3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH - THỨ BẢY

  •  
    Sat, Aug 6 at 2:06 PM
     
     
     
    Lễ CHÚA GIÊSU HIỂN DUNG, Thứ Bảy, Tuần XVIII Thường Niên, Năm C,  
    -  Đn 7, 9-10. 13-14  -  2 Pr 1, 16-19  -  Lc 9, 28b-36
     

    CUỘC XUẤT HÀNH ĐỔI THAY LỊCH SỬ

    “Kìa, có hai vị đàm đạo với Ngài, đó là Môisen và Êlia. Hai vị hiện ra rạng ngời vinh hiển, nói về cuộc xuất hành Ngài sắp hoàn thành tại Giêrusalem!”.

    Một nhà tu đức nói, “Ngài có thể bước đi trên nước, nhưng không thể bước đi khỏi đôi mắt đầy nước mắt của quả phụ Nain. Ngài chỉ huy các tinh tú trong quỹ đạo của chúng, nhưng từ chối thay đổi hoàn cảnh cuộc xuất hành cuối cùng của mình, một ‘cuộc xuất hành đổi thay lịch sử!’”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Cùng với ý tưởng “cuộc xuất hành cuối cùng” của nhà tu đức, Lời Chúa lễ Hiển Dung tường thuật cuộc biến hình trên núi của Chúa Giêsu! Trong cuộc biến hình này, Môisen và Êlia bất ngờ hiện ra đàm đạo với Ngài; nhưng bất ngờ hơn, các đấng đàm đạo về “cuộc xuất hành Ngài sắp hoàn thành”. Cuộc xuất hành này còn vĩ đại hơn cuộc Xuất Hành thoát Ai Cập xưa, một ‘cuộc xuất hành đổi thay lịch sử’ nhân loại: giải phóng nhân loại khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết!

    Thật lạ lùng, trong biến cố này, Chúa Giêsu không nói về những phép lạ Ngài sẽ thực hiện, những phú túc và vẻ đẹp của thế giới, những tham vọng Ngài đang ấp ủ; Ngài không quan tâm đến những cơ hội lẫn tài năng của mình… hầu vận dụng chúng để sở hữu những danh tước vĩ đại, tạo nên danh tiếng lấy lừng cho bản thân, và dành sự tôn trọng của người khác. Ngài không nói đến những điều này! Ngài nói đến cuộc thương khó Ngài sắp chịu! Bởi lẽ, mong muốn duy nhất của Ngài là hoàn tất cuộc xuất hành của chính mình, cuộc Tử Nạn và Phục Sinh, hầu Chúa Cha được tôn vinh và kế hoạch cứu độ nhân loại của Chúa Cha được thành toàn.

    Nội dung cuộc đối thoại giữa hai nhân vật Cựu Ước và Chúa Giêsu như muốn nói rằng, đây là điều mà các ngôn sứ và các bạn hữu của Thiên Chúa hằng mong đợi. Thật ra, việc Chúa Giêsu rời cung lòng Cha khi vào trần gian, mặc thân xác phàm nhân, đã là một ‘cuộc xuất hành đổi thay lịch sử’ thế giới và nhân loại. Và rồi, với cuộc xuất hành lên Giêrusalem cuối cùng này, Con Thiên Chúa không vượt qua Biển Đỏ nhưng dòng máu đỏ thắm của Ngài sẽ đổ ra rửa sạch tội lỗi nhân gian. Phải, Ngài đã chết, chôn trong mồ, nhưng ngày thứ ba, đã sống lại vinh hiển! Chính nhờ cuộc xuất hành này, vận mệnh con người đổi thay, tội Ađam được tẩy xoá và chúng ta không còn làm nô lệ cho tội lỗi và sự chết nữa; nhưng được trở nên con cái Thiên Chúa, được chia sẻ sự sống mới, sự sống phục sinh nhờ thông phần sự chết và sự sống lại của Ngài.

    Nhìn vào Chúa Giêsu, chúng ta, môn đệ của Ngài, thấy mình thật khác xa. Đang khi chúng ta gắn bó với nhiều thứ, như tham vọng, thành công, thành tài, thành nhân… thì Chúa Giêsu đã dùng tất cả những khả năng này cho việc phụng sự Chúa Cha. Việc phụng sự này bao hàm ý nghĩa “tách khỏi” thế gian của người môn đệ; nghĩa là sẵn sàng từ bỏ mọi sự hầu có thể yêu mến Chúa Kitô trên tất cả. Chúa Kitô chính là Miền Đất Hứa đích thực và là sự giải phóng thật sự khỏi ách nô lệ của ‘chủ nghĩa vị kỷ’. Kết quả của việc thoát khỏi những ràng buộc của ‘chủ nghĩa vị kỷ’ là niềm vui, bình an, tình yêu; và nhất là, cuộc sống vĩnh cửu. Đây là ‘cuộc xuất hành đổi thay lịch sử’ mỗi người, dẫu không hề dễ dàng! Tuy nhiên, tự cho mình là trung tâm sẽ làm chúng ta nghèo đi và làm hoen ố tình yêu; trên thực tế, chúng ta sẽ ‘ít yêu hơn’ so với khả năng có thể yêu. Vì thế, để có thể ‘xuất hành’, người môn đệ nhất định phải ‘biến hình!’.

    Anh Chị em,

    Hai vị nói về cuộc xuất hành Ngài sắp hoàn thành tại Giêrusalem!”. Nhờ cuộc xuất hành Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa Giêsu, toàn thể nhân loại bước sang một trang sử mới, một thời đại mới: thời đại ân sủng, cứu độ và giao hoà. Tỏ cho các môn đệ phần nào cuộc xuất hành của Ngài, Chúa Giêsu mời họ chuẩn bị bản thân để cũng có thể bước vào cuộc xuất hành của chính họ. Mừng Chúa Hiển Dung, ước gì chúng ta cũng được ‘biến hình’; tức là thay đổi suy nghĩ, cách sống, ước muốn… để tham dự vào công cuộc cứu độ của Ngài. Để được vậy, mỗi ngày, chúng ta cần có những cuộc ‘xuất hành nhỏ’ nhưng không ít đau đớn, để ra khỏi cái tôi ích kỷ hạn hẹp, những thói quen thế tục vô bổ. Can đảm lên, Chúa là sức mạnh của chúng ta!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, chớ gì, với ân sủng Chúa, con được ‘biến hình’ mỗi ngày! Nhờ đó, con cũng có thể may mắn có một ‘cuộc xuất hành đổi thay lịch sử’ linh hồn con!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC- ĐBĐM - CHÚA NHẬT 19TN-C

  •  
Đạo Binh Đức Mẹ

 

Sat, Aug 6 at 2:07 AM
 
 
 
 

Virus-free. www.avast.com

 

--

 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
    5 PHÚT LỜI CHÚA
    05.08.22 THỨ SÁU ĐẦU THÁNG TUẦN 18 TN 
    Cung hiến thánh đường Đức Ma-ri-a
    TIN MỪNG Mt 16,24-28

     

    TỪ BỎ, LIỆU CÓ DỄ KHÔNG?

     Đức Giê-su nói với các môn đệ: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 16,24)

     

    Suy niệm/SỐNG: Đi theo Chúa thì phải chấp nhận từ bỏ mọi sự thế gian, thậm chí là từ bỏ chính mình. Thoạt nghe người ta có thể nghĩ rằng từ bỏ là việc dễ dàng, tuy nhiên, nó thực sự lại không dễ dàng chút nào.

       Bởi vì với bản tính tự nhiên, người ta muốn thu tích và giữ lại hơn là chấp nhận từ bỏ và cho đi. Người ta thường muốn cho mình được sung sướng hơn là phải chịu đau khổ.

       Như vậy, việc từ bỏ để đi theo Chúa chẳng khác gì một cuộc lội ngược dòng. Và cản trở lớn nhất khiến chúng ta không dám hay chưa dám từ bỏ, không phải là những rào cản bên ngoài như tiền tài, danh vọng… mà là những chướng ngại từ bên trong, nói chính xác đó là cái tôi của mình.

       Một khi cái tôi của mình quá lớn thì người ta chẳng thể từ bỏ được điều gì hết. Nếu con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình thì làm sao họ có thể từ bỏ mọi sự để đi theo Chúa?

    Mời Bạn CHIA SẺ: 1/ Bạn có nghĩ rằng chúng ta đi theo Chúa là chấp nhận một sự mạo hiểm không?

    2/ Mạo hiểm bởi vì Chúa đòi hỏi chúng ta phải bỏ hết tất cả để đổi lại một điều duy nhất là sẽ đạt được phần thưởng Nước Trời.

    3/ Bạn có dám mạo hiểm để đánh đổi như vậy không?

    Sống Lời Chúa: Tôi quyết tâm từ bỏ một tật xấu mà lâu nay tôi vẫn chưa bỏ được.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho chúng con tự nguyện và sẵn lòng từ bỏ những gì đang cản bước chúng con trên con đường theo Chúa, nhờ đó chúng con được hoàn toàn tự do và thanh thoát bước theo Ngài. Amen.

     gpmytho

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH -THỨ SÁU


  • LM MINH ANH
     


     
    Thứ Sáu, Tuần XVIII Thường Niên, Năm Chẵn  
    -  Nk 1, 15; 2, 2; 3, 1-3. 6-7   -   Mt 16, 24-28
     

    TRỞ NÊN NGƯỜI BẠN CỦA THẬP GIÁ

    “Ai muốn theo Tôi, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Tôi!”.

    Nick Vujicic, người không có tứ chi; đúng hơn, chỉ có 1 bàn chân 2 ngón. Từ 8 tuổi, muốn tự tử; khi lên 10, tự dìm mình vào bồn tắm. Ấy thế, tình yêu của Thiên Chúa và của cha mẹ đã giúp cậu vượt qua! Vujicic nói, “Chúa đã lên kế hoạch cho cuộc đời tôi, tôi không thể tự dìm mình xuống. Tự coi mình là vô giá trị, bạn đặt giới hạn cho những điều kỳ diệu. Tôi không có tay để chạm vào người khác, nhưng trái tim tôi sẽ làm điều đó; nó làm rung động trái tim nhiều người!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Vujicic chỉ muốn quyên sinh mãi cho đến khi bằng lòng ôm lấy thập giá đời mình. Ôm lấy nó, anh đã trở nên một khí cụ tuyệt vời của Thiên Chúa; anh đã đến 26 quốc gia, truyền cảm hứng cho hàng chục triệu người. Phải chăng Vujicic đã sống bí quyết Chúa Giêsu tiết lộ qua Lời Chúa hôm nay, “Ai muốn theo Tôi, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Tôi!”; nói cách khác, Vujicic đã ‘trở nên người bạn của thập giá’ là chính thân thể không bình thường của mình.

    Rất nhiều Kitô hữu sẵn sàng làm bạn với Chúa Giêsu trong thời gian thuận lợi; tuy nhiên, vẫn có một số khác là bạn thực sự của Ngài, họ luôn ôm lấy thập giá, cả trong những hoàn cảnh xấu nhất. Tất nhiên, không bao giờ là dễ dàng để ‘trở nên người bạn của thập giá’; cũng thế, Chúa Giêsu và Tin Mừng không luôn là những gì đem lại hân hoan, xuôi may và bình an, nếu không nói là ngược lại! Đời sống Kitô hữu là một trận chiến liên tục, một trận chiến khốc liệt kéo dài cả đời, trận chiến từ bỏ chính mình. Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ để đào ngũ khỏi chiến cuộc khắc nghiệt lúc này lúc khác; tuy nhiên, sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu chúng ta không bằng lòng ôm chặt thập giá đời mình; cũng như không thể mong đợi một vinh quang vĩnh cửu đầy ắp kỷ niệm và niềm vui nếu không đổ một ít máu, mồ hôi và nước mắt ở đây, trong hoàn cảnh của mình, trên trái đất này, vì lợi ích của Chúa Kitô và lợi ích của anh chị em mình.

    Chúa Giêsu còn nói, “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích chi?”. Ngài muốn nói, tiền không mua được linh hồn và tình yêu; không quan trọng bạn có bao nhiêu trong tài khoản, ‘bằng cấp’ các loại, cho đến khi bạn ‘bằng lòng’ với thập giá đời mình. Bạn dành cả đời để ky cóp đủ thứ xa xỉ, nhưng sẽ rất vô ích; bạn sẽ bỏ lỡ ý nghĩa đích thực của cuộc sống và kho tàng đích thực của tình yêu. Đừng phạm sai lầm khi ra sức làm cho cuộc sống trở nên dễ dàng và thoải mái; bởi lẽ, càng ôm ấp nó, bạn càng kết thúc trong vô vọng, khổ đau và cô đơn tột cùng.

    Trong cuộc sống, vì nhiều lý do, chúng ta lạc lối khi tránh thập giá, ngại thập giá và sợ thập giá! Nói như Đức Phanxicô, “Chúng ta chỉ tìm kiếm hạnh phúc ở những thứ, hoặc ở những người mà chúng ta coi như vật”. Vậy mà, hạnh phúc thực sự chỉ đến một khi tình yêu đích thực bắt gặp chúng ta, cho dù đó là một tình yêu ‘bước xuống’ từ thập giá. Đó sẽ là một tình yêu ‘làm cho ngạc nhiên’, ‘làm cho thay đổi’ con người chúng ta từ trong lẫn ngoài, từ trái tim đến ý chí. Tình yêu đó thay đổi tất cả; nó có thể biến đổi mỗi người, với một điều kiện, tôi ‘trở nên người bạn của thập giá!’. Vujicic đã chứng minh điều đó, các vị thánh đã chứng minh điều đó!

    Anh Chị em,

    “Ai muốn theo Tôi, hãy từ bỏ mình, vác thập giá mình mà theo Tôi!”. Mời gọi người khác đi theo Ngài, Chúa Giêsu lại nói đến một điều không ai muốn nghe, nhưng đó là một sự thật ‘không thể thay thế’. Ngài không đòi chúng ta vác thập giá người khác, nhưng là thập giá của mình, của gia đình mình. Hãy ôm trọn nó và thánh hoá sự khó chịu, sự khó dạy và cả tội lỗi… từ bệnh tật, từ tính khí, từ công việc, từ con cái, từ anh chị em mình… và chúng ta sẽ nên thánh! Con Thiên Chúa đã từ bỏ địa vị thần thánh mà vác lấy thập giá cả trần gian để cứu độ cả gian trần! ‘Trở nên người bạn của thập giá’ đời mình, chúng ta không những biến đời sống hiện tại không mấy vừa ý nên nhẹ nhàng, mà còn để thập giá trở nên phương dược cứu linh hồn mình và tha nhân.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin giúp con luôn trở nên một người bạn nghĩa thiết của Chúa; điều đó bao hàm việc con luôn ôm chặt thập giá đời mình. Được như thế, nhất định con sẽ nên thánh!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    KÍnh chuyển:

    Hồng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC -LM MINH ANH - THỨ NĂM

  •  LM MINH ANH
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     
    Thứ Năm, Tuần XVIII Thường Niên, Năm Chẵn
     -  Gr 31, 31-34  -  Mt 16, 13-23
     

    MỘT KIẾN THỨC TRỌN VẸN

    “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?”.

    Một nhà tu đức nói, “Hiểu biết ai, có kiến thức về ai, mới chỉ là ‘cái có’ trong đầu! Theo Thánh Kinh, “biết” ai là yêu mến, cam kết và đi theo người ấy... “Tôi biết chiên của Tôi, và chiên Tôi biết Tôi!”. Trả lời được câu hỏi, “Thầy là ai?”, cũng sẽ là đáp án cho câu hỏi “Tôi là ai?”. Bởi lẽ, “biết” Chúa Giêsu, có ‘một kiến thức trọn vẹn’ về Ngài, đòi buộc chúng ta phải thay đổi tận căn!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Tin Mừng hôm nay xoay quanh việc Chúa Giêsu muốn biết dư luận quần chúng về Ngài; quan trọng hơn, các môn đệ nghĩ sao về Ngài! Cuộc đối thoại này đưa chúng ta về một câu hỏi cực kỳ quan trọng, “Tôi là ai?”; kiến thức của tôi về Chúa Giêsu là ‘một kiến thức từng phần’ hay một kiến thức trọn vẹn’ theo nghĩa “thay đổi tận căn” của nhà tu đức trên? Nói cách khác, Chúa Giêsu có thay đổi cuộc đời tôi, cách sống của tôi và tôi có ngày càng nên giống Ngài hơn không?

    Con người thu thập kiến thức qua sách vở hay kinh nghiệm; người đương thời Chúa Giêsu biết Ngài qua kinh nghiệm với ‘kiến thức từng phần’. Họ cho Ngài là Gioan Tẩy Giả, Êlia, Giêrêmia hay một trong các ngôn sứ. Các nhân vật này có thể phù hợp phần nào với Chúa Giêsu; nhưng hiểu biết này không tiết lộ toàn bộ con người Ngài. Hiểu biết về một ‘Giêsu’ nơi họ chỉ khiến họ thán phục, ngưỡng mộ… nhưng không bao giờ biến đổi họ trở nên môn đệ Ngài; thậm chí cuối cùng, họ giết Ngài! Tại sao? Kiến thức của họ về Ngài chỉ dừng lại với hiếu kỳ, vui tai và chạy theo phép lạ; và một khi các yếu tố vật chất không còn, họ bỏ Ngài! Căn bản, họ không nhận ra ‘Giêsu’ đó là Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ Thế Giới; đang khi các ngôn sứ hoặc Gioan chỉ là những ánh sao le lói dọn đường. Ngài phần nào giống các vị ấy, nhưng vượt trỗi các vị; thay thế các vị, chiếu sáng các vị! Không ai trong những kẻ dọn đường này có thể mô tả cạn kiệt các chiều kích trong con người Ngài. Họ chỉ là những vệt sáng; ‘Giêsu’ mới chính là Vầng Hồng!

    “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?”. Phêrô thưa, “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống!”. Tuyệt vời! Hoàn toàn đúng, nhưng Phêrô lại hiểu sai; vì vậy ông ngăn cản Ngài khi Ngài nói đến thập giá; và tiếp tục hiểu sai khi chối nhận Ngài. May thay, Phêrô được xót thương nhờ ánh mắt nhân từ của Thầy; ông dần dần hồi tỉnh và bắt đầu có ‘một kiến thức trọn vẹn’ về Ngài. Mãi đến sau biến cố Phục Sinh của Thầy; chính xác, sau lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần, Thầy Dạy đức tin, mới giúp Phêrô và các tông đồ “biết” Thầy mình một cách trọn vẹn. Từ đó, họ đã “thay đổi tận căn” từ nghi ngờ nên xác tín, từ sợ sệt nên can đảm, từ cửa đóng then cài đến mở toang; mở toang cửa, mở toang lòng… ra đi loan báo Tin Mừng. Các ngài “cam kết, dấn thân” cho Nước Trời đến nỗi bằng cả cái chết của mình. Như vậy, không chỉ hiểu đúng, nhóm Mười Hai còn được mời gọi sống đúng điều mình “biết!”. Đó là ‘một kiến thức trọn vẹn’ Chúa muốn.

    Anh Chị em,

    “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?”. Đây là một câu hỏi mà Thánh Thần không ngừng khơi lên trong tâm hồn chúng ta mỗi khi chúng ta phải quyết định hay bắt đầu thực hiện một điều gì. Và thật thú vị, câu trả lời đòi mỗi người đặt thêm một câu hỏi khác, “Tôi là ai?”. Trả lời câu hỏi thứ hai, “Tôi thuộc về Chúa Kitô”, tôi suy nghĩ, tôi chọn lựa, “Tôi sống như Chúa Kitô sống trong tôi”. Và như thế, tôi đã “biết” Ngài cách trọn vẹn nhất, một sự “biết” của chiên đối với Chủ Chiên đích thực nhất, ‘một kiến thức trọn vẹn’ nhất, tận căn nhất. Từ đó, tôi “yêu mến, cam kết và đi theo” Ngài. Thật trùng hợp, bài đọc Giêrêmia cũng nói lên điều tương tự, “Chúng không còn dạy bảo nhau, ‘Hãy học biết Chúa’, vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến lớn, sẽ biết Ta”. Thật ý nghĩa với Thánh Vịnh đáp ca, “Xin tạo cho con một tấm lòng trong trắng!”. Ai có tâm hồn trong trắng của một em bé, sẽ dễ nhận biết Thiên Chúa. Nhưng xin đừng quên, đây còn là công việc của Thánh Thần!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, đọc Tin Mừng, Chúa khiến con mê mệt, nhưng chỉ ân sủng mới có sức biến đổi con, để con biết con là ai, Chúa là ai. Và như thế, tri thức của con về Chúa mới trọn vẹn!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

Subcategories