8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - THÁNH GIOAKIM VÀ ANNA - ĐỀN THỜ TÂM HỒN

  •  
    Chi Tran


    Ðền thờ tâm hồn.

    26/07 – Thứ Ba tuần 17 thường niên – Thánh Gioakim và thánh Anna. Lễ nhớ.

    "Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy".

     

    * Theo một truyền thống cổ xưa, có thể vào thế kỷ 2. Thánh Gioakim và thánh Anna là song thân của Đức Trinh Nữ Maria. Lòng sùng kính thánh Anna được phổ biến ở phương Đông vào thế kỷ 6, và ở phương Tây vào thế kỷ 10.

    Còn thánh Gioakim cũng được tôn kính như thế, nhưng muộn hơn, lối thế kỷ 17.

     

    Lời Chúa: Mt 13, 16-17

    Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe".

     

    1. Cha Mẹ Đức Maria: Thánh Gioakim Và Anna

    Trong Tin Mừng không thấy tên các Ngài. Truyền thống cho chúng ta biết cha mẹ Đức Ma-ri-a gọi tên là Gioakim và Anna.

    Thánh Gioakim không được sùng kính, nhưng thánh Anna thì khác.

    Sùng kính quảng đại quần chúng.

    Lòng sùng kính thánh Anna rất phổ thông trên đất Mỹ Châu ngay thời kỳ di dân. Lòng sùng kính Thánh Anna có từ lâu đời ở Bretagne. Với số nhà thờ kể không xiết.

    Với niềm tin mạnh mẽ, đơn sơ, đẹp đẽ của chúng ta. Chúng ta tin rằng Thánh Anna là mẹ Đức Ma-ri-a. Niềm tin đó càng dễ dàng, mạnh mẽ đón nhận vì Đức Ma-ri-a được sinh ra bởi một người cha và một bà mẹ như bao nhiêu xác phàm khác.

    Đôi cha mẹ.

    Dù cha mẹ Ngài có tên này hay tên khác, không cần bàn đến. Chúng ta tôn kính các Ngài chỉ vì các Ngài đã ban cho chúng ta Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Đó là lần độc nhất trong lịch sử các thánh mà chúng ta tôn kính các Ngài. Dù các Ngài không có tên trong danh sách chính thức các thánh. Công phúc độc nhất của các Ngài mà không thánh nào có được là các Ngài làm cha làm mẹ Đức Ma-ri-a.

    Thật là mầu nhiệm đức tin! Thánh Anna và Gioakim không hồ nghi gì về con các Ngài lớn lên là tôi tớ khiêm nhường của Thiên Chúa, Mẹ Thiên Chúa! các Ngài không thể đoán biết danh tiếng các Ngài sẽ vượt mọi biên giới thời gian, nhưng danh đó như hoa nở, vì các Ngài đã gieo hạt hoa hồng mầu nhiệm, gieo hạt hoa huệ tinh tuyền.

    “Lạy Chúa, chúc tụng Ngài đã vinh thăng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a”.

     2. Thánh Gioakim và Anna--TGM Giuse Nguyễn Năng

    Sứ điệp: Thiên Chúa mạc khải chính Ngài cho chúng ta. Ngài khai mở và đổ tràn sự sống của Người cho tâm hồn khiêm cung và biết lắng nghe. Ai khát khao chân thành, người ấy sẽ nhận được mầu nhiệm Nước Trời.

    Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, bao nhiêu vị tiên tri và người công chính trong Cựu ước khao khát được thấy Chúa và nghe Lời Chúa mà không được. Phần con, con được diễm phúc nghe Lời Chúa và đón nhận mầu nhiệm Nước Trời là chính Chúa. Con cảm tạ Chúa.

    Nhưng lạy Chúa, Chúa cho con thấy rằng chỉ những tâm hồn khiêm cung, ngay chính và khao khát Chúa, mới thực sự có những điều thiện hảo đó. Vâng, con chỉ có thể được đón nhận Nước Trời nếu lòng con luôn chân thành và thiết tha quy hướng về Chúa. Và nếu con như người lính canh chờ mong bình minh đến từng giờ, từng giây phút trong đời, thì sự sống và tình yêu Chúa chắc chắn sẽ tràn ngập cuộc đời con. Ôi lạy Chúa, con thầm nhủ và mong ước được như thế.

    Lạy Chúa, con càng xác tín hơn nữa khi nghe Chúa nói: “Ai đã có, thì sẽ cho họ được dư dật, còn kẻ không có thì cái họ có cũng bị lấy đi”. Khi con loại trừ ra khỏi lòng mình những trăn trở, các thói hư tật xấu và tội lỗi, khi con có thiện chí sẵn sàng đón nhận Chúa, thì ơn Chúa càng dồi dào, dư tràn bao phủ đời con. Ngược lại, con sẽ tự đánh mất tất cả nếu lời mạc khải của Chúa chỉ là tiếng vang động bên ngoài. Đó là khi con cứng lòng khép kín nội tâm, tách rời với anh em, với cộng đoàn và với Giáo Hội. Đó cũng là khi con từ chối của ăn linh hồn là nguồn sống Thánh Thể, các bí tích và chính Lời Hằng Sống. Xin đừng để con sa lầy vào tình cảnh đó.

    Xin cho con sống khiêm nhường, bác ái và hiệp nhất với Chúa luôn luôn như lối mở cho con vào Nước Trời. Amen.

    Ghi nhớ: “Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy”.

    3. Thánh Gioakim và Anna--Lm Carôlô Hồ Bạc Xái

    Kitô giáo là đạo từ trời xuống, vì những giáo lý và niềm tin Kitô do chính Thiên Chúa truyền xuống. Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời Thiên Chúa chính là mạc khải về Thiên Chúa cho con người.

    Trong lời rao giảng của Ngài, Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn để nói về Nước Trời, một thực tại không thể diễn tả được bằng ngôn ngữ loài người, và nếu có diễn tả được, thì con người cũng không thể hiểu nổi vì nó vượt khỏi thế giới khả giác này, hay nói như thánh Phaolô, đó là thực tại mà mắt con người chưa từng thấy, tai chưa từng nghe, lòng người chưa từng cảm nghiệm được. Thực tại ấy không thể thu hẹp trong một vài câu định nghĩa, mà phải diễn tả bằng dụ ngôn, vì cách diễn tả này không giới hạn, nhưng tạo thuận lợi cho việc tìm hiểu sâu xa hơn.

    Dụ ngôn là một thứ ngôn ngữ nói với những người trong cuộc, những người sống trong tình thân với nhau. Để hiểu được dụ ngôn, cần phải có hai đức tính quan trọng, đó là tâm hồn rộng mở và ước muốn tìm hiểu. Trong Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ: “Về phần các con đã được ơn hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không”. Nói khác đi, các môn đệ đã được chấp nhận vào cộng đoàn của những kẻ tin vào Chúa Giêsu, vì thế, các ông có thể hiểu rõ những mầu nhiệm. Còn những kẻ ở bên ngoài, nhất là những kẻ ở bên ngoài vì kiêu hãnh, vì khép kín, vì định kiến, như các Luật sĩ và Biệt phái, thì khi nhìn vào các mầu nhiệm họ chỉ thấy bí ẩn và khó hiểu. Chính cách trả lời của Chúa là tiêu chuẩn để biết được ai là người thuộc về Chúa và là ai người ngoài cuộc: “Nếu Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ, là vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe. Còn các con, mắt các con thật có phúc vì được nghe.”

    ------------------------------------------------

    GPLONGXUYEN
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CHỈ CÓ 2 THỨ THÔI!

  •  
    Kim Vu CHUYỂN

              CHỈ CÓ 2 THỨ THÔI:

                           CHỈ CÓ 2 THỨ THÔI:

    + Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa .

    + Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt.

    + Có 2 thứ bạn phải thay đổi, đó là bản thân và nhận thức.

    + Có 2 thứ bạn phải giữ gìn, đó là niềm tin và nhân cách.

    + Có 2 thứ bạn phải trân trọng, đó là gia đình và hiện tại.

    + Có 2 thứ bạn phải tự mình thực hiện, đó là lao động và chịu trách nhiệm với việc mình làm.

    + Có 2 thứ bạn phải lãng quên, đó là đau thương và hận thù.

    + Có 2 thứ bạn phải khắc ghi, là công ơn Mẹ Cha và sự giúp đỡ của người khác.

    + Có 2 thứ bạn buộc phải có để là người thành công, đó là đam mê và lòng kiên trì.

    + Có 2 thứ bạn không được làm, đó là hãm hại người khác và phản bội lòng tin.

    + Có 2 thứ bạn phải bảo vệ, đó là danh tín và lẽ phải.

    + Có 2 thứ bạn phải chấp nhận, là cái chết và sự khác biệt.

    + Có 2 thứ bạn phải kiểm soát, đó là bản năng và cảm xúc.

    + Có 2 thứ bạn phải tránh xa, đó là cám dỗ và sự ích kỷ.

    + Có 2 thứ bạn luôn phải xử dụng mà đừng hà tiện, là tiền bạc và kinh nghiệm.

    + Có 2 thứ bạn không được sợ sệt, là cái ác và sống thật.

    + Có 2 thứ bạn phải nuôi dưỡng, là tình yêu và sự bao dung.

    + Có 2 thứ mà bạn cần phải đạt được trong cuộc sống, đó là thành đạt và hạnh phúc.

    + Có 2 thứ bạn phải luôn sẵn sàng, đó là khó khăn và ngày mai.

    Có 2 thứ bạn phải luôn ghi nhớ, đó là thực hiện những điều trên và làm thật tốt chúng trong cuộc sống hàng ngày.

    -------------------------------------

     

     

     

     

     

     

     

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - LM MINH ANH - THÁNH MARIA MADALENA

  •  LM MINH ANH
    ĐỜI SỐNG TÂM LINH
     
     
    Lễ Kính Thánh Nữ Maria Mađalêna 22/7  
    -  Dc 3, 1-4a  -  Ga 20, 1. 11-18
     

    HÀNH TRÌNH NỘI TÂM

    “Maria!”.

    “Aline!”, một trong những bản tình ca thành công nhất của nhạc sĩ người Pháp, Christophe, ở thập niên 70. Bài hát được các nhạc sĩ Việt Nam chuyển ngữ với tựa đề, “Gọi Tên Người Yêu”. Phải chăng Christophe đã cảm hứng từ sách Diễm Ca khi ông viết, “Tôi đã tìm người tôi yêu; nhưng mãi biệt tích và chẳng còn hy vọng… Người hỡi có ai, giúp tôi tìm người tôi yêu?”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Thật thú vị, “Aline!”, “Maria!”, “Hỡi người tôi yêu!” là những gì có thể được gặp lại trong các bài đọc ngày lễ kính thánh Maria Mađalêna. Tin Mừng cho biết, Maria là người đầu tiên được Chúa Phục Sinh hiện ra, cũng là người tiên phong loan báo sự sống lại của Ngài. Thế nhưng, trước khi thực hiện cuộc hành trình bên ngoài, theo địa lý; Gioan tiết lộ, Maria đã phải trải qua một hành trình nội tâm’ không mấy sáng sủa bên trong cho đến khi nghe gọi tên mình, “Maria!”.

    Từ một người bị bảy quỷ ám, vốn được coi như một người tội lỗi, Maria được Chúa Giêsu chữa lành; để từ đó, Maria yêu Ngài hơn hết mọi người, đi theo làm môn đệ Ngài. Tin Mừng ghi nhận Maria có mặt dưới chân thập giá, đang khi các môn đệ khác bỏ Thầy mà chạy, trừ một mình Gioan. Maria đi ra mộ khi trời còn tối mịt, gặp được Thầy nhưng tưởng là người làm vườn; mãi cho đến khi tên cô được gọi, cô mới chợt nhận ra Thầy. Thế nhưng, Maria còn phải rảo qua một ‘hành trình nội tâm’ khác mới có thể hiểu được mối quan hệ mới với Chúa Phục Sinh; để từ đó, cô có thể chạy đi báo tin cho các tông đồ rằng, Chúa đã sống lại! Thật không lạ, phụng vụ Đông phương đã tặng cho Maria một danh hiệu khá kiêu sa, “Tông đồ của các Tông đồ!”.

    Trước khi nhận ra Thầy, Maria vẫn ở trong bóng tối của Thứ Sáu Tuần Thánh; không chỉ một Giêsu đã chết mà thi hài Ngài dường như cũng bị đánh cắp! Thất vọng và u buồn của cô thể hiện qua nước mắt. May thay, Maria được dẫn dần ra khỏi sự u minh tâm linh này khi ‘Ai đó’ gọi tên cô, “Maria!”; mắt cô mở ra và nhận biết Thầy. Nhưng ngay cả khoảnh khắc tuyệt vời đó, Maria vẫn phải vượt qua một sự thật khác: Thầy mình không còn như trước! Quan hệ của Ngài với Maria đã thay đổi! Phải bắt đầu một ‘hành trình nội tâm’ khác, hành trình của Thánh Thần!

    Chỉ khi cởi mở hoàn toàn với mối quan hệ mới mẻ ‘hậu phục sinh’ với Chúa Giêsu, Maria mới có thể cất bước rao truyền sứ điệp; bằng không, ở cửa mộ hôm ấy, chỉ là cãi vã, hờn dỗi… Hành trình nội tâm’ là điều kiện tiên quyết để một người có thể ra đi loan báo Tin Mừng! Với bạn và tôi, hành trình này có thể là một đoạn tuyệt với một bám víu thế tục nào đó, một tính hư nết xấu nào đó; nó còn là một tiến trình dỡ bỏ cái tôi ích kỷ của mỗi người. Nhờ đó, bạn và tôi mới có khả năng nghe được tiếng gọi chính tên của mình! ‘Hành trình nội tâmchuyến đi của cả một đời; một cuộc viễn du không bao giờ hoàn thành ‘phía bên này của cõi đời đời.

    Bài đọc Diễm Ca hôm nay cũng mô tả hành trình nội tâm’ của một người đau khổ đi tìm người yêu, “Tôi tìm kiếm người tôi yêu, nhưng tôi không gặp được chàng”. Nhưng sau đó, niềm vui oà vỡ khi người ấy tìm được người yêu; ‘người ấy’ của Diễm Ca là hình ảnh tiền trưng của Maria, của Hội Thánh và của mỗi người chúng ta trong hành trình tìm gặp Giêsu, Đấng đáng tôn thờ. Thánh Vịnh đáp ca thật ý nghĩa, “Lạy Chúa là Thiên Chúa con, linh hồn con khao khát Ngài!”.

    Anh Chị em,

    “Maria!”. Tiếng gọi đích danh với âm vực quen thuộc thân thiện từ “Người Làm Vườn” đã làm giật thót trái tim Maria, vì “Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi”. Ngay từ thuở sơ khai, sự chết đã đến với loài người trong một khu vườn; thì nay, sự sống đã trở lại cũng trong một khu vườn! Vui biết bao khi lần hiện ra đầu tiên của Đấng Phục Sinh đã diễn ra theo cách cá nhân đến thế! Một Ai đó biết bạn và tôi, nhìn thấy sự đau khổ, thất vọng và xúc động đến nỗi gọi tên bạn và tôi. Không phải chúng ta đi tìm Chúa, nhưng thật phi thường, Ngài đi tìm chúng ta! Ngài quan tâm đến cuộc sống chúng ta, Ngài muốn nuôi dưỡng nó, và để làm điều này, Ngài gọi chúng ta bằng tên; nhưng trước hết, Ngài mời chúng ta hãy bắt đầu tìm kiếm Ngài với một hành trình nội tâm’ vốn đòi hỏi một sự biến đổi, một sự hoán cải bên trong với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, chớ gì cuộc sống của con liên lỉ là một cuộc tìm kiếm Chúa và thánh ý Ngài; cho con khởi sự với một hành trình nội tâm’ cho dù phải xót xa, nhưng nhất định cần thiết!’”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

    Kính chuyển:

    Hồng

     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -

  •  
    Chi Tran

     
     
    PHÉP LẠ ĐỨC MẸ
    GIỌT LỆ SÁM HỐI ĐƯỢC MẸ CẦU XIN CHÚA THA TỘI
     
    Có một người tội lỗi đã qùy khóc ăn năn dưới chân thánh giá và xin Chúa cho một dấu là đã được tha tội. Nhưng anh không thấy dấu gì cả. Không bỏ cuộc, anh chạy đến ảnh Đức Mẹ Sầu Bi để xin ơn cho được thấy dấu.
    Đức Mẹ hiện ra với anh. Ngài cho anh thấy Đức Mẹ trình lên Chúa, con yêu dấu của Mẹ những giọt lệ của anh. Mẹ nói,
    - "Con ơi, chẳng lẽ những giọt lệ này sẽ thành vô ích hay sao?
    - "Fili, istae lacrymae peribunt?"
    Sau đó, Chúa đã cho anh biết là Chúa đã tha tội cho anh. Từ đó anh đã sống một cuộc đời đạo đức.
    Thánh Alphonsô de Liguori
    Không có mô tả ảnh.
     
     
     

    Facebook

     

     
     
     
    11Uyên Bùi, Teresa Lieu và 9 người khác
    2 bình luận
     
    Chia sẻ
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - TẬP TRUNG CẦU NGUYỆN

  •  
    Kim Vu

     

    VÀI CÁCH CỤ THỂ GIÚP TẬP TRUNG CẦU NGUYỆN

     

     

    Khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện, có thể có bất kỳ sự xao lãng nào khiến chúng ta không thể trò chuyện thân mật với Chúa của chúng ta.  Điều đó có thể là một sự gì đó bên ngoài chúng ta, như một con chó sủa bên cạnh hoặc một người nào đó trong nhà nguyện đang thờ phượng lại đùa chơi với chuỗi hạt Mân Côi của họ.  Hoặc sự chia trí có thể là một điều gì đó bên trong tâm trí hoặc trong cõi lòng, như những suy nghĩ vẩn vơ, hoặc “danh sách những việc cần phải làm” liên tục hiện ra trong tâm trí chúng ta.

     

    Dù đó là gì đi nữa, chúng ta nhận thấy rằng hầu hết các sự chia trí trong khi cầu nguyện đều thuộc bốn loại:

    Địa điểm (ví dụ không thể cầu nguyện tại một địa điểm cụ thể)

    Thời gian (ví dụ liên tục nhìn vào đồng hồ)

    “Danh sách những việc cần phải làm” (ví dụ liên tục nghĩ về tất cả những việc cần phải hoàn thành)

    Suy nghĩ lang thang (ví dụ thấy mình đang nghĩ về bộ phim đã xem hôm qua)

     

    Vì mục đích giúp cầu nguyện đích thực, chúng ta sẽ đề cập đến những thứ gây mất tập trung rơi vào bốn nguồn cơn do “con người” này.  Thông thường những sự xao nhãng này có nguồn gốc từ con người hoặc “tự nhiên”, chứ không phải là nguồn gốc ma quỷ.  Tuy nhiên, ma quỷ có thể lợi dụng những sai lầm của con người chúng ta và sử dụng những điều xao lãng này để làm hại chúng ta.  Chúng ta cũng sẽ cần phải đề cập đến những trở ngại đối với việc cầu nguyện có nguồn gốc siêu nhiên hơn và sẽ xem xét cách phân biệt liệu điều gì đó đến từ Thiên Chúa hay từ Thần dữ.

     

    Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nghiên cứu kỹ những phiền nhiễu “do con người” này vì chúng có thật và ảnh hưởng đến đời sống cầu nguyện của chúng ta.  Hầu hết chúng ta gặp khó khăn trong khi cầu nguyện, và rất ít người ngay lập tức được rơi vào trạng thái ngây ngất và bị cuốn hút vào sự hiện diện của Chúa trong nhiều giờ liên tục.

     

    Yếu tố ngoại cảnh đầu tiên giúp ta cầu nguyện đích thực có tầm quan trọng cơ bản đó là “địa điểm.  Điều ta nhận thấy là nơi cầu nguyện của chúng ta ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng chúng ta mở lòng ra với Thiên Chúa.  Chúng ta nên thường xuyên cầu nguyện ở một số nơi mà chúng ta thấy tốt hơn những nơi khác, và vì vậy điều quan trọng là phải xác định những đặc điểm chính có thể giúp thúc đẩy đời sống cầu nguyện của chúng ta ở những địa điểm khác nhau này.

     

    “Nhà nguyện nhỏ”

    Nơi cầu nguyện của chúng ta được gọi là “nhà nguyện của chúng ta.  Từ “oratory” xuất phát từ từ ngữ “orare” trong tiếng Latinh, có nghĩa là “cầu nguyện” và được sử dụng phổ biến nhất để chỉ một nhà nguyện nhỏ.

     

    Nơi chốn phổ biến nhất để cho một người tín hữu cầu nguyện là tại nhà.  Người ta thường không sống đối diện với nhà thờ hoặc nhà nguyện, và không thích ghé qua nhà thờ hàng ngày.  Điều này có nghĩa là lời cầu nguyện cá nhân thường được thực hiện tại nhà.

     

    Thật không may, việc cầu nguyện trong nhà hoặc “nhà nguyện nhỏ” có thể là một thách thức.  Khả năng có một phòng dành riêng cho việc cầu nguyện là cực kỳ hiếm, có nghĩa là việc cầu nguyện thường diễn ra trong phòng ngủ hoặc phòng khách.

     

    Những thách thức chính của việc cầu nguyện tại nhà là sự tập trung và bắt đầu cầu nguyện như thế nào.  Thật không dễ dàng để cầu nguyện khi bạn ngồi xuống chiếc ghế dài và nhìn chằm chằm vào chiếc TV đã tắt hoặc nhìn loanh quanh, và thấy tất cả đồ chơi trẻ em nằm rải rác trên sàn nhà.

     

    Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải dành một phần của ngôi nhà, của căn hộ hoặc phòng của bạn để cầu nguyện.  Đây thường được gọi là “chỗ cầu nguyện.  Ngay cả Sách Giáo lý Giáo hội Công giáo cũng khuyến nghị thực hành này:

     

    Để cầu nguyện riêng, có thể chọn một “chỗ cầu nguyện” trong nhà, có ảnh tượng và Sách Thánh; ở đó chúng ta “đóng cửa lại cầu nguyện cùng Cha, Đấng hiện diện nơi kín đáo” (Mt 6,6).  Trong các gia đình Kitô hữu, một chỗ cầu nguyện đơn sơ như thế rất thuận lợi cho việc cầu nguyện chung” (GLGHCG 2691)

     

    “Chỗ cầu nguyện” của bạn về mặt vật chất có thể là một góc trong một trong các căn phòng của bạn, hoặc đơn giản là một nơi thoát khỏi sự hối hả và nhộn nhịp của ngôi nhà.  Trên thực tế, các lựa chọn là vô tận và chỉ bị hạn chế bởi sự sáng tạo của chính bạn.  Khi dự định dành một phần cụ thể trong ngôi nhà của bạn để cầu nguyện, hãy tìm cách kết hợp các mục sau:

     

    Bàn thờ tại gia:

    Nếu bạn có đủ không gian để dành một chiếc bàn phụ để cầu nguyện, thì việc biến nó thành “bàn thờ tại gia” sẽ rất hữu ích.  Đó là một nơi mà bạn có thể đặt các vật dụng khác nhau, chẳng hạn như nến và một cuốn kinh thánh, để nhắc nhở bạn về bàn thờ ở nhà thờ.  Thậm chí ích lợi hơn khi bạn dùng khăn phủ bàn và có thể thay đổi tùy theo màu của mùa phụng vụ hiện tại.

     

    Tác phẩm nghệ thuật tôn giáo:

    Một khía cạnh quan trọng trong góc cầu nguyện của bạn là có tác phẩm nghệ thuật tôn giáo để đưa bạn vào trạng thái cầu nguyện.  Bạn nên sử dụng một hoặc hai tác phẩm nghệ thuật tôn giáo, hoặc biểu tượng truyền cảm hứng cho bạn.  Thông thường, người ta sẽ đặt hình ảnh nổi bật của Chúa Giêsu Kitô ở trung tâm, và đặt hình ảnh các thánh ở hai bên để gây cảm hứng cho người ta sống đời sống thánh thiện.

     

    Nến & Hương;

    Tầm quan trọng của nến và hương trong cầu nguyện thường bị bỏ quên.  Bằng cách đó, “mùi hương và ánh nến” của Thánh lễ có thể được mở rộng đến tận nhà và giúp nuôi dưỡng tinh thần cầu nguyện.  Nến rất tốt trong việc giữ sự tập trung của một người và thường được kết hợp với suy niệm.

     

    Khi lập kế hoạch cho “buổi cầu nguyện nhỏ” của bạn, điều quan trọng là phải cân nhắc kỹ lưỡng về điều đó.  Hãy coi đó là cách mời Chúa vào nhà của bạn.  Việc có “chỗ cầu nguyện” này là một khía cạnh phổ biến của các Giáo hội Công giáo Đông phương, và được gọi là “nơi chốn biểu tượng.”

     

    Nếu bạn quan tâm đến những ý tưởng thiết thực hơn về cách sắp xếp thứ tự “buổi cầu nguyện nhỏ” của mình, bạn nên tìm một cuốn sách Kinh Hướng Dẫn Cầu Nguyện: hướng dẫn cho người mới bắt đầu cầu nguyện tại nhà.  Đây là một nguồn tài liệu cần thiết cho những ai đang tìm kiếm sự chọn lựa một chỗ cầu nguyện.

     

    “Nhà nguyện di động”

    Bên cạnh việc cầu nguyện tại nhà, một cuộc chiến đấu lớn đối với nhiều người trong chúng ta là cầu nguyện khi đang đi trên đường.  Điều này có thể là bạn đang làm việc trên tàu điện ngầm, trong văn phòng khách sạn, hoặc thậm chí tại nhà của người thân trong kỳ nghỉ.  Chúng ta không thể đoán trước được những nơi này sẽ như thế nào và chúng ta không thể mong đợi sẽ có một “nhà nguyện nhỏ”, như chúng ta vừa nói đến ở trên, ở bất cứ nơi nào chúng ta đến.

     

    Đó là lý do tại sao việc mang theo bên mình một “nhà nguyện lưu động” có thể giúp khơi dậy trong chúng ta một thái độ cầu nguyện là điều có ích.  Kiểu nhà nguyện này có thể bao gồm một cây thánh giá đơn giản mà bạn mang theo trong túi hoặc một số các ảnh về Chúa Giêsu, Đức Mẹ, các thánh mà bạn luôn để kèm theo trong sách cầu nguyện của mình.

     

    Một ý tưởng khác khi nghĩ về “nhà nguyện di động” là:

     

    “Nhà nguyện chung”

    Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, điều quan trọng là phải tận dụng các “nhà nguyện chung” khác nhau xung quanh chúng ta.  Đây có thể là những nhà thờ hoặc nhà nguyện thờ phượng khác nhau mà chúng ta có thể dừng chân để cầu nguyện.  Dù chúng ta cầu nguyện hầu hết là tại nhà, nhưng thành thật mà nói thì những nơi tốt nhất để cầu nguyện cho chúng ta là trong nhà thờ và nhà nguyện.

     

    Lợi ích rõ ràng của “nhà nguyện chung” là sự hiện diện của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể.  Đó không phải là thứ chúng ta có thể có được tại nhà.  Hiện nay các nhà nguyện có giờ Chầu Thánh Thể liên lỉ nằm rải rác nhiều nơi trên khắp đất nước, và là những thiên đường cầu nguyện tuyệt vời.  Vấn đề là chúng ta có muốn ghé vào những nơi đó không?

     

    Để bổ sung cho lời cầu nguyện của chúng ta ở nhà, bạn nên dành một giờ (hoặc nửa giờ) chầu thánh thể hàng tuần tại một nhà nguyện, hoặc đơn giản là tại một nhà thờ có mở cửa.  Rất ít người có điều kiện làm việc này hàng ngày, vì vậy bạn nên dành thời gian để cầu nguyện tại một “buổi cầu nguyện chung” ít nhất một lần một tuần.  Có lẽ những khoảnh khắc cầu nguyện mạnh mẽ nhất của chúng ta thường diễn ra trước Thánh Thể.

     

    Tóm lại, tất cả chúng ta đều là con người và nơi chốn cầu nguyện ảnh hưởng đến cách thế chúng ta liên hệ với Thiên Chúa.  Để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc cầu nguyện, chúng ta nên cân nhắc và thiết kế các địa điểm cầu nguyện trong nhà của mình, mang theo “nhà cầu nguyện di động” và đến những nơi cầu nguyện chung cộng đoàn thường xuyên bất cứ khi nào chúng ta có thể.

     

    Đây chỉ là những mẹo đơn giản giúp loại bỏ một số trở ngại ban đầu trong việc chúng ta chuyện vãn với Chúa và lắng nghe những lời Ngài muốn truyền đạt cho chúng ta.

     

    Phêrô Phạm Văn Trung,

    dựa theo Aleteia.com.

     

     

    --
     
    Download all attachments as a zip file
    • image002.jpg
      12.9kB
    • image001.jpg
      4.3kB
    •  
      VÀI CÁCH CỤ THỂ GIÚP TẬP TRUNG CẦU NGUYỆN.docx
      25.6kB