3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    05/07/22 THỨ BA TUẦN 14 TN
    Th. An-tôn Ma-ri-a Da-ca-ri-a, linh mục


    TIN MỪNG Mt 9,32-38

     

    THƯƠNG CHIÊN BƠ VƠ

     
    Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (Mt 9,36-38)

    Suy niệm/SỐNG: Đàn chiên bơ vơ không có người chăn có nguy cơ trở thành bầy chiên hoang, và cái kết là tan tác vì gặp phải sói dữ, kẻ trộm săn bắt.

     

    Cũng vậy, lúa đã chín mà không có người gặt thì lúa đó sẽ bị mưa gió bão tố vùi dập, và rồi nó cũng trở thành một đám lúa hoang tàn.

    Làm sao Chúa không động lòng thương xót khi nhìn cảnh bầy chiên tan tác và đám ruộng hoang phế như vậy được. Phải mất bao nhiêu công sức chăm bón thì người nông dân mới trồng được một ruộng lúa và chờ đến ngày nó chín vàng để thu hoạch.

     

    Cũng vậy, gầy dựng được một đàn chiên cũng là một quá trình đầy khó khăn vất vả. Thành quả đã gần đạt được, chỉ còn thiếu người chăn và thợ gặt mà thôi. Đứng trước hoàn cảnh đó, các môn đệ của Chúa phải có hành động cụ thể

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Chúa muốn các môn đệ và mỗi người chúng ta cộng tác với Ngài bằng cách “cầu xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”.

     

    Cánh đồng truyền giáo hiện nay vẫn còn rất bao la bát ngát. Chúng ta hãy khích lệ và cầu nguyện cho có nhiều ki-tô hữu sẵn sàng quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa để trở thành những tay thợ gặt nhiệt thành.

     

    Sống Lời Chúa: Tôi luôn ý thức rằng sứ mạng loan báo Tin Mừng là bổn phận và trách nhiệm của mọi Ki-tô hữu.

     

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Hát: Lạy Chúa, xưa Chúa đã phán: Lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt.VỚI CẢ TRÁI TIM VÀ SỐNG LỜI MÌNH HÁT. NHỜ ƠN CHÚA ĐÁNH ĐỘNG, TÔI QUYẾT TÂM nhiệt thành, MỞ RỘNG NƯỚC Nước Chúa rộng lan khắp nơi”.

     

    gplogxuyen
     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


     
    5 PHÚT KỜI CHÚA

    04/07/22 THỨ HAI TUẦN 14 TN
    Th. Ê-li-sa-bét Bồ Đào Nha


    TIN MỪNG Mt 9,18-26

     
    NHỜ ĐỤNG CHẠM ĐẾN CHÚA
     
    Người đàn bà sờ vào tua áo của Người, vì bà nghĩ: “Tôi chỉ cần sờ vào áo của Người thôi là sẽ được cứu.” (Mt 9,21)
     

    Suy niệm/SỐNG: Y khoa ngày nay xác nhận rằng người hay tham gia sinh hoạt xã hội, tiếp xúc cởi mở và vui tươi với người khác sẽ bớt được những chứng bệnh về tim mạch và có sức đề kháng khả quan hơn.

    Một em bé được cha mẹ thường xuyên ôm ấp sẽ phát triển tốt hơn những em không được may mắn như vậy. Việc đụng chạm, tiếp xúc thể lý giữa con người với con người đem lại nhiều ích lợi cho họ.

    Điều này càng rõ ràng hơn nếu con người được đụng chạm, tiếp xúc với Đức Giê-su, Thiên Chúa-con người. Đụng đến Ngài, người đàn bà bị băng huyết 12 năm được cứu chữa; em bé đã chết được bàn tay Ngài đụng đến liền chỗi dậy.

    Từ thân xác Ngài, sức mạnh kỳ diệu đã được truyền lại cho kẻ đụng chạm, để đem lại cho họ sự sống, việc chữa lành, sự phục hồi.

     

    Mời Bạn CHIA SẺ: Xác tín rằng mỗi khi rước lễ, bạn cũng đang được hân hạnh tiếp xúc, đụng chạm đến thân thể Chúa, Đấng đã đem lại sự sống, sức mạnh cho bao người.

    Sau khi đón rước Ngài như vị khách quý, tựa người bạn thân, bạn cũng phải trở thành một “Ki-tô khác”, mang lại an vui, bình an, sức mạnh cho ai tiếp xúc với bạn.

     

    Sống Lời Chúa: Xem lại cách rước lễ của mình và chấn chỉnh cho xứng đáng.

     

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa Giê-su, xin biến đổi con, biến đổi từ từ qua cầu nguyện. Mỗi lần MẮT con ĐỌC LỜI Chúa, ĐƯỢC biến đổi TÂM HỒN. Mỗi lần con rước Chúa, ĐƯỢC biến đổi môi miệng con. Mỗi lần con nghe Lời Chúa, xin biến đổi tai con. NHỜ ƠN THÁNH THẦN TÁC ĐÔNG, CON QUYẾT TÂM SỐNG VUI TƯƠI cho khuôn mặt con ngời sáng hơn sau mỗi lần gặp Chúa. Amen. (Rabbouni)

    GPLONGXUYEN
     

CẢM NGHIỆM SỐNG LC - NỘI NGUYỄN - CN14TN-C

  •  
    Song Loi Chua

    SUY NIỆM/CẢM NGHIỆM SỐNG PHÚC ÂM

    CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN NĂM C (3/7/2022)

    ---ooOoo---

    LỆNH RA ĐI: TIN MỪNG LUCA 10, 1-12. 17-20

    “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng" (C. 2-3)

    I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

    Vì luôn thao thức cho loài người biết đến Tin Mừng Cứu Độ và tiếp nhận Tin Mừng ấy nên Chúa Giêsu không chỉ chọn 12 tông đồ và sai họ đi loan báo Tin Mừng  mà Người còn chọn 72 môn đệ và sai họ đi như 12 Tông Đồ kia: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi..”

    Đọc bài Phúc âm Chúa Nhật XIV Thường Niên hôm nay chúng ta được thúc đẩy vào việc dấn thân truyền giáo và tăng cường lời cầu nguyện cho có nhiều thợ gặt vì cánh đồng nhân loại là cánh đồng bao la càng ngày càng thiếu thợ gặt.

    II. LẰNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 10,1-12.17-20: Khi ấy, Chúa chọn thêm bảy mươi hai người nữa, và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới. Người bảo các ông rằng: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi. Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: 'Bình an cho nhà này'. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con. Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ đáng được trả công. Các con đừng đi nhà này sang nhà nọ.

    "Khi vào thành nào mà người ta tiếp các con, các con hãy ăn những thức người ta dọn cho. Hãy chữa các bệnh nhân trong thành và nói với họ rằng: 'Nước Thiên Chúa đã đến gần các ngươi'.

    "Khi vào thành nào mà người ta không tiếp đón các con, thì hãy ra giữa các phố chợ và nói: 'Cả đến bụi đất thành các ngươi dính vào chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin phủi trả lại các ngươi. Nhưng các ngươi hãy biết rõ điều này: Nước Thiên Chúa đã đến gần'. Ta bảo các con, ngày ấy, thành Sôđôma sẽ được xử khoan dung hơn thành này".

    Bảy mươi hai ông trở về rất vui mừng và nói rằng: "Thưa Thầy, nhân danh Thầy thì cả ma quỷ cũng vâng phục chúng con". Người bảo: "Ta đã thấy Satan từ trời sa xuống như luồng chớp. Này Ta đã ban cho các con quyền giày đạp rắn rít, bọ cạp, mọi quyền phép của kẻ thù, và không có gì có thể làm hại được các con. Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời".

     

    III. SUY NIỆM LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM Lc 10,1-12.17-20:

    3.1 Lệnh cầu nguyện và ra đi của Chúa Giêsu: Chúa Giêsu ra lệnh cho 72 môn đệ là hãy nhìn vào thế giới là cánh đồng để thấy nhu cầu về thợ gặt. Từ cái nhìn ấy 72 môn đệ được Chúa Giêsu chỉ dậy là hãy xin Thiên Chúa gửi nhiều thợ gặt đến cánh đồng và hãy biến mình thành thợ gặt. Chúng ta biết rằng khi Thánh Kinh dậy chúng ta xin Thiên Chúa điều gì thì không chỉ có nghĩa là chúng ta cầu xin cho điều ấy xẩy ra mà còn là chúng ta phải làm gì đó cho điều ấy thành hiện thực. Ví dụ: trong kinh Lạy Cha có lời xin cho Nước Cha trị đến thì người đọc lời xin ấy phải làm gì đó để cho Nước Chúa trị đến. Ở đầy Chúa Giêsu nói “các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người” thì cũng còn có nghĩa là các con hãy là thợ gặt đến gặt lúa trong cánh đồng của Thiên Chúa.

    3.2 Những căn dặn của Chúa Giêsu về hoạt động truyền giáo: Ngoài lệnh cầu nguyện và ra đi, Chúa Giêsu còn căn dặn 72 môn đệ nhiều điều quan trọng khác lien quan tới việc ra đi truyền giáo của các môn đệ. Trước hết là ý thức về sự mệnh và về hành trang: “Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường. Kế đến là lời chúc bình an cho những nhà tiếp đón và cư xử tốt với họ: “Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: 'Bình an cho nhà này'. Nếu ở đấy có con cái sự bình an, thì sự bình an của các con sẽ đến trên người ấy. Bằng không, sự bình an lại trở về với các con. Các con ở lại trong nhà đó, ăn uống những thứ họ có, vì thợ đáng được trả công. Các con đừng đi nhà này sang nhà nọ”  Cuối cùng là lời công bố về “Nước Thiên Chúa đã đến gần”

    3.3 Chúa Giêsu không quên nhắc đến phần thưởng dành cho các môn đệ: đó là ”tên các con đã được ghi trên trời".

    IV. THỰC THI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM   Lc 10,1-12.17-20:

    4.1 Cánh đồng lúa ngày nay cần rất nhiều thợ gặt và cần những thợ găt lành nghề: Nhìn vào thế giới ngày nay chúng ta thấy có một mâu thuẫn lớn: con người càng văn minh, giầu có lại càng chia rẽ (vd Nga-Phưong Tây) và man rợ (vd chiến tranh Nga-Ucraina, các chế độ độc tài). Ngay tại Việt Nam  chúng ta cũng hằng ngày chứng kiến nhiều vụ giết người, cướp của, tham ô, lừa gạt dù đất nuớc Việt Nam đã giầu mạnh hơn nhiều so với cách đây 40-50 năm. Vì thế ngày nay cần nhiều thợ gặt và cần những thợ gặt lành nghề. Lành nghề có nghĩa là vừa giỏi giang vừa đạo đức thánh thiện.

    4.2 Các Kitô hữu phải biết mình là thợ gặt:  Khi các Kitô hữu chịu Phép Rửa là họ đã trở thành chi thể của Chúa Giêsu Kitô và đã chia sẻ chức vụ tư tế, vương đế và ngôn sứ của Chúa Giêsu Kitô. Nói cách khác cac Kitô hữu là những người được sai đi vào cánh đồng thế giới loài người để gieo, để trồng, để gặt. Mổi người trong chúng ta hãy tự hỏi: “Tôi có ý thức điều đó không? Và tôi thể hiện như thế nào ý thức của mình?”

     

    V. CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA TRONG BÀI PHÚC ÂM   Lc 10,1-12.17-20:

    Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con, Người đã tập hợp Nhóm 12 và Nhóm 72  để giao cho họ sự mạg ra đi loan báo Nước Thiên Chúa đa dến gần. Qua các thế hệ Cúa Giêsu Con Cha tiếp tục quy tụ các môn đệ mới la các Kitô hữu để sai chúng con đi găt lúa cho Cha. Xin Cha nghe lời chúng con cầu xin.

     Ý VÀ LỜI CẦU NGUYỆN GIÁO DÂN:

    1.- «Khi ấy, Chúa chọn thêm bảy mươi hai người nữa, và sai các ông cứ từng hai người đi trước Người, đến các thành và các nơi mà chính Người sẽ tới»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cho ngày càng có nhiều Kitô hữu ý thức ơn gọi được sai đi mà Chúa Giêsu đã ban cho họ.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    2.- «Người bảo các ông rằng: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đến gặt lúa của Người. Các con hãy đi»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Thiên Chúa cách riêng cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ để các vị ấy rèn luyện thành nhựng thợ gặt lành nghề làm việc trong cánh đồng của thế giới.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    3.-«Này Ta sai các con như con chiên ở giữa sói rừng. Các con đừng mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép, và đừng chào hỏi ai dọc đường. Vào nhà nào, trước tiên các con hãy nói: 'Bình an cho nhà này»  Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Kitô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta và trong các cộng đoàn giáo xứ khác, để mọi Kitô hữu biết cảnh giác đề phòng khi thực thi nhiệm vụ truyền giáo của mình. 

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    4.- «Dù vậy, các con chớ vui mừng vì các thần phải vâng phục các con, nhưng hãy vui mừng vì tên các con đã được ghi trên trời»  Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho tất cả các chiến sĩ truyền giáo không tìm kiếm vinh quang thế gian mà chỉ tìm kiến việc làm đẹp lòng Thiên Chúa mà thôi.

    Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

    LỜI KẾT:

    Lạy Thiên Chúa là Cha của Chúa Giêsu và là Cha của chúng con, chúng con xin chúc tụng ngợi khen và cảm tạ Cha, vì Cha đã ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho chúng con. Người đã mời gọi chúng con đi theo Người, chăm lo cho cánh đồng của Thiên Chúa. Chúng con xin Cha ban cho chúng con sức mạnh của tình yêu để chúng con dấn thân loan báo Nước Thiên Chúa đã đến gần. Chúng con cầu xin nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con Amen.

    Sàigòn ngày 2 tháng 7 năm 2022 

    Giêrônimô Nguyễn Văn Nội  

     

     

     

     

     

    --

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - ĐBĐM - LM MINH ANH

CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN TỰ DO

“Sẽ đến ngày chàng rể bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay!”.

Một nhà ẩn tu nói, “Bạn muốn được tự do? Bạn muốn khám phá sự tự do thực sự trong cuộc sống của mình? Chắc chắn là bạn muốn! Nhưng điều đó có ý nghĩa gì? Và làm thế nào để bạn có được nó? Hãy nghe tôi, hãy sống một đời sống chay tịnh!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Để có tự do, hãy sống một đời sống chay tịnh!”. Tin Mừng hôm nay cho thấy điều đó! Chúa Giêsu cho biết, khách dự tiệc sẽ không ăn chay bao lâu còn chàng rể, “Sẽ đến ngày chàng rể bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay!”. Sẽ rất hữu ích khi chúng ta xem xét mối quan hệ giữa chay tịnh và tự do. Thoạt tiên, liên kết này có vẻ khá lạ thường; nhưng nếu hiểu một cách đúng đắn, chay tịnh sẽ là một phương tiện giúp đào sâu đức tin và là ‘con đường dẫn đến tự do’ đích thực!

Chay tịnh có một vị trí nhất định trong việc nên thánh; bởi lẽ, nó tạo ra một cơn đói triền miên, đói khát Thiên Chúa! Mục đích của chay tịnh là nâng cao một điều tốt đẹp tự nhiên, giúp tâm hồn thanh thoát, tự do, để nhạy bén hơn với những của cải siêu nhiên, những gì thuộc về Thánh Thần. Chay tịnh là sự im lặng của xác thịt giúp cho sự khao khát thiêng liêng đối với Thiên Chúa trở nên mãnh liệt hơn. Trong cuộc sống, chúng ta cần có tự do để gạt qua các mối bận tâm cho những ‘điều tốt’, hầu quan tâm đến những ‘điều thánh!’. Vì thế, khi tự do từ chối bản thân, chúng ta sẽ sẵn sàng mở lòng mình ra, một sự mở ra của một bầu rượu mới vốn sẽ không rạn nứt khi Thiên Chúa đổ vào đó rượu mới Nước Trời.

“Tự do từ bỏ tự do để được tự do!”. Chính nhờ tự do, con người sống một cuộc sống trọn vẹn, trải nghiệm hạnh phúc khôn lường mà Thiên Chúa muốn ban cho nó. Tự do đích thực là tự do thoát khỏi những ràng buộc của ích kỷ hay khuynh hướng xấu để sống trong niềm vui với Thiên Chúa. Hơn bất cứ điều gì khác, tự do là một trải nghiệm về niềm vui sống với Chúa, sống gần Chúa, như được ‘Chàng Rể’ hằng luôn ở bên; đó là niềm vui đời đời, “Tiệc Cưới Con Chiên”. Như thế, chay tịnh, ‘con đường dẫn đến tự do’ giúp chúng ta vượt qua những ham muốn trần thế và xác thịt để phó mình cho Chúa Thánh Thần; nhờ đó, tâm hồn có thể luôn khao khát Chúa.

Trong cuộc đời chúng ta, có những lúc “Chàng Rể bị đem đi”. Đó là những lúc chúng ta cảm nhận sự vắng bóng của Chúa Kitô trong cuộc đời mình. Điều này có thể xảy đến do tội lỗi của chính chúng ta; ngược lại, nó cũng có thể đến do chúng ta ngày càng tự do đến gần Chúa hơn. Và lúc bấy giờ, chay tịnh có một vai trò quan trọng. Tại sao? Trường hợp thứ nhất, chay tịnh có thể giúp giải phóng chúng ta khỏi những ràng buộc tội lỗi đã mắc phải; nó củng cố ý chí, thanh lọc những ham muốn lăng loàn. Trường hợp thứ hai, những lúc chúng ta đang tiến rất gần Chúa Kitô, và kết quả là Ngài che giấu sự hiện diện của chính Ngài. Điều này thoạt nghe có vẻ lạ lùng, nhưng nó vẫn xảy ra, để chúng ta biết tìm kiếm Ngài nhiều hơn. Trong trường hợp này, chay tịnh có thể trở thành một phương tiện giúp đào sâu đức tin và sự cam kết với Ngài.

Anh Chị em,

“Sẽ đến ngày chàng rể bị đem đi, bấy giờ họ mới ăn chay!”. Thời khắc của Thương Khó và tang tóc sẽ đến. Việc chay tịnh mà các môn đệ đã sống, cũng như Giáo Hội và chúng ta đang sống là phương tiện hiệp nhất chúng ta với Chúa Kitô đau khổ. Như vậy, việc từ bỏ bản thân để làm theo ý Thiên Chúa trở thành sự tham dự vào Sự Cứu Chuộc của Ngài; và đó là ‘con đường dẫn đến tự do’ của Phục Sinh vinh hiển, là đường dẫn đến bữa tiệc đời đời! Qua bài đọc Amos hôm nay, Thiên Chúa phán, “Từ các núi non, rượu nho mới sẽ chảy tuôn tràn; từ các đồi, rượu sẽ vọt ra lai láng. Dân Ta sẽ trồng nho và sẽ uống rượu nho”. Chính Thiên Chúa là Đấng sẽ làm lại, trả lại gấp bội cho ai biết mở lòng ra với Ngài, trở về với Ngài. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Điều chúa phán là lời chúc bình an cho dân Ngài!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin hãy làm mới trong con khát vọng thánh thiện là tìm kiếm Chúa trên hết mọi sự. Để được vậy, cho con dám kiêng khem những gì ‘là tốt’, để khát khao những gì ‘là thánh!’”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

n

 
00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 14 Thường Niên C

Video Player
 
00:00
 
08:40
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH ANH - THỨ SÁU

  •  LM MINH ANH
    SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
     
    Thứ Sáu, Tuần XIII Thường Niên, Năm Chẵn  -  Am 8, 4-6. 9-12  -  Mt 9, 9-13
     

    HỔ THẸN SẼ BIẾN THÀNH NIỀM VUI

    Tôi không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi!”.

    Anthony Fortosis nói, “Thật nghịch lý, Ngài ăn uống với công chúng và tội nhân để họ không chết đói vì tội lỗi của mình! Đấng vô tội đã bị các tội nhân, những kẻ tự cho mình là ‘công chính’ gọi là bất hợp pháp, báng bổ, mê rượu, kẻ háu ăn và gã mạo danh! Đấng Toàn Thánh kết giao với phường tội lỗi để ‘hổ thẹn sẽ biến thành niềm vui’ bởi họ không còn phải thẹn thùng!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Người tội lỗi không còn phải thẹn thùng!”, Tin Mừng hôm nay sẽ chứng thực điều đó! Chúa Giêsu bộc bạch, Ngài đến không vì người “công chính”, nhưng vì “kẻ tội lỗi”. Điều này thoạt tiên có thể gây ngạc nhiên! Lẽ ra, phải nói, Ngài đến vì tất cả mọi người, công chính và tội lỗi! Nên trước mặt Ngài, ai nhận mình có tội, sẽ không phải hổ thẹn, vì ‘hổ thẹn sẽ biến thành niềm vui!’.

    Đúng! Chúa Giêsu đến vì tất cả mọi người, công chính và tội lỗi; thế nhưng, điều chúng ta cần hiểu là, không ai thực sự công chính; nói cách khác, tất cả mọi người đều là tội nhân cần đến Chúa Cứu Thế. Bằng cách nói không vì “người công chính”, Chúa Giêsu nói đến thái độ tự cho mình là ‘công chính’ của các biệt phái, những người nghĩ rằng, Chúa Giêsu chỉ nên kết giao với những ai không phạm tội. Họ hành động như thể Ngài chỉ nên giao tiếp với họ, và với bất kỳ ai khác, mà ‘cách công khai’, không ai biết họ là tội nhân! Nguyên não trạng đó và thái độ đề cao bản thân để khinh chê kẻ khác cũng đủ khiến hạng cho mình là ‘công chính’ hoá nên kẻ có tội!

    Buồn thay, tội của người Pharisêu ‘có tính chất tử tế’ hơn nhiều so với tội lỗi của những người thu thuế và các tội nhân khác! Tội của họ là tội kiêu ngạo tâm linh khi cho mình là ‘công chính’; một người không nhìn thấy tội mình, Thiên Chúa không thể tha thứ cho họ, vì họ không ăn năn!

    Dẫu đây là một lời lên án mạnh mẽ đối với giới biệt phái, nhưng nó còn là một lời mời gọi dành cho chúng ta, những ai sẵn sàng thừa nhận tội lỗi mình. Một khi có thể hạ mình trước sự tốt lành của Thiên Chúa, nhìn thấy tội lỗi mình trong ánh sáng vinh hiển của Ngài, chúng ta cảm thấy thất vọng và hổ thẹn; nhưng sự ‘hổ thẹn sẽ biến thành niềm vui’ và tự do, khi chúng ta cho phép Chúa Giêsu đóng vai Thầy Thuốc Thần Thánh trong cuộc sống mình. Mục đích của Ngài khi xuống thế là để chữa lành vết thương tội lỗi của chúng ta. Vì thế, nhận ra lòng thương xót của Ngài chữa lành một cách hoàn hảo như thế nào, chúng ta sẽ sẵn sàng chạy đến với Ngài như vậy. Sự mau mắn của Matthêu hôm nay cho thấy điều đó, “Ông đứng dậy đi theo Ngài!”.

    Trong bài đọc thứ nhất, qua Amos, Thiên Chúa cáo tội hạng giàu có, những kẻ áp bức người nghèo. Ngài cảnh báo, rồi đây, họ không chỉ chuốc lấy tang tóc, đói khát; không chỉ đói cơm bánh, nhưng đói một cái gì lớn hơn, “Sẽ đến ngày Ta cho nạn đói đến trên đất, nhưng không phải đói cơm bánh hay khát nước, mà là đói nghe Lời Chúa!”. Thánh ca Tin Mừng lặp lại sự thật này, “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn phải nhờ Lời Chúa dưỡng nuôi!”.

    Anh Chị em,

    Tôi không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi!”, những lời này gợi lên mục tiêu của Chúa Giêsu khi Ngài đến trần gian. Vì thế, việc kết giao với người tội lỗi là niềm vui thật sự của Ngài. Chúa Giêsu chẳng những mời gọi, kết thân với tội nhân, nhưng chính Ngài đã trở nên ‘hiện thân của tội’ vì chúng ta.

    Hơn thế nữa, Ngài để cho những người tự cho là ‘công chính’ hành hạ và giết chết. Bằng cách đó, Ngài thấu hiểu các tội nhân cũng như chạm đến những vết thương do tội lỗi gây nên trong linh hồn họ.

    Vì thế, chúng ta đừng bao giờ ngã lòng, sợ hãi hay mặc cảm khi thấy mình có tội; trái lại, tin tưởng và vui mừng, vì biết rằng, đó là lúc chúng ta gần Chúa nhất; và cũng là lúc Chúa gần chúng ta nhất! Ai tin vào quyền năng và lòng thương xót của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu, thì ‘hổ thẹn sẽ biến thành niềm vui’ thật sự!

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, con đã xúc phạm Chúa, Chúa là câu trả lời duy nhất cho tội lỗi của con. Xin thương xót và tha thứ mọi tội lỗi con, hầu ‘hổ thẹn của con cũng có thể biến thành niềm vui!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     
     
     

Subcategories