8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - LM MINH ANH - TẨY SẠCH BÊN TRONG

  • LM MINH ANH
     
     

    TẨY SẠCH BÊN TRONG

    “Chúa Giêsu vào đền thờ, Ngài liền xua đuổi các người buôn bán tại đó”.

    Daniel Webster đã đưa ra một lời khuyên khôn ngoan rằng, “Cuộc sống là một công trình! Nếu chúng ta xây trên đá cẩm thạch, nó sẽ bị huỷ diệt; xây trên đồng thau, thời gian sẽ làm trôi đi; xây trên danh tiếng, gió thổi và nó biến mất. Nhưng nếu xây dựng trên lòng kính sợ Chúa và tình yêu đồng loại, nó bền vững muôn đời; nhưng, đừng quên, nó phải được ‘tẩy sạch bên trong’ mỗi ngày!”.

    Kính thưa Anh Chị em,

    Daniel Webster thật chí lý khi nói, “Nó phải được ‘tẩy sạch bên trong’ mỗi ngày!”, đó cũng là chủ đề của phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Sách Macabê nói đến cuộc thanh tẩy đền thờ vốn đã bị dân ngoại làm ô uế; Chúa Giêsu xua đuổi những con buôn ra khỏi đền thờ vì họ xúc phạm nơi thánh.

    Bài đọc thứ nhất nói lên cuộc tẩy uế đền thờ của dân Chúa, sau khi họ hồi hương; Giuđa và anh em ông nói, “Quân thù đã bị tiêu diệt, nay chúng ta hãy đi thanh tẩy và cung hiến lại đền thờ!”; “Dân chúng nô nức vui mừng vì đã rửa sạch nỗi nhục do dân ngoại”. Họ sung sướng cất lên, “Lạy Chúa, chúng con chúc tụng thánh danh vinh hiển của Chúa” như lời Thánh Vịnh đáp ca.

    Đặc biệt với bài Tin Mừng, trình thuật tẩy uế đền thờ của Chúa Giêsu không chỉ tiết lộ một hành động xa xưa của Ngài, nhưng còn tiết lộ một điều gì đó mà Ngài muốn làm ngày nay. Ngài muốn làm điều này theo hai cách: diệt trừ mọi điều ác trong ‘đền thờ của thế giới’; và Ngài cũng muốn diệt trừ mọi điều ác trong ‘đền thờ của tâm hồn’ mỗi người, một sự ‘tẩy sạch bên trong’.

    Trước hết, ‘đền thờ của thế giới’ ở đây, chính là Giáo Hội! Giáo Hội là con tim của thế giới, nơi thông chuyển sự sống Chúa Kitô, nơi cảm thức vui buồn nhân thế, và cũng là nơi thông chuyển mọi lời cầu nguyện của con người lên Thiên Chúa và ngược lại; hứng nhận mọi ơn huệ từ trời của Ngài xuống cho con người. Thế nhưng, tà ác và tham vọng của nhiều người suốt dòng lịch sử đã ngấm vào Giáo Hội và thế giới. Điều này không có gì mới. Không ít người có thể đã bị tổn thương do những người trong Giáo Hội. Chúa Giêsu không hứa hẹn một sự hoàn hảo, nhưng Ngài hứa một sự ‘tẩy sạch bên trong’, mạnh mẽ xua đuổi điều ác và loại bỏ nó.

    Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Đền thờ là biểu tượng của Giáo Hội. Giáo Hội sẽ luôn luôn chịu sự cám dỗ của thế tục và cám dỗ của quyền lực; đó không phải là quyền năng mà Ngài muốn dành cho Giáo Hội. Ngài không nói, ‘Không, đừng làm điều này, hãy làm điều đó bên ngoài!’, nhưng thay vào đó, “Các ngươi đã tạo nên một ổ trộm cướp ở đây!”. Khi Giáo hội bước vào tiến trình suy thoái này thì kết cục thật là khủng khiếp. Rất tệ!”. Con tim có vấn đề, không thể làm tốt công việc của nó; cũng thế, một khi ‘con tim của thế giới’ èo uột, Giáo Hội không thể thông chuyển sự sống Chúa Kitô và đóng vai trò trung gian của mình!

    Điểm thứ hai, linh hồn mỗi người chúng ta là một ngôi đền, nơi dành cho vinh hiển của Thiên Chúa và thực hiện thánh ý Ngài. Vì thế, Lời Chúa hôm nay sẽ được ứng nghiệm nếu chúng ta để Chúa Giêsu đi vào, tẩy sạch mọi xấu xa bẩn thỉu trong tâm hồn mình. Thật không dễ để thực hiện điều này, nó đòi hỏi một sự khiêm nhường và đầu phục Thiên Chúa tuyệt đối. Kết quả cuối cùng sẽ là sự ‘tẩy sạch bên trong’. Thánh Phaolô nói, “Anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần”. ‘Công trình cuộc sống’, dù tráng lệ đến đâu, là cho vinh danh Thiên Chúa chứ không phải ngược lại. Một khi nó trở nên vô hồn, một lớp vỏ trống rỗng, nó chỉ là một tác phẩm nghệ thuật hoặc một viện bảo tàng, hay thậm chí là một nhà kho khi bên trong nó không có chỗ cho Thiên Chúa.

    Anh Chị em,

    Tâm hồn của chúng ta là Không Gian Cực Thánh của Thiên Chúa. Chúa Giêsu thấu hiểu thế nào là sức nặng của tội lỗi, thế nào là ô uế trong chính không gian đó. Vì thế, Ngài đã dùng chính nước và máu từ thân thể Ngài mà “thanh tẩy lương tâm chúng ta sạch mọi vết nhơ tội lỗi, hầu chúng ta xứng đáng phụng thờ Thiên Chúa hằng sống”. Ngài mong muốn thanh tẩy Giáo Hội, xã hội, cộng đoàn và gia đình chúng ta; đặc biệt, tâm hồn mỗi người. Đừng sợ để cơn thịnh nộ thánh thiện của Ngài phát huy tác dụng của nó. Hãy cầu nguyện để được ‘tẩy sạch bên trong’ trên mọi cấp độ, hầu có thể cùng hiệp hành với Chúa Giêsu để xây dựng Vương Quốc Nước Trời.

    Chúng ta có thể cầu nguyện,

    “Lạy Chúa, xin ‘tẩy sạch bên trong’ trái tim con tất cả bợn bẩn khiến Chúa không hài lòng!”, Amen.

    (Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

     

    --

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - HY SINH TỪ BỎ

  •  
    Chi Tran
     


     

    HY SINH TỪ BỎ - CẦN NHƯNG CHƯA ĐỦ

     

    Những hy sinh từ bỏ sẽ chỉ có ý nghĩa nếu chúng giúp hướng đến một giá trị nào khác lớn lao hơn. 

     

    Cách đây ít hôm có người quen giới thiệu cho tôi một fanpage cổ võ ơn gọi tận hiến. Tôi vào xem thử thì đập ngay vào mắt chính là hình ảnh Chúa Giêsu bị tra tấn máu me tung tóe được đặt làm hình nền. Tôi tự hỏi rằng không biết các bạn trẻ mới nhen nhúm ý định đi tu khi thấy hình ảnh đó thì có được thêm động lực dấn thân không nữa. Vâng, khi nói đến đời tu người ta thường nghĩ ngay đến hy sinh, từ bỏ. Không chỉ riêng đời tu thôi đâu, đời Kitô hữu nói chung cũng phải gắn liền với việc hy sinh và từ bỏ. Chúa Giêsu đã nói rõ: “Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 26). Cha mẹ, vợ con, anh em, chị em là những người thân cận nhất mà còn từ bỏ được thì có gì nữa mà không thể từ bỏ. Mạng sống là thứ quý giá nhất mà từ bỏ được thì còn tha thiết điều gì nữa đâu. Tuy nhiên, lời dạy của Chúa Giêsu chưa kết thúc ở đó, Ngài nói thêm: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 27). Hóa ra điều quan trọng nhất không phải là “vác thập giá”, thường được hiểu là hy sinh từ bỏ, mà là “đi theo” Chúa Giêsu. Nói cách khác, hy sinh từ bỏ chỉ là điều kiện cần, phải bước theo Chúa Giêsu nữa mới gọi là đủ.

     

    Trong tin mừng theo thánh Luca, ngay sau lời dạy trên là câu chuyện minh họa về người xây tháp và ông vua đánh trận. Theo đó cả hai đều phải tính toán phí tổn hay sức lực của mình trước khi bắt đầu công việc. Rất có thể người xây tháp đã chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện cần thiết, ông vua cũng tự tin hùng binh của mình sẽ thắng trận. Tuy nhiên như vậy vẫn chưa đủ. Nếu họ không bắt tay vào thực hiện công việc xây tháp hay đưa quân ra trận thì sẽ chẳng bao giờ có được kết quả như mong đợi. Hai hình ảnh này một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng đời sống đức tin không chỉ dừng lại ở “khâu chuẩn bị” như hy sinh từ bỏ mà còn cần phải “tiến hành” bước theo Chúa Giêsu. Lý tưởng của đời Kitô hữu là để Chúa Giêsu chiếm trọn vẹn con người mình đến mức mình trở thành một “Giêsu khác”.

     

    Không ít người tín hữu than phiền theo đạo phải tuân thủ luật lệ này nọ, mất tự do. Lại có nhiều linh mục, tu sĩ khi về già chỉ thấy cuộc đời mình toàn những hy sinh thiệt thòi, không được sung sướng tận hưởng cuộc sống như bao nhiêu người khác. Vâng, có thể những người đó đã làm rất tốt việc hy sinh từ bỏ và cũng đã làm nhiều việc lành phúc đức trước mặt người đời. Họ chỉ thiếu mỗi một điều đó là để Chúa Giêsu đi vào cuộc đời mình một cách trọn vẹn. Không có Chúa Giêsu, những hy sinh từ bỏ sẽ chỉ tạo nên những khoảng trống trong tâm hồn khiến con người trở nên bất hạnh hơn. Tạo ra khoảng trống là cần thiết, nhưng điều cần thiết hơn là để Chúa Giêsu lấp đầy khoảng trống đó.

     

    Đức Giáo hoàng Phanxicô thường nhấn mạnh tới niềm vui trong đời sống người Kitô hữu. Trong bài giảng dịp lễ Các Thánh vừa rồi ngài còn nhấn mạnh rằng “không thể có sự thánh thiện nếu thiếu vắng niềm vui”. Ngài giải thích thêm rằng niềm vui đó không dừng lại ở mặt cảm xúc mà sâu xa hơn đó là niềm vui “có Chúa”. Cảm xúc có thể thay đổi theo các cung bậc khác nhau tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, nhưng một người “có Chúa” thì sẽ luôn đón nhận mọi biến cố vui buồn xảy đến trong đời với con mắt yêu thương của Chúa. Do đó chỉ niềm vui “có Chúa” mới mang giá trị bền vững và là yếu tố giúp con người sống hạnh phúc triển nở.

     

    Khi thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu “Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy. Vậy chúng con sẽ được gì?” (Mt 19,27) chắc hẳn ngài đang cảm nhận được sự bấp bênh khi phải “bỏ mọi sự”. Cũng may là ngài nói đầy đủ “bỏ mọi sự mà theo Thầy”. Nếu không có vế “mà theo Thầy” thì câu trả lời nhận được rất có thể sẽ là: “Sao con dại thế, bỏ mọi sự vậy thì đâu được gì!” Vì thánh Phêrô đã hỏi đầy đủ nên câu trả lời của Chúa Giêsu cũng rất rõ ràng: “Phàm ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy, thì sẽ được gấp bội và còn được sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp” (Mt 19,27). Như vậy, nếu so sánh giữa “vốn” bỏ ra và “lợi nhuận” thu được thì người môn đệ của Chúa Giêsu đúng là lời to. Dù họ phải “bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất” nhưng bù lại họ nhận được gấp bội (hay gấp trăm) “số vốn” ấy, lại còn được khuyến mãi thêm “sự sống vĩnh cửu làm gia nghiệp” nữa chứ. Tuy nhiên, một món hời như vậy cũng đòi hỏi phải có điều kiện của nó chứ không “dễ ăn” như người ta tưởng. Điều kiện ở đây được diễn tả trong một cụm từ ngắn gọn rất dễ bị bỏ quên đó là: “vì danh Thầy”.

     

    Đây không phải là lần duy nhất Chúa Giêsu nhắc đến chữ “vì danh Thầy”. Theo đó, “vì danh Thầy” là điều kiện để một việc làm nhỏ bé trở nên có giá trị trước mặt Chúa: “Ai nhân danh Thầy mà cho các con một ly nước vì lẽ các con thuộc về Ðấng Kitô, Thầy bảo thật các con: kẻ đó sẽ không mất phần thưởng đâu” (Mc 9, 37). Tuy nhiên, “vì danh Thầy” cũng lại là nguyên nhân khiến người môn đệ bị bách hại: “Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét” (Mt 10, 22). Người Kitô hữu có thói quen làm Dấu Thánh Giá trước giờ cầu nguyện, trước bữa cơm hay trước khi đi đường. Như thế, họ tuyên xưng việc họ đang làm hay sắp làm là “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần”. Nếu một người làm mọi việc đều “nhân danh Chúa” chứ không phải là “nhân danh tôi” thì họ đích thị là người đã để Chúa chiếm lấy trọn vẹn con người mình rồi. Khi đó những hy sinh từ bỏ hay việc làm phúc đức của họ sẽ là những phương thế hữu hiệu giúp họ kết hiệp với Chúa mật thiết hơn.

     

    Những hy sinh từ bỏ sẽ chỉ có ý nghĩa nếu chúng giúp hướng đến một giá trị nào khác lớn lao hơn. Trong đời tu cũng như đời sống giáo dân, người môn đệ Chúa Giêsu luôn phải có sự hy sinh từ bỏ, từ những chuyện như dành thời giờ đọc kinh cầu nguyện, tham dự thánh lễ, chia sẻ của cải vật chất giúp đỡ than nhân cho đến việc chống lại những cám dỗ bất chính, từ bỏ đường xấu xa tội lỗi. Tuy nhiên, chúng ta đừng quên rằng những sự hy sinh từ bỏ như thế chỉ là điều kiện cần để đón nhận một giá trị khác tuyệt vời hơn, đó chính là mặc lấy Đức Giêsu.

     

    Chỉ khi “có Chúa” và “nhân danh Chúa” thì đời sống của con người mới trở nên sung mãn và đầy đủ hơn qua những hy sinh từ bỏ hàng ngày. Hình ảnh Chúa Giêsu đầy máu me vẫn chưa phải là kết cục cuối cùng của đời tu hay đời Kitô hữu nói chung. Quan trọng hơn, đằng sau thập giá đớn đau đó chính là niềm vui phục sinh vinh quang, đánh tan xiềng xích tội lỗi, mang lại sự sống đời đời.

     

    Giuse Lê Đắc Thắng, SJ(dongten.net)


     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - LM MINH ANH

“AI KHIÊM NHƯỜNG, NGƯỜI ẤY TỰ DO!”

“Xin ông nhường chỗ cho người này!”.

William Temple, Tổng giám mục Canterbury đã từng nói, “Khiêm nhường không có nghĩa là suy nghĩ về bản thân mình kém hơn người khác; cũng không có nghĩa là đánh giá thấp về những quà tặng của riêng mình. Nó có nghĩa là tự do không nghĩ về bản thân theo cách này hay cách khác. ‘Ai khiêm nhường, người ấy tự do!’”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Ai khiêm nhường, người ấy tự do!”, câu nói của Đức Cha William Temple sẽ được Chúa Giêsu và thánh Phaolô khai triển một cách tài tình trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay. Từ đó, chúng ta có thể rút ra được những bài học bổ ích đầy lý thú.

Được mời dùng bữa, Chúa Giêsu thấy nhiều người chọn cỗ nhất, Ngài khéo dạy họ đừng làm thế, vì chủ nhà có thể mời họ xuống cỗ dưới, và họ xấu hổ! Sẽ rất thú vị khi chúng ta biết rằng, một vị thánh chân chính sẽ không cảm thấy hổ ngươi trước sự sỉ nhục khi nghe những lời ấy, “Xin ông nhường chỗ cho người này!”; thay vào đó, họ sẽ vui vẻ nhường ghế danh dự của mình cho người khác. Thực tế, rất có thể những vị thánh này đã ‘chiếm chỗ’ “thấp nhất”; bởi lẽ, vinh dự bên ngoài của thế gian chẳng nghĩa lý gì đối với họ. Thế nhưng, ở đây, Chúa Giêsu không nói với các ‘thánh sống’; Ngài nói với những con người đang giành giật cho mình những vinh dự phù phiếm thế gian. Điều này, cách nào đó, cho thấy bên trong họ, đang rất bất an và thiếu tự trọng.

Điều thú vị ở đây là, những đối tượng đang nghe Chúa Giêsu là những người đang chiếm cứ những cỗ bàn chông chênh đó. Ngài nhẹ nhàng chia sẻ với họ một sự thật rằng, niềm vui và danh dự thực sự chỉ được tìm thấy ở chỗ hạ mình và nâng cao người khác. Đây quả là bài học không dễ! Bởi lẽ, hầu hết chúng ta thường hay so sánh; “Cô ấy xinh hơn!”, “Anh ấy thành công hơn!”, hoặc “Họ rất học thức!”… Xu hướng phổ biến này phát xuất từ việc cá nhân chúng ta cảm thấy một điều gì đó bất ổn. Trẻ em luôn luôn tự do và cảm thấy rất an toàn vì trẻ em không so sánh! Vậy mà, khi chúng ta biết yêu bản thân theo cách Thiên Chúa yêu chúng ta, chúng ta có thể hoàn toàn bình an với con người mình, và sẽ tự do hơn rất nhiều khi chúng ta yêu người khác; chúng ta khiêm tốn trân trọng phẩm giá tha nhân, thậm chí vui mừng vì sự thành công và hoa lệ của họ. Và như thế, rõ ràng, ‘Ai khiêm nhường, người ấy tự do!’.

Cũng một chủ đề, qua thư Rôma hôm nay, Phaolô xác định “Chúa không ruồng rẫy dân Ngài!” như Thánh Vịnh đáp ca xác tín, cho dù xem ra Ngài quay sang ủng hộ dân ngoại. Bằng chứng là chính Phaolô, một người Do Thái thuần huyết, dòng dõi Abraham, chi tộc Bengiamin, đã nghe và khiêm tốn đáp lại lời cứu độ của Ngài. Sự không tin của người Do Thái chỉ là bước đầu Thiên Chúa cho xảy ra với mục đích khiến họ “ghen tị” với những người ngoại; thế nhưng, làm sao Ngài bỏ họ được! Trước đó, qua thư Rôma, Phaolô đã trích dẫn lời Môisen, “Ta sẽ làm cho các ngươi ganh tị với một dân không đáng gọi là dân, tức giận một dân được coi là ngu đần”. Từ bài học đó, người Do Thái biết ăn năn, khiêm tốn đón nhận Chúa Kitô và sứ điệp của Ngài, và họ sẽ được lại tự do của con cái Chúa; và như thế, đúng với sự thật, ‘Ai khiêm nhường, người ấy tự do!’.

Anh Chị em,

“Xin ông nhường chỗ cho người này!”. Chúa Giêsu không muốn ai trong chúng ta phải nghe những lời bất tiện ấy; Ngài muốn ngay từ đầu, chúng ta nhường ‘chỗ tốt’ cho người khác. Noi gương Ngài, chúng ta chiếm chỗ “rốt hết”, thật tự do, an toàn; chỗ của phục vụ, của hạ mình, của yêu thương! Trong thư Philipphê, Phaolô nói, “Phận là phận của một vì Thiên Chúa, Ngài đã trút bỏ hết mọi vinh quang”, chọn chỗ rốt hết trên thập giá; và “Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài!”. Nhờ đó “Ngài đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những ai tùng phục Ngài”. Cũng thế, với chúng ta, khiêm tốn, đơn giản là nhìn thấy chính mình dưới ánh sáng theo cách Thiên Chúa nhìn mình; không cần sự khen ngợi và quý trọng của người khác; chỉ tình yêu Ngài dành cho chúng ta là đủ. Vì thế, như Chúa Giêsu, người khiêm nhường được tự do để hoàn toàn chú ý đến lợi ích của người khác. Tình yêu này thật trong sáng, và chỉ có được khi mỗi người biết sống khiêm nhường cách trọn vẹn. Như vậy, rõ ràng, ‘Ai khiêm nhường, người ấy tự do!’.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin đừng để con oằn vai vì gánh nặng ham muốn méo mó về danh dự trần thế và sự quý trọng của thế gian; con muốn được tự do, vì thế, xin dạy con sống khiêm nhường!”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 31 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
35:54
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH -

ƯỚC MUỐN CỦA TRÁI TIM

“Vì Ngài sắp đi ngang qua đó!”.

Benjamin Franklin nói, “Của cải khiến một người nghèo trở nên giàu có; nhưng sự không hài lòng và thiếu thốn của con tim khiến một người giàu có trở nên nghèo nàn!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Sự thiếu thốn của con tim khiến một người giàu có trở nên nghèo nàn!”. Đó cũng là những gì chúng ta gặp thấy nơi Giakêu, một nhân vật độc đáo của Tin Mừng hôm nay; Luca tường thuật cuộc gặp gỡ lạ thường của ông với Chúa Giêsu. Đó là một Giakêu giàu có; vậy mà, tận thâm tâm, ông rất thiếu thốn và nghèo nàn. Chính cái nghèo thiêng liêng đang dằn vặt Giakêu; đúng hơn, chính ‘ước muốn của trái tim’ ông khiến ông khắc khoải bồn chồn; từ đó, ông quyết định đi tìm Chúa Giêsu. Ông leo lên một cây sung, “Vì Ngài sắp đi ngang qua đó!”.

Việc “leo lên cây” của Giakêu đồng nghĩa với việc ông nhận ra những gì mình có đều vô giá trị so với việc được một lần nhìn thấy khuôn mặt Chúa Giêsu và được biết Ngài là ai. Đây là ‘ước muốn của trái tim’ Giakêu mà Chúa Giêsu đã nhận ra; vì thế, Ngài bảo, “Giakêu, hãy xuống mau, vì hôm nay, Tôi phải lưu lại nhà ông!”. Những trái tim nghèo khó, thiếu thốn và rộng mở rất hấp dẫn đối với Ngài! Ngài không bao giờ bỏ lỡ cơ hội đến với một tâm hồn khiêm tốn đến như thế. Thực hay mơ? Giakêu không bao giờ tưởng tượng, có một ngày, Chúa Giêsu lại ngỏ ý muốn đến nhà ông. Ông giàu có về vật chất, nhưng xem ra ông không hài lòng với một cuộc sống đơn điệu, dù rất thoải mái của mình; một điều gì đó còn thiếu, và ông không thể không biết rằng, Chúa Giêsu đã nắm giữ câu trả lời. Ngài dừng lại, nhìn lên, gọi ông xuống và nói với ông những lời nghẹt thở đó.

Ngay lập tức, Giakêu đáp lại Chúa Giêsu, ông thay đổi hoàn toàn. Thay vì vun quén thật nhiều tiền, ông lại chia tiền! Ông hứa sửa chữa những sai trái trong quá khứ; ông cho đi một nửa tài sản và đền bù gấp bốn lần bất cứ ai ông đã gây thiệt hại. Thật thú vị, chính điều này tiết lộ tính xác thực ‘ước muốn của trái tim’ trong Giakêu. Phải chăng ông đã nhìn thấy niềm hạnh phúc thật sự trong con người Chúa Giêsu, điều này khiến cho đam mê tiền của chẳng còn hấp lực đối với ông.  

Hôm nay, đi ngang qua linh hồn chúng ta, Chúa Giêsu cảm nhận được điều gì? Ngài có bị thu hút bởi ‘ước muốn của trái tim’ chúng ta không; Ngài có bị hấp dẫn bởi sự thiếu thốn và nghèo khó thiêng liêng bên trong chúng ta không? Thật dễ dàng để chúng ta cảm nhận một cuộc sống như thể chúng ta có tất cả. Chúng ta có thể trang trí một ‘mặt tiền’ đường bệ, thể hiện một thái độ mạnh mẽ và thành công; nhưng Chúa Giêsu biết, đàng sau và bên dưới vẻ bề ngoài đó là cái gì. Ngài thường hiếm khi đến với một linh hồn giàu có, ít bày tỏ nhu cầu. Vì vậy, muốn lôi kéo Chúa Giêsu đến với mình, chúng ta phải thừa nhận sự nghèo khó bên trong của bản thân, cả khi chúng ta tự tạm coi như sung túc về vật chất và thành công trên đường đời. Phải hạ mình như Giakêu, may ra chúng ta có một cuộc viếng thăm tương tự của Ngài, hầu có thể tạo nên một sự khác biệt cho linh hồn! Thánh Vịnh đáp ca hôm nay thật ý nghĩa, “Chúa nâng đỡ linh hồn tôi!”, như Ngài đã nâng đỡ linh hồn Êlêazarô, để ông có một trái tim tinh ròng như bài đọc Macabê hôm nay kể lại.

Anh Chị em,

Chỉ “Vì Ngài sắp đi ngang qua đó!” mà Giakêu đã leo lên cao hầu thấy được Chúa Giêsu. Đúng thế, mỗi ngày, Ngài đi qua linh hồn chúng ta khi chúng ta rước Ngài vào lòng; khi chúng ta lắng nghe Lời Chúa; Ngài đã đi ngang qua ai đó hôm nay và gọi họ xuống để đi theo Ngài trong cơn dịch bệnh này. Và Ngài cũng đang đi ngang qua cuộc đời mỗi người chúng ta ngay hôm nay hoặc một ngày nào đó. Ngài hằng mong mỏi làm sao, cho con tim chúng ta luôn hướng về Ngài, tìm thấy nơi Ngài niềm vui đích thực để dám ‘leo lên cao’ tìm Ngài mỗi ngày. Lúc đó, chẳng những đôi chân chúng ta không còn chạm đất như Giakêu, mà cả con người chúng ta cũng tan biến trong Ngài; đó là lúc mà linh hồn chúng ta được hoà một với Giêsu. Điều đó không chỉ là ‘ước muốn của trái tim’ Giakêu hay của trái tim một ai đó, nhưng là ước muốn của chính Con Thiên Chúa.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, Chúa biết rõ ‘ước muốn của trái tim’ con. Xin giúp con hiểu được sự thiếu thốn và nghèo nàn thiêng liêng của mình. Xin hãy đến với con, và tạo nên một sự khác biệt”, Amen.

(Lm. Minh Anh, Tgp. Huế)

Chia sẻ Bài này:
 

FacebookTwitterLinkedInPinterestViber

00:00
 
04:47
 
 
 

Bài Giảng Chúa Nhật 32 Thường Niên B

Video Player
 
00:00
 
39:22
 
 
 

 

 
 
 

Chuyên Mục

 
 
 
 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CHÚNG CON KHÔNG THỂ

  • CHI TRẦN
    Lạy Chúa, chúng con không thể...
    Hãy ban cho chúng con sức mạnh, sự cương quyết, niềm tin và ý để hành động, chứ không ngồi một chỗ mà mong chờ phép lạ;
     
    Chúng con không thể...(Cầu nguyện và Sống CN)Chúng con không thể...1/ Lạy Chúa, chúng con không thể nài xin Chúa hãy chấm dứt chiến tranh, vì tự tay chúng con có thể tạo dựng được hoà bình...
    2/ Lạy chúa, chúng con không thể nài xin chúa hãy xoá bỏ nghèo đói, vì Ngài đã ban cho chúng con tài nguyên, sức lực để có thể chia ngọt sẻ bùi với anh em đồng loại...
    3/ Lạy chúa, chúng con không thể nài xin Chúa hãy dẹp bỏ sự kỳ thị, vì Ngài đã ban cho chúng con quả tim và đôi mắt để nhận ra mọi người đều bình đẳng với đầy đủ nhân cách và phẩm giá, cho dù chúng con có khác màu da, tiếng nói và phong tục...
    4/ Lạy Chúa, chúng con không thể nài xin Chúa hãy cất đi sự tuyệt vọng, chỉ vì Ngài đã ban cho chúng con đầy đủ nghị lực để vượt thắng khổ đau mà vươn lên trong hy vọng...
    SUY TƯ VÀ QUYẾT TÂM HÀNH ĐỘNG:
    Bởi thế, chúng con chỉ nài xin Chúa một điều: Hãy ban cho chúng con sức mạnh, sự cương quyết, niềm tin và ý để hành động, chứ không ngồi một chỗ mà mong chờ phép lạ; để chúng con có thể biến những ước muốn trở thành sự thật chứ không khoanh tay mà mộng mơ viễn tưởng... Amen.

    (Theo nội san Thánh Thể số 7)
    Trích: Nối Lửa Cho Đời - Xác tín
    (Lm.Lê Quang Uy DCCT sưu tầm và biên soạn)