8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - TÌM Ý NGHĨA MÙA VỌNG

ĐI TÌM Ý NGHĨA MÙA VỌNG

“Trời cao hãy đổ sương xuống

Và ngàn mây hãy mưa đấng chuộc tội.

Trời cao hãy đổ sương xuống

Và ngàn mây hãy mưa đấng cứu đời”.

(Trời Cao. Duy Tân)

 

Những tâm tình trên đã diễn tả niềm mong đợi, thao thức của dân Chúa về sự xuất hiện của đấng cứu tinh, đấng đến để giải thoát dân Israel khỏi vòng nô lệ. Tuy Chúa đã đến, đã giải thoát Israel và toàn nhân loại nhưng không với ý nghĩa mà con người sắp đặt cho Ngài. Ngài đã đến để giải thoát nhân loại khỏi vòng nô lệ của tội lỗi, để chuộc lại nhân loại tội tình, và đem họ về làm con Thiên Chúa. Như vậy thì chúng ta còn chờ đợi gì? Còn mong đợi gì? Bốn tuần lễ, bốn cây nến Mùa Vọng đang nói gì với chúng ta?

Chúa đã đến. Ngài đã giáng trần trong thân phận một hài nhi nhỏ bé tại đồng quê Belem hơn 2000 năm trước. Do đó, sự chờ mong bây giờ chỉ mang một ý nghĩa hoàn toàn tâm linh, một ý nghĩa nhắc nhở chúng ta về ơn giải thoát mà Ngài đã thực hiện trong lần đến thứ nhất.

Mùa Vọng và mùa Giáng Sinh năm đó đã thực sự đi vào lòng tôi với những kỷ niệm khó quên. Nó gợi lại trong tôi những thao thức, chờ mong không chỉ mỗi lần Giáng Sinh về, mà còn suốt cả mọi ngày trong cuộc sống. Những tư tưởng này tôi cảm nhận được từ bài suy niệm của Đức Giám Mục Bernard Law, giám mục Springfield–Cape Girardeau, mà sau này là hồng y Law, tổng giáo mục, tổng giáo phận Boston.

Mùa Đông năm ấy, năm 1975, một mùa đông của miền Đông nước Mỹ thật rét buốt và buồn tẻ. Mang thân phận xa quê hương, và những ngày đầu tiên sống trên một miền đất xa lạ. Nhưng tâm hồn tôi cảm thấy ấm lại khi cùng với Đức Giám Mục Law đi tìm cho mình một ý nghĩa mùa vọng tâm linh.

Theo lời giải thích của ngài, 4 tuần lễ Mùa Vọng, 4 cây nến Mùa Vọng tượng trưng cho 4 lần Chúa đến mà mỗi người phải chuẩn bị và mong chờ. Nó không chỉ bao gồm trong Mùa Giáng Sinh, mà toàn bộ đời sống tâm linh. Đó là sẵn sàng đón tiếp Chúa trong đêm Giáng Sinh, qua các Bí Tích của Hội Thánh, trong giờ chết, và ngày cánh chung của nhân loại.

1-Chúa đến trong đêm Giáng Sinh: Ngài đã đến, và các thiên sứ đã loan báo tin vui này với các mục đồng: “Đừa sợ. Này ta báo cho các ngươi một tin vui mà cũng là tin vui cho toàn dân. Hôm nay trong thành Đavít, Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho các ngươi. Ngài là Đức Kitô, là Đức Chúa.” (Luca 2:10-11). Như vậy, mỗi lần Giáng Sinh về chỉ là dịp để chúng ta ôn lại biến cố trọng đại này. Nhắc lại nó với lòng biết ơn.

2-Chúa đến qua các Bí Tích: Bẩy phép Bí Tích do Chúa Giêsu thiết lập là những phương tiện để Ngài gần gũi, để Ngài tiếp xúc với mỗi người trong cuộc sống. Nó diễn tả đúng như lời Ngài đã mời gọi mỗi người chúng ta: “Như Cha đã thương yêu Thầy, Thầy cũng thương yêu các con. Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.” (Gioan 15:9) 

-Bí Tích Thánh Tẩy: Chúa đến để tẩy rửa, để gột sạch tội khiên, và để đón nhận chúng ta vào sống trong Giáo Hội của Ngài. Qua Phép Thánh Tẩy, Ngài ban cho chúng ta quyền làm con Thiên Chúa.

-Bí Tích Thêm Sức: Chúa đến để thêm nghị lực, mặc cho chúng ta áo giáp nhân đức và trang bị để chúng ta sẵn sàng chiến đấu với ma quỉ, thế gian và xác thịt. Ngài ban cho chúng ta nguồn ơn thiêng của Chúa Thánh Thần.

-Bí Tích Thánh Thể: Trong Phép Thánh Thể, Chúa biến thành của nuôi linh hồn. Ngài ngự vào linh hồn chúng ta. Tan biến để biến đổi chúng ta thành Ngài. Ngài đến và ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.

-Bí Tích Hòa Giải: Ngài đến để tha thứ, để giang rộng vòng tay yêu thương đón nhận những đứa con hoang trở về.

-Bí Tích Xức Dầu: Ngài đến để chuẩn bị đưa chúng ta về với Ngài, để : “Nếu Thầy đi và dọn chỗ cho các con, thì Thầy sẽ đến để đón các con, để Thầy ở đâu, các con cũng ở đó.” (Gioan 14:3)

-Bí Tích Truyền Chức: Ngài đến để tuyển chọn và mời gọi chúng ta tham dự với thiên chức linh mục đời đời của Ngài. Ngài dùng chúng ta để ban phát Thánh Thể, lời ngài, và các bí tích.

-Bí Tích Hôn Phối: Ngài đến để mời gọi chúng ta cộng tác vào việc sáng tạo của Ngài qua bí tích hôn phối.

3-Chúa đến trong giờ chết: Trong suốt cuộc hành trình dương thế, Chúa luôn luôn có mặt, và Ngài luôn ở bên chúng ta mỗi khi chúng ta cần đến Ngài. Ngài không để chúng ta một mình đi trên cuộc đời. Giờ lâm chung là giây phút quyết định của một linh hồn, giữa Thiên Đàng và hỏa ngục, giữa hạnh phúc đời đời và trầm luân muôn kiếp. Đây cũng là thời khắc ma quỉ cố gắng rình rập và tìm cách bắt các linh hồn. Đó cũng là giây phút mà Bí Tích Hòa Giải, Xức Dầu và Thánh Thể trở nên cần thiết cho mỗi linh hồn để chuẩn bị bước qua ngưỡng cửa đời đời. 

4-Chúa đến trong ngày cánh chung: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Tôi tin hằng sống”. Đó là lời tuyên xưng mà chúng ta thường lập lại mỗi ngày. Trong ngày Chúa đến lần này, Ngài sẽ phán xét kẻ sống và kể chết. Phần thưởng đời sẽ trao tặng cho những người công chính, và ngược lại, hình phạt đời đời sẽ thuộc về ma quỉ và những kẻ thuộc về chúng. 

Tóm lại, trong bốn ý nghĩa của việc mong chờ Chúa đến, có hai lần ám chỉ chung cho số phận của loài người là lần đến thứ nhất và lần sau cùng. Và hai trực tiếp gắn liền với mỗi cá nhân, đó là lần đến qua bí tích Thánh Tẩy và các Bí Tích.

Niềm mong đợi, vì thế, sẽ trở thành một tâm lý sống tích cực của những ai tin vào Chúa. Chúng ta mong chờ Chúa đến không chỉ qua một nghi thức tượng trưng của Đêm Giáng Sinh, nhưng ý nghĩa Mùa Vọng phải là lẽ sống, niềm hy vọng, cậy trông của mỗi người trong suốt mọi ngày trong cuộc sống: “Lạy Chúa! Xin hãy đến”.

 

  Tiến Sĩ Trần Mỹ Duyệt

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật III Mùa Vọng C

Video Player
 
00:00
 
29:48
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - GIUSE: NGƯỜI CHA CHIÊM NIỆM

 

  •  
    BBT CGVN
    Tue, Dec 7 at 1:33 AM
     
     
     
     

    Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới

    Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity  

    (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39)

    www.conggiaovietnam.net       This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

           

     Chuyên mục:

    TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN:

    GIUSE: NGƯỜI CHA CHIÊM NIỆM


     

     

    Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm

    Kính mời theo dõi video tại đây:

    https://bit.ly/3dtoBt2

     

      

    Khi năm biệt kính Thánh Cả Giuse khép lại[1] thì cũng là lúc Giáo Hội Hoàn Vũ đang chìm lắng trong bầu khí tĩnh lặng sốt sáng của Mùa Trông Đợi. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ thời Cựu Ước sang thời Tân Ước, cùng với Đức Trinh Nữ Maria, thánh Giuse là một trong những nhân vật đầu tiên được đón nhận tin mừng về thời khắc Con Thiên Chúa hạ sinh làm người. Như dân Israel, các ngài cũng mặc lấy tâm tình chờ đợi Đấng Thiên Sai. Về phần mình, Thánh Giuse đã mau mắn gác lại mọi toan tính riêng tư và vui vẻ đón nhận kế hoạch mà Thiên Chúa dành riêng cho ngài. Kế hoạch của Thiên Chúa thì cao siêu diệu vợi vượt xa trí hiểu biết thông thường của con người (x. Isaia 55, 8-9). Con đường mà thánh Giuse vâng lời dấn thân vào chắc chắn không phải là một hành trình dễ dàng.

     

     

     

    Đứng trước màn đêm huyền nhiệm của ơn Chúa kêu gọi, Đấng Công Chính thuộc dòng dõi Vua Đavit đã can đảm bước tới nhờ ánh sáng của ngọn đuốc đức tin và ngài “lao mình về phía trước” với hành trang là một con tim hoàn toàn thuộc trọn về Chúa. Thánh Nữ Têrêsa Giêsu (hay còn gọi là Têrêsa Avila) định nghĩa chiêm niệm là khao khát Thiên Chúa và giải thích rằng trong chiêm niệm, chúng ta trao hiến toàn bộ con tim của chúng ta cho Chúa để Ngài lấp đầy mọi khoảng không sâu thẳm của tâm hồn chúng ta[2]. Khi xưa, thánh Giuse đã bám chặt vào Chúa và để cho Chúa hoàn toàn chiếm lĩnh con người của ngài. Thánh Giuse đã nhìn nhận mọi sự bằng ánh mắt của Chúa, đã cảm nghiệm mọi tình huống bằng con tim của Chúa, và đã làm mọi thứ bằng đôi tay của Chúa. Nhờ đó mà ngài đã đủ sức kiên nhẫn để chờ đợi, đầy phấn khởi hân hoan để đón chào, và đủ tận tụy kiên quyết để chăm sóc giữ gìn Chúa Cứu Thế theo đúng như từng kế hoạch mà Thiên Chúa đã lập nên. Ngày nay, đang khi cất lên lời kinh thống thiết Maranatha, lạy Chúa xin hãy đến!” (x. Kh 22, 20), Hội Thánh lữ hành khẩn khoản ngước nhìn lên mẫu gương chiêm niệm của Thánh Bổn Mạng Giuse và học nơi ngài bí quyết giữ vững “niềm hy vọng hồng phúc” trong khi “trông chờ ngày trở lại của Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta”[3].  

     

     

     

    Chiêm Niệm: Nhận Thức của Đức Tin

    Trong khi trình bày những suy tư của mình về hình thức cầu nguyện chiêm niệm, linh mục Thomas Merton, một thần học gia nổi tiếng trong lĩnh vực thần học linh đạo của thế kỷ XX đã định nghĩa chiêm niệm chính là “nhận thức thiêng liêng”. Chiêm niệm không hẳn là “thị kiến” mà là “đỉnh cao đức tin” hay là chiều sâu thăm thẳm của lòng tin. Trong chiêm niệm, tâm hồn con người ta không cần phải được thấy các “thị kiến” mà vẫn nhận biết được những thực tại siêu nhiên. Chiêm niệm chính là cảm nghiệm được “sự đụng chạm” của Thiên Chúa. Một khi được Thiên Chúa chiếm trọn tâm hồn thì con người ta tức khắc sẽ tỏa ra sự thánh thiện của Chúa, sẽ phản chiếu ánh sáng thông tuệ của Ngài. Chính vì thế mà trong đời sống trí tuệ và tâm linh của con người, theo cha Thomas Merton, thì chiêm niệm là biểu hiện cao nhất của sự khôn ngoan và sự thánh thiện.[4] Chẳng vì thế mà chúng ta nhận ra nơi con người của thánh Giuse cả một nếp sống nội tâm sâu sắc. Thái độ trung tín và hành vi phục tùng của ngài chứng tỏ rằng thánh Giuse được Chúa ban cho khả năng nhận thức siêu việt. Nhận thức ấy là hoa trái của một đời sống kết hiệp mật thiết sâu xa với Chúa trong chiêm niệm nội tâm. Cha Nuôi Chúa Giêsu có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và bộc lộ một sự tự do chín chắn trong mọi lựa chọn của ngài là vì ngài luôn vâng nghe theo Thần Khí (x. Ga 14, 26).  

     

    Trong thời đại mà con người ta đánh giá lẫn nhau chủ yếu dựa trên hiệu năng công việc và cơn lốc cạnh tranh khốc liệt do cơ chế thị trường gây ra thì khí chất khiêm hạ và bản tính nhẫn nại của Thánh Giuse quả là những đặc điểm khó có thể được con người thời nay chấp nhận. Làm cách nào mà thánh Giuse có thể phục vụ kế hoạch của Thiên Chúa một cách trung thành tận tụy đến thế? Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trình bày cho chúng ta một câu trả lời xác đáng trong Tông huấn Redemptoris Custos (Đấng gìn giữ Chúa Cứu Thế) của ngài.

     

    Trước hết, chúng ta phải thừa nhận rằng bao trùm lấy tất cả mọi câu chuyện Thánh Kinh liên quan đến Thánh Giuse là một bầu khí thinh lặng nhiệm mầu. “Chính sự thinh lặng ấy bộc lộ một cách đặc biệt chân dung nội tâm” của Thánh Giuse.[5] Ẩn chứa trong từng “hành động” của ngài là cả “một bầu khí chiêm niệm sâu xa”.[6] “Sự hy sinh hoàn toàn, mà qua đó thánh Giuse hiến dâng trọn vẹn cuộc sống cho những yêu cầu của [kế hoạch cứu rỗi nhân loại] chỉ có thể hiểu được trong ánh sáng đời sống nội tâm sâu xa của ngài mà thôi. Chính đời sống nội tâm này […] mang lại cho ngài những suy luận và sức mạnh mà chỉ những tâm hồn đơn sơ và trong sáng mới có được mà thôi. [Đời sống nội tâm ấy cũng] giúp cho ngài có khả năng đưa ra những quyết định quan trọng – như quyết định ngay lập tức đặt tự do của mình trước sự quan phòng của Thiên Chúa, cũng như trao phó vào tay Thiên Chúa ơn gọi nhân bản chính đáng và hạnh phúc hôn nhân cá nhân của mình, để chấp nhận các điều kiện, trách nhiệm và gánh nặng của một gia đình, và từ khước tình yêu đôi lứa tự nhiên vốn là nền tảng nuôi dưỡng gia đình để chọn một tình yêu trinh khiết không thể sánh ví.”[7]

     

    Chiêm Niệm: Khao Khát Thiên Chúa

    Linh đạo Cát Minh, nhất là các chia sẻ thần bí của thánh Têrêsa Avila và Gioan Thánh Giá, nhấn mạnh rằng chiêm niệm là tặng phẩm đến từ Thiên Chúa (x. Giêrêmia 31, 33). Nhưng để đạt đến trạng thái ân sủng đó thì con người trước tiên cần phải mở lòng mình ra. Con người phải biết kiếm tìm và khát khao Thiên Chúa. Thái độ cởi mở được bộc lộ qua nhiều cách thế khác nhau, chẳng hạn như việc chúng ta “lắng tai” nghe tiếng Chúa thì thầm trong khi cầu nguyện, hoặc qua việc chúng ta chăm chú để ý đến sự hiện hữu của Thiên Chúa trong cõi thâm sâu của tâm hồn chúng ta.[8] Trong khi chiêm niệm, người tín hữu chiêm ngắm và tín thác toàn bộ sự hiện hữu của bản thân cho Chúa. Mối tương quan giữa Thiên Chúa và người ấy lúc bấy giờ trở nên khắng khít thân mật hơn cả tình cha con ruột thịt. Trong khi mở lòng ra với Chúa, Thần Khí của Ngài sẽ khơi lên trong chúng ta ý định tuyệt đối trung thành và cảm giác bình an khiến chúng ta mạnh dạn “buông mình” vào vòng tay từ ái của Chúa quan phòng.  

     

     

     

    Nơi Thánh Giuse chiêm niệm, cả ba nhân đức tin tưởng, phó thácmến yêu như hòa quyện với nhau. Trong khi hành động vì đức tin, thánh nhân khiêm tốn đặt mình dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần và hoàn toàn vâng phục mọi ý định do Chúa Cha truyền dạy. Chúng ta xác quyết rằng nơi mẫu gương Giuse chiêm niệm, khiêm tốnvâng phục, những người khát khao nên giống Chúa Kitô dễ dàng tìm ra bí quyết để biến ước mơ này thành hiện thực.Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn” (Lc 16: 9). Thánh nữ Têrêsa Giêsu đã từng quả quyết rằng khiêm nhường là nền tảng của mọi đức tính tốt lành khác.[9] Một tâm hồn muốn thăng tiến các nhân đức khác thì nhất định phải rèn luyện cho được nhân đức khiêm nhường. Vì thánh Cả Giuse là mẫu gương khiêm hạ và vâng phục nên người cũng là bậc thầy của nhiều nhân đức cao trọng khác nữa. Cũng từ kinh nghiệm thiêng liêng, Thánh Têrêsa nhận ra rằng Thánh Giuse không chỉ là Đấng Bảo Trợ mà còn là thầy dạy của những ai năng thực hành cầu nguyện.[10] Cha Nuôi Chúa Giêsu vì vậy mà trở nên rất gần gũi với tất cả chúng ta, mọi thành phần của một Hội Thánh lữ hành, một Hội Thánh cầu nguyện, một Hội Thánh đang mong mỏi ngày kết hiệp viên mãn cùng với Đấng Lang Quân là Chúa Giêsu Kitô khi Ngài lại đến trong vinh quang của Ngài.      

     

     

    Chiêm Niệm: Tìm Vui trong Thi Hành Thánh Ý

    Có một điểm đặc biệt là trong kho tàng tu đức của Hội Thánh Công Giáo, thánh Giuse hầu như chưa bao giờ được nhắc đến như một môn đệ của Đấng Cứu Thế trong khi đó Đức Maria thì hay được ca tụng như “môn đệ đầu tiên” và “môn đệ chân chính” của Đức Kitô.[11] Có lẽ là vì không như Đức Trinh Nữ Maria, thánh Giuse đã lui vào trong bóng tối của sự thinh lặng một cách bí nhiệm kể từ khi Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng công khai. Trong khi đó, Đức Maria là người đã dõi theo sát bước đường sứ vụ của Con Chí Ái Mẹ kể từ dấu lạ đầu tiên tại tiệc cưới Cana cho đến khi Người Con ấy trút hơi thở cuối cùng trên Thập Giá. Tuy vậy, thánh Giuse giống với vị hôn thê của ngài ít là ở điểm này: suốt đời thánh nhân, ngài đã hết lòng tận tụy trung thành gánh vác sứ mạng Thiên Chúa giao phó. Tuy Giáo Hội thường nhắc đến thánh Giuse bằng những danh xưng khác nhau như “Cha Nuôi”, “Đấng Bảo Vệ” chứ chưa bao giờ chính thức nói về ngài như một “môn đệ” của Chúa Kitô, chúng ta vẫn nhận thấy nơi người hình ảnh của người môn đệ được Chúa ưu ái chúc phúc: “Phúc thay ai lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa” (Mc 3:35; Lc 11:27).[12] Chiều sâu chiêm niệm thể hiện qua thái độ chuyên chăm cầu nguyện và một đời sống kết hiệp mật thiết với Chúa khiến cho thánh Giuse hiểu được thế nào là “bước đi trên đường thánh ý”. Không phải nhờ danh xưng nhưng nhờ chứng tá, thánh Giuse xứng đáng được tuyên dương là bậc thầy mẫu mực có đủ khả năng truyền đạt bí quyết trung thành cho những ai muốn dõi bước đi theo Chúa Giêsu Kitô.

     

    Năm thánh Giuse kết thúc nhưng chắc chắn mẫu gương nhân đức của ngài sẽ tiếp tục khơi lên niềm hứng khởi và thôi thúc chúng ta trở nên những “Giuse mới” cho thế giới hôm nay.  Như Cha Nuôi Đấng Cứu Thế, chúng ta được mời gọi tìm kiếm “hạnh phúc không chỉ ở sự hy sinh bản thân mà ở sự tự hiến”. Học nơi thánh Giuse, chúng ta trở nên chứng nhân sống của niềm hy vọng Kitô Giáo, mọi người sẽ “chẳng bao giờ thấy nỗi thất vọng mà chỉ toàn thấy niềm tin tưởng cậy trông” nơi con người chúng ta. “Sự thinh lặng kiên nhẫn của Đấng Công Chính” sẽ luôn là mục tiêu để chúng ta vươn tới trong ứng xử hàng ngày của chúng ta[13]Học theo gương Thánh Giuse chiêm niệm, chúng ta liên lỉ tìm kiếm Thiên Chúa trong nguyện cầu và yêu mến Chúa trong anh chị em tha nhân.

     

    Lạy thánh Giuse diễm phúc, xin hãy tỏ ra ngài là cha của chúng con và hướng dẫn chúng con đi trên đường đời. Xin ban cho chúng con ân sủng, lòng thương xót và ơn can đảm. Xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen.

     

    Rôma, 05.12.2021

    Lm. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm

    Hẹn gặp lại

     

     




 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -ĐBĐM - LM MINH ANH

NGỢI KHEN VÀ TÁN TẠ

“Hãy ngợi khen và tán tạ Chúa tới muôn đời!”.

S. Bach nói, “Tất cả âm nhạc không nên có một mục đích nào khác hơn là vinh danh Thiên Chúa và tươi mới cho tâm hồn; ở đâu điều này không được nhớ đến, sẽ không có âm nhạc thực sự, mà chỉ có huyên náo của ma quỷ!”. Sáng tác đầu tiên ông là “J. J.!”, “Jesus Juva!”, “Giêsu, Giúp Con!”; sáng tác cuối cùng của ông là “S. D. G.” “Soli Dei Gratia”, “Chỉ Chúa Mới Đáng Tán Tạ!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Hôm nay, Lễ Tạ Ơn, Thanksgiving, phụng vụ Lời Chúa cũng muốn nói, “Chỉ Chúa Mới Đáng Tán Tạ!”, cho dẫu Lời Chúa vừa nói đến “ngày báo oán”, vừa nói đến “giờ cứu rỗi”.

Đó là ngày Đaniel bị quăng vào hầm sư tử, cũng là ngày ông được cứu sống; đó là ngày tận thế, cũng là ngày Con Thiên Chúa giáng lâm. Chúa Giêsu nói, “Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, các con hãy đứng dậy và ngẩng đầu lên, vì giờ cứu rỗi các con đã gần kề!”, và danh Thiên Chúa được tôn vinh, “Hãy ‘ngợi khen và tán tạ’ Chúa tới muôn đời!” như lời Thánh Vịnh đáp ca.

Bài đọc Cựu Ước cống hiến cho chúng ta câu chuyện ly kỳ của Đaniel; ông cầu nguyện, và vì lý do đó, ông bị ném xuống hầm sư tử. Nhưng Chúa đã khoá hàm sư tử, Ngài ở cùng Đaniel và ông được bình an. Và điều đáng nói là, Đariô, vị vua đã ném Đaniel vào đó, sau khi chứng kiến phép lạ cả thể này, đã ra chiếu chỉ rằng, “Ai nấy đều phải kính sợ Thiên Chúa của Đaniel. Chính Ngài mới là Thiên Chúa hằng sống, và hằng có đời đời!”. Thái độ của Đariô được ví như thái độ của đại đế Constanine thế kỷ thứ tư đối với Kitô giáo, vì nhờ ông, danh Chúa được ‘ngợi khen và tán tạ’.

Với bài Tin Mừng, Chúa Giêsu nói đến “ngày báo oán” của Giêrusalem, ngày mà các tầng trời rung chuyển, khiến muôn dân hồn xiêu phách lạc. Nhưng, với con cái Thiên Chúa, đây cũng là “ngày cứu độ”. Những gì Chúa Giêsu nói hầu như đang xảy ra; chúng ta chứng kiến một thế giới bất an, bất ổn và bất minh hơn bao giờ hết; từ chiến tranh, khủng bố đến di dân, buôn người, thiên tai, dịch bệnh… và tự hỏi, tại sao thế giới lại trở nên một nơi khó chịu; cuộc sống không thể dễ dàng hơn; hoặc tại sao nhiều người vô tội phải chịu đựng đến thế? Than ôi! Thiên Chúa cũng đặt những câu hỏi tương tự. Câu trả lời là, tất cả những điều ác, những huỷ hoại đều bắt nguồn từ tội nguyên tổ, từ sa ngã của Ađam. Trong kế hoạch của Thiên Chúa, không hề có những sự dữ này. Thế nhưng, Ngài cho phép chúng xảy ra vì Ngài tôn trọng tự do của con người. Ngài cho phép vì Ngài biết, Ngài có thể mang lại điều tốt từ những tai ương đó; và con cái Ngài, những ai có niềm tin, sẽ được lớn lên qua các biến cố đó, để họ lại ‘ngợi khen và tán tạ’ Ngài!

Chúa Giêsu tiên báo “Giêrusalem sẽ bị các dân ngoại chà đạp dưới chân”, không có nghĩa là Thiên Chúa bỏ rơi đền thánh. Phải, trọng tâm của niềm tin tôn giáo sẽ không còn là đền thờ; nó sẽ có một trọng tâm mới, đó là Chúa Kitô. ‘Giờ định mệnh’ của mỗi người sẽ đến, nhưng cũng là giờ Chúa Giêsu sẽ đến với họ cách tỏ tường hơn, cũng như Ngài đang đến mỗi ngày thực sự trong Bí tích Thánh Thể; bàn thờ và nhà tạm sẽ là trung tâm mới, nơi Thiên Chúa, Đấng đáng được ‘ngợi khen và tán tạ’ đang hiện diện giữa dân Ngài!

Anh Chị em,

“Hãy ngợi khen và tán tạ Chúa tới muôn đời!”. Lịch sử loài người, lịch sử Giêrusalem, cũng như lịch sử của mỗi người chúng ta, không thể được hiểu là một chuỗi những sự kiện vô nghĩa. Nó cũng không được phép giải thích theo định mệnh thuyết, như thể mọi sự được sắp đặt vốn đã loại bỏ bất kỳ khoảng trống nào cho tự do, ngăn chúng ta đưa ra những lựa chọn đúng đắn cho mình. Qua Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cho biết, lịch sử các nước và lịch sử của mỗi cá nhân đều có một mục đích để hoàn thành; đó là cuộc gặp gỡ dứt khoát với Chúa Giêsu. Thiên Chúa không cho phép chúng ta suy sụp trong đau khổ, nhưng kêu gọi chúng ta trở lại trách nhiệm của mình; trách nhiệm đối với Thiên Chúa, biết tạ ơn Ngài; trách nhiệm đối với tha nhân, quảng đại và yêu thương; trách nhiệm đối với môi trường và thế giới, trân trọng và gìn giữ. Có như thế, chúng ta sẽ “đứng thẳng và ngẩng đầu lên” vào ngày Chúa đến, ngày ‘ngợi khen và tán tạ’ uy danh Ngài!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin giúp con biết phân định những giá trị thực và những gì là phù du, để con sống phù hợp với điều Chúa muốn, hầu có thể ‘ngợi khen và tán tạ’ Chúa hôm nay và mai ngày”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 34 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
10:52
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - THIÊN THẦN BẢN MẠNH

  •  
    Chi Tran
     
     
    TRUYỆN VỀ 
    Thiên Thần Bản Mệnh

    Linh Mục Công Giáo tên Lamy kể lại. 

    Một phụ nữ Công Giáo đạo đức xin tôi đến ban bí tích Xức Dầu Thánh cho chồng bà. Ông đau nặng, nhưng chưa hẳn ở vào giai đoạn cuối đời. Dầu vậy, bà ước ao cho chồng được lãnh nhận Bí Tích Bệnh Nhân khi còn tỉnh táo. Bà tự nhủ:
    "Đâu ai biết được giờ chết sẽ xảy đến thình lình như thế nào!".
    Tôi nhận lời đến ngay, nhưng không mang theo dầu thánh, sợ gây hoảng sợ cho người bệnh. Lúc đến thăm, tôi ngạc nhiên khi thấy chính ông chồng ngỏ lời xin tôi ban phép bí tích sau cùng cho ông. Tôi vội vàng ra về và hứa sẽ trở lại ngay, mang theo Dầu Thánh. Bà vợ nói với tôi:
    - "Thưa cha, con khép hờ cánh cửa ra vào. Khi nào đến, xin cha cứ tự tiện đẩy cửa vào nhà".
    Nhà hai ông bà ở trong một chung cư nơi lầu 6. Vào thời kỳ đó, các chung cư chưa có thang máy.

    Một giờ sau, tôi bước vội lên cầu thang nhưng vô ý không tính xem mình đang ở lầu mấy. Bất ngờ tôi thấy trước mặt một cánh cửa khép hờ. Tôi đẩy nhẹ cửa bước vào. Một người đàn ông đang nằm trên giường, không giống người đàn ông lúc nãy, nhưng tình trạng bệnh hoạn lộ vẽ trầm trọng rõ ràng. Tôi lúng túng xin lỗi và chào thăm ông. Không ngờ, người bệnh như tỏ dấu hài lòng trông thấy một linh mục Công Giáo. Ông nói ngay:
    - "Cha có biết không? Từ một tuần nay, con nài nĩ nhà con mời một linh mục đến cho con gặp. Nhưng nhà con cương quyết từ chối. Bởi lẽ cả hai vợ chồng chúng con đều là kẻ vô thần. Riêng con, ý nghĩ biết mình sắp chết khiến con kinh hoàng. Con liền tìm cách trở về với đức tin con nhận lãnh trong thời thơ ấu. Nhà con không đồng ý với con". Nhà con nói:

    - "Hễ là kẻ vô thần thì phải vô thần cho đến chết! Không có chuyện 'tôn giáo nhảm nhí' vài giây phút cuối đời!".
    Thấy nhà con một mực từ chối, con liền quay sang khẩn khoản nài van Thiên Thần Bản Mệnh con cứu giúp. Con nhớ lại bài học giáo lý ngày con còn nhỏ về sự trợ giúp của Thiên Thần Hộ Thủ.

     

    Và Thiên Thần Bản Mệnh đã ra tay cứu giúp. Bà vợ của ông vừa ra khỏi nhà, nhưng quên đóng cửa lại. Còn tôi, tôi lại đi lộn cửa, vào nhằm nhà của ông. Tôi vui mừng nghe câu chuyện ông vô thần vừa kể. Tôi giúp ông dọn mình nhận lãnh các bí tích sau cùng. Tôi trao cho ông Mình Thánh Chúa làm của ăn đàng.

    Xong xuôi đâu đó, tôi cẩn thận khép kín cửa lại và tiếp tục leo cầu thang lên lầu 6, nơi người bệnh thứ nhất đang chờ đợi tôi. Vừa đi tôi vừa đọc kinh cầu cùng Thánh Thiên Thần Bản Mệnh: 
     
    -"Lạy Thiên-Thần Chúa là đấng gìn giữ con. Xin Thiên-Thần soi sáng tâm trí con, gìn giữ trái tim con, nâng đỡ thân xác con và hướng dẫn con, vì con được Tình Yêu Thiên Quốc giao phó cho Thiên-Thần chăm sóc. Amen".

     

    (René Lejeune "Les Anges: Armée secrète du Ciel", Éditions du Parvis, 1998, trang 91-93). 
    by Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - LM MINH ANH - TẨY SẠCH BÊN TRONG

  • LM MINH ANH
     
     

    TẨY SẠCH BÊN TRONG

    “Chúa Giêsu vào đền thờ, Ngài liền xua đuổi các người buôn bán tại đó”.

    Daniel Webster đã đưa ra một lời khuyên khôn ngoan rằng, “Cuộc sống là một công trình! Nếu chúng ta xây trên đá cẩm thạch, nó sẽ bị huỷ diệt; xây trên đồng thau, thời gian sẽ làm trôi đi; xây trên danh tiếng, gió thổi và nó biến mất. Nhưng nếu xây dựng trên lòng kính sợ Chúa và tình yêu đồng loại, nó bền vững muôn đời; nhưng, đừng quên, nó phải được ‘tẩy sạch bên trong’ mỗi ngày!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Daniel Webster thật chí lý khi nói, “Nó phải được ‘tẩy sạch bên trong’ mỗi ngày!”, đó cũng là chủ đề của phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Sách Macabê nói đến cuộc thanh tẩy đền thờ vốn đã bị dân ngoại làm ô uế; Chúa Giêsu xua đuổi những con buôn ra khỏi đền thờ vì họ xúc phạm nơi thánh.

    Bài đọc thứ nhất nói lên cuộc tẩy uế đền thờ của dân Chúa, sau khi họ hồi hương; Giuđa và anh em ông nói, “Quân thù đã bị tiêu diệt, nay chúng ta hãy đi thanh tẩy và cung hiến lại đền thờ!”; “Dân chúng nô nức vui mừng vì đã rửa sạch nỗi nhục do dân ngoại”. Họ sung sướng cất lên, “Lạy Chúa, chúng con chúc tụng thánh danh vinh hiển của Chúa” như lời Thánh Vịnh đáp ca.

    Đặc biệt với bài Tin Mừng, trình thuật tẩy uế đền thờ của Chúa Giêsu không chỉ tiết lộ một hành động xa xưa của Ngài, nhưng còn tiết lộ một điều gì đó mà Ngài muốn làm ngày nay. Ngài muốn làm điều này theo hai cách: diệt trừ mọi điều ác trong ‘đền thờ của thế giới’; và Ngài cũng muốn diệt trừ mọi điều ác trong ‘đền thờ của tâm hồn’ mỗi người, một sự ‘tẩy sạch bên trong’.

    Trước hết, ‘đền thờ của thế giới’ ở đây, chính là Giáo Hội! Giáo Hội là con tim của thế giới, nơi thông chuyển sự sống Chúa Kitô, nơi cảm thức vui buồn nhân thế, và cũng là nơi thông chuyển mọi lời cầu nguyện của con người lên Thiên Chúa và ngược lại; hứng nhận mọi ơn huệ từ trời của Ngài xuống cho con người. Thế nhưng, tà ác và tham vọng của nhiều người suốt dòng lịch sử đã ngấm vào Giáo Hội và thế giới. Điều này không có gì mới. Không ít người có thể đã bị tổn thương do những người trong Giáo Hội. Chúa Giêsu không hứa hẹn một sự hoàn hảo, nhưng Ngài hứa một sự ‘tẩy sạch bên trong’, mạnh mẽ xua đuổi điều ác và loại bỏ nó.

    Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Đền thờ là biểu tượng của Giáo Hội. Giáo Hội sẽ luôn luôn chịu sự cám dỗ của thế tục và cám dỗ của quyền lực; đó không phải là quyền năng mà Ngài muốn dành cho Giáo Hội. Ngài không nói, ‘Không, đừng làm điều này, hãy làm điều đó bên ngoài!’, nhưng thay vào đó, “Các ngươi đã tạo nên một ổ trộm cướp ở đây!”. Khi Giáo hội bước vào tiến trình suy thoái này thì kết cục thật là khủng khiếp. Rất tệ!”. Con tim có vấn đề, không thể làm tốt công việc của nó; cũng thế, một khi ‘con tim của thế giới’ èo uột, Giáo Hội không thể thông chuyển sự sống Chúa Kitô và đóng vai trò trung gian của mình!

    Điểm thứ hai, linh hồn mỗi người chúng ta là một ngôi đền, nơi dành cho vinh hiển của Thiên Chúa và thực hiện thánh ý Ngài. Vì thế, Lời Chúa hôm nay sẽ được ứng nghiệm nếu chúng ta để Chúa Giêsu đi vào, tẩy sạch mọi xấu xa bẩn thỉu trong tâm hồn mình. Thật không dễ để thực hiện điều này, nó đòi hỏi một sự khiêm nhường và đầu phục Thiên Chúa tuyệt đối. Kết quả cuối cùng sẽ là sự ‘tẩy sạch bên trong’. Thánh Phaolô nói, “Anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần”. ‘Công trình cuộc sống’, dù tráng lệ đến đâu, là cho vinh danh Thiên Chúa chứ không phải ngược lại. Một khi nó trở nên vô hồn, một lớp vỏ trống rỗng, nó chỉ là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một viện bảo tàng, hay thậm chí là một nhà kho khi bên trong nó không có chỗ cho Thiên Chúa.

    Anh Chị em,

    Tâm hồn của chúng ta là Không Gian Cực Thánh của Thiên Chúa. Chúa Giêsu thấu hiểu thế nào là sức nặng của tội lỗi, thế nào là ô uế trong chính không gian đó. Vì thế, Ngài đã dùng chính nước và máu từ thân thể Ngài mà “thanh tẩy lương tâm chúng ta sạch mọi vết nhơ tội lỗi, hầu chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống”. Ngài mong muốn thanh tẩy Giáo Hội, xã hội, cộng đoàn và gia đình chúng ta; đặc biệt, tâm hồn mỗi người. Đừng sợ để cơn thịnh nộ thánh thiện của Ngài phát huy tác dụng của nó. Hãy cầu nguyện để được ‘tẩy sạch bên trong’ trên mọi cấp độ, hầu có thể cùng hiệp hành với Chúa Giêsu để xây dựng Vương Quốc Nước Trời.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin ‘tẩy sạch bên trong’ trái tim con tất cả bợn bẩn khiến Chúa không hài lòng!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

     

    --