang diễn ra trước mắt chúng ta. Đó là thời cơ để con người khiêm tốn hơn, nhìn nhận thân phận và vị trí của mình trong công trình sáng tạo của Thiên Chúa.

     

    Một cách cụ thể, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhiều lần chỉ cho chúng ta nhận ra dấu chỉ của thời đại. Chẳng hạn ngài nói: “Mỗi người chúng ta đều có tự do để phân định. Nhưng để có thể phân định được, chúng ta phải biết rõ điều gì đang diễn ra.” [5] Hẳn nhiên mỗi người đều thấy điều gì đang diễn ra quanh con virus kinh khủng này. Trên mạng Internet, môi trường xung quanh, đâu đâu cũng đầy những thông tin về con virus Covid-19. Tôi phòng dịch và nhìn nhận về dịch bệnh này như thế nào?

     

    Giáo Hoàng Phanxicô chỉ cho ta một chìa khóa để nghe được dấu chỉ: “Trước hết là phải biết thinh lặng: hãy thinh lặng và quan sát. Sau đó, hãy suy tư và phản tỉnh.” [6] Đó là không gian nguyện cầu, là nhìn những gì đang diễn ra để lắng nghe tiếng Chúa. Chúa vẫn ở đó, và muốn nói nhiều điều với con người trong biến cố này. Với sự đơn sơ, chân thành cộng với việc thinh lặng, suy tư phản tỉnh và cầu nguyện, hy vọng mỗi người đọc được thông điệp của Chúa nơi hoàn cảnh không mấy yên bình này.

     

    Điều tuyệt vời cho những ai nhận ra chút dấu chỉ của thời đại là: họ không hoang mang, hoảng sợ. Ngược lại họ xác tín: “Chính Tin Mừng là Lời của Chúa Giêsu đã làm thay đổi thế giới và tâm hồn chúng ta. Do đó, chúng ta được mời gọi tín thác vào Lời của Chúa Kitô, để mở tâm hồn đón nhận Lòng thương xót của Chúa Cha và để cho bản thân mình được biến đổi nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần.” [7] Gần hơn, sau khi đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho giáo dân trước dịch Covid-19, đức cha Giuse Nguyễn Năng mời gọi giáo dân “xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót chữa lành và ban bình an cho nhân loại.” [8]

     

    Với quan điểm cá nhân, tôi thấy đại dịch lần này thực sự là dấu chỉ của thời đại. Nơi đó, mỗi người có thể hiểu hơn về cách Thiên Chúa nói với con người. Thiên Chúa có thể tỏ lộ nhiều điều qua biến cố lay động toàn cầu lần này. Hay nói như Đức Giáo Hoàng Phanxicô ngày 11 tháng 3, khi ngài cầu nguyện trong biến cố này: “Lạy Mẹ Maria, Mẹ luôn tỏa sáng trên hành trình của chúng con như dấu chỉ của ơn cứu độ và niềm hy vọng… xin giúp đỡ chúng con biết vâng theo thánh ý Chúa Cha.” [9]

     

    3. Vài điều cần tránh khi đọc dấu chỉ thời đại

     

    Khi nói về dấu chỉ thời đại, các nghị phụ Công Đồng Vaticano II nhấn mạnh đến “sự hiện diện của Thiên Chúa và về hoạt động của Ngài.” Thật không chính xác khi thấy những dấu chỉ để quy gán cho Thiên Chúa đang trừng phạt dân. Chúa không làm ra con virus Covid-19. Ngài không tạo ra sự dữ. Xin đừng nhìn dấu chỉ thời đại này để nói rằng Chúa không thương xót con người.

     

    Covid-19 không phải là dấu chỉ cánh chung. Con người không thể biết lúc nào đến ngày cánh chung. Dấu chỉ thời đại giúp con người có thêm lý do để tin tưởng vào Thiên Chúa nhiều hơn. Thiên Chúa luôn quan phòng mọi sự. Mỗi người đều sống trong tình yêu của Ngài. Nếu hiện tại con người tin yêu Chúa, thì tương lai sẽ tốt đẹp hơn.

     

    Chiêm ngắm những gì đang diễn ra để thấy được bàn tay của Thiên Chúa. Trước dấu chỉ thời đại, người ta lại có nguy cơ đi vào lối dẫn dắt của sự dữ. Họ bi quan và thấy tuyệt vọng. Trong khi đó, Thiên Chúa mời gọi họ nhìn vào cuộc sống với niềm hy vọng lớn lao. Có Chúa là có tương lai, có bình an. Do đó, đừng để dấu chỉ thời đại dẫn bạn vào ngõ cụt.  

     

    Khi đọc dấu chỉ, chúng ta không thể đọc một mình. Chúng ta có Giáo Hội, có Chúa Thánh Thần hướng dẫn. Xin đừng liều lĩnh suy đoán một mình. Ngược lại trong Giáo Hội, chúng ta được hướng dẫn để thấy dấu chỉ thời đại rõ hơn, khách quan hơn. Đối với Kitô hữu, để nhận ra các dấu chỉ thời đại, họ cần được Giáo Hội hướng dẫn để biết lắng nghe tiếng nói của Thần Khí và quy chiếu về Chúa Kitô [10].

     

    Đừng để tâm lý hoảng sợ, hoang mang chi phối việc đọc dấu chỉ của chúng ta. Nhất là trước biết bao thông tin tiêu cực về Covid-19, một tâm hồn bình an trong Chúa mới có thể nhận ra Chúa đang muốn nói với tôi điều gì.

     

    Khi viết về chủ đề này, Lm. Nguyễn Trọng Viễn, dòng Đa Minh, nhắc chúng ta nhớ đến sự thật này: “Nếu Thiên Chúa trong quá khứ, đã yêu thương những người thuộc về Ngài; thì Ngài không thể không yêu thương họ ngày hôm nay.”[11] Do đó, đọc dấu chỉ thời đại đòi người ta đặt cuộc đời vào vòng tay yêu thương của Thiên Chúa. Sẽ là sai lầm nếu thấy đau khổ hoặc sự dữ mà lãng quên tình yêu của Chúa.

     

    Tạm kết

     

    Có lẽ đề tài này quá rộng so với một bài viết ngắn trên đây. Hy vọng chút gợi ý trên để mỗi người nhìn đại dịch Covid-19 với lòng tin tưởng và hy vọng. Thiên Chúa thực sự đang “vặn loa” thật to để mời gọi con người trở về với Ngài. “Liệu tôi có biết rằng lịch sử của Chúa vẫn đang tiếp diễn hôm nay, và mãi cho đến ngày Ngài ngự đến trong vinh quang không? Tôi có đọc được các dấu chỉ thời đại và sống kiên trung với tiếng gọi của Chúa không?”[12]  

     

    Dù trong hoàn cảnh thuận lợi hoặc khó khăn, khỏe mạnh hay dịch bệnh, Giáo Hội, Thiên Chúa vẫn luôn mời gọi mỗi người nhạy bén nhận ra dấu chỉ thời đại. Nó đang diễn ra trước mắt chúng ta. Ước gì mỗi người lắng nghe được tiếng nói của Chúa Thánh Thần đang lớn tiếng trong cơn dịch này.

     

    Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
    Nguồn: 
    dongten.net

    ______________

    [1] X. Từ Điển Công Giáo, mục từ Dấu Chỉ và Dấu Chỉ Thời Đại.

    [2] Đặc biệt thánh Gioan thích dùng dấu lạ thay vì phép lạ. Theo Giuse Lê Minh Thông, O.P., điều này có ý nghĩa quan trọng trong thần học Tin Mừng Gioan: Đức Giê-su là người thực hiện các dấu lạ, và chính Người cho biết ý nghĩa của dấu lạ. Chẳng hạn ý nghĩa của dấu lạ bánh hoá nhiều (Ga 6,1-15) sẽ được Đức Giê-su giải thích trong diễn từ bánh sự sống (Ga 6,25-59), v.v.

    [3] Thông điệp  Ecclesiam suam – Giáo Hội của Chúa, công bố ngày 6–8–1964.

    [4] 1898–1963, văn sĩ Anh, tác giả cuốn Ký sự Narnia.

    [5] Bài giảng Đức Thánh Cha Phanxicô, ngày 23 tháng 10 năm 2015 tại nhà nguyện thánh Marta.

    [6] Như trên

    [7] Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân nhiễm virus corona

     [8] X. Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thông báo về dịch bệnh Covid-19 ngày 06.03.2020

    [9] Đọc thêm bài Đức Thánh Cha Phanxicô xin Đức Mẹ bảo vệ thế giới khỏi virus corona

    [10] X. Hiến chế mục vụ về giáo hội trong thế giới ngày nay, số 44.

    [11] Giuse Nguyễn Trọng Viễn OP., Dấu Chỉ Thời Đại

    --------------------------------------------