8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - MÊ TÍN TRÀN LAN

 

TRÀN LAN MÊ TÍN

CHI TRAN

 

TTO - Có lẽ chưa khi nào vấn đề mê tín trở nên khủng khiếp như hiện nay. Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã lên tiếng: mê tín đang dẫn dắt nhiều người xa rời văn minh, tiến bộ xã hội.

 

Đồ vàng mã ở đền Chợ Củi, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh - Ảnh: DOÃN HÒA

 

Chỉ vì một con cá chép ai đó đánh rớt xuống ruộng mà nhiều người ùn ùn kéo ra khấn bái, chỉ đến khi chính quyền ra tay bắt cá mang đi mọi chuyện mới trở lại trật tự. Một con rắn nước bò lên, nằm cạnh một ngôi mộ đã kéo nhiều người tới chiêm bái.

Lễ hội đền Trần nhiều năm thành cảnh chen lấn, xô đẩy để lấy được chiếc ấn với hi vọng sẽ được "làm quan". Trong khi cùng ngày hôm ấy, lễ hội Minh Thề diễn ra ở Hải Phòng vắng hiu vắng ngắt.

Chuyện mê tín ngày nay biểu hiện muôn hình vạn trạng: phù phép để đi thi, xin số đề; gọi hồn, áp vong, cúng sao giải hạn, cúng kiếng biến tướng các kiểu... Đành rằng chuyện không còn của riêng ai nhưng thử nghĩ: những ai tham gia "nhiệt tình" nhất trong những vụ chen lấn xin ấn? Không phải là người nông dân! Bao nhiêu xe công có biển số đẹp, "8 nút, 9 nút"? Báo chí và công luận cũng phản ánh nhiều chuyện xe công... đi chùa. Nhiều đám tang, trong đó có đám tang của những gia đình cán bộ, vàng mã bay đầy đường...

Không biết tự bao giờ, nhiều người tin rằng có thể cúng bái, tranh cướp, xin thánh thần cho mình may mắn, đỗ đạt, thăng tiến. Nếu tất cả mọi điều xin mà có được thì cần gì phải lao tâm khổ tứ! Ai cũng xin, thánh thần nào có thể "nhận" những mâm xôi, con gà dâng cúng và xin nhà lầu, xe hơi, chức tước?

Những người theo Phật giáo và có tín ngưỡng Phật giáo, khi người thân qua đời bao giờ cũng cầu cho người thân siêu thoát. Đã siêu thoát rồi sao còn đốt vàng mã gửi đi? Và vàng mã để cúng giờ không chỉ áo quần, giày, nón; nhiều kiểu nhà lầu, xe hơi, điện thoại... bán khắp nơi, ngày càng đa dạng các kiểu "vật chất của cải", tiện nghi hơn người ở trần gian.

Chúng ta phải chấn chỉnh tình trạng mê tín ngày càng quá đà hiện nay. Một xã hội mà nhiều người dân tin vào ma quỷ, thần thánh, cúng bái để cầu xin; đức tin bị lợi dụng, nhiều người mua bán, trục lợi thì thật đáng báo động. Có nhiều vấn đề lớn phải sửa nếu muốn xây dựng và phát triển một nền văn hóa nhân bản, tiến bộ. Và trách nhiệm này không của riêng ai.

 

Việc này cần sự lên tiếng mạnh mẽ nhiều hơn nữa từ các vị chức sắc tôn giáo. Cán bộ, cơ quan nhà nước cần làm gương trước, chẳng hạn trong chuyện biển số đẹp, cúng bái khi khởi công, động thổ. Để phần đông người dân dần rời xa các hình thức mê tín, tất cả cán bộ, công chức, viên chức hãy làm gương không tham gia và cổ xúy các hành động mê tín dị đoan.

Nghĩ cho cùng, đây không phải là chuyện riêng từng người, từng nhà, mà là câu chuyện xã hội. Xã hội văn minh, tiến bộ không thể tràn lan các kiểu mê tín dị đoan như hiện nay.

VŨ TRUNG KIÊN (tuoitreonline)

Xử phạt nạn mê tín, được không?

Ngày tôi còn nhỏ, trẻ con được người lớn cho đeo những lá bùa trừ ma quỷ, bảo vệ sức khỏe và cha mẹ phải trả tiền. Ngày nay, tuy những hiện tượng đầy mê tín kiểu này không còn "thịnh hành", thay vào đó có rất nhiều hình thức đầy tính dị đoan (không phải tín ngưỡng).

Từ việc đốt vàng mã ngày càng hoành tráng, người sống phải bỏ ra số tiền không nhỏ. Rồi cảnh tranh lộc thánh bạo liệt để ai đó chiếm được may mắn về mình.

Ai có niềm tin, có tín ngưỡng, họ luôn mong cầu những điều tốt đẹp cho mình và cho người khác. Mong ước đó sẽ đẹp hơn nếu được đến từ những thực hành đạo lý mà tín ngưỡng đó đã truyền đạt, chứ không nên đến từ những sự suy diễn hoặc tâm lý mê tín dị đoan.

Thời hoàng đế Gia Long, bộ Luật hình - nhân mạng (quyển 196) trong Khâm Định Đại Nam Hội Điển đã quy định rất nhiều hình phạt chi tiết và cực kỳ nghiêm khắc dành cho những tội danh mê tín trong dân chúng.

Nếu bị phát hiện, tội nhân bị xử nặng, người tố giác còn được thưởng to. Người xưa đã quan tâm và có những biện pháp chế tài linh hoạt để kiểm soát ngay những hành vi tâm linh sai hướng.

Bình an cũng như may mắn đều đến từ quá trình sống hiểu biết, có đạo đức, cho mình và vì cộng đồng chứ không phải kiểu hối lộ thánh thần bằng nhiều kiểu cũng như hình thức vật chất khác.

TẠ TƯ VŨ

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - DẠY GIÁO LÝ CÓ ĐỜI SỐNG NỘI TÂM

TRUYỆN NHÀ ĐẠO
 
Khi người dạy giáo lý có đời sống nội tâm, 
chính Chúa Giêsu hướng dẫn họ 
CHI TRAN CHUYỂN

Một giáo sĩ điều khiển Hội Dòng Nữ Tu dạy giáo lý, ngày kia nói với bà bề trên sở tại:
- "Thưa bà, tôi nghĩ nên cho chị X...nghỉ dạy giáo lý ít nhất là một năm."
Bà bề trên không đồng ý:
- "Nhưng thưa Cha, Cha quá rõ. Chị X... là người có biệt tài chỉ huy. Với tài khôn khéo, chị đã lôi kéo được các trẻ khắp vùng ngoại ô đấy. Không cho chị ấy dạy giáo lý, tức là bỏ rơi một số lớn thiếu nhi."
Vị giáo sĩ này liền đưa ra nhận xét:
- "Tôi đã ngồi dự lớp giáo lý của chị này dạy rồi. Chị làm cho thiếu nhi ham thích, nhưng bằng phương pháp quá nhân loại. Sau một năm tập lại để được huấn luyện kỹ về đời nội tâm hơn, chị đó sẽ thánh hoá bản thân, và nhờ lòng nhiệt thành, nhờ tài khéo léo, sẽ thánh hoá thiếu nhi. Nhưng hiện tại, tôi dám chắc chị ấy là trở lực cho tác dụng trực tiếp của Chúa Giêsu nơi linh hồn các em đang sửa soạn rước lễ lần đầu. Chắc bà lấy điều tôi yêu cầu làm phiền lòng. Vậy được! Tôi dàn xếp thế này... Tôi biết chị N... là một linh hồn có đời nội tâm khá, nhưng kém tài. Bà hãy xin Bề Trên Cả sai chị đó đến đây ít lâu. Rồi mỗi giờ dạy giáo lý, cho chị X... đến dạy 15 phút để cho bà khỏi lo các em bỏ học, sau đó, chị X... sẽ rút lui hoàn toàn. Lúc đó, bà sẽ thấy các em biết cầu nguyện, ca hát cách sốt sắng hơn nhiều. Sự cầm trí và vâng lời của chúng sẽ phản chiếu tính cách siêu nhiên hơn. Đó là hàn thử biểu để đo lường."
Nửa tháng sau, bà bề trên cũng nghiệm thấy chị N... dạy giáo lý một mình và số trẻ em lại đông hơn. Lúc này, chính Chúa Giêsu dạy giáo lý qua lời chị. Từ cặp mắt, cử chỉ, tính hiền lành, dịu dàng, cho tới cách làm Dấu Thánh Giá, điệu giọng, tất cả đều phản chiếu Chúa Giêsu. 
Chị X... có tài tô điểm, làm những gì buồn tẻ nhất thành ra vui vẻ. Nhưng Chị N... còn đi xa hơn. Đành rằng chị vẫn cố gắng sửa soạn bài, cắt nghĩa và giảng hết sức rõ rệt, nhưng bí quyết trổi vượt trong lời chị giảng bảo, là nhiệm cảm. Chính nhờ nhiệm cảm này, các linh hồn thấy mình được tiếp xúc với Chúa Giêsu.
Trong lớp giáo lý của chị N..., có kém phần vui vẻ nhộn nhịp, ít có những cái nhìn sửng sốt, ít sự say mê thường được gây nên do những bài diễn thuyết vô cùng hấp dẫn của những nhà hùng biện hay là câu truyện rất cảm kích về một cuộc chiến đấu gay go.
Trái lại, với một thái độ chăm chỉ, trầm tĩnh, thiếu nhi ngồi trong lớp như trong thánh đường. Không cần áp dụng phương thế nhân loại nào để giúp chúng khỏi chia trí, chán nản nữa. Vậy ở giữa các em, phải chăng có một sức hấp dẫn huyền nhiệm nào?
Chúng tôi dám quả quyết đó là ảnh hưởng do Chúa Giêsu trực tiếp gây ra. Vì một linh hồn nội tâm cắt nghĩa giáo lý, chính là cái đàn huyền cầm vang âm thanh dưới ngón tay nhạc sĩ thần linh. Và không một nghệ thuật gia nào, dầu xuất sắc đến đâu, có thể so sánh với tác dụng của Chúa Giêsu được. (Hồn Tông Đồ)
 
gpvinhlong
-------------------------

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - LẮNG NGHE LỜI CHÚA

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CACH LẮNG NGHE LỜI CHÚA PDF Print E-mail edit

Lắng Nghe Lời Chúa Qua Sự MẠC KHẢI Của Ngài

Làm thế nào để chúng ta có thể lắng nghe được tiếng phán của Đức Chúa Trời? Đức Chúa Trời đã MẠC KHẢI LỜI của Ngài để giúp BẠN VA2VA2 TÔI nhận thức và hiểu biết qua 8 quyền năng CỦA CHÚA THÁNH THẦN như SAU:

1) Đức Chúa Trời có thể nói qua các hoàn cảnh (God can speak through circumstances).

(Giô-na 1-4).

2) Đức Chúa Trời có thể nói qua con người (God can speak through people).
người khôn ngoan và tin kính Chúa để truyền tải sứ điệp của Ngài.

qua lời tâm vấn khôn ngoan (God can speak through wise counsel)(Khôn Ngoan).
3) Đức Chúa Trời có thể nói qua giấc mơ và mạc khải (God can speak through dreams and visions). Giô-sép, Sa-lô-môn, Gia-cốp, Phê-rô, Gioa, và Phao-lô (Cv 2:17; Giô-ên 2:28).

4) Đức Chúa Trời có thể nói qua các tư tưởng (God can speak through our thoughts). Đức Chúa Trời có thể phán qua tư tưởng hay tâm trí của chúng ta (A-mốt 4:13; Mat 1:19-21).

5) Đức Chúa Trời có thể nói qua sự bình an.(God can speak through peace).Côl 3:15).

7) Đức Chúa Trời có thể nói qua các hiện tượng (God can speak through natural manifestations)thiên nhiên (Rô-ma 1:18-20; Gioan 12:27-30).

6) Đức Chúa Trời có thể nói qua Kinh Thánh (God can speak through the Bible).

đã phán với con người qua Kinh Thánh (2 Ti-mô-thê 3:16; Hê-bơ-rơ 4:12).

7) Đức Chúa Trời có thể nói qua các hiện tượng siêu nhiên (God can speak through supernatural manifestations ) Xuất H. 3:1-4; Thẩm phán 6:37-40; CV 9:1-5; Dân số 22:1-35).

8) Đức Chúa Trời có thể nói qua tiếng nói. (God can speak through a whisper).

ĐCT đã phán với con người (1 Các-vua 19:12; Giê-rê-mi 7:13; Rô-ma 10:17).

QUÝ VÂN CHUYỂN

--------------------------------

 

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - TÁCH CAFE TAM LINH CN6TN-C

TÁCH CAFE TÂM LINH - CN6TN-C : Chào cả nhà, 
 
Là con người mỗi người chúng mình đều mang trong lòng sâu thẳm một sự khao khát vô biên cho sự viên mãn.
Mỗi người chúng mình luôn ao ước tìm kiếm sức khỏe, sự hài lòng, thông minh, tình yêu, tình bạn, niềm vui, sự hoàn hảo và hạnh phúc,v.v… Trong những bài đọc của Chúa Nhật thứ 6 mùa thường niên hôm nay, cho chúng mình thấy rằng hạnh phúc đích thực đạt được qua những cách thức hoàn toàn khác hơn là những gì được cung cấp bởi xã hội mà chúng ta đang sinh sống. 

Trong thời điểm mang tính cách xã hội, chính trị đương thời, chúng mình hay có thói quen đặt câu hỏi thăm dò về những giá trị khác nhau cho chính mình và những người chung quanh.  Chúng mình cho rằng việc thăm dò và thẩm định này rất dễ làm.  Nhưng thật ra thì nó không phải dễ dàng như chúng mình lầm tưởng. Bài đọc một, bài đọc hai và nhất là bài Phúc Âm của tuần này, mời gọi chúng mình xem xét lại coi “đức tin” của mỗi người chúng mình “bắt nguồn từ đâu và những lựa chọn nào" của chúng mình đã tạo nên và mang đến những sự khác biệt nào trong cuộc sống của mỗi người chúng mình!!!

Qua bài Phúc Âm,Chúa Giêsu, đang thách thức những ai đang cảm thấy thỏa mái với cuộc sóng của họ.  Đồng thời Ngài cũng đang mời mỗi người chúng mình hãy kiểm tra lại những sự lựa chọn và cuộc sống của mỗi người.

Với tâm tình này xin mời cùng nhau nghe bài niệm Áng Sáng Tim Mừng tuần nay 17 tháng 2 năm 2019

Xin gởi đến mọi người tách cafe tâm linh ngày17  tháng 2, 2019Chúa Nhật 6 Thường Niên năm C 17-02-2019

 

·         Suy Niệm Tin Mừng  - Phúc Âm Thánh Luca 6, 17.20-26

 

·         " Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó. - khón cho các ngươi là những kẻ giàu có” Thầy Phó tế Vincent Nguyễn Công Trứ, Giáo xứ St. Philip, GP Arlington, Va Hoa kỳ""

·          

·         Đời Sống và Đức Tin

·         “DTC Danh dự Bênêđitô 16 suy tư về Huấn Quyền Đại diện của Thánh Phêrô"
""bài của Thanh Quảng""

·          

·         Mỗi Tuần Một Vị Thánh

·         1. Đêm Giao Thừa bài của Tuyết Liên""

·         2. Tông Tòa Thánh Phêrô- Lễ kính ngày 22-2-2019""

·          

https://app.box.com/s/amloqhg7f6vzs8uowkv66eugqtsifxue

------------------------------------

DỜI SỐNG TÂM LINH - ĐỪNG LO LẮNG

3 Things Jesus Tells Us about Worry:  

 
 
“Therefore I tell you, do not be anxious about your life, what you will eat or what you will drink, nor about your body, what you will put on. Is not life more than food, and the body more than clothing? (25)
 

"Look at the birds of the air: they neither sow nor reap nor gather into barns, and yet your heavenly Father feeds them. Are you not of more value than they? (26)"

 

 

"And which of you by being anxious can add a single hour to his span of life? (27)"

 

 

 

To sum up:

 

Worry can’t do a thing. It won’t bring in a penny. It can’t put a crust of bread on the table or add 5 minutes to our lives.

Happy moment, seek God.

Quiet moment, worship God.

Painful moment, trust God.

Every moment, thank God.”

 

 

Tuyet Van

 
You received this message because you are subscribed to the Google Groups "Linh Thao Tin Yeu" group.

-------------------------------