8. Đời Sống Tâm Linh

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - ĐỌC KINH MÂN CÔI

  •  
    Chi Tran

     
     
     
     

    Tôi có thể đọc kinh Mân Côi thế nào tốt hơn?


    •  
     
    •  
     
    John Paul n RosaryHow can I pray the rosary better?
     
    Câu hỏi đầy đủ:
     
    Mỗi khi đọc Kinh Mân Côi, tôi không thể tập trung vào các mầu nhiệm được khi tôi đang đọc “Kính mừng Maria,…” vì vậy tôi đã dừng lại và suy gẫm về mầu nhiệm. Nếu tôi cố gắng làm cả hai (vừa đọc vừa suy gẫm), tôi cảm thấy thật khó khăn. Tôi phân vân liệu làm như vậy có sai không. Bạn có gợi ý nào giúp tôi không?
     
    (When I pray the rosary, I can’t concentrate on the mysteries when I am saying the Hail Marys, so instead I pause and think of the mystery. If I try to do both at the same time, I find it difficult. I wonder if I am doing it wrong. Any suggestions you have that could help me?)
     
    Câu trả lời:
     
    Trước nhất, không phải lúc nào cũng bị phân tâm khi cầu nguyện. Khi điều này xảy ra, ta có thể thử một số điều. Ví dụ: cầu nguyện trong một khoảng thời gian ngắn hơn nhưng cố gắng tập trung hơn khi bạn cầu nguyện. Điều này có nghĩa là thay vì bạn đọc suốt toàn bộ chuỗi Mân Côi, bạn chia nhỏ theo các mầu nhiệm và sẽ có ít sự phân tâm hơn trong khi cầu nguyện. Sau đó, dần dần, kéo dài thời gian. Hãy chắc chắn dành ra một thời gian và địa điểm đặc biệt để cầu nguyện.
     
    Thứ đến, không phải là sai khi dành một khoảng thời gian suy gẫm các mầu nhiệm Mân Côi. Trên thực tế, điều này dường như được coi như hình thức bình thường theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phao-lô VI về Mầu nhiệm Mân Côi. Qua quan sát, Đức Thánh Cha đã ghi nhận nhiều cách đọc Kinh Mân Côi của mỗi người. Họ có những cách suy niệm chuỗi Mân Côi khác nhau, nhờ đó tạo ra sự phong phú và đa dạng của việc đọc Kinh Mân Côi. Như vậy, việc suy niệm Kinh Mân Côi sẽ rất nghiêm túc và thánh thiện, vì trong đó có Lời Kinh của Chúa (kinh Lạy Cha), các lời ca khen Đức Trinh Nữ Maria, và Kinh Sáng Danh. Đức Thánh Cha mô tả việc đọc Kinh Mân Côi có thái độ “chiêm niệm” về những mầu nhiệm Mân Côi.
     
    Giuse Đỗ QC chuyển ngữ

    Nguồn tin: Catholicsay.com

     
     

DỜI SỐNG TÂM LINH - SỐNG TĨNH LẶNG

  •  
    Hung Dao
    Oct 11 at 5:12 PM
     
     
     
    Subject: Re :VAN HOA :Giữ được nội tâm tĩnh lặng chính là cảnh giới của bản lĩnh, trí tuệ và cao thượng
     

    Giữ được nội tâm tĩnh lặng chính là cảnh giới của bản lĩnh, trí tuệ và cao thượng

    image.png
     
     

    Trong cuộc sống ta thường bắt gặp một số người chỉ gặp chút việc là nổi trận lôi đình hoặc buông lời nhục mạ. Nhưng cũng có một số người lại dùng tâm thái hết sức bình tĩnh để xử lý vấn đề, không sợ hãi trước vinh nhục. Đó là bởi tâm họ “tĩnh như nước”.

    Bình tĩnh không phải là sự nhàm chán, không phải là trống rỗng, không phải sự cứng nhắc, mà là sự trật tự, rành mạch, phong phú trong nội tâm. Là một sự tự kiềm chế bản thân không để tâm việc được mất, tốt xấu từ thế giới bên ngoài làm ảnh hưởng tới cách sống của bản thân. Bản lĩnh bình tĩnh không chỉ là sự trầm tĩnh lặng lẽ, mà là một loại thần thái, là một loại trí tuệ và cao thượng.

    Câu chuyện về nhà thư pháp gia nổi tiếng

    Có một nhà thư pháp gia nổi tiếng sau khi hoàn thành tác phẩm của mình liền đưa cho một người đồng nghiệp trong ngành xem. Người đồng nghiệp quan sát một hồi liền chỉ vào hai hàng chữ viết ngay ngắn thẳng hàng khen: “Này, xem những chữ này đi, vừa nhìn là biết được cậu viết khi tâm trạng rất bình tĩnh, nhìn xem, bắt đầu từ chữ này, là tâm cậu đang bị hỗn loạn!”.

    Cuối cùng, cậu ta nói một cách ẩn ý: “Nghĩ gì vậy? Khi tâm không tĩnh, nét bút sẽ không có lực, không có thần khí! Luyện viết thư pháp cũng giống như là đang rèn luyện nội tâm vậy”.

    Nghe xong, nhà thư pháp gia thầm sửng sốt. Đúng là sáng nay anh và vợ có chút mâu thuẫn nên lòng dạ không yên, vì vậy mà chữ viết có sự thay đổi lớn như vậy, hình dáng lộn xộn, chứ không thể quy củ như lúc đầu. Nhìn lại từng từ từng chữ ở phía trên được viết hôm qua, càng nhìn càng thấy thích, từng đường nét, từng chữ được viết lên một cách cứng cáp đẹp đẽ.

    Rõ ràng là sự bình tĩnh, sáng tỏ hội tụ ở ngòi bút, cái tĩnh đó viết ra như đang khắc họa từng nhịp đập tích tắc tích tắc của trái tim, từ ngòi bút chan chứa mà xuất ra, vì vậy “luyện thư pháp lâu ngày, điều luyện được là sự tĩnh lặng như nước chảy ở chỗ sâu của tâm hồn”.


    Nhìn cách viết chữ có thể đoán biết trong tâm người viết đang nghĩ gì, tâm có động ắt chữ cũng động theo.

    Bình tĩnh là một loại bản lĩnh

    Có câu nói “Muốn làm việc lớn cần phải có tĩnh khí”. Các bậc thánh nhân, càng gặp phải những việc lớn kinh thiên động địa, việc nguy hiểm thì càng có thể tĩnh tâm như nước, không hề sợ hãi.

    Trận chiến Phì Thủy (Phì thủy chi chiến) lừng danh trong lịch sử, quân Đông Tấn chưa đến 10 vạn binh sĩ phải chống cự lại 100 vạn binh sĩ dũng mãnh của quân Tiền Tần, tình thế không thể nói là không nguy kịch. Nhưng lúc này, tại sở chỉ huy hậu phương, chủ soái Tạ An vẫn đang chơi cờ vây mà không một chút hoang mang.

    Đợi đến lúc quân tiền tuyến báo về, ông chỉ nhìn thoáng qua rồi lại tiếp tục chơi cờ. Người bên cạnh thực sự đã không thể nhịn được nữa, liền hỏi ông tình hình chiến sự ra sao, lúc này Tạ An mới nhẹ nhàng nói: “Bọn trẻ chúng đã đánh bại quân địch rồi”.

    Có một số người khi gặp việc lớn lại rất hoảng sợ, đó là vì họ không đủ tự tin, cũng chính là không có năng lực và bản lĩnh kiểm soát đại sự. Tục ngữ có câu “Thủ trung hữu lương, tâm trung bất hoảng” (trong tay có lương thực rồi thì trong tâm không phải lo lắng).

    Bình tĩnh ức chế lửa sân hận là một cảnh giới cao thượng trí tuệ

    Có câu nói “Cơn nóng giận giống như đốm lửa trong tay, khi chưa kịp ném sang người khác nó đã đốt cháy tay chính mình” hay “Không nên làm gì khi bạn nóng giận vì khi nóng giận mọi việc bạn làm đều không lý trí”.

    Vì vậy người có nội tâm tĩnh lặng sẽ không để ngọn lửa sân hận thiêu đốt chính mình và cũng không làm những việc khờ dại khi bất bình bởi tâm họ “tĩnh như nước”.

    Mỗi một người đều có cảm xúc, nếu như khi gặp phải những chuyện không thuận tâm liền buông lơi cảm xúc, chỉ sẽ khiến cho vấn đề càng trở nên rối rắm phức tạp. Tâm trạng rối bời cũng giống như chiếc xe đang lao nhanh xuống dốc, nếu không biết đạp thắng cho xe dừng lại ngay lúc đó, chiếc xe có thể sẽ lao xuống khe núi, xe hỏng người chết cũng là điều khó tránh khỏi.

    Làm thế nào để có thể giữ được tâm thái tĩnh lặng trước mọi việc?

    Tĩnh khí” của một người đến từ đâu? Nó không phải là sinh ra đã có, nó cũng không phải từ trên trời rơi xuống, nó đòi hỏi phải không ngừng rèn luyện và tích lũy mà thành.

    Sách vở chính là món ăn tinh thần, thông qua đọc sách, chúng ta có thể hấp thụ kiến thức của những người đi trước, tăng trưởng năng lực, vượt qua sợ hãi. Vì vậy, càng là người học rộng thì tầm nhìn của họ càng khoáng đạt và đầu óc càng thanh tỉnh.

    Còn muốn thiện dưỡng chính khí, Gia Cát Lượng đã viết trong “Giới tử thư” (Thư dạy con): “Làm theo đạo của người quân tử, tu thân thanh tịnh, cần kiệm để dưỡng đức, đạm bạc để nuôi dưỡng chí, tĩnh lặng để nghĩ xa”.

    Tĩnh khí cần dựa vào sự hỗ trợ của chính khí, chỉ có chính khí trong thân mới có thể không màng danh lợi, không tham muốn, mới có thể không bị vướng mắc phiền toái và làm được “không quan tâm thiệt hơn”.

    Vậy người thế nào mới có thể tĩnh tâm được? Người như thế nào mới có thể nhẫn nhịn không tranh biện?

    Có một vị thiền sư từng nói: “Một người muốn tâm tĩnh như nước thì điểm mấu chốt là có thể bỏ qua được những phiền não về danh lợi, vứt bỏ được những quấy nhiễu về tình sắc. Cho  nên muốn làm được điều đó thì phải buông bỏ”.

    Bởi một người thường thì khi bị suy sụp sẽ cảm thấy thất vọng, bị thương tổn sẽ thấy thống khổ, bị phỉ báng sẽ cảm thấy ủy khuất. Còn khi bị hấp dẫn cám dỗ sẽ cảm thấy lưỡng lự, khi bị phản bội sẽ cảm thấy căm phẫn, khi đứng trước khảo nghiệm sinh tử sẽ sợ hãi vô cùng.

    Kỳ thực những người như vậy là do định lực không cao và là kết quả của sự tu dưỡng chưa đủ. Người thật sự hiểu được ý nghĩa của sinh mênh, nhân quả luân hồi sẽ không vì những “vật ngoại thân” làm khó khăn, phiền não, tức giận.

    Một người có thể tu dưỡng đến mức “tâm tĩnh như nước” thì tâm linh đã đạt tới cảnh giới thuần tịnh. Khi một người có tâm tĩnh như mặt hồ phẳng lặng thì tâm người ấy sẽ nở ra những đóa hoa sen từ bi thuần khiết phủ lên vạn vật trong vũ trụ.

    Tuy chúng ta là người thường chưa thể lập tức đạt tới cảnh giới cao thượng ấy. Nhưng khi ta có thể bớt đi một chút nóng nảy không buông lời nhục mạ khi gặp chuyện bất bình dù trong tâm còn sân hận, lạc quan một chút dù trong tâm vẫn còn lo lắng khi gặp chuyện bất an… thì dần qua thời gian lâu ta cũng đạt được trạng thái tu dưỡng của sự “tĩnh lặng” vậy.

    Nhã Thanh

     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - VIẾT CHO THẦN LO ÂU

  •  
    Chi Tran
    Oct 9 at 2:59 PM
     
     
     

    VIẾT CHO THẦN ÂU LO

     

    Bài viết dưới đây được khai triển trong ánh sáng của:

     Tông Huấn “Chúa Kitô sống” số 142-143

     

    Thần lo âu thường xuất hiện trong những lúc ta cảm thấy không an toàn. Những dự tính vừa đưa ra, thần lo âu liền xuất hiện. Chỉ ai đủ can đảm mới dám “say good bye” với thần.

     

     

    Thần thân mến,

    Lo âu, khắc khoải là thân phận của con người. Các triết gia cũng viết nhiều về thần[1]. Vì không chắc chắn ở tương lai, vì kinh nghiệm thất bại ê chề, v.v. nên con người thường lo lắng đến sầu buồn. Ai trong chúng tôi cũng từng trải nghiệm lo âu đến quên ăn, mất ngủ. Thực tế, có nhiều người lo lắng đến nỗi không dám làm gì! Lúc ấy, thần hả hê trong chiến thắng, vì đã quyến rũ được người ta chết dần chết mòn trong lo âu thái quá.

     

    Trong tâm lý, lo lắng có thể phần nào giúp người ta phải đề phòng những bất trắc xảy ra. Tôi lo lắng về bài thi sắp tới, nên tôi cố gắng học để được kết quả tốt. Tiếc là thần lo âu đến quá nhiều, chất đầy trong người ta những vật cản đến nỗi khiến họ băn khoăn, hoảng sợ và chẳng dám làm gì. Đó là sở trường và là mục đích của thần lo âu. Trước tình cảnh đó, người ta thường khuyến khích nhau: “Don’t worry! Đừng lo!”

     

    Tuổi trẻ luôn đong đầy những ước mơ. Họ thực sự muốn làm điều gì đó thật tốt lành cho chính họ, gia đình và xã hội. Trên con đường ấy, có người thành công, có người thất bại. Thành công chỉ dành cho những ai kiên trì trên con đường thực hiện ước mơ. Ngược lại, thất bại sẽ đến với những ai run rẩy, lo âu và sầu não. Đó là cám dỗ người trẻ thường phải đương đầu. Đơn giản, người trẻ muốn thấy kết quả tức thì, phải nhanh chóng thực hiện điều mình muốn. Điều ấy lại thường ngược lại. Do đó, họ lo lắng không biết mình có làm được không, có thành công không? Họ quên mất mọi ước mơ chỉ đạt được bằng hy vọng, kiên nhẫn, quyết tâm và không vội vàng.  

     

    Thực tế, thần lo âu thường xuất hiện trong những lúc ta cảm thấy không an toàn. Những dự tính vừa đưa ra, thần lo âu liền xuất hiện. Chỉ ai đủ can đảm mới dám “say good bye” với thần. Bởi hễ thần xuất hiện là, y như rằng, người ta sẽ mất đi niềm bình an, hạnh phúc để bước tiếp. Trong khi đó, những người thành công chỉ ra rằng: không thể ngừng lại vì thiếu an toàn, chúng ta không được sợ rủi ro hoặc sai lầm. Tuổi trẻ là thời gian được quyền sai lầm[2] và phải được làm lại. Những ai không làm được điều này, có lẽ vì thần lo âu đã chiếm trọn tâm trí họ.Vì lo âu, họ sống tê liệt như kẻ không hồn, thu mình lại trong vỏ bọc an toàn giả tạo mà không dám mạo hiểm. Lo âu và sợ sai lầm cứ bám thấy họ, phải không thần?

     

    Là người Công giáo, dĩ nhiên lo âu không thể là thái độ sống tốt lành. Thầy Giêsu nhắc chúng ta biết bao lần: “Vậy anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai, cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy.” (Mt 6,34). Vả lại, đi theo và tin tưởng vào Thiên Chúa, người ta không thể lo âu phiền não. Thiên Chúa là tình yêu và là niềm vui. Chỉ khi nào ở gần bên Chúa, người ta mới thấy rõ chân tướng của thần lo âu, một kẻ đáng tránh xa. Tắt một lời: “Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng nơi Người, Người sẽ ra tay.” (Tv 37,5).

     

    Tiếc là trong xã hội hiện đại, thần lo âu luôn hoành hành. Lo âu có mặt ở mọi nơi, khiến người ta ngục ngã, có khi đưa người ta đến cái chết. Bởi, thần lo âu sẽ luôn đánh cắp mọi hy vọng, năng lượng và ước mơ của con người. Nhất là người trẻ, thần lo âu hay xuất hiện, khiến họ không dám lên đường, đứng lên và bắt đầu lại.

     

    Bạn thấy ai lo âu, sầu muộn đến nỗi chẳng dám làm gì chưa? Thực tế, xã hội không thiếu người như thế. Họ chỉ co ro vào những chỗ an toàn giả tạo. Trước hiện trạng ấy, Giáo Hội chỉ ra cho người trẻ những cách thoát ra:

     

    “Hỡi những người trẻ, đừng bỏ mất những năm tốt nhất của tuổi trẻ, đừng ngắm nhìn cuộc sống từ ban công. Đừng lầm lẫn hạnh phúc với một chiếc ghế bành và đừng sống cả cuộc đời trước màn ảnh. Đừng trở nên cảnh tượng đau lòng của một chiếc xe phế thải. Đừng trở thành những chiếc xe đang đậu; thay vào đó, hãy để cho những giấc mơ nở hoa và hãy có những quyết định tốt. Hãy mạo hiểm, ngay cả khi các con thất bại. Đừng sống sót với tâm hồn tê mê và đừng nhìn thế giới như thể các con là du khách.” (Tông huấn Đức Kitô sống, số 143).

     

    Ước gì tuổi trẻ sống tròn đầy với lứa tuổi của ước mơ và lòng can đảm. Họ dám nhận trách nhiệm và cam kết với những dự tính tốt lành. Họ không muốn kết bạn với thần lo âu. Họ biết có quá nhiều nguy hiểm nếu đi theo thần ấy. Họ hiểu được: nếu để thần lo âu chiếm ngự, họ sẽ cảm thấy bực mình, bồn chồn, và căng thẳng (stress). Là người trẻ công giáo, họ có Thầy Giêsu là Đấng hiền lành và khiêm nhường, là nguồn hạnh phúc để họ thực hiện những ước mơ.

     

    Chia tay thần lo âu, chúng tôi muốn thiết tha cầu nguyện với Thiên Chúa:

     

    Lạy Chúa Giêsu, sau khi phục sinh, lời đầu tiên Chúa nói với các môn đệ: “Bình an cho các con!”(Ga 20,19). Lời đó xua tan mọi lo âu, buồn phiền và sợ hãi của các môn đệ. Nhờ đó, họ, có nhiều người chạc tuổi như chúng con, dám lên đường loan báo Tin Mừng. Họ thực hiện những điều vĩ đại với nhiều thành công. Xin ở lại với chúng con. Nhất là, khi thần lo âu xuất hiện, xin Chúa mau đến để chúng con được bình an. Được như thế, chúng con hy vọng viết tiếp trang sử đời mình với nhiều can đảm. Amen.  

     

    Giuse Phạm Đình Ngọc SJ

     

     

    [1] – Thánh Augustinô viết: lòng chúng con khắc khoải cho đến khi nghỉ yên trong Chúa.

    – Theo lối giải thích của Kierkegaard, cái lo âu sợ hãi là kinh nghiệm cơ bản của con người khi đối diện với cái tuyệt đối.

    – Heidegger mô tả hữu thể (Da-sein) luôn bị ảnh hưởng bởi sợ hãi, lo âu, chết chóc, hữu hạn, hy vọng….

    – Pascal cũng được biết với câu nói nổi tiếng: “Con người là cây sậy biết suy tư”. Tính hiện sinh của ông được thể hiện qua việc ông nhìn con người như một hữu thể luôn thao thức suy tư khi đứng giữa hai thế giới vĩ mô và vi mô. Khi đó, con người như cây sậy mỏng manh trước gió với nhiều lo âu khắc khoải.

    [2] Albert Einstein có lần nói rằng: “Kẻ nào chưa từng mắc lỗi lầm, cũng là kẻ chưa bao giờ thử làm việc gì cả!”

     
     
     

ĐỜI SỐNG TÂM LINH - CHÚA CỨU CON KHỎI TUYỆT VỌNG

CHÚA CỨU CON KHỎI TÌNH TRẠNG TUYỆT VỌNG

 

Trong cuộc đời, có một tình trạng còn đau đớn hơn cả bị thương tích hay bịnh tật, đó là trường hợp tuyệt vọng. Cơn chán nản của linh hồn thường dẫn người ta đi tự tử.

Anh Dean S. biết căn bịnh này khi anh vừa trải qua một cuộc ly dị lúc anh chỉ mới có 26 tuổi. Nội cái tư tưởng phải xa cách hai đứa con gái, một được 3 tuổi và một được 1 tuổi, đã làm cho Dean không chịu nổi. Nhưng trong một đêm đen tối, anh Dean nhận được niềm hy vọng.

Dean kể:
"Gia đình tôi và tôi rất tin tưởng Chúa Giêsu, nhưng tôi cứ luôn mãi có tư tưởng tự tử. Tôi trèo lên thật cao để chuẩn bị tự tử. Các bạn đồng nghiệp của tôi bảo tôi:

'Bạn không cần phải trèo cao như thế, thà rằng mình làm việc chậm lại còn hơn là mất một người.'
"Nhưng tôi cứ cắm đầu leo lên cao. Lúc ấy, sấm chớp bủa vây và toả sáng chung quanh tôi. Tôi kêu gào xin Chúa hãy cho tôi chết đi cho xong. Nếu tôi không còn gia đình nữa thì tôi không muốn sống thêm làm gì. Nhưng tôi không đủ can đảm để tự tử. Chúa đã cứu tôi. Tôi vẫn không hiểu tại sao mình không tự tử vào đêm hôm ấy và tôi vẫn sống."

"Vài tuần sau đó, tôi mua một cuốn Thánh Kinh nhỏ và đi đến vùng Peace River Hills, nơi mà gia đình tôi đã sống rất lâu tại đó. Tôi ngồi trên đỉnh đồi xanh và bắt đầu đọc Thánh Kinh. Tự nhiên tôi có một cảm giác ấm áp. Mặt trời ló ra sau đám mây. Rồi trời bắt đầu mưa chung quanh tôi, nhưng tôi lại thấy mình khô ráo và ấm áp trên đồi ấy."

"Bây giờ tôi dọn nhà đi và có một cuộc sống tốt hơn. Tôi gặp được một cô gái có nhiều đức tính như tôi hằng mơ ước. Cô ấy là người yêu của đời tôi. Chúng tôi lập gia đình. Cám ơn Thiên Chúa và các Thiên Thần mà Chúa gửi đến để đụng chạm đến linh hồn con."

Kim Hà, 26/9/2019