3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THÁNH GIOAN TẨY GIÁ-THỨ TƯ CN12TN-A

  •  
    Hong Nguyen
     
    Tue, Jun 23 at 7:24 PM
     
     


    Suy niệm Lời Chúa Thứ Tư lễ Sinh nhật Thánh Gioan - Lm. Huệ Minh



    Suy niệm Lời Chúa, ngày 24.6.2020
    Thứ Tư lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả

    Luc
    a 1, 57-60.80

    "
    ĐỂ CHÚA LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI"

     (Gioan 3, 30)


    "Có một người được Thiên Chúa sai đến tên là Gioan. Ông đến để làm chứng về ánh sáng và chuẩn bị lòng dân sẵn sàng đón Chúa"(Ga 1, 6-7 ; Lc 1, 17).

    Hôm nay, Hội Thánh mừng ngày sinh nhật của thánh Gioan Tẩy Giả, vị tiền hô  của Đấng cứu thế.

    Mỗi người sinh ra, đều được cha mẹ đặt cho một tên gọi. Trong Kinh Thánh, tên gọi các nhân vật lớn thường rất giàu ý nghĩa, tên gọi ấy có khi phản ánh tình trạng của tập thể gia đình, hoặc phản ánh tình trạng của chính cá nhân đương sự, hoặc nói lên số phận hay hoạt động của người mang tên.

    Thế nên, cùng với tên gọi là hàm ý một dự phóng cho tương lại, có khi chỉ một ước vọng, đôi khi gợi lên tình cảm lúc sinh ra hoặc tương lai mà cha mẹ thấy được, và thường khi là cả một sứ mạng, sứ mạng đó nằm trong kế hoạch của Thiên Chúa muốn thực hiện giữa dân Người. Trường hợp của Gioan Tẩy Giả là một ví dụ, khi sinh ra được cha mẹ đặt tên theo lời Sứ thần đã loan báo. Danh xưng Gioan có nghĩa là Thiên Chúa biểu lộ tình thương.

    Cuộc đời của Thánh Gioan và Chúa Giêsu rất lạ thường: Sự thụ thai của hai con trẻ được báo trước bởi cùng một Thiên Thần Gabriel; Cả hai được sinh ra bởi hai người nữ đáng lẽ không thể có con: bà Elizabeth tuổi đã già trong khi Đức Mẹ khấn trọn đời đồng trinh, không biết đến người nam; Cả hai con trẻ được đặt tên và trao nhiệm vụ từ lúc còn trong lòng mẹ: Gioan/Đấng Tiền Hô và Giêsu/Đấng Cứu Thế (Lc 1, 5 & 1, 26); Cuối đời Thánh Gioan chịu chết vì đức tin và nhiệm vụ của Ông trước khi Chúa Giesu chịu chết vì tội nhân loại chúng ta trên Thánh Giá.

    Qua tường thuật của Kinh Thánh, chúng ta thấy ý định của Thiên Chúa về Gioan đã được biểu lộ hiển nhiên ngay từ giây phút ông được thụ thai, rồi trong việc ông sinh ra, việc đặt tên cho ông, việc mẹ ông và mẹ Chúa Cứu Thế gặp nhau vv..

    Trong các biến cố đó, ta thấy có sự can thiệp lạ lùng của Chúa vào trong cuộc đời của Gioan để định hướng cho nó. Điều đáng nói hơn là về phần ông, một khi đã khôn lớn và nhận ra sứ mạng mà Thiên Chúa giao phó, Gioan Tẩy Giả không còn biết gì khác hơn là sống trọn vẹn cho sứ mạng đó một cách lô-gic, kiên quyết, trọn vẹn, cho tới cùng.

    Gioan rút lui sớm vào hoang địa, sống khắc khổ xa lánh mọi mời mọc, níu kéo của trần gian là để được sống trọn vẹn hướng về Đấng Cứu thế mà ông phải làm kẻ "dọn đường". Ông rao giảng bằng những lời lẽ thật nghiêm khắc, mạnh mẽ để lôi kéo người ta sám hối đổi đời vì thời gian không còn nhiều, Nước Thiên Chúa sắp tới. Sau khi thiên hạ đã rời ông để quay sang Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, ông âm thầm rút lui vào bóng tối vì đã hoàn thành nhiệm vụ "Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi", ông tuyên bố như thế (Ga 3, 30). Rồi cả cái chết của ông cũng là một phần không thể tách lìa của sứ mạng của một kẻ "dọn đường" và "làm chứng cho ánh sáng và sự thật".

    Dọn đường để chào đón một nhân vật quan trọng là một hình ảnh quen thuộc. Đường sá thì ghồ ghề khó đi, dân làng được huy động để san bằng những chỗ lồi lõm. Thế nhưng Chúa Giêsu không phải chỉ đi trên những con đường xứ Palestine, mà Ngài còn muốn đến với cõi lòng của mỗi người. Và như thế, công việc dọn đường của Gioan có nghĩa là rao giảng sự hoán cải trong dân để được tha thứ: lưỡi rìu đã kề sẵn gốc cây, cây nào không sinh hoa kết trái thì sẽ bị chặt đi và quăng vào lửa.

    Tin mừng đã mô tả Gioan như một vị tiên tri. Ông được xức dầu một cách thiêng liêng ngay từ trong lòng mẹ để hiến dâng cho Thiên Chúa. Ông được đầy tràn Thánh Thần và có được những đặc điểm của một vị tiên tri. Và như các vị tiên tri khác, ông có nhiệm vụ rao giảng sự sám hối ăn năn. 

    Thánh Gioan đã tóm tắt tất cả cuộc sống của Ngài trong câu nói: "Ngài phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ lại". Dưới cái nhìn của con người, như Chúa Giêsu cũng đã có lần khen tặng, Gioan là con người cao cả nhất được sinh ra từ người nữ. Ngày sinh của Ngài được đánh dấu bằng những biến cố khác thường. Sự chào đời của Ngài đã mang lại niềm vui và hy vọng cho mọi người xung quanh. Vị tiên tri được xem là cao cả nhất trong lịch sử Isreal ấy đã lôi kéo được một đám đông mà chưa từng có vị tiên tri nào đã quy tụ được... Thế nhưng, cuối cùng, để hoàn tất sứ mệnh của mình, con người ấy đã nhỏ lại và mất hẳn trong kiếp tù đày và một cái chết bỉ ổi.

    Gương can đảm nói lên sự thật cho dù sự thật kéo theo sinh mạng của Ngài, thánh Gioan đã thật hiên ngang loan báo cái chết của Đức Kitô để cứu độ nhân loại. Nhân loại trong đó có mỗi người chúng ta liệu có nhạy cảm và quảng đại, can đảm làm chứng cho Chúa Kitô hay không ? Thánh Gioan đã viết: "Sự thật sẽ giải phóng con người". Mỗi người chúng ta có để cho Chúa lớn lên trong ta  hay chúng ta để cho bóng tối, tội lỗi, ích kỷ xâm lấn đời sống chúng ta ? Thập giá có là nguồn sống để chúng ta vươn tiến hay chúng ta tránh né và sợ thập giá ? Đẩy lùi những cản trở của hận thù, của ích kỷ, của hờn căm, Chúa mới thực sự lớn lên trong ta.

    Hôm nay mừng kính sinh nhật thánh Gioan, Chúa cũng muốn ta trở nên tiền hô cho Chúa: rao giảng Chúa Giêsu cho người khác, đem Chúa Giêsu cho người khác, và đem người khác đến với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là mục đích đời ta, Chúa Giêsu cũng là mục đích của người khác. Còn tôi chỉ là người môi giới, là phương tiện Chúa dùng, để đem người khác đến với Chúa chứ không phải đem người ta đến với tôi mà quên Chúa, cũng không phải đem người ta đến với tôi mà xa Chúa.

    Mừng sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, chúng ta hãy nhớ lại ngày sinh nhật của chúng ta. Đó là giây phút lịch sử đáng ghi nhớ nhất đời. Ngày ấy, cha mẹ, ông bà, cô bác đều mừng vui vì ta được sinh ra đời. Ai cũng muốn nhìn ta, ai cũng mỉm cười với ta, ai cũng muốn bồng ẵm ta... và ai cũng đặt nơi ta một niềm hy vọng: "Trẻ này rồi sẽ nên như thế nào?" Cha mẹ và bà con hy vọng ta sẽ có tương lai xán lạn, hy vọng ta sẽ đem lại danh giá cho gia đình và họ hàng.

    Lm. Huệ Minh
    Kính chuyển:
    Hồng
     ----------------------------------------

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN12TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Jun 23 at 1:15 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Thi hành điều muốn người khác làm cho mình.

    23/06 – Thứ Ba tuần 12 thường niên.

    "Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho các con, thì hãy làm cho người ta".

     

    Lời Chúa: Mt. 7, 6. 12-14

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Đừng lấy của thánh mà cho chó, và đừng vất ngọc trai trước mặt heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi quay lại cắn xé các con.

    "Vậy tất cả những gì các con muốn người ta làm cho các con, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế! Đấy là điều mà lề luật và các tiên tri dạy.

    "Các con hãy vào qua cửa hẹp, vì cửa rộng và đường thênh thang là lối đưa đến hư mất, và có nhiều kẻ đi lối ấy; cửa và đường đưa tới sự sống thì chật hẹp, và ít kẻ tìm thấy".

     

    * Đọc GIỜ KINH PHỤNG VỤ  link CGKPV

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    SUY NIỆM 1: Cửa hẹp và đường chật

    Suy niệm :

    Bài Tin Mừng hôm nay gồm những câu rời rạc.

    Câu đầu tiên là một câu khó hiểu đối với chúng ta ngày nay (c.6),

    tuy có thể rất dễ hiểu đối với những người trực tiếp nghe Đức Giêsu.

    “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai chớ liệng cho heo…”

    Heo là con vật nhơ uế, chó thường được dùng để chỉ dân ngoại.

    Vào khoảng đầu thế kỷ thứ hai,

    sách Điđakhê coi của thánh ở đây là Mình Thánh Chúa,

    từ đó xác định rằng chỉ tín hữu mới được rước lễ (9, 5).

    Tuy nhiên, có thể hiểu của thánh hay ngọc trai là Tin Mừng Nước Trời.

    Tin Mừng này có thể được đón nhận hay bị từ chối một cách thô bạo.

    Không hẳn chỉ dân ngoại mới có người từ chối và chà đạp viên ngọc quý.

    Cả người Do thái cũng có kẻ bách hại những ai rao giảng (Mt 10, 17).

    Thái độ của người môn đệ là không dừng lại, nản lòng khi bị chối từ.

    nhưng là tiếp tục mang sứ điệp ấy đến cho người khác.

    Câu 12 thường được coi là khuôn vàng thước ngọc.

    Nó xuất hiện trong nhiều tôn giáo và văn hóa từ xưa.

    “Làm cho người khác mọi điều mình muốn họ làm cho mình.”

    Đây là một thái độ tích cực đòi chúng ta một chút tưởng tượng.

    Tôi thử nghĩ xem mình muốn gì nơi người khác.

    Cảm thông, bao dung, yêu mến, kính nể, trung thành, nâng đỡ…

    Rồi tôi tìm cách trao cho họ những điều tốt lành mà tôi ước mong,

    vì giữa con người với nhau, vẫn có chung những khát vọng.

    Trong một thế giới mà người ta chỉ tìm làm điều tốt cho nhau,

    thì thế giới đó là địa đàng, nơi sự dữ không còn đất đứng.

    Như thế người Kitô hữu không chỉ yêu anh chị em trong cộng đoàn,

    yêu người thân cận như chính mình (Mt 22, 39),

    mà còn yêu mọi người đau khổ cơ nhỡ (Mt 25, 31-46),

    thậm chí yêu cả kẻ thù (Mt 5, 44).

    Cộng đoàn Kitô hữu là cộng đoàn yêu bằng hành động tích cực :

    “chính anh em hãy làm cho người ta” (c. 12).

    Người ta ở đây là mọi người, vượt quá mọi thứ biên giới.

    Con đường mà Đức Giêsu đã đi là con đường hẹp, khó đi.

    Nó hẹp vì nó là con đường tình yêu, mà yêu thì không dễ.

    Ít ai tìm thấy con đường này, mà cũng ít người muốn đi (c. 14).

    Chúng ta được mời chọn đi con đường Giêsu,

    con đường tình yêu đòi hy sinh mạng sống,

    con đường đòi ra khỏi mình để sống cho và sống với tha nhân.

    Và chúng ta tin mình sẽ gặp được hạnh phúc.

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu của con,

    nếu Hội Thánh được ví như một thân thể

    gồm nhiều chi thể khác nhau,

    thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu

    một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất.

    Đó là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu.

    Chính tình yêu làm cho Hội Thánh hoạt động.

    Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu,

    thì các tông đồ sẽ ngừng rao giảng,

    các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...

    Lạy Chúa Giêsu,

    cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con,

    ơn gọi của con chính là tình yêu.

    Con đã tìm thấy

    chỗ đứng của con trong Hội Thánh:

    nơi Trái tim Hội Thánh, con sẽ là tình yêu,

    và như thế con sẽ là tất cả,

    vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh.

    Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con,

    mọi ước mơ của con được thực hiện. Amen.

    (dựa theo lời của thánh Têrêxa)

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    SUY NIỆM 2Hãy qua cửa hẹp

    Một cuốn phim Mỹ với nội dung như sau: Có đôi vợ chồng trẻ mới thành hôn đưa nhau đi nghỉ cuối tuần tại Las Vegas, một thành phố cờ bạc nổi tiếng nhất nước Mỹ. Ðang lúc thuận thời vận, hai người chia sẻ cho nhau ước muốn có được một căn nhà. Một nhà tỷ phú tình cờ theo dõi câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ. Với tất cả nghiêm chỉnh, ông đề nghị với họ: nếu cô vợ chịu ngủ với ông một đêm, ông sẽ tặng cho họ một triệu Mỹ kim. Chỉ sau một đêm họ có thể trở thành triệu phú. Nghĩ thế, họ ra phòng luật sư để ký giao kèo. Nhưng khi người vợ lên đường đến với nhà tỷ phú, người chồng cũng bắt đầu nghĩ lại, viễn ảnh mất vợ bỗng làm anh lo sợ. Thế nhưng đã quá muộn, sau một đêm để có được tất cả cũng chính là lúc họ mất nhau để rồi đi đến tan vỡ.

    Câu chuyện phim trên đây có thể là một dụ ngôn cho chúng ta hiểu được giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay: con đường dễ dãi là con đường dẫn đến hư mất, đó là định luật chung của cuộc sống. "Hãy vào qua cửa hẹp, vì cửa rộng và đường rộng đưa đến diệt vong". Thái độ hững hờ không thể đi đôi với những đòi hỏi của Tin Mừng; cuộc sống dễ dãi, buông thả không có chỗ đứng trong nếp sống của những người theo Chúa. Ðã một thời cùng ăn, cùng uống, cùng nghe giảng dạy, chưa phải là giấy thông hành để vào Nước Trời: "Ai nghe những lời Ta dạy mà không đem ra thực hành, thì ví được như người ngu xây nhà trên cát". Nếu viện lý do mình là con dòng cháu giống, cũng chưa phải là lý do để được thâu nhận vào Nước Trời.

    Trong lúc huấn đức cho đồ đệ, một người mới nhập viện lên tiếng hỏi vị Thiền sư:

    - Thưa Thầy, con quyết chí tu cho đắc đạo dễ hay khó?

    Thiên sư trả lời:

    - Không dễ cũng không khó.

    Người đồ đệ ngạc nhiên hỏi:

    - Tại sao lại không dễ cũng không khó? Con thật không hiểu, xin thầy giải thích.

    Thiền sư dõng dạc trả lời:

    - Vì tu đắc đạo không ở đó.

    Người đồ đệ càng sửng sốt hơn:

    - Con không thể nào hiểu được. Vậy làm sao để đạt đích?

    Thiền sư trả lời:

    - Vì đường tu không khoảng cách. Khi con ngưng bước là lúc con tới đích.

    Xin Chúa cho chúng ta thực thi những gì Chúa đòi hỏi. Xin cho chúng ta luôn đi sát Chúa và hướng thẳng tới đích cao vời.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    SUY NIỆM 3: Cửa hẹp

    “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng là đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua cửa đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Mt. 7, 13-14)

    Những cánh cửa khép kín

    Ta nghĩ đến cái gì khi nghe Phúc âm nói về cửa hẹp? Có lẽ ta cho đó là chuyện chẳng có gì đáng “tếu”, đáng phấn khởi cả. Trong đầu óc ta, đó là những tiếng gợi nên cảnh nhiệm nhặt, khổ chế, những điều răn, thập giá và đau khổ. Trong tất cả những điều này, chẳng có gì làm cho ta ham sống cả. Một phần nào đó cũng giống như muốn qua cửa hẹp, thì trước tiên là phải lo đóng chặt các cửa chung quanh, phải bận tâm nhiều đến những điều cấm đoán, phải thường xuyên ở thế phòng thủ, phải luôn luôn canh chừng để khỏi rơi xuống hố sâu vực thẳm.

    Như vậy thiết tưởng cửa hẹp là một cái vòng xiềng cổ, là cái áo bó chặt vào người, là con đường khúc khuỷu gập ghềnh chẳng có nhiều ánh sáng, niềm vui sống và tự do.

    Những cánh cửa mở rộng

    Nghĩ tưởng như vậy đúng là không biết đánh giá cao điều Chúa Giêsu đề nghị cho ta. Để tỏ ra công bằng đối với Chúa, khĩ nghĩ đến cửa hẹp, thiết tưởng ta phải nghĩ nhiều đến những cánh cửa rộng mở hơn là những cánh cửa khép kín. Chúa Giêsu chẳng phải là con người dập tắt niềm vui, sự sống và tự do. Và chính cửa hẹp Chúa nói đến ở đây, sẽ đưa ta tới đó.

    Nếu Chúa Giêsu có mời gọi ta sống nhiệm nhặt khắc khổ, chính là để nếp sống ấy đưa ta tới nguồn vui. Chúng ta sẽ phải đau khổ, nếu Chúa không giấu ta điều đó, chính là để nói với ta rằng hạnh phúc đang chờ ta ở cuối đoạn đường. Nếu Người thúc ép ta vác thập giá mình, chính la để dẫn ta đến sự sống.

    Thế nên cửa hẹp được gọi là tình yêu thương, sự hiến thân, đức công bình, sự tha thứ lỗi lầm, lòng quảng đại, nhân từ, dịu hiền. Cửa hẹp này mở rất rộng rãi hướng về một thế giới tuyệt vời; thế giới chan hòa tự do và hoan lạc này chỉ mình Thiên Chúa mới có thể vun trồng ở thâm sâu của lòng ta.

     

    SUY NIỆM 4: KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC (Mt 7, 6. 12-14)

    "Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho các con, thì hãy làm cho người ta".

    Đây là khuôn vàng thước ngọc để ta thi hành đức ái theo thánh ý Chúa.

    Thật vậy, chẳng ai muốn điều xấu đến với mình bao giờ. Vì thế, không có lẽ gì lại mong muốn điều xấu đến với anh chị em mình. Chỉ có ai nuôi lòng hận thù, hay vì ích kỷ thì mới làm điều bất chính cho tha nhân và muốn điều tốt cho riêng mình mà thôi.

    Hôm nay, Đức Giêsu đã đưa ra kim chỉ nam cho các môn đệ và cũng cho mỗi người chúng ta là: hãy muốn và làm điều tốt cho tha nhân trước khi thi hành điều tốt cho chính mình. Phải quên đi bản thân để mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân trước. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của anh chị em và hãy đối xử với họ như chính mình muốn được đối xử khi ở địa vị của họ.

    Lời Chúa hôm nay không chỉ kêu mời chúng ta “hãy làm cho người khác những điều mình muốn họ làm cho mình” mà Ngài muốn chúng ta đi xa hơn nữa là hãy cư xử với tha nhân tốt hơn là họ đáng được cư xử. Không chỉ “yêu tha nhân như chính mình” mà hãy “yêu tha nhân như Chúa đã yêu thương chúng ta”. Đó là yêu vô điều kiện, yêu đến mức hy sinh cả mạng sống.

    Khi yêu như thế, ấy là lúc chúng ta đang đi trên con đường hẹp, con đường của hy sinh, từ bỏ, của yêu thương, quảng đại và vô vị lợi. Sẵn sàng từ bỏ con đường thênh thang là con đường của kiêu ngạo, ích kỷ, nhỏ nhen, trục lợi cho cá nhân mình.

    Lạy Chúa Giêsu, Lời Chúa hôm nay vạch ra cho chúng con con đường về trời. Con đường đó là hy sinh, yêu thương và bác ái vô vị lợi.

    Xin cho chúng con biết chọn con đường hẹp ấy để tiến bước trên hành trình sứ vụ của chúng con. Amen.

    Ngọc Biển SSP

     gplongxuyen
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ HAI CN12TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    22.06.20

    THỨ HAI TUẦN 12 TN

    Thánh Pao-li-nô, giám mục Nô-la

    Mt 7,1-5

    “MÊ” GIÊ-SU Ở ĐIỂM NÀY!

     

    “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán, vì anh em xét đoán thế nào, thì anh em cũng sẽ bị Thiên Chúa xét đoán như vậy.” (Mt 7,1-2)

    Suy niệm/SỐNG: Xét đoán. Bạn và tôi đã từng đoán xét ai chưa? Câu hỏi này có lẽ sẽ đụng chạm đến chúng ta ngay.

    Đức giáo hoàng Phanxicô rất nhiều lần nhắc nhở thói xét đoán, nói xấu, như căn bệnh trầm kha khó chữa lành. Chính Đức Giê-su dạy ta đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán.

    Dĩ nhiên, chính Ngài cũng đã sống lời khuyên này. Chúng ta hãy nhớ lại cung cách của Ngài trong câu chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Trong khi mọi người lên án phải ném đá chị, Ngài mời gọi họ phải tự xét mình trước khi xét người.

    Rồi nhắc nhở chị về bình an và từ nay đừng phạm tội nữa. Hay trên  thánh giá, Ngài xin Cha tha tội cho đội hành hình – ta quen gọi là quân dữ – dù họ đã làm nhiều điều ác cho mình.

    Con người hôm nay thích bêu xấu người khác, đặc biệt qua phương tiện truyền thông, quen gọi là “ném đá.” Là môn đệ Ngài, ta kính phục, “say mê” Ngài, sống tinh thần khoan dung của Ngài.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Hôm nay, ngày mai, ngày mốt, bạn và tôi có dám chắc là bỏ thói quen xét đoán này không? Chỉ khi bạn “say mê” Giê-su, muốn rập theo cách sống của Ngài, chỉ khi tin tưởng, say mến Thiên Chúa, thì trái tim bạn mới đủ lớn để sống như Giê-su: một bề phó thác cho Đấng xét xử công bình.

    Sống Lời Chúa: Thực hành cung cách sống của Đức Giê-su: nhẫn nại, bao dung, luôn sẵn lòng tha thứ: 

    “Vì TÔI ĐẾN không phải để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian.” (Ga 12,47).

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin dạy con đừng xét đoán, để khỏi bị xét đoán. Amen.

     gpmytho
    ---------------------------

     

     

     

     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - THỨ BA CN12TN-A

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Tue, Jun 23 at 1:15 AM
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

    Thi hành điều muốn người khác làm cho mình.

    23/06 – Thứ Ba tuần 12 thường niên.

    "Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho các con, thì hãy làm cho người ta".

     

    Lời Chúa: Mt. 7, 6. 12-14

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Đừng lấy của thánh mà cho chó, và đừng vất ngọc trai trước mặt heo, kẻo chúng giày đạp dưới chân, rồi quay lại cắn xé các con.

    "Vậy tất cả những gì các con muốn người ta làm cho các con, thì chính các con hãy làm cho người ta như thế! Đấy là điều mà lề luật và các tiên tri dạy.

    "Các con hãy vào qua cửa hẹp, vì cửa rộng và đường thênh thang là lối đưa đến hư mất, và có nhiều kẻ đi lối ấy; cửa và đường đưa tới sự sống thì chật hẹp, và ít kẻ tìm thấy".

     

    * Đọc GIỜ KINH PHỤNG VỤ  link CGKPV

     

    * Các BÀI ĐỌC TRONG THÁNH LỄ

     

    SUY NIỆM 1: Cửa hẹp và đường chật

    Suy niệm :

    Bài Tin Mừng hôm nay gồm những câu rời rạc.

    Câu đầu tiên là một câu khó hiểu đối với chúng ta ngày nay (c.6),

    tuy có thể rất dễ hiểu đối với những người trực tiếp nghe Đức Giêsu.

    “Của thánh, đừng quăng cho chó; ngọc trai chớ liệng cho heo…”

    Heo là con vật nhơ uế, chó thường được dùng để chỉ dân ngoại.

    Vào khoảng đầu thế kỷ thứ hai,

    sách Điđakhê coi của thánh ở đây là Mình Thánh Chúa,

    từ đó xác định rằng chỉ tín hữu mới được rước lễ (9, 5).

    Tuy nhiên, có thể hiểu của thánh hay ngọc trai là Tin Mừng Nước Trời.

    Tin Mừng này có thể được đón nhận hay bị từ chối một cách thô bạo.

    Không hẳn chỉ dân ngoại mới có người từ chối và chà đạp viên ngọc quý.

    Cả người Do thái cũng có kẻ bách hại những ai rao giảng (Mt 10, 17).

    Thái độ của người môn đệ là không dừng lại, nản lòng khi bị chối từ.

    nhưng là tiếp tục mang sứ điệp ấy đến cho người khác.

    Câu 12 thường được coi là khuôn vàng thước ngọc.

    Nó xuất hiện trong nhiều tôn giáo và văn hóa từ xưa.

    “Làm cho người khác mọi điều mình muốn họ làm cho mình.”

    Đây là một thái độ tích cực đòi chúng ta một chút tưởng tượng.

    Tôi thử nghĩ xem mình muốn gì nơi người khác.

    Cảm thông, bao dung, yêu mến, kính nể, trung thành, nâng đỡ…

    Rồi tôi tìm cách trao cho họ những điều tốt lành mà tôi ước mong,

    vì giữa con người với nhau, vẫn có chung những khát vọng.

    Trong một thế giới mà người ta chỉ tìm làm điều tốt cho nhau,

    thì thế giới đó là địa đàng, nơi sự dữ không còn đất đứng.

    Như thế người Kitô hữu không chỉ yêu anh chị em trong cộng đoàn,

    yêu người thân cận như chính mình (Mt 22, 39),

    mà còn yêu mọi người đau khổ cơ nhỡ (Mt 25, 31-46),

    thậm chí yêu cả kẻ thù (Mt 5, 44).

    Cộng đoàn Kitô hữu là cộng đoàn yêu bằng hành động tích cực :

    “chính anh em hãy làm cho người ta” (c. 12).

    Người ta ở đây là mọi người, vượt quá mọi thứ biên giới.

    Con đường mà Đức Giêsu đã đi là con đường hẹp, khó đi.

    Nó hẹp vì nó là con đường tình yêu, mà yêu thì không dễ.

    Ít ai tìm thấy con đường này, mà cũng ít người muốn đi (c. 14).

    Chúng ta được mời chọn đi con đường Giêsu,

    con đường tình yêu đòi hy sinh mạng sống,

    con đường đòi ra khỏi mình để sống cho và sống với tha nhân.

    Và chúng ta tin mình sẽ gặp được hạnh phúc.

     

    Cầu nguyện :

    Lạy Chúa Giêsu, Tình Yêu của con,

    nếu Hội Thánh được ví như một thân thể

    gồm nhiều chi thể khác nhau,

    thì hẳn Hội Thánh không thể thiếu

    một chi thể cần thiết nhất và cao quý nhất.

    Đó là Trái Tim, một Trái Tim bừng cháy tình yêu.

    Chính tình yêu làm cho Hội Thánh hoạt động.

    Nếu trái tim Hội Thánh vắng bóng tình yêu,

    thì các tông đồ sẽ ngừng rao giảng,

    các vị tử đạo sẽ chẳng chịu đổ máu mình...

    Lạy Chúa Giêsu,

    cuối cùng con đã tìm thấy ơn gọi của con,

    ơn gọi của con chính là tình yêu.

    Con đã tìm thấy

    chỗ đứng của con trong Hội Thánh:

    nơi Trái tim Hội Thánh, con sẽ là tình yêu,

    và như thế con sẽ là tất cả,

    vì tình yêu bao trùm mọi ơn gọi trong Hội Thánh.

    Lạy Chúa, với chỗ đứng Chúa ban cho con,

    mọi ước mơ của con được thực hiện. Amen.

    (dựa theo lời của thánh Têrêxa)

    Lm. Ant. Nguyễn Cao Siêu SJ.

     

    SUY NIỆM 2Hãy qua cửa hẹp

    Một cuốn phim Mỹ với nội dung như sau: Có đôi vợ chồng trẻ mới thành hôn đưa nhau đi nghỉ cuối tuần tại Las Vegas, một thành phố cờ bạc nổi tiếng nhất nước Mỹ. Ðang lúc thuận thời vận, hai người chia sẻ cho nhau ước muốn có được một căn nhà. Một nhà tỷ phú tình cờ theo dõi câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ. Với tất cả nghiêm chỉnh, ông đề nghị với họ: nếu cô vợ chịu ngủ với ông một đêm, ông sẽ tặng cho họ một triệu Mỹ kim. Chỉ sau một đêm họ có thể trở thành triệu phú. Nghĩ thế, họ ra phòng luật sư để ký giao kèo. Nhưng khi người vợ lên đường đến với nhà tỷ phú, người chồng cũng bắt đầu nghĩ lại, viễn ảnh mất vợ bỗng làm anh lo sợ. Thế nhưng đã quá muộn, sau một đêm để có được tất cả cũng chính là lúc họ mất nhau để rồi đi đến tan vỡ.

    Câu chuyện phim trên đây có thể là một dụ ngôn cho chúng ta hiểu được giáo huấn của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay: con đường dễ dãi là con đường dẫn đến hư mất, đó là định luật chung của cuộc sống. "Hãy vào qua cửa hẹp, vì cửa rộng và đường rộng đưa đến diệt vong". Thái độ hững hờ không thể đi đôi với những đòi hỏi của Tin Mừng; cuộc sống dễ dãi, buông thả không có chỗ đứng trong nếp sống của những người theo Chúa. Ðã một thời cùng ăn, cùng uống, cùng nghe giảng dạy, chưa phải là giấy thông hành để vào Nước Trời: "Ai nghe những lời Ta dạy mà không đem ra thực hành, thì ví được như người ngu xây nhà trên cát". Nếu viện lý do mình là con dòng cháu giống, cũng chưa phải là lý do để được thâu nhận vào Nước Trời.

    Trong lúc huấn đức cho đồ đệ, một người mới nhập viện lên tiếng hỏi vị Thiền sư:

    - Thưa Thầy, con quyết chí tu cho đắc đạo dễ hay khó?

    Thiên sư trả lời:

    - Không dễ cũng không khó.

    Người đồ đệ ngạc nhiên hỏi:

    - Tại sao lại không dễ cũng không khó? Con thật không hiểu, xin thầy giải thích.

    Thiền sư dõng dạc trả lời:

    - Vì tu đắc đạo không ở đó.

    Người đồ đệ càng sửng sốt hơn:

    - Con không thể nào hiểu được. Vậy làm sao để đạt đích?

    Thiền sư trả lời:

    - Vì đường tu không khoảng cách. Khi con ngưng bước là lúc con tới đích.

    Xin Chúa cho chúng ta thực thi những gì Chúa đòi hỏi. Xin cho chúng ta luôn đi sát Chúa và hướng thẳng tới đích cao vời.

    (Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

     

    SUY NIỆM 3: Cửa hẹp

    “Hãy qua cửa hẹp mà vào, vì cửa rộng là đường thênh thang thì đưa đến diệt vong, mà nhiều người lại đi qua cửa đó. Còn cửa hẹp và đường chật thì đưa đến sự sống, nhưng ít người tìm được lối ấy.” (Mt. 7, 13-14)

    Những cánh cửa khép kín

    Ta nghĩ đến cái gì khi nghe Phúc âm nói về cửa hẹp? Có lẽ ta cho đó là chuyện chẳng có gì đáng “tếu”, đáng phấn khởi cả. Trong đầu óc ta, đó là những tiếng gợi nên cảnh nhiệm nhặt, khổ chế, những điều răn, thập giá và đau khổ. Trong tất cả những điều này, chẳng có gì làm cho ta ham sống cả. Một phần nào đó cũng giống như muốn qua cửa hẹp, thì trước tiên là phải lo đóng chặt các cửa chung quanh, phải bận tâm nhiều đến những điều cấm đoán, phải thường xuyên ở thế phòng thủ, phải luôn luôn canh chừng để khỏi rơi xuống hố sâu vực thẳm.

    Như vậy thiết tưởng cửa hẹp là một cái vòng xiềng cổ, là cái áo bó chặt vào người, là con đường khúc khuỷu gập ghềnh chẳng có nhiều ánh sáng, niềm vui sống và tự do.

    Những cánh cửa mở rộng

    Nghĩ tưởng như vậy đúng là không biết đánh giá cao điều Chúa Giêsu đề nghị cho ta. Để tỏ ra công bằng đối với Chúa, khĩ nghĩ đến cửa hẹp, thiết tưởng ta phải nghĩ nhiều đến những cánh cửa rộng mở hơn là những cánh cửa khép kín. Chúa Giêsu chẳng phải là con người dập tắt niềm vui, sự sống và tự do. Và chính cửa hẹp Chúa nói đến ở đây, sẽ đưa ta tới đó.

    Nếu Chúa Giêsu có mời gọi ta sống nhiệm nhặt khắc khổ, chính là để nếp sống ấy đưa ta tới nguồn vui. Chúng ta sẽ phải đau khổ, nếu Chúa không giấu ta điều đó, chính là để nói với ta rằng hạnh phúc đang chờ ta ở cuối đoạn đường. Nếu Người thúc ép ta vác thập giá mình, chính la để dẫn ta đến sự sống.

    Thế nên cửa hẹp được gọi là tình yêu thương, sự hiến thân, đức công bình, sự tha thứ lỗi lầm, lòng quảng đại, nhân từ, dịu hiền. Cửa hẹp này mở rất rộng rãi hướng về một thế giới tuyệt vời; thế giới chan hòa tự do và hoan lạc này chỉ mình Thiên Chúa mới có thể vun trồng ở thâm sâu của lòng ta.

     

    SUY NIỆM 4: KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC (Mt 7, 6. 12-14)

    "Tất cả những gì các con muốn người ta làm cho các con, thì hãy làm cho người ta".

    Đây là khuôn vàng thước ngọc để ta thi hành đức ái theo thánh ý Chúa.

    Thật vậy, chẳng ai muốn điều xấu đến với mình bao giờ. Vì thế, không có lẽ gì lại mong muốn điều xấu đến với anh chị em mình. Chỉ có ai nuôi lòng hận thù, hay vì ích kỷ thì mới làm điều bất chính cho tha nhân và muốn điều tốt cho riêng mình mà thôi.

    Hôm nay, Đức Giêsu đã đưa ra kim chỉ nam cho các môn đệ và cũng cho mỗi người chúng ta là: hãy muốn và làm điều tốt cho tha nhân trước khi thi hành điều tốt cho chính mình. Phải quên đi bản thân để mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân trước. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh của anh chị em và hãy đối xử với họ như chính mình muốn được đối xử khi ở địa vị của họ.

    Lời Chúa hôm nay không chỉ kêu mời chúng ta “hãy làm cho người khác những điều mình muốn họ làm cho mình” mà Ngài muốn chúng ta đi xa hơn nữa là hãy cư xử với tha nhân tốt hơn là họ đáng được cư xử. Không chỉ “yêu tha nhân như chính mình” mà hãy “yêu tha nhân như Chúa đã yêu thương chúng ta”. Đó là yêu vô điều kiện, yêu đến mức hy sinh cả mạng sống.

    Khi yêu như thế, ấy là lúc chúng ta đang đi trên con đường hẹp, con đường của hy sinh, từ bỏ, của yêu thương, quảng đại và vô vị lợi. Sẵn sàng từ bỏ con đường thênh thang là con đường của kiêu ngạo, ích kỷ, nhỏ nhen, trục lợi cho cá nhân mình.

    Lạy Chúa Giêsu, Lời Chúa hôm nay vạch ra cho chúng con con đường về trời. Con đường đó là hy sinh, yêu thương và bác ái vô vị lợi.

    Xin cho chúng con biết chọn con đường hẹp ấy để tiến bước trên hành trình sứ vụ của chúng con. Amen.

    Ngọc Biển SSP

     gplongxuyen
     
     
     

 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- TUYÊN XƯNG CHÚA GIÊ-SU

  •  
    Jerome Nguyen Van Noi
     
     
     
     

    SUY NIỆM PHÚC ÂM CHÚA NHẬT

    ----oooOooo----

     

    CHÚA NHẬT XII THƯƠNG NIÊN NĂM A (21/06/2020)

     

    TUYÊN XƯNG CHÚA GIÊSU KITÔ

    10,                                      TIN MỪNG MAT-THÊU 10, 26-33

    "Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời,

    thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời.

    Còn ai chối Thầy trước mặt người đời,

    thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời”

     

    I. DẨN VÀO LỜI CHÚA

    Theo Kitô giáo không chỉ là thờ phượng yêu mến Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo và Cứu Độ trong trí trong lòng. Theo Kitô giáo còn là tin theo một Đấng Thiên Chúa làm người – là Chúa Giêsu Kitô- đã chết trên thập giá để cứu chuộc loài người. Vì thế đức tin Kitô giáo đòi các Kitô hữu phải tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô trước mặt người đời. Việc tuyên xưng ấy nhiều khi đem lại thiệt thòi cho người tuyên xưng, nhưng người tín hữu không thể không tuyên xưng Chứa Giêsu Kitô trước mặt người đời, vì việc tuyên xứng ấy sẽ được chính Chúa Giêsu Kitô công nhận và tưởng thưởng trước mặt Thiên Chúa. Việc tuyên xưng ấy chứng tỏ người tín hữu hết lòng hết sức với Đấng mà họ tin yêu.

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 10,26-33: Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Các con đừng sợ những người đó, vì không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết. Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà.

    "Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồn: Các con hãy sợ Đấng có thể ném cả xác lẫn hồn xuống địa ngục. Nào người ta không bán hai chim sẻ với một đồng tiền đó sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi. Vậy các con đừng sợ: các con còn đáng giá hơn chim sẻ bội phần.

    "Vậy ai tuyên xưng Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ tuyên xưng nó trước mặt Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời. Còn ai chối Thầy trước mặt người đời, thì Thầy sẽ chối nó trước mặt Cha Thầy, là Đấng ngự trên trời".

     

    III. TÌM HIỂU VÀ SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 10,26-33:  

    3.1 Có nhiều người ghét các Kitô hữu: Đó là sự thật mà không ai có thể chối cãi. Có nhiều lý do để người ta ghét các Kitô hữu. Khi người ta ghét các Kitô hữu thì người ta có thể hãm hại, nhât là khi người ta có sắn phương tiện và quyền thế trong tay. Nhưng Chúa Giêsu Kitô đã nói với các Tông đồ là anh em dừng sợ những người  đó. Vì cùng lắm những người đó chỉ có thể cướp mất sự sống đời này chứ không thể cướp đi sự sống đời sau của các Kitô hữu. Thế mà sự sống đời sau có giá trị gấp triệu triệu lần sự sống đời này.

    3.2 Chúa Giêsu Kitô đòi các Kitô hũu phải tuyên xưng Người trước mặt ngươi đời, vì Chúa Giêsu Kitô đã yêu thương và đã chết trên thập giá để cứu chuộc loài người trong đó có các Kitô hữu. 

    IV. THỰC THI  LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 10,26-33:

    4.1 Sông tự tin và phó thác cho Thiên Chúa: vì biết mình có giá trị lớn lao trước mặt Thiên Chúa và được Thiên Chúa yêu thương, che chở và cứu chuộc.  

    4.2 Có nhiều cách để các Kitô hữu tuyên xứng Chúa Giêsu Kitô trước mặt người đời: bằng lời nói, việc làm và cách sống. Ví dụ: nghiêm trang làm dấu Thánh Giá trong quán ăn, nhà hàng; nói mình là người tin Chúa (là người công giáo) với người đối diện; sống lương thiện, trách nhiệm và bác ái trong cộng đồng, trường học, công ty, xí nghiệp và cả ngoài dường ngoài chợ.

    V. LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN [VỚI LỜI CHÚA TRONG TIN MỪNG MÁT-THÊU 10,26-33:

    KHAI MỞ: 

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Đức Giê-su Ki-tô và là Cha của chúng con, chúng con cảm tạ ngợi khen Cha vì Cha đã ban cho chúng con Chúa Giêsu Kitô là Con Cha, và là Chua của chúng con. Chúng con xin dâng lên Cha lời cầu xin tha thiết của chúng con. 

     

    Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN:

    1.-«Không có gì che giấu mà không bị thố lộ; và không có gì kín nhiệm mà không hề hay biết» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho mọi người trong thế giới này biệt sống lươnhg thiện và chân thật trước mặt Thiên Chúa và đồng loại.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.-«Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng; và điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và cho các Tu Sĩ Nam Nữ để các thành phần ấy của Dân Chúa sốt sáng rao giảng Đạo Thánh Chúa cho những ngjười xung quanh.

    Xướng:: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.- «Các con đừng sợ những kẻ giết được thân xác, nhưng không thể giết được linh hồnChúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác để mọi người biết ưu tiên chăm lo cho linh hồn mình và cho linh hồn người khác.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho hết mọi người cảm nghiệm được sự Quan Phòng của Thiên  Chúa trong đời mình.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban cho chúng con Con Một Cha là Chúa Giê-su Kitô Con Cha Chúa chúng con, đễ người củng cố niềm tin cho chúng con và thúc đẩy chúngcon làm chứng cho Người trước mặt nguời đời.

    Chúng con xin Cha bàn cho chúng con sự dũng cảm để chúng con tuyên xứng Chúa Giêsu Kitô Con Cha trước mặt mọi người. 

    Chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp Chúa Giê-su Ki-tô Con Cha, Chúa chúng con. Amen.

     

    Sài-gòn ngày 19 tháng 06 năm 2020

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội 

     

    --
    Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "SLCHN".
    Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/msgid/slchn/CAMfwAgo7c92Np%3DVAeD4s2KMF0eNPqJHpQr_-ySkfW0vNiZZcDA%40mail.gmail.com
     
     

Subcategories