3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VẢ CHIA SẺ LC - NỘI NGUYỄN - CN20TN-C

  •  
    Song Loi Chua

    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA HÔM NAY        

    CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN NĂM C [18/08/2019]

    THIÊN CHÚA THỔ LỘ NỖI LÒNG VỚI CHÚNG TA

     [Gr 38,4-6.8-10; Dt 12,1-4; Lc 12,49-53]

     

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

    Không có người con nào hạnh phúc cho bằng người con được cha mẹ thổ lộ nỗi lòng. Không có người môn đệ nào hạnh phúc cho bằng người môn đệ được thầy thổ lộ nỗi lòng . Người con hiếu thảo là người con biết được cha mẹ mình mong muốn gì, chờ đợi gì ờ mình và tìm hết cách để đáp ứng sự mong muốn và chờ đợi ấy của cha mẹ. Người môn đệ tốt là người môn đệ biết được suy nghĩ, kỳ vọng của Thầy mình. Người Ki-tô hữu đích thực là người Ki-tô hữu hiểu được lòng Chúa Giê-su Ki-tô là Chúa và là Thầy của mình.

    Có hiểu được lòng Chúa Giê-su Ki-tô, chúng ta mới có thể hiểu được lòng Thiên Chúa là Đấng Thần Linh vô hình và siêu việt. Có hiểu được lòng Chúa Giê-su Ki-tô, chúng ta mới có thể yêu mến Người và gắn bó với Người một cách sâu sắc và xác tín. Chân lý ấy xem ra quá đơn giản nhưng không phải người giáo dân nào cũng đã nắm bắt. Vì thế mà rất nhiều người thờ ơ, chểnh mảng với việc tìm hiểu về Chúa Giê-su Ki-tô trong Thánh Kinh nói chung và trong Phúc Âm nói riêng.  

    II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 1 (Gr 38,4-6.8-10): "Ngài đã sinh ra tôi làm người bất thuận sống trên vũ trụ" Trong những ngày ấy, các thủ lãnh tâu vua rằng: "Chúng tôi xin bệ hạ cho lệnh giết người này, vì nó cố ý nói những lời làm lũng đoạn tinh thần chiến sĩ còn sống sót trong thành này và toàn dân. Thực sự tên này không tìm hoà bình cho dân, mà chỉ tìm tai hoạ". Vua Sêđêcia phán rằng: "Đấy nó ở trong tay các ngươi, vì nhà vua không thể từ chối các ngươi điều gì". Họ liền bắt Giêrêmia và quăng xuống giếng của Melkia con Amêlec, giếng này ở trong sân khám đường, họ dùng dây thả Giêrêmia xuống giếng. Giếng không có nước, chỉ có bùn, nên ông Giêrêmia sa xuống bùn.

    Abđêmêlech ra khỏi đền vua và đến tâu vua rằng: "Tâu bệ hạ, những người này chỉ toàn làm những điều ác đối với tiên tri Giêrêmia, họ ném ông xuống giếng cho chết đói dưới đó, vì trong thành hết bánh ăn". Vậy vua truyền dạy Abđêmêlech người Êthiôpi rằng: "Hãy đem ba mươi người ở đây theo ngươi, và kéo tiên tri Giêrêmia ra khỏi giếng trước khi ông chết"

    2.2 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 2 (Dt 12,1-4): "Chúng ta hãy kiên quyết xông ra chiến trận đang chờ đợi ta" Anh em thân mến, cả chúng ta, chúng ta cũng có một đoàn thể chứng nhân đông đảo như đám mây bao quanh, chúng ta hãy trút bỏ tất cả những gì làm cho chúng ta nặng nề và tội lỗi bao quanh chúng ta. Chúng ta hãy cương quyết xông pha chiến trận đang chờ đợi ta. Chúng ta hãy nhìn thẳng vào Đức Giêsu, Đấng khơi nguồn đức tin và làm cho nó nên hoàn tất; vì trông mong niềm vui đang chờ đón mình, Người đã chịu khổ giá, bất chấp sự hổ thẹn, và rồi lên ngự bên hữu ngai Thiên Chúa. Anh em hãy tưởng nghĩ đến Đấng đã liều thân chịu cuộc tấn công dữ dội của những người tội lỗi vào chính con người của Ngài, ngõ hầu anh em khỏi mỏi mệt mà thất vọng. Vì chưng, trong khi chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa đến nỗi phải đổ máu.

    2.3 Lắng nghe Lời Chúa trong bài Tin Mừng (Lc 12,49-53): "Thầy không đến để đem bình an, nhưng đem sự chia rẽ" Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy đã đến đem lửa xuống thế gian và Thầy mong muốn biết bao cho lửa cháy lên. Thầy phải chịu một phép rửa, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi hoàn tất. Các con tưởng Thầy đến để đem sự bình an xuống thế gian ư? Thầy bảo các con: không phải thế, nhưng Thầy đến để đem sự chia rẽ. Vì từ nay, năm người trong một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba người chống lại hai, và hai người chống lại ba: cha chống đối con trai, và con trai chống đối cha; mẹ chống đối con gái, và con gái chống đối mẹ; mẹ chồng chống đối nàng dâu, và nàng dâu chống đối mẹ chồng".

     

    III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

    3.1 Chân dung Thiên Chúa trong 3 bài Thánh Kinh    

    3.1.1 Bài đọc 1 (Gr 38,4-6.8-10) là tường thuật về việc ngôn sứ Giê-rê-mi-a bị  các thủ lãnh tố cáo với vua Xít-ki-gia-hu là ông đã làm nản lòng binh sĩ vì các sấm ngôn của ngôn sứ cảnh báo về chiến tranh làm cho họ khó chịu. Nhà vua đã chiều lòng các thủ lãnh dân Do-thái mà để cho họ đem nhốt ngôn sứ trong hầm nước. Nhưng sau đó ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã được ông  E-vét Me-léc giải oan và giải thoát khỏi cảnh ngục tù.

    Trong đoạn sách trên của ngôn sứ Giê-rê-mi-a chúng ta thấy thân phận của vị ngôn sứ: vì tuyên sấm cách trung thực nhằm cảnh báo dân Ít-ra-en nói chung và giới lãnh đạo tôn giáo nói riêng mà ngôn sứ bị ngục tù.

    3.1.2 Bài đọc 2 (Dt 12,1-4) là một đoạn Thư của Thánh Phao-lô viết cho các tín hữu Do-thái. Ngài trình bày cuộc sống Ki-tô như một cuộc thi đấu thể thao. Trong cuộc thi thố tài năng và sức mạnh ấy, ai nấy đều nỗ lực hết sức mình để chiến thắng. Thánh Phao-lô khuyên các Ki-tô hữu hãy kiên trì trong cuộc đua để dành chiến thắng như các vận động viên trong thao trường. Động lực hay sức mạnh của họ là chính Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục, và nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa.

    Trong đoạn thư gửi tín hữu Do-thái (12,1-4) chúng ta được Thánh Phao-lô chỉ bảo về cách sống của người có lòng tin vào Chúa Giê-su Ki-tô: kiên trì trong thử thách và cậy dựa hoàn toàn vào Đấng Cứu Độ.

    3.1.3 Bài Tin Mừng (Lc 12,49-53) là tường thuật của Lu-ca vể những lời đầy tâm huyết của Chúa Giê-su với các môn đệ. Trước hết Chúa Giê-su khẳng định "Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” Lửa mà Chúa Giê-su đã ném vào trần gian là lửa yêu thương bác ái. Lửa mà Chúa Giê-su đã ném vào trần gian là Thánh Thần Ngôi Ba Thiên Chúa. Kế đến Chúa Giê-su nói cho các môn đệ biết là Người sẽ chịu cuộc Thương Khó để cứu chuộc loài người và sau cùng Chúa Giê-su quả quyết sự có mặt của Người không đem lại sự bình an (theo nghĩa yên thân an phận) mà sẽ khiến mỗi một người phải chọn lựa hoặc tin nhận Người, hoặc chối từ Người (do đó có sự chia rẽ).

    Trong Bài Phúc Âm Lc 12,49-53 Chúa Giê-su như mở trái tim của Người ra cho chúng ta nhìn thấy tâm can của Người để chúng ta đón nhận tình yêu và sứ mạng của Người và tiếp sức với Người mà làm cho ngọn lửa tình yêu và Thánh Thần lan tỏa và đốt cháy mọi tâm hồn và thực tại trần thế này.

    3.2 Sứ điệp của Lời Chúa     

    "Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!”

     

    IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

    4.1 Sống với Thiên Chúa là Đấng đã dùng Ngôn Sứ Giê-rê-mi-a, Thánh Phao-lô và Con Một là Chúa Giê-su Ki-tô mà dậy dỗ, nâng đỡ chúng ta.

    4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa 

    Gồm 2 việc:  

    * Một là để ngọn lửa mà Thầy Giê-su đã ném vào mặt đất cháy lên trong tâm hồn và đời sống của chúng ta.

    * Hai là đem ngọn lửa ấy đến những người chung quanh, đến môi trường gia đình,  thôn xóm, trường học, công ty, xí nghiệp của chúng ta.

     

    V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

    5.1 «Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho nhân loại ngày nay được ngọn lửa mà Chúa Giê-su Ki-tô đã ném vào mặt đất thiêu đốt và biến đổi.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa!  Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    5.2 «Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế và cho hết mọi Ki-tô hữu được ơn khao khát được rửa bằng lửa của Chúa Giê-su Ki-tô là Thánh Thần Thiên Chúa.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    5.3 «Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ.» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta, để mọi giáo dân nam nữ, già trẻ, lớn bé biết chọn sống theo Chúa Giê-su Ki-tô.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    5.4 «Chúng ta hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta, mắt hướng về Đức Giê-su là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin.» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho những người tham gia các hội đoàn/phong trào tông đồ của Giáo Hội để họ tích cực hoán cải và kiên trì trong việc loan báo Ơn cứu độ của Thiên Chúa cho đồng bào.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

     

    Sàigòn ngày 10/8/2022

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.               

     

    --
    You received this message because you are subscribed to the Google Groups "SLCHN06" group.
    To unsubscribe from this group and stop receiving emails from it, send an email to This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it..
    To view this discussion on the web visit https://groups.google.com/d/msgid/slchn06/CAPKSPxpOxyY4pcJuK6Q-air8iq%3D9NCoU2c0t7gxh6DwEJug3ig%40mail.gmail.com.
    For more options, visit https://groups.google.com/d/optout.
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA - THỨ BA

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
    5 PHÚT  LỜI CHÚA

    09.08.22 THỨ BA TUẦN 19 TN

    Thánh Tê-rê-xa Bê-nê-đi-ta Thánh giá, nữ tu, tử đạo

    TIN MỪNG Mt 18,1-5.10,12-14

    NƯỚC TRỜI CHO NGƯỜI BÉ MỌN

     Đức Giê-su gọi một em nhỏ đến, đặt vào giữa các môn đệ và nói: “Thầy bảo thật anh em: nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ nhỏ, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời”. (Mt 18,2-3)

     

    Suy niệm/SỐNG: Nước Trời không thuộc về thế gian, vì thế, tiêu chuẩn đánh giá cũng như phương thức hoạt động của Nước Trời cũng khác với thế gian.

       Điều mà thế gian cho là khôn ngoan thông thái thì Thiên Chúa phế bỏ (1Cr 1,19).

       Và những câu chuyện thuộc về Nước Trời dường như chứng mình điều ngược lại: cậu bé Đa-vít lại thắng gã khổng lồ Gô-li-át; một nhóm nhỏ dân Ít-ra-en được lãnh đạo bởi Mô-sê lại thắng Pha-ra-ô với quân binh hùng hậu…

       Trong Tân Ước, Chúa Giê-su ví Nước Trời như hạt cải nhỏ bé được gieo xuống đất hay nắm men được vùi vào ba thúng bột… (Mt 13,31-35). Ai làm lớn thì phải trở nên nhỏ nhất và phục vụ mọi người.

       Quả vậy,những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, thì Thiên Chúa đã chọn để hủy diệt những gì hiện có, hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Thiên Chúa” (1Cr 1,28-29).

    Mời Bạn: Trở lại và nên như trẻ nhỏ không phải là quay về tình trạng ấu trĩ, con nít, mà là đạt đến chiều kích trưởng thành tâm linh.

       Đây là công trình của Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ ‘tước đoạt vũ khí’ của những kẻ tự cho mình mạnh, để quyền năng Thiên Chúa được biểu lộ qua sự yếu đuối:

       Khi đó, người ta sẽ nói được như Thánh Phao-lô: Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Chúa Ki-tô sống trong tôi” (Gl 2,20).

    Sống Lời Chúa: Hãy sẵn sàng với biến cố ‘hiện xuống’ của Chúa Thánh Thần, vì Ngài như gió, muốn thổi đâu thì thổi.

    Cầu nguyện: Hát hoặc đọc kinh Chúa Thánh Thần.VỚI CẢ TRÁI TIM.

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA - THỨ HAI

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA

    08.08.22  THỨ HAI TUẦN 19 TN

    Thánh Đa-minh, linh mục

    TIN MỪNG Mt 17, 22-27

    ĐỂ KHÔNG LÀM CỚ VẤP PHẠM

     Đức Giê-su hỏi đón ông: “Si-mon, anh nghĩ sao? Vua chúa trần gian bắt ai đóng sưu nộp thuế? Con cái mình hay người ngoài?” Ông Phê-rô đáp: “Thưa, người ngoài.” Đức Giê-su liền bảo: “Vậy thì con cái được miễn. Nhưng để khỏi làm gai mắt họ, anh ra biển thả câu…” (Mt 17,25-27)

     

    Suy niệm/SỐNG: Hai quan tiền tương đương hai ngày công là tiền thuế đàn ông Do Thái trưởng thành phải nộp, nhằm trang trải cho các chi phí của Đền thờ.

       Khi Chúa Giê-su phân biệt tư cách “con cái-người ngoài” trong việc nộp thuế đền thờ, Ngài gián tiếp xác nhận Ngài là Con Thiên Chúa, theo lẽ “con cái được miễn”. Tuy nhiên, điều đáng nói là Chúa Giê-su lại không muốn làm cớ cho người khác vấp phạm:

       Nhưng để khỏi làm gai mắt họ anh hãy lấy đồng tiền ấy nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh. Người hoàn toàn tự do để chọn lựa, nhưng đã chọn cách nộp thuế như bao người. Hẳn đó không phải vì sự công bằng mà vì lòng bác ái.

    Bạn nhớ rằng, tự do không có nghĩa muốn làm gì cũng được, nhưng là tự nguyện làm điều xứng hợp phẩm giá của mình.

       Có nhiều việc không buộc phải làm, nhưng vì đức bác ái, tránh “gây cớ vấp phạm,” bạn vẫn nên làm. Do đó, trước khi làm, cần phân định: tôi làm điều này có gây thiệt hại hay gương mù cho cộng đoàn không?

       Thái độ hy sinh, chấp nhận hy sinh vì thiện ích chung là điều chúng ta phải hướng tới.

    Sống Lời Chúa: Hôm nay bạn tập suy nghĩ và sống cho người khác, không đòi quyền lợi cho bản thân.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin đong đầy trái tim con sự khiêm nhường và lòng quảng đại, để con biết sống bác ái với người khác, nhất là đừng làm cớ cho ai phải vấp ngã vì con. Amen.

     gpmytho

     

     

     
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH - THỨ HAI

  •  
     
     
    Thứ Hai, Tuần XIX Thường Niên, Năm Chẵn
     -  Ed 1, 2-5. 24 - 2, 1a  -  Mt 17, 21-26


    ‘NGƯỜI NGOÀI’

    Simon, con nghĩ sao? Vua chúa trần gian thu thuế hạng người nào? Đòi con cái mình hay người ngoài?”. Ông thưa rằng, “Đòi người ngoài!”. ( CÂU 25-26)

    Kính thưa Anh Chị em,

    Tin Mừng hôm nay bất ngờ tiết lộ một thực tế xót xa đến nỗi, trái tim Chúa Giêsu hẳn phải tan nát. Người ta xem Ngài như một ‘người ngoài!’. Phần chúng ta, chúng ta chào đón Ngài vào cuộc sống mình với một ý nghĩa hoàn toàn khác, nó phải hơn là một cảm xúc ấm áp!

    Tin Mừng hôm nay cho thấy, không có kẽ hở về thuế, ngay cả đối với Chúa Giêsu! Từ Phêrô, Chúa Giêsu rút ra một thừa nhận rằng, những người thu thuế đền thờ không coi Ngài là Con Thiên Chúa; không coi đền thờ là nhà của Cha Ngài. Vì thế, họ nghĩ, Ngài phải nộp thuế. Trên thực tế, khi buộc Chúa Giêsu nộp thuế, họ ngụ ý rằng, Ngài là ‘người ngoài!’. Kết hợp với lời tiên báo cuộc khổ nạn Ngài sắp chịu, Matthêu mời chúng ta lùi lại lời tựa Phúc Âm Gioan, “Ngài có trong thế gian, và thế gian đã nhờ Ngài mà có, mà thế gian đã không biết Ngài. Ngài đã đến nhà của Ngài, mà người nhà đã không tiếp nhận Ngài”. Điều này hẳn phải làm cho trái tim của Chúa Giêsu quặn đau khi cảm nhận sự ruồng rẫy bởi những con người Ngài đến để cứu chuộc!

    Phần chúng ta, phải chăng chúng ta cũng thường để Chúa Giêsu một mình trong các nhà thờ và nhà nguyện của mình; ở đó, không ai đến thăm hoặc thừa nhận sự hiện diện của Ngài! Vậy thì việc chào đón Chúa Kitô vào đời sống có ý nghĩa gì? Nó phải còn hơn là một cảm xúc! Đúng hơn, chúng ta phải mở lòng đón nhận sự hiện diện của Ngài; Ngài đến, không những ‘xây tổ’ giữa chúng ta mà còn xây nên cuộc đời mỗi người chúng ta bây giờ và đời đời. Ngài đang chia sẻ cuộc sống tân toan của chúng ta. Đón nhận Chúa Kitô vào linh hồn và cuộc sống mình có nghĩa là nhận biết Ngài không phải là một ‘người ngoài’ đến từ xa để áp đặt điều này điều kia; nhưng Ngài là Chúa, là Thầy, là Cha, là Bạn, là Chủ và là Đấng Cứu Rỗi! Và kết quả của việc đón nhận này sẽ là ngập tràn bình an và niềm vui sâu sắc.

    Một xã hội không có Chúa Kitô thì trống rỗng và rối ren! Ngày nay, mức độ Chúa Kitô bị thế giới từ chối xảy ra thường xuyên hơn, và tần suất Ngài bị gạt ra ngoài lề gia tăng bởi rất nhiều người trong số những người có ảnh hưởng lớn trong xã hội và trong các nền văn hoá. Người ta cố tình loại Ngài khỏi thế giới chính trị, thế giới khoa học, nghệ thuật, kinh doanh, luật pháp và y học. Thông thường, Chúa Giêsu chỉ bị xử tệ trên các phương tiện truyền thông khi người ta chế nhạo Ngài; nhưng sẽ tàn tệ hơn cho Ngài ngay chính trong đời sống ‘như không có Chúa’ của những ai được mệnh danh là con cái Ngài. Êzêkiel trong bài đọc hôm nay, cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa và bàn tay Ngài đặt trên ông; và như Êzêkiel, chúng ta cũng phải nóng lòng cho “Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa” như Thánh Vịnh đáp ca ao ước.

    Anh Chị em,

    “Đòi người ngoài!”. Không có một luật nào đòi lấy thuế của con cái. Ấy thế, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, Chủ Đền Thờ lại bị đòi thuế! Ngài chấp nhận bị coi là ‘người ngoài’; và để tránh cớ vấp phạm cho sự phi lý và tầm thường đó, Ngài làm một phép lạ vừa đủ để Phêrô có được đồng bạc từ miệng cá để nộp thuế cho Thầy và trò! Vì bị coi là ‘người ngoài’ nên Chúa Giêsu bị bứng khỏi mặt đất khi người đương thời nghĩ Thiên Chúa, Đấng chỉ dành cho những ‘người trong!’. Vậy mà, lạ lùng thay, bị coi là ‘người ngoài’, Chúa Giêsu lại đang hiện diện trong nơi sâu thẳm nhất của mọi tâm hồn những ai đón nhận Ngài; Đấng đang là Chủ mọi gia đình và Chủ Tể cả nhân loại. Hôm nay, Ngài đang chờ đợi bạn và tôi sống thật gần gũi, trìu mến với ‘Người Ngoài’ có tên Giêsu đang sống ấy để yêu Ngài trọn cả con tim; đồng thời, thể hiện cho người khác thấy Ngài đang sống động trong tâm hồn mình bằng phong cách của một người có Chúa cư ngụ.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa Giêsu, người nhà của con, xin cho con luôn là người nhà của Chúa; và không chỉ là người nhà, linh hồn con ‘còn là nhà’ Chúa ngự nữa!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA - CN19TN-C

  •  
    Chi Tran
     
     
     
     
     


     
    5 PHÚT LỜI CHÚA
    07.08.22  CHÚA NHẬT TUẦN 19 TN – C

     

    TIN MỪNG Lc 12, 32-48

    NHƯ NGƯỜI TÔI TỚ TRUNG TÍN

     “Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay.” (Lc 12,35-36)

     

    Suy niệm/SỐNG: Một triết gia nọ nói rằng “Con người sinh ra để chết”. Chúng ta không nghĩ như ông, vì con người sinh ra ở đời để sống, cái chết chỉ là một khoảnh khắc chuyển tiếp; cái chết không phải là dấu chấm hết của kiếp người mà là một bước tiến sang cuộc sống đời sau.

       Cái chết chắc chắn sẽ đến với từng người, nhưng lại đến cách bất ngờ, rất bất ngờ. Trong cuộc sống, để tránh những điều bất ngờ, chúng ta thường có sự chuẩn bị nhiều điều: binh lính tập trận, lính cứu hỏa thực tập chữa cháy…

       Trong bài Tin Mừng, để giúp ta chuẩn bị trước bất ngờ của sự chết, để khi sự chết đến, ta khỏi bất ngờ, Chúa làm như một người chủ đi vắng.

       Ta hãy có tư thế sẵn sàng như người đầy tớ ban đêm đợi chủ trở về, không phải với tâm trạng sợ sệt, nhưng tin tưởng và hy vọng. Chủ về bất cứ giờ nào cũng hài lòng vì thấy người tôi trung đang chu toàn nhiệm vụ.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Đừng chia cuộc sống thành những giây phút có Chúa hiện diện và Chúa đi xa.

       Bạn lúc nào cũng đang sống, đang làm việc dưới cái nhìn yêu thương chăm sóc của Chúa.

    Sống Lời Chúa: Dù học hành tại trường, lao động tại xí nghiệp, buôn bán giữa chợ đời, thư giãn nơi giải trí, nghỉ ngơi tại gia đình, hãy luôn nhớ rằng mình đang hoạt động trong Chúa, theo tinh thần của con cái trung tín với Chúa.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con trưởng thành như những con người tự do thật sự, vì thế, Chúa ẩn mình mặc dù vẫn hiện diện bên chúng con. NHỜ ƠN THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG, chúng con QUYẾT TAM Luôn trung tín và sẵn sàng SỐNG theo tinh thần của Chúa.

     gpmytho

     

     

     

Subcategories