8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - TINH THÂN MÙA CHAY

  •  
    Mo Nguyen
    Lenten.jpg

     

                                             Lenten SPIRITUALITY 

     

                                                                                                                                OUR SPIRITUALITY: 3rd SUNDAY OF LENT C  (Luke 13: 1-9)      

     

    If we browse through the magazines in our doctor's or dentist's waiting-rooms, we will probably come across an article on spirituality. Lately too, the lists of best-sellers often include works related to the human spirit or soul. People are no longer satisfied with material things only. So, in their search for satisfaction and self-fulfilment today, people have been looking for meaning and value beyond the material and the physical.

     

    So far, so good! But not all agree on what is meaningful and valuable in life. For some, being 'spiritual' is focussed on a sense of harmony with all living things, and openness to the great power upholding our intricate universe. For others it includes meditation and relaxation exercises for the sake of inner peace and calmness and for the sake of greater physical and mental energy. For some it’s mixed up with trances or alleged messages from outer space or from dead friends and relatives. In so-called ‘New Age Spirituality’ it often involves tarot cards and crystals.

     

    In some searches for the spiritual there is a concentration on the 'self ' rather than on the 'Other' or 'the others'. There is little or no awareness at all of such people in need as the poor and the suffering. In other searches for the spiritual there is little sense of the reality of evil. Everything in the garden is rosy. Everything is viewed through rose-coloured glasses. Such spiritualities seem rather selfish and inward-looking, or an escape from reality and a flight into fantasy.

     

    But there’s another kind of spirituality - Christian spirituality - which you and I have been sincerely trying to live. It’s based on the conviction that a meaningful life is all about good relationships. In relation to ourselves we know that 'God doesn’t make junk'. So we value ourselves and respect our own dignity, and we work on becoming better persons, knowing that God is patient with us, and hasn't finished with us yet. In relation to other people, we look for the good in them, and deal with them with acceptance, trust, affection and care. In relation to God we treat God as our origin, the ultimate source of our existence. We treat God too as the one who sustains us through all the ups and downs of life. And we treat God as our final destiny, the one who is waiting to take us into his embrace at the end of this life.

     

    So for us life is both personal and interpersonal. God is much more than the great Architect, who designed this amazing universe, and much more than the great Clockmaker, who keeps it ticking over. No! God is Father, Mother, Friend, and Love Itself with a capital ‘L’. We hear God speaking to us, and we respond to God. With thoughts, words and actions of praise and thanksgiving! With thoughts, words and actions of love and self-offering! We converse with God as familiarly as friends talk with one another, as intimately as a wife speaks with her husband, or as children chat with their parents.

     

    So, in today’s First Reading we hear God say (directly to Moses, and indirectly to us): ‘I am the God of your ancestors, the God of your fathers and mothers. 'I have seen the miserable state of my people in Egypt. I have heard their appeal to be free of their slave-drivers.  . . . I am well aware of their sufferings. I mean to deliver them up out of that land to a land rich and broad, a land where milk and honey flow.' In response to this powerful assurance from God that God cares when people suffer, that God is a liberator who acts to deliver people from oppression of every kind, we have answered again and again: 'The Lord is kind and merciful; the Lord is kind and merciful'.

     

    Our conversation with God continues in this Mass we are celebrating together. In a few moments we will be declaring in the Creed all that God has done for us and for our people down the ages. In our Prayer of the Faithful we will speak words of trust and petition. In our Eucharistic Prayer, we will start with words of joyful praise and thanksgiving, and go on to words of petition for a variety of people both living and dead.

     

    In short, our spirituality as Christians is immensely and intensely personal and interpersonal. We sense that our God is closer to us than we are to ourselves. We cannot stop ourselves from reaching out to the love and goodness which is God. In fact we cannot even understand ourselves or describe ourselves, except in relation to God. So much so that we are convinced that God enters into the very definition of who we are as human beings. We find meaning and value in a personal and community relationship with a personal God, a God who is Father, Son, and Holy Spirit. This is the God whom we meet in our readings from scripture! This is our kind of spirituality!

     

    Fr Brian Gleeson

     

     

          A positive path for spirituality living

     

     
     
     
     
     
    Spirituarity.jpg
     
     

    SVD Spirituality Song:

     

    https://www.youtube.com/watch?v=Okm5qd2keek

    --------------------------------

     
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - NỖI HỐI TIẾC TRONG LÒNG

NỖI HỐI TIẾC TRONG LÒNG

 

Trong đời, chúng ta luôn luôn có hối tiếc, có hối hận sâu sắc. Thánh Tôma Aquinô đã viết: Tất cả mọi chọn lựa đều là một từ bỏ. Vì lẽ đó, chúng ta thấy thật khó khăn để đưa ra những chọn lựa nan giải, đặc biệt khi nó liên quan đến việc dấn thân lâu dài. 

 

 

Trong quyển sách mới đây của mình, Phát kiến của đôi cánh (The Invention of Wings), Sue Monk Kidd mô tả Sarah, nhân vật nữ chính với những mâu thuẫn sâu sắc, một phụ nữ quá nhạy cảm, là con của một chủ nô và được sống trong nhung lụa. Nhưng sự nhạy cảm trong lòng của Sarah sớm vượt trên ý thức đặc quyền của mình và cô đã thực hiện một loạt những chọn lựa khó khăn để thoát ly bản thân khỏi cả tình trạng nô lệ và sự đặc quyền.

 

Có lẽ khó khăn nhất trong các chọn lựa nan giải của cô chính là việc chọn từ chối một lời cầu hôn. Sarah khắc khoải mong được kết hôn, được làm mẹ, được có con nhưng khi người đàn ông mà cô đã đem lòng yêu suốt nhiều năm trường cuối cùng cũng đến cầu hôn cô, thì trong lòng cô dấy lên một chuyện khó giải quyết và cuối cùng cô đã từ chối. Cô đã lưỡng lự thế nào?

Khi anh chàng Israel cuối cùng cũng đến cầu hôn cô, Sarah hỏi anh, liệu sau khi kết hôn, cô có còn được theo đuổi giấc mơ trở thành một mục sư phái Quaker hay không. Chàng Israel, một người thời đó, chỉ có thể nhìn nhận phụ nữ trong vai trò làm vợ, làm mẹ mà thôi, và anh đã trả lời thẳng. Với anh, chuyện cô vừa hỏi là không thể xảy ra. Ngay lập tức, Sarah trực cảm ngụ ý của câu trả lời này.

“Đó chính là cách anh ấy nói rằng mình không thể vừa có anh ấy vừa giữ con người thật của mình được.” Người yêu của cô còn làm mọi chuyện trở nên xấu hơn khi cho rằng mong ước muốn làm mục sư của cô chỉ đơn thuần là một thứ bù đắp, một cái tốt phụ, nếu như cô không đạt được cái tốt nhất chính là hôn nhân. Cô từ chối thẳng lời cầu hôn của anh.

Nhưng dù đó là một sự dứt bỏ cao cả, nó vẫn tiếp tục làm cho cô đau đớn. Suốt đời mình, Sarah thường cảm thấy hối tiếc nhức nhối vì lựa chọn của mình, vì đã để cho các nguyên tắc của mình thắng vượt con tim. Nhưng cuối cùng, cô cũng hòa giải được với các hối tiếc của mình.

Khi tham dự lễ cưới của em gái mình, cô càng cảm thấy nhức nhối hơn nữa nỗi cay đắng mất mát của mình, và cô chia sẻ với em mình: “Chị mong ước hôn nhân theo cách đau đớn của một người lãng mạn hóa một đời sống mà mình đã không chọn.

Nhưng bây giờ, ngồi đây, chị biết rằng nếu lúc đó chị chấp nhận lời cầu hôn của anh Israel, thì chị cũng sẽ hối tiếc như vậy. Chị đã chọn nỗi hối tiếc rằng chị có thể sống với cái tốt nhất, là thế đó. Chị đã chọn một đời sống thuộc về mình.”

Trong đời, chúng ta luôn luôn có hối tiếc, có hối hận sâu sắc. Thánh Tôma Aquinô đã viết: Tất cả mọi chọn lựa đều là một từ bỏ. Vì lẽ đó, chúng ta thấy thật khó khăn để đưa ra những chọn lựa nan giải, đặc biệt khi nó liên quan đến việc dấn thân lâu dài. Chúng ta muốn những điều đúng đắn, nhưng chúng ta không muốn làm ngơ những điều khác. Chúng ta muốn tất cả chúng!

Nhưng chúng ta không thể có tất cả chúng, cho dù chúng ta có tài năng hay có nhiều dịp may đi chăng nữa, và đôi khi phải mất thật lâu chúng ta mới hiểu được nguyên do vì sao lại thế. Trong truyện trên, có đoạn Sarah, đã 30 tuổi, còn độc thân, thất nghiệp, gần như tách ly khỏi gia đình mình, nản lòng vì các giới hạn xã hội và hạn chế chọn lựa đối với phụ nữ, lúc này, cô đang sống nhờ bạn của mình,

Lucretia, một nữ mục sư phái Quaker. Một tối nọ, khi ngồi cùng Lucretia, than thở về những giới hạn trong đời mình, Sarah lên tiếng: “Tại sao Thiên Chúa gieo trong lòng chúng ta nỗi khắc khoải thâm sâu đến thế. … và nếu nó chẳng đi đến đâu?”

Sarah lúc này đang thở dài hơn là hỏi, nhưng Lucretia trả lời: “Thiên Chúa đổ đầy trên chúng ta đủ kiểu khắc khoải đi ngược với khuynh hướng của thế giới này, nhưng việc những khắc khoải đó chẳng đi đến đâu, tôi không dám chắc đó là do tay Chúa. … mà tôi nghĩ chúng ta biết việc này là do con người mà ra.”

Với Lucretia, nếu thế giới công bằng, chúng ta sẽ chẳng có những giấc mơ tan vỡ. Cô đúng phần nào, nhiều sai trái trên địa cầu này là do bàn tay chúng ta làm ra. Nhưng xét cho cùng, cội rễ cho sự thất vọng của chúng ta là từ một thứ sâu sắc hơn, ít đáng tội hơn, chính là sự bất xứng của cuộc đời.

Đời sống, bên này miền vĩnh cửu, không trọn vẹn. Chúng ta, bên này miền vĩnh cửu, không trọn vẹn. Bên này miền vĩnh cửu, chẳng có gì trọn vẹn. Nói theo Karl Rahner là: Trong nỗi giày vò của sự thiếu hụt tất cả mọi thứ vốn có thể đạt được, đến tận cùng, chúng ta học biết rằng, trong đời này, tất cả mọi bản hòa âm đều phải chưa trọn.

Lời này có nhiều ý, chứ không chỉ là sự thật đơn thuần (dù không dễ tiếp thu) rằng, chúng ta không thể có tất cả hay làm được tất cả. Đời chúng ta có những giới hạn rất thật, và chúng ta cần phải ngừng việc lôi những thứ chúng ta không có, không đạt được mà hành hạ những gì chúng ta đang có, những gì chúng ta đã đạt được.

Dù thời nay người ta nói rất nhiều đến mẫu thuẫn, nhưng không ai hiểu cho hết! Tôi cho rằng, hầu hết chúng ta đều để mình dính đến các hối tiếc kiểu: Tôi đã để cả đời để nuôi dạy con ngoan, con giỏi nhưng bây giờ tôi chẳng có nghề nghiệp gì. Tôi thành công trong công việc, nhưng lại thất bại trong vai trò làm chồng làm cha. Tôi chưa bao giờ kết hôn vì các lý do sai lầm, bây giờ tôi độc thân và cô đơn.

Tôi đã hy sinh cuộc sống bình thường vì lý tưởng, nhưng bây giờ tôi nhớ da diết những gì tôi đã từ bỏ. Hay, chúng ta cũng như Sarah:  Tôi chưa bao giờ thỏa hiệp được với các nguyên tắc của tôi, nó mang lại cho đời tôi sự cô đơn tàn nhẫn.

Vấn đề không bao giờ là sống với những hối tiếc hay không có hối tiếc. Tất cả mọi người đều có hối tiếc. Nhưng, hy vọng rằng, chúng ta đã chọn được nỗi hối tiếc tốt nhất mình có thể mang trong lòng.

Ronald Rolheiser,

J.B. Thái Hòa dịc

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - SỐNG TÂM TÌNH MÙA CHAY

  •  
    Chi Tran
    Mar 4 at 11:39 PM
     
     

    TÂM TÌNH SỐNG MÙA CHAY

    DÒNG SÔNG THANH TẨY (1)

     

    Từ thuở nhỏ chúng ta được giáo dục để có tham vọng, để thành công, để trở thành ai đó, và như thế trong tâm chúng ta đã ẩn tàng một sự phân chia bất bình đẳng.

     

     

    Mùa chay – Mùa Sám hối. Sám hối trước tiên là trở về với Chúa từ trong sâu thẳm của lòng mình, vì Chúa chính là đại dương của tình yêu, để càng ngụp lặn trong nguồn cội, ta lại càng đón nhận được sức sống tuôn trào. Như vậy, cụ thể của việc sám hối là thanh tẩy tâm hồn mình. Thanh tẩy không chỉ là rửa sạch những bợn nhơ của tâm hồn, nhưng còn chính là “thay đổi lối sống”, đúng hơn là “thay đổi não trạng” (metanoia), để cho tinh thần của chúng ta (nous) được “đảo ngược” (meta) nhờ Thần Khí của Chúa. Những kiểu cách suy nghĩ theo “tinh thần thế gian” ít nhiều đã nằm vùng trong đầu óc chúng ta, nên cần đảo ngược lại theo “tinh thần của Chúa”.

     

    Tội lỗi đã làm đảo lộn mọi sự trong đời sống con người, đảo lộn sự hoà hợp giữa tinh thần, linh hồn và thân xác; đảo lộn bậc thang giá trị sống… Sự đảo ngược của Thần Khí Thiên Chúa là thiết lập lại trật tự ban đầu của việc tạo dựng, làm nên sự hài hòa và thống nhất toàn thể thân-tâm. Khi bản thân còn bị phân rẽ và xáo trộn thì mọi sự đều mờ tối, khiến mọi hành động của ta đều bị biến dạng, biến chất. Khi hợp nhất với chính mình, ta mới có thể tiến đến sự hợp nhất với Chúa, và mọi sự đều sáng lên. Kinh nghiệm ấy chính là dấu chỉ của sự sống đích thực mà ta phải nhận ra trong đời sống đức tin, và phải òa lên vui sướng khi tìm lại được chân tính của đời mình.

     

    Hành vi sám hối trong sự thanh tẩy là nền tảng để xây dựng tòa nhà thiêng liêng, để từ đó làm nên những tầng cao của đời sống thánh thiện. Muốn vậy, ta phải bắt đầu bằng sự thực hiện một cuộc thanh tẩy toàn diện: từ bên trong đến bên ngoài. 

     

    I. THANH TẨY BÊN TRONG

    Người ta thích làm sạch đẹp cái bên ngoài, và thường dựa vào đó để yên tâm hoặc tự hào về cái sạch đẹp bên trong tâm hồn. Biết rằng điều đó không trung thực, nhưng nó đã trở thành lối sống của người đời, có khi đã trở thành một thứ văn hóa hay một truyền thống mang tính tôn giáo. Chẳng hạn truyền thống rửa tay trước khi ăn của người Do Thái được coi như một phương dược tôn giáo để thanh tẩy những ô uế bên trong (x. Lc 11, 37- 41). Thế nhưng Đức Giêsu đã vạch trần sự thật:“Bên ngoài chén đĩa thì các ngươi rửa sạch, nhưng bên trong thì các ngươi đầy những chuyện cướp bóc gian tà”.

     

    Người Việt ta vốn chuộng hình thức, ham sĩ diện, và trong xã hội hôm nay, nó trở thành một thứ bệnh. Phải chăng vì vậy mà cuộc sống trở nên bát nháo, vàng thau lẫn lộn, tình trạng nội tâm ngày càng hỗn độn, truyền thống đạo đức ngày càng xuống cấp, tạo nên bao điều thị phi điên đảo. So với người xưa, có lẽ chúng ta đã kém xa. Câu chuyện trong Cổ học tinh hoa sau đây cho ta một hình ảnh về việc thanh tẩy nội tâm rất thi vị.

     

    Rửa tai hay rửa lòng?

    Theo truyền thuyết của Trung Quốc, Vua Nghiêu nghe tiếng Hứa Do là người tài giỏi nên xin nhường cả thiên hạ. Hứa Do từ chối, lui về ẩn ở núi Trung Nhạc, phía nam sông Dĩnh Thúy.

    Sau, vua Nghiêu lại tìm đến, cố mời Hứa Do làm tổng quản cả chín châu. Hứa Do không muốn nghe chuyện nữa, bỏ ra bờ sông Dĩnh Thúy rửa tai. Ngay lúc bấy giờ Sào Phủ đang dắt trâu xuống bờ sông, gặp Hứa Do đang rửa tai, hỏi:

    - Vì việc gì mà anh phải rửa tai?

    Hứa Do thuật lại câu chuyện, Sào Phủ liền gò cổ trâu lại mà nói:

    - Ta toan cho trâu uống nước đây, e rằng lại bẩn cả miệng trâu.

    Nói xong, dắt trâu lên quãng sông trên cho trâu uống nước. Sau đó Sào Phủ lên tiếng:

    - Anh đã làm gì để đến nỗi vua Nghiêu biết anh là người hiền trong thiên hạ mà mời anh ra làm vua?”

    Có cả thiên hạ mà cố nhường cho người khác là chuyện lạ. Người được nhường thiên hạ cho mà không nhận cũng thật lạ. Nghe chuyện nhường thiên hạ mà cho là chuyện bẩn, phải đi rửa tai lại lạ hơn. Không để cho trâu uống phải nước đã rửa tai ấy, sợ bẩn miệng trâu lại càng lạ hơn nữa. Rửa tai là một hành vi biểu tượng của sự thanh tẩy để lòng không vướng bận những cao vọng thường tình. Quả là một tâm hồn trong sáng.

    Các cao sĩ đã bàn rằng đây là câu chuyện thâm thúy bậc thượng thừa của người xưa. Cái độc đáo không phải là Hứa Do rửa tai hay Sào Phủ dẫn trâu ngược dòng sông để tránh cho trâu uống phải nước bẩn của danh lợi, mà ở câu hỏi bất thần của Sào Phủ: “Anh đã làm gì...?”. Đến trong sạch như Hứa Do chắc cũng sửng sốt xem lại cái gọi là trong sạch của mình.

     

    2. Thanh tẩy cái “mình là”

    Mong muốn trở thành nhân vật tầm cỡ nào đó, hoặc mơ ước làm được điều gì đó thật lớn lao, thường là tâm trạng phát xuất từ sự lẩn tránh cô đơn, lẩn tránh thực tại, mà theo Krishnamurti là lẩn tránh cái đang là. Mong muốn thế chỉ nuôi dưỡng và làm tăng thêm nỗi buồn và sầu khổ vốn có.

     

    Khi mong muốn làm tốt cho đời, có khi chúng ta cũng đồng thời nuôi dưỡng tranh chấp và khổ lụy. Mong muốn nhiều khi đã trở thành tham vọng. Tham vọng được biện minh là để có tiến bộ. Muốn tiến bộ thì phải thành công, phải trở thành nhân vật nào đó. Tại sao ta phải nỗ lực để giành thế thượng phong? Tại sao phải cố gắng hết sức để khẳng định mình, dù trực tiếp hoặc thông qua một ý thức hệ hay quốc gia, hoặc ngay trong phạm vi tôn giáo? Sự tự khẳng định mình như thế không phải là lý do chính cho sự xung đột và hỗn loạn sao? Không phải tham vọng này là do sự thôi thúc lẩn tránh cái đang là sao? 

     

    Tại sao chúng ta lại sợ hãi cái đang là? Chạy trốn thì có ích lợi gì khi mà những gì chúng ta đang là luôn luôn hiện diện ở đó? Chúng ta có thể thành công trong việc chạy trốn, nhưng những gì chúng ta đang là vẫn ở đó, chỉ nuôi dưỡng thêm sự xung đột. Bản thân ta ngày càng trở nên phức tạp và vô phương giải quyết, vì chúng ta không dám đối mặt với cái hiện trạng mà mình đang là

     

    Cái đang là chính là “Chim ri làm tổ trong rừng sâu không cần nhiều hơn một cành; chuột chũi đi uống nước sông không cần đầy hơn một bụng” (Trang Tử). Sự phức tạp sẽ trở nên nghiêm trọng khi chim ri có tham vọng đặt tổ trên nhiều cành và chuột chũi uống nước mãi quên ngừng.

     

    Đối với người lý tưởng hóa thì bình đẳng là một ý niệm; đối với người biết quan sát thì nó là một sự kiện. Có sự bất bình đẳng thế này: anh khôn khéo hơn tôi, anh có nhiều khả năng hơn, anh biết yêu còn tôi thì không; anh biết vẽ, biết sáng tạo, biết suy nghĩ, còn tôi chỉ là kẻ bắt chước; anh giàu có còn tôi nghèo khổ. Sự bất bình đẳng đó đang tồn tại, đó là một sự kiện, dù chúng ta có thích hay không. Càng không thể cào bằng về năng lực, vì mỗi người mỗi khác theo thiên hướng của mình, nhưng đáng buồn là ta biến nó thành sự bất bình đẳng trong thân phận con người.

     

    Chúng ta không xem năng lực như là năng lực, mà dùng năng lực để chiếm quyền lực, địa vị, danh giá, và rồi các thứ ấy trở thành danh phận. Và vì chúng ta quan tâm đến danh phận nhiều hơn năng lực, chúng ta tiếp tục duy trì sự bất bình đẳng. Không chỉ có sự bất bình đẳng ở bên ngoài mà rõ ràng còn có bất bình đẳng ở bên trong. Tất cả điều này là sự thực. Chẳng có pháp chế nào xóa tan được sự bất bình đẳng này. Nhưng nếu ta hiểu rằng, phải có tự do nội tâm để thoát khỏi mọi quan điểm độc đoán, lúc đó bình đẳng sẽ có một ý nghĩa khác hẳn. Chỉ khi ta xóa sạch được sự bất bình đẳng tâm lý mà mình đã tạo ra khi dựa vào danh phận, chức tước, địa vị, khả năng… ta mới có thể tiếp nhận một sức sống mới. Nói cách khác, nếu xóa tan được sự phấn đấu tâm lý để trở thành một ai đó, lúc đó mới có thể có tình yêu.

     

    Làm sao một người đầy tham vọng biết được bình đẳng hay biết được tình yêu? Tất cả chúng ta đều có tham vọng và chúng ta hay nghĩ rằng đó là sự thăng tiến. Từ thuở nhỏ chúng ta được giáo dục để có tham vọng, để thành công, để trở thành ai đó, và như thế trong tâm chúng ta đã ẩn tàng một sự phân chia bất bình đẳng.

     

    Hãy nhìn cách chúng ta đối xử với nhau, cách chúng ta kính trọng người này và khinh miệt người kia. Nếu nhìn vào nội tâm mình chúng ta sẽ thấy rằng, chính cảm thức bất bình đẳng này đã tạo ra nhiều thứ giai cấp, nên cũng tạo ra nhiều thứ tranh chấp ngay trong tư tưởng. Bên trong thâm tâm chúng ta xây dựng sự bất bình đẳng và lệ thuộc vào người khác, nên không còn tự do. Luôn luôn có sự phân hóa giữa người với người, bởi vì mỗi chúng ta đều muốn thành công, muốn trở thành ai đó.

     

    Chỉ khi nào chúng ta làm cuộc thanh tẩy nội tâm, chúng ta mới thấy mình chẳng là gì cả, và trong tự do, chúng ta mới không lợi dụng sự bất bình đẳng để thăng tiến cá nhân. Nhờ đó, sự hiện hiện của ta lúc nào cũng có thể mang lại bình yên và an lành.

     

    Chính Chúa Giêsu đã đặt nền tảng cho sự bình đẳng này khi Ngài tuyên bố: “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là thầy, vì anh em chỉ có một Thầy; còn tất cả anh em đều là anh em với nhau. Anh em cũng đừng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô.” (Mt 23, 8-11).

     

    Khi tâm bình đẳng giữa mọi người và mọi việc, ta cảm thấy bình an và thanh thản biết bao. Vì không còn đối chọi và tranh chấp trong chính mình, không còn hố sâu ngăn cách giữa người với người, nên không còn phải lo toan, phòng thủ, hơn thua, được mất… chỉ còn lại niềm vui rất thanh tịnh cho tâm hồn.

    Lm. Thái Nguyên

     

    ------------------------------------
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CAFE TÂM LINH 10-3-2019

CAFE TÂM LINH - CN1MC- C NGÀY 10-3-2019

   Bài Phúc Âm theo thánh Luca trình thuật lại cho chúng mình thấy mưu mẹo cám dỗ của ma quỷ và cách chống trả lại cua Chúa Giêsu.  Trong đời sống đức Tin của người Công Giáo, mỗi người chúng mình cũng bị những sự cám dỗ như người Thầy đáng kính của chúng mình. 

  Hãy để ý đến chữ “Nếu ông là…”  mà ma quỷ dùng trong bài PA.  Chắc hẵn trong đời sống mỗi người chúng mình đã nghe được câu nói tương tự này của thần dữ rót vào tai “nếu có Chúa cùng đồng hành, thì tại sao sự việc lại như thế này, thế kia, thế nọ, v.v….”  nhất là khi chúng mình gặp những ngày mưa to, gió lớn trong đời sống “Đạo và đời”.  Nếu không vững tin sẽ dễ bị mắt mưu của thần dữ.  Với bài chia sẻ của cố ĐC Phaolô và cha Giese sẽ giúp chúng mình vững tin hơn để khỏi bị rơi vào cạn bẩy cám dỗ của thế gian trong mùa chay năm nay.

Xin gởi mọi người tách cafe tâm linh ngày 10 tháng 3, 2019 Chúa Nhật thứ nhất Mùa Chay năm C

·  Suy Niệm Tin Mừng  -  Phúc Âm Thánh Luca 4, 1-13

Đức Giê-su được Thánh Thần dẫn vào hoang địa và chịu cám dỗ" Cố Đức Cha Phaolô Nguyễn Thánh Hoan, Nguyên Giám Mục GP Phan Thiết· 

Đời Sống và Đức Tin

“Mùa Chay Linh Thiêng" - Bài của Linh Mục Giuse Nguyễn Hữu An, Chánh Xứ Giáo xứ Kim Ngọc, GP Phan Thiếy

 Mỗi Tuần Một Vị Thánh

"Nguồn gốc Thập Giá- theo H.P. Morton 1979 và dựa theo Thánh kinh""

 https://app.box.com/s/amloqhg7f6vzs8uowkv66eugqtsifxue

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - TÂM SỰ CỦA GM VỀ HƯU

Vp SongNguyền
 
Mar 3 at 1:40 PM
 

TÂM SỰ CỦA MỘT GIÁM MỤC HƯU

1. Tôi là giám mục hưu đã 20 năm. Trong suốt 20 năm qua, tôi không hề cảm thấy mình được hoàn toàn nghỉ.      

2. Luôn luôn tôi vẫn cảm nhận được Chúa Giêsu hiện diện trong tôi. Hiện diện của Chúa trong tôi thực là huyền nhiệm nhưng thực là rõ.     

Ngài hay nói với tôi từ thẳm sâu tâm hồn tôi về thánh ý Ngài. Thánh ý ngài cũng chính là những lời Ngài đã nói với thánh Phêrô xưa:

      “Hãy chèo thuyền ra chỗ nước sâu để thả lưới” (Lc 5, 4).     

3. Cũng như thánh Phêrô xưa thú nhận mình đã làm, mà thất bại, nhưng: “Vâng lời Thầy, con xin đi thả lưới” (Lc 5, 5). Tôi cũng thưa với Chúa Giêsu như vậy.     

4. Tôi đã thả lưới như Chúa dạy. Và tôi đã thấy lưới mang về được một số cá thiêng liêng, tức các linh hồn.      

5. Do vậy, 20 năm tôi là giám mục hưu cũng vẫn là thời gian được Chúa sai đi thả lưới, với một cách khác. Kết quả tốt có được, là vì:

      “Vâng lời Thầy, con xin đi thả lưới” (Lc 5, 5).      

6. Tôi thấy đại khái thế này: Khi tôi không còn quyền chức hay thế lực nào để tựa, nhưng chỉ tựa vào Lời Chúa, chỉ vâng Lời Chúa trong thân phận kẻ yếu đuối hèn mọn, thì mục vụ của tôi lúc đó, dù rất nhỏ, lại được nhiều người đón nhận. Cả những người coi như vùng nước sâu ở biển cũng có lúc đón nhận.     

7. Sức mạnh của giáo sĩ về hưu trong mục vụ và truyền giáo chỉ là vâng lời Chúa trong tâm thức khiêm hạ khó nghèo, chứ không chút gì dựa vào chức quyền và thế lực.     

8. Tôi học được điều quan trọng đó ở Đức cố giám mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ, ngài là người thầy yêu dấu của tôi.  Đời sống hưu của ngài là một bài học về khiêm hạ khó nghèo. Ngài khiêm hạ và khó nghèo trong cầu nguyện, trong bài giảng, trong mọi tiếp xúc, trong sám hối, trong những khát vọng.    

9. Khiêm nhường là bài học quý giá, tôi cũng đang học được nơi nhiều linh mục hưu thân yêu của tôi.  Các linh mục về hưu sẽ càng ngày càng đông. Sự khiêm hạ khó nghèo của các ngài, nếu được quan tâm, sẽ là những hạt giống về sự thiện rất cần cho Hội thánh và xã hội hiện nay.    

10. Bài học khó nghèo khiêm hạ là bài học quí giá, tôi cũng học được nơi các tu sĩ nam nữ về hưu. Với khó nghèo khiêm hạ, họ vẫn được Chúa sai đi thả lưới. Và như vậy, họ sẽ là một kho báu thiêng liêng.     

11. Bài học khó nghèo khiêm hạ là một vẻ đẹp cao quí, mà tôi được học nơi nhiều giáo dân nam nữ bệnh tật về hưu. Họ là những lão bộc âm thầm phục vụ đền thờ và cộng đoàn. Nhiều người trong họ là hình ảnh của ông già Simêon và bà già Anna xưa, có mặt ở đền thờ trong nghi lễ dâng Chúa Hài Nhi.    

12. Với chút chia sẻ trên đây, tôi xin cảm tạ Chúa đã cho Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu được về hưu, Đức cha Giuse của tôi, cũng như tôi, vẫn được Chúa sai đi. Chúng tôi chẳng là gì, chẳng đáng gì, chỉ tin vào lòng thương xót Chúa.    

13. Tôi thấy Đức cha Giuse Trần Văn Toản, hiện giờ là đấng bản quyền đang có nhiều chức quyền, nhưng vẫn cố gắng sống khiêm hạ nghèo khó thiêng liêng, chỉ ra khơi vì vâng lời Chúa mà thôi. Tôi thương và lo cho ngài.     

14. Chúng tôi có thể sai sót, xin anh chị em tha thứ và không ngừng nâng đỡ chúng tôi. Xin hết lòng cảm ơn anh chị em.   

15. Chúng ta hết lòng tin tưởng ký thác mình nơi Chúa giàu lòng thương xót, cho dù tương lai Hội thánh nói chung và Hội thánh địa phương nói riêng sẽ có những bất ngờ đáng ngại.

+ Gm. Gioan B BÙI TUẦN

------------------------