3. Sống & Chia Sẻ Lời Chúa

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM MINH - THỨ HAI TUẦN 13TN-CANH -

  •  SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
    LM MINH ANH -HUẾ
     
    Thứ Hai, tuần XIII Thường Niên, Năm Chẵn  -  Am 2, 6-10. 13-16  - Mt 8, 18-22

     

    GẮNG MÀ HIỂU CHO TƯỜNG!

    Hỡi những người lãng quên Thiên Chúa, gắng mà hiểu cho tường!”.

    Thánh Augustinô nói, “Sự hiểu biết là phần thưởng của niềm tin. Vì vậy, đừng tìm cách hiểu tại sao bạn có thể tin; nhưng hãy tin rằng, bạn có thể hiểu!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    “Đừng tìm cách hiểu tại sao bạn có thể tin; nhưng hãy tin rằng, bạn có thể hiểu!”. Thật thú vị, Lời Chúa hôm nay đặt cho chúng ta một câu hỏi từ ý tưởng của Augustinô, ‘Vậy tại sao bạn không tin?’. Như Israel thời Amos, hoặc như viên luật sĩ thời Chúa Giêsu, thật khó tin, nhiều lúc, dường như chúng ta không biết Thiên Chúa là ai; đúng hơn, chúng ta lãng quên Ngài! Thánh Vịnh đáp ca hôm nay nói, Hỡi những người lãng quên Thiên Chúa, ‘gắng mà hiểu cho tường!”.

    Qua bài đọc thứ nhất, Amos lưu ý dân, ‘gắng mà hiểu cho tường’ những việc Thiên Chúa làm. Sự quan tâm và chăm sóc Ngài đã dành cho họ giờ đây phải được phản ánh trong sự quan tâm và chăm sóc của họ đối với cộng đồng, nhất là với những người yếu đuối và dễ bị tổn thương. Vậy mà, đáp lại, những hành vi bất nhân của họ vẫn xảy ra nhan nhản, và điều đó khiến Thiên Chúa nổi giận; Ngài lên tiếng, “Các ngươi sẽ rên siết như tiếng rít của một chiếc xe chở đầy cỏ bị kẹt”. Vì vậy, đừng như Israel, bạn và tôi ‘gắng mà hiểu cho tường’ việc Chúa làm cho mình!

    Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu cho thấy quá trình chuyển tiếp để trở thành một môn đệ của Ngài thật không dễ! Đang khi người môn đệ cần quảng đại giao phó ý chí của mình cho Chúa một cách vô điều kiện, thì viên luật sĩ lại cậy vào ý chí riêng của bản thân một cách cao cả nhất có thể, “Lạy Thầy, bất cứ Thầy đi đâu, tôi cũng xin theo Thầy!”. Chúa Giêsu không lạnh lùng bỏ qua con người tự tôn này; Ngài tìm cách lôi cuốn ông vào một lối sống khác, một lối sống nghèo khó đơn sơ. Tuy nhiên, điều mà sự nghèo khó tự làm rỗng chính mình của Ngài không phải là sự khốn khổ; đúng hơn, nó hấp dẫn và cuốn hút, vì nó là dấu chỉ không thể sai lầm về sự giàu có của Thiên Chúa. Gương nghèo khó của Chúa Giêsu cho phép bạn và tôi rời bỏ thế giới riêng của mình để tìm một điều gì đó tốt đẹp hơn, xứng đáng hơn với cuộc sống đã được ban tặng!  

    Bên cạnh đó, Chúa Giêsu còn cho thấy, một môn đệ trở nên đồng nhất với Đấng Kitô không phải chỉ bằng ý chí, hoặc nhờ tích luỹ giáo lý, kiến thức và sự hiểu biết; nhưng bằng cách sống một cuộc sống chung với Ngài, vốn được sinh ra từ sự kết hợp với ý muốn của Ngài, nên giống Ngài. Ai muốn làm môn đệ Giêsu, ‘gắng mà hiểu cho tường’ rằng, Ngài đang thiết lập một nhịp độ nên thánh trong đời họ, mời họ bỏ lại ý chí của mình vì cuộc sống mới mà Ngài giới thiệu!

    Tin Mừng còn nói đến một người khác được Chúa Giêsu gọi, “Thưa Thầy, xin cho phép con về chôn cất cha con trước đã”; Ngài đáp, “Hãy theo Ta, hãy để kẻ chết chôn kẻ chết!”. Có một âm sắc nào đó gần như tàn nhẫn trong phản ứng của Ngài trước những ngụy biện bào chữa của những ai tránh đi theo Ngài. Chúa Giêsu muốn nói, ‘gắng mà hiểu cho tường’, việc dứt bỏ khỏi những ước mong và khát vọng của bản thân là con đường dẫn đến sự đơn giản của trái tim; sự đơn giản này đòi hỏi chúng ta phải thành thật một cách khá khắc nghiệt với chính mình!

    Anh Chị em,

    Hỡi những người lãng quên Thiên Chúa, gắng mà hiểu cho tường!”. Như vậy, đi theo và đồng hành với Chúa Giêsu, ở lại với Ngài… đòi hỏi bạn và tôi phải ‘ra khỏi chính mình’, ra khỏi cái tôi, thoát khỏi lối sống đức tin tẻ nhạt vốn đã trở thành thói quen, hoặc duy ý chí. ‘Ra khỏi chính mình’ là ra khỏi cám dỗ rút lui vào kế hoạch riêng của mình; bởi lẽ, tất cả những điều đó sẽ dập tắt không thương xót hoạt động sáng tạo của Thiên Chúa. Chúa Giêsu không có một nơi gối đầu, vì nhà của Ngài chính là những trái tim con người; chính chúng ta là nơi cư ngụ của Ngài. Sứ mệnh của Ngài là mở cửa lòng thương xót cho mọi người; và mỗi chúng ta, sẽ là những nhà tạm di động, trở thành nơi hiện diện thường xuyên của tình yêu đầy lòng xót thương đó.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin biến trái tim con nên đơn sơ và quảng đại; hầu mỗi ngày, con thấu hiểu tường tận thánh ý nhiệm mầu của Chúa đang thực hiện trên con và trên anh chị em con!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHUT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     
     


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    27.06.22  THỨ HAI TUẦN 13 TN

    Thánh Sy-ri-lô, giám mục A-lê-xan-ri, tiến sĩ HT

    TIN MỪNG Mt 8,18-22

    THEO CHÚA ĐỪNG TÍNH TOÁN

     

     

     “Anh hãy đi theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ.” (Mt 8,22)

    Suy niệm/SỐNG: Con người thường bị ảnh hưởng, lôi cuốn bởi ngoại cảnh, những việc, những người sống chung quanh mình. Vì vậy, đi theo làm môn đệ Đức Ki-tô đòi hỏi ta phải vừa can đảm lẫn hy sinh: can đảm để vượt qua tiếng thị phi, hy sinh để từ bỏ những gì quen thuộc với mình.

    Một bạn trẻ muốn đi tu có khi phải trải qua kinh nghiệm đó: chấp nhận bị chúng bạn dèm pha, cũng như phải vui vẻ hy sinh cuộc sống tiện nghi, ấm cúng của ơn gọi gia đình.

    Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su cho thấy để làm môn đệ Ngài, ta phải chấp nhận: (1) Sự phiêu lưu, tính liều lĩnh: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ dựa đầu;” (2)

    Tính dứt khoát, không do dự: “Hãy để kẻ chết chôn kẻ chết, còn anh hãy theo tôi.” Theo Chúa là một hành trình kéo dài cả cuộc đời, đòi hỏi ta đón nhận cái giá rất đắt của người môn đệ.

    Vị Chúa chịu đóng đinh, để rồi có thể vui hưởng khúc ca Alleluia với Đấng Phục sinh.

    Mời Bạn CHIA SẺ: Do đó, bạn không nên quá bận tâm tính toán hơn thiệt khi làm người môn đệ Chúa. Vì một khi Chúa gọi bạn – dù sống ơn gọi tu trì hay đời gia đình.

    – Ngài sẽ ban ơn đủ cho bạn. Vấn đề là bạn có xác tín bước khởi đầu ơn gọi nào cũng đòi hỏi sự quyết tâm dấn thân; thế nhưng, không có vinh quang nào sánh bằng khi bạn kết thúc hành trình ơn gọi ấy.

    Sống Lời Chúa: Là người sống đời gia đình hay bậc tu trì, tôi tạ ơn Chúa mỗi ngày, cầu xin cho mình luôn trung thành với ơn gọi ấy.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẦU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa, xin ban cho con biết vì Chúa mà cho đi không cần tính toán. Nhờ ƠN CHÚA GIÚP, con QUYẾT TÂM phụng sự Chúa cách quảng đại hơn mỗi ngày.

     

     

     gpmytho

     

     

     

     

     

     

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - LM TRẦN NGÀ -

ĐƯỜNG LỐI ÔN HÒA CỦA CHÚA GIÊ-SU

Có nhiều vụ va quẹt nhẹ giữa hai xe máy trên đường phố hay quấy rầy hàng xóm vào đêm khuya bằng tiếng hát karaoke… và cũng có những xung đột mang tầm quốc gia hay quốc tế… đã được giải quyết bằng bạo lực, gây ra hậu quả tai hại khôn lường. Giải quyết như thế là sai lầm nghiêm trọng, mang lại đau thương tang tóc cho bao người.

Chúa Giê-su dứt khoát bài trừ những lề lối ứng xử như vậy và qua bài Tin mừng được trích đọc hôm nay, Chúa Giê-su dạy chúng ta ứng xử khôn ngoan. 

Hôm ấy, Chúa Giê-su sai sứ giả đến thương lượng với dân chúng tại một thôn làng xứ Sa-ma-ri để cho Ngài và các môn đệ băng qua làng của họ tiến về Giê-ru-sa-lem, nhưng dân làng không chấp thuận.

Họ không chấp thuận vì quan điểm của họ là phải tôn thờ Thiên Chúa trên núi Ga-ri-dim mới xứng hợp và họ bài bác những người Do-thái có quan điểm trái nghịch, chủ trương tôn thờ Thiên Chúa tại Giê-ru-sa-lem.

Thế là từ bất đồng quan điểm đi đến chỗ bất hòa, từ bất hòa đưa đến xung đột. Hai tông đồ Gioan và Gia-cô-bê vô cùng tức tối trước cách ứng xử ngang ngược của dân làng nầy đến nỗi muốn hủy diệt họ. Vì thế, hai anh em thưa với Chúa Giê-su: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng không?”

Chúa Giê-su nghiêm khắc phản đối thái độ quá khích nầy. Ngài quở trách Gioan và Gia-cô-bê về thái độ bất bao dung đó, rồi dẫn các môn đệ đi tránh qua làng khác tiến về Giê-ru-sa-lem.

Đường lối ôn hòa của Chúa Giê-su

Khi hai bên xung đột, người ta thường giải quyết bằng nắm đấm, bằng bạo lực, bằng hung khí… Còn Chúa Giê-su thì dạy phải ứng xử ôn hòa và bao dung. Ngài dạy: “Đừng kháng cự lại người ác; trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa.” (Mt 5, 39).

Thế nên, khi người Sa-ma-ri không đón tiếp cũng chẳng cho đi qua thôn làng của họ để lên Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su không giận hờn hay phản kháng và thay vì khiến “lửa trời xuống tiêu diệt dân thành” như môn đệ Gioan và Gia-cô-bê đề nghị, thì Chúa Giê-su âm thầm dẫn các môn đệ tìm đường khác mà đi.

Sau nầy, khi Chúa Giê-su bị quân lính đến tìm bắt giữa đêm tối tại vườn Dầu như một kẻ gian ác, Phê-rô hung hãn tuốt gươm ra nhằm đấu tranh bảo vệ Thầy. Bấy giờ Chúa Giê-su nói với ông: “Hãy xỏ gươm vào vỏ, vì tất cả những ai cầm gươm sẽ chết vì gươm” (Mt 26,52). 

Và khi Chúa Giê-su bị điệu ra trước Thượng hội đồng để xét xử, có nhiều người đứng lên vu cáo Chúa Giê-su sai phạm đủ điều, thế mà Ngài vẫn lặng im, không biện minh, chẳng bác bỏ những lời vu cáo sai lạc… Sự im lặng của Ngài trước bao lời buộc tội gian dối khiến cho cả thượng tế Cai-pha cũng phải ngạc nhiên và nói: “Ông không đáp lại lời nào ư?” (Mt 26, 62).

Ôn hòa là thượng sách

Búa đập vào tường, tường dùng sự cứng rắn của mình để kháng cự búa, thế là tường sụp đổ. Búa đập vào bức màn, màn dùng sự mềm mại uyển chuyển của mình, tránh né sức mạnh của búa, nên màn vẫn y nguyên.

Nếu chúng ta biết áp dụng đường lối ứng xử ôn hòa của Chúa Giê-su để giải quyết những tranh chấp, xung đột trong cuộc đời, chúng ta sẽ tránh được nhiều đổ vỡ, bất hòa đáng tiếc và phần thắng sẽ thuộc về chúng ta.

 

Lạy Chúa Giê-su,

Lời Chúa như ngọn hải đăng bừng sáng giữa đêm đen soi lối cho tàu thuyền tìm về bờ bến an lành. Xin cho chúng con biết đón nhận lời Chúa soi sáng, để ứng xử ôn hòa khi gặp xung đột trong cuộc sống như Chúa truyền dạy và nêu gương, nhờ đó, cuộc đời chúng con sẽ được an bình, hạnh phúc hơn. Amen.

Linh mục Inhaxiô Trần Ngà

Tin mừng Luca (Lc 9, 51-62)

51 Khi đã tới ngày Đức Giê-su được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem.52 Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Sa-ma-ri để chuẩn bị cho Người đến.53 Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem.54 Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng: “Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không? “55 Nhưng Đức Giê-su quay lại quở mắng các ông.56 Rồi Thầy trò đi sang làng khác.

57 Đang khi Thầy trò đi đường thì có kẻ thưa Người rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo.”58 Người trả lời: “Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”

59 Đức Giê-su nói với một người khác: “Anh hãy theo tôi! ” Người ấy thưa: “Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã.”60 Đức Giê-su bảo: “Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa.”

61 Một người khác nữa lại nói: “Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã.”62 Đức Giê-su bảo: “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa.”

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

Related posts

 

n

 
00:00
 
00:00
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 13 Thường Niên C

Video Player
 
00:00
 
00:00
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - CN13TN-C - LM MINH ANH

  • SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
    LM MINH ANH -HUẾ
     
     

    CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN, NĂM C,  -  1 V 19, 16b. 19-21  -  Gl 4, 31b - 5, 1. 13-18   -  Lc 9, 51-62

    CHỈ CHỌN MỘT ĐIỀU TỐI CẦN

    TIN MỪNG LUCA 9, 51-62

    Ngài cương quyết lên đường đi Giêrusalem!”.

    Quốc huy Úc có hình con đà điểu emu và kangaroo. Chúng được chọn vì có chung đặc điểm là ‘chỉ tiến về phía trước’. Bàn chân ba ngón của emu khiến nó ngã nếu lùi lại; và kangaroo cũng không thể lùi lại vì chiếc đuôi lớn ngăn cản! Ai chọn đi theo Chúa Giêsu, là như Ngài, ‘chỉ chọn một điều tối cần’, chính Chúa Cha và thánh ý Ngài. Chỉ tiến về phía trước, không bao giờ lùi lại!

    Kính thưa Anh Chị em,

    Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay cho thấy Êlisê của Cựu Ước và Giêsu của Tân Ước “Chỉ tiến về phía trước, không bao giờ lùi lại!”. Không phải các Ngài chọn một điều tốt hay một điều không tốt; nhưng thú vị hơn, họ đã chọn ‘một’ giữa hai điều tốt! Bởi lẽ, một điều tốt đôi khi lại trở thành kẻ thù của những gì tốt nhất; và chúng ta cần phải nói “Không” với một lựa chọn tốt, để ‘chỉ chọn một điều tối cần!’.

    Câu chuyện sách Các Vua hôm nay thật dễ thương! Chúa sai Êlia đi xức dầu Êlisê; đến nơi, Êlisê đang cày ruộng, Êlia trải áo trên Êlisê. Lập tức, Êlisê bỏ cày, chạy theo Êlia. Nhưng thật bất ngờ, ngay sau đó, Êlisê xin về chào cha mẹ; Êlia bảo, “Con cứ đi!”. Lạ thay, trình thuật không đề cập việc tốt lành Êlisê về hôn cha mẹ, nhưng cho biết Êlisê “bắt đôi bò làm thịt, chẻ cày làm củi, quay thịt cho dân ăn; đoạn đi theo phục vụ Êlia”. “Chẻ cày”, biểu tượng của việc bỏ mọi sự, kể cả nghề nghiệp! Êlisê đáp lại tiếng Chúa, chọn Chúa, như ‘chỉ chọn một điều tối cần!’. Để từ đó, ông có thể reo lên với Thánh Vịnh đáp ca, “Lạy Chúa, Chúa là phần gia nghiệp của con!”.

    Với bài Tin Mừng, những người vốn có thể trở thành môn đệ Chúa Giêsu đã không làm được điều Êlisê làm. Đó là những người Samaria, họ đã nghe nói về Chúa Giêsu; họ nóng lòng muốn nghe Ngài. Thế nhưng, sự tự tôn đã kìm hãm họ, buộc họ từ chối Ngài. Tự tôn dân tộc là một điều tốt, nhưng tin nhận Chúa Giêsu là điều tốt hơn! Cũng thế, những người đến gặp Chúa Giêsu, “Dù Thầy đi đâu tôi cũng theo Thầy”; “Xin cho phép tôi về chôn cha tôi trước đã”; hoặc, “Tôi sẽ theo Thầy, nhưng cho tôi về từ giã gia đình”. Trước sự kêu gọi khẩn thiết của Nước Trời, ‘chỉ chọn một điều tối cần’ là Thiên Chúa, các mối bận tâm về xã hội và gia đình phải lùi lại, “Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngó lại sau lưng, thì không xứng đáng với Nước Thiên Chúa!”.

    Và giờ đây, chúng ta cùng chiêm ngắm con người Chúa Giêsu! “Ngài cương quyết lên đường đi Giêrusalem!”. Với Luca, Giêrusalem là tâm điểm cuộc đời Chúa Giêsu; là trung tâm, mà từ đó, công trình cứu độ vĩ đại được thực hiện. Giêrusalem, nơi Ngài sẽ chết và sống lại; và ở đó, các môn đệ sẽ lập một cộng đồng mới để tiếp tục công việc của Thầy; tại đây, Tin Mừng sẽ toả lan khắp cùng thế giới! Ngài cương quyết lên Giêrusalem, vì ở đó, Ngài hoàn tất ý định của Cha! Ngài không chọn một thành nào khác, một Capharnaum, vốn được coi là ‘thành của Ngài’, nơi Ngài rất thành công; Ngài chọn Giêrusalem định mệnh, như ‘chỉ chọn một điều tối cần!’.  

    Anh Chị em,

    Ngài cương quyết lên đường đi Giêrusalem!”. Giêrusalem được xem như mục tiêu tối hậu mà Chúa Giêsu đã chọn! Ý cha hay ý mình; được lòng các môn đệ, hay phải huấn luyện họ; được dân chúng tung hô hay chấp nhận bị họ ruồng bỏ… Và dầu cho bao ngăn cản từ bên ngoài cũng như từ nội tâm, Chúa Giêsu vẫn ‘chỉ chọn một điều tối cần’ là ý Cha! Lên Giêrusalem, Chúa Giêsu nêu gương và thách thức chúng ta chọn lấy ‘Giêrusalem của chính mình’; và dẫu là ‘thung lũng của sự chết’, Giêrusalem vẫn là hành trình mang lại sự sống cho bạn và tôi cũng như cho người khác.

    Cám dỗ của chúng ta là đi theo những con đường dễ dàng, con đường mà Phaolô qua thư Galata hôm nay gọi là “đam mê xác thịt”. Tuy nhiên, Phaolô quả quyết, chính Thần Khí sẽ thúc giục chúng ta phục vụ nhau trong yêu thương; con đường yêu thương phục vụ sẽ đưa chúng ta đến ‘Giêrusalem của chính mình’, cũng là con đường Thiên Chúa muốn.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin đừng để con phân tâm với bất cứ điều gì, nhưng mỗi ngày, ‘chỉ chọn một điều tối cần’ là chính Chúa và những gì Chúa ưa thích!”, Amen

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế) .

    Kính chuyển:

    Hồng

     

SỐNG VÀ CHIA SẺ LC - 5 PHÚT LỜI CHÚA

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     


    5 PHÚT LỜI CHÚA

    24.06.22 THỨ SÁU TUẦN 12 TN

    Thánh Tâm Chúa Giê-su

    TIN MỪNG LUCA 15, 3-7

    VUI MỪNG VỚI TỪNG CON CHIÊN

     

     

     “Người nào trong các ông có một trăm con chiên mà bị mất một con, lại không để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất sao?” (Lc 15,4)

    Suy niệm/SỐNG: Ở Pa-lét-tin, đàn chiên là tài sản chung của cả làng, thường được giao cho vài ba người chăn. Nếu chiều tối các người chăn dẫn đàn chiên về làng mà báo tin có chiên đi lạc, thì cả làng nóng lòng chờ mong.

    Vì thế, khi thấy người chăn chiên trở về từ đàng xa với con chiên lạc trên vai, cả làng reo lên vui mừng và cảm tạ Chúa. Đức Giê-su đã dùng hình ảnh vui tươi ấy để nói cho chúng ta biết niềm vui chẳng những của của Thiên Chúa mà của cả Hội Thánh khi một người tội lỗi hối cải trở về.Chúng ta cứ ngỡ chuyện một người tội lỗi hoán cải là chuyện nhỏ, chuyện vụn vặt thường ngày không đáng kể. Dụ ngôn này giúp ta có nhận thức đúng hơn về tấm lòng của Chúa.

    Mời Bạn nhận ra mỗi người đều có chỗ quan trọng trong Trái Tim Chúa, quan trọng đến độ Chúa không đủ kiên nhẫn chờ một người lầm lạc thong thả trở về...

    Nhưng đích thân Ngài đi tìm để đưa người lầm lạc ấy về với lòng yêu thương của Ngài.

    Sống Lời Chúa: Lâu nay bạn có dửng dưng trước những Ki-tô hữu đang lạc xa Chúa không?

    Bạn hãy uốn nắn trái tim của mình cho giống Trái Tim Chúa, bằng cách quan tâm hơn đến một người Ki-tô hữu đang lạc xa Chúa, và giúp người ấy trở về với Ngài.

    Cầu nguyện VÀ SỐNG CẨU NGUYỆN: 

    Lạy Chúa Giê-su, lâu nay chúng con chưa quan tâm đến những anh em tín hữu đang lạc xa Chúa, vì vậy chúng con không cảm nhận được niềm vui lớn lao của Chúa khi tìm được một con chiên lạc. NHỜ ƠN CHÚA con QUYẾT TÂM SỐNG quảng đại như Trái Tim Chúa VỚI THA NHÂN.

     

     

     gpmytho

     

Subcategories