6. Văn Hóa & Gia Đình

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - DA VINCI

 

  •  
    Hung Dao
     
    Wed, Mar 17 at 8:06 AM
     
     

     Da Vinci để lại ẩn đố về trái tim, 500 năm sau khoa học mới giải đáp được

    Minh An  

    image.png

    Nhiều người nghĩ rằng Leonardo Da Vinci chỉ là một họa sĩ, nhưng khi nhắc đến nhà khoa học toàn tài trong lịch sử, tên tuổi của ông thật ấn tượng. (Tổng hợp)

    Sau khi nhìn thấy kết quả như vậy, các nhà khoa học tỏ ra đầy nghi ngờ. Xét về trình độ khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ, làm sao Leonardo có thể có lý luận đi trước thời đại như vậy? Chẳng lẽ ông thực sự đến từ bên ngoài không gian vũ trụ?

    Trên thế giới chúng ta, đã xuất hiện vô số các nhà khoa học vĩ đại. Họ dành cả cuộc đời mình, đóng góp cho khoa học, để lại nhiều phát minh mang lại lợi ích cho các thế hệ sau. Ví dụ, Albert Einstein, anh em Thomas Edison, Wright Edison, v.v.. họ đều có chỉ số IQ đáng kinh ngạc. Ngoài ra, còn có một họa sĩ đáng nhớ, đó là Leonardo da Vinci. Leonardo là một nhân vật trong thời kỳ Phục hưng. Mọi người đều biết Leonardo là một họa sĩ nổi tiếng . Ông đã để lại cho đời kiệt tác "Nụ cười của nàng Mona Lisa", trở thành một kiệt tác trong giới nghệ thuật. Từ sự quyến rũ và đặc trưng của nàng Mona Lisa có thể thấy Leonardo là một người tinh tế.

     

    Nàng Mona LisaMona Lisa (Ảnh: Public domain)
    Nàng Mona LisaMona Lisa 

    Nhiều người nghĩ rằng Leonardo Da Vinci chỉ là một họa sĩ, nhưng khi nhắc đến nhà khoa học toàn tài trong lịch sử, tên tuổi của ông thật ấn tượng. Ông không chỉ là một họa sĩ xuất chúng, mà còn là một nhà phát minh kiệt xuất. Ông có rất nhiều bí ẩn chưa giải đáp được, nhiều người nghi ngờ rằng một người toàn tài như Leonardo sẽ không thể xuất hiện ở thời đại đó. Vì vậy, một số người suy đoán rằng Leonardo có thể là người ngoài hành tinh. Trong cuộc đời của Da Vinci, ông không qua một hệ thống học tập nào, nhưng lại đạt được thành tựu trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau khi qua đời, ông đã để lại 15.000 trang bản thảo ghi lại tâm huyết làm việc chăm chỉ cả đời của mình.

    Điều đáng ngạc nhiên là trong những bản thảo này xuất hiện rất nhiều khoa học kỹ thuật hiện đại. Những bản thảo này được Da Vinci ghi lại bằng chữ viết ngược (nghĩa là ta sẽ không thể hiểu một người viết gì trên giấy, nhưng có thể biết họ đã viết gì bằng cách nhìn vào mặt sau của tờ giấy). Con người đã phải mất rất nhiều thời gian để giải mã những bản thảo này. Thật khó có thể tưởng tượng rằng Da Vinci đã vẽ được kết cấu khung xương người từ hàng trăm năm trước, và bức vẽ trái tim mà ông để lại đã làm đau đầu giới khoa học hàng trăm năm.

    Thật khó có thể tưởng tượng rằng Da Vinci đã vẽ được kết cấu khung xương người từ hàng trăm năm trước, và bức vẽ trái tim mà ông để lại đã làm đau đầu giới khoa học hàng trăm năm.
    Thật khó có thể tưởng tượng rằng Da Vinci đã vẽ được kết cấu khung xương người từ hàng trăm năm trước, và bức vẽ trái tim mà ông để lại đã làm đau đầu giới khoa học hàng trăm năm. 

    Da Vinci đã vẽ chi tiết kết cấu tim của cơ thể người, nhưng trong đó có một số chỗ đặc biệt luôn khiến các nhà khoa học lúng túng. Trong bản vẽ cấu trúc tim, Da Vinci đã vẽ một sợi cơ nhỏ trên thành trong của tâm thất. Sợi cơ này là bè cơ tim. Khi các nhà khoa học nhìn thấy kiểu kết cấu này lần đầu tiên, họ đã rất tò mò, chức năng của sợi cơ nhỏ này là gì? Với sự phát triển của khoa học công nghệ, diện mạo chân thực của sợi cơ này cũng đã được làm sáng tỏ. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển tim, bè cơ tim xuất hiện, điều này liên quan đến việc tim có thể phát triển khỏe mạnh hay không. Thật khó để tưởng tượng một lý thuyết tiên phong như vậy, nhưng Leonardo Da Vinci đã đưa ra từ 500 năm trước.

    Trong bản vẽ cấu trúc tim, Da Vinci đã vẽ một sợi cơ nhỏ trên thành trong của tâm thất. Sợi cơ này là bè cơ tim.
    Trong bản vẽ cấu trúc tim, Da Vinci đã vẽ một sợi cơ nhỏ trên thành trong của tâm thất. Sợi cơ này là bè cơ tim. 

    Ngoài ra, trong bản thảo, Da Vinci còn vẽ nhiều máy bay, và ông còn thiết kế hộp số tự động gia tốc, hiện đã được sử dụng rộng rãi. Những sản phẩm công nghệ phổ biến trong xã hội hiện đại này đã xuất hiện trong các bản thảo của Da Vinci cách đây hơn 500 năm. Sau khi nhìn thấy kết quả như vậy, các nhà khoa học tỏ ra đầy nghi ngờ. Xét về trình độ khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ, làm sao Leonardo có thể có lý luận đi trước thời đại như vậy? Chẳng lẽ ông thực sự đến từ bên ngoài không gian vũ trụ? Người ta kể rằng Da Vinci đã từng đến một hang động bí ẩn và gặp nền văn minh ngoài hành tinh trong hang động này. Có thể hang động này chính là hố sâu huyền thoại nên Da Vinci đã nhìn thấy xu thế thế giới tương lai nên những sản phẩm công nghệ này đã xuất hiện trong bản thảo của ông.

    Ngoài ra, trong bản thảo, Da Vinci còn vẽ nhiều máy bay, và ông còn thiết kế hộp số tự động gia tốc, hiện đã được sử dụng rộng rãi.
    Ngoài ra, trong bản thảo, Da Vinci còn vẽ nhiều máy bay, và ông còn thiết kế hộp số tự động gia tốc, hiện đã được sử dụng rộng rãi.
    Những sản phẩm công nghệ phổ biến trong xã hội hiện đại này đã xuất hiện trong các bản thảo của Da Vinci cách đây hơn 500 năm.
    Những sản phẩm công nghệ phổ biến trong xã hội hiện đại này đã xuất hiện trong các bản thảo của Da Vinci cách đây hơn 500 năm. 

    Có thể thấy từ các bản chép tay của Leonardo rằng nếu Leonardo thực sự “đi xuyên vượt thời gian”, thì thế giới tương lai mà ông đặt chân đến sẽ vượt xa thế giới nơi chúng ta đang sống. Điều này cũng có thể giải thích tại sao Leonardo lại có nhiều các bản thảo cho tới nay người ta vẫn không thể hiểu nổi, vì thời gian chưa đến. Ngày nay dù Leonardo Da Vinci đã tạ thế hàng trăm năm, nhưng ông để lại nhiều ẩn đố khiến người đời sau không lý giải được. Bạn nghĩ Leonardo có thể là "người ngoài hành tinh" hay "người xuyên vượt thời gian"?

     

     
     

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - ĐI CÙNG VỚI BỐ MẸ

  •  
    HAPPY Nguyen
     
    Thu, Mar 18 at 9:18 PM
     
     
    Đừng để bố mẹ 'già đi một mình'
    Click image for larger versionName:	14.jpgViews:	0Size:	91.0 KBID:	1755835  
    Khi về già, những bậc cha mẹ "giống như một đứa trẻ". Họ sợ cô đơn, sợ bị con cái bỏ quên, sợ sự chậm chạp của mình làm phiền con.
    Bố người bạn tôi hay tin con sang thành phố khác làm việc, sợ điện thoại con hết pin dọc đường nên ông âm thầm cắm điện thoại của con vào cục sạc dự phòng. Khi con trai phát hiện ra điều này, anh đã bật khóc. Hóa ra đó không phải là cục sạc dự phòng mà là một ổ cứng di động.
    Người cha đã cắm điện thoại của con vào sạc dự phòng nhưng không biết đó là một ổ cứng di động.



    Còn có một cậu con trai ở Hồ Nam, vì giúp một người bạn đi đón dâu nên trên xe được dán rất nhiều chữ hỉ. Khi bóc chữ ra, còn dính lại nhiều vết keo trên mặt kính. Người cha thấy vậy, lẳng lặng đi lau sạch vết bẩn, tiết kiệm 50 tệ tiền rửa xe cho con. Ông không dùng khăn mà sử dụng búi cọ xoong nồi. Khi con trai phát hiện ra, kính xe đã bị biến thành "bầu trời đầy sao", nếu sửa sẽ mất khoảng 30.000 tệ. Tuy nhiên người con quyết giữ lại tấm kính như một kỷ niệm.
    Khi còn nhỏ chúng ta luôn cư xử tốt mong cha mẹ khen ngợi và yêu thương mình nhiều hơn. Theo thời gian, "vị trí" của con cái với cha mẹ dường như đã đảo ngược. Những đứa con trở thành người lớn và bố mẹ lại trở thành những "đứa trẻ" thận trọng.
    Mạng xã hội hỏi đáp lớn nhất Trung Quốc Zhihu (tương tự Quora) từng có câu hỏi: "Vào thời điểm nào bạn cảm thấy bố mẹ yêu mình nhất?". Một người cho biết, sau khi sinh con, cô mệt mỏi rời khỏi phòng sinh. Đói và mệt nên cô lấy những chiếc bánh từ trong tủ lạnh và nhét vào miệng. Người mẹ ngăn lại và nói rằng cô không biết trân trọng bản thân. Kể từ hôm đó, bà làm đủ mọi đồ ăn ngon rồi chạy xe hàng chục cây số mang đến cho con gái. "Dù mệt mỏi đến đâu hễ mở tủ lạnh ra là tôi lại thấy tình yêu của mẹ tràn ngập trong đó. Không nhiều lời nhưng luôn ấm áp và cảm động", cô gái nói.
    Tôi đã từng xem một bộ phim ngắn có tên " Ngươi cha lạc hậu". Nhân vật chính trong phim là một người đàn ông "gà trống nuôi con". Khi thấy trời mưa, ông đã bắt một chiếc xe bus đến tận công ty con chỉ để đưa cho cô chiếc ô, nhưng con gái đã gọi một chiếc taxi trở về nhà trước đó. Người cha bí mật đến nhà con gái và muốn nấu cho cô một bữa ăn ngon nhưng cô gái nói: "Con không còn là một đứa trẻ nữa, con có thể tự lo được", người cha ngượng ngùng ra về.
    Sau này người cha đến công ty con gái xin làm bảo vệ, với mong muốn được nhìn thấy con nhiều hơn. Ông nói không muốn bị thời gian bỏ rơi, cũng không muốn gây rắc rối cho con gái mình. "Nhìn đứa con trai nhà hàng xóm luôn làm phiền bố mẹ, tôi thấy ghen tỵ lắm, vì con gái đã lâu không làm phiền tôi. Mỗi lần tôi muốn giúp con làm điều gì đó trong khả năng của mình, con bé luôn nói để nó tự làm. Con đã lớn rồi và không cần tôi nữa".
    Trong khoảng thời gian có hạn, con cái nên đồng hành và quan tâm đến bố mẹ nhiều hơn, giống như khi họ còn trẻ và quan tâm tới con cái.
    Sau khi cha mẹ về già, điều lo lắng nhất không phải là bị xã hội bỏ quên, mà dần trở thành ông bà già cô đơn, con cháu không cần đến. Đôi khi họ thực sự vụng về và không biết cách thể hiện tình yêu, nhưng chưa bao giờ ngừng yêu thương con cái. Họ đứng tại chỗ, nhìn từ xa mong có thể làm được điều gì đó giúp đỡ các con và mong nhận được thêm chút tình yêu từ những đứa con từng mang nặng đẻ đau.
    Tôi thấy trên mạng có câu này: "Con cái cả đời chờ cha mẹ xin lỗi, nhưng khi cha mẹ thực sự xin lỗi thì chúng ta chỉ biết ứa nước mắt".
    Nhà văn Mã Gia Huy của Trung Quốc kể câu chuyện về cha mình. Máy tính của người cha bị hỏng cần người sửa chữa. Sợ bố bị lừa, Mã nói rằng sau khi sửa xong, ông sẽ thanh toán hóa đơn cho chiếc máy hỏng đó. Quên mất lời con trai dặn, người bố tự thanh toán hóa đơn. Mã biết chuyện đã trách mắng bố vài câu. Nhà văn nghĩ rằng, người cha sẽ nổi khùng mà quát lại mình, nhưng không, sau một hồi im lặng, ông nói: "Bố xin lỗi, sẽ không có lần sau". Ngay lúc đó, nhà văn đã bật khóc. Ông bất ngờ nhận ra, mối quan hệ cha con đã bị đảo ngược.
    Mẹ một người bạn gái của tôi đã qua đời, cô ấy đưa bố đi du lịch để thư giãn. Cô nói nhiều năm rồi chưa có cơ hội ở một mình với bố, lần này phát hiện ông đã thực sự già đi nhiều. Từ một người đàn ông trung niên thân hình cường tráng trở thành một ông già đi lại chậm chạp. Trên đường, người cha luôn theo sát con gái, như sợ cô rời xa. Mỗi lần cô dùng điện thoại quét mã QR để thanh toán dọc đường, ông đều kinh ngạc nhìn theo. Người cha đồng ý với con gái cách sắp xếp hành trình, như sợ một câu nói nữa sẽ khiến con gặp rắc rối. Ngay cả khi đi vệ sinh, ông cũng nhỏ giọng: "Bố có thể dừng lại và đi vệ sinh không?"
    Khi còn là một đứa trẻ, cô từng mong muốn cha mình có thể dịu dàng hơn với con gái, nhưng khi ngày này đến, cô lại không vui chút nào. Cô từng ước nếu có thể mẹ cô vẫn còn đó và người cha vẫn cao lớn, nghiêm nghị như thuở nào. Tuy nhiên ngày đó sẽ chẳng bao giờ quay trở lại.
    Thời gian là tàn nhẫn nhất. Cái gọi là mối quan hệ cha mẹ và con cái là một định mệnh khó phai mờ. Thời điểm chúng ta nhận thức được sự già đi của cha mẹ là lúc con cái phải nhìn nhận và thay đổi nội tâm.
    Trong khoảng thời gian có hạn, con cái nên đồng hành và quan tâm đến bố mẹ nhiều hơn, giống như khi họ còn trẻ và quan tâm tới con cái.

    Đừng để bố mẹ nếm trải những thăng trầm và già đi một mình.

     

    --
     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - 40 NĂM TU ĐẠO

 

  •  
    Hung Dao
     
    Wed, Mar 3 at 8:00 AM
     
     
     
     
    >
    Sent: Wednesday, March 3, 2021, 04:13:10 AM CST
    Subject: VAN HOA :40 năm tu Đạo, vì sao Khương Tử Nha vẫn phải hạ phàm ngồi câu cá?
     

    40 năm tu Đạo, vì sao Khương Tử Nha vẫn phải hạ phàm ngồi câu cá?

     
     

    Khương Tử Nha vốn là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn, 30 tuổi đã lên núi, trải qua quá trình khổ tu 40 năm, đối với ông, phú quý tại nhân gian sớm đã xem nhẹ như mây khói…

    ‘Phong Thần Diễn Nghĩa’ là một tác phẩm văn học sử nổi tiếng. Khương Tử Nha là nhân vật chính trong câu chuyện xưa này nên cũng được người đời sau chú ý đến nhiều hơn. Mặc dù người đọc có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng nếu ai đó có hiểu biết về văn hóa truyền thống Trung Hoa 5000 năm sẽ hiểu được nội hàm của văn hóa Thần truyền, đồng thời cũng có cái nhìn thấu đáo hơn về hành động câu cá thú vị của Khương Tử Nha. Hành động đó không phải để đùa cợt mà ẩn chứa bên trong là nội hàm sâu sắc của văn hóa tu luyện. 

    Ở đây tác giả chỉ nói lên quan điểm cá nhân của bản thân về Khương Tử Nha, đồng thời cũng đưa ra một cái nhìn sơ lược về nội hàm tu luyện trong văn hóa truyền thống Trung Quốc .

    Tại sao Khương Tử Nha lại được đi phong Thần? 

    Phong Thần là một sự kiện lớn, là đại sự của Thiên Thượng, do thiên mệnh cùng vô số nhân duyên tổng hợp lại mà thành, tuyệt đối không phải chiểu theo ý thích của Thần. Sự kiện phong Thần là một việc hiếm thấy trong đời, ngàn năm khó gặp. Chương thứ 15 của ‘Phong Thần Diễn Nghĩa’ có nói rõ ràng rằng: 

    “Lúc này, Thành Thang đối diện với sự diệt vong, nhà Chu hướng đến hưng thịnh, đúng thời Thần Tiên phạm giới, Nguyên Thủy phong Thần, Khương Tử Nha hưởng phúc làm tướng, vừa gặp thời lại gặp số, không phải việc ngẫu nhiên”. 

    Tại đây chúng ta nên lý giải câu “Thành Thang đi đến diệt vong, nhà Chu hướng đến hưng thịnh” như thế nào? Nếu ai đã đọc qua truyện ‘Phong Thần diễn nghĩa’ đều sẽ thấy được hành vi tàn bạo vô sỉ không thể chấp nhận được của Thương Trụ Vương, vậy thì triều đình nhà Thương liệu có còn được phép tồn tại? Do vậy sự “diệt vong” này đến từ chính Trụ Vương, ông Trời không cho phép một kẻ tàn ác như vậy tồn tại gây họa loạn nhân gian. Vậy là Thương Trụ Vương đã đem cơ nghiệp của tổ tiên hủy hoại trong tay mình. 

    Ở đây, “Thiên mệnh” và biểu hiện ở xã hội con người hoàn toàn hòa nhập, và là một thể thống nhất. Cho nên người xưa giảng “Thiên nhân hợp nhất”, thật sự có quá nhiều nội hàm ẩn chứa bên trong. Văn hóa truyền thống Trung Hoa là nền “văn hóa nửa Thần”. Mà “nhà Chu hướng đến hưng thịnh”, Chu Văn Vương dùng đức kết nối với Trời. Trong truyện nói rất nhiều đến Chu Văn Vương nhân đức, dĩ nhiên là ông nên làm vương thiên hạ. “Đức” là một khái niệm trọng yếu trong văn hóa truyền thống Trung Hoa. Người có “đức” lớn thì có thể “làm vua thiên hạ”, người có ít hơn một chút thì cũng có thể như Khương Tử Nha “hưởng phúc tướng quân”. Nếu người thiếu đức thì dù có làm hoàng đế cũng sẽ khiến đất nước diệt vong. 

    ‘Phong Thần Diễn Nghĩa’ có nhắc đến một vấn đề trong, đó là “Thần Tiên phạm giới”. Hóa ra Thần Tiên nếu giữ mình không tốt cũng sẽ phạm giới và bị đánh rớt xuống trần gian. Trong truyện ‘Tây du ký’ cũng có nói về sự việc này. Ví dụ như Sa Tăng và Trư Bát Giới vốn là Thiên tướng trên trời, nhưng bởi phạm giới mà bị giáng trần. 

    Đối với việc tu Đạo thành Tiên cũng có những yêu cầu rất nghiêm khắc. Nếu không tu đắc chính quả, cuối cùng vẫn phải chuyển sinh trong lục đạo luân hồi. Trong chương 99 của ‘Phong Thần diễn nghĩa’, Khương Tử Nha được đứng đầu bảng phong Thần. Nguyên Thủy Thiên Tôn ở Ngọc Hư Cung đọc sắc lệnh phong Thần, trong đó có viết như sau: 

    “Hỡi ôi! Tiên phàm khác bậc, người không đạo đức khó thành. Thần quỷ riêng phần, há kẻ gian tà có thể trộm. Dẫu có luyện ra hòn đảo, chưa từng trảm lại 3 thi, chung quy vẫn chịu kiếp số 500 năm; Nếu đến cuối cùng vẫn nhất mực mơ mơ hồ hồ, trí tuệ không siêu thoát khỏi Dương Thần, khó đoái hiện được ước hẹn tại Dao Trì 3000 năm. Cho nên mọi người dù nhìn thấy đường Đạo nhưng vẫn không thể chứng đắc quả bồ đề. Có tâm tự tu luyện nhưng tham si chưa buông, thân dẫu nhập cửa Thánh nhưng tính nóng còn khó bỏ. Cần tu bỏ hết lỗi lầm thì vận hạn mới hết và kiếp số mới đổi thay”. 

    Tại sao Khương Tử Nha phải xuống núi phong Thần? 

    Khương Tử Nha 

    Khương Tử Nha vốn là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn, 30 tuổi đã lên núi, trải qua quá trình khổ tu 40 năm, đối với ông, phú quý tại nhân gian sớm đã xem nhẹ như mây khói. Cơ bản ông không muốn xuống núi phong Thần (không giống như Thân Công Báo). Khương Tử Nha một lòng nghĩ đến tu Đạo thành Tiên, chỉ tiếc căn cơ còn kém, đường tu Tiên chưa thành, chỉ có thể lấy mấy chục năm công phu tu luyện đổi lấy công danh hiển hách tại nhân gian mà thôi. Ông xuống núi cũng là do sư phụ Nguyên Thủy Thiên Tôn sắp đặt. Lý do này được giải thích rõ ràng trong hồi thứ 15 của ‘Phong Thần diễn nghĩa’. 

    Thiên Tôn nói: “Con từ nhỏ bạc mệnh, đạo Tiên khó thành, chỉ có thể nhận phúc tại nhân gian. Hiện nay Thành Thang sắp diệt, nhà Chu nên hưng thịnh, vậy con thay ta xuống núi ra công giúp nước. Sống làm tướng, chết làm Thần, như vậy mới không uổng công phu tu luyện mấy chục năm trời. Còn nơi này không phải là chỗ con có thể ở được lâu, nên sớm chuẩn bị xuống núi”.

    Tử Nha năn nỉ: “Ðệ tử bỏ nhà lên núi, dốc lòng lánh tục tu Tiên bốn chục năm, duy nguyện bỏ đời theo đạo. Vẫn biết tu hành là khổ, muốn thành chính quả không phải một sớm một chiều, đệ tử vẫn một lòng tình nguyện ở trên núi chịu khổ hạnh, không dám tham luyến công danh phú quý nơi phàm trần, mong Sư Tôn thu nhận”. Thiên Tôn nói: “Duyên mệnh của con như vậy, phải làm theo Thiên ý, sao có thể thực hiện khác được đây?” Tử Nha lưu luyến không nỡ rời đi… 

    Từ góc độ này mà nói, trong lịch sử, một người có thể tu thành đắc đạo quả không phải chuyện dễ dàng. Cho dù các điều kiện khác đều tốt nhưng căn cơ của người đó lại có khiếm khuyết thì cũng khó thành công trong tu luyện. 

    Khương Tử Nha câu cá như thế nào? 

    Vào ngày hôm đó, Khương Thượng đi đến khu vực phía Nam Kỳ Châu cách 40 dặm, cách huyện Quắc về phía Nam 10 dặm, bên bờ sông Vị Thủy, có khe suối Bàn Khê. Khương Thượng đã vâng mệnh, ngồi câu cá bên bờ sông Vị Thủy, dùng lưỡi câu thẳng, không cần mồi nhử, ngồi cách mặt nước 3 thước. Ông còn tự nói: “Người phụ mệnh, ngồi câu cá”.  

    Người đời sau đều biết đến câu thành ngữ: “Khương Thái Công câu cá, người nguyện mắc câu”. Tuy nhiên, mọi người lại ít chú ý đến phương thức câu cá của ông. Họ còn tưởng rằng đây chỉ là câu nói đùa vui. Kỳ thực, câu nói này còn ẩn chứa điều huyền bí. Khương Tử Nha là người tu Đạo nên không được sát sinh, do đó ông đã dùng lưỡi câu thẳng và không có mồi nhử. Còn việc ông ngồi cách vị trí mặt nước 3 thước, hành động này là để cho người bình thường nhìn thấy, muốn người đời nhận ra sự khác người của ông mà dùng lời tốt đẹp dẫn Vương đến. 

    Mặc dù Khương Tử Nha được sư phụ sắp xếp xuống núi phong Thần, nhưng đối với việc tu Đạo ông không hề dám buông lơi chút nào, thời thời khắc khắc đều lấy tâm tính người tu để yêu cầu chính mình, trong truyện cũng có nhiều đoạn mô tả hành động của ông. Ví dụ như trong chương thứ 15 có mô tả về chuyện vợ chồng của Khương Tử Nha như sau: 

    “Sau khi kết hôn, cả ngày Tử Nha nhớ về núi Côn Lôn, chỉ lo con đường tu Đạo không thành nên trong lòng bất an, không có tâm trạng muốn vui vẻ với Mã Thị”. 

    Đối với một người tu luyện mà nói, trong xã hội nhân loại, nếu như buông lỏng các tiêu chuẩn của người tu luyện, ham vui hưởng thụ, như vậy thì con đường tu đạo của người đó sẽ bị hủy ngay. 

    Người xưa rất tôn kính người tu Đạo 

    Trong xã hội cổ và cận đại, con người rất tôn kính người tu luyện. Ví dụ như trong truyện Thủy Hử, Lỗ Đề Hạt giết người, vì tránh né hình phạt mà xuất gia làm hòa thượng, sau đó quan phủ không đến tìm ông ta nữa. Bởi vì Lỗ Đề Hạt đã là người xuất gia, còn quan phủ chỉ quản sự việc của người bình thường. Trong chương cuối của ‘Phong Thần diễn nghĩa’, sau khi Võ Vương lên làm bá chủ thiên hạ, ông liền thực hiện việc phân đất phong hầu. Lý Tịnh cùng bảy người tu Đạo từng lập công lao lớn nhưng lại không muốn nhận hưởng phú quý, đã nói với Võ Vương như sau: 

    “Chúng thần đều là những kẻ man di vốn xuất thân từ nơi sơn cốc, xuống núi theo lệnh của thầy để hành theo Thiên mệnh, diệt trừ họa loạn nhân gian. Nay thiên hạ đã thái bình, chúng thần nên về núi vâng mệnh Sư phụ. Vinh hoa phú quý, công danh lợi lộc nơi hồng trần không phải điều chúng thần mong muốn. Hôm nay chúng thần bái biệt Hoàng Thượng. Hy vọng bệ hạ sắc phong chúng thần được trở về núi, đây quả thực là hồng ân to lớn”. 

    Nghe những lời này, Võ Vương không còn cách nào khác, buộc phải dẫn theo bá quan văn võ tiễn đưa nhóm người Lý Tịnh ra tận vùng ngoại ô phía Nam. 

    Lý Tịnh và nhóm người tu đạo bước tới, bái biệt và nói: “Chúng thần có tài đức gì, đâu dám phiền bệ hạ đích thân ban thưởng yến tiệc. Chúng thần xin cảm tạ bệ hạ!” Võ Vương khoát tay an ủi nói: “Hôm nay các khanh trở về núi, chính là nơi thế ngoại đào viên, trẫm cùng các khanh không còn quan hệ vua tôi. Các khanh đã quá khiêm tốn tồi…” 

    Võ Vương dùng tư cách của bậc thiên tử đối đãi ngang hàng cùng nhóm người Lý Tịnh, bỏ qua quan hệ quân thần. Chi tiết này đã phản ánh chân thực xã hội truyền thống Trung Nguyên xưa. Từ vua quan đến người dân đều vô cùng tôn kính người tu Đạo. 

     

    San San biên dịch

     

     

    --

     

 

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH -

  •  
    Hung Dao
     
     
    VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH
     
     
     
    Sent: Monday, March 15, 2021, 04:19:54 AM CDT
    Subject: VAN HOA :Sự Thông Thái Bất Tận: Tốt Hơn Cả Vàng
     

     Sự Thông Thái Bất Tận: Tốt Hơn Cả Vàng

    Thiên Hòa 

    image.png
    “Trường học Athens” bởi Raphael, 1511. 

    Liệu trí tuệ chỉ bao gồm kiến thức, hay còn cái gì khác?

    Có nhiều thứ mà thế giới chúng ta cần hơn lúc này, hơn cả sự khôn ngoan.

     

    Nhưng nó chính xác là gì?

    Hãy để tôi bắt đầu bằng việc quan sát rằng con người chúng ta có thể “biết” sự việc ở ba cấp độ khác nhau.

    Cấp đầu tiên và tầng thấp nhất là dữ liệu thuần túy, bao gồm các sự thật biệt lập, dữ kiện, số liệu, ngày, con người, và sự quan sát. Đây là hình thức thấp nhất về sự "hiểu biết".

    Cấp độ thứ hai chính là kiến thức, có tổ chức và hệ thống hóa những dữ liệu chúng ta nhận thức được, từ đó mà hiểu nguyên nhân và kết quả của chúng.

    Cấp độ thứ ba và tầng cao nhất chính là trí tuệ.

    Những tư tưởng vĩ đại trong suốt lịch sử đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau, nhưng tôi xin được tranh luận, những định nghĩa tương thích lẫn nhau về trí tuệ.

    Hãy bắt đầu với Socrates. Trong tác phẩm “Lời xin lỗi” của Plato, học trò của Socrate, đã kể rằng: Chaerephon, bạn của Socrates, đã hỏi Nhà tiên tri ở Delphi rằng liệu có người nào khôn ngoan hơn Socrates không. Nhà tiên tri nói rằng không có. Socrates đã phân vân bởi điều này, và sau khi cân nhắc câu trả lời của Nhà tiên tri đã kết luận rằng ý nghĩa của nó là: "Người đàn ông này trong số các bạn, những người phàm, là người khôn ngoan nhất, giống như Socrates, hiểu rằng sự trí tuệ của mình là không có giá trị". Từ Socrates, chúng ta thấy rằng sự khôn ngoan bao hàm ý thức về những giới hạn của bản thân, lòng khiêm tốn.

    Trong cuốn “Đạo đức Nicomachean”, học trò của Plato, Aristotle, đã phân biệt giữa hai loại trí tuệ: lý thuyết và thực hành. Trí tuệ lý thuyết về bản chất bao gồm kiến thức sâu rộng và hiểu biết sâu sắc về một chủ đề cụ thể. Mặt khác, trí tuệ thực tiễn chính là kiến thức về làm thế nào để sống tốt, vì theo Aristotle, “Hiển nhiên rằng việc có trí tuệ thông thái thực tiễn mà không thể sống tốt là không thể xảy ra”. Vì vậy, đối với Aristotle, trí tuệ vừa là kiến thức sâu rộng của học vấn vừa là một cuộc sống đức hạnh.

    Tuân Tử, một triết học gia người Trung Quốc sống sau thời Aristotle, khẳng định rằng một người thông thái là người đầu tiên ra lệnh cho bản thân mình, và từ đó ra lệnh cho những điều xung quanh người ấy - gia đình, nơi làm việc, hoặc nếu anh ta là người cai trị quốc gia.

    “Đối với người tu dưỡng tâm tính”, ông nói, “không gì tốt hơn sự chính trực”. Với sự chính trực này, một người trí tuệ có thể thích nghi với thế giới xung quanh: “Nếu bạn là người có kỷ luật, thì bạn sẽ hiểu ra. Khi bạn đã ngộ ra được, bạn có thể thích ứng với mọi thứ". Biến đổi và thích ứng nối tiếp nhau gọi là “Thiên đức”. Từ đó, chúng ta thấy rằng Tuân Tử tin rằng "Thiên đức" của trí tuệ bao gồm khả năng thích ứng với thế giới xung quanh chúng ta.

     

    Tương tự như vậy, một số sách trong Kinh Thánh hầu như chỉ tập trung vào trí tuệ. Ví dụ, Vua Solomon xác định Thượng Đế là nguồn trí tuệ tối thượng. Theo như lời của Thánh Thomas Aquinas, người đã trích dẫn lời của Aristotle, “Cân nhắc căn nguyên thuộc về sự khôn ngoan”, mà Thánh Thomas đã xác nhận với Chúa, Đấng tối cao an bài cho mọi sự việc.

    Và vì sự khôn ngoan cuối cùng được đồng nhất với Thượng Đế, Kinh Thánh có đầy những lời khuyên về việc lắng nghe những người có thẩm quyền trên chúng ta, những người thông thái và kinh nghiệm. Sách về sự khôn ngoan cũng nhấn mạnh rằng để trở nên khôn ngoan, chúng ta cũng phải lắng nghe những lời chỉ trích, và chấp nhận những lời quở trách từ những người thông thái. Tương tự như vậy, Kinh Thánh cũng khẳng định những gì được nói bởi Aristotle, Tuân Tử và nhiều người khác, rằng khôn ngoan có nghĩa là sống có đạo đức phẩm hạnh.

    Do đó, trí tuệ vượt xa thông tin dữ liệu và kiến thức theo nhiều cách.

    Trước tiên, trong khi thông tin dữ liệu và kiến thức có thể được định hướng bằng nhiều lý do bề mặt (vẻ đẹp trong nghệ thuật, thiết kế trong kỹ thuật, luật trong luật học, v.v.), trí tuệ cuối cùng lại được định hướng đến căn nguyên, mang tên Thượng Đế. Như vậy, nó áp dụng và định hướng cho mọi thứ khác trong cuộc sống, vì cuộc sống bắt nguồn từ Thượng Đế.

    Thứ hai, sự khôn ngoan đòi hỏi sự khiêm tốn và sự sẵn lòng chấp nhận lời khuyên và thậm chí cả lời khiển trách — cả hai đều là điều không cần thiết trong thu thập dữ liệu hoặc kiến thức.

    Thứ ba, trí tuệ là bản chất được kết nối với phẩm hạnh, và do đó nó không chỉ là những gì chúng ta nghĩ về cuộc sống, mà còn là cách chúng ta sống với nó. Dữ liệu và kiến thức có thể tồn tại như điều trừu tượng trong tâm trí. Nhưng trí tuệ nhất thiết phải trở thành hóa thân trong cuộc sống. Đó là một trạng thái hiện hữu. Nó nhìn xa hơn phía chân trời, và hiểu rằng dữ liệu và kiến thức sẽ không bao giờ có thể lấp đầy sự hiểu biết mà chỉ có thể dùng để mô tả.

    Cuối cùng, trí tuệ phải được thúc đẩy bởi tình yêu với học tập, cuộc sống, nhân loại và cuối cùng là Thượng Đế. Nhiều người có được chính xác dữ liệu và kiến thức trong đầu, nhưng nếu họ thiếu đi trí tuệ, họ có thể sử dụng sai vì họ không được neo giữ bởi tình yêu đối với bất kỳ điều gì lớn hơn bản thân họ, như Thánh Phao-lô đã quan sát, “Kiến thức” tăng lên, nhưng tình yêu được bồi đắp”. Sở hữu dữ liệu và kiến thức thường có thể dẫn đến kiêu ngạo. Sở hữu trí tuệ thì ngược lại.

    Mặc dù đây không phải là điều đầy đủ toàn diện về trí tuệ, nhưng nó cho chúng ta đủ để xác định được những gì đặc trưng của một người trí tuệ theo nhiều tư tưởng vĩ đại trong suốt lịch sử. Để trở thành một người trí tuệ, người ta phải — tối thiểu — phải là người:

    1. Kính sợ và tôn trọng Thượng Đế;
    2. Khiêm tốn thừa nhận những khiếm khuyết và hạn chế của mình;
    3. Lắng nghe những sửa chữa và lời khuyên của người lớn tuổi và những người có nhiều kinh nghiệm hơn; và
    4. Thích nghi tất cả những điều trên vì cuộc sống đức hạnh.

    Đây là bốn nguyên tắc nằm trong chuyên mục Sự Thông Thái Bất Tận, mục đích của chúng tôi là mang trí tuệ của những bộ óc vĩ đại trên khắp thế giới và lịch sử nhân loại áp dụng vào cuộc sống hiện đại — ngay cả khi, hoặc có lẽ đặc biệt là khi mâu thuẫn với quan điểm và giả định của chúng ta.

     

    Lý do rất đơn giản, đã được Vua Solomon nói rõ cách đây 3.000 năm: “Hạnh phúc là người tìm thấy trí tuệ, và người có được sự hiểu biết, vì lợi ích có được từ hiểu biết tốt hơn lợi ích có được từ bạc và lợi nhuận của hiểu biết còn tốt hơn cả vàng”.

    Thiên Hòa
    Theo Joshua Charles 

    -------------------------------

     

    --

     

VĂN HÓA VÀ GIA ĐÌNH - ĐẠO HIẾU

 

  •  
    nguyenthi leyen
     
    Fri, Feb 12 at 10:06 AM
     
     
     
     
     
     
    Ảnh cùng dòng

     

    Đạo hiếu 

    Ai không biết lo lắng đến người thân và nhất là gia quyến mình,

     thì nó đã chối bỏ đức tin, và còn tệ hơn là người không tin.
     (1Tm 5,8)

    Nói đến gia đình Việt Nam là nói đến đạo hiếu và tình gia tộc. Bước vào cuộc sống hôn nhân, hai vợ chồng không phải chỉ bước vào cuộc sống riêng tư đóng kín chỉ với riêng hai người, mà còn mở ra với cha mẹ đôi bên, cũng như với anh chị em họ hàng.

    Như chúng ta đã biết: sau ba điều răn nói về bổn phận đối với Thiên Chúa, điều răn thứ tư nói về bổn phận thảo kính cha mẹ. Như thế, Kinh Thánh coi hiếu thảo là điều răn thứ nhất và quan trọng nhất trong tương quan giữa người với người[1]. “Thiên Chúa muốn rằng sau Ngài, chúng ta phải tôn kính cha mẹ vì đã sinh thành và dạy cho chúng ta biết Thiên Chúa[2]“. Chính Chúa Giêsu, khi đến trần gian đã nêu gương hiếu thảo cho chúng ta: Cuộc sống ở trần gian của Ngài vỏn vẹn chỉ có ba mươi ba năm, nhưng Ngài đã dành ba mươi năm sống hiếu thảo, vâng lời trong gia đình Nadarét[3].

    1. Với cha mẹ

    1.1. Khi cha mẹ còn sống

    Lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ phát xuất từ sự biết ơn đối với những bậc đã cộng tác với Thiên Chúa thông truyền cho mình sự sống, cũng như đã chăm lo nuôi dưỡng và giáo dục mình nên người. “Hãy hết lòng tôn trọng cha con và đừng quên những cơn đau đớn của mẹ. Hãy nhớ rằng nhờ cha mẹ, con mới sinh ra. Làm sao con báo đền được điều cha mẹ cho con?” (Hc 7,27-28)

    Công đồng Vaticanô II dạy: “Con cái sẽ đáp lại công ơn cha mẹ với lòng biết ơn, tâm tình hiếu thảo và tin cậy, sẽ theo đạo làm con mà phụng dưỡng cha mẹ trong nghịch cảnh cũng như trong tuổi già cô quạnh[4]“.

    Khi cha mẹ còn sống, con cái bày tỏ lòng hiếu thảo qua việc: yêu mến, tôn kính, vâng lời, chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ.

    Yêu mến và tôn kính cha mẹ. Thiên Chúa muốn ta thật lòng yêu mến và tôn kính cha mẹ trong tư tưởng, lời nói, việc làm.

    . Trong tư tưởng, ta thực tình nhìn nhận cha mẹ đáng trọng kính, vì đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ, hướng dẫn, gây dựng hạnh phúc cuộc đời cho ta.

    . Trong lời nói, ta lựa cách xưng hô và chuyện trò thật khiêm cung, êm ái, không bao giờ dùng những lời nói cứng cỏi, nóng nảy đối với cha mẹ.

    . Trong việc làm, ta năng thăm viếng, hoặc thư từ, hỏi han, bày tỏ lòng yêu mến bằng quà biếu, tìm cách làm cho cha mẹ được vui. Khi lo liệu việc trọng đại, dù đã ở riêng, ta cũng nên bàn hỏi cha mẹ vì các ngài có ơn Chúa để giúp ta[5]. “Khi trưởng thành, con cái vẫn phải tôn kính cha mẹ, biết đón trước ý muốn của các ngài, sẵn sàng bàn hỏi và chấp nhận những lời khuyến cáo đúng đắn của cha mẹ. Khi không còn chung sống với cha mẹ, con cái vẫn phải tôn kính, vì lòng tôn kính này bắt nguồn từ sự kính sợ Thiên Chúa, một trong bảy ơn Chúa Thánh Thần[6]“.

    Vâng lời cha mẹ. Lòng hiếu thảo được bày tỏ qua sự ngoan ngoãn và vâng phục. “Hỡi con, hãy giữ lấy lời huấn dụ của cha, và đừng ruồng bỏ giáo huấn của mẹ.... Chúng sẽ hướng dẫn con khi con đi, canh giữ con khi con nằm, và khi con thức dậy, chúng chuyện trò với con”(Cn 6,20-22). “Con ngoan mến chuộng lời cha quở mắng, kẻ nhạo báng chẳng nghe lời khiển trách” (Cn 13,1).

    Khi chưa trưởng thành, con cái phải mau mắn vâng lời cha mẹ trong tất cả những gì hợp luật Chúa, không nên trách móc phàn nàn. “Hỡi những người con, hãy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, vì đó là đẹp lòng Chúa”(Cl 3,20). Ngay cả khi đã trưởng thành và dù đã ở riêng, nếu ta có làm điều gì sai trái mà được cha mẹ nhắc nhở, cần mau mắn vâng theo. Hơn nữa, người con trưởng thành cần biết đón trước điều cha mẹ mong muốn để làm đẹp lòng cha mẹ. Khi cha mẹ lâm chung, có trăn trối điều gì, con cái nên vui lòng tuân giữ. Ngược lại, nếu cha mẹ có ép buộc điều gì trái lương tâm, con cái nên tìm cách giãi bày để cha mẹ cảm thông, chứ không được hùa theo[7].

     

     

    Chăm sóc và giúp đỡ cha mẹ. Phải luôn luôn giúp đỡ cha mẹ về phần hồn và phần xác, nhất là khi các ngài già cả, ốm đau, thiếu thốn, cần tận tâm tận lực phụng dưỡng, lo thuốc thang đầy đủ, vui vẻ thăm nom sớm tối. Đây là trách nhiệm của con cái. Đừng vì keo kiệt, ganh tị nhau mà để cha mẹ khổ cực. Phải cầu nguyện cho cha mẹ được mọi ơn lành, lo liệu cho cha mẹ được lãnh các bí tích và dọn mình chết lành. Sách Huấn ca nhắc nhở những người làm con:

    Hỡi kẻ làm con, hãy gánh lấy tuổi già cha ngươi,
    chớ làm phiền lòng người, khi người còn sống.
    Nếu tinh thần người sa sút, thì hãy rộng lượng,
    ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người.
    Vì của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lãng.
    Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi,
    và xây dựng đức công chính của người.

    Ai bỏ rơi cha mình thì khác nào kẻ lộng ngôn,
     ai chọc giận mẹ mình, sẽ bị Đức Chúa nguyền rủa.
    (Hc 3,12-16)

    1.2. Khi cha mẹ qua đời

    Khi cha mẹ qua đời, con cái tỏ lòng hiếu kính bằng cách lo an táng chu đáo, cầu nguyện và xin lễ cho cha mẹ. Anh chị em cần hoà thuận yêu thương nhau, noi gương cha mẹ để nên lành nên thánh. Không những cầu nguyện cho cha mẹ, con cái còn xin cha mẹ cầu nguyện cho mình trước mặt Chúa, như khi còn sống, các ngài vẫn cầu nguyện cho mình.

    Hội Thánh Công giáo đón nhận việc thờ cúng ông bà như thế nào? Hội Thánh nhìn nhận đó là một hình thức tốt đẹp để bày tỏ lòng tưởng nhớ công ơn tiền nhân. Hội Thánh khuyến khích các tín hữu phát huy những tinh hoa trong văn hoá dân tộc. Tuy nhiên cần loại trừ những hình thức trái ngược với giáo lý Công giáo.

    Cũng cần nâng cao ý thức lịch sử về gia đình: Quan tâm bảo tồn gia phả và những kỷ vật của ông bà cha mẹ đã qua đời. Gia đình nào đã thất lạc gia phả, nên tìm cách dựng lại những gì còn biết được, nên làm càng sớm càng tốt khi những bậc cao niên trong dòng họ còn đủ minh mẫn để cung cấp các dữ liệu họ nắm được. Cũng nên quan tâm lưu giữ những hình ảnh và giấy tờ quan trọng của gia đình để các thế hệ sau có sử liệu.

    2. Với họ hàng đôi bên

    Đối với người Việt Nam, tương quan với họ hàng gia tộc là điều quan trọng. Lấy vợ, lấy chồng không chỉ là lấy một người mà “lấy” cả họ hàng nhà chồng, nhà vợ. Cách cư xử với họ hàng bên chồng hay bên vợ không chỉ liên quan đến bản thân mà còn liên quan đến cả họ hàng bên mình. Bởi vậy, cần yêu mến và học cách cư xử với tất cả mọi người trong dòng họ hai bên, như ông bà, chú bác, cô dì, cậu mợ và anh chị em. Cần sống tình gia tộc bằng cách năng lui tới viếng thăm và giúp đỡ theo khả năng của mình.

    4 GHI NHỚ :

    1. H. Tại sao con cái phải hiếu thảo đối với cha mẹ?

    T. Vì cha mẹ là những người cộng tác với Thiên Chúa trong việc sinh thành, nuôi dưỡng và giáo dục ta nên người. Ngoài ra, đây còn là điều răn Chúa đã truyền dạy.

    2. H. Con cái biểu lộ lòng hiếu thảo với cha mẹ như thế nào?

    T. Con cái bày tỏ lòng hiếu thảo qua những việc sau đây:

    - Một là khi các ngài còn sống thì phải yêu mến, tôn kính, vâng lời, chăm sóc và giúp đỡ.

    - Hai là khi các ngài qua đời phải lo an táng, cầu nguyện và xin lễ.

    - Ba là anh chị em trong nhà cần hoà thuận yêu thương nhau, noi gương cha mẹ để nên lành thánh.

    3. H. Ta cần cư xử thế nào với họ hàng đôi bên?

    T. Ta phải kính trọng và yêu mến mọi người trong gia tộc; năng lui tới và giúp đỡ theo khả năng mình.

    4 GỢI Ý SUY NGHĨ :

    1. Có người nói: “Theo đạo Chúa là bỏ ông bà”. Anh chị trả lời thế nào?

    2. Anh chị đã biết gì về cha mẹ, anh chị em và họ hàng của bạn mình?

    4 CẦU NGUYỆN :

    Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, Cha đã muốn biểu lộ tình Cha yêu thương chúng con qua tấm lòng yêu thương của người cha người mẹ trần thế. Cha còn muốn rằng, sau Cha, chúng con phải tôn kính cha mẹ vì các ngài đã có công sinh thành và dưỡng dục chúng con nên người. Xin Cha chúc lành, nâng đỡ và ban mọi ơn lành hồn xác cho cha mẹ chúng con. Xin giúp chúng con luôn biết biết lấy tình yêu mà đáp lại tình yêu của các ngài bằng cách sống hiếu thảo, yêu mến, tôn kính, vâng lời và phụng dưỡng các ngài.

    Xin cho các ngài, ngay ở đời này tìm thấy niềm hạnh phúc được phục vụ Cha và yêu mến Cha. Và xin cho chúng con một ngày kia được sum họp với nhau trên Nước Trời. Amen.
     
    simonhoadalat