24. Học Hỏi Để Sống Đạo

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - 33 CÂU HỎI MÙA CHAY

33 Câu Hỏi Giáo Lý Mùa Chay

1. Mùa Chay là gì ? Mùa Chay kéo dài bao nhiêu ngày, bắt đầu và kết thúc vào ngày nào ?

Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ thứ Tư Lễ Tro và kết thúc trước Thánh Lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ Năm Tuần Thánh.

2. Kinh Thánh cho ta biết con số 40 ám chỉ những biến cố lớn nào ?

Con số 40 ( ám chỉ ) gợi nhớ 40 năm dân Do Thái Vượt Qua trong sa mạc tiến về Đất Hứa (Ds 14, 33; 32, 13), lụt Hồng Thủy kéo dài 40 đêm ngày (St 7) và cuộc chay tịnh 40 đêm ngày của Chúa Kitô trong rừng vắng trước khi rao giảng ơn cứu độ (Mt 4, 2; Lc 4, 1 – 2). Các Giáo Phụ cũng coi thời gian giữ chay tương tự thời gian bốn mươi ngày ông Môsê ở trên núi Xinai (Xh 34, 28), hoặc 40 ngày ông Êlia chạy trốn ở núi Khorép (1V 19, )…

3. Mùa Chay có mấy đặc tính ?

Mùa Chay là mùa sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng Lễ Vượt Qua của Đức Kitô, và nhất là nhớ lại hoặc dọn mình lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy. Mùa Chay còn là mùa chuẩn bị các tín hữu cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua bằng sự nhiệt thành nghe Lời Chúa và chuyên chăm cầu nguyện mỗi ngày.

4. Mùa Chay mang ý nghĩa gì ?

Mùa Chay là thời kỳ sám hối, cầu nguyện: Hội Thánh kêu gọi mọi người quay về với Chúa, thanh tẩy tâm hồn, từ bỏ các tật xấu, hy sinh hãm mình và làm việc bác ái. Mùa Chay cũng là thời gian huấn luyện Đức Tin của các Kitô hữu cho thêm vững mạnh, và sâu xa hơn khi nhớ lại Bí Tích Thánh Tẩy đã lãnh nhận. Mùa Chay còn là mùa chuẩn bị cho anh chị em Dự Tòng đón nhận sự sống thiêng liêng nhờ việc sống tinh thần của Bí Tích Thánh Tẩy.

5. Chủ đề Sứ Điệp Mùa Chay năm 2014 của Đức Thánh Cha là gì ?

Chủ đề của Sứ điệp trích từ thư thứ hai của Thánh Phaolô gửi tín hữu Corintô: “Người đã trở nên nghèo để làm cho chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo của Người” (x. 2 Cr 8,9).

6. Vì sao ĐTC chọn chủ đề này?

Vì đây là chủ đề yêu thích của Đức Thánh Cha Phanxicô; ngay từ khi khởi đầu sứ vụ Giáo hoàng, ngàiđã luôn nhấn mạnh đến chiều kích này của đời sống Kitô hữu.

7. Bốn phương thế Hội Thánh quen dùng trong Mùa Chay là gì ?

Bốn phương thế Hội Thánh quen dùng trong Mùa Chay là: sám hối, ăn chay hãm mình, cầu nguyện và làm các việc bác ái.

8. Sám hối là gì ?

Sám hối là can đảm và khiêm tốn nhìn nhận những lỗi lầm mình đã phạm.

9. Việc chay tịnh giúp con người ra sao ?

Qua việc chay tịnh, con người nhìn nhận mình lệ thuộc Thiên Chúa, vì chính lúc không sử dụng lương thực Chúa ban, con người mới cảm nghiệm được tính cách bấp bênh của sức lực mình. Hơn nữa, ăn chay là muốn bày tỏ cùng Thiên Chúa rằng: Nếu không có Người, chúng ta không thể làm gì được; và qua việc thực lòng nhìn nhận tính cách hư vô của mình, con người khẩn cầu Chúa tha thứ.

10. Theo luật HT, đến tuổi nào thì buộc phải giữ chay và kiêng thịt ?

Theo luật Hội Thánh, mọi người từ tuổi thành niên (tức là 18 tuổi trọn; GL 97) cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì buộc phải giữ chay (GL 125 ). Còn luật kiêng thịt buộc những người từ 14 tuổi trọn trở lên.

11. Giáo Hội buộc ta phải giữ chay và kiêng thịt vào những ngày nào ?

Giáo Hội buộc ta phải giữ chay và kiêng thịt vào hai ngày Thứ Tư Lễ Tro và ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (x. GL 125). Việc chay tịnh của Hội Thánh vào hai ngày này nói lên ý muốn đền tội và từ bỏ tội lỗi và đó cũng là một sự chuẩn bị để mừng lễ Phục Sinh.

12. Phụng Vụ ngày thứ Tư Lễ Tro gợi lên cho tín hữu những gì ?

Phụng Vụ ngày Thứ Tư Lễ Tro gợi lên cho tín hữu ý thức về thân phận thụ tạo tội lỗi của mình. Khi nhận tro rắc lên đầu, tín hữu được nhắc nhớ: “hãy nhớ mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro”.

13. Tại sao CN thứ VI Mùa Chay được gọi là Chúa Nhật Lễ Lá ?

Chúa Nhật bắt đầu Tuần Thánh gọi là Chúa Nhật Lễ Lá, vì có cuộc kiệu lá để kỷ niệm việc Chúa Giêsu long trọng tiến vào thành Thánh Giêrusalem để hoàn tất Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người. Tục lệ này khởi đầu tại Giêrusalem vào cuối thế kỷ thứ IV.

14. Nghi thức làm phép lá và rước lá nhắc nhở chúng ta điều gì ?

Nghi thức làm phép lá và rước lá nêu cao vương quyền của Đức Kitô, đồng thời để giúp chúng ta sống lại cảnh tượng Chúa Kitô khải hoàn tiến vào Giêrusalem. Người muốn tỏ uy quyền và vinh quang của Người để chúng ta bền vững, tin tưởng và trung thành với Người.

15. Tuần Thánh là gì ?

Tuần Thánh là tuần lễ chủ yếu của Năm Phụng Vụ, bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Lá đến Chúa Nhật Phục Sinh.

16. Trong tuần Thánh, GH cử hành những cuộc tưởng niệm nào ?

Trong Tuần Thánh, Giáo Hội cử hành cách đặc biệt hơn các biến cố trong những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu, tức là cuộc khổ nạn, cái chết và sự Phục Sinh của Người. Trong tuần lễ này, Tam Nhật Vượt Qua là những ngày quan trọng nhất.

17. Hằng năm, người Do Thái mừng lễ Vượt Qua để làm gì ?

Hằng năm người Do Thái mừng lễ Vượt Qua để tưởng nhớ lại biến cố Vượt Qua Biển Đỏ mà ngợi khen, cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương giải thoát họ khỏi cảnh nô lệ Ai Cập, và nhắc nhở họ phải sống xứng đáng là dân riêng của Chúa.

18. Hội Thánh cử hành Tam Nhật Vượt Qua với mục đích nào ?

Hội Thánh cử hành Tam Nhật Vượt Qua để cho ta thấy trước và sống trước những thực tại của ngày cánh chung, ngày mà Chúa Kitô sẽ tập hợp tất cả chúng ta lại trong Nước của Cha Người. Mầu nhiệm Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Giêsu đã khơi mào và bảo đảm cho ta được hưởng ngày hồng phúc ấy. Hơn nữa, Hội Thánh dùng Tam Nhật Vượt Qua để đón nhận những con cái mới được sinh ra trong ân sủng, để giao hòa những hối nhân và canh tân đời sống những người đã được thanh tẩy.

19. Tam Nhật Vượt Qua có ý nghĩa gì đối với Kitô hữu ?

Tham dự Tam Nhật Vượt Qua, tín hữu được sống với Đức Kitô trong bữa Tiệc Ly, theo Người lên Núi Sọ, bước vào chốn an nghỉ của Người và chiêm ngắm Người Phục Sinh vinh hiển.

20. Tại sao Tam Nhật Vượt Qua lại là trung tâm điểm của Phụng Vụ Kitô giáo ?

Tam Nhật Vượt Qua là trung tâm điểm của Phụng Vụ Kitô giáo, bởi vì tất cả nền Phụng Vụ của Hội Thánh đều phát xuất từ mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô: khổ nạn, chịu chết và phục sinh. Chúa Phục Sinh là ngày lễ Mẹ của mọi Chúa Nhật trong năm; Thánh Lễ nào cũng đều tưởng niệm và tái diễn công cuộc Vượt Qua của Đức Kitô.

21. Trong ngày thứ Năm Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những nghi thức long trọng nào ?

Thánh Lễ Truyền Dầu được cử hành vào ban sáng do Đức Giám Mục Giáo Phận chủ tế cùng với Linh Mục đoàn để làm phép dầu Bệnh Nhân, dầu Dự Tòng và để thánh hiến Dầu Thánh. Thánh Lễ tưởng niệm bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu được cử hành ban chiều để nhắc nhớ việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Thánh Lễ này khai mạc Tam Nhật Vượt Qua.

22. Phụng Vụ chiều thứ Năm Tuần Thánh, Hội Thánh tưởng niệm những biến cố gì liên quan đến Chúa Giêsu?

Trước hết là tưởng niệm bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu, việc Ngài thiết lập Bí Tích Thánh Thể và chức Linh Mục (x. Mt 26, 26-29), cũng như nghi thức rửa chân, biểu tượng tình yêu phục vụ của Đức Kitô (x.Ga 13,1 -20).

23. Khi cử hành nghi thức rửa chân, Hội Thánh muốn nhắc chúng ta điều gì ?

Chính vì yêu thương mà Chúa Giêsu đã hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ, như đầy tớ rửa chân cho chủ. Qua nghi thức này, Hội Thánh muốn nhắc nhở chúng ta phải noi gương Đức Kitô trong tinh thần phục vụ: “Phục vụ vì yêu thương”.

24. Kinh Thánh cho ta biết tâm trạng của Chúa Giêsu trong vườn Ghếtxêmani thế nào ?

Trong vườn Ghếtsêmani, Chúa Giêsu cảm thấy sợ sệt, buồn rầu và xao xuyến. Người đã xin Chúa Cha cho khỏi qua giờ đau khổ, khỏi phải uống chén này. Tuy nhiên, dầu sợ hãi, Người cũng sẵn sàng chết, nếu đó là Thánh ý Chúa Cha: “nhưng xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha” (x. Mt 26, 39; Mc 14, 35 – 36; Lc 22, 42 – 44).

25. Chén mà Chúa Giêsu xin Chúa Cha cho Ngài khỏi uống ám chỉ điều gì ?

Chén ở đây ám chỉ những thử thách và những đau khổ mà Đức Giêsu sắp phải chịu. Đó chính là cuộc thương khó của Ngài.

26. Trọng tâm của việc cử hành chiều ngày thứ Sáu Tuần Thánh là gì ? Tại sao ?

Trọng tâm của việc cử hành chiều thứ Sáu Tuần Thánh là nghi thức suy tôn và kính thờ Thánh Giá, vì nhờ Thánh Giá mà ơn cứu độ được ban cho chúng ta.

27. Trên Thập Giá, Đức Giêsu đã nói những lời nào ?

Lời thứ nhất: Đức Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha xin Người tha cho những kẻ làm khổ mình: “Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 34); Lời thứ hai:Đức Giêsu chấp nhận lời xin của tên trộm bị đóng đanh cùng: “Tôi bảo thật anh, hôm nay anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên Đàng” (Lc, 23, 43); Lời thứ ba: Đức Giêsu trao gửi Thánh Gioan cho Đức Mẹ: “Thưa Bà, đây là Con Bà” (Ga 19, 26); Lời thứ tư:Đức Giêsu trao gửi Đức Mẹ cho Thánh Gioan: “Đây là Mẹ của anh” (Ga 19, 27); Lời thứ năm: Đức Giêsu than thở với Chúa Cha: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con !” (Mt 27, 46); Lời thứ sáu:Đức Giêsu phó thác linh hồn cho Chúa Cha: “Lạy Cha, Con xin phó thác linh hồn Con trong tay Cha” (Lc 23, 46); Lời thứ bảy: Đức Giêsu kêu khát và sau khi uống chút giấm chua, Đức Giêsu nói: “Thế là mọi sự đã hoàn tất”. Rồi Người tắt thở. (Ga 19, 30).

28. Khi chết trên Thập Giá, Đức Kitô muốn nói với chúng ta điều gì ?

Đức Kitô muốn nói rằng Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng: “Không có tình yêu nào lớn lao cho bằng tình yêu của người dám hy sinh mạng sống mình vì người mình yêu” (Ga 15, 13).

29. Tại sao gọi tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu cứu chuộc ?

Chúng ta gọi tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu cứu chuộc vì qua hy lễ của Đức Kitô, tình yêu Thiên Chúa giải thoát loài người khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết. (Rm 5, 8).

30. Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu chết trên Thập Giá, chúng ta phải có những thái độ nào ?

Suy tôn: vì Chúa đã chiến thắng sự chết; Kính phục: vì Chúa đã hy sinh chịu chết; Cảm mến: vì Chúa đã dùng cái chết để tỏ lòng yêu thương ta; Tri ân: vì Chúa đã chịu chết để chuộc tội cho ta; Ngưỡng mộ: vì Chúa muốn chúng ta noi theo Người: “Ai muốn theo Ta, thì hãy bỏ mình và vác thập giá mình mà theo”. Vì thế, chúng ta hãy giục lòng ăn năn tội và quyết tâm sống mỗi ngày một đẹp lòng Chúa Giêsu hơn.

31. Ngày thứ Bảy Tuần Thánh, Hội Thánh muốn chúng ta làm gì ?

Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, Hội Thánh mời gọi chúng ta cùng với Mẹ Maria cầu nguyện bên Mồ Chúa, cùng Người suy ngắm các đau khổ, cái chết và việc mai táng của Chúa Giêsu trong niềm hy vọng và tin tưởng.

32. Trên hình Thánh Giá ở cây nến Phục Sinh, Linh Mục ghim năm hạt hợp hương mang ý nghĩa gì ?

Trên hình Thánh Giá ở cây nến Phục Sinh, năm hạt hợp hương chính là biểu tuợng của năm dấu đanh Chúa Giêsu (dấu đanh trên cổ tay trái, dấu đanh trên cổ tay phải dấu đanh trên cổ chân trái, dấu đanh trên cổ chân phải, và dấu đanh bên cạnh sườn Chúa Giêsu).

33. Dấu Thánh Giá mang ý nghĩa gì ?

Thánh Giá là dấu chỉ của sự cứu độ. Khi làm dấu Thánh Giá, chúng ta nhận biết mình thuộc về Chúa Kitô và bày tỏ niềm tin vào Chúa Kitô, Đấng đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta.

 

 

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts

 
 

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO -7 ƠN CHÚA THÁNH THẦN

  •  
    nguyenthi leyen - Feb 17 at 10:57 PM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN
     
    1. Ơn Khôn Ngoan:
    Giúp ta phân biệt điều phải, điều trái.
    2. Ơn Hiểu Biết:
    Giúp ta hiểu biết sâu xa hơn những điều Chúa và Giáo Hội dạy.
    3. Ơn Biết Lo Liệu:
    Giúp ta giải quyết mọi khó khăn trong đời sống.
    4. Ơn Sức Mạnh:
    Giúp ta chu toàn việc bổn phận và vượt qua mọi khó khăn.
    5. Ơn Thông Minh:
    Giúp ta nhận ra thánh ý Chúa.
    6. Ơn Ðạo Ðức:
    Giúp ta tin yêu Chúa và giúp đỡ anh em.
    7. Ơn Kính Sợ Thiên Chúa:
    Giúp ta tôn kính sự công bằng và quyền phép Chúa và sợ làm phiền lòng Ngài.
    BẢY ƠN CHÚA THÁNH THẦN[1]
    Định nghĩa: Ân huệ Thánh Thần là những phẩm chất thường tại Chúa ban cho linh hồn một trật với ơn Thánh sủng và các nhân đức thiên phú, để tăng cường tài năng của ta, khiến ta nên mềm mại, hầu hấp thụ các ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, kích động và thực hành các nhân đức khó nhất và cao nhất (L.Lalle ment, Cha Phạm Châu Diên dịch).
    Có bảy ơn huệ (dựa vào Isaia 10,2-3).
    - Khôn ngoan - Hiểu biết - Thông mình - Biết lo liệu - Sức mạnh - Đạo đức - Kính sợ Đức Chúa Trời.
    Trong bảy ân huệ này có bốn ơn trợ giúp trí năng ta (ơn Khôn ngoan, Hiểu biết, Thông mình, Biết lo liệu) và ba ơn trợ giúp ý chí (Sức mạnh, Đạo đức, Kính sợ), nhờ vậy, ta biết xử thế đúng tinh thần Phúc Âm, biết tiến đức mỗi ngày.
    Thí dụ: Đứng trước một vấn đề tranh chấp nghề nghiệp, nhờ ân huệ Thánh Thần giúp, ta biết giải quyết theo đường lối Phúc Âm (bác ái và công bằng), khác hẳn với những kẻ chỉ chuyên dùng sức mạnh, quyền lực thế gian.
    Thí dụ: Ta đi xưng tội: xét mình (phải dùng trí năng), giục lòng ăn năn tội (phải dùng ý chí). Vậy, muốn lãnh Bí tích Giải tội nên, phải cần tới các ân huệ Thánh Thần trợ giúp.
    1 - ƠN KHÔN NGOAN
    Bản chất – Ơn khôn ngoan (don de sagesse) giúp trí năng dựa vào những nguyên lý tối thượng (lẽ thật cao vời) để nhận ra Thiên Chúa, nhận ra những mầu nhiệm cao cả trong trạng thái chiêm niệm hoan lạc.
    Thí dụ: Thánh Tôma dựa vào sự hiện hữu, trật tự của vũ trụ để khám phá ra nguyên nhân đệ nhất tạo dựng vũ trụ là Thiên Chúa. Suy nghĩ về cuộc đời Chúa Kitô, Thánh Gioan đã lấy tình yêu làm trung điểm diễn tả mọi hoạt động của Chúa.
    Nhu cầu – Vô tri bất mộ, không hiểu thì không mến, ơn khôn ngoan giúp ta hiểu biết Chúa nhiều, càng yêu mến Chúa nhiều. Muốn được Thánh Thần ban ơn này, ta phải lãnh nhận phép Rửa tội, Thêm sức, năng cầu nguyện với Thánh Thần và suy gẫm đề tài: Thiên Chúa là nguyên nhân tạo thành mọi sự, hoặc một ưu phẩm của Ngài như Chúa là Tình Yêu.
    2 - ƠN HIỂU BIẾT
    Bản chất – Ơn hiểu biết (don d’intelligence) giúp ta hiểu biết các lẽ đạo, nhận biết các mầu nhiệm.
    Nhu cầu – Ơn này rất cần thiết cho mọi tín hữu vì nghĩa vụ phải sống đạo và truyền đạo. Có hiểu mới sống đúng tinh thần, mới nói cho kẻ khác hiểu được. Muốn tăng triển ơn này, phải yêu mến các chân lý trong đạo, năng học hỏi giáo lý.
    3 - ƠN THÔNG MINH
    Bản chất – Ơn thông mình (don de science) giúp trí năng hiểu biết mối tương quan giữa Thiên Chúa và vạn vật, biết xử dụng những của đời này cho hợp với thánh ý Chúa, biết tìm những phương thế giúp ích phần rỗi và tránh những cản trở quấy rối tâm hồn ta.
    Nhu cầu – Ơn này giúp ta giải thoát khỏi những ràng buộc vật chất, xử dụng của đời này để “mua” lấy nước Thiên đàng mà thôi. Để phát triển ơn này ta nên suy nghĩ về giá trị hữu hạn của vật chất, sự chóng qua đời này.
    4 - ƠN BIẾT LO LIỆU
    Bản chất – Ơn biết lo liệu (don de conseil) giúp ta cân nhắc tính toán để phân định điều nên, lẽ thiệt, điều phúc việc tội. Có khi Chúa Thánh Thần ban ơn này cho ta một cách đặc biệt khiến ta thấy ngay (trực giác) điều phải nói, việc phải làm. Các Thánh Tử đạo luôn được ơn này khi đứng trước tòa án.
    Nhu cầu – Trong đời sống có khi ta gặp những trường hợp liên quan tới phần rỗi mà phải giải quyết ngay. Ơn này sẽ giúp chúng ta tìm ra giải pháp hợp đạo lý. Linh mục ngồi tòa, Cha linh hướng cần ơn này lắm. Muốn phát triển ơn này, ta phải biết nhận mình hèn kém, cần ơn Chúa giúp, rồi cố gắng học hỏi Phúc Âm để biết giải quyết mọi việc đúng ý Chúa.
    5 - ƠN SỨC MẠNH
    Bản chất – Ơn sức mạnh (don de force) giúp ta thêm can đảm khiến ta có đủ nghị lực để chịu đựng hoặc đối phó với mọi tình thế thể theo ý Chúa. Các vị tử đạo có thể có gan can đảm tự nhiên, nhưng không đủ, phải có ơn này trợ giúp mới vui vẻ, sung sướng bước ra pháp trường.
    Nhu cầu – Trong đời sống của ta, ta gặp bao nhiêu nguy nan thử thách, phải có ơn sức mạnh mới giữ vững được Đức tin. Để vun trồng ơn này, ta phải nhận biết sức mình có hạn và dựa vào Thiên Chúa các đạo binh, vào sức mạnh của Chúa.
    6 - ƠN ĐẠO ĐỨC
    Bản chất – Ơn đạo đức (don de piété) nâng đỡ tâm tình yêu mến Chúa, yêu mến việc đạo đức, phát triển đức thờ phượng, tôn trọng những người những vật đã được thánh hiến (linh mục, thánh đường …).
    Nhu cầu – Lòng mộ mến Thiên Chúa, yêu mến Thiên Chúa là điều cần thiết phải đi đôi với những việc tôn thờ bên ngoài. Ơn này giúp ta sống hiếu thảo như người con đối với Thiên Chúa và biết dùng miệng lưỡi cao rao danh Chúa. Ta nên dùng những đoạn Thánh Kinh nói về tình phụ tử giữa Thiên Chúa và ta để suy gẫm và phát triển ơn này.
    7 - ƠN KÍNH SỢ
    Bản chất – Ơn kính sợ (don de crainte) nâng đỡ tâm tình kính sợ và yêu mến Thiên Chúa. Sợ, vì Thiên Chúa Chí Thánh. Công thẳng: mến, vì Ngài tốt lành hằng thương yêu tha thứ ta.
    Nhu cầu – Không phải vì Thiên Chúa là Cha chúng ta, nên đôi lúc ta có những cử chỉ “suồng sã” (không chuẩn bị tâm hồn, ăn mặc lôi thôi trong nhà thờ…) trái lại, ta phải sợ Ngài vì Ngài là Đấng thưởng phạt và mến Ngài vì Ngài là Cha nhân lành. Nên suy gẫm về vẻ uy nghi, cao sang của Thiên Chúa, phép công thẳng của ngài và ơn Ngài kêu gọi ta tới làm nghĩa tử.

     

    ________________________________________
    [1] Trích, Lm Fx Tân Yên, Phụng Vụ Bí Tích, 1996, trang 96-99
    *****************************************************************
    ? NẾU BẠN VỪA ĐỌC XONG, THEO BẠN, BẠN ĐANG THIẾU ƠN NÀO?
    ? ƠN HUỆ NÀO CỦA CHÚA THÁNH THẦN BẠN ĐANG CẦN NHẤT?

     
     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LỄ BA VUA

  •  
    Kristie Phan
     
    Jan 8 at 10:19 AM
     
     
     
     
     
     
     
    GI TÊN   NGÀY L
     
    Trong dịp tĩnh tâm Mùa Vọng ở một giáo xứ, có người bạn trẻ đã nêu lên câu hỏi liên quan đến Thánh Lễ hôm nay: “Tại sao ngày nay Phụng Vụ không sử dụng tên gọi lễ Ba Vua nữa?  Phải chăng rốt cuộc chẳng có ông vua nào đến viếng Hang đá cả?”
                
    Câu hỏi ấy trực tiếp về mặt kiến thức, không khó trả lời; nhưng gián tiếp về mặt tâm linh, lại hé mở cho thấy đức tin hôm nay xem ra đang có nhu cầu tìm hiểu.  Đã đành, hiểu chưa phải là tin hay chưa hẳn đã tin, nhưng một phần nào cũng góp phần dẫn tới đức tin cho người chưa tin, đào sâu đức tin cho người đã biết, và cũng quan trọng không kém là củng cố sức mạnh cho những niềm tin đang ở trong tình trạng nhạt nhòa.
     Niềm tin là một công trình còn phải dựng xây và là một hành trình còn phải tiếp tục. Trên cơ sở ấy, xin đi vào Thánh Lễ hôm nay.
    1) Từ tên gọi “lễ Ba Vua”
    Đây là tên gọi quen dùng đối với tín hữu Việt Nam, để chỉ về việc các Đạo sĩ Đông Phương tìm đến Hang đá viếng Chúa Hài Đồng.  Gọi là vua vì họ là những bậc quyền quý đến từ ph��ơng Đông theo nhãn giới của bài đọc thứ nhất; và xác định con số ba vì có ba sắc dân được nói đến trong Isaia 60, mà cũng vì lễ vật tiến dâng được liệt kê ba món rành rành là vàng, nhũ hương và mộc dược, như chuyện kể của Phúc Âm.  Để rồi cứ thế theo truyền thống, Ba Vua đã trở nên tên gọi cho ngày lễ.
     
    Nhưng điều quan trọng không phải là lo xác định họ là vua hay không phải là vua, họ có ba vị hay có thể có nhiều hơn nữa, mà chính là hãy nhìn họ như hình ảnh sống động của tất cả những ai trong đời đã có một lòng khát khao chân thành tìm kiếm Thiên Chúa khởi đi từ những thiện hảo tốt lành, để rồi với sự trợ giúp của ơn thánh, tới lúc Chúa muốn và bằng muôn ngàn cách thế linh động theo sáng kiến của Ngài, họ sẽ được dẫn tới gặp gỡ Đấng họ nỗ lực tìm kiếm.
     
    Dưới cái tên gọi “lễ Ba Vua”, chính là một thiện chí tìm kiếm đức tin.  Nhưng cũng dưới tên gọi ấy, trong bối cảnh của trang Tin Mừng, người ta lại còn thấy cả một đối chứng đau lòng.  Trong khi dân ngoại từ xa, dẫu chẳng hề biết đến lời hứa để mà hy vọng, chẳng hề có được giao ước để mà tin tưởng, và cũng chẳng hề được dẫn đường bởi lề luật, nhưng lại chân thành tìm kiếm, và sẵn sàng vượt qua những chặng đường gian khổ để mà tìm gặp; thì ngược lại, dân Do Thái ở gần, dẫu có tất cả thuận lợi của một truyền thống dài lâu chờ mong Đấng Cứu Thế, lại không mảy may kiếm tìm, và tệ hại hơn nữa, còn xôn xao về chính việc Chúa đến, không phải vì hối hận về việc mình không sẵn sàng, mà vì lo ngại rằng Chúa đến sẽ đặt dấu chấm hết cho cả một cơ chế họ đã bao đời gầy dựng.  Không lạ gì nếu cơ chế ấy đã sản sinh ra những khuôn mặt như Hêrôđê!
     Hóa ra, Ba Vua tìm Chúa với lễ vật lòng thành, khi về đã thấy mình là những kẻ tin; còn Hêrôđê tìm Chúa với ác tâm tận diệt, mãi mãi sẽ thấy mình chỉ là một bạo chúa.
     
    2)…Đến tên gọi “lễ Hiển Linh”
     
    Mặc dù tên gọi “lễ Ba Vua” vẫn giữ nguyên giá trị cổ kính, nhưng ngày nay Phụng Vụ thích sử dụng tên gọi “lễ Hiển Linh” hơn, chẳng phải vì tên gọi đó nghe kêu hơn hoặc hiểm hóc hơn, cũng chẳng phải để tránh né những câu hỏi không cần thiết về những chi tiết nhiều khi chỉ làm cho ngày lễ thêm rườm rà; mà thật ra là để làm nổi bật lên ý định mầu nhiệm chung nhất của Thiên Chúa trong Mùa Giáng Sinh.  Đó là: Ngài muốn tỏ mình ra cho tất cả mọi người, mọi thời, bất luận họ là ai và ở đâu, miễn là họ biết chân thành kiếm tìm Ngài.
     
    Nếu “Ba Vua” là tên gọi nói lên thiện chí của con người, thì “Hiển Linh” là danh xưng khẳng định hồng ân của Thiên Chúa.  Thiện chí thôi, dẫu rất lớn, vẫn chỉ là khởi điểm; nhưng chính hồng ân Hiển Linh mới là kết điểm mở ra những mùa gặp gỡ.  Và tới phiên mình, mỗi lần gặp gỡ tại kết điểm hành trình, lại là một khởi điểm mới cho hành trình tìm kiếm mới, với những thiện chí mới nhằm vươn lên những đỉnh cao mới.
     
    Và gặp gỡ như thế là một cuộc đổi đời.  Vì thiện chí luôn tìm kiếm hồng ân, mà cũng vì hồng ân luôn đợi chờ một thiện chí biến đổi cuộc đời.  Ba Vua gặp Chúa với cả tâm tình được thể hiện qua những lễ vật tiến dâng, họ đã được soi sáng để theo đường khác mà về nhà.  Và ở đó sẽ là những cuộc Hiển Linh mới trong đời sống thường ngày.
     
    Gặp ai thì cũng có thể gỡ ra được, nhưng thiện chí con người một khi đã gặp được Thiên Chúa vốn từ bao giờ đã sẵn tỏ mình ra, thì sẽ không thể gỡ ra được nữa.  Người ta thành người nhà của Thiên Chúa, và trong mắt nhìn của Phaolô, người ta dẫu xa cũng hóa gần, dẫu lạ cũng nê n quen, dẫu gốc gác thế nào đi nữa “cũng cùng được thừa hưởng gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa” (bài đọc thứ hai).  Bốn mùa gặp gỡ.
     
    3)…Để dẫn tới sứ điệp đời sống.
     “Lễ Ba Vua” hay “Lễ Hiển Linh”, mỗi tên gọi có những bước nhấn riêng, nhưng rốt cuộc cũng chỉ là một mầu nhiệm gặp gỡ mà Thiên Chúa từ bao thuở đã mở ra cho những kẻ biết kiếm tìm.  Thế nên đây không chỉ là một biến cố của ngày đã qua, mà còn là một sứ điệp của ngày hôm nay và cho những ngày sắp tới.  Chúa vẫn tỏ mình, nhưng vấn đề là người ta có thiện chí đến gặp Ngài không.
     
    Hôm qua đã có một nghịch lý là những kẻ đến gặp Chúa đều là những kẻ thành tâm như các mục đồng tại Bêlem, như cụ già Simêon tại Đền Thánh, như những Đạo sĩ hôm nay từ xa đến; còn toàn thể xã hội tôn giáo Do Thái lại hầu như vắng bóng, hay nếu có thì chỉ như một lực cản đáng buồn.  Thế đấy! điều tưởng như thuận lợi lại là một cạm bẫy dẫn tới sự thảm bại, còn điều tưởng chừng như bất lợi lại trở nên lợi thế cho việc gặp Chúa.  Liệu nghịch lý ấy hôm nay còn có mặt trong đời sống đức tin của cộng đoàn cũng như của mỗi cá nhân?
     
    Trả lời câu hỏi ấy với quyết tâm khởi hành trên con đường mới, thiết tưởng sẽ là một điều tích cực trong Mùa Giáng Sinh.  Nhưng điều tích cực hơn của ngày lễ hôm nay không chỉ là sứ điệp hoán cải, mà chính là lời mời gọi mở rộng tấm lòng, mà trân trọng tất cả những người không cùng chia sẻ một niềm tin với mình, bởi lẽ họ cũng có chỗ đứng trong tấm lòng hiển linh của Chúa.  Ơn cứu độ là phổ quát.  Và nếu nét đặc trưng của lễ Hiển Linh là ánh sao dẫn đường, thì trách nhiệm của những kẻ đã được gặp gỡ Thiên Chúa sẽ không chỉ thu hẹp trong đời sống cá nhân tu thân tích đức, mà còn hướng tới sứ vụ đối với những kẻ lân cận mình.  Những chứng tá đức tin cậy mến, những gương sáng đời sống gia đình, những nỗ lực thực thi các giá trị Phúc Âm chính là những ánh sao cụ thể soi đường truyền giáo.
     
    Nếu mỗi kẻ tin là ánh sao, con đường gặp gỡ biết bao sáng ngời, và lời tiên báo của tiên tri Isaia sẽ nên hiện thực hiển linh cho đời.
     
      Tóm lại, khởi đi từ cách hiểu về tên gọi của ngày lễ để dẫn tới đời sống đức tin, đó là chủ đích của những điều chia sẻ trên đây.  Nhưng từ hiểu biết đến đức tin, khoảng cách vẫn không nhỏ.  Chính Phúc Âm hôm nay là một kinh nghiệm.  Xin đừng để kinh nghiệm ấy mãi còn là một nghịch lý không thể vượt qua.  Nhưng hãy để kinh nghiệm ấy biến thành những kinh nguyện quyết tâm mở sang cuộc sống mới.  Và đó chính là cách gọi tên cụ thể một ngày lễ.
     
    ĐGM Giuse Vũ Duy Thống (Trích trong Với Cả Tâm Tình
     
     
    31 - Three wise men 2.jpg 
     
     



    --Certified Virus Free by 4SecureMail.com ICSA-Certified Scanner--
    •  
      GỌI TÊN NGÀY LỄ.docx
      291.5kB

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - THÁNH TICH KHỔ NẠN CHÚA

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Jan 10 at 12:59 AM
     
     
     
     
     
     
     
     

    Chiêm ngắm thánh tích từ Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu tại Rome

    Dự tính có hơn 300 ngàn du khách có mặt tại Rome trong suốt Tuần Thánh. Nhiều người là khách hành hương muốn tìm kiếm trải nghiệm tinh thần. Họ sẽ tham dự các buổi lễ do Đức Giáo Hoàng chủ sự và thăm Santa Croce ở Gerusalemme.

    Các thánh tích từ Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu gồm có: mão gai, một phần của Thánh giá, cây đinh và bản khắc lý do về cái chết của Chúa Giêsu. Tòa Thánh muốn dùng từ “các vật để cầu nguyện” hơn là từ “thánh tích”. Vì các vật này chưa được xác thực chính xác, nhưng chúng đưa ra được sự hình dung về cuộc khổ nạn của Chúa và cái chết của ngài.

    Theo truyền thuyết thì thánh Helen, mẹ của Hoàng đế Constantine, đã đem các thánh tích này đến Jerusalem. Ngày nay, các thánh tích đã thu hút nhiều khách hành hương lặng ngắm và suy ngẫm về một thông điệp đặc biệt: “Các thánh tích cho tôi một cảm giác tĩnh lặng, thanh bình và hy vọng. Nếu Thiên Chúa đã chịu đau khổ vì tôi và vì nhân loại, tại sao tôi cũng không như vậy, chịu đựng một số đau khổ như ngài”.

    (Theo Romereports)

    “Theo Báo Công giáo và Dân tộc, website: cgvdt.vn”

     

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO - LỄ THÁNH GIA

Xây dựng một gia đình hạnh phúc

HIỆP SỐNG TIN MỪNG

HỌC HỎI ĐỂ SỐNG ĐẠO

CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA A

Hc 3,3-7.14-17a ; Cl 3,12-21 ; Mt 2,13-15.19-23

 

  1. HỌC LỜI CHÚA
  2. TIN MỪNG: Mt 2,13-15.19-23

(13) Khi các nhà chiêm tinh đã ra về, thì kìa sứ thần Chúa hiện ra báo mộng cho ông Giu-se rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập, và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy !”. (14) Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập. (15) Ông ở đó cho đến khi Hê-rô-đê băng hà, để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: “Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai-cập”.(19) Sau khi vua Hê-rô-đê băng hà, sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập, (20) báo mộng cho ông rằng: “Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en, vì chưng kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi. (21) Ông liền trỗi dậy, đưa Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en. Nhưng vì nghe biết Ác-khê-lao đã kế vị vua cha là Hê-rô-đê, nên ông sợ không dám về đó. Rồi sau khi được báo mộng, ông lui về miền Ga-li-lê, (23) và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét, để ứng nghiệm lời đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: “Người sẽ được gọi là người Na-da-rét”.

  1. Ý CHÍNH: XUẤT HÀNH TỪ AI CẬP.

Tin Mừng hôm nay muốn nói lên tư tưởng Đức Giê-su là Đấng Cứu Thế đã được Thiên Chúa bảo vệ khỏi bàn tay độc ác của bạo vương Hê-rô-đê. Người là Mô-sê Mới, dẫn đầu dân Ít-ra-en Mới, xuất hành ra khỏi Ai Cập trần gian để về miền Đất Hứa là thiên đàng đời sau.

  1. CHÚ THÍCH:

– C 13-14: + Sứ thần Chúa hiện ra: Tin Mừng Mát-thêu ghi lại 4 lần sứ thần Chúa hiện ra với ông Giu-se (Mt 1,20; 2,13; 2,19; 2,22). + Báo mộng cho ông Giu-se: Sứ thần Chúa hiện đến cùng Giu-se trong giấc mộng và thay mặt Thiên Chúa ra lệnh cho Giu-se phải làm theo. + Này ông, dậy đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập: Lệnh truyền này nói lên sự can thiệp của Thiên Chúa để bảo vệ Hài Nhi Cứu Thế. Ai Cập là một nước lớn nằm sát bên nước Do thái về phía Nam, và là nơi những người Do thái bị ruồng bắt thường tìm đến lánh nạn (x. 1V 11,40). Đi từ Bê-lem tới Ai Cập mất khoảng 5-6 ngày đường. + Vì Hê-rô-đê sắp tìm giết Hài Nhi đấy: Hài Nhi Giê-su được đem sang Ai Cập để trốn khỏi sự khủng bố của vua Hê-rô-đê độc ác, giống như Mô-sê ngày xưa cũng phải trốn khỏi sự ruồng bắt của Pha-ra-ô nước Ai-cập (x. Xh 2,15). + Ta đã gọi con Ta ra khỏi Ai Cập”: Câu này rút ra từ sách ngôn sứ Hô-sê (x. Hs 11,1), nói về cuộc Xuất hành của dân Ít-ra-en xưa. Khi đó dân Ít-ra-en đã được Đức Chúa gọi là “con Ta” (x. Xh 4,22).

– C 19-20: + Thánh gia trốn sang Ai-cập trong thời gian bao lâu: Khoảng từ vài tháng tới 3 năm. Giả sử thánh gia được triệu về ngay sau khi Ác-khê-la-ô lên kế vị (năm 750 tức khoảng năm thứ 4 đến thứ 6 sau Công Nguyên), thì thời gian ở bên Ai-cập của Thánh Gia không thể quá 3 hay 4 năm được. + Công Nguyên là gì: Công Nguyên hay Kỷ Nguyên Chung được tính bắt đầu từ năm Chúa Giáng Sinh. + Sứ thần Chúa lại hiện ra với ông Giu-se bên Ai-cập: Khi vua Hê-rô-đê Cả chết, ông Giu-se lại được sứ thần Chúa hiện đến trong giấc mơ ra lệnh cho ông mau đem Hài Nhi và mẹ Người trở về quê hương, vì mối nguy đã chấm dứt với cái chết của vua Hê-rô-đê. + Vì những kẻ tìm giết Hài Nhi đã chết rồi: Câu này chính là lời Đức Chúa báo cho Mô-sê về cái chết của Pha-ra-ô Ai-cập (x. Xh 4,19). Đây là một bằng chứng cho thấy Mát-thêu muốn ám chỉ Hài Nhi chính là Mô-sê của thời Tân Ước.

– C 23: + Và đến ở tại một thành kia gọi là Na-da-rét: Thánh Gia về cư ngụ ở Na-da-rét là ứng nghiệm lời sấm đã phán qua miệng các ngôn sứ rằng: “Người sẽ được gọi là người Na-da-rét”. Ta có thể hiểu rằng Mát-thêu dùng danh xưng này để ám chỉ việc tự hạ của Đấng Cứu Thế. Nói Đấng Cứu Thế là người Na-da-rét cũng giống như nói Người đã bị người đời miệt thị khinh dể vậy.

  1. CÂU HỎI:

1) Tại sao Giu-se phải đem Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-Cập ? 2) Thánh Gia trốn sang Ai Cập đến khi nào về ? 3) Tại sao Giu-se lại đem Hài Nhi đến ở thành Na-da-rét ?

  1. SỐNG LỜI CHÚA
  2. LỜI CHÚA: Ông Giu-se liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai-cập (14):
  3. CÂU CHUYỆN:

1) MẸ CHUYỂN NHÀ ĐỂ DẠY CON NÊN NGƯỜI:

Khi Mạnh Tử còn bé, tóc để hình trái đào, mặt mũi khôi ngô, tính ham học hỏi thắc mắc và bắt chước người khác. Mẹ của Mạnh Tử rất thương yêu con, mong cho con học hành giỏi giang, trở thành hiền tài, nên bà luôn tìm phương cách dạy dỗ con tốt nhất.

Bấy giờ, nhà Mạnh Tử ở gần một nghĩa địa. Ngày nào trong nghĩa địa cũng có các đám tang chôn cất người chết. Trong đám tang, Có người thì khóc thương thảm thiết, người khác đào huyệt rồi cùng nhau chôn quan tài xuống huyệt và lấp đất làm thành ngôi mộ. Bọn trẻ con gần đó rủ nhau đi xem đám ma, rồi bắt chước người lớn chơi trò đưa đám. Chúng chia nhau ra: Em đóng vai người chôn cất, em khác thì đội khăn tang theo sau quan tài khóc lóc thảm thiết. Một hôm, mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải, nghe thấy tiếng trẻ con gào khóc gần nhà và xen lẫn tiếng người hô hoán khác lạ. Bà liền rời khung cửi ra ngõ xem điều gì xảy ra và bà giật mình khi thấy bọn trẻ đang chới trò đám tang giả. Bà thấy Mạnh Tử nhà bà cũng đang bắt chước người lớn đào huyệt, chôn xác, rồi cũng có lúc giả bộ lăn lộn trên đất giống như người nhà trong các đám tang mà chúng vẫn xem. Bà mẹ lo lắng tự nhủ: “Con ta thơ dại mà lại chơi trò đào, chôn, lăn, khóc như thế này tâm trí ắt sẽ bị ảnh hưởng, còn tâm trí đâu mà học hành nữa”. Rồi bà liền quyết định dọn nhà sang ở nơi khác, để thay đổi môi trường sống cho con. Lần này Mạnh Tử ở gần khu chợ sầm uất. Hằng ngày Mạnh Tử bắt chước người lớn ăn nói chua ngoa tục tĩu và chơi trò mua bán gian xảo. Bà mẹ Mạnh Tử một lần nữa lại dời nhà đến ở gần trường học. Tại đây bà thấy con trai học theo các học trò chăm chỉ đến lớp nghe lời thầy giáo dạy dỗ. Bà liền quyết định ở hẳn lại nơi này để Mạnh Tử con bà có điều kiện học hành chăm chỉ. Về sau Mạnh Tử đã thi đỗ và trở thành người tài đức giúp ích cho đời.

2) TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIỜ KINH TỐI GIA ĐÌNH:

Một cha xứ kia đi thăm các gia đình trong xứ để kiểm tra nhân danh. Gặp một đôi vợ chồng không đọc kinh tối gia đình, cha hỏi: “Gia đình ông bà có đọc kinh chung gia đình không ?”. Họ trả lời vì không có thời giờ do con cái phải đi học thêm hay phải đi làm theo ca. Gia đình ông ta phải kiếm sống trước đã như câu “Có thực mới vực được đạo !” Bấy giờ cha xứ lại hỏi: “Nếu ông bà biết rõ là nhờ đọc kinh tối hàng ngày mà một đứa con sẽ tránh được một cơn bệnh hiểm nghèo, tránh được một tai nạn; Nhờ đọc kinh tối mà chúng mới có công ăn việc làm đều, chúng mới có đủ sáng suốt để làm được bài thi ở trường; Nhờ đọc kinh mà các linh hồn tiên nhân ông bà cha mẹ và những người thân đã chết sẽ sớm được về thiên đàng… thì ông bà có tổ chức đọc kinh gia đình hàng ngày không ?” Họ trả lời rằng: “Có thể chúng con sẽ đọc”. Cha xứ lại hỏi: “Giả như gia đình làm ăn thất bại phải mang nợ tới 100 triệu đồng, khó lòng có thể trả được cả vốn lẫn lãi, mà nếu ngày nào có đọc kinh tối gia đình 15 phút, thì sẽ được chủ nợ trừ bớt số lời 100.000 đồng, thì ông bà có đọc kinh tối chung không ?”. Bấy giờ ông kia hỏi lại: “Thưa cha, cha hỏi như vậy để làm gì ?” Bấy giờ cha xứ mới ôn tồn trả lời: “Tôi nói như vậy để cho thấy nguyên nhân gia đình ông bà không đọc kinh tối, không phải vì không có thời giờ hay vì bận làm việc, mà lý do chính là vì nghĩ rằng đọc kinh tối gia đình là điều không cần thiết, chỉ cần đi lễ nhà thờ là đủ. Tôi hỏi vậy để cho thấy việc đọc kinh cũng quan trọng không kém gì việc giữ gìn sức khỏe và sự an toàn của các người thân trong gia đình, cũng có giá trị như một số tiền thiêng liêng, giúp bớt phần phạt cho người thân là tiên nhân ông bà đã qua đời, và giá trị của việc đọc kinh cũng có thể tương đương với số tiền cần chi dùng hàng ngày”.

  1. SUY NIỆM:

1) THÁNH GIU-SE – GƯƠNG MẪU CỦA GIA TRƯỞNG:

– Mau mắn tuân giữ lời Chúa: Giu-se đã thi hành ba lệnh truyền của Chúa: Một là rước Ma-ri-a đang có thai về nhà làm vợ mình; Hai là tôn trọng lời khấn của Ma-ri-a dâng hiến toàn thân phụng sự Chúa bằng việc không ăn ở với bà. Ba là đặt tên cho con trẻ là Giê-su để nhận mình làm cha của Hài Nhi về luật pháp (x. Mt 1,24-25).

– Quyết tâm bảo vệ Hài Nhi: Khi vừa được mộng báo, Giu-se đã lập tức trỗi dậy mang Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập ngay lúc đêm khuya và đến khi vua Hê-rô-đê băng hà, ông lại vâng lời sứ thần trỗi dậy mang Hài Nhi và mẹ Người về đất Ít-ra-en. Ông cũng khôn ngoan phòng tránh cho Hài Nhi khỏi bị nguy hiểm: Khi về tới Be-lem, nghe tin Ác-khê-lao đã lên kế vị vua Hê-rô-đê cai trị miền Giu-đê cũng độc ác nên ông đã lui về miền Ga-li-lê đến sống tại thành Na-da-rét.

– Tín thác vào Chúa quan phòng: Tín thác là dấu chỉ của một đức tin chân chính. Thánh Giu-se luôn lắng nghe Lời Chúa và mau mắn vâng theo với sự tín thác hoàn toàn vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa quan phòng.

2) ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH:

– Sống đúng vai trò của mình: Một tờ báo ở Luân-đôn nước Anh đã mở một cuộc điều tra các ông chồng, yêu cầu họ thành thật trả lời câu hỏi: “Trong gia đình bạn, ai là người thực sự có quyền làm chủ ?” Kết quả cho có 80% câu trả lời: “Vợ tôi làm chủ”, 20% trả lời “Mẹ vợ tôi làm chủ”. Chỉ có một số ít trả lời: “Chính tôi làm chủ, vì vợ tôi đã qua đời !” Như vậy, không lạ gì Anh quốc là nước số gia đình ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất: Mỗi năm cứ hai đám cưới thì có một đám ly hôn.

– Tránh thái độ gia trưởng độc đoán: Vợ chồng cần trao đổi để nên một lòng một ý trong cách ứng xử với tha nhân, nuôi dạy con cái, mua sắm đồ dùng, và trong công việc làm ăn sinh sống. Vì “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”, và “Phu phụ hòa, gia đạo thịnh”.

– Gia đình phải có Chúa hiện diện: Thực vậy, nếu gia đình thực sự có đức tin, có lòng đạo đức, thì sẽ thương yêu và nhường nhịn lẫn nhau. Chồng thương yêu vợ, vợ yêu thương chồng, con cái thảo kính cha mẹ và anh chị em trong nhà thương yêu nhường nhịn nhau. Trong đời sống vợ chồng, chắc chắn sẽ có lúc vui lúc buồn, khi thành công lúc thất bại, và nhiều khi còn phải vác thánh giá là bệnh tật và các thói hư của nhau và phải vác đến chết để đền tội.

– Vợ chồng hãy chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau: Trong một buổi tĩnh tâm dành cho gia trưởng, nhưng cũng có nhiều bà vợ tham dự. Tới phần làm phép Thánh giá, cha giảng phòng nói: “Ai có cây Thánh giá xin đem lên gần gian cung thánh để được làm phép. Bấy giờ một ông lão thay vì mang cây Thánh giá thì lại cõng bà vợ bị tê liệt lên. Tới lúc cha đến trước từng người đang cầm cây thánh giá để rấy nước thánh. Thay vì giơ cây Thánh giá lên cho cha làm phép thì ông lại cố bồng bà cụ lên trước sự ngạc nhiên của mọi người. Ông nói: “Thưa cha, đây là cây thánh giá của con. Xin cha làm phép để con được vác thánh giá này cho đến cùng !” Qua lời nói của ông cụ, chúng ta hiểu người bạn đời chính là thánh giá sống động mà chúng ta phải mang từ khi lấy nhau cho đến hết. Vợ là thánh giá của chống và chồng là thánh giá của vợ. Ai cùng Chúa Giê-su trung thành vác thánh giá ấy cho đến cùng, thì sau này sẽ được sống lại với Chúa Giê-su và cùng được hưởng vinh quang Nước Trời với Người.

– Vợ chồng cùng nhau nhìn về một hướng là nuôi dạy con cái nên người: Cần ý thức con cái chính là tài sản quý giá nhất của cha mẹ, là tương lai của cha mẹ sau này, nên vợ chồng phải hy sinh mọi sự như thời giờ, tiền bạc, công việc… để lo cho con cái được sống trong bầu khí hạnh phúc và môi trường sống an toàn. Câu chuyện mẹ thày Mạnh Tử sẵn sàng dời nhà từ nghĩa trang đến gần trường học để tránh cho con khỏi bị lây nhiễm các thói hư và chăm chỉ học tập trở thành người tài đức giúp ích cho đời, là gương mẫu cho các cha mẹ hôm nay.

3) CHA MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ GIÁO DỤC CON CÁI? 

Từ thời mở cửa, gia đình Việt Nam đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực. Số cặp vợ chồng ly hôn ngày một gia tăng. Con cái không còn vâng lời cha mẹ như xưa. Nhiều gia đình tuy công việc làm ăn kinh tế có khá hơn, nhưng con cái lại bỏ bê việc học hành và sa đà vào các thói hư như : ăn chơi sa đọa, bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội như sì-ke ma túy, cướp bóc, quậy phá… làm cho cha mẹ xấu hổ và gia đình tan nát ly tán. Để bảo vệ hạnh phúc gia đình, các bậc cha mẹ hãy học tập noi gương Thánh Gia là thánh cả Giu-se và Thánh Mẫu Ma-ri-a.

 – Quan tâm chăm sóc dạy dỗ con cái: Cha mẹ không phải chỉ quan tâm đến con bằng việc cho chúng tiền bạc tiêu xài, mà quan trọng hơn là cho con tình thương, sự chăm sóc dạy dỗ ngay từ khi chúng còn nhỏ dại, và cảm thông động viên khi chúng trưởng thành. Nên nhớ rằng : Dù cha mẹ có thành công trong việc làm ăn kinh tế hay thăng quan tiến chức xã hội, mà để con cái mình sa đà vào thói hư như hút sách bài bạc… thì sự thành công kia trở thành thất bại gây cho cha mẹ nhiều nỗi ân hận đau khổ nhất. Vì thế, cha mẹ cần bảo vệ con cái mình khỏi tác hại của sách báo phim ảnh xấu trên các trang mạng internet, khỏi các bạn bè xấu… Nếu cần cha mẹ hãy đem con cách ly khỏi nanh vuốt của Hê-rô-đê gian ác của thời nay để đưa con yên tâm học tập và trở thành những người trưởng thành hữu dụng sau này.

– Phải dạy cho con cái hiếu thảo với cha mẹ và biết lễ độ với người trên: Muốn việc giáo dục thành công, chính cha mẹ phải được huấn luyện các đức tính nhân bản trước rồi mới biết đường dạy dỗ con cái. Cần dạy con bằng gương sáng của cha mẹ hơn là lời nói suông: Cần nói năng trung thực, khiêm tốn phục vụ và biết giữ chữ tín khi giao tiếp với tha nhân.

– Gia Đình cần học sống Lời Chúa : Cha mẹ cần tạo thói quen lắng nghe và thực hành Lời Chúa trong giờ kinh tối gia đình, bằng việc phân công cho con cái mở Kinh Thánh để đọc Lời Chúa, rồi cầu nguyện để quyết tâm sống theo Lời Chúa dạy hằng ngày.

  1. THẢO LUẬN:

1) Các gia trưởng và hiền mẫu Công giáo cần học tập những gì nơi thánh Giu-se và Mẹ Ma-ri-a để gia đình được hạnh phúc ? 2) Nguyên nhân làm cho các gia đình đổ vỡ ly hôn là gì ? Khi xảy ra ly hôn thì trong hai vợ chồng ai là người có lỗi hơn ? 3) Bạn có đồng ý với câu: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà” không ? Tại sao ?

  1. NGUYỆN CẦU:

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin ban cho các gia đình tín hữu chúng con biết luôn “trên thuận dưới hòa”, “một lòng một ý”. Xin giúp các đôi vợ chồng trẻ biết cách duy trì được tình yêu ban đầu. Xin cho họ biết “cho nhiều hơn nhận”, biết “ân cần phục vụ” cho nhau, biết “quảng đại tha thứ và nín nhịn các sự yếu đuối lỗi lầm” của nhau. Biết “nói ít làm nhiều”, và “sẵn sàng vác thánh giá” là chịu đựng người bạn đời của mình”… Nhờ đó các gia đình chúng con hy vọng sẽ trở thành một thiên đàng trần gian, là dấu chỉ chúng con sẽ được hưởng hạnh phúc thiên đàng vĩnh cửu sau này.

  1. X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.

LM ĐAN VINH –  HHTM

Chia sẻ Bài này:
 

Related posts